Bắc Kỳ, 1908 (tạm xem toàn bộ ở đây)
Bắt đầu từ 27/10/2013, bổ sung dần
1. Cuối năm 2007, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có gửi thư đến Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và các cơ quan hữu trách (theo website Tạp chí Cộng Sản, đăng ngày 18/8/2008):
"Ngày 18-12-2007, sau khi nhận được công văn của Tỉnh ủy Nghệ An và Bộ tư lệnh Quân khu 4 đề nghị làm nhà lưu niệm đồng chí Phùng Chí Kiên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư đến đồng chí Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy trung ương và Đại tướng Phùng Quang Thanh - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Thư có đoạn: “(…) Đồng chí Phùng Chí Kiên là một đồng chí tiền bối cách mạng. Đồng chí tham gia Thanh niên cách mạng đồng chí hội từ rất sớm, sang Trung Quốc hoạt động từ 1915, được dự lớp bồi dưỡng cán bộ cách mạng của Bác Hồ ở Quảng Châu, được Bác cử đi học trường quân sự Hoàng Phố. Về sau, đồng chí sang Nga học trường Đại học Phương Đông. Trở lại hoạt động ở Trung Quốc, đồng chí tham gia chuẩn bị và dự Đại hội lần thứ nhất của Đảng ở Ma Cao, được bầu vào Trung ương và sau đó được bầu vào Thường vụ TW Đảng. Năm 1940, tôi và anh Phạm Văn Đồng được Đảng cử sang Trung Quốc để gặp Bác. Chúng tôi có gặp anh Phùng Chí Kiên và một số đồng chí. Tôi may mắn cùng ở chung một nhà với anh Phùng Chí Kiên một thời gian, chúng tôi sống với nhau rất thân thiết. Lúc đó anh phụ trách chúng tôi và tổ chức cho chúng tôi đi gặp đồng chí Vương tức Bác Hồ ở Thúy Hồ. Chuẩn bị về nước, anh được Bác phân công tham gia viết tài liệu “Con đường giải phóng” để mở lớp huấn luyện cho thanh niên yêu nước ở Nậm Quang. Về nước, anh tham gia hội nghị Trung ương VIII tháng 5 năm 1941 đề ra đường lối cách mạng giải phóng dân tộc. Anh được phân công chỉ đạo khởi nghĩa Bắc Sơn. Khi địch khủng bố trắng, Anh dẫn một bộ phận lực lượng vũ trang rút về hướng Cao Bằng. Trên đường rút lui bị địch phục kích, Anh đã bị thương, bị địch bắt, hành hạ rất dã man, Anh vẫn kiên cường giữ vững khí tiết cách mạng; chúng đã chặt đầu Anh để khủng bố tinh thần quần chúng(…) Đồng chí Phùng Chí Kiên là vị tiền bối cách mạng, một cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng được Bác và Trung ương phân công phụ trách quân sự đầu tiên (…) Năm 1947 Bác Hồ đã ký quyết định truy phong hàm tướng đầu tiên cho đồng chí. Do khuyết điểm về công tác chính sách nên đến năm 2004 đồng chí mới được công nhận là liệt sĩ, tặng bằng Tổ quốc ghi công và chỉ truy tặng Huân chương Chiến công hạng ba. Đồng chí ra đi làm cách mạng từ nhỏ, không vợ con gia đình, nay chưa có nơi thờ phụng…”.
Cuối thư, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề nghị lãnh đạo Đảng và quân đội ba việc cần làm ngay: 1-Tiến hành xây dựng Khu lưu niệm đồng chí Phùng Chí Kiên như Quân khu 4 và tỉnh Nghệ An đề nghị. 2- Tổ chức hội thảo kỷ niệm về đồng chí Phùng Chí Kiên để tôn vinh công lao của đồng chí. Đề nghị truy tặng đồng chí Huân chương Sao Vàng. 3- Đề nghị sử dụng phương pháp ngoại cảm để đi tìm phần hài cốt còn lại của đồng chí Phùng Chí Kiên."
"Người ta cứ nói chị đòi hỏi, đặt giá này nọ. Ví dụ như trong vụ việc này, tôi không có điều kiện gặp được gia đình. Tôi đi tìm một phần hài cốt của liệt sỹ Phùng Chí Kiên là do có mong muốn từ bác Võ Nguyên Giáp và các bác trong Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Có bác Huyên, bác Kim Sơn, chú Lê Viết Hoài… biết điều này.
