Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

27/08/2021

Hành vi phát ngôn (hành vi phát thoại, việc nói) - nhìn nhanh về ngôn ngữ học ứng dụng 2021

Ngày trước, chúng tôi có hai đội.

Cùng phòng 404, nhưng có hai đội. Dạng như nước sông không phạm nước giếng. Mà muốn phạm sang nhau cũng không được, vì khác hoàn toàn chuyên môn hẹp, dù cùng một chuyên môn lớn. Phòng 404 thì tôi đã kể nhanh ở đây.

Chuyên môn lớn của chúng tôi là Văn hóa Khu vực. Và phòng 404 của chúng tôi, rộng rãi, để cùng lúc được 30 máy tính có vách ngăn, tức cùng lúc 30 người có thể làm việc, nhưng thường chỉ có khoảng trên dưới 10 nhân thường trực mà thôi. Phòng ấy, là Khu vực học, và cũng gọi là Văn hóa và Ngôn ngữ.

Tôi thuộc đội Văn hóa (nhân loại học văn hóa, dân tộc học, văn hóa dân gian), cùng với các đàn anh chị như Mi. (kể nhanh về chị Mi ở đây) hay anh Yama (kể nhanh về anh Yama ở đây). Còn đội Ngôn ngữ thì như chị Kim hay em Abe (kể nhanh ở đây).

Hai đội ấy có thầy riêng, giờ học riêng, phòng học riêng, hội thảo nhóm riêng, học hội riêng, tức là rất riêng. 

Hai đội ấy cũng có những cái chung: phòng lớn chung, thư viện chung, các hội thảo liên ngành chung, các học hội liên ngành chung, tạp chí của cơ quan chung, tạp chí liên ngành chung, tức là cũng có nhiều thứ chung.

Chung lớn nhất là những cuộc rượu ở tại phòng chung, hay một chỗ nào đó (có khi là đến tận khuya mà vẫn chưa hết chuyện, lại đi uông tiếp).

Riêng nhất là cái máy tính được ngăn vách của mình. Thế giới riêng.

Hôm nay, thì liếc nhìn sang ngôn ngũ học ứng dụng một chút. Thời điểm tháng 8 năm 2021. Ngày trước, hai đội của chúng tôi cũng thi thoảng liếc nhìn nhau. Nhiều cuộc nói chuyện dài khi phải nói chuyện liếc sang nhau như vậy.

1. Tôi nếu dùng, thì sẽ dùng thuật ngữ "hành vi phát ngôn", hay "hành vi phát thoại", "hành vi nói", mà gọn lại là "việc nói". Đem phân loại, thì các nhà lí thuyết của "hành vi phát ngôn" đã làm rồi, đại khái có nhiều dạng của hành vi phát ngôn.

Sách tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung về "hành vi phát ngôn" không thiếu, vì từ 1960s lí thuyết ấy đã được biết đến rộng rãi.

Nói đơn giản là việc nói thì có nhiều dạng. Người ta nói theo nhiều cách khác nhau.

"Hành vi nói nịnh" thì tròn nghĩa. Không ai bẻ được.

"Hành vi nói thề" thì tròn nghĩa. Không ai bẻ được.

"Hành vi nói khiêm nhường" thì cũng tròn nghĩa.

"Hành vi nói kính trọng" thì cũng tròn nghĩa.

Vân vân.

2. Tôi sẽ không nói "hành vi ngôn ngữ". Vì "hành vi ngôn ngữ" không có nghĩa rõ ràng.

"Hành vi nịnh" mà trong "tiếng" (tiếng gì cũng được) thì vẫn có nghĩa, nhất là theo lí thuyết giả định đã biết. Nhưng không thông ở nghĩa chung của dân chúng. Nên bị bẻ.

Đại khái vậy. Nói ngắn thế đã, diễn giải bằng sách vở sau.

Bây giờ thì quan sát về cái gọi là "hành vi ngôn ngữ" ở môi trường tiếng Việt hiện nay. 

Tháng 8 năm 2021,

Giao Blog


Năm 2013, "hành vi ngôn ngữ thề"


Năm 2015, "hành vi nịnh"








Năm 2016, "hành vi xin phép và...."

Năm 2020, "hành động ngôn ngữ trì hoãn"







---




CẬP NHẬT


18. Ngày 1/9/2021

Sáng nay, học trò nhắn thầy vào trang Trần Mạnh Hảo, ông ấy đang thách thầy chỉ ra những phần thầy dịch trong 2 cuốn sách dịch chung, người ta vào bình luận rần rần. Tôi vào thấy anh Hảo đăng như sau:

TRẦN MẠNH HẢO: NGUYỄN VĂN HIỆP HÃY CHỈ RA PHẦN DỊCH CỦA RIÊNG MÌNH
hay chỉ dây máu ăn phần???
Lê Hoàng Giang
Nguyễn Văn Hiệp khoe khoang trong lý lịch khoa học được công bố trên Website Viện Ngôn ngữ học rằng đã tham gia dịch 2 cuốn sách tiếng Anh sau:
(1) Dẫn luận Ngôn ngữ học tri nhận.
Dịch từ nguyên bản tiếng Anh: Cognitive Linguistics -An Introduction (Tác giả: David Lee, Oxford University Press, 2001), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016, dịch chung với Nguyễn Hoàng An.
(2) Thức và tình thái
Dịch từ nguyên bản tiếng Anh: Mood and Modality. (Tác giả: Palmer. Cambridge University Press 1986), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2019, dịch chung với Phan Trang và Nguyễn Khánh Hà.
Vậy Nguyễn Văn Hiệp hãy chỉ ra cụ thể đã dịch phần nào trong các cuốn sách trên hay chỉ ỷ danh là GS Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học ghi tên để dây máu ăn phần???
Còn nếu có rằng dùng sách của người khác bằng cách chuyển Ngữ thì đây chỉ là tài liệu, con ông Hiệp khẳng định là sản phẩm của ông thì rõ ràng ông đã ăn cắp của người!
Lê Hoàng Giang.( từ FB Lê Hoàng Giang)
Cực chẳng đã, tôi mới vào trả lời anh Hảo như sau:
Anh Hảo ơi, anh lại nghe lời thằng cu Giang này thì đổ thóc giống mà ăn (nó có nhiều stt ca ngợi GS đạo văn hết lời). Tôi không quan tâm cái đứa mạo danh giảng viên ĐHSP và ngôn ngữ tục tĩu này (báo chí đã nói), nhưng vì anh đưa lên face của anh, face có rất nhiều người tử tế follow nên tôi trả lời anh, và trả lời những người tử tế như sau: Cuốn (1) Dẫn luận Ngôn ngữ học tri nhận.
Dịch từ nguyên bản tiếng Anh: Cognitive Linguistics -An Introduction (Tác giả: David Lee, Oxford University Press, 2001), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016, dịch chung với Nguyễn Hoàng An, tôi dịch 3 chương đầu, là 3 chương dài nhất, tổng cộng 82 trang (trong tổng 279 trang chính văn được dịch). Cuốn 2) Thức và tình thái
Dịch từ nguyên bản tiếng Anh: Mood and Modality. (Tác giả: Palmer. Cambridge University Press 1986), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2019, dịch chung với Phan Trang và Nguyễn Khánh Hà, tôi dịch 3 chương đầu, cũng là 3 chương dài nhất, gồm 126 trang, cộng với 10 trang mục lục đánh số La Mã,, cộng lại 136 trang, trong tổng số 336 trang. Như vậy anh thấy tôi đứng tên dịch có xứng đáng chưa? Số trang chỉ là một khía cạnh của câu chuyện, các bạn Khánh Hà, Nguyễn Hoàng An, Phan Trang đều là các học trò xuất sắc của ngành ngôn ngữ học, đều không phải dân học tiếng Anh chuyên, mà yêu ngôn ngữ học, nên tham gia dịch cùng thầy. Thật ra, tôi học theo GS Nguyễn Tài Cẩn, rằng giao việc cho học trò cũng là cách đào tạo. Chính qua việc mời các bạn ấy dịch, giao việc, là tôi đã giúp các bạn ấy rèn luyện thêm về chuyên môn. Một khía cạnh nữa, tôi là người hiệu đính lại toàn bộ bản dịch, sửa lại những chỗ các bạn ấy hiểu chưa đúng, hay diễn đạt chưa rõ, thống nhất là các thuật ngữ (vì 2,3 người dịch, thuật ngữ nhiều khi không nhất quán), công việc này khổ hơn cả dịch, vì dịch thì chỉ đọc nguyên bản, còn hiệu đính thì phải vừa đọc nguyên bản, vừa đọc bản dịch để đối chiếu, và nếu sửa cách dịch sao cho các bạn ấy tâm phục khẩu phục thì nhiều khi phải trích dẫn, nói đến những chuyện khác, ở sách khác. Để kết thúc, tôi có lời khuyên chân thành: anh hãy gạt tay Lê Hoàng Giang này ra khỏi danh sách bạn bè đi, đây là đứa phò tá trùm đạo văn Nguyễn Đức Tồn mà anh và xã hội căm phẫn, hồ sơ của Lê Hoàng Giang đây (thằng cu này tưởng ai cũng đạo văn như thầy nó), hai bài trên báo Tầm nhìn: 1)https://tamnhin.trithuccuocsong.vn/can-kien-quyet-xu-ly... (bài này có 384 like) và 2) https://tamnhin.trithuccuocsong.vn/can-xu-ly-nghiem-le... (bài này có 428 người like). Tôi cũng gửi kèm theo 3 ảnh chụp cả 3 cuốn sách dịch để mọi người đối chiếu.
(trích nguyên văn còm của tôi trên stt anh Hảo)
Vĩ thanh: Trong khi tôi mới đưa được 1 cái ảnh chụp lên, thấy có 5 người like, loay hoay đưa 2 cái ảnh còn lại, thì anh Hảo block tôi, như vậy trên face của anh Hảo, chỉ còn thách thức của anh ấy, mà tôi không dám trả lời, tức theo lô gic thông thường, đúng tôi là kẻ "dây máu ăn phần".
Anh Hảo ơi, anh là người mà hồi còn sinh viên tôi rất thích một số bài thơ chống Tàu của anh, lại từng hào hứng đọc một số phản biện xã hội của anh, sao anh lại làm thế? Anh đã chơi chiêu như thế, thì tôi nói ngay, bây giờ anh làm gì tôi cũng kệ, tôi xem anh không tồn tại.
Ghi chú: Không kệ cũng chẳng được. Từ nay tôi không thể trả lời anh Trần Mạnh Hảo trên face của anh ấy nữa (nhưng anh ấy vẫn cho phép đọc, hài vãi) Thế thì chỉ có chiêu này thôi: xem anh ấy không tồn tại, anh ấy muốn làm gì thì làm.
Nhờ chuyện này mà tôi sực nhớ cuốn "Ngữ nghĩa học-Dẫn luận" của John Lyons, nguyên bản "Linguistic Semantics-An Introduction" (Cambridge Universtity Press, 1995), nguyên bản và bản dịch đều trên 370 trang, trên thị trường không còn nữa (đây là bản dịch có một thành tích đáng tự hào, in lần đầu 2006, sau đó đến 2009 được Nxb Giáo dục in thêm 2 lần nữa, tôi dịch một mình, nói như vậy để những người ngoài ngành hiểu tôi không phải là loại mù ngoại ngữ mà tìm cách đứng tên ké vào học trò) cần tìm cách in lại để phục vụ rộng rãi bạn đọc.







https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1006661710152417&id=100024257933167



17. Ngày 31/8/2021

(Viết thêm, như vĩ thanh của stt "SAU MỘT CUỘC TRANH LUẬN ‘HỌC THUẬT")

Trong stt trước tôi đã muốn gói lại cuộc tranh luận giữa tôi và nhà thơ Trần Mạnh Hảo về luận án hành vi nịnh và lí thuyết speech acts của Austin. Nhiều bạn bè ái ngại cho tôi, tranh luận làm gì, thời gian để làm việc khác. Chỗ này tôi phải nói ngay, trao đổi học thuật để giải toả oan ức cho một luận án đàng hoàng mà bị bôi nhọ, tranh luận để góp phần làm rõ một lí thuyết quan trọng của khoa học xã hội và nhân văn hiện nay, cũng là một việc làm chính đáng. Nhiều bậc đàn anh, bạn bè cũng xót cho tôi, khó nhọc mà công cốc nên đã nhắn tin động viên, dặn tôi đừng bao giờ dây dưa tranh cãi trên mạng, để thời gian làm những việc tốt cho ngành. Thực ra, không có gì là công cốc cả, được rất nhiều. Tuy nhiên, giải thích được những gì thì rất khó khi nhắn tin và trả lời còm cho từng người. May mắn thay, anh Dũng Hoàng đã có một cái còm "đúng ý thủ trưởng" (dùng thành ngữ này cho vui, vì tôi luôn coi anh ấy như người anh trí tuệ, trượng nghĩa). Đây là còm của anh ấy:
DŨNG HOÀNG: TRẦN MẠNH HẢO VÀ THẨM QUYỀN VỀ NGÔN NGỮ HỌC
Khi Van Hiep Nguyen nói cám ơn Trần Mạnh Hảo đã ủng hộ phương án dịch thuật ngữ "speech act" là "hành động ngôn từ" trong tranh chấp với cách dịch "hành vi ngôn ngữ" trước đó, Trần Mạnh Hảo tưởng lời nói lịch sự ấy chứng tỏ Trần Mạnh Hảo đã đúng khi phê phán một vấn đề ngôn ngữ học chuyên sâu.
Lý thuyết Speech Acts có nói để hiểu một câu nói, cần xem xét cương vị (status) của người nói hay thiết chế ngoài ngôn ngữ học (extra-linguistic) (xem J. R. Searle (1979). Expression and Meaning - Studies in the Theory of Speech Acts.¸Cambridge University Press, pp.5-7): người nói có đủ năng lực/thẩm quyền về điều anh ta tuyên bố hay không. Nhà ngôn ngữ học và dịch thuật Cao Xuân Hạo có thể nhũn nhặn: “Tôi ủng hộ cách dịch ‘hành động ngôn từ’", và cộng đồng ngôn ngữ học sẽ cân nhắc xem Cao Xuân Hạo sai đúng thế nào. Chứ nhà thơ Trần Mạnh Hảo cho dẫu có thừa can đảm để dõng dạc tuyên bố ủng hộ một cách dịch thuật ngữ ngôn ngữ học nào đó, người hiểu biết không bao giờ đặt vấn đề sự ủng hộ ấy có lý hay không, đơn giản là vì ông Trần Mạnh Hảo không có đủ năng lực/thẩm quyền để ra lời tuyên bố đó.
Nhà thơ là người tinh tế. Sao ông Trần Mạnh Hảo không nhận ra sau lời cám ơn ấy là cái cười mỉm tinh quái của nhà ngôn ngữ học? Hay thói hoang tưởng, cho mình có đủ năng lực phán xét bất cứ điều gì, dù thuộc lĩnh vực mình chưa bỏ lấy một ngày để học hỏi, khiến cho sự tinh tế phải "ly thân" ông?
PS. Tôi đoán là thế nào Van Hiep Nguyen cũng bị Trần Mạnh Hảo block, dù đã nhã nhặn hết mức. Thì đấy, sau status LÝ THUYẾT HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ CỦA J. L. AUSTIN QUA TRẦN MẠNH HẢO (https://www.facebook.com/dzung.hoang.501/posts/4346955638695528), tôi bị Trần Mạnh Hảo block tắp lự.
Còn đây là trả lời của tôi:
VAN HIEP NGUYEN: Anh Dũng ơi, sao anh nỡ nói toang chuyện này ra? Nhưng thôi anh nói ra thì em cũng "tự thú trước bình minh" luôn (phải phục anh, nêu sinh vào thời Tam Quốc, anh cũng là một Gia Cát Khổng Minh). Em kiên nhẫn để có thể giới thiệu được về Austin, một lí thuyết mà anh Hảo mù tịt. Mà giới thiệu này là không phải để anh Hảo nghe, vì anh ấy thì cần nghe ai nữa, mà là hướng đến những người tử tế, học thức, nhưng vì chủ yếu là ngoài ngành nên không hiểu thực chất vấn đề như thế nào (dị ứng đối với đề tài luận án, đối với luận điểm "nói là làm" của Austin). Em càng từ tốn, anh Hảo càng ngạo mạn, dùng từ ngữ không phù hợp với tranh luận khoa học, thì người đọc càng thấy có sự khác biệt trong tranh luận khoa học, khiến mọi người hiểu anh Hảo hơn (chỗ này chắc do cái tôi của anh Hảo quá lớn). Và khi anh Hảo vội tin tay giảng viên mạo danh Lê Hoàng Giang, hứa sẽ cung cấp bằng chứng đạo văn của em (???) thì anh Hảo trong cảm hứng đánh GS VN, đã phang luôn Nguyễn Đức Tồn đạo văn, anh Hảo không biết rằng tay giảng viên mạo danh này xem Nguyễn Đức Tồn là thần tượng. Làm như thế, anh Hảo góp phần bảo vệ liêm chính học thuật, cũng làm lộ luôn chuyện Lê Hoàng Giang giả mạo danh xưng giảng viên ĐHSP Tp HCM, phò Nguyễn Đức Tồn. Còn kết luận mà anh Hảo rút ra qua các còm của em (như em đã viết ở stt này), thì có tác dụng chứng mình vai trò quan trọng của phần Đọc hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn hiện nay (những người viết phần này chắc sung sướng lắm). Và cuối cùng, cái em được lợi, là cái duy nhất em thích anh Hảo, và cám ơn anh Hảo, đó là ủng hộ cho phương án dịch speech act là "hành động ngôn từ", phương án dịch của em, mà trước đó thầy Hạo đã gợi ý. Như thế, cho dù có vất vả, nhưng cái được cũng khá nhiều".
Như thế, đọc hai cái còm của Dũng Hoàng và tôi, chắc mọi người quý mến tôi cũng thấy cuộc sống thật vui, nhiều bất ngờ.

LÝ THUYẾT HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ CỦA J. L. AUSTIN QUA TRẦN MẠNH HẢO
Vài ngày nay bỗng dưng luận án tiến sĩ Hành vi nịnh trong tiếng Việt trở lại ồn ào trên FB. Người khởi động cho sự trở lại này là Trần Mạnh Hảo. Ông nhà thơ cho mình cái quyền phê phán một luận án mà ông không đọc.
Speech Acts (Hành động ngôn từ) là lý thuyết làm nền cho luận án này bị ông chửi luôn. Về J. L. Austin, ông tổ của lý thuyết này, tác giả cuốn How to Do Things with Words, Trần Mạnh Hảo không ngại ngùng xác nhận: “Thề có Chúa, TMH tôi xưa nay chưa từng biết nhà triết học J.L. Austin là ông nào”. Ấy thế mà ông vẫn cứ mạt sát: “NÓI TỨC LÀ LÀM” là một “TIÊN ĐỀ NGU XUẨN CỦA J.L AUSTIN”, với một logic có thể làm sửng sốt bất cứ nhà chuyên môn nào, rằng: “NÓI LÀ CÔNG CỤ CỦA NGHĨ ; QUY RA : " NGHĨ TỨC LÀ LÀM" À?”. (Ảnh 1) How to Do Things with Words được xem là một trong những cuốn sách của nước Anh có ảnh hưởng nhất đối với ngôn ngữ học (và cả triết học). Các nhà ngôn ngữ học toàn thế giới đều biết điều đó, tuy không ai bắt nhà thơ Trần Mạnh Hảo phải biết. Chỉ nhắc ông Trần Mạnh Hảo rằng lý thuyết của J. L. Austin, mà ông Hảo thú nhận là không biết, nhiều năm nay đã được đưa vào nhà trường, dạy cho học sinh lớp 8 (tất nhiên một cách sơ lược và có tính thực dụng) qua bài “Hành động nói”.
Nhưng biết J. L. Austin hay không, không quan trọng. Vấn đề là trước khi có gan nặng lời mắng người ta là ngu xuẩn, tưởng cũng nên bỏ một chút công để tra cứu xem J. L. Austin là ai, và – cái này khó hơn đối với một nhà thơ – theo lý thuyết Speech Acts, “nói tức là làm” nghĩa là gì, nó có phải là một tiên đề không. Chỉ một cái nhấp chuột tra google, là thấy ngay cuốn How to Do Things with Words của J. L. Austin có đến ngót 500.000 kết quả. Ông Hảo không thèm làm.
Mà nói gì đến lĩnh vực chuyên môn mà ông Trần Mạnh Hảo mù tịt, hãy nói đến ứng xử bình thường của một con người bình thường. Ông giật tít: “TOÀN BỘ GS. TS (phong bì) CỦA HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGU DỐT TRONG TRƯỜNG HỢP THÔNG QUA LUẬN ÁN TIẾN SĨ (phong bì): “HÀNH VI NỊNH TRONG TIẾNG VIỆT” CỦA NGHIÊN CỨU SINH NGUYỄN THỊ THANH HUỆ , DO GS (phong bì) NGUYỄN VĂN HIỆP HƯỚNG DẪN” (Ảnh 2). Giả sử chất lượng luận án không đạt đi nữa, thì từ đó ông có thể suy diễn để kết án do TOÀN BỘ GS. TS của Học viện Khoa học Xã hội và cả GS hướng dẫn nhận phong bì nên luận án được thông qua hay chăng? Hơn nữa, từ một ảnh chụp, ông quả quyết người hướng dẫn là GS Nguyễn Văn Hiệp, điều rất dễ xác định, chỉ cần một cái nhấp chuột là xong (https://gass.edu.vn/SitePages/List_Thesis.aspx?itemId=13432). Nhưng Trần Mạnh Hảo quả đúng là Trần Mạnh Hảo: ông cũng không thèm làm.
Đó chưa phải là toàn bộ ứng xử của ông Hảo. Khi được bạn đọc cho biết GS Nguyễn Văn Hiệp không phải là người hướng dẫn luận án này, ông chỉ lẳng lặng sửa lại tít, bỏ chữ “phong bì” và thay “hướng dẫn” bằng “làm chủ tịch hội đồng phản biện luận án” (ảnh 3), mà không có lấy một lời xin lỗi, như một người tử tế vẫn làm khi thấy mình sai. Ông Hảo kiên quyết không làm, ông Trần Mạnh Hảo hơn Trần Mạnh Hảo chúng tôi vẫn nghĩ.



https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1006153406869914&id=100024257933167




16. Ngày 31/8/2021

"

SỰ NGHIỆT NGÃ VÀ NHỌC NHẰN CỦA KHÁI NỆM

Trong hoạt động khoa học, khái niệm giữ vị trí quan trọng hàng đầu. Hiểu đúng khái niệm sẽ giúp người ta tư duy đúng, khái niệm hiểu sai sẽ dẫn đến tư duy sai. Ví dụ trước đây có người muốn phân biệt “lý luận” với “lý thuyết”. Nhưng theo từ điển Hán - Việt thì lý luận cũng giống như lý thuyết; còn trong các thứ tiếng châu Âu, như tiếng Anh, Pháp hay Nga, thì họ chỉ có một từ “theory / théorie / teorija”). Có người thì quan niệm “Á Đông” khác với “Đông Á”, trong khi từ điển Hán - Việt giải nghĩa như nhau. Có người nói “hành vi” khác với “hành động”, trong khi Từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh giải nghĩa “hành vi” là “việc làm” và chua thêm từ tiếng Pháp là “action”. Trong khi đó từ điển Pháp - Việt lại dịch “action” là “hành động, hoạt động”; dịch “acte” là “hành vi, hành động”. Rút cục, “hành vi” cũng là “hành động”. Nhưng Đào Duy Anh cũng chua thêm từ “conduite” của tiếng Pháp cho từ “hành vi”. Mà “conduite” của tiếng Pháp lại tương đương với “behaviour” trong tiếng Anh, thế là từ “behaviourism” của tiếng Anh được dịch là “thuyết hành vi” hay “hành vi luận”. Trong khi đó từ điển Pháp - Việt và Anh - Việt lại giải nghĩa “conduite” và “behaviour” là “cách cư xử”. Vì thế, “behaviourism” nên dịch là “thuyết hành xử” hay “thuyết ứng xử ” thì chính xác hơn, tránh được sự nhầm lẫn giữa "act" với "behaviour". Điều này cho thấy việc hiểu khái niệm là một việc vô cùng nhọc nhằn nhưng cũng rất lý thú. Tìm ra được một nghĩa đích đáng cho một khái niệm cũng giống như gặp một cô gái đẹp mà thông minh.

