Con thì là Thục Phán (tức An Dương Vương). Bố thì là Thục Chế. Theo ngọc phả đền Hùng thì, Thục Phán đã được Hùng Vương đời 18 truyền ngôi cho. Và nhờ thế, Thục Phán đã lập đền thờ các Hùng Vương. Chứ không có đánh nhau như ghi chép trong Lĩnh Nam chích quái (xem lại ở đây).
Mặc dù (trích trong tư liệu số 2 ở dưới):
"Theo tài liệu của các nhà sử học như Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà
Văn Tấn, Lương Ninh, qua kết quả nghiên cứu của các ông đã tạm xác lập
về quê Thục Phán ở Cao Bằng, theo truyền thuyết “Chín chúa tranh vua”."
nhưng hiện này, chưa thấy gì để làm tin. Không thấy bóng dáng của hai cha con Thục Chế và Thục Phán đâu. Dù vậy, việc khai quật cũng mới bắt đầu, còn nhỏ lẻ và mang tính "nham nhở".
Bản kể tóm tắt truyền thuyết Thục Chế và Thục Phán (cắt từ sách in) |
Đều là tin và bài trên báo phổ thông.
---
LƯU TƯ LIỆU
1. Năm 2011, báo của ngành công an
Bí ẩn thành Bản Phủ ở Cao Bằng
4:07, 20/12/2011
http://cstc.cand.com.vn/vi-vn/phongsu-ghichep/phongsu/2011/11/182702.cand
Bí ẩn Xã Hưng Đạo (Hòa An - Cao Bằng) là
vùng đất khá bằng phẳng, có những cánh đồng rộng mênh mông, ven con sông
Bằng Giang thấm đẫm những dấu tích lịch sử của tiền nhân. Nơi đây đang
lưu truyền một truyền thuyết nói về vùng đất cổ, đầy bí ẩn của một thời
về An Dương Vương.
Từng
có truyền thuyết được người dân kể lại rằng, ở vùng đất này xưa kia là
nơi Thục Chế, bố của An Dương Vương xây dựng thành Bản Phủ ở Cao Bình.
Truyền thuyết là niềm tự hào của biết bao thế hệ người dân nơi đây. Tuy
nhiên, truyền thuyết được truyền lại cho rằng An Dương Vương đã "lập
địa" ở Bản Phủ là sự thật. Còn những hiện vật để minh chứng cho vùng đất
cổ mà người cha của An Dương Vương đã chọn để xây thành thì nay vẫn là
điều vô cùng bí ẩn.
Truyền thuyết "Cẩu chủa cheng vùa"
Được biết, vùng đất Cao Bình xưa (Cao Bằng nay) nằm
dọc theo hai bên bờ của dòng Bằng Giang, nơi trung tâm của bồn địa Hòa
An, theo truyền thuyết vốn là kinh đô của nước Nam Cương thời Thục Phán,
còn thế kỷ XVII là kinh thành của vương triều Nhà Mạc tồn tại ngót 80
năm.
Rất nhiều người dân xã Hưng Đạo (Hòa An - Cao Bằng) kể
cho nhau một truyền thuyết xưa kia về vùng đất mà mình đang sống chính
là nơi Thục Chế, cha đẻ của An Dương Vương đã từng sinh sống, đắp đất
xây thành lũy để phòng thủ, bảo vệ dân làng trước giặc ngoại xâm.
Để tìm hiểu rõ thực hư truyền thuyết, chúng tôi đã có
chuyến công tác rong ruổi hàng tuần tại vùng đất lưu nhiều dấu ấn lịch
sử này. Gặp nhiều người cao tuổi họ chỉ biết nơi đây có một truyền
thuyết về "Cẩu chủa cheng vùa" (Chín chúa tranh vua) nhưng cũng không rõ
ngọn ngành của truyền thuyết ra sao.
Một trong hai chiếc chuông cổ tại chùa Đà Quận. |
Được chị Ngô Thị Cẩm Châu, Phó giám đốc Bảo tàng tỉnh
Cao Bằng giới thiệu, chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Đức Hạnh- nguyên Phó
Hiệu trưởng Trường Đảng tỉnh Cao Bằng, nay là Trường Chính trị tỉnh, là
người thường xuyên cùng các cụ cao niên trong xã tổ chức các đợt khảo cổ
tại địa phương. Ông kể rằng, năm 1963, một tư liệu mới về An Dương
Vương Thục Phán được công bố. Ðó là truyền thuyết "Cẩu chủa cheng vùa"
(chín chúa tranh vua) của đồng bào Tày ở Cao Bằng. Theo truyền thuyết
này thì Thục Phán là con của Thục Chế "vua" của "nước" Nam Cương ở vùng
Cao Bằng, hiện nay, mà trung tâm là Hòa An (Cao Bằng).