Mặc dù được trời ban cho chút khả năng khác người bình thường nhưng với tôi, bác Võ Nguyên Giáp không chỉ như một người ông mà còn là một vị Thánh. Cả dân tộc, cả đất nước, thậm chí là cả thế giới thần tượng bác. Có những thời điểm thăng trầm hoặc những khó khăn của cuộc đời làm nhà ngoại cảm của tôi mà không ai hiểu được. Những lúc như vậy, tôi luôn luôn nghĩ đến bác và khi tìm đến bác để xin những lời khuyên, để cảm thấy tự tin hơn và có thêm sinh khí để tiếp tục công việc tìm hài cốt các liệt sỹ của mình.
Với trường hợp của liệt sỹ Phùng Chí Kiên, bác Võ Nguyên Giáp nói muốn đi tìm lại phần hài cốt đã mất. Nói đến chuyện đó, giọng bác nghẹn lại và không nói được nữa. Tôi thấy vậy và lên đường."
3. Phan Thị Bích Hằng lại cho biết thêm vào ngày 6/11/2003:
"Đứng ở đây nói nhưng tôi vẫn cảm giác mùi của cây bưởi ở nơi đó, cây bưởi có phần thủ cấp của liệt sĩ. Khi tôi tới nơi đó, tôi nghe có một giọng nói thì thầm: “Cháu hãy ra phía sau, chỗ gần gốc cây bưởi sẽ thấy phần thủ cấp"."
TỔNG HỢP TƯ LIỆU
Tư liệu dưới đây được cập nhật bắt đầu từ 27/10/2013 (có thông tin mới thì ghi bổ sung vào các khoảng thời gian đã tạm định vào 27/10/2013)
Dựa theo tài liệu cũ, có bổ sung, đem chỉnh lí để tiện theo dõi các sự kiện của năm 2008, như sau (bỏ qua phần khởi động đầu tiên):
- Tháng 4 năm 2008: Một đoàn đi tìm thủ cấp của liệt sĩ Phùng Chí Kiên hình thành. Gồm: Đại tá Nguyễn Huyên (Văn phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp), Đại tá Nguyễn Huy Văn, tức Kim Sơn (Ủy viên Thường trực Ban Liên lạc Việt Nam Giải phóng Quân do Trưởng ban, Thượng tướng Phùng Thế Tài ủy nhiệm), Võ Điện Biên (con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp), Nguyễn Văn Quang (đại diện họ tộc). Ngoài ra, còn có Đậu Xuân Đồng (phó đoàn luật sư Hà Tĩnh) cùng một số nhà báo.
- Cuối buổi chiều 19/4/2008, Đại tá Nguyễn Huy Văn, anh Võ Điện Biên và Thạc sĩ Phan Thị Bích Hằng đã đến thắp hương trên mộ liệt sĩ Phùng Chí Kiên tại Nghĩa trang Mai Dịch và vào chùa.
Bích Hằng đã đưa ra những chỉ dẫn từ xa (đường đi nước bước, vân vân, ở Bắc Cạn). Võ Điện Biên đã trực tiếp nghe và ghi chép lại (nhưng chưa rõ có ghi âm hay không).
Theo tra cứu hồi cố của một bạn, và của Mr. Khoằm, thì một đoạn (ghi lời phán của Bích Hằng để Võ Điện Biên ghi) đã bị Tiền Phong xóa bỏ. Cụ thể như sau (dẫn lại tổng kết của Mr. Khoằm ở comment của entry này): "Phần nội dung lời dặn (“lời phán”) của bà PTB Hằng đã được các biên tập viên Tiền phong nhanh chóng cắt bỏ, chỉ còn lại nội dung thắp hương tại mộ : “Cũng trong ngày hôm đó, anh Võ Điện Biên đã ghi lại toàn bộ lời hướng dẫn của Thạc sĩ Phan Thị Bích Hằng (vì chị không tham gia đi cùng đoàn ngày hôm sau), trong đó có nêu: “… Đi qua một chợ nhỏ, gần cầu Ngân Sơn, quan trọng là hướng Lũng Sao (phía Bắc huyện lỵ Ngân Sơn – PV), gần đó trước đây có đồi thông, trên đồi lúc đó có mấy mộ của người dân tộc, có cây nêu tượng trưng… Lúc đó, đầu được bọc trong cái khăn choàng trước ngực của người cắt tóc, cho vào hộp đựng đồ cắt tóc… đem đi chôn buổi đêm … Nhớ nhé, đi qua cầu Ngân Sơn, hướng Lũng Sao, bên trái đường lên trước đây có đồi quân dược…”.
