Tôi đã lang thang ở khu vực này. Nhưng quan tâm, thì lại ở hai việc tưởng không liên quan gì: một là, theo chân một ông thầy Tào (thầy cúng kiểu Đạo giáo) người Dao vào nhóm người Dao ở trong vùng; hai là, tranh thủ, thử tìm kiếm xem có một chỗ nào giông giống như Quỉ Môn Quan bên Lạng Sơn hay không.
Bây giờ, tam thời giới thiệu qua ảnh của một vị khác (của Chế Trung Hiếu - toàn bộ ảnh trong entry này là của bác ấy), và một bài của chính website ATK Định Hóa.
5-9-2013 3:29:00 PM
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954), ATK Định Hoá là nơi đóng quân và làm việc của các cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến của dân tộc ta, gồm Trung ương Đảng, Chính phủ, Quân đội và nhiều cơ quan ban ngành. Nhiều sự kiện lịch sử và quyết sách quan trọng liên quan đến vận mệnh cuộc kháng chiến kiến quốc đã được quyết định tại đây.
Sự kiện lịch sử diễn ra tại ATK Định Hoá đánh dấu một mốc quan trọng trong cuộc đời “binh nghiệp” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đó là vào buổi chiều ngày 28/5/1948, tại Nà Lọm, xã Lục Giã (nay lag thôn Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên), Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọc lễ phong quân hàm Đại tướng, Tổng chỉ huy quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam cho đồng chí Võ Nguyên Giáp.
Theo hồi ký của Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến, trong giờ phút thiêng liêng và cảm động đó, đứng trước bàn thờ tổ quốc và sự chứng kiến của đồng chí Bùi Bằng Đoàn - Trưởng ban thường trực Quốc hội cùng toàn thể nhân viên Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh (Chủ tịch nước kiêm Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao): Tay cầm sắc lệnh gọi đồng chí Võ Nguyên Giáp lên trước bàn thờ, Bác nín lặng, sụt sùi nước mắt…một phút vô cùng cảm động, mọi người cũng đều rơm rớm nước mắt. Giây lâu, CT HCM mới cất tiếng và tuyên bố: “Nhân danh Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trao cho chú chức vụ Đại tướng để chú điều khiển binh sĩ làm tròn sứ mệnh mà quốc dân giao phó”.
Trước đó, tại phiên họp của Hội đồng Chính phủ do CT HCM chủ trì ngày 19/01/1948 đã quyết định phong quân hàm cấp tướng cho một số cán bộ quân đội tiêu biểu. Ngày 20/01/1948, CT HCM ký Sắc lệnh số 110/SL phong quân hàm cấp tướng cho một số cán bộ lãnh đạo quân đội, quân hàm Đại tướng: Võ Nguyên Giáp; quân hàm Trung tướng: Nguyễn Bình; quân hàm Thiếu tướng: Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình.
Kể từ thời mốc lịch sử này, trên cương vị Đại tướng - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh quân đội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người học trò xuất sắc của lãnh tụ Hồ Chí Minh cùng quân đội nhân dân Việt Nam làm tròn sứ mệnh mà Bác Hồ và đất nước giao phó, viết lên những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ 20, trong đó phải kể đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) với chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, góp phần quyết định đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đi đến thắng lợi.
Chiến khu Việt Bắc nói chung và ATK Định Hoá nói riêng - mảnh đất gắn bó với Đại tướng suốt thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp đã trở thành quê hương thứ hai của ông. Tình cảm giữa ông với đồng bào Việt Bắc là vô cùng đặc biệt và sâu nặng, đồng bào coi ông là người thân ruột thịt, người anh cả của gia đình và ông luôn khắc ghi tình cảm, tấm lòng của bà con Việt Bắc đã cưu mang, che chở nuôi dấu bảo vệ cách mạng trong những ngày khó khăn, gian khổ nhất.
Theo BQL ATK
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Đồi phong Tướng và ATK Định Hóa : Vị trí của Thái Nguyên trong kháng chiến
- Hơn một tuần lễ ở Thái Nguyên : Vai trò trọng yếu của giải phóng Thái Nguyên đối với Cách mạng Tháng Tám
- Trần Dân Tiên viết về Võ Nguyên Giáp đánh Nhật năm 1945 : Lược bỏ sự giúp đỡ của một người Mĩ
- Phùng Chí Kiên (1901-1941) : Vị tướng quân đầu tiên và cái thủ cấp đáng ba tạ muối
- Thời đại sinh anh hùng, còn anh hùng chưa chắc đã sinh ra thời đại
- Lòng dân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.