Nam Cương gồm chín xứ Mường. Vào cuối đời Hùng Vương,
Thục Chế mất, thọ 95 tuổi, con là Thục Phán hãy còn ít tuổi (10 tuổi).
Chín chúa Mường kéo quân về bắt Thục Phán chia nhỏ đất ra cho các chúa
cai quản và đòi nhường ngôi "vua". Thục Phán tuy ít tuổi nhưng rất thông
minh, đã bày ra những cuộc đua sức, đua tài và giao hẹn ai thắng cuộc
sẽ được nhường ngôi.
Thục Phán dùng mưu kế làm cho các chúa mất nhiều công
sức, mà không ai thắng cuộc. Như tổ chức các cuộc thi bắn cung trúng lá
đa khi lá rụng, dùng một cái lưỡi cày để làm ra 1.000 chiếc kim, Thục
Phán còn dùng cả "mỹ nhân kế", cho 10 thiếu nữ xinh đẹp đi theo các
người thi… Đến giờ Hợi nhưng tất cả các chúa vẫn chưa ai làm xong. Cuối
cùng, các chúa không ai thắng được đã phải qui phục Thục Phán. Sau đó,
"nước" Nam Cương trở nên cường thịnh.
Cuối những năm 60 lại xuất hiện thêm hai giả thuyết
mới về nguồn gốc của Thục Phán. Tất cả những giả thuyết trên đây cho
thấy nguồn gốc của Thục Phán và sự ra đời của nước Âu Lạc còn ẩn chứa
nhiều bí ẩn. Nhưng xu hướng chung của các nhà nghiên cứu trong thời gian
gần đây đều cho rằng quê hương của Thục Phán là ở vùng miền núi phía
Bắc nước ta.
Vùng đất cổ?
Đang trò truyện với chúng tôi, ông Hạnh lục trong tủ
mang ra một cuốn sách cổ có ghi lại rất nhiều trang sử của vùng. Ông cho
biết, cư dân nước Văn Lang đời Hùng Vương chủ yếu là người Lạc Việt và
bao gồm cả một bộ phận người Tây Âu (hay còn gọi là Âu Việt) ở miền núi
rừng và trung du phía Bắc, hai thành phần đó sống xen kẽ với nhau trong
nhiều vùng. Phía Bắc nước Văn Lang là địa bàn cư trú của người Tây Âu,
cũng có những nhóm Lạc Việt sống xen kẽ.
Lạc Việt và Tây Âu là hai nhóm phía Nam
của Bách Việt, sống gần gũi nhau và cư trú đan xen nhau trên lưu vực
sông Hồng và Tây Giang. Vừa là đồng chủng, vừa là láng giềng, từ lâu
người Lạc Việt và người Tây Âu đã có nhiều quan hệ mật thiết về kinh tế,
văn hóa.
Ông Hạnh kể thêm, giữa người Lạc Việt và Tây Âu, cũng
như giữa Hùng và Thục, đã có nhiều quan hệ gắn bó lâu đời. Huyền thoại
Lạc Long Quân - Âu Cơ đã chứa đựng mối quan hệ giữa hai yếu tố Lạc và Âu
trong cội nguồn xa xưa của các thành phần dân tộc ở Việt Nam.
Nhiều thần tích và truyền thuyết về Hùng Vương và An Dương Vương coi
Thục Phán là thuộc "dòng dõi", "tông phái", hoặc là "cháu ngoại" của vua
Hùng.
Còn nói về lịch sử của vùng đất này thì ông Hạnh cho
hay, tỉnh Cao Bằng đã được thành lập cách đây hơn 500 năm thì đã có 178
năm trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội nằm ở Cao Bình, Hòa An ngày
nay. Còn ở xóm Đà Quận, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An có khả năng nơi này
trước đây có một ông quan to dựng nhà cửa, sinh sống ở đây.