"
Ghi bổ sung vào ngày 18/11/2003: "
1. Mộ phần của tướng Phùng Chí Kiên trong khuôn viên nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội, 2008):
2. Ghi chép của con trai Đại tướng (tại thời điểm ngày 19/3/2008), sau đã được giọng đọc Kim Tiến phát đi, như sau:
VTV đã nhầm ngày tới cả một tháng (đã nói ở trên). Tức "ngày 19 tháng 3 năm 2008" là sai. Đúng là "ngày 19 tháng 4 năm 2008". "
- Chủ nhật, ngày 20/4/2008, đoàn xuất phát từ Thủ đô, tới Bắc Cạn, đoàn được Bí thư Tỉnh ủy Mai Thế Dương, phó Bí thư Thường trực - Chủ tịch HĐND tỉnh - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Dương Đình Hân, thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo huyện Ngân Sơn thịnh tình tiếp đón.
Tối 20/4/2008, tại phòng họp giao ban Tỉnh ủy Bắc Cạn, trong buổi trao đổi ý kiến, anh Võ Điện Biên cũng báo cáo với đồng chí Dương Đình Hân - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND Tỉnh, và Bí thư Huyện ủy Ngân Sơn Nông Văn Chí về những thông tin mà đoàn nắm được.
- (theo tin của VTC) Sau 3 ngày tìm kiếm tại địa bàn, thì mọi người đã khoanh vùng tìm kiếm. Nhà ngoại cảm Bích Hằng vào cuộc. Vị trí khai quật được xác định thuộc tiểu khu 1, xã Vân Tùng (Ngân Sơn). Tuy nhiên, chiều hôm đó, Phan Thị Bích Hằng có việc đột xuất, nên phải về Hà Nội. Việc khai quật vẫn tiếp tục và Bích Hằng chỉ đạo qua điện thoại. Tuy vậy, VTC đã sai về ngày như sau (không phải là đầu tháng 5 mới đi):
- 11 giờ 55' ngày 23/4/2008, mọi người trong đoàn xác định được vị trí mà có thể cụ Vũ Công Vẹo đã chôn cất thủ cấp.
Khoảng 21 giờ tối hôm đó, đoàn đã có buổi gặp gỡ và báo cáo với đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Mai Thế Dương về sự việc trên đồng thời xin ý kiến chỉ đạo công tác bảo vệ hiện trường và thời điểm để cất bốc thủ cấp. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhất trí và định thời gian khai quật là sau ngày 5/5/2008.
- Ghi thêm của tôi: hiện không biết đoàn đi đâu, làm gì trong khoảng thời gian từ 24/4 đến khoảng 5-6/5/2008 ? Thời gian không phải là một hay hai ngày, mà là, cả hai tuần đấy.
Theo thông tin mới, thì trong thời gian đó, đoàn có tới Mai Dịch một lần nữa để gặp tướng quân (thông qua Bích Hằng):
"Thứ bảy, 28/09/2013 03:47 SATiếp tục, theo yêu cầu của bà Hằng, đoàn tìm kiếm phải quay về Hà Nội. Tại đây, bà Bích Hằng cùng với đoàn tìm kiếm đã có cuộc viếng mộ Tướng Phùng Chí Kiên ở nghĩa trang Mai Dịch, để “trò chuyện với vong linh của ông”. Nhớ lại quãng thời gian đó, bà Trương Thị Đông, 63 tuổi, trú tại làng Thổ Quan, xã Diễn Yên (Diễn Châu – Nghệ An) - cháu ruột của Tướng Phùng Chí Kiên, kể lại với đôi mắt ngấn lệ và giọng nghẹn ngào: “Khi mọi người có mặt đông đủ tại nghĩa trang Mai Dịch, bà Bích Hằng đã gọi vong chú Vỹ lên để trò chuyện.