"

https://www.facebook.com/vanhoc.nuocngoai.7/posts/2071999706287230



15. Ngày 31/8/2021

"

TRONG CUỘC PHÊ PHÁN LUẬN ÁN TIẾN SĨ BẬY BẠ, TÀO LAO : “HÀNH VI NỊNH TRONG TIẾNG VIỆT”, GS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP – CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM “LUẬN ÁN TIẾN SĨ PHONG BÌ” NÀY, PHẦN NÀO ĐÃ NHẬN SAI. VẬY ÔNG HIỆP PHẢI HỌP CÁI “BỀ HỘI ĐỒNG” PHONG TIẾN SĨ TÀO LAO KIA LẠI, TUYẾN BỐ HỦY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHẾT CƯỜI “HÀNH VI NỊNH TRONG TIẾNG VIỆT” KIA ĐI, ĐỂ KHÔNG PHỤ TIỀN XƯƠNG MÁU CỦA DÂN ĐỔ RA CHO CÁC ÔNG TỪNG SẢN XUẤT HÀNG TRĂM “TIẾN SĨ PHONG BÌ”
Trần Mạnh Hảo

Xin quý vị đọc hai cái “còm” của ông GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp và “còm” trả lời lại ông Hiệp của Trần Mạnh Hảo sau đây :
Van Hiep Nguyen
Chào anh TMH và mọi người, tôi đã định không trao đổi về học thuật quanh lí thuyết của Austin nữa, nhưng hôm nay anh Trần Mạnh Hảo có lời, lại thêm mấy ý của bạn Nguyễn Như Ánh nên tôi xin phép trở lại. Trước hết tôi thấy vô cùng thú vị khi anh Hảo có những cuốn sách về triết học của Nguyễn Đình Thi trước 1975, và nghĩ rằng anh Hảo đã có may mắn khi được gặp, trò chuyện với những nhà triết học có uy tín ở Việt Nam. Như anh Hảo đã nói, triết học là hoài nghi, thật không dễ hiểu (qua những câu chuyện anh Hảo kể trong stt này). Ở VN lí thuyết speech acts của Austin được một số nhà ngôn ngữ học lớp trước dịch là "hành vi ngôn ngữ", là một thuật ngữ không phù hợp. Chính Cao Xuân Hạo đã chỉ trích cách dịch này và đề nghị dịch là "hành động ngôn từ", vì đúng như bạn Nguyễn Như Ánh nói, lí thuyết này thiên về hành động nói/khẩu ngữ. Nhưng vì các sách của các thầy xuất bản trước đó đều dùng "hành vi ngôn ngữ" nên nhiều nghiên cứu theo hướng này đã dùng nó rất phổ biến. Luận án cô Huệ được thông qua tên đề tài lúc ông Nguyễn Đức Tồn làm trường Khoa, tức cầm trịch chuyện đào tạo, đây chính là ông trùm đạo văn mà anh Hảo đã căm phẫn dẫn ra, người có cạ ruột là Lê Hoàng Giang hứa hươu hứa vượn cung cấp vô vàn bằng chứng tôi đạo văn cho anh Hảo. ( Nhân đây tôi cũng đề nghị sau ngày mai nữa, tức 4 ngày mà Lê Hoàng Giang không cung cấp được bằng chứng tôi đạo văn, thì anh Hảo hãy bỏ tên tôi ra danh sách đạo văn). Khi cô Huệ bảo vệ (khoảng năm 2015. 2016 gì đó, tôi không nhớ) thì tên đề tài như "ván đã đóng thuyền", Hội đồng không thể thay đổi, chỉ tập trung đánh giá nội dung (đây là điểm mấu chốt: tuy tên gọi "hành vi" là không ổn, nhưng đây là một thuật ngữ do những người đi trước để lại, và tác giả luận án cũng đã hiểu đúng nội hàm, rồi triển khai luận án theo cách hiểu đúng với tinh thần lí thuyết speech act của Austin. Mà cũng không trách việc thuật ngữ khoa học, trong ngành nào cũng vậy, không phải đặt ra là hợp lí kiểu một phát ăn ngay, mà phải trải qua thử thách, điều chỉnh). Không phải tôi không biết cái không hợp lí của cách dùng "hành vi ngôn ngữ". Bằng chứng là trước khi cô Huệ bảo vệ mấy năm trong cuốn sách tôi dịch của J.Lyons về Ngữ nghĩa học, in năm 2006 (Nxb Giáo dục), tôi đã dịch là "hành động ngôn từ". Cụ thể tên Chương 8, "Speech acts and illocutionary force" tôi đã dịch là "Những hành động ngôn từ là lực ngôn trung". Đây là đoạn Dẫn nhập của Chương mà tôi đã dịch: 8.0 Dẫn nhập
Đến đây, chúng ta chưa thật sự khai thác sự khác biệt về mặt thuật ngữ, đã được nêu ra trong chương 1, giữa ‘câu’ và ‘phát ngôn’. Chúng ta cũng chưa làm rõ sự khác biệt có liên quan giữa cái mà Saussure gọi là ‘ngôn ngữ’ và ‘lời nói’, còn Chomsky thì gọi là ‘ngữ năng’ và ‘ngữ thi’, vốn là những khái niệm, như chúng ta đã thấy trong chương 1, cần được trình bày lại, với tư cách là những sự lưỡng phân không tương đương với nhau trong khuôn khổ tam phân hệ thống-quá trình-thành phẩm, nếu như chúng ta muốn tránh những ngộ nhận được gán cho sự phân biệt các thuật ngữ này trong hầu hết các sách giáo khoa.

Phần lớn những nghiên cứu trong nghĩa học hình thức (trong chừng mực nó được áp dụng để phân tích ngôn ngữ tự nhiên) đã dựa trên quan điểm cho rằng ngôn ngữ là tập hợp các câu, và các câu được dùng chủ yếu là, nếu không nói chỉ duy nhất, nhằm vào mục đích miêu tả. Do đó, nghĩa học hình thức thường không quan tâm đến sự khác biệt giữa ngữ nghĩa của câu và nội dung mệnh đề (tức nội dung miêu tả). Đây rõ ràng là một quan điểm rất hạn hẹp về bản chất ngôn ngữ (như chúng ta đã thấy ở chương 6) và về nghĩa của câu. Quan điểm này đã bị chỉ trích rất nhiều.

Một trong những người chỉ trích có ảnh hưởng nhất trong những năm gần đây là nhà triết học J.L Austin (1911-60) ở Đại học Oxford, người có những tư trưởng được tranh luận rất nhiều, không chỉ trong giới triết học mà còn cả trong giới ngôn ngữ học (và những đại biểu của nhiều ngành khoa học khác). Trong chương này, chúng ta sẽ sử dụng cái được gọi là lý thuyết hành động ngôn từ của Austin như là xuất phát điểm để phân tích nghĩa của phát ngôn trong các chương 9 và 10 tiếp theo". Vì còm dài, nên tôi xin phép chuyển sang còm mới ngay sau đây.
Van Hiep Nguyen
Như vậy, chỗ không ổn mà anh Hảo và mọi người chỉ ra mấy hôm nay, nay bạn Nguyễn Như Ánh nhắc lại, dùng "hành vi ngôn ngữ" là không ổn, thì không phải tôi và một số đồng nghiệp không nhận thấy. Tuy nhiên, sửa chữa là không dễ, khi cách dùng đó đã trở nên đại trà, kiểu trước đây dùng thế thì nay dùng thế. Riêng tôi, tôi luôn dùng "hành động ngôn từ" trong tất cả các bài viết của mình. Hy vọng qua vụ chỉ trích này, việc dùng "hành động ngôn từ" sẽ thắng thế, và như vậy bản thân tôi cũng sẽ cám ơn anh Hảo. Thật ra, không phải các nhà ngôn ngữ học lớp trước tôi dùng không chuẩn, mà Austin cũng có những chỗ nhầm về thuật ngữ. Vì Austin là một nhà triết học, nên ông không dùng thuật ngữ theo lưỡng phân nổi tiếng giữa "ngôn ngữ" (langue) và "lời nói" (parole) mà Saussure, người được xem là cha đẻ của ngôn ngữ học hiện đại, đã nêu ra trước đó. Bằng chứng là trong bài giảng của mình (sau khi ông mất, các bài giảng này được học trò tập hợp lại, in thành sách, đúng như bạn Nguyễn Như Ánh đã nói) ông dùng khái niệm "câu" (sentence) một đơn vị thuộc ngôn ngữ, mà đúng ra, ông phải dùng "phát ngôn" (utterance), một đơn vị thuộc lời nói. Khi các thầy lớp trước giới thiệu lí thuyết này ở VN, các thầy cũng dùng thuật ngữ "câu" y chang như Austin, tức là copy cái nhầm lẫn của Austin. Nói với bạn Nguyễn Như Ánh: Việc Austin không phải là người chuẩn bị bản thảo, mà là học trò, thì nhiều người cũng biết, nhiều người đề cập đến, trong đó có tôi (chính tôi đã viết đâu đó). Việc Searle "gọi locutionary act là proposional act" thì giới ngữ học VN cũng biết, và họ dịch là "hành động mệnh đề". Còn ý bạn Như Ánh "illocutionary act mới là hành động (trong) lời như câu khẳng định, câu cầu khiến... " thì cũng không có gì lạ với giới Việt ngữ, bởi illocutionary act đã được dịch đúng như bạn Như Ánh hiểu, dịch là "hành động tại lời", hay "hành động ngôn trung". Vấn đề cuối cùng: Anh Hảo nói trình độ tiếng Anh của tôi đáng trình độ đi chợ, tôi cũng không lấy làm điều, vì cũng như anh, tôi tự hào là tự học ngoại ngữ, và đến nay tôi đã có 3 cuốn sách tiếng Anh được dịch ra tiếng Việt, đó là cuốn "Linguistic Semantics-An Introduction" của Lyons (tôi dịch 1 mình "Ngữ nghĩa học Dẫn luận, Nxb Giáo dục in 2006, 2007, 2008), cuốn "Cognitive Cognitive-An Introduction" của David Lee (tôi dịch cùng Nguyễn Hoàng An, "Dẫn luận Ngôn ngữ học tri nhận", Nxb ĐHQG Hà Nội, 2016, in hai lần trong năm), cuốn "Mood and Modality" của Palmer (tôi dịch cùng Phan Trang và Nguyễn Khánh Hà, Nxb ĐHQG Hà Nội 2019). Anh Hảo và mọi người có thể đọc và nếu có chỗ dịch sai, cũng như những chỗ tôi hành văn tiếng Việt không chuẩn, thì cũng xin cho tôi biết, tôi rất cám ơn, nếu thấy hợp lí, những lần tái bản, tôi sẽ sửa chữa. Kết thúc cái còm dài, kéo ra 2 ô còm, tôi chỉ xin nói một điều: trong tranh luận học thuật, mọi người nên điềm tĩnh, đừng vội vàng quy người khác là ngu dốt. Tôi sẽ dừng lại đây và chào anh Hảo cùng mọi người, những góp ý cho tôi, xin inbox. Cũng nhân vụ tranh luận này, tôi nghĩ là nên tổ chức dịch cuốn sách của Austin để thêm nhiều người hiểu lí thuyết của ông ấy. Có lẽ tôi xin phép dừng mọi trao đổi của tôi ở đây. Chúc mọi người bình an trong cơn đại dịch này.
Tran Manh Hao

Van Hiep Nguyen Như vậy, lần này ông GS TS Nguyễn Văn Hiệp đã trầm tĩnh hơn mấy lần trước, phần nào đã nhận chân với thái độ cầu thị: 1- ông Hiệp đã cám ơn sự góp ý phê bình rất đúng của tôi về cái luận án tiến sĩ rất sai, rất tức cười của các ông "HÀNH VI NỊNH TRONG TIẾNG VIỆT". 2- Ông Hiệp phần nào nhận ra ông có hiểu chưa thật chuẩn xác về lý thuyết còn có phần tù mù của Austin .3- Ông Hiệp đã thừa nhận tôi phê phán Austin sai là đúng, nghĩa là ông cũng hơi sáng ra một tí khi tiếp thu bài phê bình của tôi mà thốt ra rằng : "hạn chế của Autin". Tuy nhiên ông Hiệp còn tránh né không dám thẳng thắn ( trung thực) nhận lỗi khi ông làm chủ tịch chấm luận án ( hay chủ tịch hội đồng phản biện?) của cái " hành vi nịnh trong tiếng Việt" mà đổ lỗi cho ông vua ăn cắp văn Nguyễn Đức Tồn.

Tóm lại, lần này ông Hiệp đã phải dịu dàng thừa nhận chúng tôi (TMH) đúng và ông có phần sai và cả thuyết tù mù của Austin có nhiều phần hạn chế. Cuối cùng tôi yêu cầu ông với cương vị chủ tịch hội đồng chấm cái luận án tiến sĩ quá tào lao, quá sai kia họp bề hội đồng ( phong bì) lại, tuyên bố hủy cái luận án án tiến sĩ chết cười và bậy bạ kia đi, thì ông mới hết nợ tôi và nợ tiền xương máu của dân đã bỏ ra cho các ông sản xuất ra hàng trăm tiến sĩ phong bì. Xin cám ơn ông Hiệp..

"

https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3094313870840796



14. Ngày 31/8/2021

"


Mấy hôm trước, nhân nhà thơ Trần Mạnh Hảo có bài trên face phê phán nặng lời luận án về hành vi nịnh và hội đồng chấm luận án, đồng thời phủ nhận lí thuyết của Austin (Austin cho rằng nói là hành động, hành động ngôn từ) tôi mới có một số còm, cố gắng giải thích, đặt vấn đề của luận án trong khung lí thuyết speech acts của Austin. Sau hai ngày làm cái việc cực chẳng đã đó, tôi khép lại với cái còm dài sau đây:

Chào anh TMH và mọi người, tôi đã định không trao đổi về học thuật quanh lí thuyết của Austin nữa, nhưng hôm nay anh Trần Mạnh Hảo có lời, lại thêm mấy ý của bạn Nguyễn Như Ánh nên tôi xin phép trở lại. Trước hết tôi thấy vô cùng thú vị khi anh Hảo có những cuốn sách về triết học của Nguyễn Đình Thi trước 1975, và nghĩ rằng anh Hảo đã có may mắn khi được gặp, trò chuyện với những nhà triết học có uy tín ở Việt Nam. Như anh Hảo đã nói, triết học là hoài nghi, thật không dễ hiểu (qua những câu chuyện anh Hảo kể trong stt này). Ở VN lí thuyết speech acts của Austin được một số nhà ngôn ngữ học lớp trước dịch là "hành vi ngôn ngữ", là một thuật ngữ không phù hợp. Chính Cao Xuân Hạo đã chỉ trích cách dịch này và đề nghị dịch là "hành động ngôn từ", vì đúng như bạn Nguyễn Như Ánh nói, lí thuyết này thiên về hành động nói/khẩu ngữ. Nhưng vì các sách của các thầy xuất bản trước đó đều dùng "hành vi ngôn ngữ" nên nhiều nghiên cứu theo hướng này đã dùng nó rất phổ biến. Luận án cô Huệ được thông qua tên đề tài lúc ông Nguyễn Đức Tồn làm trường Khoa, tức cầm trịch chuyện đào tạo, đây chính là ông trùm đạo văn mà anh Hảo đã căm phẫn dẫn ra, người có cạ ruột là Lê Hoàng Giang hứa hươu hứa vượn cung cấp vô vàn bằng chứng tôi đạo văn cho anh Hảo. ( Nhân đây tôi cũng đề nghị sau ngày mai nữa, tức 4 ngày mà Lê Hoàng Giang không cung cấp được bằng chứng tôi đạo văn, thì anh Hảo hãy bỏ tên tôi ra danh sách đạo văn). Khi cô Huệ bảo vệ (khoảng năm 2015, 2016 gì đó, tôi không nhớ) thì tên đề tài như "ván đã đóng thuyền", Hội đồng không thể thay đổi, chỉ tập trung đánh giá nội dung (đây là điểm mấu chốt: tuy tên gọi "hành vi" là không ổn, nhưng đây là một thuật ngữ do những người đi trước để lại, và tác giả luận án cũng đã hiểu đúng nội hàm, rồi triển khai luận án theo cách hiểu đúng với tinh thần lí thuyết speech act của Austin. Mà cũng không trách việc thuật ngữ khoa học, trong ngành nào cũng vậy, không phải đặt ra là hợp lí kiểu một phát ăn ngay, mà phải trải qua thử thách, điều chỉnh). Không phải tôi không biết cái không hợp lí của cách dùng "hành vi ngôn ngữ". Bằng chứng là trước khi cô Huệ bảo vệ mấy năm trong cuốn sách tôi dịch của J.Lyons về Ngữ nghĩa học, in năm 2006 (Nxb Giáo dục), tôi đã dịch là "hành động ngôn từ". Cụ thể tên Chương 8, "Speech acts and illocutionary force" tôi đã dịch là "Những hành động ngôn từ và lực ngôn trung". Đây là đoạn Dẫn nhập của Chương mà tôi đã dịch: 8.0 Dẫn nhập
Đến đây, chúng ta chưa thật sự khai thác sự khác biệt về mặt thuật ngữ, đã được nêu ra trong chương 1, giữa ‘câu’ và ‘phát ngôn’. Chúng ta cũng chưa làm rõ sự khác biệt có liên quan giữa cái mà Saussure gọi là ‘ngôn ngữ’ và ‘lời nói’, còn Chomsky thì gọi là ‘ngữ năng’ và ‘ngữ thi’, vốn là những khái niệm, như chúng ta đã thấy trong chương 1, cần được trình bày lại, với tư cách là những sự lưỡng phân không tương đương với nhau trong khuôn khổ tam phân hệ thống-quá trình-thành phẩm, nếu như chúng ta muốn tránh những ngộ nhận được gán cho sự phân biệt các thuật ngữ này trong hầu hết các sách giáo khoa.
Phần lớn những nghiên cứu trong nghĩa học hình thức (trong chừng mực nó được áp dụng để phân tích ngôn ngữ tự nhiên) đã dựa trên quan điểm cho rằng ngôn ngữ là tập hợp các câu, và các câu được dùng chủ yếu là, nếu không nói chỉ duy nhất, nhằm vào mục đích miêu tả. Do đó, nghĩa học hình thức thường không quan tâm đến sự khác biệt giữa ngữ nghĩa của câu và nội dung mệnh đề (tức nội dung miêu tả). Đây rõ ràng là một quan điểm rất hạn hẹp về bản chất ngôn ngữ (như chúng ta đã thấy ở chương 6) và về nghĩa của câu. Quan điểm này đã bị chỉ trích rất nhiều.