Nơi đây ở giữa cánh đồng Thiên Thanh có một vùng đất
cao hẳn lên so với mặt ruộng, nơi này trước đây có chùa Viên Minh (nay
là chùa Đà Quận). Chùa hiện còn lưu giữ chiếc chuông đồng cổ và đền thờ
quan triều Dương Tự Minh. Dương Tự Minh là người Tày ở Thái Nguyên nhưng
hai lần có công thắng quân Tống, cai quản cả phủ Phú Lương ngày xưa
gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và một phần của Lạng
Sơn và Vĩnh Phú…
Theo chị Ngô Thị Cẩm Châu, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh
Cao Bằng thì ở Cao Bằng qua khai quật khảo cổ, và một số phát hiện của
địa phương trong quá trình xây dựng và sản xuất đã thu được một số hiện
vật có giá trị về mặt lịch sử như: Đồ đá, đồ đồng, gốm, và đặc biệt mới
đây nhất, trong quá trình dùng máy xúc đất người dân đã phát hiện một
thanh đao cổ dài hơn 1m nhưng chưa rõ có từ thời nào? Thanh đao đó hiện
đang được lưu giữ tại bảo tàng tỉnh.
Chị Châu cho biết thêm: "Trước đó tại Ngườm Vài, Cần
Yên (Thông Nông - năm 2008) đã phát hiện di chỉ thời đại đồ đá cũ và
công cụ chặt thô bằng đá rất nhiều, khoảng vài trăm hiện vật. Những phát
hiện đó quả thực là thật đáng mừng".
Tuy nhiên, đến thời điểm này khi nói đến vùng đất mà
An Dương Vương đã từng sinh sống thì theo các nhà khảo cổ học thì vẫn
chưa phát hiện được một dấu tích nào của An Dương Vương ở vùng đất xã
Hưng Đạo (Hòa An - Cao Bằng). Tất cả chỉ có trong truyền thuyết.
Khai quật
Trước những truyền thuyết chỉ là một phần để minh
chứng cho vùng đất Cao Bằng vốn cho là cổ này. Một đoàn nghiên cứu của
Viện Khảo cổ học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam do PGS.TS Trình Năng
Chung làm trưởng đoàn đã tiến hành khai quật khảo cổ tại một số điểm di
tích xung quanh thành bản phủ Cao Bình tại xã Hưng Đạo, huyện Hòa An,
tỉnh Cao Bằng.
Trong vòng một tuần, đoàn khảo cổ đã tiến hành khai
quật tại 3 điểm, gồm Bản Phủ, Đà Quận và Bó Mạ. Tại Bản Phủ, ngay cạnh
chợ Cao Bình, hố khai quật được xẻ ngang di tích của tường thành cũ, có
lũy tre dày đặc và phía bên ngoài là hào sâu bao bọc, đây là bức thành
được đắp bằng đất, vừa có giá trị phòng thủ quân sự, vừa có tác dụng
ngăn lũ sông Bằng Giang, bảo vệ cho khu vực Bản Phủ.
Theo PGS.TS Trình Năng Chung thì mặt cắt của thành Bản
Phủ là tường đất được đắp cao, ngay bên dưới là đường hào, người xưa đã
lấy đất từ hào để đắp lên thành. Đoàn khảo cổ đào tương đối triệt để
qua mặt cắt, trước hết để tìm xem kết cấu đất đắp thành. Hai là tìm
trong thành có các di vật từ trong lớp đất nó nói lên điều gì. Và nghiên
cứu tìm hiểu về tính chất cũng như niên đại của thành này.
Các hiện vật bằng sứ, gốm com men được khai quật tại xã Hưng Đạo. |
Qua mặt cắt đoàn khảo cổ khai quật cho thấy về cơ bản
thì có 7 lớp cơ bản, và hai lớp phụ ở phần trên là lớp mùn sau này, các
lớp đất được phân biệt nhau bởi các màu sắc khác nhau. Qua nghiên cứu về
các di vật, trong khi đào đoàn khảo cổ phát hiện được hàng trăm di vật,
bao gồm đồ đá, đồ sành, gốm com men và sứ. Và ngoài ra cũng tìm được
một số mẩu kim lại bằng sắt và đồng đã rỉ. Sự khác nhau giữa các di vật
trong các tầng lớp hầu như không có, gần như là có sự tương tự giống
nhau lớn. Điều đó nói lên cái thành này được đắp trong cùng một thời
gian. Mặc dù các lớp đất có màu sắc khác nhau, nó phản ánh lớp đất
nguyên thổ đầu tiên khi cư dân ở đây đắp đất lên.
