Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

17/08/2014

Liam đặt vấn đề xoáy thẳng vào khái niệm cực mơ hồ là BÁCH VIỆT

Tôi đồng quan điểm với Liam ở vấn đề Bách Việt. Chẳng hạn, ở cùng một hướng, tôi đã viết như sau về Hùng Vương (xem lại ở đây) - khi mà Việt Nam đang chuẩn bị được công nhận "ngày giỗ quốc tổ".

Tuy nhiên, do không thực sự theo sát sự tiến triển của cái gọi là "Bách Việt" ở  Trung Quốc, Việt Nam, và cả thế giới Nam Đảo, nên nhiều chỗ Liam diễn đạt không thông suốt. Cái này cứ phải từ từ mà ngó nghiêng vậy.


Từ đây trở xuống là bài của Liam.


---

1. Bản dịch của Hà Hữu Nga


Thứ Sáu, ngày 25 tháng 1 năm 2013




Le Minh Khai



Người dịch: Hà Hữu Nga
http://kattigara-echo.blogspot.kr/search?updated-max=2013-01-27T06:54:00-08:00&max-results=7&start=110&by-date=false


Vài tháng trước một bạn đọc đề nghị tôi đáp lại một bài viết [1] có một luận điểm đã được nhấn đi nhấn lại nhiều lần, cho rằng người Việt là nhóm người cuối cùng của “Bách Việt” và họ đã thoát khỏi bị Hán hóa bằng cách di chuyển về phương nam và giữ vững độc lập của mình.

Tác giả của bài viết cho rằng người Việt luôn ý thức mình là Việt qua nhiều thế kỷ và họ duy trì được di sản văn hóa Bách Việt, mặc dù tác giả không hề giải thích rõ ràng cái gì tạo dựng nên di sản văn hóa đó.

Tôi đã bắt đầu viết một bài trả lời [2] bằng cách chỉ ra rằng chúng ta không có bằng chứng về việc là bất cứ nhóm người nào mà người “Trung Quốc” dán nhãn Bách Việt/Yue trong thiên niên kỷ đầu tiên trước công nguyên cũng thực sự tự coi mình là “Việt/Yue” (có lẽ với một trường hợp ngoại lệ là nhóm tinh hoa Nam Việt).

Cái mà chúng ta có bằng chứng là trong nhiều thế kỷ từ cuối giai đoạn TCN đến khoảng 1000 năm SCN có những nhân vật tinh hoa Hán hóa (Triệu Đà*, Lý Bí**, Lâm Sĩ Hoằng [林士弘], Phùng Áng [馮盎]...v.v) đã sử dụng khái niệm Việt/Yue để gọi tên các chính thể mà họ thành lập.

Có phải điều đó có nghĩa là họ đặt tên vương quốc của mình theo tên nhóm người sống ở đó? Chúng ta không có bằng chứng về điều này. Có vẻ như họ chỉ đơn giản sử dụng một cái tên có tính văn chương gắn liền với vùng đó của thế giới.

Một trong những nguyên do tại sao cái tên Việt hình như không thuộc về một nhóm người hoặc một “ý thức”, một “di sản văn hóa” trong thiên niên kỷ đầu tiên SCN là ở chỗ chúng ta không có bằng chứng về một văn hóa mà cả những người bình dân và nhóm tinh hoa đều chia sẻ.  

Từ cái mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện về văn hóa Bách Việt/Yue, nó tương tự như cái thế giới mà tôi gọi là “những người săn đầu người Đông Sơn” [3] hơn là thế giới của Triệu Đà hoặc Lý Công Uẩn. Thế giới đó rõ ràng là đã biến mất.

Đây là vấn đề mà nhiều sử gia đã thừa nhận. Chẳng hạn, trong những năm 1960, sử gia Nguyễn Phương đã cho rằng Việt là Hán di cư đến vùng châu thổ sông Hồng vào thiên niên kỷ đầu SCN [4] và đã thế chỗ các cư dân sớm hơn ở đó. Đây không phải là ý tưởng gốc của ông. Thay vào đó là quan điểm cho rằng các nhà nghiên cứu Việt Nam đã bắt đầu nói về điều này ngay từ đầu thế kỷ XX khi lần đầu tiên họ bộc lộ về quan điểm chủng tộc.  

