Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

30/12/2024

Bảo đảm an ninh tôn giáo trên không gian mạng

Cập nhật thông tin từ các nơi. Đầu tiên là tin từ báo Nhân Dân.

Các bổ sung và cập nhật thì dán dần lên ở bên dưới như mọi khi.

Tháng 12 năm 2024,

Giao Blog


---


Bảo đảm an ninh tôn giáo trên không gian mạng
Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên không gian mạng đã xuất hiện từ lâu ở Việt Nam và gần đây có sự phát triển mạnh mẽ, nhất là trong và sau đại dịch Covid-19. Hoạt động này được thực hiện thông qua các website của tổ chức tôn giáo và các mạng xã hội với rất nhiều hình thức như giảng đạo, truyền đạo, đào tạo chức sắc, chức việc, bồi dưỡng giáo lý, xuất bản kinh sách điện tử, hội thảo, sinh hoạt tôn giáo...


Ảnh minh họa: Công an huyện Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng) tuyên truyền vận động người dân thực hiện lối sống văn minh, tuân thủ pháp luật trong một buổi sinh hoạt tại điểm nhóm Tin lành người H’Mông xóm Nà Ca, thị trấn Pác Miầu. (Ảnh: THÀNH SƠN)
Ảnh minh họa: Công an huyện Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng) tuyên truyền vận động người dân thực hiện lối sống văn minh, tuân thủ pháp luật trong một buổi sinh hoạt tại điểm nhóm Tin lành người H’Mông xóm Nà Ca, thị trấn Pác Miầu. (Ảnh: THÀNH SƠN)

Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, thực tiễn thời gian qua cho thấy, có không ít tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thông qua không gian mạng để đăng tải thông tin liên quan tôn giáo vì mục đích chính trị, đưa ra các nhận định thiếu khách quan, thiếu thiện chí, thậm chí xuyên tạc đời sống tôn giáo của nhân dân để vu cáo Nhà nước Việt Nam đàn áp tự do tôn giáo và kích động chống phá chính quyền, tuyên truyền mê tín dị đoan, trái thuần phong, mỹ tục của dân tộc...

Có thể kể đến như “Hội thánh Tin lành đấng Christ” dùng các ứng dụng trò chuyện trên mạng để tập hợp tín đồ là người dân tộc thiểu số ở trong nước liên kết với các nhóm đối tượng phản động người Việt lưu vong lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo để chống phá Việt Nam, đòi thành lập “nhà nước riêng, tôn giáo riêng” cho người dân tộc thiểu số. Một số hiện tượng tôn giáo mới, “tà đạo”, “đạo lạ” (Pháp luân công, Thanh Hải Vô thượng sư, Pháp môn diệu âm, “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ”, “Năng lượng gốc Trống đồng Việt Nam”...) gia tăng sử dụng mạng xã hội để lôi kéo người tham gia.

Bên cạnh đó, còn có các hoạt động tuyên truyền mê tín dị đoan, trục lợi như: “Câu lạc bộ tình người”; nhóm “Trừ quỷ Bảo Lộc”; hoạt động “cúng oan gia trái chủ, trục vong” tại chùa Ba Vàng, Quảng Ninh...; hay lợi dụng không gian mạng để tuyên truyền xuyên tạc, xúc phạm, chia rẽ tín ngưỡng, tôn giáo của các tổ chức, cá nhân như: “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ”, “Lương Gia Long” hay “Lương Chính Khang” tuyên truyền mê tín dị đoan, sai lệch về phương pháp phòng chống dịch Covid-19; xuyên tạc, xúc phạm Đạo Mẫu Việt Nam và các Anh hùng, liệt sĩ đã có công với đất nước.

Gần đây cũng nổi lên một số hiện tượng một số tu sĩ Phật giáo có những bài thuyết giảng trên các nền tảng mạng xã hội với nội dung công kích các tôn giáo khác, gây bất bình trong cộng đồng các tôn giáo; bị các thế lực xấu lợi dụng, xuyên tạc và kích động các hoạt động phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo.

Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên không gian mạng đang diễn biến phức tạp song công tác đấu tranh, xử lý còn nhiều bất cập.

Khung pháp lý hiện hành của Việt Nam chưa có điều khoản cụ thể để điều chỉnh hoạt động đăng tải thông tin tôn giáo và liên quan tôn giáo trên không gian mạng.

Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên không gian mạng đang diễn biến phức tạp song công tác đấu tranh, xử lý còn nhiều bất cập. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay các hoạt động tôn giáo diễn ra nhiều nhưng không cần xin phép, không cần địa điểm, không kiểm soát được số người tham gia; một số hoạt động lệch chuẩn, lợi dụng tín ngưỡng, tâm linh có yếu tố mê tín dị đoan diễn ra rầm rộ trên môi trường mạng, gây dư luận bức xúc trong xã hội và trong cộng đồng các tín ngưỡng, tôn giáo.

Trong khi đó, khung pháp lý hiện hành của Việt Nam chưa có điều khoản cụ thể để điều chỉnh hoạt động đăng tải thông tin tôn giáo và liên quan tôn giáo trên không gian mạng.

Vì vậy, trong thời điểm chưa bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định và hình thức xử lý vi phạm; các cơ quan hữu quan cần tăng cường tuyên truyền, trang bị kiến thức về pháp luật an ninh mạng, Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho tổ chức, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo, nhất là giúp công nhân, người lao động nâng cao ý thức làm chủ và an toàn an ninh mạng, cảnh giác với các hoạt động tuyên truyền lôi kéo của các “tà giáo”, tổ chức, cá nhân lợi dụng không gian mạng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật; chủ động phát hiện những tin xấu, độc, ảnh hưởng đến thuần phong, mỹ tục và sự lành mạnh của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, những hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, hoạt động “tà giáo, tà đạo” để chấn chỉnh, xử lý kịp thời.


Vĩnh Khang

https://nhandan.vn/bao-dam-an-ninh-ton-giao-tren-khong-gian-mang-post853229.html?fbclid=IwY2xjawHfBh1leHRuA2FlbQIxMQABHWVQpgOyTj1brjO2-v2g_hqQN_kO6Bfqd6gpJxb2jnbzF3E7y5s_KqJOQA_aem_IIVb0HxGF66LW5CKiw9ziQ

..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.