Tin chính thức của ngày 10 tháng 10 năm 2024.
Nữ nhà văn Hàn Giang sinh năm 1970, đã bắt đầu sáng tác từ đầu thập niên 1990, gần đây nổi tiếng thế giới với tiểu thuyết "Người ăn chay" - đã được dịch ra tiếng Anh và nhận giải thưởng văn chương Man Booker International vào năm 2016.
Đi một ít tin tức từ báo chí các nơi.
Tháng 10 năm 2024,
Giao Blog
---
18:13 | 10/10/2024Nobel Văn chương 2024 được trao cho nữ nhà văn Hàn Quốc Han Kang
Quế Lâm
Baovannghe.vn - Ngày 10/10/2024, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển công bố Giải Nobel Văn Chương 2024 được trao cho nữ tác giả người Hàn Quốc Han Kang vì "những trang văn xuôi thơ mộng mạnh mẽ, đối mặt với các chấn thương lịch sử và phơi bày sự mong manh của cuộc sống con người." Đây là một cột mốc quan trọng không chỉ đối với nền văn học Hàn Quốc mà còn là một sự công nhận tầm ảnh hưởng sâu sắc của Han Kang trên văn đàn quốc tế.
Han Kang sinh năm 1970 tại thành phố Gwangju, Hàn Quốc. Năm lên 9 tuổi, bà cùng gia đình chuyển đến Seoul, nơi bà lớn lên và phát triển niềm đam mê văn chương. Han Kang xuất thân từ một gia đình có truyền thống văn học, với cha bà là một nhà văn nổi tiếng. Ngoài văn học, bà còn có niềm đam mê với nghệ thuật và âm nhạc, điều này được phản ánh rõ ràng trong các tác phẩm của bà.
Han Kang bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình vào năm 1993 với việc xuất bản những bài thơ đầu tiên trên tạp chí Văn chương và xã hội (Literature and Society). Đến năm 1995, bà chính thức ra mắt văn xuôi với tập truyện ngắn “Tình yêu của Yeosu”. Trong suốt sự nghiệp, bà liên tục phát hành các tác phẩm văn xuôi, bao gồm cả tiểu thuyết và truyện ngắn. Đáng chú ý trong số đó là tiểu thuyết “Bàn Tay Lạnh Lẽo Của Bạn” (2002), nơi bà thể hiện mối quan tâm sâu sắc đến nghệ thuật. Tác phẩm này kể về một nhà điêu khắc mất tích để lại một bản thảo, thể hiện sự ám ảnh với việc tạo các khuôn thạch cao của cơ thể phụ nữ, từ đó nêu lên sự đối lập giữa cơ thể và tâm hồn, giữa sự tiết lộ và che giấu.
Tác phẩm nổi bật nhất của Han Kang trên trường quốc tế là cuốn tiểu thuyết “Người ăn chay” (2007), được dịch ra tiếng Anh vào năm 2015. Cuốn sách này kể về hậu quả bạo lực xảy ra khi nhân vật chính, Yeong-hye, từ chối tuân thủ các quy chuẩn xã hội về việc ăn uống. Tác phẩm này đã mang về cho Han Kang giải Man Booker International vào năm 2016, tạo nên bước ngoặt lớn trong sự nghiệp văn học quốc tế của bà.
Người ăn chay đã mang lại cho Han Kang một lượng độc giả rộng rãi trên toàn thế giới. Tác phẩm này đã tạo ra một cú sốc lớn trong văn đàn, bởi nội dung xoay quanh nhân vật chính từ chối ăn thịt, đi ngược lại các chuẩn mực xã hội, dẫn đến những hậu quả bạo lực. Tuy nhiên, Han Kang thừa nhận rằng việc nhận được quá nhiều sự chú ý có thể làm mất đi sự riêng tư cần thiết để sáng tạo, và bà mong muốn quay trở lại cuộc sống bình thường sau một thời gian.
Văn Chương Đậm Chất Thơ và Đối Mặt với Những Chấn Thương Lịch Sử
Văn phong của Han Kang đặc trưng bởi sự pha trộn giữa đau đớn về thể xác và tinh thần, với những liên hệ sâu sắc đến tư tưởng phương Đông. Trong từng tác phẩm của mình, Han Kang luôn đối diện với các chấn thương lịch sử và các quy tắc vô hình, đồng thời phơi bày sự mong manh của cuộc sống. Bà có một sự nhạy cảm đặc biệt với mối liên hệ giữa thân xác và tâm hồn, giữa sự sống và cái chết, làm nên một phong cách văn xuôi vừa thơ mộng vừa thử nghiệm.
Giải Nobel Văn Chương 2024 ghi nhận Han Kang như một nhà văn đổi mới trong văn học đương đại, người đã vượt qua các ranh giới truyền thống để tạo ra một tiếng nói riêng biệt và mạnh mẽ, đưa nền văn học Hàn Quốc lên một tầm cao mới trên bản đồ văn chương thế giới.
https://baovannghe.vn/nobel-van-chuong-2024-duoc-trao-cho-nu-nha-van-han-quoc-han-kang-16811.html?fbclid=IwY2xjawF00aFleHRuA2FlbQIxMQABHTit--iBT7YwSpnWSPW9eN85jeEjc7Kq62cJqXZrgzID1CDw8ZR0sw1ABw_aem_doBxsVXEQBDmL4GJp8IoRQ
..