Ý tưởng cho rằng có một số lớn di dân đã làm thay đổi cơ bản văn hóa châu thổ sông Hồng đã không được các bằng chứng sử học và khảo cổ học ủng hộ. Tuy nhiên, trong thực tế không cần phải có một dân số lớn mới làm thay đổi đáng kể văn hóa và ngôn ngữ.

Để hiểu được điều này, chúng ta cần suy nghĩ về hai bài viết mà tôi đã đề cập trong blog này: một bài viết về bài của Richard A. O’Conner [5], và bài khác viết về bài của John Phan [6]

Như tôi đã viết trước đây, John Phan cho rằng ngôn ngữ Việt Nam được tạo ra khi một số người nói phương ngữ Trung Quốc chuyển sang nói một ngôn ngữ địa phương (giống như người Normans ở Anh vậy) ở một nơi nào đó vào thế kỷ IX – X, còn Richard O’Conner thì cho rằng những người như người “Việt” hình thành thông qua sự tham gia vào nền nông nghiệp lúa nước. Đặc biệt ông còn cho rằng những người thuộc các tộc người khác nhau dần dần hình thành một “nhóm tộc người” riêng biệt khi họ bắt đầu theo cùng các loại nghi lễ và giao tiếp với các quan chức (khi sử dụng ngôn ngữ “mới” mà John Phan đã xác định) là những người quản lý nguồn nước, thu thuế, ...v.v.

Điều mà tôi thấy là đây. Thay vì có một nhóm “Bách Việt” “sống sót”, thì điều có vẻ đã xảy ra là trong giai đoạn cuối đời nhà Đường, có các thành viên của nhóm tinh hoa thuộc khu vực mà ngày nay gọi là nam Trung Quốc và bắc Việt Nam bắt đầu tạo thành các quyển ảnh hưởng riêng của họ và bắt đầu tạo ra một ý thức địa phương cho bản thân họ (điều này trên thực tế đã xảy ra trên toàn bộ đế quốc Đường vào thời gian đó).   

Họ không thực hiện điều đó bằng cách đồng nhất hóa với những người địa phương. Thực ra họ có ý định coi nhiều nhóm người xung quanh là “man di”. Thay vào đó, họ sử dụng một số thông tin tồn tại trong các văn liệu (chẳng hạn các ghi chép về nước Nam Việt của Triệu Đà) để tạo ra các tước vị cho các chính thể địa phương và để kết nối các lĩnh địa mới của họ với nguồn thông tin trong các văn bản cổ.  

Trong một môi trường như vậy, nó tạo ra một ý thức mà những người như Lý Công Uẩn có thể đã đem đến từ các vùng của cái gọi là Phúc Kiến ngày nay và kết thúc sự thống trị trên một vương quốc thuộc vùng châu thổ sông Hồng. Họ có thể làm được như vậy vì nhóm tinh hoa trên khắp vùng này đều có chung một văn hóa tinh hoa.

Ngày nay nhiều người có tham vọng phân biệt về phương diện tộc thuộc một số nhóm người sống trong thời kỳ đó. Có những người muốn coi Nùng Trí Cao là “Tày Thái”, trong khi đó lại có người cho Phùng Áng là “Hán”, ...v.v.

Trong thực tế thì nhóm tinh hoa trên khắp vùng này đều có chung các tương đồng văn hóa với nhau hơn là với những người mà họ cai trị. Không có lý do gì cho bất cứ một chính thể nhỏ bé nào trong thời gian đó phải bị thống trị bởi những người đồng nhất về phương diện tộc thuộc, vì họ đã được thống nhất bởi một văn hóa tinh hoa, và có lẽ không phải là nhóm tinh hoa ở bất cứ nơi nào thuộc các vùng này cũng đều đồng nhất về phương diện tộc thuộc.

Nếu Lý Công Uẩn thực sự là người Phúc Kiến, thì có lẽ không phải là tất cả mọi người trong cung đình của ông đều giống ông về phương diện tộc thuộc. Cái đã thống nhất nhóm tinh hoa thống trị lại chính là họ có chung một văn hóa, và họ giao tiếp bằng một ngôn ngữ chung (rõ ràng là một ngôn ngữ thứ hai đối với một số người).

