Tịch điền năm ngoái, năm Tân Sửu 2021, bị hoãn (xem lại ở đây). Hoãn là do covid ở thời điểm đó đang hoành hoành, mọi sự kiện bị dừng hết.
Năm Nhâm Dần 2022, tịch điền được mở lại. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đi cày với trang phục nâu sồng cả bộ.
Tin từ các nơi.
Tháng 2 năm 2022,
Giao Blog
---
Trong bộ quần áo nâu, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thực hiện nghi thức xuống đồng, cày ruộng đầu năm trong lễ hội Tịch điền.
Sáng nay (mùng 7 Tết Nhâm Dần 2022), người dân từ khắp nơi đã tới xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam) để cùng xuống đồng, tham dự lễ hội Tịch điền.
Lễ hội được phục dựng theo tích Vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan tổ chức cày Tịch điền dưới chân núi Đọi (năm Đinh Hợi 987).
Lễ hội Tịch điền được khôi phục gần 15 năm nay nhằm cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Ngay từ sáng sớm, rất đông người dân đã có mặt tại nơi tổ chức lễ hội để theo dõi và chứng kiến cảnh vua đi cày đầu năm.
Sau màn múa trống khai hội cùng màn múa rồng, lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, lãnh đạo tỉnh Hà Nam đã dâng hương linh vị Vua Lê Đại Hành và Thần Nông.
Một lão nông tái hiện hình ảnh Vua Lê Đại Hành bước lên lễ đài khấn cáo Vua Lê và Thần Nông, sau đó lão nông này đội mũ Cửu Long, mặc áo Hoàng Bào xuống ruộng đi cày 3 sá, theo sau là các cô gái đoàn gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, lạc và thóc. Người được lựa chọn vào vai vua phải là lão nông đạo mạo, có sức khỏe tốt, có kinh nghiệm cày ruộng và phải là thành viên của gia đình văn hóa.
Tiếp đó, Chủ tịch nước cùng một số vị lãnh đạo thực hiện nghi thức xuống đồng đầu năm.
Lễ hội Tịch điền không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của các vị vua đối với người nông dân mà còn tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ lòng biết ơn tiền nhân, ý thức tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp để đời sống được no đủ, hạnh phúc.
Tiếng trống khai hội xuống đồng rộn ràng cùng với những sá cày “đánh thức đất đai, khai Xuân động thổ,” cầu cho năm mới mưa gió thuận hòa, mùa vàng bội thu, người dân ấm no hạnh phúc đã trở nên quen thuộc, là niềm mong đợi của người dân Hà Nam và các tỉnh khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
Về dự lễ hội Tịch Điền năm nay có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Hà Nam và đông đảo người dân dân và du khách thập phương.
Lễ hội Tịch Điền diễn ra hàng năm vào mùng 7 tháng Giêng. Trong cuốn "Việt lược sử" biên soạn vào thời Trần, năm Đinh Hợi (987) vua Lê Đại Hành về cày tịch điền ở Đọi Sơn, mở đầu phong tục đẹp để các vị vua hậu thế noi gương khuyến nông.
Màn múa rồng và trống khai hội do phụ nữ Đọi Sơn thực hiện khiến không khí lễ hội càng trở nên náo nhiệt.
Đọc văn trình trước đàn tế Thần nông và Linh vị Vua Lê Đại Hành.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương và các đại biểu tham dự đã thực hiện nghi lễ dâng hương tiên tổ khai sáng ra lễ hội Tịch điền.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh lễ hội Tịch điền đã trở thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng - một lễ hội giàu tính nhân văn, ý nghĩa khuyến nông sâu sắc, thể hiện lòng biết ơn các bậc tiền nhân trong việc khai hoang, mở mang ruộng đồng, đề cao quan niệm lấy nông nghiệp làm căn bản, coi nông nghiệp là nền tảng ổn định đất nước, ổn định xã hội.
Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng ý nghĩa khuyến nông sâu sắc của lễ hội Tịch điền mang đến cho tất cả mọi người một khí thế mới, một không khí lao động hăng say, một tinh thần hiện đại hóa ngành nông nghiệp, xây dựng quê hương Việt Nam yêu dấu ngày càng giàu đẹp.
Sau khi làm lễ, ông Nguyễn Ngọc An đeo mặt nạ giả vua Lê Đại Hành. Theo sau "vua Lê Đại Hành" là những thôn nữ gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, lạc và thóc.
