Tin cũ, hơn một tháng trước. Báo tiếng Việt hình như đưa tin hạn chế.
Mĩ và các nước đồng minh vừa phát hiện một tàu khả nghi của Trung Quốc (không tham gia tập trận nhưng đến để thu thập thông tin tàu của các nước khác) - theo NHK ngày 22/7/2014 |
Bản lưu ở dưới là lấy từ tờ Một thế giới (của Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam), dẫn theo Reuters.
Chắc là thiếu giấy viết, nên tờ này viết tắt "Trung Quốc" thành "TQ" ngay ở tiêu đề. Sao không viết luôn thành "M vẫn mời TQ" cho đủ một cặp.
Chắc là thiếu giấy viết, nên tờ này viết tắt "Trung Quốc" thành "TQ" ngay ở tiêu đề. Sao không viết luôn thành "M vẫn mời TQ" cho đủ một cặp.
---
Mỹ vẫn mời TQ tập trận chung ở RIMPAC 2014
Đăng Bởi -
Thủy thủ hải quân Trung Quốc điều khiển trực thăng hạ cánh xuống tàu chiến Harbin
Ngày 10.6, các tàu chiến hải quân Trung Quốc bắt đầu lên đường, lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận hải quân vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC). Đó là dịp các sĩ quan hải quân Trung Quốc làm việc chung với các sĩ quan Mỹ, cùng các nước mà Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và biển Hoa Đông.
RIMPAC được xem là cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới do Mỹ tổ chức, với sự tham gia của 23 nước như Úc, Canada, Pháp, Ấn Độ, Anh, Hàn Quốc, Indonesia, Singapore.... Năm ngoái, có 22 nước và hơn 40 tàu chiến cùng tàu ngầm dự RIMPAC ở ngoài khơi Hawaii.
Không hẳn tất cả quốc gia tham dự RIMPAC đều ký thỏa thuận đồng minh với Mỹ, như năm ngoái có hải quân Nga và Ấn Độ tham gia. Trung Quốc chưa bao giờ tham gia, dù từng cử quan sát viên đến RIMPAC 1998.
Cuộc hội ngộ quân sự hiếm có
Hồi tháng 3, Lầu Năm Góc nói Trung Quốc đã nhận lời mời lần này. Theo người phát ngôn của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), Bắc Kinh đưa tàu khu trục Haikou, tàu khu trục trang bị tên lửa Yueyang, tàu tiếp dầu Yueyang và tàu bệnh viện Vòm Hòa bình tham gia cuộc tập trận đa quốc gia có sự tham gia của 25.000 quân của 20 nước. Đoàn Trung Quốc gồm 1.100 sĩ quan và thủy thủ, gồm 1 đơn vị đặc công, một đội người nhái và 2 trực thăng.
Hải quân Trung Quốc sẽ tham gia từ ngày 26.6, gồm tập bắn đại bác, các hoạt động an ninh hàng hải, phối hợp các tàu chiến, giao lưu quân y, hoạt động cứu hộ người và hỗ trợ khắc phục thảm họa, tập lặn.
Một diễn đàn y tế cũng sẽ được tổ chức giữa Trung Quốc với Mỹ, đến thăm tàu của nhau. Theo kế hoạch RIMPAC 2014, cuộc tập trận diễn ra vào giữa tháng 6.2014, các tàu Trung Quốc sẽ cùng tàu Mỹ diễn tập ở vùng biển ngoài khơi đảo Guam (Mỹ) trên Thái Bình Dương, sau đó di chuyển đội hình đến Trân Châu Cảng ở bang Hawaii.
Theo Reuters, đây là cơ hội hiếm để Trung Quốc xây dựng sự tin cậy với Mỹ và các đối thủ trong khu vực gồm Philippines và Nhật Bản, vào lúc căng thẳng dâng cao trên hai vùng biển Đông và Hoa Đông, cùng sự khó chịu ngày càng tăng đối với hoạt động tăng tốc xây dựng sức mạnh quân sự của Bắc Kinh.
Washington và Bắc Kinh đang xây dựng quan hệ quân sự thân cận, tiếp sau vụ chiến hạm Cowpens suýt va vào một tàu hộ tống chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc trên biển Đông hồi tháng 12.2013. Đó là cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất giữa hai quốc gia từ nhiều năm nay.
Hải quân Mỹ - Trung hiếm khi tập trận chung. Năm ngoái, Trung Quốc cử một tàu khu trục trang bị tên lửa điều khiển, một tàu khu trục nhỏ và một tàu tiếp tế đến Hawaii để cùng Mỹ tập tìm kiếm và cứu hộ. Một dấu hiệu khác chỉ quan hệ tiến bộ là Mỹ, Trung Quốc và 20 quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương thông qua một thỏa thuận hồi đầu năm 2014, nhằm cải thiện khâu liên lạc trên biển để kéo giảm các nguy cơ hiểu lầm nhau.
Tập thì tập nhưng căng vẫn căng
Phó tổng tham mưu trưởng hải quân Trung Quốc Hong Xumeng nói, việc Trung Quốc gia cuộc tập trận là “một phần quan trọng trong hoạt động ngoại giao quân sự và là “một bước nữa trong việc củng cố quan hệ Trung - Mỹ”. Hong còn nói đó là một bước mới trong việc tìm các cách tăng cường quan hệ hữu nghị với các nước vùng Nam Thái Bình Dương.
Việc Trung Quốc tham gia RIMPAC có thể giúp điều phối xử lý những quan ngại an ninh chung như chống hải tặc, hỗ trợ khắc phục tai nạn, đồng thời kéo giảm sự nghi kỵ giữa các lực lượng hải quân, theo Rory Medcalf, chủ nhiệm chương trình an ninh quốc tế của Viện Lowy (Úc).
Nhưng chỉ một cuộc tập trận sẽ không xóa được sự bất tin lẫn nhau giữa các đối thủ trong khu vực, do Bắc Kinh vẫn sẵn sàng sử dụng các cuộc khủng hoảng trên biển để đòi quyền lợi quốc gia. Theo ông Rory Medcalf, “RIMPAC là một bước hay, nhưng sẽ không làm thay đổi tình hình căng thẳng hiện nay giữa Trung Quốc với các nước láng giềng".
Hơn 1 tháng qua, Trung Quốc có những động thái khiêu khích trên biển Hoa Đông và biển Đông, cụ thể là hành động đưa giàn khoan trái phép Haiyang Shiyou 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải Việt Nam. Điều này khiến Washington quan ngại và theo dõi sát sao những động thái quân sự của Bắc Kinh.
Tuần qua, Lầu Năm Góc làm báo cáo trình Quối hội Mỹ, rằng Bắc Kinh đã không minh bạch, che giấu chi tiêu quốc phòng. Báo cáo nêu khoản chi quốc phòng Trung Quốc - dùng để trang bị máy bay không người lái, tàu chiến, chiến đấu cơ, tên lửa và vũ khí mạng - cao hơn 21% so với con số 119,5 tỉ USD mà Bắc Kinh công bố.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên tiếng phản đối báo cáo của Lầu Năm Góc, cho rằng Mỹ đã thổi phồng “mối đe dọa quân sự Trung Quốc” và tố cáo bản báo cáo hoàn toàn sai sự thật về các động thái quân sự của Trung Quốc.
Trần Trí (theo Reuters)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.