Và nếu John Phan đúng thì ngôn ngữ được nhóm tinh hoa vùng châu thổ sông Hồng sử dụng trong thời Lý Công Uẩn nắm quyền vẫn còn là một ngôn ngữ hoàn toàn mới. Hơn nữa, nếu ngôn ngữ này được hình thành khi những người nói một phương ngữ Trung Quốc “chuyển hướng” sang nói một ngôn ngữ địa phương và trong quá trình đó đã đem đến nhiều ngữ vựng mới thì có lẽ đã không có gì quá khó khăn đối với những người đã Hán hóa từ Phúc Kiến đến để học ngôn ngữ đó, khi nó có lẽ có nhiều từ chung với ngôn ngữ riêng của ông ta.

Cùng với thời gian, toàn bộ những điều đó đều thay đổi khi văn hóa tinh hoa này dần dần phổ biến đến người bình dân. Điều đó đã diễn ra như thế nào? Một phần thông qua các quá trình mà O’Connor đã đề cập. Bằng việc tuân thủ trật tự của giới tinh hoa trong việc cam kết với nghề nông làm lúa nước, bằng việc thực hành các lễ thức mà nhóm tinh hoa đã thiết lập, bằng việc lắng nghe các tích truyện về các thần linh địa phương mà nhóm tinh hoa tạo ra nhằm đưa các thần này (mà bản thân người địa phương cũng tin tưởng) vào hệ thống quyền uy của mình, và bằng việc giao tiếp với nhóm tinh hoa bằng ngôn ngữ mà nhóm tinh hoa sử dụng, những người bình dân dần dần thay đổi (tất nhiên quá trình đó không hoàn toàn là con đường một chiều, nhưng tôi lại cho rằng  ảnh hướng của nhóm tinh hoa đối với các nhóm không phải tinh hoa  là rất lớn – như các trường hợp đã xảy ra mọi nơi trên toàn thế giới.     

Quá trình này diễn ra trong nhiều thế kỷ, và trong thực tế nó vẫn còn đang tiếp diễn. Ngày nay ở Việt Nam vẫn còn những người đang tiếp tục trở thành người Việt.

Vì vậy điều mà tôi muốn nói là không phải người Việt là những “người cuối cùng của Bách Việt” , mà thay vào đó họ là những “người đầu tiên của Bách việt”, vì cái văn hóa và ngôn ngữ ngày nay được thừa nhận là “Việt” chỉ bắt đầu hình thành vào gần cuối thiên niên kỷ I SCN, và thông qua quá trình này mà một nhóm người bắt đầu tự coi mình là “Việt” (chứ không phải là được dán nhãn bởi người bên ngoài bằng cái tên đó, như trường hợp thiên niên kỷ I TCN Bách Việt được đề cập đến trong các nguồn sử liệu thời gian đó), và tự hình dung mình là một nhóm hậu duệ của “Bách Việt”.

Khi tạo ra văn hóa này, nhóm tinh hoa đã sử dụng nguồn thông tin được ghi lại về vùng đó của thế giới trong quá khứ (đó là nguồn của một số thông tin trong các văn bản như Lĩnh Nam Chích quái chẳng hạn) và việc sử dụng tên gọi “Việt”, mãi sau này mới biết, là một trong những mẩu thông tin quan trọng nhất của quá khứ mà họ đã khai thác.

Nhưng đó chính là một tên gọi mà họ đã phát hiện, chứ không phải là tên gọi mà họ đã được thừa hưởng. Vì những người mà “người Hán” coi là “Việt/Yue” thì lại không hề biết rằng họ là “Việt/Yue”. Chúng ta không hề biết họ tự coi mình là ai, đối với trường hợp những người săn đầu người Đông Sơn và toàn bộ những nhóm người khác nhau sống trên toàn bộ khu vực ngày nay được gọi là nam Trung Quốc – và di sản văn hóa của họ đã biến mất từ lâu trước khi Lý Công Uẩn xuất hiện trên chính trường.
_____________________________________________