スウェーデン・アカデミーは10日、2024年のノーベル文学賞を、韓国の作家、韓江(ハンガン)氏(53)に授与すると発表した。授賞理由は「歴史のトラウマと向き合い、人の命のはかなさをあらわにする強度の高い詩的散文に対して」。アジア人女性がノーベル文学賞を受賞するのは初となる。韓国人のノーベル賞受賞は00年に平和賞を受賞した金大中氏(故人)以来2人目。
1970年、韓国・光州生まれ。小説家の韓勝源(ハンスンウォン)氏を父に持つ。93年、文芸誌に詩を発表し、94年の「赤い碇」で作家デビュー。05年に韓国最高峰の李箱文学賞を受賞し、88年に同賞を受賞した父と並び、初の“親子受賞”が話題になった。
16年、「菜食主義者」で英国で最も権威のある文学賞・ブッカー国際賞をアジア人で初受賞。肉食を拒む女性の姿から、抑圧的な社会のゆがみを描き出した。一貫して弱者の立場に立ち、繊細な表現で、傷つき何かを喪失した人、規範から外れた人の物語をつむぐ。歴史の痛みにも正面から取り組み、「少年が来る」(14年)では、民主化を求めた市民らに軍が発砲した民衆蜂起弾圧事件「光州事件」を題材にした。死者の声を詩的な言葉ですくい上げた。
18年には「すべての、白いものたちの」が再びブッカー国際賞にノミネートされて世界的な注目を集めた。23年には、米軍政下の済州島で48年に起きた民衆虐殺「済州島4・3事件」をテーマにした「別れを告げない」で、仏メディシス賞(外国小説部門)を韓国人として初めて受賞。さらに24年、仏エミール・ギメ・アジア文学賞を受賞した。
授賞式は12月10日にストックホルムで開かれ、賞金1100万スウェーデンクローナ(約1億6000万円)が贈られる。【棚部秀行】
韓江さんの著書「菜食主義者」を訳した翻訳家・きむふなさんの話
韓江さんはブッカー国際賞を受賞し、韓国内外で注目されていたが、まだ50代と若いので今年の受賞は予想外だった。韓江さんの作品は普遍的な作品が多く、韓国の歴史を知らなくても読まれるのではないか。世界中で争いや格差が広がる中、痛みや傷を直視するような彼女の作品は、(読者の)励ましになると思う。身を削るように書く作品が多いが、これからも長く書き続けてほしい。
文芸評論家・川村湊さんの話
2016年にアジアの作家として初めて英国ブッカー国際賞を受賞し欧米で知られるようになったこともあり、そろそろと思っていた。光州事件や済州島4・3事件といった歴史的、社会的事件はこれまでも繰り返し取り上げられてきたが、彼女は従来のルポルタージュの切り口ではなく、独特の感受性で幻想や夢、希望をおりまぜて歴史の矛盾や人間のはかなさを散文で描いたことが新鮮だった。韓国、日本でも同世代の若い人たちに読まれている。受賞によってさらに広く読まれるだろう。
九州大韓国研究センター副センター長の辻野裕紀准教授(言語学)の話
これまでも「菜食主義者」でブッカー国際賞を受賞するなど国際的にも評価されてきた方なので、いずれはノーベル文学賞を受賞するとは思っていたが、意外に早かったので驚きと同時にうれしい。光州事件を題材にした「少年が来る」や済州島の4・3事件を扱った「別れを告げない」など、韓国の負の歴史と正面から向き合い、文学として精緻につづってきた方で、受賞は至当だと思う。詩人でもあり、非常に多才で、「文学のために生まれてきた人だ」と思ってきたので、受賞は喜ばしい。
【時系列で見る】
https://mainichi.jp/articles/20241010/k00/00m/030/274000c
..
---
CẬP NHẬT
2.
https://www.facebook.com/ngophuonglan/posts/pfbid02X7GxgTMRcFnd5xhZwfni4b8Vbr8jQsFnX54ER16YcpZkxKVRYFqVZRqTvxYPWFnwl
1.
Nhà văn Han Kang
“vì lối văn mạnh mẽ đậm chất thơ dám đương đầu với những nỗi đau lịch sử và phơi bày sự mong manh của cuộc sống con người”
Nhà văn Han Kang (한강), sinh năm 1970 tại thành phố Gwangju, Hàn Quốc. Năm lên 9 tuổi, bà cùng gia đình chuyển đến Seoul. Xuất thân từ một gia đình có truyền thống văn học khi cha của Han Kang là một tiểu thuyết gia danh tiếng Han Seung-won. Không chỉ dừng lại ở việc viết văn, bà còn say mê và cống hiến cho nghệ thuật và âm nhạc và những yếu tố này thấm đẫm trong từng trang sách của bà.
Han Kang bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình vào năm 1993, khi những bài thơ đầu tiên của bà xuất hiện trên tạp chí 문학과사회 (“Văn học và Xã hội”). Năm 1995, bà chính thức ra mắt với tập truyện ngắn 여수의 사랑 (“Tình yêu của Yeosu”), mở đầu cho một loạt các tác phẩm đa dạng, từ tiểu thuyết đến truyện ngắn. Trong số đó, nổi bật nhất là tiểu thuyết 그대의 차가운 손 (2002; “Đôi tay lạnh của bạn”), một tác phẩm đậm chất nghệ thuật, phản ánh sự quan tâm sâu sắc của Han Kang đến nghệ thuật điêu khắc. Cuốn sách kể về một bản thảo bị bỏ lại bởi một nhà điêu khắc mất tích, người bị ám ảnh bởi việc tạo nên những khuôn thạch cao cơ thể phụ nữ. Tác phẩm này không chỉ khám phá giải phẫu cơ thể người mà còn là sự chơi đùa với ranh giới giữa nhân cách và trải nghiệm. Xung đột nảy sinh trong công việc của nhà điêu khắc giữa những gì cơ thể tiết lộ và những gì nó che giấu. Câu văn ở cuối sách: “Cuộc sống là một tấm vải căng trên vực thẳm, và chúng ta sống trên đó như những nghệ sĩ xiếc đeo mặt nạ” như một lời nhắc nhở về sự mong manh và phức tạp của cuộc sống.
