---
Văn bia lăng mộ ở Cao Bằng
http://caobangpro.com/di-tich-lich-su/5885-van-bia-lang-mo-o-cao-bang.html
Văn bia lăng mộ là loại bia đá có từ rất sớm. Lúc đầu bia lăng mộ chỉ dùng cho các bậc Đế Vương, hậu phi, về sau dùng cho cả các quan lớn, đại thần. Tại Cao Bằng, loại văn bia lăng mộ được phát hiện khá nhiều ở một số huyện miền Đông, như: Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang…
Bia lăng mộ họ Thang, ở Thang Ly, xã Đình Minh (Trùng Khánh).
Văn bia lăng mộ có niên đại sớm nhất là bia mộ Roỏng Khuất, xã Quang Trung (Trà Lĩnh) với niên hiệu Minh Mệnh thứ nhất (năm 1820). Tấm bia được tạc từ một phiến đá nguyên khối với chiều cao 145 cm, rộng 74 cm, dày 19 cm. Nội dung bia nói về một viên quan lớn họ Hà ở xã Chính Liêm, tổng Trường Gia. Vị quan này giữ chức “Quản chiểu” - một chức quan lớn ở vùng miền núi. Ông chết lúc 60 tuổi. Bia được trang trí rất công phu với trán bia chạm hình “Lưỡng phượng triều dương”, tức hai con chim phượng chầu mặt trời. Diềm bia tạo gờ nổi chạm hình lan đằng, hoa lá, dây leo rất tinh xảo, cầu kỳ. Đế bia chạm nổi hình hai con sư tử vờn cầu.
Bia mộ có niên hiệu Minh Mệnh thứ 8 (năm 1827) là bia mộ phát hiện tại làng Lũng Rúm, xã Đồng Loan (Hạ Lang). Tên người được khắc trên bia là “chính thất” Nông Thị Lòng. Bà chết lúc 64 tuổi. Từ “chính thất” thường dùng chỉ vợ cả của các quan. Có lẽ đây là phần mộ vợ của một quan lớn ở địa phương. Tấm bia cao 76 cm, rộng 47 cm, dày 14 cm. Phần khắc chữ nằm trong khung, với 4 hàng dọc, nét chữ chạm to, rõ ràng. Toàn bộ tấm bia đặt trên một tấm đá hình vuông.
Tại làng Khuổi Luông, xã Cao Chương (Trà Lĩnh) có bia mộ họ Nông, niên hiệu Minh Mệnh thứ 19 (năm 1838). Ngoài nội dung khắc chữ rõ ràng thì phần trang trí bia mộ họ Nông cũng rất cầu kỳ, gồm có phần mái bia, diềm bia với các mảng chạm khắc hoa văn tinh xảo. Bia mộ họ Thang ở xóm Thang Ly, xã Đình Minh (Trùng Khánh) có niên hiệu Tự Đức 14 (năm 1861). Bia cao 97 cm, rộng 64,5 cm. Phần thân bia, mái bia được lắp ghép bởi các mộng rất tinh xảo. Mảng trang trí trên mái chạm hoa lá. Hai bên diềm chạm hình lọ hoa với kỹ thuật rất tinh xảo. Có thể nói, kỹ thuật chạm khắc của nghệ nhân đã đạt tới trình độ cao. Hàng trên cùng của tấm bia khắc 4 chữ hán to, phần dưới chia thành 12 hàng dọc, với các nét chữ chân phương rõ ràng.
Bia mộ họ Hà ở xóm Đông Gạch, xã Quang Hán (Trà Lĩnh) có niên hiệu Bảo Đại 17 (năm 1942). Tấm bia cao 68 cm, rộng 45 cm, dày 10 cm. Phần chữ khắc trong khung hình bán nguyệt với 7 hàng dọc, các nét chạm còn tương đối rõ. Bia mộ họ Bế ở Nà Khoang, thị trấn Hùng Quốc (Trà Lĩnh) có niên hiệu Bảo Đại thứ 17 (năm 1942). Bia cao 69,7 cm, rộng 51,5 cm. Phần khắc chữ nằm trong khung hình bán nguyệt với 6 hàng dọc còn rõ nét.
Bia mộ họ Hoàng ở Bản Chang, xã Quang Trung, Trà Lĩnh.