Sau khi những luống cày nâu tươi màu được nhà vua bật lên, hạt ngũ cốc đủ sắc màu sẽ được các cô thôn nữ gieo xuống, hứa hẹn một năm mùa màng bội thu, no đủ.
Trong trang phục nhà nông, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã cùng các đại biểu và người dân địa phương thực hiện nghi thức Tịch điền, cày những luống đất đầu tiên, khởi đầu cho mùa vụ mới bội thu.
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm nay tổ chức trong 3 ngày từ 5-7/2 (tức từ 5-7 tháng Giêng). Trong đó, ngày mùng 5 và mùng 6 tháng Giêng tổ chức các nghi lễ tâm linh như lễ cáo yết, lễ rước nước lên đàn tế, lễ sái tịnh, lễ cầu an trên chùa Đọi Sơn...
Cũng nhân dịp này, 200 suất quà đã được trao cho nhân dân địa phương.
Ngày mùng 7 tháng Giêng (chính hội) sẽ tổ chức khai mạc lễ Tịch điền và công bố, trao bằng cho các xã đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hà Nam năm 2021. Buổi tối cùng ngày sẽ diễn tổ chức lễ yên vị tại chùa Đọi Sơn và đình Đọi Tam.
Trần Thường - Nguyên Trí
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/chu-tich-nuoc-xuong-dong-cay-ruong-o-le-tich-dien-813887.html
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự lễ hội Tịch điền tại Hà Nam
TTO - Sáng 7-2 (tức mùng 7 tháng giêng năm Nhâm Dần), tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam), UBND tỉnh và huyện tổ chức lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2022. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã thực hiện nghi thức tịch điền cùng nhân dân địa phương.
Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Phó thủ tướng Lê Văn Thành và lãnh đạo một số bộ, ngành.
Theo sử sách, cách đây 1.030 năm, tức năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (năm 987), vua Lê Đại Hành, người vốn coi trọng nông nghiệp, đã về vùng đất núi Đọi sông Châu khởi xướng và đích thân cầm cày trong lễ xuống đồng đầu năm. Được lưu truyền từ đó đến nay, lễ hội Tịch điền được coi như một ngày quốc lễ, một lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ, bởi nó mang ý nghĩa nhân văn, khuyến khích nhân dân lao động, sản xuất.
Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương và các đại biểu tham dự đã thực hiện nghi lễ dâng hương tiên tổ khai sáng ra lễ hội Tịch điền.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, lễ hội Tịch điền của Hà Nam đã trở thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng - một lễ hội giàu tính nhân văn, ý nghĩa khuyến nông sâu sắc, thể hiện lòng biết ơn các bậc tiền nhân trong việc khai hoang, mở mang ruộng đồng, đề cao quan niệm: Lấy nông nghiệp làm căn bản, coi nông nghiệp là nền tảng ổn định đất nước, ổn định xã hội.
Chủ tịch nước nêu rõ, những năm gần đây, trong bối cảnh thiên tai dịch bệnh, nhất là dịch COVID-19 trong năm 2021, nông nghiệp, nông thôn của nước ta một lần nữa không chỉ đảm bảo an ninh lương thực, tạo nền tảng ổn định cuộc sống, đóng góp vào hội nhập quốc tế, xuất khẩu lớn hàng đầu khu vực, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước luôn khuyến khích và đề cao sự phát triển của nông nghiệp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chủ tịch nước đánh giá, sau hơn 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn Việt Nam đã thay đổi đáng kể. Tỉnh Hà Nam là một trong những địa phương không chỉ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, mà còn triển khai nông thôn mới kiểu mẫu. Diện mạo nông thôn Hà Nam có nhiều thay đổi theo hướng hiện đại, văn minh, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt, an sinh xã hội đảm bảo, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng nông thôn được giữ vững.
Chủ tịch nước đề nghị các cấp ủy, chính quyền, người dân chuyển đổi mạnh mẽ từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang làm kinh tế nông nghiệp, coi trọng giá trị sản xuất và sản lượng một số sản phẩm đảm bảo cân đối lớn. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là hệ thống tưới tiêu hiện đại ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Chú trọng nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ trong các khâu của chuỗi giá trị, công nghệ sau thu hoạch, hình thành nền nông nghiệp thông minh.