Bước đột phá mang tính quốc tế của Han Kang đến từ tiểu thuyết 채식주의자 (2007; Người ăn chay, 2015). Cuốn sách được chia thành ba phần, khắc họa những hậu quả bạo lực khi nhân vật chính Yeong-hye từ chối tuân theo các chuẩn mực ăn uống. Quyết định không ăn thịt của cô gặp phải nhiều phản ứng khác nhau. Hành vi của cô bị cả chồng và người cha độc đoán của cô từ chối một cách ép buộc, và cô bị anh rể của mình, một nghệ sĩ video, khai thác về mặt tình dục và thẩm mỹ khi anh ta trở nên ám ảnh với cơ thể thụ động của cô. Cuối cùng, cô bị đưa vào một phòng khám tâm thần, nơi chị gái cô cố gắng cứu cô và đưa cô trở lại cuộc sống “bình thường”. Tuy nhiên, Yeong-hye ngày càng chìm sâu hơn vào tình trạng giống như chứng loạn thần, biểu hiện qua ‘những thân cây rực lửa’, một biểu tượng cho vương quốc thực vật lôi cuốn đến mức trở nên nguy hiểm.
Một cuốn sách nhiều tình tiết hơn là 바람이 분다, 가라 (“Gió thổi, đi”) xuất bản năm 2010, một tiểu thuyết đồ sộ và phức tạp về tình bạn và nghệ thuật mà trong đó, nỗi đau và niềm khát khao về sự chuyển hóa hiện diện một cách mạnh mẽ.
Sự đồng cảm sâu sắc của Han Kang đối với những câu chuyện cuộc sống đầy cực đoan được củng cố bởi phong cách ẩn dụ ngày càng tinh tế của cô. Cuốn 희랍어 시간 (Những lớp học tiếng Hy Lạp) xuất bản năm 2011 bằng tiếng Hàn (được dịch sang tiếng Anh năm 2023) là một bức chân dung mê hoặc về mối quan hệ phi thường giữa hai cá nhân dễ bị tổn thương. Một người phụ nữ trẻ, sau một loạt trải nghiệm đau thương, đã mất khả năng nói, kết nối với giáo viên nam của cô bằng tiếng Hy Lạp cổ đại, người cũng đang dần mất đi thị lực. Từ những khuyết điểm của họ, một mối tình mong manh và đầy cảm xúc nảy nở. Cuốn sách là một sự suy ngẫm tuyệt đẹp về sự mất mát, sự thân mật và những bối cảnh sau cùng của ngôn ngữ.
Trong tiểu thuyết 소년이 온다 (2014; Bản chất của con người, 2016), Han Kang lần này bộc lộ quan điểm chính trị của mình nhờ khai thác một sự kiện lịch sử đau thương tại thành phố Gwangju, nơi cô lớn lên. Vào năm 1980, tại đây đã có hàng trăm sinh viên và dân thường không vũ trang đã bị quân đội Hàn Quốc thảm sát. Cuốn sách, với mục đích lên tiếng cho các nạn nhân của lịch sử, đối mặt với sự kiện này bằng hiện thực tàn bạo, từ đó tiếp cận thể loại văn học chứng nhân. Phong cách của Han Kang, vừa có tầm nhìn vừa súc tích, khác biệt so với mong đợi của chúng ta về thể loại này. Bà sử dụng những thủ thuật riêng biệt khi để cho những linh hồn của người chết tách rời khỏi cơ thể và chứng kiến sự hủy diệt của chính thể xác họ. Trong những khoảnh khắc cụ thể, dưới cái nhìn của những những xác chết không thể nhận dạng và không được chôn cất, câu chuyện gợi nhắc mô típ cơ bản trong vở bi kịch Antigone của Sophocles.
Trong tác phẩm Trắng – 흰 (2016; The White Book, 2017), văn phong đầy chất thơ của Han Kang một lần nữa thống trị. Cuốn sách là một bài điếu văn dành tặng cho người có thể là chị gái của nhân vật kể chuyện, nhưng đã qua đời chỉ vài giờ sau khi sinh. Trong một chuỗi các ghi chú ngắn, tất cả đều liên quan đến các đối tượng trắng, và cũng chính qua gam màu đau thương này mà toàn bộ câu chuyện được xây dựng gắn kết. Điều này khiến cuốn sách ít giống một tiểu thuyết thông thường nhưng lại giống một loại “sách cầu nguyện thế tục” hơn. Theo lý luận của người kể chuyện, nếu người chị trong tưởng tượng được phép sống thì chính cô ta sẽ không được phép ra đời. Cuốn sách kết thúc bằng một lời thì thầm với người đã khuất: “Trong màu trắng đó, tất cả những thứ màu trắng đó, tôi sẽ hít thở hơi thở cuối cùng mà bạn đã thở ra”.