Khi đang gọi vong chú Vỹ, thì điện thoại của Bích Hằng liên tục đổ chuông nhưng Bích Hằng không nhúc nhích mà tiếp tục lầm rầm khấn vái. Bà Hằng nói: “Bác (Tướng Phùng Chí Kiên – PV) cảm ơn đoàn cán bộ đã giúp Bác và gia đình. Còn việc tìm phần hài cốt còn lại của bác giống như việc mò kim đáy biển, không biết có hoàn thành được không.
Tuy nhiên, đó là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thì dẫu đó có là một đám đất đen thì bác cũng vui lòng”. Sau đó, vong chú Vỹ yêu cầu được nói chuyện với tôi về gia đình, chia sẻ những điều trăn trở về gia đình thời gian hiện tại.
- Chiều 7/5/2008, đông đảo các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh Bắc Cạn cùng đoàn tìm kiếm thủ cấp Liệt sĩ Phùng Chí Kiên có mặt tại Tiểu khu I, xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn.
Đang điều trị tại Bệnh viện Quân đội 108, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn theo sát từng bước đi tìm kiếm của đoàn. Đại tướng điện cho con trai Võ Điện Biên, sau đó, nói chuyện trực tiếp với Bí thư Huyện ủy Ngân Sơn Nông Văn Chí và Đại tá Nguyễn Huyên rồi gửi lời chúc sức khỏe, cảm ơn và động viên tất cả mọi người.
Ghi bổ sung vào 11/11/2013:
" Lúc đó, cụ đang ở Hà Nội, biết tin qua điện thoại di động người con trai cả (lúc đó đang đứng trước nấm mộ), liền lần lượt nói chuyện (bằng điện thoại của Võ Điện Biên chuyển cho) với: Bích Hằng, Bí thư huyện Ngân Sơn, và thư kí Nguyễn Huyên.
- Khai quật vào ban đêm: Đúng 1 giờ 30 ngày 8/5/2008, công việc khai quật được bắt đầu. Cho đến 7 giờ 40' sáng cùng ngày thì hoàn tất. Các hiện vật tìm được đã được niêm phong vào trong một bọc đỏ. Sau đó, "Biên bản đào bới, khai quật mộ liệt sĩ" được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Cạn lập, các cơ quan chức năng và đoàn thể địa phương cùng đại diện gia đình là ông Nguyễn Văn Quang ký vào biên bản.
- Ghi thêm của tôi: Không biết thời gian ngày 7 và 8/5/2008, Bích Hằng có ở tại hiện trường khai quật không ?
Để trả lời câu hỏi trên, tôi và Mr. Khoằm đang tạm tin theo lời của một người "tự xưng" là có tham gia vào đoàn đi Bắc Cạn. Qua lời người này, thì thấy Bích Hằng có mặt ở khu vực khai quật vào hai ngày hôm đó. Có thấy hướng dẫn về mặt tâm linh (cúng cháo, cầu siêu). Cụ thể lời thuật của người "tự xưng", như sau (cụ Kiên về đều qua Bích Hằng cả):
Một câu chuyện nhỏ về tìm mộ Liệt sỹ-Phùng Chí Kiên 18 Tháng Bảy, 2008, 10:39:10 PM Chúng tôi gặp bác Kiên 3 lần, 2 lần ở Mai Dịch, lần thứ ba tại Ngân Sơn, tại nghĩa trang liệt sĩ huyện và tại điểm chôn đầu của bác Kiên. Nói chuyện với bác thương lắm. Nhất là hôm chúng tôi làm lễ cầu siêu cho bác cùng đồng bào chiến sĩ Bắc Cạn tại chùa Thạch Long, đúng ngày 7-5 theo đề nghị của bác Kiên. Chúng tôi và cả nhà chùa cùng sơ xuất, không có cháo. Lúc ở Ngân Sơn bác bảo: " Đi làm cách mạng xác định chết đường chết chợ, chỉ mong được bát cháo lá đa lá mít, mà sáng nay các cháu lại quên. Sáng nay bác rủ anh em đến đông lắm!" Bác rất hóm, nói chuyện còn pha trò vui vẻ, lạc quan. Lúc mới bày lễ thắp hương trước khi đào tìm, bác nói qua Bích Hằng ; "Các cháu chia lễ làm hai. Chạnh lòng lại nhớ đến Đức Xuân" (Đức Xuân là đồng chí cơ sở bị địch giết và cũng chặt đầu bêu cọc năm 1942) Chuyện rất dài. Không thể kể hết được. Tóm lại, các anh hùng liệt sĩ, tổ tiên ông bà chúng ta vẫn đang sống bên cạnh chúng ta, dõi theo cuộc sống của chúng ta. Chỉ tiếc là người âm nhiều khi lực bất tòng tâm, không diệt được hết bọn tham quan hại nước hại dân. Bác nào muốn tìm hiểu về chuyện này thì liên lạc với tôi. Sắp tới sẽ có hội thảo về đc Phùng Chí kiên, nhưng những chuyện âm dương này thì không công bố đâu. (chỉ có hình ảnh trên phim thôi) Trước khi đi Ngân Sơn, Bích Hằng đề nghị Đoàn tìm kiếm cùng gia đình làm lễ cầu siêu tại chùa Phúc Khánh, HN. Sư thầy Hải Hoà kể lại: "1 giờ đêm tôi tỉnh dậy, thấy đầu bác Kiên về Tam Bảo. Bác gầy lắm, và rất đói. Lúc đó không có gì,tôi đành ăn tạm quả xoài." (chờ hôm sau mới làm cơm cúng.)