Một trong những người chỉ trích có ảnh hưởng nhất trong những năm gần đây là nhà triết học J.L Austin (1911-60) ở Đại học Oxford, người có những tư trưởng được tranh luận rất nhiều, không chỉ trong giới triết học mà còn cả trong giới ngôn ngữ học (và những đại biểu của nhiều ngành khoa học khác). Trong chương này, chúng ta sẽ sử dụng cái được gọi là lý thuyết hành động ngôn từ của Austin như là xuất phát điểm để phân tích nghĩa của phát ngôn trong các chương 9 và 10 tiếp theo"

Như vậy, chỗ không ổn mà anh Hảo và mọi người chỉ ra mấy hôm nay, nay bạn Nguyễn Như Ánh nhắc lại, dùng "hành vi ngôn ngữ" là không ổn (không nên dùng “hành vi ngôn ngữ” mà nên dùng, chẳng hạn “hành động ngôn từ”,”hành động lời nói” –NVH chú thích) thì không phải tôi và một số đồng nghiệp không nhận thấy. Tuy nhiên, sửa chữa là không dễ, khi cách dùng đó đã trở nên đại trà, kiểu trước đây dùng thế thì nay dùng thế. Riêng tôi, tôi luôn dùng "hành động ngôn từ" trong tất cả các bài viết của mình. Hy vọng qua vụ chỉ trích này, việc dùng "hành động ngôn từ" sẽ thắng thế, và như vậy bản thân tôi cũng sẽ cám ơn anh Hảo. Thật ra, không phải các nhà ngôn ngữ học lớp trước tôi dùng không chuẩn, mà Austin cũng có những chỗ nhầm về thuật ngữ. Vì Austin là một nhà triết học, nên ông không dùng thuật ngữ theo lưỡng phân nổi tiếng giữa "ngôn ngữ" (langue) và "lời nói" (parole) mà Saussure, người được xem là cha đẻ của ngôn ngữ học hiện đại, đã nêu ra trước đó. Bằng chứng là trong bài giảng của mình (sau khi ông mất, các bài giảng này được học trò tập hợp lại, in thành sách, đúng như bạn Nguyễn Như Ánh đã nói) ông dùng khái niệm "câu" (sentence) một đơn vị thuộc ngôn ngữ, mà đúng ra, ông phải dùng "phát ngôn" (utterance), một đơn vị thuộc lời nói. Khi các thầy lớp trước giới thiệu lí thuyết này ở VN, các thầy cũng dùng thuật ngữ "câu" y chang như Austin, tức là copy cái nhầm lẫn của Austin. Nói với bạn Nguyễn Như Ánh: Việc Austin không phải là người chuẩn bị bản thảo, mà là học trò, thì nhiều người cũng biết, nhiều người đề cập đến, trong đó có tôi (chính tôi đã viết đâu đó). Việc Searle "gọi locutionary act là proposional act" thì giới ngữ học VN cũng biết, và họ dịch là "hành động mệnh đề". Còn ý bạn Như Ánh "illocutionary act mới là hành động (trong) lời như câu khẳng định, câu cầu khiến... " thì cũng không có gì lạ với giới Việt ngữ, bởi illocutionary act đã được dịch đúng như bạn Như Ánh hiểu, dịch là "hành động tại lời", hay "hành động ngôn trung". Vấn đề cuối cùng: Anh Hảo nói trình độ tiếng Anh của tôi đáng trình độ đi chợ, tôi cũng không lấy làm điều, vì cũng như anh, tôi tự hào là tự học ngoại ngữ, và đến nay tôi đã dịch (dịch riêng hoặc cùng dịch) 3 cuốn sách tiếng Anh ra tiếng Việt, đó là cuốn "Linguistic Semantics-An Introduction" của Lyons (tôi dịch 1 mình "Ngữ nghĩa học Dẫn luận, Nxb Giáo dục in 2006, 2007, 2008), cuốn "Cognitive Cognitive-An Introduction" của David Lee (tôi dịch cùng Nguyễn Hoàng An, "Dẫn luận Ngôn ngữ học tri nhận", Nxb ĐHQG Hà Nội, 2016, in hai lần trong năm), cuốn "Mood and Modality" của Palmer (tôi dịch cùng Phan Trang và Nguyễn Khánh Hà, Nxb ĐHQG Hà Nội 2019). Anh Hảo và mọi người có thể đọc và nếu có chỗ dịch sai, cũng như những chỗ tôi hành văn tiếng Việt không chuẩn, thì cũng xin cho tôi biết, tôi rất cám ơn, nếu thấy hợp lí, những lần tái bản, tôi sẽ sửa chữa. Kết thúc cái còm dài, kéo ra 2 ô còm, tôi chỉ xin nói một điều: trong tranh luận học thuật, mọi người nên điềm tĩnh, đừng vội vàng quy người khác là ngu dốt. Tôi sẽ dừng lại đây và chào anh Hảo cùng mọi người, những góp ý cho tôi, xin inbox. Cũng nhân vụ tranh luận này, tôi nghĩ là nên tổ chức dịch cuốn sách của Austin để thêm nhiều người hiểu lí thuyết của ông ấy. Có lẽ tôi xin phép dừng mọi trao đổi của tôi ở đây. Chúc mọi người bình an trong cơn đại dịch này”
Sáng nay (31/8) tôi ngạc nhiên thấy nhà thơ viết cái tút tuyên bố thắng lợi, tôi rất ngạc nhiên, xin copy lại đây:
TRẦN MẠNH HẢO: TRONG CUỘC PHÊ PHÁN LUẬN ÁN TIẾN SĨ BẬY BẠ, TÀO LAO : “HÀNH VI NỊNH TRONG TIẾNG VIỆT”, GS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP – CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM “LUẬN ÁN TIẾN SĨ PHONG BÌ” NÀY, PHẦN NÀO ĐÃ NHẬN SAI. VẬY ÔNG HIỆP PHẢI HỌP CÁI “BỀ HỘI ĐỒNG” PHONG TIẾN SĨ TÀO LAO KIA LẠI, TUYẾN BỐ HỦY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHẾT CƯỜI “HÀNH VI NỊNH TRONG TIẾNG VIỆT” KIA ĐI, ĐỂ KHÔNG PHỤ TIỀN XƯƠNG MÁU CỦA DÂN ĐỔ RA CHO CÁC ÔNG TỪNG SẢN XUẤT HÀNG TRĂM “TIẾN SĨ PHONG BÌ”
(đoạn tiếp theo, nhà thơ trích còm của tôi như đã viết trên đây). Sau đó nhà thơ Trần Mạnh Hảo đi đến kết luận (chính copy lại từ cái còm nhà thơ đã trao đổi với tôi) như sau: Như vậy, lần này ông GS TS Nguyễn Văn Hiệp đã trầm tĩnh hơn mấy lần trước, phần nào đã nhận chân với thái độ cầu thị: 1- ông Hiệp đã cám ơn sự góp ý phê bình rất đúng của tôi về cái luận án tiến sĩ rất sai, rất tức cười của các ông "HÀNH VI NỊNH TRONG TIẾNG VIỆT". 2- Ông Hiệp phần nào nhận ra ông có hiểu chưa thật chuẩn xác về lý thuyết còn có phần tù mù của Austin .3- Ông Hiệp đã thừa nhận tôi phê phán Austin sai là đúng, nghĩa là ông cũng hơi sáng ra một tí khi tiếp thu bài phê bình của tôi mà thốt ra rằng : "hạn chế của Autin". Tuy nhiên ông Hiệp còn tránh né không dám thẳng thắn ( trung thực) nhận lỗi khi ông làm chủ tịch chấm luận án ( hay chủ tịch hội đồng phản biện?) của cái " hành vi nịnh trong tiếng Việt" mà đổ lỗi cho ông vua ăn cắp văn Nguyễn Đức Tồn.

Tóm lại, lần này ông Hiệp đã phải dịu dàng thừa nhận chúng tôi (TMH) đúng và ông có phần sai và cả thuyết tù mù của Austin có nhiều phần hạn chế. Cuối cùng tôi yêu cầu ông với cương vị chủ tịch hội đồng chấm cái luận án tiến sĩ quá tào lao, quá sai kia họp bề hội đồng ( phong bì) lại, tuyên bố hủy cái luận án án tiến sĩ chết cười và bậy bạ kia đi, thì ông mới hết nợ tôi và nợ tiền xương máu của dân đã bỏ ra cho các ông sản xuất ra hàng trăm tiến sĩ phong bì. Xin cám ơn ông Hiệp” (trích nguyên).

Tôi rât ngạc nhiên vì cách hiểu văn bản của nhà thơ Trần Mạnh Hảo khi anh kết luận như vậy (đề nghị các thầy cô viết SGK Ngữ văn tăng cường thêm phần Đọc hiểu văn bản, cho các thế hệ tương lai thật sự có được kỹ năng này), đến nỗi tuy đã tuyên bố không nói gì nữa, tôi buộc phải còm thêm với anh Hảo, xin dẫn nguyên văn:
"Không phải thế đâu anh, nội dung luận án hoàn toàn đúng, chỉ có thuật ngữ do người đi trước dịch chưa ổn thôi, nhiều thuật ngữ khác trong tiếng Việt cũng có chỗ phải qua thử nghiệm, điều chỉnh mới ổn định. Hội đồng không sai khi đánh giá đúng luận án, tác giả xứng đáng nhận học vị TS với kết quả nghiên cứu của mình. Tôi chỉ cám ơn anh đã ủng hộ phương án dịch thuật ngữ "speech act" là "hành động ngôn từ" trong tranh chấp với cách dịch "hành vi ngôn ngữ" truóc đó (và vẫn còn nhiều tác giả dùng hiện nay), thế thôi".
Đây cũng là kết luận cuối cùng của tôi, sau cuộc tranh luận mà tôi tưởng là một cuộc tranh luận khoa học nghiêm túc. Những gì còn lại sau cuộc tranh luận “học thuật” này, mọi người có thể tự rút ra.



"

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1006018386883416&id=100024257933167



13. Ngày 30/8/2021

Trần Mạnh Hảo
Là người công giáo, lại mê học triết, mê thần học, sau năm 1975, TMH tôi thường viếng thăm linh mục Trần Thái Đỉnh ( 1922-2005) đậu tiến sĩ triết học tại Institut Catholique de Paris năm 1958, từng dạy triết Tây ở đại học Văn khoa Sài Gòn, từng viết nhiều sách triết. Cha Đỉnh cho phép tôi được ngồi cả tiếng đồng hồ để thưa chuyện Ngài, để Ngài chỉ giáo cho tôi bớt ngu về triết học. Tôi hỏi, thưa cha, với trình độ I tờ rít như con, liệu con có nhập môn được triết tây không ạ. Vả, tự đọc, tự học, liệu mười năm con có hiểu được và hệ thống được dòng triết học Tây phương từ Socrate đến Hegel không ? Cha Đỉnh bảo “ cứ từ từ cho khoai nó nhừ”, con đem chữ HIỂU ra như cái thước để đo cái bàng bạc của triết học thì không dễ. Triết học khó hiểu, đúng. Mà triết gia viết ra để cho người đọc hiểu tất tần tật thì còn gì là triết nữa. Cha cho tôi nhiều sách triết cha đã viết, đồng thời cho tôi mấy cuốn nhập môn triết học tây của nhà thơ, nhà văn Nguyễn Đình Thi mà cha mua từ trước năm 1945 như :
• Triết học nhập môn (1942)
• Triết học Kant (1942)
• Triết học Nietzsche (1942)
• Triết học Einstein (1942)
• Triết học Descartes (1942)
• Siêu hình học (1942)
Nguyễn Đình Thi là người Việt Nam đầu tiên viết sách triết Tây bằng tiếng Việt. Ra Hà Nội, tôi tặng lại cho nhà văn Nguyễn Đình Thi mấy cuốn sách này của ông viết và in ở Hà Nội năm 1942,1943. Ông Thi mừng rơi nước mắt. Ông Thi bảo : mình mê triết, học triết bởi các giáo sư Tây, nhưng cũng rất khó khăn lĩnh hội được. Người Pháp chính hiệu khi học triết còn nhá không nổi nữa là người Việt mình. Triết, nói cho cùng, nó mờ mờ nhân ảnh lắm, tưởng tóm được nó, nhưng nó lại trơn như lươn, chuồn khỏi tay mình. Cứ là tơ lơ mơ thôi Hảo ạ…Tưởng chỉ có thơ mới tơ lơ mơ, triết cũng tơ lơ mơ…hơ hơ hơ…
Nhà thơ Xuân Diệu, năm 1936 được quan toàn quyền Đông Dương Joseph Jules Brévié trao bằng khen người giỏi tiếng Pháp nhất Đông Dương trong một cuộc thi Pháp văn; khi tôi hỏi : anh có đọc và hiểu được sách triết bằng Tiếng Pháp không, thì ông trả lời, đọc được mà hiểu chỉ 20 % Hảo à. Xuân Diệu lại nói, muốn nắm được triết học, phải học triết, lâu lắm, còn chuyên môn này, mình cũng chỉ tơ lơ mơ mà thôi.
Chao ôi, triết học thường đánh quả tù mù. Trong bài : “ Sự mặc khải của thi ca”, chúng tôi đã viết : “Nếu phẩm hạnh của tôn giáo là đức tin, phẩm hạnh của thi ca là mỹ cảm ngôn từ, thì phẩm chất của triết học là hoài nghi”. Còn khi quý vị thề rằng triết học Marx là chân lý, thì than ôi, triết học đã chết.
Ở Việt Nam, trước năm 1945, người Pháp có dạy triết học. Ở Sài Gòn, đại học văn khoa có khoa triết : triết đông và triết tây.
Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, nhà nước không có dạy môn triết học. Cái các ông tưởng là được học triết là một thứ chủ nghĩa Mác Lê Nin đã bị chính trị hóa.
Nên thấy mấy ông ghi học vị trước tên mình : tiến sĩ triết học Nguyễn Linh Khiếu, hay tiến sĩ triết học Lương Minh Cừ ( PGS.TS) là tôi bịt mũi cười thầm : ôi chao chim cánh cụt dạy bay cho các loài chim khác !
Bạn tôi, họa sĩ Bửu Chỉ ( 1948-2012) con cụ Ưng Thuyên ở Huế, mẹ dạy Pháp văn trường Đồng Khánh. Gia đình Bửu Chỉ toàn nói tiếng Pháp nên khi trẻ, anh đã làu làu tiếng Tây. Bửu Chỉ hay pha tiếng Pháp vào khi nói chuyện. Tuy nhiên, Bửu Chỉ rất ghét một vài anh trí thức người Huế hay làm dáng trí thức. Tôi gặp anh ở Sài Gòn sau ngày 30-4-1975, khi anh còn mặc áo tù màu đen và trở thành bạn bè. Tôi đã dẫn anh đến gặp anh Phạm Hậu tổng biên tập báo Thanh Niên trong rừng ( chỗ văn phòng đại diện báo Tiền Phong ở Sài Gòn bây giờ). Bửu Chỉ đã giúp anh Hậu ra những số báo “Thanh Niên” đầu tiên ở Sài Gòn với tư cách họa sĩ trang trí trình bày báo.
Không phải tất cả đàn ông Huế đều làm dáng trí thức nhá. Tuy nhiên, khá nhiều ông, đầu rỗng tuếch, ngồi im như tượng lim dim phà khói thuốc, với kính cận ra chiều suy tư, lâu mới hỏi bằng tiếng Pháp : “ Qu’est-ce que c’est ?”
( Đây/đó là cái gì ?)
Đoạn ngồi suy tư rất lâu, đầu đang nghĩ đến miếng chân giò trong tô bún bò Huế, nhưng bất giác reo lên :"Ơ-rê-ca!( Eureka!)" (tiếng Hy Lạp: "εὕρηκα!," có nghĩa "Tôi tìm ra rồi!")
Bạn hỏi ông tìm ra cái gì vậy ? Bèn thủng thẳng : “moi ( moa ) vừa phục sinh lại một ý nghĩ đã chết trong đầu”. Bửu Chỉ bình : thất kinh !
Nhắc lại chuyện ông GS.TS Nguyễn Văn Hiệp chủ tịch hội đồng phản biện luận văn tiến sĩ “ HÀNH VI NỊNH TRONG TIẾNG VIỆT” khi các ông dùng triết học ngôn ngữ của J.L.Austin biện hộ cho một mệnh đề làm tên luận án tiến sĩ ngôn ngữ học rất sai tiếng Việt, giống như lấy thước đo của con ma đo đạc con người vậy. Các ông không chỉ sai về phương pháp luận mà các ông còn gian lận, đánh tráo khái niệm để bảo vệ cho tội lỗi của mình khi bị phê bình.
Trình độ Anh Văn của ông GS.TS. Bùi Minh Toán, ông GS.TS người Huế Nguyễn Văn Hiệp, ông PGS.TS người Huế Hoàng Dũng (hay làm dáng trí thức) chỉ ngang mức đi chợ mua hàng, hoặc hỏi đường khi lạc, làm sao đọc nổi văn bản quá tù mù : “How to do things with words" của J.L.Austin ?
Mấy bạn tôi từ Pháp, từ Mỹ dạy ngôn ngữ học ở đại học gọi về nói, mấy ông GSTS Nguyễn Văn Hiệp, GSTS Bùi Minh Toán, PGS.TS Hoàng Dũng trình độ đâu mà đọc nổi Cuốn “How to Do Things with Words”, sức đâu mà hiểu nổi lý thuyết speech act, nên các ông đã dịch sai, hiểu sai toàn phần triết học Austin !
Xin mời các “nhà sai học” Hoàng Dũng, Nguyễn Văn Hiệp, Bùi Minh Toán đọc một “còm” này của bạn Nguyễn Như Ánh chút nha, để may ra các ông còn có khả năng nhận thức lại :
Nguyễn Như Ánh
Cháu theo dõi chủ đề này của chú cũng mấy hôm nay, cháu không dám tranh luận cùng các bậc trí giả trong đây, chỉ xin đưa ra một số nhận định qua việc hiểu và dịch lý thuyết của ông Austin ra tiếng Việt như sau:
1- Lý thuyết Speech act ( Lý thuyết hành động diễn ngôn), cái này ko dịch thành hành vi. Speech ko diễn thành ngôn ngữ (lingustics) mà nó thiên về hành/hoạt động nói, khẩu ngữ hơn.
2. Cuốn How to Do Things with Words, cuốn này dịch thành tiếng Việt như trong bài trước là sai dẫn đến hiểu sai lý thuyết của ông Austin. Cuốn sách này ko phải ông Austin viết mà nó tập hợp 12 bài diễn thuyết (lectures) khi ông được mời diễn thuyết trong chương trình William James Lectures của Đại học Harvard năm 1955 để trình bày lý thuyết speech act. Lý thuyết này sau đó được phát triển thêm bởi triết gia John Searle. John Searle mới chính là người phổ biến rộng rãi lý thuyết này.
3. Cháu xin mạn phép đính chính phần locutionary act theo Speech act theory là hành động (diễn ngôn) ẩn lời chứ không phải là Illocutionary act, trong sách S An Essay in the Philosophy of Language của John Searle thì ông gọi locutionary act là proposional act. illocutionary act mới là hành động (trong) lời như câu khẳng định, câu cầu khiến... chẳng hạn.
Xin mời ông Hoàng Dũng, ông Nguyễn Văn Hiệp, ông Bùi Minh Toán cần phải đào tạo lại trình độ tiếng Việt, đào tạo lại trình độ tiếng Anh, và hơn hết cần phải ghi tên học triết học ở đại học nước ngoài, vì ở Việt Nam các ông có bao giờ được học triết học đúng nghĩa đâu .,.
Sài Gòn 30-8-2021.
T.M.H.


"
Van Hiep Nguyen

Chào anh TMH và mọi người, tôi đã định không trao đổi về học thuật quanh lí thuyết của Austin nữa, nhưng hôm nay anh Trần Mạnh Hảo có lời, lại thêm mấy ý của bạn Nguyễn Như Ánh nên tôi xin phép trở lại. Trước hết tôi thấy vô cùng thú vị khi anh Hảo có những cuốn sách về triết học của Nguyễn Đình Thi trước 1975, và nghĩ rằng anh Hảo đã có may mắn khi được gặp, trò chuyện với những nhà triết học có uy tín ở Việt Nam. Như anh Hảo đã nói, triết học là hoài nghi, thật không dễ hiểu (qua những câu chuyện anh Hảo kể trong stt này). Ở VN lí thuyết speech acts của Austin được một số nhà ngôn ngữ học lớp trước dịch là "hành vi ngôn ngữ", là một thuật ngữ không phù hợp. Chính Cao Xuân Hạo đã chỉ trích cách dịch này và đề nghị dịch là "hành động ngôn từ", vì đúng như bạn Nguyễn Như Ánh nói, lí thuyết này thiên về hành động nói/khẩu ngữ. Nhưng vì các sách của các thầy Nguyễn Đức Dân, Đỗ Hữu Châu xuất bản trước đó đều dùng "hành vi ngôn ngữ" nên nhiều nghiên cứu theo hướng này đã dùng nó rất phổ biến. Luận án cô Huệ được thông qua tên đề tài lúc ông Nguyễn Đức Tồn làm trường Khoa, tức cầm trịch chuyện đào tạo, đây chính là ông trùm đạo văn mà anh Hảo đã căm phẫn dẫn ra, người có cạ ruột là Lê Hoàng Giang hứa hươu hứa vượn cung cấp vô vàn bằng chứng tôi đạo văn cho anh Hảo. ( Nhân đây tôi cũng đề nghị sau ngày mai nữa, tức 4 ngày mà Lê Hoàng Giang không cung cấp được bằng chứng tôi đạo văn, thì anh Hảo hãy bỏ tên tôi ra danh sách đạo văn). 

Khi cô Huệ bảo vệ (khoảng năm 2015. 2016 gì đó, tôi không nhớ) thì tên đề tài như "ván đã đóng thuyền", Hội đồng không thể thay đổi, chỉ tập trung đánh giá nội dung. Không phải tôi không biết cái không hợp lí của cách dùng "hành vi ngôn ngữ". Bằng chứng là trước khi cô Huệ bảo vệ mấy năm trong cuốn sách tôi dịch của J.Lyons về Ngữ nghĩa học, in năm 2006 (Nxb Giáo dục), tôi đã dịch là "hành động ngôn từ". Cụ thể tên Chương 8, "Speech acts and illocutionary force" tôi đã dịch là "Những hành động ngôn từ và lực ngôn trung". 

Đây là đoạn Dẫn nhập của Chương mà tôi đã dịch: 8.0 Dẫn nhập
Đến đây, chúng ta chưa thật sự khai thác sự khác biệt về mặt thuật ngữ, đã được nêu ra trong chương 1, giữa ‘câu’ và ‘phát ngôn’. Chúng ta cũng chưa làm rõ sự khác biệt có liên quan giữa cái mà Saussure gọi là ‘ngôn ngữ’ và ‘lời nói’, còn Chomsky thì gọi là ‘ngữ năng’ và ‘ngữ thi’, vốn là những khái niệm, như chúng ta đã thấy trong chương 1, cần được trình bày lại, với tư cách là những sự lưỡng phân không tương đương với nhau trong khuôn khổ tam phân hệ thống-quá trình-thành phẩm, nếu như chúng ta muốn tránh những ngộ nhận được gán cho sự phân biệt các thuật ngữ này trong hầu hết các sách giáo khoa.

Phần lớn những nghiên cứu trong nghĩa học hình thức (trong chừng mực nó được áp dụng để phân tích ngôn ngữ tự nhiên) đã dựa trên quan điểm cho rằng ngôn ngữ là tập hợp các câu, và các câu được dùng chủ yếu là, nếu không nói chỉ duy nhất, nhằm vào mục đích miêu tả. Do đó, nghĩa học hình thức thường không quan tâm đến sự khác biệt giữa ngữ nghĩa của câu và nội dung mệnh đề (tức nội dung miêu tả). Đây rõ ràng là một quan điểm rất hạn hẹp về bản chất ngôn ngữ (như chúng ta đã thấy ở chương 6) và về nghĩa của câu. Quan điểm này đã bị chỉ trích rất nhiều.