Khi chúng tôi hỏi về niên đại của thành, thì PGS.TS
Trình Năng Chung cho biết: "Chúng tôi đã nghiên cứu và xác định niên đại
những di vật nằm trong địa tầng, phần lớn các hiện vật thu được cho
thấy thành này được xây dựng từ thời Lê - Mạc. Đó là điều rất lý thú,
qua mặt cắt của lớp địa tầng này, và qua các diễn biến của di vật các
tầng lớp đất tìm thấy trong thành. Thì đây là thành hàm chứa rất nhiều
giá trị văn hóa vùng này, đây cũng là câu trả lời cho những ai yêu thích
và yêu mến lịch sử quê hương đất nước mình thì câu trả lời đó tôi nghĩ
rằng trong tương lại gần thôi.
Sau đó đoàn khảo cổ đã tiến hành khảo cổ ở xóm Đà
Quận, xã Hưng Đạo, bên cạnh là di tích lịch sử chùa Đà Quận, nơi đây con
lưu giữ hai chiếc chuông đồng thời cổ rất lớn. Đoàn khai quật mới chỉ
đào một hố nhỏ sâu khoảng 20cm trong vườn nhà dân, dài chừng 3m nhưng đã
phát hiện nhiều hiện vật nằm dày đặc, chủ yếu là các loại vật liệu xây
dựng, kiến trúc như gạch, ngói bằng đất nung, chứng tỏ đây là chứng tích
của một công trình cổ có từ thời Lê.
Là trưởng đoàn khảo cổ, PGS.TS Trình Năng Chung nhận
định: "Qua kết quả khảo sát ban đầu, chúng tôi thấy đây là một di tích
kiến trúc rất quan trọng, nó phản ánh một giai đoạn lịch sử của vùng đất
Cao Bằng. Gặp PGS.TS tại Viện Khảo cổ, ông đưa ra một số hình ảnh thu
được trong chuyến khảo cổ đó. Chỉ vào hiện vật bằng đất nung, có hình
dáng giống như đầu rồng PGS cho biết: "Những mảnh trang trí này thường
người ta gắn vào kiến trúc mà giới thượng lưu trong quý tộc, trong xã
hội mới được sử dụng. Đó là mảng trang trí mà hình tượng là con rồng, có
mắt, tay, nhưng không còn nguyên vẹn, bị vỡ. Do vậy nhìn vào những
trang trí của hiện vật thì ta biết rằng đây là những hiện vật có từ thời
Lê".
Những chứng tích lịch sử
Có mặt tại thôn Đà Quận để tìm hiểu về những chứng
tích lịch sử của vùng đất cổ này. Nhìn vào vị trí của khu kiến trúc cổ
đã được khai quật, PGS.TS Trình Năng Chung cho hay: "Chủ của khu này
chiếm vị trí rất lớn trong xã hội đương thời. Với biểu trượng là con
rồng thì ta biết rằng chủ nhân của khu di tích này cũng có thể là người
đứng ở vị trí quan lại lớn trong triều hoặc là người đứng đầu ở khu vực
này".
Cũng trong đợt khảo cổ để tìm dấu tích của một thời
đại Kim Khí An Dương Vương đã từng xây thành, lập chốt ở Cao Bằng, đoàn
khảo cổ đã tiến hành khảo sát bãi đá sỏi lộ thiên tại làng Bó Mạ, xã
Hưng Đạo, qua khảo sát các nhà khảo cổ phát hiện, ở bến sông ăn ngầm sâu
vào trong bờ có công cụ bằng đá thô sơ, chứng tỏ thời tiền sử đã từng
sinh sống ở đây. Đó là những công cụ bằng đá mà người nguyên thủy ghè
một đầu để làm chỗ cầm, dìu đá. Làm tay cầm để thao tác, tác động vào
chặt cây hay con thú. Con người đã sớm sinh sống ở khu vực này mà nơi cư
trú chính là những gò đất cao dọc theo bờ sông Bằng Giang. Theo PGS
Trình Năng Chung đây là phát hiện có tầm quan trọng về mặt khoa học lịch
sử và khảo cổ không chỉ riêng cho Cao Bằng.
Trong vòng một tuần, đoàn khảo cổ do PGS.TS Trình Năng
Chung làm trưởng đoàn, với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc
đoàn đã phát hiện được nhiều hiện vật, di chỉ khảo cổ có giá trị về
nhiều mặt. Qua kết quả của cuộc khảo sát khảo cổ học đã thu lại một số
tiền thức như sau: Đây là lần thứ hai Cao Bằng phát hiện được di tích đá
cũ mà cũng là lần đầu tiên trên thềm sông cổ, sông Bằng Giang là tìm
thấy dấu tích con người thời nguyên thủy, đó là cái nhận thức rất mới,
và cái nhận thức tiếp theo là cái di tích thành Bản Phủ, qua đào khảo
sát càng thấy rõ hơn giá trị lịch sử, văn hóa, và vị thế của thành Bản
Phủ trong lịch sử của vùng đất Cao Bằng nói riêng và Việt Nam nói chung.