Một điểm nhấn khác trong sự nghiệp của Han Kang là tác phẩm mới đây, 작별하지 않는다 (“Chúng ta không chia tay”) xuất bản năm 2021, với hình ảnh về nỗi đau gắn liền chặt chẽ với Trắng. Câu chuyện diễn ra trong bóng tối của cuộc thảm sát cuối những năm 1940 trên đảo Jeju, nơi hàng chục nghìn người, bao gồm cả trẻ em và người già, bị bắn chết vì bị nghi ngờ là gián điệp. Cuốn sách khắc họa tiến trình đau buồn được sẻ chia giữa người kể chuyện và người bạn Inseon, cả hai, rất lâu sau sự kiện, đều mang trong mình nỗi đau liên quan đến thảm họa đã xảy ra với người thân của họ. Với hình ảnh chính xác và cô đọng, Han Kang không chỉ truyền tải sức mạnh của quá khứ đối với hiện tại mà còn mạnh mẽ không kém khi theo dõi những nỗ lực không ngừng nghỉ của những người bạn nhằm đưa ra ánh sáng những gì đã rơi vào quên lãng và chuyển hóa nỗi đau của họ thành một dự án nghệ thuật chung – nơi tác phẩm có tựa đề như ngày hôm nay. Với sự diễn tả về hình thái sâu sắc nhất của tình bạn như là về nỗi đau được di truyền, cuốn sách diễn tiến với sự độc đáo và kì dị tuyệt vời giữa những hình ảnh ác mộng trong giấc mơ và thiên hướng của thể loại văn học nhân chứng nhằm nói lên sự thật.
Tác phẩm của Han Kang đặc sắc với sự bộc lộ kép về nỗi đau, một mối liên hệ tương đương giữa những tra tấn về cả tinh thần và thể xác, kết nối sâu xa với tư tưởng phương Đông. Trong tác phẩm 회복 하는 인간 (Dưỡng bệnh, 2013), điều này được thể hiện qua một vết loét chân không chịu lành và mối quan hệ đau đớn giữa nhân vật chính và người chị gái đã khuất. Không có sự dưỡng bệnh thực sự nào diễn ra, và nỗi đau trồi lên như một trải nghiệm hiện sinh nền tảng mà không thể tiêu giảm thành bất cứ nỗi đau nào thoáng qua. Trong tiểu thuyết Người ăn chay, không có sự giải thích giản đơn nào được đưa ra. Ở đây, hành động lệch lạc phát tiết đột ngột và bùng nổ dưới hình thái của một sự chối từ tuyệt đối, với nhân vật chính giữ sự im lặng. Điều tương tự cũng có thể nói về truyện ngắn 에우로파 (Europa, 2012), trong đó người kể chuyện nam, tự mình đeo mặt nạ như một người phụ nữ, bị thu hút bởi một người phụ nữ bí ẩn đã thoát khỏi một cuộc hôn nhân bất khả. Nhân vật kể chuyện vẫn im lặng khi được người yêu hỏi: “Nếu bạn có thể sống như bạn ước muốn, bạn sẽ làm gì với cuộc đời mình?” Không có chỗ cho sự hoàn tất hay chuộc lỗi.
Trong suốt sự nghiệp văn chương, Han Kang đã dũng cảm đối mặt với những nỗi đau lịch sử và những quy tắc vô hình, phơi bày sự mong manh của cuộc sống con người qua từng tác phẩm. Bà có sự nhận thức độc nhất về những liên kết giữa thể xác với linh hồn, giữa sự sống và cái chết, và phong cách đầy chất thơ và thể nghiệm đó đã trở thành một lối cải cách trong văn xuôi đương đại.
Tác giả: Anders Olsson – Chủ tịch Ủy ban Nobel.
Biên dịch: Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF).
https://blog.vinbigdata.org/giai-nobel-van-hoc-2024/
Bản dịch của Văn Việt
Han Kang한강 sinh năm 1970 tại thành phố Gwangju, Hàn Quốc; năm chín tuổi, bà cùng gia đình chuyển đến Seoul. Bà xuất thân từ một gia đình có truyền thống văn học, với cha là một tiểu thuyết gia có tiếng. Bên cạnh việc viết lách, bà còn dành tâm huyết cho nghệ thuật và âm nhạc, được phản ánh xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm văn chương của bà.
Han Kang bắt đầu sự nghiệp vào năm 1993 bằng việc xuất bản một số bài thơ trên tạp chí 문학과사회 ("Văn học và Xã hội"). Tác phẩm văn xuôi đầu tay của bà ra mắt năm 1995, tập truyện ngắn 여수의 사랑 ("Tình yêu ở Yeosu"), và sau đó là nhiều tác phẩm văn xuôi khác, cả tiểu thuyết và truyện ngắn. Nổi bật là tiểu thuyết 그대의 차가운 손 (2002; "Bàn tay lạnh của em"), mang dấu ấn rõ rệt sự quan tâm của Han Kang đối với nghệ thuật. Cuốn sách tái hiện bản thảo do một nhà điêu khắc mất tích để lại, người bị ám ảnh với việc đúc những khuôn thạch cao cơ thể phụ nữ. Tác phẩm xoay quanh mối bận tâm đến cơ thể con người và sự tương tác giữa hình mẫu và trải nghiệm, nơi cuộc xung đột nảy sinh trong tác phẩm của nhà điêu khắc giữa những gì cơ thể tiết lộ và những gì nó che giấu. “Cuộc sống là một tấm vải vắt ngang vực thẳm, và chúng ta sống trên đó như những người biểu diễn nhào lộn đeo mặt nạ”, như câu nói ở cuối cuốn sách khẳng định.