Một trong những người chỉ trích có ảnh hưởng nhất trong những năm gần đây là nhà triết học J.L Austin (1911-60) ở Đại học Oxford, người có những tư trưởng được tranh luận rất nhiều, không chỉ trong giới triết học mà còn cả trong giới ngôn ngữ học (và những đại biểu của nhiều ngành khoa học khác). Trong chương này, chúng ta sẽ sử dụng cái được gọi là lý thuyết hành động ngôn từ của Austin như là xuất phát điểm để phân tích nghĩa của phát ngôn trong các chương 9 và 10 tiếp theo". Vì còm dài, nên tôi xin phép chuyển sang còm mới ngay sau đây.

  • Phản hồi
  • 2 giờ
  • Đã chỉnh sửa
  • "

    "
    Van Hiep Nguyen

    Như vậy, chỗ không ổn mà anh Hảo và mọi người chỉ ra mấy hôm nay, nay bạn Nguyễn Như Ánh nhắc lại, dùng "hành vi ngôn ngữ" là không ổn, thì không phải tôi và một số đồng nghiệp không nhận thấy. Tuy nhiên, sửa chữa là không dễ, khi cách dùng đó đã trở nên đại trà, kiểu trước đây dùng thế thì nay dùng thế. Riêng tôi, tôi luôn dùng "hành động ngôn từ" trong tất cả các bài viết của mình. Hy vọng qua vụ chỉ trích này, việc dùng "hành động ngôn từ" sẽ thắng thế, và như vậy bản thân tôi cũng sẽ cám ơn anh Hảo. Thật ra, không phải các nhà ngôn ngữ học lớp trước tôi dùng không chuẩn, mà Austin cũng có những chỗ nhầm về thuật ngữ. Vì Austin là một nhà triết học, nên ông không dùng thuật ngữ theo lưỡng phân nổi tiếng giữa "ngôn ngữ" (langue) và "lời nói" (parol) mà Saussure, người được xem là cha đẻ của ngôn ngữ học hiện đại, đã nêu ra trước đó. Bằng chứng là trong bài giảng của mình (sau khi ông mất, các bài giảng này được học trò tập hợp lại, in thành sách, đúng như bạn Nguyễn Như Ánh đã nói) ông dùng khái niệm "câu" (sentence) một đơn vị thuộc ngôn ngữ, mà đúng ra, ông phải dùng "phát ngôn" (utterance), một đơn vị thuộc lời nói. Khi các thầy lớp trước giới thiệu lí thuyết này ở VN, các thầy cũng dùng thuật ngữ "câu" y chang như Austin, tức là copy cái nhầm lẫn của Austin. Nói với bạn Nguyễn Như Ánh: Việc Austin không phải là người chuẩn bị bản thảo, mà là học trò, thì ai cũng biết, nhiều người đề cập đến, trong đó có tôi (chính tôi đã viết đâu đó). Việc Searle "gọi locutionary act là proposional act" thì giới ngữ học VN cũng biết, và họ dịch là "hành động mệnh đề". Còn ý bạn Như Ánh "illocutionary act mới là hành động (trong) lời như câu khẳng định, câu cầu khiến... " thì cũng không có gì lạ với giới Việt ngữ, bởi illocutionary act đã được dịch đúng như bạn Như Ánh hiểu, dịch là "hành động tại lời", hay "hành động ngôn trung". Vấn đề cuối cùng: Anh Hảo nói trình độ tiếng Anh của tôi đáng trình độ đi chợ, tôi cũng không lấy làm điều, vì cũng như anh, tôi tự hào là tự học ngoại ngữ, và đến nay tôi đã có 3 cuốn sách tiếng Anh được dịch ra tiếng Việt, đó là cuốn "Linguistic Semantics-An Introduction" của Lyons (tôi dịch 1 mình "Ngữ nghĩa học Dẫn luận, Nxb Giáo dục in 2006, 2007, 2008), cuốn "Cognitive Cognitive-An Introduction" của David Lee (tôi dịch cùng Nguyễn Hoàng An, "Dẫn luận Ngôn ngữ học tri nhận", Nxb ĐHQG Hà Nội, 2016, in hai lần trong năm), cuốn "Mood and Modality" của Palmer (tôi dịch cùng Phan Trang và Nguyễn Khánh Hà, Nxb ĐHQG Hà Nội 2019). Anh Hảo và mọi người có thể đọc và nếu có chỗ dịch sai, cũng như những chỗ tôi hành văn tiếng Việt không chuẩn, thì cũng xin cho tôi biết, tôi rất cám ơn, nếu thấy hợp lí, những lần tái bản, tôi sẽ sửa chữa. Kết thúc cái còm dài, kéo ra 2 ô còm, tôi chỉ xin nói một điều: trong tranh luận học thuật, mọi người nên điềm tĩnh, đừng vội vàng quy người khác là ngu dốt. Tôi sẽ dừng lại đây và chào anh Hảo cùng mọi người, những góp ý cho tôi, xin inbox. Cũng nhân vụ tranh luận này, tôi nghĩ là nên tổ chức dịch cuốn sách của Austin để thêm nhiều người hiểu lí thuyết của ông ấy.

  • Phản hồi
  • 2 giờ
  • Đã chỉnh sửa
  • "

    https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3093922507546599




    12. Ngày 30/8/2021




    "

    Hà Thanh Vân đã thêm 3 ảnh mới.

    6 giờ 

    (PGS.TS. Nguyễn Tuấn Cường)
    Xin cung cấp tư liệu khoa học nghiêm túc và cập nhật cho những ai đang thảo luận sôi nổi về luận án tiến sĩ “Hành vi nịnh trong tiếng Việt” từ góc độ khoa học:
    • 2020: Bài nghiên cứu “The pragmatics of flattery: The strategic use of solidarity-oriented actions” (Tạm dịch: Ngữ dụng của xu nịnh: Việc sử dụng có tính chiến lược đối với các hành động hướng tới sự đoàn kết), bài này vừa in năm 2020 trên tạp chí “Journal of Pragmatics” (Tạp chí ngữ dụng học), đây là tạp chí chất lượng cực cao: xếp hạng ISI (cả CSCI và AHCI), Q1, H-Index = 93. Hình như chưa có nhà ngôn ngữ học ở Việt Nam nào đăng được bài trên một tạp chí có chỉ số cao như vậy?
    • 2018: Bài nghiên cứu “Captatio Benevolentiae: Potential Risks and Benefits of Flattering the Audience in a Public Political Speech” (Tạm dịch: Chiếm được cảm tình: Rủi ro và lợi ích tiềm ẩn của việc xu nịnh khán giả trong bài phát biểu chính trị công cộng) đăng năm 2018 trên tạp chí ”Journal of Language and Social Psychology” (Tạp chí Ngôn ngữ và Tâm lí học xã hội). Đây cũng là tạp chí chất lượng cực cao: xếp hạng ISI (CSCI), Q1, H-Index = 51.
    • 2018: Cuốn sách “Flattery and the History of Political Thought: That Glib and Oily Art” (Xu nịnh và lịch sử tư tưởng chính trị: Thứ nghệ thuật liến thoắng và trơn tru) xuất bản năm 2018 tại NXB Đại học Cambridge - một trong những nhà xuất bản luôn đứng đầu bảng thế giới trong xuất bản khoa học. Tác giả cuốn sách là Daniel J. Kapust, Giáo sư về khoa học chính trị ở Đại học Wisconsin-Madison, Mĩ - trường ĐH xếp hạng thứ 49 thế giới theo bảng xếp hạng Times Higher Education năm 2021.
    Ai cần toàn văn 3 công trình trên có thể tìm trên mạng, không khó. Vui lòng không hỏi xin tài liệu từ tôi.
    Ngoài ra còn vô số những nghiên cứu khoa học nghiêm túc về chủ đề XU NỊNH trong các công trình nghiên cứu ở nước ngoài trên các lĩnh vực chính trị, tâm lí, ngôn ngữ, nhân học, kinh doanh, tiếp thị, nhiếp ảnh… Chỉ cần bỏ vài phút ra tìm đọc ở các cơ sở dữ liệu khoa học nghiêm túc là biết. Ngoài ra, tôi không bình luận gì thêm.





    • Van Hiep Nguyen
      Cám ơn Tuấn Cường đã "giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha", có một stt chất lừ, cám ơn du nữ đã chia sẻ. Tôi và ngành ngôn ngữ bị xúc phạm man rợ, nhiều người mang cái bức xúc đối với tệ tham nhũng, giả dối, nịnh nọt trong xã hội để trút vào luận án. Qua vụ này, tôi cũng hiểu con người đến thế kỷ 21 nhiều người vẫn mang bản tính bầy đàn, đánh hôi, ném đá. Tôi và ngành ngôn ngữ học VN, ngành đã có những nhân vật lỗi lạc, tầm vóc học giả thế giới như Nguyễn Tài Cẩn, Cao Xuân Hạo không bao giờ e ngại. Tôi chỉ buồn là qua vụ này, thấy văn hoá đọc xuống cấp thảm hại, nhiều người hóng hớt, đọc mạng hời hợt, kiểu nghe hơi nồi chõ nhưng phán thì như đỉnh cao trí tuệ. Một học thuyết lớn có ảnh hưởng đến khoa học XH và NV mà chẳng mấy người chịu đọc, cứ chiết tự rồi phán bừa. Lại có người vào wilki lấy một đoạn chừng gang tay phiên ra rồi cũng phán, cả một rừng người nhao nhao vào tung hô, đây rồi, đây rồi, lâu nay cả ngành ngôn ngữ học ngu quá, dậy bậy học bậy (rất buồn là có người là dân ngôn ngữ học cũng vào tung hô, sổ toẹt cái gốc gác của mình, những trường hợp này tôi khinh bỉ sâu sắc, và tôi khẳng định số này thuộc loại dốt nhất nhì ngành ngôn ngữ học). Cám ơn du nữ đã chia sẻ, mở diễn đàn để mọi người thảo luận
      6

    "

    https://www.facebook.com/van.ha.3323457/posts/4871670962846368



    11. Ngày 30/8/2021

    "

    Trần Mạnh Hảo
    Cả một bộ giao thông vận tải không hiểu tiếng Việt, không phân biệt được “thu phí” và “thu giá” khác nhau ra sao. Cả bộ y tế khi dịch bệnh covid không hiểu tiếng Việt, tìm ra một từ quỷ quái không có trong từ điển để gọi tên cuộc người dân ồ ạt về quê tránh dịch covid. Cả một viện nghiên cứu văn học không rành tiếng Việt, đổi tên Viện từ “Viện nghiên cứu Văn học” thành “Việt Văn học”, đổi tên “tạp chí nghiên cứu văn học” có từ thời ông Đặng Thai Mai, Hoài Thanh thành tạp chí Văn học. Đến khi TMH viết bài chỉ ra cả một cái viện to như thế dùng sai tiếng Việt, thì sau nhiều năm, nhóm lãnh đạo thiểu năng mới quay lại tên gọi ban đầu.

    PGS Nguyễn Lộc viết bài khái luận về Nguyễn Du và Truyện Kiều trong sách giáo khoa văn trung học toàn dùng sai tiếng Việt, viết câu không ra câu, sai ngữ pháp, sai văn phạm.
    Hầu hết các GS, GSTS…từ Lê Trí Viễn, Hoàng Như Mai, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đình Chú, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Nguyễn Văn Hạnh, Trần Hữu Tá, Nguyễn Lộc, Trần Đình Sử đến lứa sau như La Khắc Hòa, Nguyễn Minh Thuyết, Đỗ Ngọc Thống, Chu Văn Sơn, Hoàng Dũng, Nguyễn Hữu Sơn, Nguyễn Thị Minh Thái…đâu đó, trang này trang khác, bài này bài kia đều có nhiều lỗi về văn phạm, về ngữ pháp, làm hỏng dần tiếng Việt…
    Đến nỗi La Khắc Hòa ( tức Lã Nguyên, vừa viết một bài ca ngợi thầy mình là Trần Đình Sử lên mây), Chu Văn Sơn không còn khả năng lĩnh hội văn chương nữa, dốt nát vô cùng tận khi hai ông Lã Nguyên và Chu Văn Sơn đọc không hiểu bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc tử. Hòa và Sơn gọi bài thơ vô cùng dễ hiểu này là một bài thơ điên, “một chuỗi phát ngôn thác loạn” (!) Trần Đình Sử dạy Kiều lại không hiểu được câu Kiều “ mây thua nước tóc tuyết nhường màu da” là tóc Thúy Vân đen như mây đen. Dạy thơ Tố Hữu mà Trần Đình Sử thiểu năng tiếng Việt không hiểu được câu thơ “ đôi con diều sáo lộn nhào tầng không” lại cho rằng Tố Hữu đang tả con chim diều hâu và con sáo bay song đôi…

    Ba ông chủ biên sách giáo khoa Văn : Trần Đình Sử, Nguyễn Minh Thuyết, Đỗ Ngọc Thống…với ba luận án tiến sĩ đọc chết cười, sai sót, lắp ghép văn người khác tùm lum, tham lam bao thầu cả sách tiếng Việt từ lớp một đến lớp 9. Chúng tôi đã có bài chỉ ra nhóm các ông này không biết viết tiếng Việt, làm hỏng tiếng Việt trong sách giáo khoa

    GS.TS Nguyễn Văn Hiệp ra đời từ lò văn đại học tổng hợp Hà Nội, lứa con cháu các giáo sư trên, khi trình bày định đề của J.L.Ausitn “ NÓI TỨC LÀ LÀM” đã viết một đoạn dài rất bí hiểm, rất tào lao bố ai hiểu nổi. Tức là ông GS.TS. Hiệp này không thạo dùng tiếng Việt, viết tiếng Việt thì như Tây mà viết tiếng Tây thì như Việt.

    Việc ông Nguyễn Văn Hiệp làm chủ tịch hội đồng phản biệt cho nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Hằng bảo vệ luận án tiến sĩ về ngôn ngữ : “ HÀNH VI NỊNH TRONG TIẾNG VIỆT” là một tội lớn, một cú lừa lớn.
    Người Việt Nam có đi học hết tiểu học, nhìn vào tên luận án “ HÀNH VI NỊNH TRONG TIẾNG VIỆT” sẽ tức cười vì mệnh đề trên sai tiếng Việt. Luận án ngành “ngôn ngữ học” mà tiêu đề luận án lại sai ngữ pháp, sai văn phạm như thế thì còn cần gì phải đọc hết luận án mới biết là nó dỏm, nó sai. Thế mà cả đàn, cả lũ kéo ra đông như rươi, dùng học thuyết ngôn ngữ đậm chất siêu hình của ông Tây J.L.Austin ra bào chữa cho một mệnh đề dùng sai tiếng Việt thì là logic à, là lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia, nghe chưa ?
    Tôi không biết học thuyết của ông Austin, chỉ thông qua ông GS.TS. Bùi Minh Toán & GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp đưa ra tiên đề “ NÓI TỨC LÀ LÀM” của Ausitin làm căn nguyên cho một dòng tân ngôn ngữ học. Là người Việt Nam, khi đọc tiếng Việt do hai ông Toán và Hiệp dịch từ ông Tây ra rằng, nguyên lý : “NÓI TỨC LÀ LÀM” bí hiểm nhất thế giới, hay nhất thế giới, người Việt dùng tiếng Anh kiểu : bán cho tôi con gà, cho tôi hỏi đường…như ông Hiệp, ông Toán tết ma rốc mới lĩnh hội được triết thuyết “ NÓI TỨC LÀ LÀM” của ông tân tân ngôn ngữ học này ?

    Tôi mới viết bài trao đổi với ông Tóan và cả ông Austin rằng : “ NÓI TỨC LÀ LÀM”- MỘT TIÊN ĐỀ SAI, VÌ NÓI CHỈ LÀ CÔNG CỤ CỦA NGHĨ ( TƯ DUY) – QUY RA : “ NGHĨ CŨNG LÀ LÀM À”?
    Tôi thách cả nhà giới ngôn ngữ học vào phản biện tiêu đề này của tôi đấy ! Ơ hay, khi các ông dùng tiếng Việt làm luận án luận iếc với nhau về ngôn ngữ học, khi người ngoài phát hiện tiêu đề luận án các ông sai tiếng Việt, các ông lại đánh tráo, lấy khái niệm tối mò mò của ông Tây ra lấp liếm là sao ?
    Vậy mà có một ông dùng tiếng Việt không thạo mấy là ông PGS.TS Hoàng Dũng viết một bài chửi TMH ngu, vì cả thế giới đều cho Austin là thiên tài ngôn ngữ học, TMH dám chửi ông triết gia tù lù mù này là ngu là sao ?

    Ông Hoàng Dũng không hề đề cập đến tiêu đề bài báo của chúng tôi, không dám phản biện vấn đề chính của tôi nêu ra, chỉ chửi TMH đại đại ngu là sao ?

    Thưa với ông Hoàng Dũng, hầu hết các khái niệm triết thuyết của các triết gia phương Tây đều tù lù mù cả, kể cả Marx Engels…

    Vì các ông không được học triết học cho ra tấm ra món, thấy các ông tây đánh quả tù mù triết thuyết có ma hiểu, kiểu hoàng đế ở truồng, vội a dua tung hô. Tôi thách ông Hoàng Dũng viết một trang A 4 giải thích cho dân Việt hiểu cốt lõi học thuyết ngôn ngữ tù lù mù của ông Austin nghĩa là sao ?
    Tôi van các ông GS.TS. của ta hôm nay, mục đích các ông học, dạy học và bàn luận về ngôn ngữ học để làm gì ? Các ông nghiên văn cứu các học thuyết tù lù mù ngôn ngữ học của tây tốn hàng tỉ tỉ tiền nhà nước để làm gì?
    ĐỂ LÀM TRONG SÁNG TIẾNG VIỆT, ĐỂ VIẾT ĐÚNG TIẾNG VIỆT NHA THƯA CÁC ÔNG ?
    Các ông dạy văn, dạy ngôn ngữ Tiếng Việt mà làm trẻ con Việt Nam sợ môn văn, sợ môn tiếng Việt của các ông như sợ cọp thì các ông thành công rực rỡ hay “thất bại rực rỡ”, hở ?
    Vậy mà các ông, từ ông đến con đến cháu, cả một hệ thống GS, GSTS, dạy văn, nghiên cứu văn, dạy ngôn ngữ, nghiên cứu ngôn ngữ đã đang và sẽ làm hỏng tiếng Việt, làm hỏng hồn vía ông cha, thì TỘI CỦA CÁC ÔNG LỚN LẮM.
    Đừng làm bộ ta đây trí thức, nói tiếng Việt còn chưa sõi, lại phét lác rằng chúng tôi ưa dạy ngôn ngữ Việt bằng tiếng Anh cơ, hơ hơ hơ hơ .,.
    Sài Gòn ngày 30-8-2021
    T.M.H.

    Đây là thông tư của "Bộ phản giáo dục" viết sai tiếng Việt, giết chết tiếng Việt :



    "

    https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3093638690908314


    10. Ngày 29/8/2021

    "

    Trên FB đang có vụ cãi nhau loạn xạ về chuyện "Nịnh có phải hành động/vi ngôn ngữ không", có thể nghiên cứu về "hành động/vi nịnh trong tiếng Việt" không? Dưới đây là ý kiến của Mỗ. (Xin lưu ý trước, mỗ không phải là người hướng dẫn hay thành viên HĐ chấm luận án đang bị/được bàn tán. Mỗ viết tút này chỉ để trao đổi về học thuật, không đánh giá về luận án hay bênh vực ai. Vì vậy, các bình luận ngoài lề là không hoan nghênh, thậm chí block không thương tiếc).
    😎
    1) "Nịnh" có phải là hành động ngôn ngữ không?
    Để xem "nói"có phải là "làm" (hành động) hay không, hay cụ thể hơn "hành vi nịnh" (trong tiếng Việt) có phải là hành động ngôn ngữ hay không, chỉ cần so sánh "hành vi nịnh" (bằng lời nói) với hành động "chém" (mà chắc ai cũng thừa nhận, đó là hành động thật sự):
    1) chém:
    - bộ phận cơ thể thực hiện: tay
    - phương tiện thực hiện: dao (kiếm, mác)
    - phương thức thực hiện: bổ/chém từ trên xuống hay phạt ngang
    - mục đích: làm cho người/vật bị chém bị thương/đứt...
    2) Nịnh (hình thức nói)
    - Bộ phận cơ thể thực hiện: mồm
    - Phương tiện thực hiện: ngôn ngữ
    - Phương thức thực hiện: nói/phát ngôn
    - Mục đích: làm người nói hài lòng để cầu lợi.
    Theo 4 tiêu chí trên đây (có thể dùng 4 tiêu chí này để nhận diện và phân biệt bất kỳ hành động nào, cả ngôn ngữ và phi ngôn ngữ) có thể thấy:
    - Nếu "chém" là hành động thì nịnh cũng là hành động. Điểm khác biệt chỉ là ở chỗ "nịnh" bằng lời nói là 1 hành động ngôn ngữ (vì được thực hiện bằng ngôn ngữ), còn chém là một hành động phi ngôn ngữ (như đấm, đá, nấu, vẽ...).
    -Hành động ngôn ngữ luôn gắn với mục đích (ý đồ) phát ngôn của người nói. Không có hành động ngôn ngữ nào không gắn với ý đồ (mục đích) phát ngôn của người nói, trừ phi người nói không bình thường. Nịnh là lời nói có mục đích (ý đồ) nên nó là hành động ngôn ngữ. Nếu người nói chỉ có ý đồ mà chưa thế hiện ra bằng ngôn ngữ (bằng cách nói hay viết) thì chưa có hành động ngôn ngữ.
    2) Có thể nghiên cứu "hành vi nịnh trong tiếng Việt" được không?
    - Các hành động ngôn ngữ có thể được nghiên cứu từ nhiều hướng: triết học, ngữ dụng học, phân tích diễn ngôn, phân tích hội thoại, ngôn ngữ học xã hội... tuỳ theo cách xác định đề tài và tên đề tài. Hành vi nịnh cũng vậy.
    - Nếu đề tài là "hành vi (ngôn ngữ) nịnh trong tiếng Việt" thì hướng nghiên cứu sẽ thiên về dụng học, còn nếu đổi thành "hành vi nịnh trong diễn ngôn giao tiếp/hội thoại tiếng Việt" thì hướng nghiên cứu sẽ thiên về phân tích diễn ngôn/phân tích hội thoại hoặc NNH Xã hội.
    Dưới đây là tên một số công trình nghiên cứu về Lý thuyết HĐNN (Speech Acts), các HĐNN trong tiếng Anh và HĐ nịnh trong tiếng Ba Tư và tiếng Anh.
    Ảnh 1: Bìa công trình "Speech Acts" của J.R.Searle
    Ảnh 2: Bìa của một tuyển tập về các Hành động ngôn ngữ trong tiếng Anh (Speech Acts in English)

    Ảnh 3: Một bài tạp chí nghiên cứu so sánh HĐNN nịnh trong tiếng Ba Tư và tiếng Anh (A Comparative Study of Flattery Speech act in Persian and English Languages)





    "

    https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=10159511993558688&id=580408687


    9. Ngày 29/8/2021


    Fb La Khắc Hòa

    "

    CHAO ÔI, SAO Dũng Hoàng PHÍ TÂM BÀN CHUYỆN VỚI CÁI "CAPOT RÁCH CỦA ĐẢNG" (Xú danh của Trần Mạnh Hảo do Tuan Do MInh ban tặng) LÀM GÌ?