Và cái nhận thức nữa là trên vùng đất Hưng Đạo, thấm đẫm dấu tích của
lịch sử tiền nhân, cụ thể là ở trong đợt này phát hiện được một loạt dấu
tích kiến trúc, trong đó có dấu tích kiến trúc ở Đà Quận và khu đồng
Thiên Thanh, ở xóm Bản Phủ.
Qua dấu tích kiến trúc ta biết được về lịch sử văn hóa
của người thời cổ có giá trị rất lớn về mặt văn hóa cũng như về mặt
lich sử, cũng nói lên vị thế của vùng đất Hòa An trong lịch sử Cao Bằng.
Cái nổi trội hơn cả là qua đợt khảo cổ nghiên cứu cho thấy vùng đất Cao
Bằng là vùng đất cổ có bề dầy về văn hoá lịch sử rất lâu đời. Ít ra đã
có từ hàng vạn năm về trước. Nhưng liệu nơi đây có phải là nơi An Dương
Vương sinh sống, nuôi quân đánh giặc hay không thì đến nay vẫn chưa có
dấu tích nào để khẳng định điều này.
Đi tìm dấu ấn vùng đất cổ
PGS.TS Trình Năng Chung cho biết: "Qua khảo sát, quan
sát địa tầng và các hiện vật thu được chúng tôi cố gắng liên hệ giữa
thành Bản Phủ với thời đại kim khí lớn, thời đại của An Dương Vương, cho
đến bây giờ kết quả phân tích các mẫu vật lấy được trong thành và phân
tích mẫu đất để có câu trả lời về mặt niên đại. Chúng tôi cũng rất mong
muốn sẽ có sự hòa hợp giữa truyền thuyết và chứng tích khảo cổ học.
Nhưng hầu hết các hiện vật trong chuyến khảo cổ cuối năm 2010 thu được
chủ yếu là các hiện vật có từ thời Lê - Mạc. Và một số hiện vật có từ
thời tiền sử, đồ đá cũ".
Dựa vào rất nhiều chuyến khảo cổ của mình, PGS.TS
Trình Năng Chung tập hợp lại và suy luận rằng. Trên Lào Cai cũng là một
vùng đất cổ, ở đó đã phát hiện có văn hóa đồ đồng, nhiều di vật đồng dọc
sông Hồng, có làng mạc ven sông Hồng. Còn ở Cao Bằng là mục tiêu hàng
chục năm nay ông đi tìm di chỉ đồ đồng, tuy nhiên đồ đồng cực kỳ hiếm,
hiện nay ở Bảo tàng tỉnh Cao Bằng chỉ lưu giữ được 4 chiếc rìu đồng.
Khi chúng tôi hỏi về truyền thuyết thành Bản Phủ,
PGS.TS Trình Năng Chung cho hay, thành Bản Phủ được truyền thuyết khoác
vào đó là Thục Chế - bố của An Dương Vương xây dựng. Tuy nhiên, vào năm
2007 ông lên Cao Bằng khảo sát thì nhận thấy thành đó có hình vuông,
theo báo cáo của các cụ trong xã Hưng Đạo thì thành Bản Phủ cũng là hình
vuông. Về tư duy lô gíc thì đây là thành vuông, thành sau này, thành cổ
xưa thì cả cái xóm nằm trên vùng đất bằng, nếu như thành Cổ Loa ngày
xưa xây theo chân đồi, chỗ cong thì xây cong, thẳng thì xây thẳng, về
mặt lô gíc nếu thành Bản Phủ có từ thời An Dương Vương thì không thể có
hình vuông vức được.
PGS TS Trình Năng Chung cũng khẳng định rằng: "Thế
mạnh của dân khảo cổ học là khai quật, di tích, di vật. Đó là sử liệu,
bằng vật chứng cụ thể dưới lòng đất, muốn chứng minh thành Bản Phủ là
của An Dương Vương Thục Phán thì phải khai quật như khai quật thành Cổ
Loa ở Đông Anh vậy. nhưng làm như thế rất tốn kém về thời gian, vật lực
và nhân lực. Về nguyên tắc xây thành bao giờ cũng đào bên trong hất đất
ra, chỗ đất được đào sẽ thành một hào rồi đóng chông ngăn quân thù tại
hào đó. Tại Bản Phủ có phát hiện xung quanh thành có hào, hiện vẫn có
từng đoạn, một số chỗ là những cái mương rất to, về nguyên tắc thì lớp
đất cuối cùng sẽ được đổ lên trên, thì những hiện vật đó được đổ lên
trên, đào sâu xuống lớp đất đó thì đây là lớp đất nguyên thổ, nếu thành
được xây từ thế kỷ bao nhiêu thì lớp đất nó nói lên tất cả, nào là ngói,
gốm sứ, bát đĩa vỡ đều ở thế kỷ XVI và XVII như vậy kết luận thành mà
chúng tôi khai quật vào cuối năm 2010 được xây vào vào thời Lê".