Đặc biệt, Chủ tịch nước đề nghị các cấp, các ngành cần tập trung sản xuất, chỉ đạo sản xuất, khai thác thị trường quốc tế với 15 hiệp định thương mại tự do đã có, trong đó có EVFTA, Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương… Coi trọng sản phẩm nông nghiệp phục vụ nhân dân trong nước với 100 triệu dân. Tập trung triển khai chương trình "Đưa hàng hóa từ nông thôn vào thành thị" với chất lượng tốt, an toàn thực phẩm cao, thuận lợi hơn cho người tiêu dùng.
Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng ý nghĩa khuyến nông sâu sắc của lễ hội Tịch điền mang đến cho tất cả mọi người một khí thế mới, một không khí lao động hăng say, một tinh thần hiện đại hóa ngành nông nghiệp để góp phần đưa nghị quyết 26 của Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đi vào cuộc sống, xây dựng quê hương Việt Nam yêu dấu ngày càng giàu đẹp.
Sau nghi lễ bái yết Thần Nông, cầu một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu là màn trống khai hội do đội trống nữ làng Đọi Tam biểu diễn kết hợp với múa rồng. Buổi lễ đã tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do bô lão trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi gieo hạt giống.
Trong trang phục nhà nông, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã cùng các đại biểu và người dân địa phương thực hiện nghi thức tịch điền, cày những luống đất đầu tiên, khởi đầu cho mùa vụ mới bội thu.
Cũng nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tặng 200 suất quà cho nhân dân địa phương.
Theo ban tổ chức, lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2022 sẽ tổ chức trong 3 ngày từ 5 đến 7-2 (tức từ 5-7 tháng giêng năm Nhâm Dần). Trong đó, ngày mùng 5 và mùng 6 tháng giêng tổ chức các nghi lễ tâm linh như lễ cáo yết, lễ rước nước lên Đàn tế, lễ Sái tịnh, lễ cầu an trên chùa Đọi Sơn... Ngày mùng 7 tháng giêng (chính hội) sẽ tổ chức khai mạc lễ Tịch điền và công bố, trao bằng cho các xã đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hà Nam năm 2021. Buổi tối cùng ngày sẽ tổ chức lễ yên vị tại chùa Đọi Sơn và đình Đọi Tam.
Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19, các hoạt động ở phần hội năm nay sẽ được rút gọn chỉ còn tổ chức hội thi vẽ, trang trí trâu; triển lãm của hội sinh vật cảnh thị xã; trưng bày các gian hàng giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu của thị xã.
https://tuoitre.vn/chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-du-le-hoi-tich-dien-tai-ha-nam-20220207115630973.htm
---
BỔ SUNG
1.
UBND thị xã: Triển khai một số nội dung chuẩn bị tổ chức Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2022 |
Cập nhật lúc: 1/11/2022 5:29:00 PM |
Chiều 10/01/2022, tại xã Tiên Sơn, UBND thị xã Duy Tiên đã tổ chức Hội nghị triển khai một số nội dung chuẩn bị cho Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2022. Đồng chí Ngô Văn Liên, Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã chủ trì hội nghị. Sau khi nghe đồng chí Chủ tịch UBND xã Tiên Sơn thông qua kịch bản chi tiết tổ chức Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2022 dự kiến được tổ chức trong 3 ngày từ ngày 5 - 7/2/2022 tức ngày 5-7 tháng Giêng năm Nhâm Dần tại khu vực chùa Đọi Sơn, xã Tiên Sơn; giao nhiệm vụ cụ thể, phân công thành viên phụ trách các đội tham gia hoạt động trong lễ hội như lễ cáo yết; lễ rước nước, lễ sái tịnh và lễ cầu an; ngày mùng 7 chính hội có lễ rước kiệu vua Lê Đại Hành, lễ rước thành hoàng và Tổ nghề trống làng Đọi Tam về sân lễ Tịch điền; màn múa trống khai hội, múa rồng mừng hội, đọc văn trình, lễ dâng hương và nghi trình cày Tịch điền; lãnh đạo phòng Văn hóa và thông tin trao đổi, đề xuất một số giải pháp nhằm chuẩn bị kỹ lượng mọi công việc để tổ chức lễ hội trang trọng, an toàn, tiếp tục quảng bá rộng rãi tới nhân dân và du khách về ý nghĩa của Lễ hội Tịch điền. Các đại biểu đại diện cho các đội ở thôn xóm của xã Tiên Sơn đã phát biểu, đề xuất Ban tổ chức lễ hội và địa phương quan tâm, hỗ trợ kinh phí tu sửa một số dụng cụ như trống, kiệu phục vụ lễ hội đã bị hư hỏng; hỗ trợ mua trang phục, tập luyện khi lực lượng tham gia các đội trống, rước kiệu, múa lân, múa rồng sau một vài năm đã bị thay đổi. Thanh Hương |
http://www.duytien.gov.vn/index.aspx?TinTuc=14016
..