    • Van Hiep Nguyen
      Đóng góp mới vào từ vựng tiếng Việt, trước đây có Chí Phèo từ tên riêng trở thành tính từ (X rất Chí Phèo), nay có thêm Trần Mạnh Hảo: "ông Trần Mạnh Hảo hơn Trần Mạnh Hảo chúng tôi vẫn nghĩ", có điều không biết được dùng theo nghĩa nào, vì có rất nhiều trường hợp mang nghĩa tốt, như "rất Hà Nội" . Dũng Hoàng lúc nào cũng phong độ, trí tuệ, nghĩa khí, thật đáng nể phục, có điều hơi xót thời gian của Dũng Hoàng. Em cũng tưởng anh Trần Mạnh Hảo là người tử tế nên hôm qua đã tốn công viết một loạt còm, từ tốn giải thích bản chất của lí thuyết Hành động ngôn từ, nghĩ lại cũng xót thời gian mình bỏ ra. Đời, chẳng có cái dại nào giống cái dại nào.
      9
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 ngày
      • Đã chỉnh sửa
      • Lê Dục Tú
        Van Hiep Nguyen tôi nghĩ GS cũng nên trả lời một lần cho mọi ng biết và chỉ cần một lần duy nhất thôi không có gì phải ân hận cả vì nếu im lặng nhiều ng nghĩ là họ đúng
        1
      • Van Hiep Nguyen
        Lê Dục Tú Em nói rồi mà chị, cứ nối kết các còm của em ở face anh Hảo thì có thể hiểu được nét lớn của lí thuyết này, còn SV, cao học và NCS có thể đọc Chương 5 "Nghĩa mục đích phát ngôn" trong cuốn "Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp" của em, Nxb Giáo dục, 2008, sau đó có in lại khoảng 2015, trong đó em trình bày lí thuyết của Austin, những phát triển về sau, và áo dụng vào phân tích câu tiếng Việt.
        1
        • Thích
        • Phản hồi
        • 14 giờ
        • Đã chỉnh sửa
      • Khac Hoa La
        Van Hiep Nguyen Đến giờ mà chú còn "tưởng" thằng Hảo là đứa tử tế ư. Nó chửi Đảng, rồi khi cần lại bưng bô cho đảng chửi trí thức. Cho nên, cố Giáo sư Hoàng Như Mai gọi hắn là "thằng ỉa bậy", còn Tuan Do MInh tặng cho hắn xú danh "CAPOT RÁCH CỦA ĐẢNG". Phí tâm bàn phải trái với hắn làm gì!
        1
      • Van Hiep Nguyen
        Khac Hoa La Em cũng chỉ trao đổi về học thuật thôi, thấy anh Hảo và mọi người hiểu không đúng vấn đề học thuật thuộc chuyên môn của em thì em thấy có trách nhiệm phải nói thôi anh
        3
      • Khieu Linh
        Van Hiep Nguyen sao GS lại mất thời gian trao đổi với "cái capot rách của Đảng" nhỉ. Cái danh ấy thật nhục nhã cho 1 thằng người. Nó là cái capot đã qua sử dụng chứ thơ phú gì
        • Thích
        • Phản hồi
        • 12 giờ
        • Đã chỉnh sửa

    "

    https://www.facebook.com/khachoa.la/posts/3846560348778730



    8. Ngày 29/8/2021


    "

    Xin được chia sẻ bài viết của thầy Đặng Quốc Thông (Thong Dang), giảng viên Khoa Ngôn ngữ Hiện Đại và Cổ điển, Đại học Houston (Department ò Modern and Classical Languages, UH), một người mà tôi tin rằng có thẩm quyền và tư cách để nói chuyện nghiêm túc về chuyên môn ngôn ngữ học. Thầy Thông nguyên là giảng viên của trường ĐH KHXHNV TPHCM cách đây vài chục năm, trước khi qua Mỹ giảng dạy.

    "

    https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1061586194650568&id=100023975920044



    "

    GIỚI THIỆU: Theo Thái Hạo: “Thuật ngữ tiếng Anh "Speech act" [của triết gia người Anh J.L. Austin] khi vào Việt Nam đã được các nhà ngôn ngữ học chuyển dịch bằng nhiều tên gọi khác nhau: hành động nói (Diệp Quang Ban), hành vi ngôn ngữ (Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân), hành vi nói năng (Nguyễn Văn Khang), hành động ngôn từ (Cao Xuân Hạo). Từ đó, những nghiên cứu ứng dụng trong khung khổ tiếng Việt đã ngày càng phát triển, đóng góp không nhỏ cho ngành Việt ngữ học để nó không đến nỗi quá lạc hậu so với thế giới.” Còn theo GS. Nguyễn Văn Hiệp thì: “Lý thuyết của Austin có ảnh hưởng rất lớn trong nhiều khoa học xã hội, nhân văn khác, như nhân chủng học, xã hội học, tâm lí học..." Riêng đối với tôi, mỗi khi nghe ai nhắc đến “speech act” [“to say something is to do something” = “nói” cũng chính là “làm”] là tôi nghĩ ngay đến chữ trong tiếng Việt là “lý thuyết ngôn hành”, chắc cũng là chữ của thầy Cao Xuân Hạo.
    Cách hiểu lý thuyết “ngôn hành” của tôi rất đơn giản. Theo tôi, lý thuyết ngôn hành thật ra cũng chẳng phải là cái gì quá cao siêu và chính ông bà ta từ xưa cũng đã thực hiện lý thuyết này trong đời sống hàng ngày mặc dù không nghiên cứu chi tiết để “lập thuyết” một cách tường minh như J. L. Austin và những người tiếp nối. Dân gian có câu: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” thì đấy chính là lý thuyết ngôn hành trong đời sống. Khi gặp ai khát, ta đưa cho họ một ly nước, họ uống vào thấy mát cả dạ. Khi ta nói một lời khen ngợi thì người nghe cũng cảm thấy mát dạ. Như vậy, “hành động đưa ly nước cho người khác uống” và “lời khen ngợi mà ta nói ra với người đối diện” giống nhau về bản chất, tức là cả hai đều là “hành động” có khả năng đem lại một thay đổi nhất định trong thế giới vật lý, điểm khác biệt duy nhất có lẽ chỉ nằm ở chỗ một đằng là hành động bằng tay, một đằng là hành động bằng hoặc thông qua ngôn từ.
    Tôi nhớ lần đầu tiên được tiếp xúc với lý thuyết “speech act” của J.L. Austin, được J. Searle phát triển chi tiết hơn, là khoảng năm 2000 khi soạn giáo trình hai quyển về lý thuyết dịch có tên “Prescriptive Translation” (Luyện dịch Quy phạm). Giáo trình này khi đưa GS. Phan Ngọc ngoài Hà Nội góp ý thì thầy khen hết lời về cái mà thầy gọi là “thái độ thức nhận” (prise de conscience) của tôi, còn khi đưa GS. Cao Xuân Hạo trong Sài Gòn thì bị thầy phê ngắn gọn: “Tôi đề nghị anh tham khảo thêm sách viết về ngữ pháp tiếng Việt”! Lý thuyết ngôn hành rất hữu ích với những người chuyên về dịch thuật. Xin nêu một ví dụ: Khoảng năm 1990, tôi có một anh bạn Ăng-lê tên Ernest Hawley sau này làm khoa trưởng Khoa tiếng Anh của Đại học RMIT lúc đó nằm trên đường Phạm Ngọc Thạch. Một hôm, khi gặp nhau trong một quán cà phê, anh nói: “Can I buy you something to drink?” Nghe câu này, tôi rất sốc và đã từ chối, trong bụng chửi thầm: “Bộ khi dễ tao không có tiền sao mà đề nghị “mua” cà phê cho tao uống?”
    Mãi sau này, khi có kinh nghiệm tôi mới hiểu mình trách lầm. Thật ra, câu nói của Ernest dịch ra tiếng Việt chỉ là “Cho tôi mời anh một ly nước nhé” hoặc đơn giản hơn: “Anh uống gì cứ gọi nhé”, vậy mà chỉ vì không hiểu cặn kẽ văn hóa và cách nói của tiếng Anh nên tôi đã diễn dịch lầm một “hành động mời mọc chân thành” thành một “hành động kẻ cả có chủ đích”! Hồi tôi tham dự khóa huấn luyện để được cấp chứng chỉ sư phạm trung học ở Mỹ, tôi được dặn dò rất kỹ là khi thấy nữ sinh nhìn mình, nam giáo viên phải quay nhìn chỗ khác, hoặc khi thấy cô nào mặc một chiếc áo đẹp đến trường, thì đừng bao giờ khen ngợi. Tôi thấy rất lạ lùng vì nghĩ theo kiểu người Việt là việc ngưỡng mộ và khen là phép lịch sự, sẽ khiến người khác vui. Hóa ra tôi lại lầm: Ở Mỹ, để ý khi gặp một phụ nữ đẹp hay khen ngợi ai đó mặc đẹp sẽ làm họ khó chịu, thậm chí là báo cảnh sát, vì với họ những lời nói kiểu đó là một hành động quấy rối tình dục! Thế đấy, ý nghĩa thuần túy bề mặt của một câu nói có thể là vô hại, nhưng tác động của câu nói đó lại có thể tống bạn vào tù, và đó là xuất phát điểm của lý thuyết ngôn hành.
    Bây giờ, mời các bạn đọc bài viết. Để giúp những ai không nắm được tường tận các sự việc được nói đến trong bài, tôi xin tóm tắt các sự kiện theo mốc thời gian để mọi người dễ theo dõi.
    TRẦN MẠNH HẢO (1): MỘT HIỆN TƯỢNG BỊ NGÔN HÀNH
    Sáng hôm qua thức dậy mở coi facebook thì thấy Thái Hạo đăng một bài phê bình Trần Mạnh Hảo. Đây là một sự lạ vì từ trước tới giờ tôi thường chỉ thấy Thái Hạo viết về đề tài giáo dục hoặc về sự thất vọng của anh đối với sự im lặng của một bộ phận không nhỏ của trí thức Việt Nam trước những sai trái trong xã hội nói chung và trong ngành giáo duc nói riêng. Vậy mà trong bài viết hôm qua, và cả hôm nay, Thái Hạo lại viết về một nhân vật trong giới văn học-nghệ thuật. Tìm hiểu cặn kẽ, hóa ra bài viết của Thái Hạo là nhân dịp một bài viết vừa đăng trước đó khoảng 10 tiếng của Trần Mạnh Hảo dưới tiêu đề: “Toàn bộ GS. TS (phong bì) của Học viện Khoa học-Xã hội ngu dốt trong trường hợp thông qua luận án tiến sĩ (phong bì) “ Hành vi nịnh trong tiếng Việt” của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Huệ, do GS (phong bì) Nguyễn Văn Hiệp làm chủ tịch hội đồng phản biện luận án”.
    Trong bài viết có tựa dài ngoằng của mình, Trần Mạnh Hảo đã nặng lời: “Một đứa trẻ học mới hết cấp một cũng có thể chỉ ra tên luận án tiến sĩ này là ngu dốt, là sai. HÀNH VI là hành động, là việc làm thưa các GS.TS dốt Tiếng Viêt. TIẾNG VIỆT là ngôn ngữ, là từ trung tính, NỊNH là động từ. Người ta chỉ nói NỊNH trong giao tiếp giữa người với người. Sao lại nói vô nghĩa đến buồn cười: “HÀNH VI NỊNH TRONG TIẾNG VIỆT”. Tiếng Việt bản thân nó không hề có HÀNH VI NỊNH hay HÀNH VI KHEN, HÀNH VI CHỬI…thưa quý ông! Cứ đà này, sắp tới các ông “GS.TS phong bì” của VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI sẽ có nhiều tiến sĩ NỊNH: “hành vi nịnh trong hội họa”, “hành vi khen trong kinh Phật”, “hành vi mùi trong củ hành củ tỏi”, “ hành vi khắm trong mắm tôm”, “hành vi khóc trong kiến trúc”…hay sao? Than ôi, sự dốt nát trong giáo dục Việt Nam hình như không có tận cùng. Do đó, bản thân tôi cứ thấy ông bà nào đề mấy chữ PGS.TS, GS.TS, TS trước tên mình là tôi bịt mũi, khinh rẻ!
    Hiểu rằng đề tài luận án tiến sĩ “Hành vi nịnh trong tiếng Việt” nghe rất lạ và không dễ hiểu đối với người không chuyên môn, kể cả với người “lắm chữ” như Trần Mạnh Hảo, và nhất là khi thấy cả trăm người cũng huờ theo Trần Mạnh Hảo vào phê phán và mạt sát cả nghiên cứu sinh lẫn giáo sư phản biện, nên GS. Hiệp, với tư cách là chủ tịch Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Huệ, đã nhẫn nại viết một bài dài gần 1000 chữ, đoạn cuối có trích dẫn một ý kiến của GS.TS. Bùi Minh Toán, và đăng ngay vào phần góp ý trên facebook của Trần Mạnh Hảo, để giải thích qua về lý thuyết “ngôn hành” (speech act) của triết gia người Anh là J.L. Austin. Cho rằng lời giải thích này của GS. Hiệp là “ngụy biện… con cà là con kê, không thể nào hiểu nổi”, Trần Mạnh Hảo đăng tiếp một bài “phản biện và thách thức phản biện”, cũng với một cái tiêu đề rất dài, trên 80 chữ: “Trao đổi với GS.TS. Bùi Minh Toán…” và nhấn mạnh: NHÀ TRIẾT HỌC J.L. AUSTIN ĐÃ SAI NGAY TỪ TIÊN ĐỀ LẬP THUYẾT “HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ”: “ NÓI TỨC LÀ LÀM.
    Trong bài viết có cái tựa giật gân đó của mình, Trần Mạnh Hảo đã bắt đầu bằng câu tuyên bố cũng giật mình không kém: “Thề có Chúa, TMH tôi xưa nay chưa từng biết nhà triết học J.L. Austin là ông nào…” Sau đó, Trần Mạnh Hảo đã phản biện bằng cách trích dẫn “lời chứng” của Chúa trong Kinh Thánh! Đọc bài viết thứ hai này của Trần Mạnh Hảo, G.S. Hiệp lại nhẫn nại viết 400 chữ để giải thích tiếp, xin trích: “Tôi đã có những còm giải thích trong khả năng của mình về lí thuyết hành vi ngôn ngữ… Anh Trần Mạnh Hảo sau khi đọc các còm của tôi, đã còm lại như sau: "Xin ông Hiệp đừng ngụy biện, coi thường bạn đọc. Ông bảo ông theo sách của ông Tây, người Việt không hiểu được đâu là sao? Thì ông lôi cô Huệ sang Tây mà làm tiến sĩ về: "hành vi nịnh trong tiếng Việt", rồi làm tiếp luận án nữa: "hành vi khắm của mắm tôm Việt Nam" nha". Đến nước này thì tôi đành phải trả lời lại, cũng là để kết thúc thật sự, như sau: Thưa với anh Hảo, tôi không bao giờ coi thường bạn đọc, Tây và ta đều cũng chẳng hiểu nếu như không đọc Austin và sau này là Searle… Khi anh nói về hành vi khắm của mắm tôm Việt Nam thì tôi nghĩ anh không còn nghiêm túc nữa và tôi sẽ không giải thích gì thêm…”
    Những lời qua lại giữa nhà thơ Trần Mạnh Hảo và GS. Hiệp cũng lôi cuốn Thái Hạo vào đọc và góp ý. Sau đó, chắc bị Trần Mạnh Hảo block, nên Thái Hạo viết một bài dài hơn có tựa “Bao giờ biết sợ” và đem đăng trên facebook của chính mình để “rộng đường dư luận” và nhân thể cũng để “đá xéo” tình trạng các quan chức không chuyên về y tế nhưng lại ra những lệnh quái gỡ trong công tác phòng chống dịch. Ý chính của bài viết nằm trong đoạn sau: “Ngôn ngữ không những chứa đựng tâm hồn, suy nghĩ, lối sống của một dân tộc mà còn quy định cả tư duy của dân tộc ấy; vì thế, việc nghiên cứu sâu về ngôn ngữ là một đòi hỏi luôn luôn cần thiết… Tuy nhiên, dường như người Việt cơ bản là một dân tộc “không biết sợ”, họ luôn có thể cười nhạo những thứ nghiêm túc và lúc nào cũng có thể đăng đàn thuyết pháp với một lòng tin rất chân thành về cả những lĩnh vực mà bản thân chẳng biết đầu cua tai nheo gì sất. Cái đáng sợ hơn nữa là, khi họ làm cái việc “chém gió” ấy thì luôn có một đám đông vỗ tay tung hô xuýt xoa làm không ít người bị rơi vào hoang tưởng về sự quảng bác của bản thân mình.”
    Không biết Trần Mạnh Hảo có vào facebook của Thái Hạo đọc không, hay vì lý do nào khác, mà hôm nay lại thấy Trần Mạnh Hảo viết tiếp một bài thứ ba có tựa “TRẦN MẠNH HẢO XIN GIA ĐÌNH FB GIÚP ĐỠ” với lời lẽ như sau: “Kính thưa quý ông bà, anh chị em và thân hữu… Hôm qua, TMH viết bài phản biện tên gọi rất sai của luận án tiến sĩ “Hành vi nịnh trong Tiếng Việt” của cháu Thanh Hằng do ông GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp là chánh chủ khảo phản biện. Lập tức đám học trò, đám lâu la của đại học Đông Đô (đại học nào ở Hà Nội và Sài Gòn không là Đông Đô) vào FB tôi ném đá, chủi thề, rủa sả chúng tôi rất vô văn hóa. Tôi phải thường trực máy suốt đêm để chặn những bọn đầu gấu, lưu manh vây quanh ông Nguyễn Văn Hiệp. Ông Hiệp làm luận án phó tiến sĩ năm 1992 đề tài: “Ngôn ngữ học lý thuyết và ứng dụng” do GS Nguyễn Minh Thuyết và GS. Nguyễn Tài Cẩn hướng dẫn. Sáng nay, tôi ngồi lục trong mớ 15 cân luận án tiến sĩ mà không tìm thấy luận án của ông Hiệp. Vậy Trần Mạnh Hảo cúi xin quý vị nào có luận án phó tiến sĩ [cũng như các bài báo, sách] của ông Hiệp xin làm ơn gửi cho tôi theo email… để tôi phản biện...”
    Nghĩ đi nghĩ lại thấy thật tội cho Trần Mạnh Hảo. Chỉ vì không hiểu và lỡ quên bỏ chút thời gian tìm để hiểu trước khi phê bình một luận án tiến sĩ liên quan đến lý thuyết ngôn hành mà tối hôm trước Trần Mạnh Hảo phải chịu cảnh “lập tức đám học trò, đám lâu la của đại học Đông Đô (đại học nào ở Hà Nội và Sài Gòn không là Đông Đô) vào FB tôi ném đá, chủi thề, rủa sả chúng tôi rất vô văn hóa. Tôi phải thường trực máy suốt đêm để chặn những bọn đầu gấu, lưu manh vây quanh ông Nguyễn Văn Hiệp”, rồi cả ngày hôm nay lại phải điên đầu “ngồi lục trong mớ 15 cân luận án tiến sĩ mà không tìm thấy luận án của ông Hiệp [nên]... cúi xin quý vị nào có luận án phó tiến sĩ của ông Hiệp xin làm ơn gửi cho tôi theo email… Đồng thời xin quý vị bạn bè FB làm ơn gửi cho tôi các bài báo bằng tiếng Việt và tiếng Anh của ông Hiệp [hoặc]... xin quý vị nào có sách của ông Nguyễn Văn Hiệp vui lòng cho tôi biết các cuốn sách ấy tên gì, in ở đâu, năm nào, để tôi biết đi mua và đi mượn... để tôi phản biện...” Sao lại cứ phải tìm mọi cách “phản biện” người ta vậy anh Hảo? Hay anh bị ngôn nó hành?
    (Còn tiếp)
    GHI CHÚ: Nếu như Trần Mạnh Hảo chịu bỏ ra 5 phút coi video sau thì anh đã tránh được bao nhiên phiền phức. Tiếc thật!