Bí ẩn?
Cũng nhằm tìm ra những di tích, di chỉ để minh chứng
vùng đất Hưng Đạo (Hòa An) là vùng đất cổ, Hội di sản xã Hưng Đạo do các
cụ cao niên trong xóm xã lập ra để nghiên cứu nhưng không tìm thấy dấu
vết của An Dương Vương.
Ngoài ra PGS.TS Trình Năng Chung đã đưa ra một so sánh
để minh chứng vùng đất Hòa An không phải có từ thời An Dương Vương. Nếu
như ở Cổ Loa ta thấy rất nhiều dấu tích, câu ca, vè, ký ức nhưng ở Hòa
An (Cao Bằng) không để lại một tý gì về An Dương Vương, trong huyện Hòa
An không có một đền thờ An Dương Vương nào, nhưng ở Cổ Loa và vùng lân
cận thì rất nhiều, kể cả hiện vật cũng phát hiện rất nhiều. Về khảo cổ
học, nếu như ở Cổ Loa người ta phát hiện rất nhiều di chỉ khảo cổ của cư
dân thời đại An Dương Vương thời xưa, rất nhiều nhà đào giếng có, xây
dựng có phát hiện đồ gốm chứ ở Cao Bằng không có.
Nếu như tìm thấy một thứ gì đó ở Hòa An thì đó là một
phát hiện rất lớn, tuy ở Cao Bằng có phát hiện một số hiện vật bằng gốm
nhưng gốm thời An Dương Vương nó khô cứng, không có men, độ cứng kém, đó
là những bài toán chưa có lời giải ở Cao Bằng. Liệu khu vực thành Bản
Phủ có phải là trung tâm không?
Thực tế qua các chuyến khảo cổ PGS.TS Trình Năng Chung
cho biết: "Lào Cai có giáo, mác, có làng cư trú ven sông Hồng, ở Cao
Bằng bà con đi đào vàng phát hiện 4 cái dìu đồng, giai đoạn đồ đồng của
An Dương Vương rất mờ nhạt ở Cao Bằng, bản thân tôi muốn làm sáng tỏ cái
đầu tiên, sơ khai của những cư dân thời dựng nước đầu tiên ở Cao Bằng
thì không có hiện vật để chứng minh".
Cũng có thể vào thế kỷ XVI, XVII Hòa An là trung tâm
kinh tế, chính trị, xã hội của cả khu vực, ở đó có sông Bằng Giang tạo
nên phù sa cho cánh đồng lúa tốt, vùng khác do địa hình miền núi không
có ruộng, và cả về xây dựng nhà cửa cũng không thể xây dựng kiến trúc
như ở Đà Quận được, họ chỉ làm nhà sàn, như vậy nghiễm nhiên Đà Quận trở
thành trung tâm.
Như vậy đến nay chưa có chứng tích, nói vùng này từ
xưa do An Dương Vương làm chủ. Tuy chưa có gì để khẳng định thành Bản
Phủ có từ thời An Dương Vương nhưng về vấn đề bảo tồn, qua đợt khảo sát ở
Hưng Đạo đã thấy rất nhiều di tích. Những lớp cổ từ thời tiền sử cho
đến lịch sử thì rất nhiều và chúng ta biết rằng qua một số nơi đào khảo
sát cho thấy rằng cần phải có đầu tư về thời gian, về vật lực và cả kinh
phí nữa cho các cuộc khai quật hoặc cho các cuộc nghiên cứu nó sâu rộng
hơn để tìm được cái trầm tích, văn hóa, lịch sử của khu vực này, di
tích ở xóm Đà Quận là di tích lớn còn nhiều bí ẩn còn đang ẩn chứa dưới
lòng đất.