Bước đột phá quốc tế lớn của Han Kang đến từ tiểu thuyết 채식주의자 (2007; Người ăn chay, bản tiếng Anh 2015). Được viết thành ba phần, tác phẩm khắc họa những hậu quả bạo lực xảy ra khi nhân vật chính Yeong-hye từ chối tuân theo các chuẩn mực ăn uống. Quyết định không ăn thịt của cô đã vấp phải nhiều phản ứng khác nhau. Hành vi của cô bị cả chồng và cha mình, một người cha độc đoán, phản đối kịch liệt, và cô bị người anh rể, một nghệ sĩ video bị ám ảnh bởi cơ thể thụ động của cô, lợi dụng về mặt tình dục và thẩm mỹ. Cuối cùng, cô bị đưa vào bệnh viện tâm thần, nơi chị gái cô cố gắng cứu cô và đưa cô trở lại cuộc sống “bình thường”. Tuy nhiên, Yeong-hye ngày càng chìm sâu vào một trạng thái giống như loạn thần, biểu hiện qua “những cái cây đang bốc cháy”, một biểu tượng cho vương quốc cây cối vừa quyến rũ vừa nguy hiểm.
Một cuốn sách dựa vào cốt truyện nhiều hơn là 바람이 분다, 가라 ("Gió thổi, hãy đi") từ 2010, một tiểu thuyết lớn và phức tạp về tình bạn và nghệ thuật, trong đó nỗi đau buồn và khao khát thay đổi hiện lên mạnh mẽ.
Sự đồng cảm của Han Kang đối với những câu chuyện đời khắc nghiệt được củng cố bởi phong cách ẩn dụ ngày càng sắc sảo. Cuốn tiểu thuyết 희랍어 시간 (Những bài học tiếng Hy Lạp, 2023) xuất bản năm 2011 là một bức chân dung đầy cuốn hút về mối quan hệ đặc biệt giữa hai cá nhân dễ tổn thương. Một phụ nữ trẻ, sau một chuỗi những trải nghiệm đau thương, đã mất khả năng nói chuyện, kết nối với người thầy dạy tiếng Hy Lạp cổ của mình, khi ông cũng đang mất dần thị lực. Từ những khiếm khuyết của họ, một mối tình mong manh phát triển. Cuốn sách là bài suy ngẫm đẹp đẽ về sự mất mát, sự thân mật và các điều kiện tối thượng của ngôn ngữ.
Trong tiểu thuyết 소년이 온다 (2014; Human Acts – Hành động của người, bản tiếng Anh 2016), Han Kang lần này lấy sự kiện chính trị làm nền tảng, một sự kiện lịch sử diễn ra tại thành phố Gwangju, nơi bà lớn lên, nơi hàng trăm sinh viên và dân thường không có vũ khí đã bị sát hại trong một cuộc thảm sát do quân đội Hàn Quốc gây ra vào năm 1980. Trong nỗ lực trao tiếng nói cho các nạn nhân của lịch sử, cuốn sách đối mặt với sự kiện này bằng sự hiện thực hóa tàn bạo và bằng cách đó, tiếp cận thể loại văn học chứng nhân. Phong cách của Han Kang, vừa có tầm nhìn vừa cô đọng, tuy nhiên vẫn đi chệch khỏi mong đợi của chúng ta về thể loại đó, và một trong những cách làm để bà thuận tiện thực hiện điều đó là cho phép linh hồn của người chết tách ra khỏi cơ thể của họ, từ đó chứng kiến sự huỷ diệt chính mình. Ở một số thời điểm, trước cảnh những thi thể không thể nhận diện và không thể chôn cất, tác phẩm lại gợi nhớ đến mô-típ cơ bản trong tác phẩm Antigone của Sophocles.
Trong tác phẩm 흰 (2016; Trắng, 2017), phong cách thơ ca của Han Kang một lần nữa chiếm ưu thế. Cuốn sách là một khúc bi ca dành cho người có thể là chị gái của người kể chuyện, nhưng đã qua đời chỉ vài giờ sau khi chào đời. Trong một chuỗi các ghi chú ngắn, tất cả đều liên quan đến những vật thể màu trắng, toàn bộ cuốn sách được xây dựng một cách liên tưởng qua màu sắc đau buồn này. Điều này khiến nó ít giống tiểu thuyết mà giống một kiểu “sách cầu nguyện thế tục” hơn, như cũng đã được mô tả. Nếu người chị gái tưởng tượng được sống, nhân vật chính lý giải, chính mình sẽ không có cơ hội để tồn tại. Cũng chính khi nói chuyện với người đã khuất, cuốn sách kết thúc bằng những lời cuối cùng: “Trong màu trắng đó, tất cả những thứ màu trắng đó, tôi sẽ hít hơi thở cuối cùng mà chị đã thở ra”.
Một điểm sáng khác là tác phẩm cuối 작별하지 않는다 (Chúng ta không chia tay) xuất bản năm 2021, với hình ảnh về nỗi đau gắn kết chặt chẽ với Trắng. Câu chuyện mở ra trong cái bóng của cuộc thảm sát diễn ra vào cuối những năm 1940 trên đảo Jeju của Hàn Quốc, nơi hàng chục nghìn người, trong đó có cả trẻ em và người già, bị bắn vì bị nghi ngờ là kẻ cộng tác với địch. Cuốn sách khắc họa quá trình chia sẻ đau buồn giữa người kể chuyện và người bạn Inseon của cô, dù sự kiện xảy ra đã lâu, cả hai vẫn mang theo chấn thương liên quan đến thảm kịch đã giáng xuống người thân của họ. Với hình ảnh chính xác và cô đọng, Han Kang không chỉ truyền tải sức mạnh của quá khứ lên hiện tại, mà còn theo dõi nỗ lực kiên cường của các nhân vật nhằm đưa ra ánh sáng những gì đã rơi vào sự lãng quên tập thể và biến chấn thương của họ thành một dự án nghệ thuật chung, đó là lý do cuốn sách có tên như thế. Tác phẩm không chỉ nói về dạng thức sâu sắc nhất của tình bạn mà còn về nỗi đau được kế thừa, và nó di chuyển với sự sáng tạo tuyệt vời giữa những hình ảnh ác mộng và xu hướng của văn học chứng nhân để nói lên sự thật.