Mấy hôm sau ra Mai Dịch, bác Kiên "Cảm ơn nhà sư đã cho tôi ăn khi đói." Và nói "Lâu lắm mới được ăn cơm, vì ở mộ không ai làm cơm cúng." Lúc tàn hương, khi bác Kiên vừa đi, Hằng lại gặp cụ Dốc là anh ruột bác (cũng mất lâu rồi). Cụ còn nhắc lại bữa cơm cuối cùng ở quê trước khi bác Kiên đi "Nấu cá mát sông Giăng cho em ăn, không ngờ đấy là lần cuối cùng...".
Sau đấy mọi người phải nhắc gia đinh làm cơm cúng phải có cá kho. Ở Mai Dịch có chú Kim Sơn, Cứu quốc quân cũ. Bác Kiên bảo : " Đồng chí Kim Sơn là cánh của đc Chu Văn Tấn à? Quý hoá quá. Cứu quốc quân dưới suối vàng tôi gặp thường xuyên. Hôm nay có người cứu quốc quân đến thắp hương cho tôi, âm dương thế này thật hiếm." Sau đợt này, tôi vỡ ra nhiều điều.(các điều khác trước đây đã biết rồi). Thứ nhất, cơm cúng phải có đồ ăn dân tộc, thường ngày các cụ vẫn ăn. (gà qué sang trọng cũng ko ăn thua). Thứ hai, cầu siêu vô cùng quan trọng, và cháo lá đa lá mít phải có đủ cho các linh hôn ko nơi trú ẩn và ko được người thân biết."
Tuy nhiên, lúc cất bốc trực tiếp thì Bích Hằng không có mặt (đã trở về Hà Nội và chỉ đạo công việc tiếp theo qua điện thoại):
"Kỳ 2: Chỉ ra sự thật về “nhà ngoại cảm” Phan Thị Bích Hằng trong vụ tìm hài cốt tướng Phùng Chí Kiên Thứ bảy, 28/09/2013 03:47 SA Ngày 7/5/2008, theo đúng như lịch đã lên, đoàn tìm kiếm quay trở lại bãi đồng hoang tại huyện Ngân Sơn – Bắc Kạn để cất bốc phần còn lại của hài cốt Tướng Phùng Chí Kiên. Trong đoàn tìm kiếm lần này có thêm “nhà ngoại cảm” Phan Thị Bích Hằng. Vào cuối ngày 7/5/2008, sau khi đến khu vực đã tìm kiếm trước đó, bà Bích Hằng có thắp hương khấn vái. Lúc này, bà Bích Hằng tiếp tục nhận được cuộc điện thoại không rõ từ đâu gọi đến. Sau khi nghe xong cuộc điện thoại, bà Bích Hằng bất ngờ cho đoàn tìm kiếm biết mình có việc phải về gấp, không ở lại tham gia cất bốc cùng đoàn được. Tất cả những điều liên quan đến việc cất bốc, bà Bích Hằng hứa sẽ hướng dẫn qua…điện thoại.
Việc bà Bích Hằng bỗng nhiên ra về vì “có việc gấp” khiến cho cả đoàn vô cùng ngỡ ngàng, nhưng lịch cất bốc đã lên, không thể hoãn. Chính vì thế, cuộc khai quật nơi bà Bích Hằng chỉ dẫn vẫn được diễn ra, với sự tham gia chứng kiến của đầy đủ ban, ngành, đoàn thể tỉnh Bắc Kạn. Vị trí khai quật thuộc địa bàn Tiểu khu 1, xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn. 1h30 ngày 8/5, việc khai quật chính thức bắt đầu.