Còn tấm bia mộ họ Hoàng ở Bản Chang, xã Quang Trung (Trà Lĩnh) có kích thước nhỏ hơn các bia trên, cao 60 cm, rộng 30 cm. Chữ khắc to, rõ ràng chân phương, tuy nhiên trong nội dung không thấy đề niên hiệu.
Qua sự phát hiện loại hình văn bia lăng mộ ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh cho thấy, các văn bia đều khắc trên tấm đá phẳng với hình thức bia dẹt. Bia được dựng trên bệ vuông, kích thước các bia khác nhau. Thường những bia khắc về thân thế, quan tước có kích thước to, nhiều chữ. So với các văn bia, như: bia đền, chùa, bia cầu… thì loại văn bia lăng mộ được trang trí cầu kỳ hơn nhiều. Bia thường có các phần rõ ràng, như: đế bia, thân bia, trán bia, diềm bia. Phần trang trí trên trán bia và diềm bia rất phong phú với các đề tài, như: động vật, hoa lá, mặt trời… Văn bia lăng mộ được bảo quản tốt (hầu hết đều có mái che), do đó rất thuận lợi cho việc dập dịch, nghiên cứu. Hiện nay, các văn bia lăng mộ ở tỉnh ta chưa có dòng họ, hoặc cơ quan chức năng nào chịu trách nhiệm dịch nội dung.
Ở góc độ mỹ thuật, có thể nói loại hình văn bia lăng mộ với các nét chạm trổ điêu luyện đều là những tác phẩm điêu khắc đạt tới trình độ cao về kỹ thuật chạm khắc đá. Ở góc độ văn học, nội dung văn bia lăng mộ rất giàu tính văn học với nhiều bài viết khá hay, thường là kể về cuộc đời người chết, tóm tắt họ, tên, tước vị, tuổi thọ, nơi chôn cất.
Loại hình văn bia lăng mộ chứa đựng nhiều sử liệu quý, có giá trị lịch sử rất lớn. Vì vậy, các dòng họ có văn bia lăng mộ, chính quyền địa phương và các ngành chức năng cần sớm quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị của loại di sản đặc biệt này.
http://www.baocaobang.vn/Non-nuoc-Cao-Bang/Van-bia-lang-mo-o-Cao-Bang/25616.bcb
---
Bổ sung 1b
Thứ bảy 12/04/2014 08:00
Tại xã Nam Quang, huyện Bảo Lâm có một tấm bia cổ nằm trên gò đồi thuộc xóm Tổng Phườn.
Gò đồi đằng sau xóm Tổng Phườn, xã Nam Quang (Bảo Lâm), nơi có tấm bia đá cổ. |
Bia có hình trụ, chia làm ba phần, từ đế đến chóp bia cao 1,2 m. Phần đế hình chữ nhật có chiều dài 70 cm, rộng 35 cm, dày 35 cm. Thân bia cao 65 cm, rộng 35 cm, dày 25 cm. Chóp bia hình nón gắn liền với thân bia.
Cả bốn mặt của phần thân bia đều khắc chữ Hán. Mặt trước, phần khắc chữ có 4 hàng dọc, trên cùng chạm hình long (rồng), một số chữ mờ không đọc được, các chữ còn sót lại phiên âm được là: “Tuyên Quang xứ, Yên Bình phủ, Bảo Lạc châu”. Mặt phải còn một số chữ “Vận lục động thất nhật lục ân công lập” phần trên chạm hình phượng. Mặt trái khắc một dòng chữ ở giữa bia cũng đã mờ đi một số chữ, còn sót lại chữ “Phật ân quang quốc xã trưởng ngẫu”, phía trên chạm hình ly. Mặt sau của bia trên cùng chạm hình rùa, phần khắc chữ gồm 5 hàng dọc, các chữ còn đọc được là “Danh lam cổ tích viên hạo hương tọa lạc Quang tuyền tích thiện báo thiên chi hựu trung tự miêu hạ văn vi”.
Phía sau tấm bia, cách khoảng 2 m có một đoạn tường gạch dài gần 5 m, dày 40 cm bằng gạch cổ, bên cạnh có một hòn đá kên chân cột đục chạm có hình giống chiếc trống đồng. Bia có 4 mặt, trang trí đẹp có đủ bộ tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng. Song do bia nằm ngoài trời nên phần lớn các chữ Hán đã mờ, khó đọc.