Tác phẩm của Han Kang mang đặc trưng là sự tiếp xúc kép với nỗi đau, một sự liên kết giữa nỗi đau tinh thần và thể xác với những kết nối chặt chẽ đến tư duy phương Đông. Trong tác phẩm 회복 하는 인간 Hồi phục xuất bản năm 2013, nỗi đau liên quan đến một vết loét chân không chịu lành và mối quan hệ đau khổ giữa nhân vật chính và người chị đã khuất của cô. Không có sự hồi phục thực sự nào diễn ra, và nỗi đau nổi lên như một trải nghiệm tồn tại cơ bản không thể giảm xuống thành bất kỳ sự đau đớn nhất thời nào. Trong một cuốn tiểu thuyết như Người ăn chay, không có lời giải thích đơn giản nào được đưa ra. Ở đây, hành động lệch lạc diễn ra một cách đột ngột và bùng nổ dưới dạng thức từ chối trống rỗng, với nhân vật chính vẫn giữ im lặng. Điều tương tự cũng xảy ra trong truyện ngắn 에우로파 (2012; Europa, 2019), trong đó người kể chuyện nam, cải trang thành nữ, bị thu hút bởi một người phụ nữ bí ẩn đã thoát khỏi một cuộc hôn nhân bất khả. Người kể chuyện vẫn im lặng khi người yêu hỏi: “Nếu anh có thể sống như mong muốn, anh sẽ làm gì với cuộc đời mình?”. Không có chỗ cho sự đủ đầy hay chuộc tội ở đây.
Trong tác phẩm của mình, Han Kang đối mặt với những chấn thương lịch sử và những bộ quy tắc vô hình, và trong mỗi tác phẩm của bà, bà phơi bày sự mong manh của đời người. Bà có nhận thức độc đáo về mối liên hệ giữa thể xác và linh hồn, giữa người sống và người chết, và trong phong cách thi ca và thể nghiệm của mình, đã trở thành nhà cải cách cho văn xuôi đương đại.
Nguồn bản tiếng Anh: https://www.nobelprize.org/prizes/literature/2024/bio-bibliography/
https://vanviet.info/tu-lieu/bai-viet-cua-anders-olsson-chu-tich-uy-ban-nobel-ve-nha-van-doat-giai-nobel-van-chuong-2014-han-kang/?fbclid=IwY2xjawF4OkxleHRuA2FlbQIxMAABHUxnFNRJG-ghFqNRZeQRkcoPf8O4Mcxg5_jD1D_y_jnSLvsfUroLhy_JsA_aem_waP8ggLT4kOsX984NrrHrw
..
Biobibliography
English
English [pdf]
Swedish
Swedish [pdf]
한강 Han Kang was born in 1970 in the South Korean city of Gwangju before, at the age of nine, moving with her family to Seoul. She comes from a literary background, her father being a reputed novelist. Alongside her writing, she has also devoted herself to art and music, which is reflected throughout her entire literary production.
Han Kang began her career in 1993 with the publication of a number of poems in the magazine 문학과사회 (“Literature and Society”). Her prose debut came in 1995 with the short story collection 여수의 사랑 (“Love of Yeosu”), followed soon afterwards by several other prose works, both novels and short stories. Notable among these is the novel 그대의 차가운 손 (2002; “Your Cold Hands”), which bears obvious traces of Han Kang’s interest in art. The book reproduces a manuscript left behind by a missing sculptor who is obsessed with making plaster casts of female bodies. There is a preoccupation with the human anatomy and the play between persona and experience, where a conflict arises in the work of the sculptor between what the body reveals and what it conceals. ‘Life is a sheet arching over an abyss, and we live above it like masked acrobats’ as a sentence towards the end of the book tellingly asserts.
Han Kang’s major international breakthrough came with the novel 채식주의자 (2007; The Vegetarian, 2015). Written in three parts, the book portrays the violent consequences that ensue when its protagonist Yeong-hye refuses to submit to the norms of food intake. Her decision not to eat meat is met with various, entirely different reactions. Her behaviour is forcibly rejected by both her husband and her authoritarian father, and she is exploited erotically and aesthetically by her brother-in-law, a video artist who becomes obsessed with her passive body. Ultimately, she is committed to a psychiatric clinic, where her sister attempts to rescue her and bring her back to a ‘normal’ life. However, Yeong-hye sinks ever deeper into a psychosis-like condition expressed through the ‘flaming trees’, a symbol for a plant kingdom that is as enticing as it is dangerous.
A more plot-based book is 바람이 분다, 가라 (“The Wind Blows, Go”) from 2010, a large and complex novel about friendship and artistry, in which grief and a longing for transformation are strongly present.
Han Kang’s physical empathy for extreme life stories is reinforced by her increasingly charged metaphorical style. 희랍어 시간 (Greek Lessons, 2023) from 2011 is a captivating portrayal of an extraordinary relationship between two vulnerable individuals. A young woman who, following a string of traumatic experiences, has lost the power of speech connects with her teacher in Ancient Greek, who is himself losing his sight. From their respective flaws, a brittle love affair develops. The book is a beautiful meditation around loss, intimacy and the ultimate conditions of language.