Văn Hoàng
Bí ẩn thành cổ Bản Phủ: Giải mã từ lòng đất
Đăng vào ngày 18th, Tháng Mười Hai, 2012
http://phaply.net.vn/nhip-song-duong-dai/phong-su-kham-pha/bi-an-thanh-co-ban-phu-giai-ma-tu-long-dat.html
Đến nay chưa có chứng tích nói vùng Cao Bình (Cao Bằng) này
từ xưa do An Dương Vương làm chủ. Lịch sử của khu vực này vẫn còn nhiều
ly kỳ còn đang ẩn chứa dưới lòng đất.
Trao đổi với phóng viên, bà Ngô Thị Cẩm Châu – Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Cao Bằng cho biết: “Qua khai quật khảo cổ và một số phát hiện của địa phương trong quá trình xây dựng và sản xuất đã thu được một số hiện vật có giá trị về mặt lịch sử như: Đồ đá, đồ đồng, gốm. Đặc biệt, mới đây nhất, trong quá trình dùng máy xúc đất, người dân đã phát hiện một thanh đao cổ dài hơn 1m nhưng chưa rõ có từ thời nào. Còn việc đây có phải là vùng đất mà An Dương Vương đã từng sinh sống thì theo các nhà khảo cổ học thì vẫn chưa phát hiện được một dấu tích nào cụ thể. Tất cả chỉ có trong truyền thuyết của người dân.
Trao đổi với phóng viên, bà Ngô Thị Cẩm Châu – Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Cao Bằng cho biết: “Qua khai quật khảo cổ và một số phát hiện của địa phương trong quá trình xây dựng và sản xuất đã thu được một số hiện vật có giá trị về mặt lịch sử như: Đồ đá, đồ đồng, gốm. Đặc biệt, mới đây nhất, trong quá trình dùng máy xúc đất, người dân đã phát hiện một thanh đao cổ dài hơn 1m nhưng chưa rõ có từ thời nào. Còn việc đây có phải là vùng đất mà An Dương Vương đã từng sinh sống thì theo các nhà khảo cổ học thì vẫn chưa phát hiện được một dấu tích nào cụ thể. Tất cả chỉ có trong truyền thuyết của người dân.
Phát hiện nhiều di vật
Sau khi có thông tin về dấu vết khảo cổ lạ trong lòng đất tại thành Bản Phủ, một đoàn khai quật đã lên Cao Bằng để nghiên cứu. Ngay khi mới chỉ đào một hố nhỏ sâu vài mét ở tường thành, đoàn đã phát hiện hiện vật nằm dày đặc, chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng và các vật dụng cổ.
Sau khi có thông tin về dấu vết khảo cổ lạ trong lòng đất tại thành Bản Phủ, một đoàn khai quật đã lên Cao Bằng để nghiên cứu. Ngay khi mới chỉ đào một hố nhỏ sâu vài mét ở tường thành, đoàn đã phát hiện hiện vật nằm dày đặc, chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng và các vật dụng cổ.
PGS-TS Trình Năng Chung – Trưởng phòng Khoa học, Viện Khảo cổ học
Việt Nam và cũng là trưởng đoàn trong đợt nghiên cứu di tích cổ tại Cao
Bằng cho biết: Đoàn khảo cổ đã tiến hành khai quật tại 3 điểm, gồm Bản
Phủ, Đà Quận và Bó Mạ. Tại Bản Phủ, ngay cạnh chợ Cao Bình, hố khai quật
được xẻ ngang di tích của tường thành cũ, có lũy tre dày đặc và phía
bên ngoài là hào sâu bao bọc. Đây là bức thành được đắp bằng đất, vừa có
giá trị phòng thủ quân sự, vừa có tác dụng ngăn lũ sông Bằng Giang, bảo
vệ cho khu vực Bản Phủ.
Mặt cắt của thành Bản Phủ là tường đất được đắp cao, ngay bên dưới là
đường hào, người xưa đã lấy đất từ hào để đắp lên thành. Qua mặt cắt
đoàn khảo cổ khai quật cho thấy, về cơ bản thì có 7 lớp cơ bản, và 2 lớp
phụ ở phần trên là lớp mùn sau này, các lớp đất được phân biệt nhau bởi
các màu sắc khác nhau. Trong khi đào, đoàn khảo cổ phát hiện được hàng
trăm di vật, bao gồm đồ đá, đồ sành, gốm và sứ. Ngoài ra cũng tìm được
một số mẩu kim lại bằng sắt và đồng đã gỉ. Sự khác nhau giữa các di vật
trong các tầng lớp hầu như không có, gần như là có sự tương đồng, điều
đó nói lên thành này được đắp trong cùng một thời gian.