    "

    https://www.facebook.com/thong.dang.902/posts/2269365749861332


    "

    GIỚI THIỆU: Trước khi vào bài viết chính hôm nay, tôi xin có một vài lời giải bày. Vào ngày 26 tháng 8, khi Thái Hạo đăng bài “Bao giờ biết sợ” nhân việc Trần Mạnh Hảo đem vụ luận án tiến sĩ “Hành vi nịnh trong tiếng Việt” ra chế diễu, tôi thấy vui vui nhưng không thực tâm chú ý lắm vì tôi cũng hiểu qua kinh nghiệm trực tiếp rằng anh Hảo là thế, có góp ý thế nào với anh ấy cũng vô ích, nên tôi chỉ viết một comment nhỏ vào dưới bài đăng của Thái Hạo để Thái Hạo biết là tôi cũng có theo dõi các bài đăng của anh. Tôi đã viết như sau:
    Thong Dang: “He he, Thái Hạo thông cảm cho anh Hảo đi. Anh ấy cũng chịu khó mày mò tự học, nhưng vì không được đào tạo bài bản nên kiến thức đương nhiên bị hổng lỗ chỗ. Tiếc là đã trải nghiệm đời rồi mà anh ấy không hiểu được cái nhược tất yếu của việc không được đào tạo bài bản, cái tôi lại quá lớn, không tự thoát ra khỏi sự mặc cảm mang tính bệnh lý của chính mình. Nếu anh ấy tĩnh tâm một tí, chịu khó tìm hỏi thêm để thật hiểu trước khi phê phán, thì đã tránh được sai phạm này. Anh Hảo làm thơ có một số bài rất được, và nếu anh ấy dùng khả năng ngôn ngữ “trời cho” của mình chỉ để làm thơ thôi thì hay biết mấy. Thật đáng tiếc.”
    Sau khi tôi viết cái comment như trên thì Thái Hạo và một anh tên Yến Năng phản hồi như sau:
    Thái Hạo với Thong Dang: “Em cũng nghĩ vậy ạ, bác Hảo chỉ nên làm thơ thôi. Nhưng đám đông cũng có tội khi đã "chơi xấu" bác í bằng cách tung hô không ngớt, gây nên những hiểu lầm hết sức tai hại của nhà thơ về chính nhà thơ.”
    Yến Năng với Thái Hạo: “Tôi hiếm khi đọc cái gì đó của TMH, nên không có nhận xét gì. Kể mà chọn một vài bài điển hình của TMH rồi chỉ ra từng điểm về cái sai cái đúng của ông một cách cặn kẽ thì tốt quá? Điều này không chỉ tốt cho cá nhân ông TMH, nó giúp cho những người đang ủng hộ, tung hô ông ấy rất nhiều. Tôi nghĩ đám đông ấy tin là TMH đúng và có lý nên mới ủng hộ thế.”
    Yến Năng: “Thêm: chỉ nên chỉ ra cái sai, cái bất cập, cái lạc hậu... trong kiến thức của ai đó. Không nên kết luận vì thiếu đào tạo bài bản nên thế, dù nguyên nhân đó có thể là chính xác. Bởi vì có thể có những người tự học nhưng kiến thức sâu rộng và cấp tiến thì sao? Ngược lại, học hành bài bản trường lớp thật nhưng chẳng biết gì thì ở ta nhan nhản đó thôi.”
    Thật ra, tôi cũng định viết về Trần Mạnh Hảo đã lâu khi thấy anh cứ chăm chăm vào phê bình các giáo sư, tiến sĩ trong ngành Ngôn ngữ học, nhưng rồi tôi lại thôi vì thấy sẽ mất quá nhiều thời gian, lý do là anh Hảo trong khi phê phán đã tự bộc lộ quá nhiều cái sai về chuyên môn và nhiều khi lại sai ở đúng những cái mà anh chê là người khác sai. Thế rồi, cách đây hai hôm, khi đọc lời phản hồi của anh Yến Năng như đã nhắc ở trên, tôi đổi ý và quyết định viết loạt bài này.
    Trong lời của anh Yến Năng, có hai ý khiến tôi suy nghĩ. Ý thứ nhất là về nhận xét của tôi về việc “thiếu đào tạo bài bản” và ý thứ hai là về việc “chỉ ra từng điểm về cái sai cái đúng của [anh Hảo] một cách cặn kẽ thì tốt”. Về ý thứ nhất, thật ra tôi đã rất đắn đo khi nhận xét rằng anh Hảo “thiếu đào tạo bài bản” và “không tự thoát ra khỏi sự mặc cảm mang tính bệnh lý của chính mình”. Tôi đã viết rồi xóa mấy lần trước khi quyết định giữ lại.
    Tôi quyết định giữ lại như thế chủ yếu là để tự nhắc nhở phải giới hạn mình trong những đánh giá thật cân bằng và không cảm tính về trường hợp của Trần Mạnh Hảo. Có một lần tôi thực sự phẫn nộ về anh, đó là lần anh Tòng Văn Hân được trao giải B cho bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm”. Lần đó, chỉ vì muốn “đánh” Nguyễn Quang Thiều, chủ tịch Hội Nhà văn VN, mà Trần Mạnh Hảo đã ngụy tạo ra một bài thơ y chang như bài thơ của Tòng Văn Hân, chỉ thay vài chữ, chẳng hạn như “mất gà” thay thành “mất biển”, ghi tên tác giả là Lò Văn Tứng, người Sơn La, ghi ngày sáng tác sớm hơn một chút, rồi làm như vừa tình cờ phát hiện ra và đem về “công bố” trên facebook của mình, mục đích chính là đánh lừa cộng đồng mạng để họ nhảy vào hạch tội Nguyễn Quang Thiều là chủ tịch Hội Nhà văn VN mà sao lại “dốt nát” đến độ trao giải cho một bài thơ đạo văn!
    Lúc vừa thấy anh Hảo đăng bài thơ giả, tôi đoán ngay ra ý đồ bất minh của anh, vì không ai lại đi đạo thơ mà chỉ thay vài chữ một cách ngốc nghếch như thế được, và đã viết cảnh báo anh. Nhưng anh Hảo không trả lời tôi, block luôn tôi, và tiếp tục làm ngơ cho mọi người lan truyền bài thơ giả đó khiến một phen anh Tòng Văn Hân phải dở khóc dở cười, phải lên báo giải thích nguồn gốc văn hóa người dân tộc của bài thơ mình làm để chứng minh mình không ăn cắp của ai, thậm chí anh còn phải mò về tận Sơn La để hỏi xem có thật có anh Lò Văn Tứng như lời của Trần Mạnh Hảo nói hay không nữa!
    Tôi phẫn nộ với Trần Mạnh Hảo chỉ một lần đó thôi, chứ trước đó và sau đó cũng không yêu không ghét anh, và vẫn rất thích một số truyện ngắn và thơ của anh. (Tiểu thuyết “Ly Thân” mà vì nó anh bị khai trừ Đảng, tôi đọc nhưng cũng không thấy thật hay, còn một số bài thơ ngắn của anh thì khi đọc tôi chẳng hiểu gì cả, chẳng hạn như bài thơ 4, 5 câu về con kiến hay con gì đó nằm trong vali theo anh bay từ VN qua Nga). Nhận xét về việc anh Hảo “thiếu đào tạo bài bản” và “không tự thoát ra khỏi sự mặc cảm mang tính bệnh lý của chính mình” chính là để neo tôi lại trong cái cõi “không yêu không ghét”, cân bằng và không cảm tính khi đánh giá về Trần Mạnh Hảo.
    Về ý thứ hai của anh Yến Năng là “chỉ ra từng điểm về cái sai cái đúng [của anh Hảo] một cách cặn kẽ thì tốt”, tôi thấy đây là một yêu cầu rất hợp lý. Chính vì rất hợp lý nên tôi mới quyết định viết loạt bài này, viết không phải để anh Hảo đọc (anh ấy có thèm đọc đâu mà vạn nhất có đọc cũng sẽ chẳng nghe) mà viết để anh em bạn bè vào đọc để cùng mổ xẻ một hiện tượng. Anh Hảo đúng là một hiện tượng và cho đến nay tôi cũng không thật dám chắc về anh: Anh ấy có hiểu biết không? Có. Anh ấy có không hiểu biết không? Có. Anh ấy có không “không hiểu biết” không? Hình như cũng có. Vậy thì anh ấy có hiểu biết hay không hiểu biết? Hay anh ấy có biết nhưng cứ giả tảng như không biết? Và giả tảng như thế để làm gì? Mà có thật là anh ấy giả tảng không hay anh ấy không biết thật?
    Chính là với những thắc mắc quay cuồng đó trong đầu mà tôi đặt bút viết bài thứ hai này về Trần Mạnh Hảo. Hy vọng đọc xong bài này các bạn có thể tìm ra cho mình câu trả lời cho một số những câu hỏi rối rắm ở trên.
    Theo dõi tất cả những bài viết của Trần Mạnh Hảo, những ý kiến chê trách của Thái Hạo và những giải thích kiên nhẫn của GS. Hiệp, đặc biệt là khi đọc hàng trăm lời góp ý chân thành có (rất ít), miệt thị, mạt sát có (rất nhiều), hiểu biết có (khá ít), không hiểu biết một tị gì cũng có (khá nhiều), tôi thấy rất lạ, lạ không chỉ lần này mà cũng đã lạ những lần trước nữa, và lạ khi thấy rất nhiều người bạn facebook “trung thành” của anh Hảo không thèm suy nghĩ phải trái đúng sai mà cũng nhắm mắt huờ vào khen anh và mạt sát những người bị anh phê phán không tiếc lời thì ít, mà lạ nhiều hơn là về việc một người làm thơ viết văn nổi tiếng như anh, rất chịu khó tự mày mò đọc sách như anh, nhưng sao lại có thể viết ra nhiều như thế những điều sai sự thật, đôi khi chỉ vì ngô nghê nhưng đa phần là vì ác ý. Những bằng chứng cho việc này thì rất nhiều và có thể đọc thấy trên facebook của Trần Mạnh Hảo.
    Chẳng hạn, một lần, lâu rồi nên không nhớ là về vấn đề gì, anh khẳng định chắc nịch là Giáo hội Công giáo cho đặt tượng David “lõa lồ” của Michelangelo ngay giữa nhà nguyện Sistine Chapel ở Vatican cho giáo dân đến vái lậy! (Xem “Nói thêm 1” phía dưới). Lần đó, tôi đã phải cho anh coi tấm hình tôi chụp toàn cảnh bên trong nhà nguyện để anh biết là hoàn toàn không có chuyện đó! Một lần khác, sau khi tuyên bố: “Hầu hết bộ môn văn học được giảng dạy trong chương trình phổ thông và trên bậc đại học Việt Nam hôm nay là… được soạn ra với một hệ thống giáo sư và giáo sư tiến sĩ dốt đặc… giáo sư tiến tiến sĩ văn học dỏm”, anh Hảo đã đưa ví dụ bằng cách nêu đích danh Lã Nguyên (tức PGS.TS La Khắc Hoà - người đã và đang tham gia viết sách giáo khoa văn trung học) và chứng minh rằng sự bình giảng bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của vị PGS.TS này “rất chi là kinh hãi”. Thú thật, khi đọc đoạn Trần Mạnh Hảo trích lời bình của PGS.TS La Khắc Hòa in trong sách “Giảng văn chọn lọc Văn học Việt Nam hiện đại” về bài thơ của thi sĩ họ Hàn, tôi đôi lúc cũng thấy “kinh hãi” thật (bị Trần Mạnh Hảo phê cho cũng chẳng oan, xin xem “Nói thêm 2” phía dưới). Tuy nhiên, ở đây tôi không bàn về việc này mà chỉ muốn chỉ ra rằng, trong cơn say phê phán của mình, Trần Mạnh Hảo nhiều khi sẵn sàng “bất chấp hiện thực”, và chắc là anh biết là anh đang bất chấp hiện thực, miễn là đạt được mục đích đập phá cho thỏa chí của mình.
    Chẳng hạn, khi vị PGS.TS viết: “Gió theo lối gió mây đường mây / Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”, đó là một thế giới rất khác, có gió, mây nhưng mây gió phân lìa, chia ly, có sông nước, nhưng “dòng nước buồn thiu”, có hoa, lá nhưng chỉ là hoa bắp, một thứ hoa màu xám, vô duyên, nhè nhẹ lay động...” thì Trần Mạnh Hảo lập tức phủ đầu: “Trong đoạn bình giảng trên, tác giả mắc một lỗi là dám nói xấu hoa bắp (tức hoa ngô) rằng, mày là thứ hoa “màu xám, vô duyên”. Thưa, hoa ngô đích thị MÀU TRẮNG (các chữ viết hoa trong bài này là của tôi nhấn mạnh để dễ chú ý), chứ không phải xám như ông Lã Nguyên viết… Thứ nữa, “hoa bắp lay” rất SỐNG ĐỘNG, rất GỢI CẢM, hoàn toàn không “vô duyên” như Lã Nguyên viết; nhất là cảnh “hoa bắp lay” ngay giữa hồn bức tranh sông nước nhà thơ vừa họa nên, khiến nó càng thêm gợi cảm, duyên dáng.” Trần Mạnh Hảo giải thích như thế đấy. Tôi chưa thực sự nhìn kỹ hoa bắp ở Huế bao giờ, chỉ nhìn qua ảnh chụp, nhưng tôi cũng khá chắc chắn rằng hoa bắp không thể màu trắng, và trong cảnh “dòng nước buồn thiu” như Hàn Mạc Tử đang vẽ ra thì hình ảnh “hoa bắp lay” không thể nào “SỐNG ĐỘNG, GỢI CẢM” như Trần Mạnh Hảo phán được!
    Để phủ định nhận xét của PGS.TS. La Khắc Hòa là trong “Đây thôn Vĩ Dạ” bàng bạc một “khí lạnh thổi ra chút thoáng buồn man mác, bâng khuâng”, Trần Mạnh Hảo phê tiếp: “Lã Nguyên chưa hiểu nổi ngay nghĩa đen của bài thơ… “Sao anh không về chơi thôn Vĩ / Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên / Vườn ai mướt quá xanh như ngọc / Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Nghĩa đen nổi trên mặt phẳng từng câu thơ trên là một NIỀM NÁO NỨC “VỀ CHƠI”, một ban mai tươi vui “nắng mới lên”, màu sắc cỏ cây nồng nàn, hoan hỉ “xanh như ngọc”, một nét đẹp CHÂN QUÊ GIẢN MỘC...” Khổ thơ cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng toàn là NIỀM VUI, HÁO HỨC, NON TƯƠI, phản chiếu một TÂM HỒN MỞ TOANG CỬA CÔ ĐƠN RA ĐÓN NHẬN CUỘC ĐỜI”. [Riêng về hai câu cuối:] “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó / Có chở trăng về kịp tối nay”, ta thấy… hai câu thơ vui như tâm trạng của kẻ VỚ ĐƯỢC VÀNG, RỘN RÃ, TƯNG BỪNG cả một thế giới chớm yêu, chớm nỗi hồi hộp, mong chờ, sao lại viết hết sức sai lạc như Lã Nguyên là đã “phủ kín đám mây đen lên tâm hồn nhà thơ”…?”
    Đọc lời bình của Trần Mạnh Hảo tôi bật cười, không thể hiểu nổi sao anh là một nhà thơ mà lại có những “cảm nhận” lạ lùng như thế. Thứ nhất, khổ thơ đầu “Sao anh không về chơi thôn Vĩ...” làm sao lại CHỈ phản ánh một “NIỀM NÁO NỨC “VỀ CHƠI” hay phản chiếu một “TÂM HỒN MỞ TOANG CỬA CÔ ĐƠN RA ĐÓN NHẬN CUỘC ĐỜI”. Hiểu như thế chẳng hóa ra Trần Mạnh Hảo đang cưỡng ép một cách hiểu duy nhất lên cái đa nghĩa linh diệu của câu thơ nổi tiếng? Có chắc đó chính là chàng thi sĩ họ Hàn đang tự hỏi hay không hay một ai khác đang hỏi? Rồi đã “xanh NHƯ NGỌC” thì sao lại “CHÂN QUÊ GIẢN MỘC” được? “Ngọc” thì thường gắn liền với ý “cao sang, đài các” chứ! Ở đây, rõ ràng là Trần Mạnh Hảo đã diễn dịch một cách chủ quan (nên hoàn toàn sai lệch) một hiện tượng tự nhiên (hiện tượng huỳnh quang ở cây cỏ trong nắng dịu ban mai) mà con mắt tinh tế của Hàn Mạc Tử đã ghi nhận được! (xem “Nói thêm 3” phía dưới).
    Riêng hai câu cuối “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó / Có chở trăng về kịp tối nay” thì sao lại có thể “VUI NHƯ TÂM TRẠNG CỦA KẺ VỚ ĐƯỢC VÀNG, RỘN RÃ, TƯNG BỪNG” được? Hay Trần Mạnh Hảo cố tình quên rằng khi viết bài thơ này thi sĩ họ Hàn đang mang trong mình chứng bệnh nan y giai đoạn cuối? Mà ngay cả khi thi sĩ họ Hàn không đang mang trọng bệnh đi nữa thì toàn bộ khổ thơ cuối: “Mơ khách đường xa, khách đường xa / Áo em trắng quá nhìn không ra... / Ở đây sương khói mờ nhân ảnh / Ai biết tình ai có đậm đà?” cũng chỉ gợi lên hình ảnh một người đang mơ về một cái gì rất xa xôi, quá tầm với, xa đến độ “nhìn không ra”, đến độ “mờ nhân ảnh” ngay cả đối với con mắt của tưởng tượng, nên đành chỉ còn biết mong mỏi, ngóng trông trong khắc khoải vô vọng, chứ chẳng thể dính chút gì với “tâm trạng của kẻ vớ được vàng” cả! Suy nghĩ cuối cùng của tôi là, hình như Trần Mạnh Hảo cũng đã nhất thời đánh mất sự mẫn cảm về ngôn ngữ khi so sánh khuôn mặt “chữ điền” của người con gái Huế với “tiên nữ”: Trong hội họa Việt Nam thú thật tôi chưa từng thấy có ai vẽ tiên nữ với một khuôn mặt chữ điền cả! (xem “Nói thêm 4” phía dưới).
    Qua những phân tích ở trên của tôi, tôi thấy cách Trần Mạnh Hảo bình bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mạc Tử rất lạ lùng, lạ cả ở cách anh diễn dịch nghĩa đen lẫn ở cách cảm nhận của anh về bài thơ. Tại sao lại nói hoa ngô màu trắng? Trong “hoa bắp lay”, “lay” là một động từ điểm tính, ám chỉ một hành động không có tính liên tục kéo dài, vậy thì sao “hoa bắp lay” lại “sống động, gợi cảm”? Tại sao lại nói hai câu cuối “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó / Có chở trăng về kịp tối nay” là “vui như tâm trạng của kẻ vớ được vàng, rộn rã, tưng bừng được”? Cách giải thích và cảm nhận của Trần Mạnh Hảo này hoàn toàn khác hẳn với cách giải thích và cảm nhận mà tôi đã từng nghe các thầy cô Việt văn truyền đạt cho học trò. Đành rằng khi đọc một bài thơ thì những người khác nhau sẽ có những cảm nhận nông sâu, hời hợt hoặc tinh tế khác nhau, nhưng cách cảm nhận của Trần Mạnh Hảo thì quá khác thường!
    Lúc đầu khi chú ý thấy điều này, tôi vui mừng vì hóa ra tôi đã ít hiểu thơ mà Trần Mạnh Hảo lại còn ít hiểu thơ hơn tôi! Nhưng rồi tôi nghĩ lại, điều này là không thể. Trần Mạnh Hảo là nhà thơ cơ mà! Vậy thì tại sao anh lại giải nghĩa và diễn dịch bài thơ ai cũng thuộc của Hàn Mac Tử một cách lạ lùng đến nghịch lý như vậy? Băn khoăn suy nghĩ rất lâu tôi mới lờ mờ cảm nhận rằng, hình như khi bình bài thơ này, Trần Mạnh Hảo không thật sự quan tâm đến chuyện bình cho đúng, cho hay, mà anh chỉ quan tâm đến chuyện tấn công, hạ bệ. Chính vì chỉ quan tâm đến tấn công, hạ bệ nên dù trong bài giảng văn của PGS.TS La Khắc Hòa có chỗ “kinh dị” và có cả những chỗ đúng, song dù kinh dị hay đúng, Trần Mạnh Hảo cũng không cần quan tâm, mà chỉ thấy một thôi thúc phải đạp đổ, bất chấp hệ quả là khi đạp đổ cái đúng tức là mình sẽ rớt vào phía sai. Nhưng điều đó đối với Trần Mạnh Hảo thì hình như chẳng chút hề gì khi trước mắt anh, anh chỉ thấy một kẻ thuộc vào cái “nhóm ông bà mà cứ thấy đề mấy chữ PGS.TS, GS.TS, TS trước tên mình là anh bịt mũi, khinh rẻ!”
    NÓI THÊM:
    Nói thêm 1: Việc anh Hảo khẳng định chắc nịch là “Giáo hội Công giáo cho đặt tượng David “lõa lồ” của Michelangelo ngay giữa nhà nguyện Sistine Chapel ở Vatican cho giáo dân đến vái lậy” là rất lạ lùng. Anh đã đến thăm thành phố Rome ở Ý, mà đã đến thành phố này thì không thể không vào viếng thăm Đại giáo đường Thánh Peter, Viện Bảo tàng Vatican, và nhà nguyện Sistine Chapel nơi diễn ra việc bầu Giáo Hoàng. Ba tòa nhà này ở trong cùng một cụm với nhau, và tuy chỉ có Đại giáo đường là vào cửa tự do, nhưng không ai đã cất công đến Rome mà không mua vé vào xem viện bảo tàng và gian nhà nguyện cả. Vậy mà sao anh Hảo lại viết như thế?
    Nói thêm 2: Đọc lời bình của GS.TS. Lã Nguyên về bài “Đây thôn Vĩ Dạ”, tôi chẳng hiểu gì cả và thấy quả là “kinh hãi” thật, nguyên văn như sau: “Thể hiện khát vọng về sự đồng điệu, Hàn Mặc Tử đã tạo ra một công trình nghệ thuật đạt tới sự hài hòa lý tưởng: “Đây thôn Vĩ Dạ” là tốc ký tâm trạng, nhưng nhạc thơ chưa vượt trước lời thơ, phá vỡ logic ngữ nghĩa thông thường, khiến tiếng nói trữ tình thành chuỗi phát ngôn thác loạn. Vì thế lời thơ trong sáng, tao nhã mà vẫn giản dị. Lấy tình làm điểm tựa để vẽ cảnh, nhưng tình chưa tràn ra ngoài cảnh, biến cảnh thành những hình hài méo mó, dị dạng, giống như bóng dáng của yêu ma. Được tắm đẫm trong cảm hứng lãng mạn, cuộc sống trần thế trong “Đây thôn Vĩ Dạ” hiện lên lung linh, kỳ diệu mà không kỳ bí. Kinh nghiệm của cái tôi cá nhân Hàn Mặc Tử chưa vượt vòng kiểm soát của kinh nghiệm cá nhân ta. Với “Đây thôn Vĩ Dạ”, Hàn Mặc Tử vẫn đứng vững giữa mảnh đất của thi ca lãng mạn, chưa bước qua địa hạt của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực. Cho nên, diễn đạt theo cách của Hoài Thanh, bài thơ” Vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế”.
    Nói thêm 3: Ở Sài Gòn, thường khi đêm về sáng hay có những cơn mưa rào, tưới đẫm những hàng cây hai bên đường, chẳng hạn như hàng cây dầu cổ thụ trên đường Trần Quốc Thảo đoạn giữa Võ Thị Sáu và Võ Văn Tần nơi có các biệt thự im lìm. Hồi đó mỗi sáng sau cơn mưa đạp xe trên đoạn đường này đến Đại học Tổng hợp, tôi rất thích ngước nhìn các vòm lá đan nhau. Lúc đó, màu xanh của lá rất lạ, cứ như đang tỏa sáng như ngọc trong nắng dịu. Về sau này tôi cũng chú ý thấy hiện tượng tỏa sáng nếu cố nhìn chăm chăm sẽ khó chịu ở mắt như thế cũng xảy ra với một số mầu như xanh, cam, hồng đậm, v.v. độ tỏa sáng càng chóa khi trời râm hoặc nắng dịu. Khi viết bài này, để mô tả cho đúng, tôi lục tìm trên google theo mục “hiện tượng quang học” thì thấy trong các hiện tượng như phản quang, phát quang, huỳnh quang, chỉ có huỳnh quang là diễn tả đúng nhất với điều tôi quan sát được. Không biết dùng chữ này để mô tả hiện tượng đó là đúng hay sai, nhưng hiện tượng đó là có thể quan sát được. Khi nào có dịp, các bạn thử quan sát xem sao.
    Nói thêm 4: Khi nói “trong hội họa Việt Nam thú thật tôi chưa từng thấy có ai vẽ tiên nữ với một khuôn mặt chữ điền cả”, tôi không ám chỉ mặt chữ điền ở người con gái là xấu. Angelina Jolie rất đẹp, mặn mà, duyên dáng, và Angelina Jolie cũng có khuôn mặt chữ điền. Bản thân tôi, trong gia đình bên vợ, cũng có một bà chị dâu người Huế chính gốc, chính gốc cho đến tận khi lên xe hoa về nhà chồng, trắng, đẹp, nhỏ nhẹ, lặng lẽ và cũng có khuôn mặt chữ điền. Rất hiếm người nghĩ đến việc một người con gái lại có mặt chữ điền, nhưng riêng tôi khi nghe Hàn Mạc Tử mô tả người con gái Huế với khuôn mặt chữ điền thì tôi không cảm thấy gì là lạ cả, chỉ hình dung ra trong đầu một người con gái đẹp mang vẻ cương nghị, lặng lẽ, người khác thấy thì thích gần nhưng khó gần, vậy thôi. Nhớ một lần tôi có hỏi anh Nguyễn Phúc Vinh Ba, một người viết văn tế tuyệt vời hầu như là duy nhất ở xứ Huế ngày nay về việc này, nhưng anh trả lời là không biết và không để ý. Nghe thế tôi cũng chẳng biết như thế nào. Không hiểu những ai đọc được điều này có thể cho thêm thông tin được không? Cám ơn.
    (Còn tiếp)