Ghi chú của người dịch: *,** “...những nhân vật tinh hoa Hán hóa (Triệu Đà, Lý Bí)” Tôi không rõ ý của Le Minh Khai trong các trường hợp này? Mong anh ấy giải thích kỹ hơn; nếu có thể, thì cả trường hợp Lâm Sĩ Hoằng [林士弘], và Phùng Áng [馮盎]...v.v) nữa. 
Tài liệu dẫn 


1. Nguyễn Xuân Phước, Bách Việt Trong Lòng Đại Việt, Bài viết được đăng trên trang http://www.anviettoancau.net/anviettc/

 

2. Le Minh Khai, The Problem of the Term “Việt” In a National History, bài viết được công bố trên trang leminhkhai.wordpress.com/06Sep12

 

3. Le Minh Khai, Đông Sơn Headhunters, leminhkhai.wordpress.com/27Nov12

 

4. Le Minh Khai, Nguyễn Phương on the Origins of the Vietnamese Nation, Bài viết được công bố trên trang  leminhkhai.wordpress.com/ 08Mar12


5. Richard A. O’Conner 1995. Agricultural Change and Ethnic Succession in Southeast Asian States: A Case for Regional Anthropology, Journal of Asian Studies 54.4 (1995): 968-996.

6. John Phan 2010. Re-Imagining ‘Annam’: A New Analysis of Sino-Viet-Muong Linguistic Contact. Chinese Southern Diaspora Studies, Volume 4, 2010 [南方華裔研究雑志第四卷 Nam Phương Hoa duệ Nghiên cứu Tạp chí đệ tứ quyển].



2. Nguyên văn của Liam 

The Last or First of the Hundred Việt/Yue ?


13Jan13
http://leminhkhai.wordpress.com/2013/01/13/the-last-or-first-of-the-hundred-vietyue/

Several months ago a reader asked me to respond to an article (here) that essentially makes an argument that has been made many times before, namely that the Việt are the last of the “Hundred Việt/Yue” (Bách Việt), and that they avoided being assimilated by the Han by moving southward and maintaining their independence.

The author of the article argues that the Việt maintained a consciousness of being Việt throughout the centuries and that they maintained the cultural heritage of the Hundred Việt, although the author never clearly explains what constitutes that cultural heritage.

I started to write a response (here) by pointing out that we don’t have evidence that any of the people whom “the Chinese” labeled the Hundred Việt/Yue in the first millennium BC actually called themselves “Việt/Yue” or had a consciousness of themselves as “Việt/Yue” (with perhaps the one exception of the elite in the Kingdom of Yue).

jade suit

What we do have evidence of is that over a period of many centuries from the end of the BC period to around 1,000 AD there were various Sinicized elite figures (Zhao Tuo, Lý Bí, Lin Shihong, Feng Ang, etc.) who used the term Việt/Yue in the names of polities that they established.

Does this mean that they named their kingdoms after the people who lived there? We have no evidence of this. What seems likely is that they were simply using a literary term that was associated with that region of the world.

One of the reasons why the term Việt does not seem to refer to a people or a “consciousness” or a “cultural heritage” during the first millennium AD is that we do not have evidence of a culture that was shared by the commoners and the elite.

birdmen

From what scholars have discovered of the Hundred Viêt/Yue culture, it resembled the world of what I have called the “Đông Sơn headhunters” (here) more than that of Zhao Tuo or Lý Công Uẩn. That world clearly disappeared.

This is a point that many historians have recognized. In the 1960s, for instance, historian Nguyễn Phương argued that the Việt were Han who had migrated into the Red River delta during the first millennium AD (see here) and replaced the earlier inhabitants. This was not his original idea. Instead, it is a view that scholars in Vietnam started to express in the early twentieth century when they were first exposed to the concept of race.

This idea that there were large numbers of migrants who basically changed the culture of the Red River delta is not supported by historical or archaeological evidence. However, one does not need a large population to bring about significant cultural and linguistic change.

rice

To understand this we need to think about two articles that I’ve written about on this blog: Richard A. O’Conner’s “Agricultural Change and Ethnic Succession in Southeast Asian States: A Case for Regional Anthropology” (here) and John Phan’s “Re-Imagining ‘Annam’: A New Analysis of Sino-Viet-Muong Linguistic Contact” (here).