---
CẬP NHẬT
5. Ngày 13/2/2022
"
"
https://www.facebook.com/groups/vietnamesevillage/posts/1953777891473112/
4. Ngày 10/2/2022
"
"
https://www.facebook.com/buixuandinhdth/posts/1116490092419975
3. Ngày 9/2/2022
"
"
https://www.facebook.com/son.hoaithach.7/posts/631256701493063
"
"
https://www.facebook.com/dung.duongtrung.3/posts/4957773827621199
2. Ngày 8/2/2022
"
"
https://www.facebook.com/vuduy.chu/posts/2180611682089463
"
"
https://www.facebook.com/lieu.quach.773981/posts/699925357857451
"
"
https://www.facebook.com/kimanh.tran.9210/posts/4781834088551608
"
"
https://www.facebook.com/hoatuhuyen/posts/5511527778864110
"
"
https://www.facebook.com/vuphong.luuplv/posts/632094234714079
"
"
https://www.facebook.com/haukhaoco/posts/5545056828843126
1.
Bí thư Nguyễn Văn Nên dự Lễ Khai hạ - Cầu an đầu năm mới 2022
Sáng 7/2 (nhằm Mùng 7 Tết Nhâm Dần 2022), tại Lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt (quận Bình Thạnh), TP.HCM tổ chức Lễ Khai hạ - Cầu an đầu năm mới 2022.
Đến dự lễ có Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi; cùng các Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM.
Lễ Khai hạ - Cầu an thường diễn ra vào mùng 7 Tết Âm lịch hàng năm, được tổ chức tại Lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt hay còn gọi là Lăng Ông Bà Chiểu. Buổi lễ một điểm nhấn sinh hoạt văn hóa của người dân Nam bộ và TP.HCM để cầu mong cho mưa thuận, gió hòa.
Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh , dân tộc ta đã có truyền thống hiếu nghĩa, uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây. Để đất nước có được như ngày hôm nay, biết bao thế hệ tiền nhân đã hy sinh giành được độc lập, thống nhất lãnh thổ. Bổn phận của các thế hệ nối tiếp phải nhớ ơn, gìn giữ, dựng xây và phát triển đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
“Đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm xây dựng TP phát triển ngày càng tốt hơn nữa, trước mắt thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI; Nghị quyết Đại hội Lần thứ XIII của Đảng. Cùng chung tay xây dựng đất nước cường thịnh với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội, dân chủ, công bằng, văn minh", Bí thư Thành ủy TP.HCM nhấn mạnh và mong muốn TP tiếp tục cố gắng, đã đoàn kết, đoàn kết hơn nữa, đã quyết tâm, quyết tâm hơn nữa, đã thành công, thành công hơn nữa để năm sau luôn luôn phát triển hơn năm trước.
Đức Tả quân Lê Văn Duyệt (1764 - 1832), thời vua Gia Long (1802 - 1820) và vua Minh Mạng (1820 - 1841), là người đã có công vào sự nghiệp mở mang, phát triển vùng đất phía Nam của Tổ quốc, đặc biệt là Sài Gòn - Gia Định.
Khi còn giữ chức Tổng Trấn thành Gia Định, dưới sự quản lý điều hành tài tình về kinh tế và quân sự của ông, người dân nơi đây được sống trong an bình, no ấm. Thuở còn sống, Tả Quân Lê Văn Duyệt cùng người dân trong vùng vẫn hay làm các nghi lễ cầu cho mưa thuận gió hòa. Các nghi thức tế lễ được tổ chức theo nghi thức tế lễ cung đình triều Nguyễn.
Để học tập tinh thần trung quân ái quốc, phẩm chất chính trực, công bằng... người dân TP.HCM đã đến xin ấn Tả Quân về treo trong nhà như để nhắc nhở con cháu noi gương ông và cũng là để cầu may một năm làm ăn thuận buồm xuôi gió.
https://vtc.vn/bi-thu-nguyen-van-nen-du-le-khai-ha-cau-an-dau-nam-moi-2022-ar660221.html
..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.