    "

    https://www.facebook.com/thong.dang.902/posts/2270230926441481


    7. Ngày 29/8/2021

    Những bình luận trên Fb Trần Mạnh Hảo của tác giả Nguyễn Hữu Đạt








    "

    Nguồnhttps://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3093013980970785

    PGS.TS. Nguyễn Hữu Đạt Viện trưởng “ Viện trưởng viện ngôn ngữ học và văn hóa phương Đông” nhắn với học trò cũ là GS. TS. Nguyễn Văn Hiệp – hiện là “Viện trưởng viện ngôn ngữ học”, (người làm chủ tịch hội đồng phản biện luận án tiến sĩ “ Hành vi nịnh trong tiếng Việt” của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Hằng)
    Trần Mạnh Hảo


    Dat Nguyen Huu

    Trao đổi (6) với nhà thơ Trần Mạnh Hảo

    Các bài viết của nhà thơ Trần Mạnh Hảo như một nhát dao cứa vào lòng của rất nhiều người. Nhưng đau lòng nhất là các nhà giáo (cả 3 cấp) và các nhà khoa học chân chính. Nhưng biết làm sao! Đó là sự thật. Đó cũng là nỗi đau thời đại. Nhưng dù sao, cũng cần phải vực dậy. Tôi xin hầu nhà thơ một bài viết mới có tên: Vẫn còn có niềm tin. Nếu nhà thơ có thời gian, xin mời đọc cuốn “Văn khoa chân dung ký” (Hữu Đạt- Nxb Hội Nhà văn, 2021) để biết thêm một số chân dung đích thực về các thầy của chúng tôi, một thời đã làm nên thương hiệu Đại học Tổng hợp mà không ai chối cãi được. Hiện nay có còn các thầy kế tục hay không? Vẫn còn.
    Nhà thơ Trần Mạnh Hảo đặt vấn đề đạo văn ở nhà trường và yêu cầu quét sạch.. Đó là một yêu cầu rất chính đáng. Có người giễu anh là “ly Đảng, ly thân” có ý xóa nhòa chân lý. Xin nói: Ở trường tôi, PGS. TS. Đỗ Văn Khang (lưỡng quốc tiến sĩ) đã từng làm đơn xin ra khỏi Đảng. Ông từng nói với tôi “Không được, nhà văn quí mến của tôi ạ. Họ không cho ra”
    😁
    . Như vậy, việc ra hay ở là quyền của mỗi người vì đây là một tổ chức xã hội. Sao nỡ ứng xứ với nhà thơ như thế?
    😌
     Một nhà văn ( D.D.N) hỏi tôi: Thầy nghĩ về TMH thế nào? Tôi đáp: Triệu Tử Long! Lại hỏi: Vì sao? Trả lời: Anh ấy bế A Đẩu (tạm ví là Ngữ Văn) trong lòng, mình đầy thương tích về cho Lưu Bị (tạm ví là Bộ trưởng giáo dục)…Lưu Bị ném toạch đứa con xuống đất, kính cẩn nâng đôi tay Triệu Tử Long. Còn ta? Ném đá vào mặt ông “Triệu Lử Long”… đến nỗi TMH phải đem cái thân già trên bảy mươi tuổi. Thương thay! Văn hóa Việt Nam: “Kính già yêu trẻ” nay có còn?
    😌
     Tôi không rõ những người ném là ai. Nếu là người đứng trên bục giảng thì nguy hiểm quá! Sao lại không nghĩ được xa hơn, nhà thơ TMH vì nước mà phải chịu đòn quằn quại như thế? Trong khi hàng ngàn thầy cô giáo của chúng ta ít nhất cũng nhận ra như vậy, chưa nói cũng thở than vài lần nơi bàn trà, lại không hề dám lên tiếng???
    😉
    Nay trở lại vấn đề đạo văn. Thuốc của TMH quá đúng và rất trúng. Khi đơn vị chúng tôi đọc được nick của ô Trân Văn Quang đưa lên mạng: có vụ đạo văn của một PGS.TS đương kim chủ nhiệm khoa, lập tức chi bộ họp và sau đó triển khai s Hội nghị cán bộ chủ chốt. Trong đó, tôi và hai nhà giáo khác (thực sự có trách nhiệm) đã thống nhất quan điểm: Phải tập hợp các nhà giáo chân chính giải quyết bằng được (cũng rất khó khăn vì nhiều cuộc họp biểu quyết căng thẳng 50/50), nếu không thì không còn xứng đáng là một cơ sở đào tạo có uy tín
    😌
    . Kết quả: ra được một nghị quyết có chữ ký của các đảng viên và các nhà giáo( có bản lĩnh) đưa lên Hiệu trưởng và Đảng ủy yêu cầu thanh tra vụ đạo văn của PGS.TS. đương nhiệm (dài lắm..). Kết quả: PGS. TS. NVC buộc phải từ chức, rời khỏi đơn vị. Nhưng nhiều việc tồn đọng chưa giải quyết. Họp tiếp. Đề nghị tiếp: Phải làm sáng tỏ và công bố vụ đạo văn trên trang web toàn trường. Hiệu trưởng Phạm Quang Minh thoái thác không làm, đúng hơn là có thanh tra, nhưng lái sang hướng khác (không quang minh).
  • Phản hồi
  • 6 giờ
    • Dat Nguyen Huu
      Các cán bộ chủ chốt của khoa không chịu. Lại đưa đơn. Ghi rõ tên và chữ ký từng người (danh sách đạt 51% số cb của đơn vị). Hóa ra, đơn gửi đúng vào ông trùm đạo văn là chính vị Hiệu trưởng (Tố cáo của TMH rất trúng huyệt đạo giáo dục)... Thảo nào, vụ việc bị om và làm méo đi. Nhờ vụ chống đạo văn mà lại biết thêm quá nhiều tệ hại vô cùng nghiêm trọng (làm nghiêm có thể phải bỏ tù một số vị). Nhiều GS trong trường gọi điện cho tôi, gửi tài liệụ. Tôi lại phải viết đơn gửi ông Giám đốc ĐHQG. Giám đốc chỉ thị lập Ban Thanh tra (rất nhiều cuộc họp). Thanh tra xong, mời tôi lên giải thích. Tôi bảo: Chưa được. Kết luận không đúng. Đề nghị không né tránh, làm lại. Tôi lại gửi đơn cho Giám đốc lần nữa. Lại thanh tra. Lại gặp gỡ. Thanh tra hỏi tôi: Thầy có nhu cầu gi? Trả lời: Tôi chỉ có một nhu cầu duy nhất: Trả lại sự trong sáng cho các thầy và thương hiệu ĐHTH. Phải “trảm”. Dù đau. Tôi không có ân oán gì với hiệu trưởng. Thậm chí, khi bầu cử, anh Phạm Quang Minh gọi điện, phác kế hoạch.. tôi còn ủng hộ. Bỏ phiếu. Thêm: Khi anh Minh là Phó chủ nhiệm khoa QT học, tôi xem một quẻ phán: “Sau này anh làm hiệu trưởng, nhưng phải cẩn thận. M: – Thầy nói thế…HĐ: -Tôi nói thật, chờ ứng nghiệm”. Tôi còn tặng sách cho anh Minh động viên (anh Minh đọc say sưa. Dài, không nói nữa
      🤣
      ).
      Nay nói tiếp vụ việc. Sau đó tôi chuyển sang Viện nghiên cứu (của Bộ khác). Do việc tôi phê phán quá mạnh mẽ SGK, có một nhóm có ý khiếu chiến. Một nhà phê bình văn học lão thành viết “ Sao thầy dại thế… nghe nói Viện này do ông Đ tự lập và tự phong mình làm Viện trưởng”. Tôi giật mình. Bác này là nhà phê bình mà mới “nghe nói” đã phát ngôn. Viết phê bình thì chết các nhà văn rồi, sẽ có thứ phê bình “nghe nói” không giống PB trên VB như TMH
      😍
      . Buồn nhất, bác ấy làm phê bình mấy chục năm mà lại chẳng có kiến thức nền. Không hiểu luật...Ngoài ra có ý kiến đánh hôi của một học trò cũ: “tìm mãi không thấy tên Viện này trên goole” ( tôi ngửi thấy có một chiến dich cố ý làm lệch việc phê bình của tôi về SGK (tôi không trả lời, bận quá
      😘
      ). Học trò tôi ức quá định viết bài đánh ngược nhà phê bình. Tôi chỉ đạo: cấm. “Bác ấy là tuổi bố, tuổi ông các em. Các em ném đá bác là ném luôn vào mặt thầy. Để thầy tự trả lời. Đây đâu là chỗ đánh đàn? Phải ghi tâm điều ấy, kể cả sau này người khác làm VT”. Tiện đây xin nói luôn. Trước khi được bổ nhiêm làm Viện trưởng, tôi phải qua cuộc chấn vấn của một HĐKH gồm hai chục GS.TS về rất nhiều vấn đề trong đó phương phướng hoạt động, đội ngũ… Viện chúng tôi có HĐKH khoảng 20 vị GS.TS thuộc đầu ngành về một số lĩnh vực như Ngôn ngữ, kiến trúc, y học dân tộc (cả văn hóa vật thể), trong đó có cả luật sư, đại sứ đặc mệnh toàn quyền, thứ trưởng, tướng lĩnh (dài, xin quí vị kiểm tra: http://vienphuongdong.edu.vn/.../hoi-dong-khoa-hoc-vien.../2
      vienphuongdong.edu.vn | Trang chủ
      VIENPHUONGDONG.EDU.VN
      vienphuongdong.edu.vn | Trang chủ
      vienphuongdong.edu.vn | Trang chủ
      5
      • Thích
      • Phản hồi
      • 6 giờ

    • Dat Nguyen Huu
      Nói vậy mà không giận. Xin mời nhà phê bình ghé thăm Viện. Tôi sẽ biếu nhà phê bình cuốn “Văn khoa chân dung ký” để nhớ về các thầy khoa Ngữ Văn
      😂
      . Yên tâm. Từ khi tôi về, có hơn chục cháu đã đoạt giải quốc tế và khu vực, cùng nhiều giải khác. Viện không hề quảng cáo, phát tờ rơi. Nhưng rất nhiều phụ huynh tìm đến.Có phụ huynh gửi một lúc 3 con đến (sau khi đã trải nghiệm của các cơ sở khác)
      😁
      . Viện miễn phí hoặc giảm cho con em liệt sĩ, hs gặp hoàn cảnh khó khăn. Có em, bố mẹ bỏ nhau, ko có tiền học phí. Viện dạy miễn phí hoàn toàn (dài, xin quí vị đọc facebook của Viện). Tôi không có tài, nhưng chưa có người thay nên tạm gánh vác. Xây dựng xong nền móng tôi sẽ về làm nghiên cứu và sáng tác.
      Nay trở lại vụ việc đạo văn liên quan đến các bài tố cáo của nhà thơ Trần Mạnh Hảo. Sau khi sang Viện, tôi vẫn tiếp tục kiến nghị (để khỏi phụ lòng với lời ủy thác của nhiều thầy cô trong trường): Anh Minh phải trả lại tiền đề tài cho Nhà nước. ĐHQG trả lời: “Đề tài này do…tài trợ. Thầy phải chuyển đơn qua đó”. Nhiều GS lại tiếp tục gọi đt hỏi tôi. Trả lời: Đã chuyển đơn!
      Nay anh Nguyễn Kim Sơn đã là Bộ trưởng, có đủ thẩm quyền giải quyết các công việc liên quan. Tôi chính thức đề nghị mấy việc. Trước khi đề nghị, xin nói thêm. Cách đây một thời gian, một người bạn thân của tôi đến nói “có người nhờ…tôi, ông có thể “tha” không tiếp tục vụ việc đạo văn (+…) ? Tôi nhận lời vì nhân văn. Nhưng: Muốn vậy phải có cuộc gặp 3 người và phải làm một số việc (lúc đó chưa nói cụ thể): Anh Minh phải xin lỗi chân thành trước GV, SV. Phải trả lại số tiền đề tài lại cho Nhà nước”. (sau đó, tôi gọi điện lại…nhưng yêu cầu của tôi không được đáp ứng. Gần đây, trong cuộc Hội thảo về đại tướng Võ Nguyên Giáp, anh Minh lại tiếp diễn thuyết và còn xuất hiện nhiều buổi trên truyền hình. Đó là điều vô cùng tai hại. Tôi đã cố “nhân văn”, nhưng không thể nhân văn được nữa
      😔
      . Nay tôi buộc phải tiếp tục, mong bạn thông cảm).
      Các đề nghị, cụ thể với bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn như sau 1. Thanh tra lại mấy đề tài nghiệm thu khống lấy tiền của Nhà nước (vài trăm triệu), gửi cho đồng bào đang gặp khó khăn vì covid và cho các sv nghèo của Trường.
      2. Giải quyết dứt điểm các vụ đạo văn ở Trường (còn tồn đọng) sao cho có lý có tình.
      3. Kiên quyết không để các thầy đạo văn đứng trên bục giảng. Nếu vì “nhân văn” có thể sử dụng bằng cách chuyển về làm chuyên gia nghiên cứu, có khoán việc cụ thể. Nếu không làm việc, hoặc làm việc không có sản phẩm thì giải quyết về hưu (nếu khó khăn, trợ cấp thêm tiền).
      4. Dừng lại chủ trương “Dạy tích hợp” vì chủ trương này làm hỏng toàn bộ SGK và nguy hại vô cùng cho đất nước.
      5. Cẩn tổ chức soạn và phát hành SGK theo cơ chế “cạnh tranh lành mạnh”, tránh giao cho Nxb Giáo dục độc quyền, hoặc “bình đẳng” theo kiểu trá hình mà nhiều giáo viên và báo chí đã lên tiếng.
      6. Cần đổi mới SGK theo đúng hướng, có KH, không thể làm bừa bãi như hiện nay. Lấy nhiều tiền của dân mà gây tác hại vô cùng nghiêm trọng cho thế hệ trẻ và đất nước lâu dài.
      7. Nên để tiền của những dự án “khủng” không có hiệu quả cho đất nước dùng vào việc mua máy bay, tên lửa để bảo vệ đất nước trước sự nhòm ngó của “các thế lực thù địch”.
      8. Cần xem xét và thanh tra lại vụ việc đã nêu trong văn bản của PGS.TS Trần Thị Quý (đã công khai gửi các khoa và gửi đến chỗ chúng tôi ) cùng nhiều VB có liên quan đến cuộc đấu tranh của PGS.TS Nguyễn Ngọc Liêu ( chủ nhiệm khoa triết học), TS Nguyễn Huy(?) Chương…
      9. Phải xóa chức danh GS của anh Phạm Quang Minh (đã có đủ chứng cớ, hoàn toàn làm được). Cho anh Minh làm nghiên cứu, nhưng ít nhất trong 5 năm không được giảng dạy, phản biện các LA khoa học, không được xuất hiện trên truyền hình. Không thực hiện: phải cho về hưu.
      Lời đề nghị này không nhân danh Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông (vì Viện không có nhiệm vụ). Lời đề nghị của tôi là của cá nhân nhưng chứa đựng nhiều gửi gắm của các thầy, các nhà KH chân chính của ĐHTH và của Trường ĐHKHXH – NV hiện nay.
      10. Tôi xin mua biếu quí Bộ GD 100 cuốn “Văn khoa chân dung ký” (viết về các thầy ĐHTH) để quý Bộ phát cho các khoa, cho sinh viên, dùng đó làm tấm gương của các thầy cho lớp trẻ học tập các nhà giáo chân chính. Tôi cũng xin mua thêm 100 cuốn sách viết về SGK để Bộ trưởng phát cho các Vụ (nhất là các vụ có liên quan trực tiếp đến biên soạn SGK) làm tài liệu nghiên cứu.
      Ngoài 10 đề nghị trên tôi có một đề nghị riêng với nhà thơ TMH (Nếu anh nể tôi là bạn văn vốn quí và trọng nhau từ mấy chục năm). Hiện nay, anh Nguyễn Kim Sơn là Bộ trưởng mới. Bộ Giáo dục đang ngổn ngang, nói đúng là đang lao xuống dốc (có đủ chứng cớ). Nếu anh Nguyễn Kim Sơn mất bình tĩnh lúc này mà có các quyết sách sai lầm sẽ có tai hại rất lớn cho cả ngành, cho các thầy cô. Vậy, những gì anh phát hiện được trong quá trình khảo sát liên quan đến anh Nguyễn Kim Sơn hãy tạm dừng đã, để giúp anh NKS tập trung trí tuệ giải quyết các tồn đọng. Tôi phải phát biểu công khai để anh TMH tránh hiểu lầm rằng, tôi muốn bảo vệ trò (cũ). Hy vọng nhà thơ TMH nghiên cứu kỹ đề nghị của tôi, và nếu được, xin anh thực hiện. Trân trọng cảm ơn!
      😌 Đêm 27/8/ 2021
      12
      • Thích
      • Phản hồi
      • 6 giờ

    • Tri Van Nguyen
      Tôi có đọc vài nghiên cứu của TMH. Tôi rất tâm đắc và tâm phục ông Hảo.
      Nay được đoc comments của anh. Tôi càng mến mộ các anh nhiều.
      Tất nhiên, sĩ phu Bắc Hà lúc nào cũng có.
      Lại nhớ nhiều bài viết của ông Vương Trí Nhàn so sánh đối chiếu 2 nền giáo dục Nam Bắc ...
      Mặc dù, tôi sinh ra lớn lên và học tập ở Miền Nam ( Sài Gòn) và ở Úc.
      Nhưng phải thừa nhận. Những người như các Anh rất trân trọng và yêu quý lắm.
      Tôi, vì vậy tin chắc ngày mai đất nước mình sẽ hết cơn mưa trời sẽ sáng.
      Thân kính trọng
      4
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 giờ
      • Đã chỉnh sửa
    • Tuyen Tran Quang
      Dat Nguyen Huu hoan hô anh, cách xử sự rõ ràng và nhân văn....
      4
      • Thích
      • Phản hồi
      • 5 giờ
    • Dat Nguyen Huu
      cảm ơn các anh
      • Thích
      • Phản hồi
      • 5 phút
    • Dat Nguyen Huu
      Tri Van Nguyen Cảm ơn các anh
      • Thích
      • Phản hồi
      • 5 phút

    "

    https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3093013980970785


    6. Ngày 29/8/2021


    Fb Nguyễn Văn Dân đã hạ bài (Giao Blog đã lưu ở dưới --- trong mục 3), nên bản trên Fb Trần Mạnh Hảo cũng không còn:

    "

