Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

10/10/2024

"Phủ Vân Cát" 2024 của nhóm Nguyễn Xuân Diện - nhiều sai lầm và độc hại (sắc phong) – 1b

Bài 1b (tiếp cho bài 1, tức 1a)

Phủ Vân Cát (2024) là tên gọi tắt, của tôi, về cuốn sách vừa ra mắt của nhóm soạn giả Nguyễn Xuân Diện (NXD).

địa phương Phủ Giầy (Phủ Dầy) Nam Định, thì đã có dòng họ Trần Lê (dòng họ sản sinh ra Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy) liền lên tiếng ngay lập tức, bằng một lá đơn kiến nghị, gửi các cơ quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin Truyền thông, đề nghị thu hồi cuốn sách bởi nhiều nội dung sai sự thực, góp phần tuyên truyền sai về giá trị di tích (đây là một điểm bị nghiêm cấm trong Luật Di sản văn hóa). 

Lá đơn của họ Trần Lê đã được gửi tới các cơ quan có trách nhiệm trực tiếp vào ngày 20/9/2024. 

Ngay trong ngày 20/9/2024, Nhà xuất bản Thế giới đã gửi công văn tới NXD.

NXD không trả lời Nhà xuất bản, mà vẫn cố tình tổ chức lễ ra mắt sách tại Bảo tàng Phụ nữ vào ngày 21/9/2024.

Đến ngày 23/9/2024, NXD mới viết giải trình cho Nhà xuất bản như việc đã rồi.

Đã có nhiều phản biện trên không gian mạng cho thấy cuốn sách của nhóm NXD mang danh khoa học mà hoàn toàn không có bất cứ căn cứ tin cậy nào. “Chứng cớ” của sách chỉ là tiểu thuyết văn học, thần tích đi “chép” vào năm 1938, hoành phi câu đối văn bia có niên đại rất muộn (thế kỉ 19, 20, 21) mà có nhiều nghi vấn về tính xác thực.

Nhìn toàn cục, các luận điểm mà họ Trần Lê đưa ra trong các đơn và các ý kiến phản biện trên mạng đối với sách của nhóm NXD đều chính xác. Có thể đi đến kết luận chung: sách của nhóm NXD là một sản phẩm khoa học kém cỏi. Đây là một cuốn sách tồi tàn về khoa học, độc hại về mọi phương diện, xứng đáng cần thu hồi như kiến nghị của dòng họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định.

1. Còn ở đây, với tư cách bạn đọc, đầu tiên tôi nói riêng về phần sắc phong trong sách này. Chưa tính các nội dung khác, chỉ riêng phần sắc phong đã cho thấy đây là một cuốn sách nhiều sai lầm và nguy hại, đáng bị thu hồi ngay lập tức.

Sở dĩ nói trước về sắc phong trong sách của nhóm NXD, là bởi trước đó, vào ngày 16/9/2024, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) đã ra một công văn quan trọng (số 1003/DSVH-DT) với nội dung “dừng việc làm mới sắc phong, hủy bỏ các sắc phong mới tại Phủ Vân Cát” (tiêu đề một bài của báo Văn Hóa). Việc “làm mới sắc phong” của Phủ Vân Cát bị dừng lại vào ngày 16/9/2024, thật ra, đã là lần “làm mới” thứ 2 rồi (không phải lần đầu). Tính đến nay, Phủ Vân Cát đã có 2 lần “làm mới sắc phong” (sự kiện năm 2022, sự kiện năm 2024).

Là một học giả trong ngành khoa học xã hội, tôi nhận thấy, công văn số 1003 văn kiện mang tính lịch sử, cần được ghi nhớ trong quá trình vận hành gần 1/4 thế kỉ của Luật Di sản văn hóa (bắt đầu có hiệu lực từ năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2009). Nội dung của công văn là tiếng nói chính thức, trách nhiệm và quyết liệt, vào tháng 9 năm 2024, của cơ quan quản lí di sản văn hóa của quốc gia, trước các hiện thực vi phạm Luật Di sản văn hóa trong mảng "di sản tư liệu" (hẹp hơn nữa là di sản "sắc phong").

Trong bối cảnh đó, sử dụng 4 trang của phần sắc phong trong sách, nhóm NXD cố tình quảng bá về nhóm sắc phong bản sao (bản tự khai) của xã Vân Cát thời Nguyễn do lí dịch xã này thực hiện vào năm 1938. Vào đầu năm 2022, trong khuôn khổ một cuộc khảo sát do Bảo tàng tỉnh Nam Định chủ trì, tôi đã chứng minh đây là nhóm bản sao sắc phong hoàn toàn ngụy tạo, cho dù đang được bảo quản trong các kho lưu trữ ở trung ương. Ngụy tạo gồm: ngụy tạo về niên đại, ngụy tạo về địa danh, ngụy tạo về thể thức, ngụy tạo về nội dung. Bảo tàng tỉnh Nam Định đã có hồ sơ cụ thể về nhóm sắc phong ngụy tạo này từ đầu năm 2022. Vào năm 2023, chúng tôi đã có văn bản giải trình cụ thể thêm về nhóm bản sao ngụy tạo năm 1938 này để gửi các cơ quan công quyền ở Nam Định, đồng thời cũng chia sẻ tới các học giả có hiểu biết về sắc phong của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Sách của nhóm NXD xuất bản năm 2024 lại đang quảng bá cho nhóm sắc phong ngụy tạo. Nhóm NXD dùng sắc phong ngụy tạo để tuyên truyền sai lệch về lịch sử, về giá trị của di tích Phủ Vân Cát nói riêng và quần thể Phủ Giầy Nam Định nói chung. Đây chính là một điểm bị nghiêm cấm bởi Luật Di sản văn hóa.