Bia đá cổ ở xóm Tổng Phườn, xã Nam Quang (Bảo Lâm). |
Tuy chưa được nghiên cứu, khảo sát kỹ nhưng căn cứ vào nét chữ còn sót lại, Tiến sỹ khảo cổ học Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học Việt Nam cho biết: Đây là tấm bia cổ duy nhất đến nay được phát hiện tại Cao Bằng, có thể là bia thuộc thời nhà Lê. Ông Thân Trọng Nông, Bí thư Đảng ủy xã Nam Quang cho biết thêm: Ngoài bia này, còn có hai bia đá nữa, mỗi bia cách đây gần 1 km về hai phía, nằm ở hai lưng chừng đồi khác nhau.
Tấm bia cổ tại xóm Tổng Phườn, xã Nam Quang (Bảo Lâm) là căn cứ để nghiên cứu về địa danh châu Bảo Lạc xưa. Mong rằng, các cơ quan chuyên môn sẽ khảo sát, nghiên cứu để làm rõ nội dung tấm bia cổ này.
Bổ sung 1a
Bia đá cổ ở xã Nam Quang (Bảo Lâm)
16:42, 14/04/2014 VIẾT VỀ CAO BẰNG - DI TÍCH, LỊCH SỬ
Tại xã Nam Quang, huyện Bảo Lâm có một tấm bia cổ nằm trên gò đồi thuộc xóm Tổng Phườn.
Gò đồi đằng sau xóm Tổng Phườn, xã Nam Quang (Bảo Lâm), nơi có tấm bia đá cổ. |
Bia có hình trụ, chia làm ba phần, từ đế đến chóp bia cao 1,2 m. Phần đế hình chữ nhật có chiều dài 70 cm, rộng 35 cm, dày 35 cm. Thân bia cao 65 cm, rộng 35 cm, dày 25 cm. Chóp bia hình nón gắn liền với thân bia.
Cả bốn mặt của phần thân bia đều khắc chữ Hán. Mặt trước, phần khắc chữ có 4 hàng dọc, trên cùng chạm hình long (rồng), một số chữ mờ không đọc được, các chữ còn sót lại phiên âm được là: “Tuyên Quang xứ, Yên Bình phủ, Bảo Lạc châu”. Mặt phải còn một số chữ “Vận lục động thất nhật lục ân công lập” phần trên chạm hình phượng. Mặt trái khắc một dòng chữ ở giữa bia cũng đã mờ đi một số chữ, còn sót lại chữ “Phật ân quang quốc xã trưởng ngẫu”, phía trên chạm hình ly. Mặt sau của bia trên cùng chạm hình rùa, phần khắc chữ gồm 5 hàng dọc, các chữ còn đọc được là “Danh lam cổ tích viên hạo hương tọa lạc Quang tuyền tích thiện báo thiên chi hựu trung tự miêu hạ văn vi”.
Phía sau tấm bia, cách khoảng 2 m có một đoạn tường gạch dài gần 5 m, dày 40 cm bằng gạch cổ, bên cạnh có một hòn đá kên chân cột đục chạm có hình giống chiếc trống đồng. Bia có 4 mặt, trang trí đẹp có đủ bộ tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng. Song do bia nằm ngoài trời nên phần lớn các chữ Hán đã mờ, khó đọc.
Bia đá cổ ở xóm Tổng Phườn, xã Nam Quang (Bảo Lâm). |
Tuy chưa được nghiên cứu, khảo sát kỹ nhưng căn cứ vào nét chữ còn sót lại, Tiến sỹ khảo cổ học Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học Việt Nam cho biết: Đây là tấm bia cổ duy nhất đến nay được phát hiện tại Cao Bằng, có thể là bia thuộc thời nhà Lê. Ông Thân Trọng Nông, Bí thư Đảng ủy xã Nam Quang cho biết thêm: Ngoài bia này, còn có hai bia đá nữa, mỗi bia cách đây gần 1 km về hai phía, nằm ở hai lưng chừng đồi khác nhau.
Tấm bia cổ tại xóm Tổng Phườn, xã Nam Quang (Bảo Lâm) là căn cứ để nghiên cứu về địa danh châu Bảo Lạc xưa. Mong rằng, các cơ quan chuyên môn sẽ khảo sát, nghiên cứu để làm rõ nội dung tấm bia cổ này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.