As I’ve written before, John Phan argues that the Vietnamese language was created when some speakers of a Chinese dialect switched to speaking a local language (like the Normans in England) somewhere around the ninth-tenth centuries, and Richard O’Conner argues that people like the “Việt” came into existence through participation in wet rice agriculture. In particular, he contends that people of different ethnicities gradually formed into a single “ethnic group” as they came to follow the same rituals and communicate with the officials (using the “new” language that John Phan identifies) who oversaw the control of water, collection taxes, etc.

What I see happening is this. Rather than there being one group of the “Hundred Việt” that “survived,” what likely happened is that in the period near the end of the Tang dynasty, there were members of the elite in the area of what is now southern China and northern Vietnam who started to carve out their own spheres of influence and who started to create a local sense for themselves (this actually happened all over the Tang empire at that time).

van mieu

They did not do this by identifying with the local people. Indeed, they tended to view many of the people around them as “savages” (man). Instead, they utilized some information that existed in written sources (like the records of Zhao Tuo’s Kingdom of Southern Yue/Việt) to create titles for their local polities and to connect their new realms to information in ancient texts.

In such an environment, it makes sense that someone like Lý Công Uẩn could move from the area of what is today Fujian and end up ruling over a kingdom in the Red River delta. He could do so because the elite across this region shared a common elite culture.

Today many people have the desire to ethnically differentiate some of the people who lived during this extended time period. People want to argue that Nong Zhigao/Nùng Trí Cao, for instance, was “Tai,” while Feng Ang was “Chinese,” etc.

bronze drum

In reality, the elite across this region probably shared more cultural similarities with each other than they did with the people they ruled over. There was no reason for any of the small polities at that time to be ruled over by people who were ethnically homogenous because they were unified by an elite culture, and it is unlikely that the elite in any of these places were ethnically all the same.

If Lý Công Uẩn was indeed from Fujian, it is unlikely that everyone in his government was ethnically the same as him. What did unite the ruling elite is that they shared a common culture, and communicated in a common language (which was undoubtedly a second language for some).

And if John Phan is correct, then the language spoken by the elite in the Red River delta at the the time that Lý Công Uẩn came to power was still quite new. Further, if this language was formed when speakers of a local Chinese dialect “switched over” to speaking a local language and brought much of their vocabulary with them in the process, then it probably would not have been very difficult for a Sinicized person from Fujian to learn that language, as it probably shared many words with his own language.

farmers

With time, all of this changed, and it changed as this elite culture slowly spread to the common people. How did this happen? In part through the processes that O’Connor refers to. By following the orders of the elite to engage in wet rice agriculture, by following the rituals that the elite established, by listening to the stories that the elite created about local spirits in an effort to bring those spirits (and the local people who believed them) under their authority, and by communicating with the elite in the language that the elite spoke, the common people gradually changed (of course the process was not entirely one-way, but I would argue that the elite influence on the non-elite was much more significant – as has been the case everywhere around the world).

This process took centuries, and in fact it is still ongoing. There are still people in Vietnam today who are in the process of becoming Việt.

Therefore, what I would argue is that it is not the case that the Việt are the “last of the Hundred Việt,” but instead that they are the “first of the Hundred Việt,” as the culture and language that is now recognized as “Việt” only started to come into existence near the end of the first millennium AD, and it is through this process that a group of people started to refer to themselves as “Việt” (rather than being labelled by outsiders with that term, as had been the case in the first millennium BC with the Hundred Việt/Yue mentioned in sources from that time period), and to imagine themselves as a descendent group of the “Hundred Việt/Yue.”

dvsktt

In creating this culture, the elite made use of information that had been recorded about that region of the world in the past (this is where some of the information in texts like the Lĩnh Nam chích quái, for instance, comes from) and the use of the term “Việt” was, in hindsight, one of the most important pieces of information from the past that they employed.

But it was a term that they discovered, not one that they inherited. For the people whom “the Chinese” originally referred to as “the Việt/Yue” did not know that they were “the Việt/Yue.” We have no idea how they referred to themselves, for those people – the Đông Sơn headhunters and all of the various peoples who lived across what is now southern China – and their cultural heritage, were long gone by the time that Lý Công Uẩn arrived on the scene.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.