In the novel 소년이 온다 (2014; Human Acts, 2016), Han Kang this time employs as her political foundation a historical event that took place in the city of Gwangju, where she herself grew up and where hundreds of students and unarmed civilians were murdered during a massacre carried out by the South Korean military in 1980. In seeking to give voice to the victims of history, the book confronts this episode with brutal actualization and, in so doing, approaches the genre of witness literature. Han Kang’s style, as visionary as it is succinct, nevertheless deviates from our expectations of that genre, and it is a particular expedient of hers to permit the souls of the dead to be separated from their bodies, thus allowing them to witness their own annihilation. In certain moments, at the sight of the unidentifiable corpses that cannot be buried, the text harks back to the basic motif of Sophocles’s Antigone.
In 흰 (2016; The White Book, 2017), Han Kang’s poetic style once again dominates. The book is an elegy dedicated to the person who could have been the narrative self’s elder sister, but who passed away only a couple of hours after birth. In a sequence of short notes, all concerning white objects, it is through this colour of grief that the work as a whole is associatively constructed. This renders it less a novel and more a kind of ‘secular prayer book’, as it has also been described. If, the narrator reasons, the imaginary sister had been allowed to live, she herself would not have been permitted to come into being. It is also in addressing the dead that the book reaches its final words: ‘Within that white, all of those white things, I will breathe in the final breath you released.’
Another highlight is the late work, 작별하지 않는다 (“We Do Not Part”) from 2021, which in terms of its imagery of pain is closely connected to The White Book. The story unfolds in the shadow of a massacre that took place in the late 1940s on South Korea’s Jeju Island, where tens of thousands of people, among them children and the elderly, were shot on suspicion of being collaborators. The book portrays the shared mourning process undertaken by the narrator and her friend Inseon, who both, long after the event, bear with them the trauma associated with the disaster that has befallen their relatives. With imagery that is as precise as it is condensed, Han Kang not only conveys the power of the past over the present, but also, equally powerfully, traces the friends’ unyielding attempts to bring to light what has fallen into collective oblivion and transform their trauma into a joint art project, which lends the book its title. As much about the deepest form of friendship as it is about inherited pain, the book moves with great originality between the nightmarish images of the dream and the inclination of witness literature to speak the truth.
Han Kang’s work is characterized by this double exposure of pain, a correspondence between mental and physical torment with close connections to Eastern thinking. In 회복 하는 인간 = Convalescence from 2013, this involves a leg ulcer that refuses to heal and a painful relationship between the main character and her dead sister. No true convalescence ever actually takes place, and the pain emerges as a fundamental existential experience that cannot be reduced to any passing torment. In a novel such as The Vegetarian, no simple explanations are provided. Here, the deviant act occurs suddenly and explosively in the form of a blank refusal, with the protagonist remaining silent. The same can be said of the short story 에우로파 (2012; Europa, 2019), in which the male narrator, himself masked as a woman, is drawn to an enigmatic woman who has broken away from an impossible marriage. The narrative self remains silent when asked by his beloved: ‘If you were able to live as you desire, what would you do with your life?’ There is no room here for either fulfillment or atonement.
In her oeuvre, Han Kang confronts historical traumas and invisible sets of rules and, in each of her works, exposes the fragility of human life. She has a unique awareness of the connections between body and soul, the living and the dead, and in her poetic and experimental style has become an innovator in contemporary prose.
Bibliography – a selection
Works in Korean
여수의 사랑. – 서울 : 문학과지성사, 1995 [“Love of Yeosu”. Short stories.]
검은 사슴. – 경기도 파주시 : 문학 동네, 1998 [“Black Deer”. Novel.]
아기 부처. – 인천 : 개미, 1999 [“Baby Buddha”. Novella.]
내 여자의 열매. – 서울 : 창작 과 비평사, 2000 [“Fruits of My Woman”. Short stories.]
그대의 차가운 손. – 서울 : 문학과지성사, 2002 [“Your Cold Hands”. Novel.]
내 이름은 태양꽃 / 한강 동화 ; 김세현 그림. – 경기도 파주시 : 문학 동네, 2002 [“My Name is Sun Flower” / Han Kang, fairy tale ; Kim Se-Hyeon, picture, 2002. Novella.]
붉은 꽃 이야기 / 지은이: 한강 ; 그린이: 우승우. – 서울 : 열림원, 2003 [“The Story of the Red Flower” / author: Han Kang ; illustrator: Woo Seung-woo. Novella.]
사랑과, 사랑을 둘러싼 것들. – 서울 : 열림원, 2003 [“Love and Things Surrounding Love”. Essays.]
가만가만 부르는 노래. – 서울 : 비채, 2007 [“Quietly Sung Songs”. Essays.]
천둥 꼬마 선녀 번개 꼬마 선녀 / 한강 글; 진선미 그림. – 경기도 파주시 : 문학 동네, 2007 [“Thunder Little Fairy Lightning Little Fairy” / written by Han Kang ; Jin Seon-mi, picture. Children’s book.]
채식주의자. – 경기도 파주시 : 창비, 2007 [The Vegetarian. Novel.]
눈물상자 / 한강 글 ; 봄로야 그림. – 경기도 파주시 : 문학 동네, 2008 [“Tear Basket” / written by Han Kang ; Bomroya, picture. Short stories.]
바람이 분다, 가라. – 서울 : 문학 과 지성사, 2010 [“The Wind Blows, Go”. Novel.]
희랍어 시간. – 경기도 파주시 : 문학 동네, 2011 [Greek Lessons. Novel.]
노랑무늬영원. – 서울 : 문학 과 지성사, 2012 [“Fire Salamander”. Short stories.]
서랍 에 저녁 을 넣어 두었다. – 서울 : 문학 과 지성사, 2013 [“I Put The Evening in the Drawer”. Poetry.]