“Khi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn, họ đã nói rõ tìm thấy đầu mà không thấy răng thì không phải đầu người. Vì thế, đến 4h sáng, việc tìm kiếm chưa thể kết thúc vì không thấy chiếc răng nào. Khi cuộc khai quật khu đất đang diễn ra trong đêm khuya thì đèn bất ngờ phụt tắt, điện mất khiến cho công cuộc tìm kiếm vô cùng khó khăn và lâm vào bế tắc.
Lúc này, bà Bích Hằng lại tiếp tục chỉ đạo từ xa bằng điện thoại, bà Bích Hằng bảo rằng do chú Vỹ không muốn anh em vất vả làm việc trong đêm khuya mà ảnh hưởng tới sức khỏe nên sáng mai đúng 7h sẽ tìm thấy. Đúng như lời bà Hằng, 7h sáng hôm sau thì tìm thấy mẩu xương được cho là răng của cụ nhà tôi. Việc tìm kiếm kết thúc.
Sau đó, biên bản đào bới, khai quật mộ liệt sĩ Phùng Chí Kiên được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Kạn lập, các cơ quan chức năng và đoàn thể địa phương cùng đại diện gia đình là bà Trương Thị Đông, đại diện cho người thân của liệt sĩ ký vào biên bản."
- Cùng trong ngày 8/5/2008, tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, thay mặt Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Cạn, Trung tá Hoàng Bình Tĩnh bàn giao bọc đỏ được niêm phong cho ông Đào Tất Vinh, đại diện Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng dưới sự chứng kiến của Phó Chủ tịch tỉnh Bắc Cạn Hoàng Thị Tảo, đại diện gia đình và đoàn tìm kiếm.
- Ngày 1/8/2008, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có gửi một thư, như sau:
Đồng chí Phùng Chí Kiên tham gia Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội rất sớm, sang Trung Quốc hoạt động từ năm 1925, được dự lớp bồi dưỡng cán bộ cách mạng của Bác Hồ ở Quảng Châu, được Bác Hồ cử đi học Trường quân sự Hoàng Phố. Về sau đồng chí sang Liên Xô học ở Trường Đại học Phương Đông. Trở lại hoạt động ở Trung Quốc, đồng chí tham gia chuẩn bị và dự Đại hội lần thứ nhất của Đảng tại Ma Cao, được bầu vào Trung ương, sau đó được bầu vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng, phụ trách Ban Hải ngoại. Đầu năm 1940, tôi và anh Phạm Văn Đồng được Đảng cử sang Trung Quốc để gặp Bác Hồ. Chúng tôi có gặp anh Phùng Chí Kiên và một số đồng chí ở Côn Minh. Tôi may mắn được cùng ở chung nhà với anh Phùng Chí Kiên một thời gian, chúng tôi sống với nhau rất thân thiết. Lúc đó anh phụ trách chúng tôi và tổ chức cho chúng tôi đi gặp đồng chí Vương tức Bác Hồ ở Thúy Hồ.
Đến tháng 6 năm 1940, chúng tôi về Quế Lâm. Một thời gian sau, anh Phùng Chí Kiên, anh Vũ Anh và một số đồng chí khác tập họp ở Quế Lâm, do anh Phùng Chí Kiên phụ trách. Sau đó, chúng tôi chuyển về Tĩnh Tây. Tại đây, chúng tôi mở lớp học cho số anh em thanh niên từ Cao Bằng sang. Bác Hồ phân công chúng tôi viết các chuyên đề về điều tra, tuyên truyền, tổ chức. Viết xong, anh Kiên được phân công ngồi trên nhà sàn đọc lại, sau đó biên soạn thành cuốn “Con đường giải phóng”. Bác Hồ, anh Kiên, tôi, các anh Phạm Văn Đồng, Cao Hồng Lĩnh, Vũ Anh, Đặng Văn Cáp… cùng nhau ăn Tết Tân Tỵ ở Nậm Quang. Đến ngày mồng 2 Tết, Bác Hồ, anh Kiên và một số đồng chí khác về Pác Bó.