Khi hỏi về niên đại của thành, PGS-TS Trình Năng Chung cho biết:
“Chúng tôi đã nghiên cứu và xác định niên đại những di vật nằm trong địa
tầng, phần lớn các hiện vật thu được cho thấy thành này được xây dựng
từ thời Lê – Mạc”.
Không phải thành xây thời An Dương Vương?
Không phải thành xây thời An Dương Vương?
Đoàn khảo cổ cũng đã tiến hành khai quật ở xóm Đà Quận, xã Hưng Đạo,
bên cạnh di tích lịch sử chùa Đà Quận – nơi còn lưu giữ hai chiếc chuông
đồng cổ rất lớn. Đoàn khai quật mới chỉ đào một hố nhỏ sâu khoảng 20cm
trong vườn nhà dân, dài chừng 3m nhưng đã phát hiện nhiều hiện vật, chủ
yếu là các loại vật liệu xây dựng, kiến trúc như gạch, ngói bằng đất
nung, chứng tỏ đây là chứng tích của một công trình cổ có từ thời Lê.
“Muốn chứng minh thành Bản Phủ là của An Dương Vương Thục phán thì
phải khai quật. Tại Bản Phủ có phát hiện xung quanh thành có hào, hiện
vẫn có từng đoạn, một số chỗ là những cái mương rất to và còn lưu lại
nhiều vật dụng của thời nhà Lê thế kỷ 16 – 17”.
PGS – TS Trình Năng Chung
|
Về truyền thuyết thành Bản Phủ, PGS-TS Chung cho hay, thành Bản Phủ
được truyền thuyết khoác vào là do Thục Chế – bố của An Dương Vương xây
dựng. Tuy nhiên, vào năm 2007, qua khảo sát thì nhận thấy thành đó có
hình vuông, và theo lời các cụ trong xã Hưng Đạo thì thành Bản Phủ cũng
là hình vuông.
Về mặt tư duy logic, nếu như thành Cổ Loa ngày xưa xây theo chân đồi,
chỗ cong thì xây cong, thẳng thì xây thẳng, nếu thành Bản Phủ có từ
thời An Dương Vương thì không thể có hình vuông được. “Thành ngày xưa
được xây để ngăn quân thù, ngày xưa xây quanh theo quả đồi, sau hình học
ra đời thì người ta mới xây theo hình vuông” – PGS Chung chia sẻ.
Theo tài liệu của các nhà sử học như Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà
Văn Tấn, Lương Ninh, qua kết quả nghiên cứu của các ông đã tạm xác lập
về quê Thục Phán ở Cao Bằng, theo truyền thuyết “Chín chúa tranh vua”.
Cư dân ở Văn Lang thời Hùng Vương chủ yếu là người Lạc Việt bao gồm
có một bộ phận người Tây Âu (Tày Hâu) là Âu Việt ở vùng núi và trung du.
Phía Bắc nước Văn Lang là địa bàn cư trú của người Tây Âu, cũng có
những nhóm Lạc Việt sống xen kẽ vừa là đồng chủng và là đồng láng giềng.
Từ lâu người Lạc Việt và người Tây Âu đã có quan hệ mật thiết về kinh
tế, văn hóa. Thục Phán là thủ lĩnh một liên minh bộ tộc người Tây Âu ở
phía Bắc nước Văn Lang.
Theo Danviet
Nhà sử học Phạm Văn Sơn viết:
Trả lờiXóa“..Con cháu của Thục Phán ở đất Tây Vu, trung tâm điểm Loa
thành vẫn được xưng vương (Tây Vu vương) và được biệt đãi hơn
cả. Chế độ Triệu thuộc xét như vậy không có gì là quá khắt khe và
không thay đổi đời sống của dân tộc Lạc Việt là bao nhiêu về các
phương diện. Chúng tôi nói như vậy không phải là vì căn cứ vào chỗ
Triệu Đà đóng kinh đô ở Phiên Ngung (Quảng Đông) và tập trung
hết thảy các hoạt động chính trị, quân sự và kinh tế ở đây, mà xét về
chính trị của Giao Chỉ và Cửu Chân. Hai xứ này bây giờ về chế độ
thực tế chỉ là hai xứ phụ dung của Đế quốc Nam Việt ở dưới quyền
họ Triệu, Giao Chỉ vẫn giữ được đầy đủ các cá tính quốc gia, tinh
thần cố hữu của nó. Lại nhân cuộc thay trò đổi cảnh hai xứ này được
thêm sự mở mang kinh tế và chấn hưng nông nghiệp. Điều đó phải
nhận là có lợi cho dân bản địa” Việt sử toàn thư - tr. 68