회복 하는 인간 / 지은이 한 강 ; 옮긴이 전 승희 = Convalescence / written by Han Kang ; translated by Jeon Seung-hee. – 서울 : 아시아, 2013 [Bilingual edition. Novella.]
소년이 온다. – 경기도 파주시 : 창비, 2014 [Human Acts. Novel.]
흰. – 경기도 파주시 : 문학 동네, 2016 [The White Book. Novel.]
작별하지 않는다. – 경기도 파주시 : 문학 동네, 2021 [“We do not part”. Novel.]
한 강. – 경기도 파주시 : 문학 동네, 2022 [“Han Kang”. Series: The Essential. Collection.]
Film
Vegetarian, 2009. Directed by Lim Woo-Seong ; screenplay by Lim Woo-Seong. Based on the novel The Vegetarian by Han Kang.
Scars, 2011. Directed by Lim Woo-Seong; screenplay by Lim Woo-Seong and Han Kang. Based on the novella ”Baby Buddha” by Han Kang.
Works in Swedish
Vegetarianen / översättning från engelskan av Eva Johansson. – Stockholm : Natur & Kultur, 2016. – Originaltitel: 채식주의자
Levande och döda / översättning från engelskan av Eva Johansson. – Stockholm : Natur & Kultur, 2016. – Originaltitel: 소년이 온다
Den vita boken / översättning från koreanskan av Anders Karlsson och Okkyoung Park. – Stockholm : Natur & Kultur, 2019. – Originaltitel: 흰
Jag tar inte farväl : roman / översättning från koreanskan av Anders Karlsson och Okkyoung Park. – Stockholm : Natur & Kultur, 2024. – Originaltitel: 작별하지 않는다
Works in English
회복 하는 인간 / 지은이 한 강 ; 옮긴이 전 승희 = Convalescence / written by Han Kang ; translated from the Korean by Jeon Seung-Hee. [Bilingual edition]. – Seoul : Asia, 2013
The Vegetarian : a novel / translated from the Korean by Deborah Smith. – London : Hogarth, 2015. – Translation of: 채식주의자
Human Acts : a novel / translated from the Korean and introduced by Deborah Smith. – London : Portobello Books, 2016. – Translation of: 소년이 온다
The White Book / translated from the Korean by Deborah Smith. – London : Portobello Books, 2017. – Translation of: 흰
Europa / translated from the Korean by Deborah Smith. – Norwich : Strangers Press, part of the UEA Publishing Project, 2019. – Translation of: 에우로파 in 노랑무늬영원
Greek Lessons / translated from the Korean by Deborah Smith and Emily Yae Won. – London : Hogarth, 2023. – Translation of: 희랍어 시간
Anthology:
”Nostalgic Journey” (1994) in Unspoken voices : Selected Short Stories by Korean Women Writers / compiled and translated from the Korean by Jin-Young Choi. – Dumont, N.J. : Homa & Sekey Books, 2002. – Translation of short story in “Love of Yeosu”; 여수의 사랑
Works in French
Pars, le vent se lève : roman / traduit du coréen par Lee Tae-yeon et Geneviève Roux-Faucard. – Fuveau : Decrescenzo, 2014. – Traduction de: 바람이 분다, 가라
La végétarienne : roman / traduit du coréen par Jeong Eun-Jin et Jacques Batilliot. – La Tour d’Aigues : Serpent à Plumes, 2015. – Traduction de: 채식주의자
Celui qui revient : roman / traduit du coréen par Jeong Eun-Jin et Jacques Batilliot. – La Tour d’Aigues : Serpent à Plumes, 2016. – Traduction de: 소년이 온다
Leçons de grec : roman / traduit du coréen par Jeong Eun-Jin et Jacques Batilliot. – La Tour d’Aigues : Serpent à Plumes, 2017. – Traduction de: 희랍어 시간
Blanc : roman / traduit du coréen par Jeong Eun-Jin et Jacques Batilliot. – La Tour d’Aigues : Serpent à Plumes, 2018. – Traduction de: 흰
Impossibles adieux : roman / traduit du coréen par Kyungran Choi et Pierre Bisiou. – Bernard Grasset, 2023. – Traduction de: 작별하지 않는다
Anthologie:
”Les Chiens au soleil couchant” in Cocktail Sugar et autres nouvelles de Corée / traduction sous la direction de Choi Mikyung et Jean-Noël Juttet. – Paris : Zulma, 2011. – Traduction de: 해질녘에 개들은 어떤 기분일까 dans 내 여자의 열매
Works in German
Die Vegetarierin : Roman / aus dem Koreanischen von Ki-Hyang Lee [I Gi hyang]. – Berlin : Aufbau, 2016. – Originaltitel: 채식주의자
Menschenwerk : Roman / aus dem Koreanischen von I Gi hyang. – Berlin : Aufbau, 2017. – Originaltitel: 소년이 온다
Deine kalten Hände : Roman / aus dem Koreanischen von Kyong-Hae Flügel. – Berlin : Aufbau, 2019. – Originaltitel: 그대의 차가운 손
Weiß =흰 / aus dem Koreanischen von I Gi hyang. – Berlin : Aufbau, 2020. – Originaltitel: 흰
Griechischstunden : Roman / aus dem Koreanischen von I Gi hyang. – Berlin : Aufbau, 2024. – Originaltitel: 희랍어 시간
Anthologie:
“Die Früchte meiner Frau” in Koreanische Erzählungen / hrsg. von Sylvia Bräsel und Lie Kwang-Sook. Mit einem Nachw. von Sylvia Bräsel. – München : Dt. Taschenbuch-Verl., 2005. – Originaltitel: 내 여자의 열매
https://www.nobelprize.org/prizes/literature/2024/bio-bibliography/
..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.