Về nước, Anh tham gia Hội nghị Trung ương 8, tháng 5 năm 1941. Hội nghị đã đề ra nghị quyết về cách mạng giải phóng dân tộc – một nghị quyết rất quan trọng và cực kỳ cơ bản cho cách mạng nước ta tiến lên mạnh mẽ, có thể tập hợp mọi người yêu nước vào Mặt trận Việt Minh. Anh Kiên được phân công phụ trách Cứu quốc quân, chiến khu Bắc Sơn. Khi địch khủng bố trắng, Anh dẫn một lực lượng vũ trang rút về hướng Cao Bằng. Trên đường rút lui bị địch phục kích. Anh đã bị thương, bị địch bắt, hành hạ rất dã man, Anh vẫn kiên cường giữ vững khí tiết cách mạng; chúng đã chặt đầu Anh để khủng bố tinh thần quần chúng.
Đồng chí Phùng Chí Kiên đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng để lại tấm gương anh hùng, bất khuất của người chiến sĩ cách mạng tiêu biểu cho Đảng ta, quân đội ta.
Đồng chí Phùng Chí Kiên là vị tiền bối cách mạng, một cán bộ cấp cao của Đảng, được Bác Hồ và Trung ương phân công phụ trách quân sự đầu tiên. Đồng chí là một cán bộ có đức độ và tài năng, cả chính trị và quân sự, được đào tạo cơ bản, nhạy bén phát hiện tình hình, sống gần gũi, hòa mình với đồng chí, đồng bào, nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị của Bác và Trung ương. Đồng chí Phùng Chí Kiên là một trong những cán bộ lãnh đạo tiền bối đã có công lao to lớn đối với Đảng ta, quân đội ta, không chỉ về mặt tổ chức mà cả về đường lối cách mạng. Năm 1947, Bác Hồ đã ký quyết định truy phong hàm cấp tướng đầu tiên cho đồng chí Phùng Chí Kiên. Đây là lần phong hàm cấp tướng đầu tiên của quân đội ta.
Tôi hoan nghênh Bộ Quốc phòng phối hợp với Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức Hội thảo khoa học về đồng chí Phùng Chí Kiên. Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa, vừa để nghiên cứu lịch sử, hiểu biết rõ hơn, đầy đủ hơn về quá trình hoạt động cách mạng và tôn vinh công lao của đồng chí Phùng Chí Kiên đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của quân đội và nhân dân ta; vừa nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Qua kết quả cuộc Hội thảo này, tôi đề nghị Viện Lịch sử quân sự, Viện Lịch sử Đảng cần nghiên cứu, bổ sung vào lịch sử Đảng, lịch sử quân đội đầy đủ hơn về hoạt động và vai trò đồng chí Phùng Chí Kiên trong thời kỳ đầu cách mạng nước ta.
Chúc các đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc.
Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.
Chào thân ái!
Hà Nội, ngày 1 tháng 8 năm 2008
Đại tướng Võ Nguyên Giáp"
- Bọc đỏ đã niêm phong được giữ tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng cho đến hết ngày 14/8/2008. Đến ngày 15/8/2008 thì được giao cho Viện Pháp y Quân đội.
Văn bản mà VTV mới công bố (2013):
Thật ra, từ năm 2012, trên Giáo dục Việt Nam đã đăng tải cái kết quả này (hiện nay, bài mang tư liệu này đã bị chính Giáo dục Việt Nam xóa bỏ:
- Như vậy, từ 8/5 đến 15/8 năm 2008, tới cả 3 tháng, cái bọc đỏ được bảo quản ở Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng.
Có chi tiết sau trong các ngày đó (theo Lê Mã Lương): "Ngày 24 tháng 6 năm 2008, anh Nguyễn Văn Quang (cháu của ông Nguyễn Mỹ, em ruột của đồng chí Phùng Chí Kiên) đã trao cho Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam bằng, huân chương và những kỷ vật: Mâm gỗ, đĩa, nậm rượu, lọ sành là những đồ dùng sinh hoạt của gia đình cụ Nguyễn Khoản và Trần Thị Cúc (cha và mẹ của đồng chí Phùng Chí Kiên)."