Phủ Giầy (Phủ Dầy) là di tích quốc gia, không thể bị tuyên truyền sai lệch bởi những cá nhân có dã tâm như NXD. Chúng ta không thể ngồi yên.

Chúng tôi kiến nghị Cục Di sản văn hóa cần tiếp tục lên tiếng. Chúng tôi kiến nghị Cục Xuất bản cần nhanh chóng thẩm định nội dung cuốn sách và thu hồi kịp thời.

2.  Đầu tiên, về phần sắc phong trong sách của nhóm NXD, tôi nói về sự đạo văn (ăn cắp). Các bài 1 (gồm a, b,…) là dành để nói về việc đạo văn trong phần sắc phong của sách.

Ở bài 1(tức 1a), tôi đã nói nhanh các điểm sau:

- Cặp đôi Nguyễn Xuân Diện - Trần Ngọc Đông, tác giả của phần sắc phong trong sách, đã không ngần ngại ăn trộm một cái bảng thống kê trong bài viết đã công bố năm 2018 của chính tôi (chủ nhân Giao Blog).

-  Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông là hai nhân vật nổi danh đạo văn xưa nay. Ngay sách “Phủ Vân Cát” đã thấy gương mặt đạo chích hiện lên rất rõ.

-  Phần sắc phong trong sách chỉ vẻn vẹn có 4 trang, mà cái bảng thống kê chiếm gần 1 trang ! Về dung lượng thì là chiếm gần 1 trang, còn về nội dung thì có thể xem là “đáng giá” nhất trong phần sắc phong.

-  Ăn trộm quen rồi, từ ăn trộm cái nhỏ đến ăn trộm cái to. Lười biếng nên không tự làm ra sản phẩm, chỉ quen thói trộm đồ của người khác. Trong lúc lười biếng, thì cũng có thể biến báo đồ ăn trộm đi chút xíu, nhưng không khó để nhận ra sự vụng về !

- Thêm nữa, do lười biếng mà ăn trộm, nên đã vô tình ăn trộm luôn cả các lỗi (bao gồm cả lỗi nội dung, lỗi kĩ thuật) nằm trong tư liệu gốc (tư liệu bị ăn trộm). Tư liệu gốc sai thì bản ăn trộm cũng sai theo.

3.  Bây giờ, đi lại 4 trang sách (trang 168-171) của phần sắc phong do Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông viết, để thấy vai trò quan trọng của cái bảng thống kê nằm ở trang 3 (trang 170 của sách).

Cụ thể như sau.



4. Đồ ăn trộm,  nói hài hước theo dân gian, thì là “xôi giống xôi” và “thủ giống thủ” ! Thêm nữa, “xôi rất giống xôi” mà “thủ rất giống thủ”.

Trước tiên, cho thấy “xôi giống xôi” hay “xôi rất giống xôi” (tạm xem là hình thức của đồ vật bị ăn cắp).

Xôi của tôi năm 2018 là như sau (Bảng 4):


Xôi ăn trộm năm 2024 của nhóm NXD như sau:


Ghép lại đứng cạnh nhau (xôi 2018 và xôi ăn trộm 2024) thì như sau:




5. Nhận diện “xôi giống xôi” cho nhanh như sau:



Tôi tạm dùng mấy cái chỉ dẫn (có dùng màu sắc xanh đỏ) để thấy “xôi giống xôi” như thế nào, và tất nhiên cũng có chút biến báo đi ra sao (dĩ nhiên biến báo chỉ vụng về mà thôi).

-       Tôi phân định “niên đại” là gồm “năm” và “ngày tháng” (hàng trên là “niên đại”, rồi dưới chia làm “năm” và “ngày tháng”). Bản ăn trộm 2024 thì biến báo thành “niên đại & ngày ban sắc” (hàng trên), rồi dưới lại lặp là “năm” và “ngày tháng”. Có nghĩa là, sự biến báo vụng về, cho nên hóa thành trùng lặp: đã “ngày ban sắc” ở trên, rồi lại có “ngày tháng” ở dưới.

-       Chữ “ban sắc” (trong cụm “ngày ban sắc”) tưởng đơn giản lắm, nhưng hóa ra cũng là được “gợi ý” từ một cái bảng thống kê khác trong bài năm 2018 của tôi. Xem bài năm 2018 của tôi thì thấy rõ (xem Bảng 3 ở dưới). Tôi dùng chữ “niên đại ban sắc” (là gồm cả năm, tháng, ngày ban sắc). Còn bản xôi ăn trộm 2024 thì nhóm NXD biên báo vụng về thành “niên đại và ngày ban sắc” !


-       Bảng thống kê của tôi (Bảng 4 ở trên) có mục đích là làm nổi rõ thông tin đáng nhớ: “tổng có 14 lần phong” và “tổng 15 sắc”. Có nghĩa là: có 15 sắc qua 14 lần phong (tức có một lần ban hai sắc, còn lại thì mỗi lần là một sắc mà thôi). Con số “14” và “15” trong bảng 2018 của tôi được thiết kế cho khác nhau rõ ràng, làm nổi bật ý muốn nói “có 15 sắc qua 14 lần phong”. Còn bản ăm trộm 2024 của nhóm NXD biến báo đi một chút, nhưng ra con số “15” và “15” ở cả hai bên !

Đại khái, tạm chỉ ra “xôi giống xôi” như vậy đã. Bạn đọc có thể chỉ ra thêm.

Ở bài 1c, tôi sẽ chỉ ra “thủ giống thủ” hay “thủ rất giống thủ” (nội dung) như thế nào.


Tháng 10 năm 2024,

Giao Blog


..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.