- Liền ngay sau đó, là hội thảo về Phùng Chí Kiên (17 - 18/8/2008, tại Nghệ An)
"Phát huy tinh thần cách mạng Phùng Chí Kiên vào công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước hôm nay
Ngày 18/8/2008. Cập nhật lúc 13h 40'
(ĐCSVN)-Hôm nay 18-8, sau 63 năm ngày hy sinh của đồng chí Phùng Chí Kiên, tại thành phố Vinh, Nghệ An đã diễn ra cuộc hội thảo về Nhà Chính trị - Quân sự, Người cộng sản Phùng Chí Kiên do Bộ Quốc phòng phối hợp với Tỉnh uỷ Nghệ An tổ chức.
Tham dự hội thảo có thượng tướng Phan Trung Kiên, - Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Quân uỷ Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đồng chí Nguyễn Thế Trung, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An cùng nhiều nhà khoa học, nghiên cứu lịch sử trong và ngoài quân đội, với trên 60 tham luận."
- Kết quả giám định ADN có sau hội thảo trên (16/9/2008)
"Kỳ 2: Chỉ ra sự thật về “nhà ngoại cảm” Phan Thị Bích Hằng trong vụ tìm hài cốt tướng Phùng Chí Kiên
Thế nhưng vào một ngày cuối tháng 9/2008, khi bà Trương Thị Đồng cùng người con trai nhận được giấy báo lên làm việc với đại diện Bộ Quốc phòng, đã không khỏi bất ngờ trước bản kết luận giám định ADN về phần được tìm thấy trong cuộc tìm kiếm ở Bắc Kạn, đó chỉ là mảnh sành, đất vụn và xương lợn rừng!
Cụ thể, thông báo số 288, ngày 16/9/2008 của Viện Pháp y Quân đội – Bộ Quốc phòng nêu rõ: “Những mẫu vật mà Viện này nhận được, sau khi giám định đã xác định gồm: Đất lẫn đá vụn, 13 mảnh sành và 3 mảnh đá nhỏ, 1 răng lợn rừng. Theo kết quả đó, công văn này kết luận: Mẫu vật gửi tại Khoa giải phẫu Bệnh viện 108 không phải là một phần hài cốt của đồng chí Phùng Chí Kiên”.
“Cầm bản thông báo kết quả giám định trên tay mà tôi và người con trai thấy sa sẩm mặt mày, mọi hy vọng, niềm vui bỗng chốc sụp đổ ngay trước mặt. Người con trai tôi đã không giữ được bình tĩnh… Trong suốt cuộc tìm kiếm, bà Phan Thị Bích Hằng miêu tả đúng đến từng chi tiết nhưng tại sao bản xét nghiệm lại sai?
Đó vẫn là một câu hỏi lớn mà gia đình tôi không thể nào giải thích được. Ngay sau đó, hai mẹ con tôi trở về quê nhà, triệu tập cuộc họp hội đồng gia tộc để thông báo về kết quả cuộc tìm kiếm. Thế là niềm trăn trở, sự mong mỏi của cả gia tộc lại rơi vào bế tắc. Từ khi biết được những thứ tìm thấy không phải là phần hài cốt còn lại của chú Vỹ, bà Bích Hằng cũng không có lần nào liên hệ lại với gia đình để bày tỏ lòng cảm thông hay chia sẻ với chúng tôi”, bà Đông nói trong nước mắt."
- Thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ghi ngày 23/12/2008 (đưa bổ sung ngày 8/11/2013) Trước đó, thì có thư của gia đình cụ Phùng Chí Kiên gửi Đại tướng: - Phim của VTV (2008): - Thư của gia đình tướng Phùng Chí Kiên ghi ngày 7/2/2009 (đưa bổ sung ngày 8/11/2013): Qua thư này, có thể tạm đoán: sau khi đã đi giám định ADN (nhưng không thành) tại Viện Pháp y Quân đội, phần hài cốt đó đã được gửi trả lại cho Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng. - - ---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- 67 năm sau, tính từ ngày thủ cấp "đáng ba tạ muối" bị hạ để bêu : 22/8/1941 - 8/5 và 15/8 năm 2008- Đề nghị VTV và Viện Pháp y Quân đội đưa bằng chứng xác thực, trước khi phán lung tung - Phùng Chí Kiên, cha con Võ Đại tướng, và Phan Thị Bích Hằng (tư liệu) - Đội Du kích Bắc Sơn : 32 chiến sĩ, 14/2/1941, rừng núi Lạng Sơn - Phùng Chí Kiên (1901-1941) : Vị tướng quân đầu tiên và cái thủ cấp đáng ba tạ muối |
Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách
▼
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.