    "

    https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3092535137685336




    5. Ngày 29/8/2021

    PGS.TS. Nguyễn Hữu Đạt Viện trưởng “ Viện trưởng viện ngôn ngữ học và văn hóa phương Đông” nhắn với học trò cũ là GS. TS. Nguyễn Văn Hiệp – hiện là “Viện trưởng viện ngôn ngữ học”, (người làm chủ tịch hội đồng phản biện luận án tiến sĩ “ Hành vi nịnh trong tiếng Việt” của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Hằng)
    Trần Mạnh Hảo
    Thưa quý bạn, bạn thân của tôi từ hồi còn là lính anh Nguyễn Hữu Đạt, giờ là PGS.TS, Viện trưởng “ Viện ngôn ngữ học và văn hóa phương Đông” từng dạy GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp “Viện trưởng viện ngôn ngữ” từ hồi anh Hiệp học đại học.
    Anh Đạt có lợi thế là một nhà văn khá nổi tiếng, một nhà thơ có tâm hồn xúc cảm, lại là một nhà lý luận văn học, một nhà ngôn ngữ học rất giỏi, thậm chí uyên bác. Có lẽ anh Đạt chưa quen biết PGS.TS Nguyễn Văn Dân, người từng học đại học tại Rumani, vốn là một nhà lý luận văn học hàng đầu Việt Nam từ 40 năm qua. Anh Dân chí ít cũng bằng tuổi anh Đạt, thậm chí có khi còn hơn tuổi anh Đạt, nên anh Đạt nói anh Dân còn trẻ mà sao giỏi thế là chưa chính xác, vì anh Dân sinh năm 1952. Nhân việc anh Nguyễn Văn Dân viết bài bàn qua về tiêu đề luận án tiến sĩ : “ Hành vi nịnh trong tiếng Việt” của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Hằng, anh Đạt vào FB anh Dân đọc thấy anh Dân nói chí đúng, bèn viết “còm” như sau :
    Dat Nguyen Huu
    “Trước hết cảm ơn anh Nguyễn Văn Dân. Đáng tiếc là tôi kiểm tra lại thì chưa thấy anh có bài nào viết trực tiếp về ngôn ngữ học nên chỉ dám gọi như vậy. Tôi có người bạn (rất ít gặp nhau) cũng nghiên cứu sinh ở Nga, là một dịch giả tên là Nguyễn Văn Dân. Bạn tôi là dịch giả có hạng và chuyên viết về văn học so sánh. Kiểm tra lại nick hóa ra không phải. Tiếc quá . Theo ảnh, anh này rất trẻ. Dù trẻ mà hiểu như thế là quá chuẩn (ý kiến cá nhân) về Austin. Anh đúng là nhà ngôn ngữ. Đọc những bàn luận của anh lại thấy, ngành ngôn ngữ của chúng tôi bao nhiêu năm qua giảng sai nghiêm trọng về lý thuyết này. Là một nhà sáng tác (đã từng làm thơ và viết tiếu thuyết ), tôi nhận thấy ý nghĩa thiết thực lý thuyết này khi vận hành vào công việc. Là nhà nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ học nhiều năm, tôi chính thức đề nghị với người học trò cũ của tôi hiện là chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ học (không biết có đọc trang này không??? ) cần dừng ngay việc giảng dạy chuyên đề này để có thời gian đọc, nghiên cứu, viết lại rồi hãy dạy. Hơn nữa còn dạy bằng tiếng Anh!!!! Đó là một trò chơi quá nguy hiểm. Dạy tiếng VIỆT CÒN CHƯA RÀNH mà lại dạy bằng tiếng Anh chẳng phải là tra tấn học trò đó sao??? Chúng ta, nhiều người quá liều mang, chẳng coi trời đất là gì!
    2
    • • •
    Phản hồi
    • • 39 phút
    Dat Nguyen Huu
    Một lần nữa xin cảm ơn nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã chỉ ra cho ngành chúng tôi những điều rất bổ ích. Cảm ơn anh Nguyễn Văn Dân. Anh còn trẻ sao giỏi giang thế???
    • • •
    Phản hồi
    • • 37 phút
    Thưa anh hai anh Nguyễn Hữu Đạt ( bạn thân TMH) và anh Nguyễn Văn Dân ( quen biết với TMH), “vì cây dây leo”, TMH xin mạn phép đưa “còm” của anh Đạt lên FB TMH, có gì xin hai anh thứ lỗi .,.
    Sài Gòn ngày 29-8-2021
    T.M.H.
    Chú thích hình :
    PGS.TS. Nguyễn Hữu Đạt
    PGS.TS. Nguyễn Văn Dân


    https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3093013980970785


    4. Ngày 29/8/2021


    "

    Fb Trần Mạnh Hảo





    Dat Nguyen Huu
    Trước hết cảm ơn anh Nguyễn Văn Dân. Đáng tiếc là tôi kiểm tra lại thì chưa thấy anh có bài nào viết trực tiếp về ngôn ngữ học nên chỉ dám gọi như vậy. Tôi có người bạn (rất ít gặp nhau) cũng nghiên cứu sinh ở Nga, là một dịch giả tên là Nguyễn Văn Dân. Bạn tôi là dịch giả có hạng và chuyên viết về văn học so sánh. Kiểm tra lại nick hóa ra không phải. Tiếc quá
    😂
    . Theo ảnh, anh này rất trẻ. Dù trẻ mà hiểu như thế là quá chuẩn (ý kiến cá nhân) về Austin. Anh đúng là nhà ngôn ngữ. Đọc những bàn luận của anh lại thấy, ngành ngôn ngữ của chúng tôi bao nhiêu năm qua giảng sai nghiêm trọng về lý thuyết này. Là một nhà sáng tác (đã từng làm thơ và viết tiếu thuyết
    😃
    ), tôi nhận thấy ý nghĩa thiết thực lý thuyết này khi vận hành vào công việc. Là nhà nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ học nhiều năm, tôi chính thức đề nghị với người học trò cũ của tôi hiện là chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ học (không biết có đọc trang này không???
    😂
    ) cần dừng ngay việc giảng dạy chuyên đề này để có thời gian đọc, nghiên cứu, viết lại rồi hãy dạy. Hơn nữa còn dạy bằng tiếng Anh!!!! Đó là một trò chơi quá nguy hiểm. Dạy tiếng VIỆT CÒN CHƯA RÀNH mà lại dạy bằng tiếng Anh chẳng phải là tra tấn học trò đó sao??? Chúng ta, nhiều người quá liều mang, chẳng coi trời đất là gì!
    8
    • Thích
    • Phản hồi
    • 6 giờ

    • Dat Nguyen Huu
      Một lần nữa xin cảm ơn nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã chỉ ra cho ngành chúng tôi những điều rất bổ ích. Cảm ơn anh Nguyễn Văn Dân. Anh còn trẻ sao giỏi giang thế???
      6
      • Thích
      • Phản hồi
      • 6 giờ
    • Đặng Tiến
      Thầy vui tính thiệt.
      • Thích
      • Phản hồi
      • 5 giờ
    • Nguyễn Văn Dân
      Dat Nguyen Huu Thưa cụ, theo khai sinh của cụ thì tôi hơn cụ 3 tuổi đó ạ. (Cùng ở với nhau ở Dom 5 đây).
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 5 giờ
    • Dat Nguyen Huu
      Do nhận được phản ánh của phóng viên nói về việc bạn đọc đăt câu hỏi cho Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông, xin đăng tiếp Lẽ ra tôi không trả lời vì câu hỏi này bởi dùng từ quá khích. Nhưng vì đông đảo bạn đọc, xin được trả lời như sau: Viện không được mời thẩm định SGK, nhưng tôi đã có nhiều bài và phát biểu quyết liệt đăng trên bào KH&ĐS ( tờ báo có chức năng phản biện xã hội), VOV, truyền hình CAND, truyền hình Quốc hôi... (khiến nhiều người nhầm tưởng tôi có mâu thuẫn với GS Tổng chủ biên). Ngoài ra, nhiều phóng viên, biên tập viên..(trò cũ) có nhờ tôi đọc để góp ý kiến. Tôi đã chính thức đề nghị bỏ và viết lại ( ...). Tôi phân tích các sai lầm nghiêm trọng hiện nay của SGK. Tất cả các bài viết của tôi là của cá nhân, không đại diện cho Viện (vì không muốn họp hành nhiều: Phát ngôn của Viện phải được thông qua Ban lãnh đạo...)
      Có thể là hình ảnh về màn hình
      4
      • Thích
      • Phản hồi
      • 4 giờ
    • Dat Nguyen Huu
      Nguyễn Văn Dân Kính chào cụ. Ảnh trên facebook quá trẻ, lâu ko gặp nên không thể nhận ra. Mong cụ thông cảm. Bài của cụ là câu trả lời xác thực: Không phải cứ dắtt con bò qua biên giới trở về là thành TS. Trân trọng.
      3
      • Thích
      • Phản hồi
      • 4 giờ
    • Mai Nam Thắng
      Dat Nguyen Huu thầy Đạt giả vờ ồ thế à?
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 4 giờ
    • Trịnh Quốc Thắng
      Ông này bạn mình cũng 70 rồi không còn trẻ đâu
      PGS.TS học Rumani … 
      Xem thêm
      • Thích
      • Phản hồi
      • 3 giờ
    • Dat Nguyen Huu
      Trịnh Quốc Thắng , xin cảm ơn, tôi đã hồi đáp cụ NVDân rồi cụ nhé. Tôi vẫn nhớ. Chúc cụ khỏe và bình an nhé!
      • Thích
      • Phản hồi
      • 3 giờ
    • Trịnh Quốc Thắng
      Hồi những năm 90 Đạt có đưa mình đọc tiểu thuyết Hai đầu của bức thư tình
      Thế mà đã 30 năm trôi qua
      Giờ thành cụ cả rồi
      Có gì thì liên lạc với nhau nhé
      0913236688

    "

    https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3092535137685336



    3. Ngày 28/8/2021


    "


    Vài ngày nay bỗng dưng luận án tiến sĩ Hành vi nịnh trong tiếng Việt trở lại ồn ào trên FB. Người khởi động cho sự trở lại này là Trần Mạnh Hảo. Ông nhà thơ cho mình cái quyền phê phán một luận án mà ông không đọc.

    Speech Acts (Hành động ngôn từ) là lý thuyết làm nền cho luận án này bị ông chửi luôn. Về J. L. Austin, ông tổ của lý thuyết này, tác giả cuốn How to Do Things with Words, Trần Mạnh Hảo không ngại ngùng xác nhận: “Thề có Chúa, TMH tôi xưa nay chưa từng biết nhà triết học J.L. Austin là ông nào”. Ấy thế mà ông vẫn cứ mạt sát: “NÓI TỨC LÀ LÀM” là một “TIÊN ĐỀ NGU XUẨN CỦA J.L AUSTIN”, với một logic có thể làm sửng sốt bất cứ nhà chuyên môn nào, rằng: “NÓI LÀ CÔNG CỤ CỦA NGHĨ ; QUY RA : " NGHĨ TỨC LÀ LÀM" À?”. (Ảnh 1) How to Do Things with Words được xem là một trong những cuốn sách của nước Anh có ảnh hưởng nhất đối với ngôn ngữ học (và cả triết học). Các nhà ngôn ngữ học toàn thế giới đều biết điều đó, tuy không ai bắt nhà thơ Trần Mạnh Hảo phải biết. Chỉ nhắc ông Trần Mạnh Hảo rằng lý thuyết của J. L. Austin, mà ông Hảo thú nhận là không biết, nhiều năm nay đã được đưa vào nhà trường, dạy cho học sinh lớp 8 (tất nhiên một cách sơ lược và có tính thực dụng) qua bài “Hành động nói”.

    Nhưng biết J. L. Austin hay không, không quan trọng. Vấn đề là trước khi có gan nặng lời mắng người ta là ngu xuẩn, tưởng cũng nên bỏ một chút công để tra cứu xem J. L. Austin là ai, và – cái này khó hơn đối với một nhà thơ – theo lý thuyết Speech Acts, “nói tức là làm” nghĩa là gì, nó có phải là một tiên đề không. Chỉ một cái nhấp chuột tra google, là thấy ngay cuốn How to Do Things with Words của J. L. Austin có đến ngót 500.000 kết quả. Ông Hảo không thèm làm.

    Mà nói gì đến lĩnh vực chuyên môn mà ông Trần Mạnh Hảo mù tịt, hãy nói đến ứng xử bình thường của một con người bình thường. Ông giật tít: “TOÀN BỘ GS. TS (phong bì) CỦA HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGU DỐT TRONG TRƯỜNG HỢP THÔNG QUA LUẬN ÁN TIẾN SĨ (phong bì): “HÀNH VI NỊNH TRONG TIẾNG VIỆT” CỦA NGHIÊN CỨU SINH NGUYỄN THỊ THANH HUỆ , DO GS (phong bì) NGUYỄN VĂN HIỆP HƯỚNG DẪN” (Ảnh 2). Giả sử chất lượng luận án không đạt đi nữa, thì từ đó ông có thể suy diễn để kết án do TOÀN BỘ GS. TS của Học viện Khoa học Xã hội và cả GS hướng dẫn nhận phong bì nên luận án được thông qua hay chăng? Hơn nữa, từ một ảnh chụp, ông quả quyết người hướng dẫn là GS Nguyễn Văn Hiệp, điều rất dễ xác định, chỉ cần một cái nhấp chuột là xong (https://gass.edu.vn/SitePages/List_Thesis.aspx?itemId=13432). Nhưng Trần Mạnh Hảo quả đúng là Trần Mạnh Hảo: ông cũng không thèm làm.

    Đó chưa phải là toàn bộ ứng xử của ông Hảo. Khi được bạn đọc cho biết GS Nguyễn Văn Hiệp không phải là người hướng dẫn luận án này, ông chỉ lẳng lặng sửa lại tít, bỏ chữ “phong bì” và thay “hướng dẫn” bằng “làm chủ tịch hội đồng phản biện luận án” (ảnh 3), mà không có lấy một lời xin lỗi, như một người tử tế vẫn làm khi thấy mình sai. Ông Hảo kiên quyết không làm, ông Trần Mạnh Hảo hơn Trần Mạnh Hảo chúng tôi vẫn nghĩ.

    "

    https://www.facebook.com/dzung.hoang.501/posts/4346955638695528

    "

    Phạm Minh Kha
    Dạ, thưa thầy, em có thấy bài phân tích của thầy Nguyễn Văn Dân về chủ đề này. Thầy Dân viết rất dễ hiểu ạ. Tuy nhiên, thầy Dân cũng chỉ “không đồng tình” về cách đặt tên của luận văn là “Hành vi nịnh trong tiếng Việt” chứ không hề có ý phê phán gì tổng thể (hay chi tiết nào) của luận văn. Dạ, không biết thầy có ý kiến nào về vấn đề này không thưa thầy?
    9
    • Thích
    • Phản hồi
    • 1 ngày

    Ẩn 25 phản hồi
    Đã chọn chế độ Phù hợp nhất nên một số câu trả lời có thể bị lọc ra.
    • Nguyễn Thiện Nam
      Phạm Minh Kha Thầy Dân cũng rất chịu đọc, chịu học nhưng vẫn còn... ngoại đạo. Rất ngại khi phải nói ra điều này nhưng thực tế là như vậy. Tiền đề quan trọng nhất: "Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng" đã không thể hiện trong xác quyết của thầy Dân.
      3
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 ngày
    • Lê V Tuynh
      Phạm Minh Kha Thầy cũng tịt ngòi thôi. Ông Trần Mạnh Hảo tuy có nặng lời, nhưng lập luận đưa ra khó bẻ gãy. Chả thấy các thầy phản biện vào trọng tâm của cái gọi là Speech act theory! Ông Dân cũng phân loại rõ ràng về các loại lời nói rồi đó bạn. Xác … 
      Xem thêm
      6
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 ngày
      • Đã chỉnh sửa
    • Duong Nguyen
      Phạm Minh Kha thực ra ông Dân đã bác bỏ luận án này và cho rằng tác giả kém về tiếng anh và không hiểu Austin
      Có thể là hình ảnh về văn bản
      6
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 ngày
    • Phạm Minh Kha
      Duong Nguyen Dạ, nếu có đọc cmt thì thầy Dân "không hoàn toàn bác bỏ cả luận án" ạ
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 ngày
    • Phạm Minh Kha
      Lê V Tuynh Dạ em thấy Trần Mạnh Hảo cũng chưa đưa ra lập luận gì xác đáng trên tinh thần học thuật, mà chỉ vin vào điều là "Tiếng Việt mình không có hành vi nịnh". Và Trần Mạnh Hảo cũng "thừa nhận" là chưa đọc gì đến lý thuyết của Austin cả.
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 ngày
    • Lê V Tuynh
      Chỗ này có ngụy biện ko, nếu có, hãy bẻ gãy nó. Lý thuyết nào muốn đứng vững đều ko nguỵ biện
      Có thể là hình ảnh về văn bản
      4
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 ngày
    • Lê V Tuynh
      Kết luận này có sai hay đúng?
      Có thể là hình ảnh về văn bản
      3
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 ngày
    • Phạm Minh Kha
      Dạ, với kiến thức của em thì thực không thể phản biện được gì nhiều hơn với các thầy, nên trên tinh thần tiếp thu, học hỏi, em đành phải chờ ý kiến từ các thầy có chuyên môn cao hơn trong ngành và bản thân tiếp tục nghiên cứu ạ.
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 ngày
    • Lê V Tuynh
      Tương tự, dựa theo sự phân loại của ông Dân, bạn thử tìm xem "nói tức là làm" thuộc loại nào trong 4 cấp độ được phân. Đọc kỹ đoạn này bạn sẽ tìm được đáp án
      Có thể là hình ảnh về văn bản
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 ngày
      • Đã chỉnh sửa
    • Lê Dục Tú
      Duong Nguyen thầy Dân không bác bỏ mà chỉ nói tên đầu đề chưa phù hợp.Ban xem lời giải thích của thầy đi
      1
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 ngày
    • Nguyễn Hồng Cổn
      Để xem nói có phải là làm (hành động) hay không, hay cụ thể hơn "hành vi nịnh" (trong tiếng Việt) có phải là hành động hay không, chỉ cần so sánh "hành vi nịnh" (bằng lời nói) với hành động "chém":
      1) chém:
      - bộ phận cơ thể thực hiện: tay
      - phương thực hiện: dao (kiếm, mác)
      - phương thức thực hiện: bổ từ trên xuống hay phạt ngang
      - mục đích: làm cho người/vật bị chém bị thương/đứt...
      2) Nịnh (hình thức nói)
      - Bộ phận cơ thể thực hiện: mồm
      - Phương tiện thực hiện: ngôn ngữ/từ
      - Phương thức thực hiện: nói
      - Mục đích: làm người nói hài lòng để cầu lợi.
      > Bạn có thể dùng 4 tiêu chí trên đây để nhận diện và phân biệt bất kỳ hành động nào, cả ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
      > Nếu chém là hành động/vi thì nịnh cũng là hành động/hành vi. Sự khác biệt chỉ là ở chỗ "nịnh" bằng lời nói là 1 hành động ngôn ngữ (vì được thực hiện bằng ngôn ngữ), còn chém là một hành động phi ngôn ngữ (như đấm, đá, nấu, vẽ...).
      > Vì nói là hành động nên lời nói cũng được sử dụng làm bằng chứng (qua các hình thức ghi âm, ghi hình, ghi chép hoặc người thứ 3 làm chứng) để kiện cáo, truy tố, hét xử...như bất kỳ loại hành động nào khác.
      6
      • Thích
      • Phản hồi
      • 16 giờ
      • Đã chỉnh sửa
    • Luongvan Luongvan
      Duong Nguyen Tôi cho rằng thế này là Nguyễn Văn Dân bác bỏ rồi
      1
    • Lê V Tuynh
      @Nguyễn Hồng Cổn: dạ. Ông nói đúng, mà ông quên chỉ rõ là hành vi, hành động đều do con người thực hiện. Tự thân tiếng Việt ko có hành vi nịnh.
      + "Nói tức là làm" thì từ "làm" ở đây có 2 lớp nghĩa có thể đánh tráo. Lớp nghĩa một : thực hiện hành vi nói (phát âm lời nói), lớp nghĩa 2 là: thực hiện nội dung hàm chứa trong lời nói. Ví dụ nói: tôi sẽ đi chơi. Hành vi hàm chứa trong lời nói là "đi", nhưng nói ở đây ko nhất định đi đôi với làm nếu nội dung "đi" ko được thực hiện.
      Để tránh nhập nhèm đánh tráo 2 tầng nghĩa của từ "làm" ở đây ta phải làm sao? Dù là tầng nghĩa nào của từ "làm" đều cần chủ thể thực hiện và gán nghĩa là con người, tự thân ngôn ngữ ko có hành vi! Có đúng vậy ko ông? Giá tên luận án là "Hành vi nịnh của người Việt", có lẽ đã được khen nhiều
      3
      • Thích
      • Phản hồi
      • 16 giờ
      • Đã chỉnh sửa
    • Nguyễn Thị Giáng Vân
      Lê V Tuynh kết cục sau ý kiến của tôi ông Dân chỉ còn rút lại: nên sửa một chút về cái tựa đề cho hoàn hảo. Mà theo tôi ngay cả như vậy cũng không cần thiết.
      1
    • Nguyễn Thị Giáng Vân
      Lê V Tuynh mà ông Dân có lẽ chưa đọc Austin. Chưa kể là ông Hảo tuyên bố không hề biết Austin là ai.
    • Lê Dục Tú
      Nguyễn Hồng Cổn theo mình nịnh có khi cũng thực hiện bằng hành động phi ngôn ngữ.ví dụ : một ng nịnh sếp bằng cách : mang quà đến biếu; thấy sếp bị mưa vội vàng đem ô ra che cho sếp.hihi
      3
    • Nguyễn Thị Giáng Vân
      Nguyễn Thiện Nam tóm lại ông Dân chỉ còn muốn thay đổi một chút cái tựa đề thôi. He he...
    • Nguyễn Hồng Cổn
      Lê V Tuynh Tác giả đặt tiêu đề "hành vi nịnh trong tiếng Việt" (tôi không thích thuật ngữ hành vi lắm) là có ý nói đến hành vi nịnh được biểu hiện bằng ngôn ngữ (tiếng Việt), mà tên đầy đủ của nó đáng ra phải là "hành vi ngôn ngữ nịnh trong tiếng Việt". Cách nói rút gọn như vậy đúng là cũng dễ làm người ta lăn tăn (nhất là những người ngoài ngành NNH) nhưng chắc chắn đã được tác giả giới thuyết trong luận án. Còn nếu viết là "hành vi nịnh của người Việt" như anh gợi ý thì rộng quá, bao gồm cả hành vi ngôn ngữ nịnh và hành vi nịnh phi ngôn ngữ (cúi chào thái quá, che ô, kéo ghế, tặng quà....)
      3
      • Thích
      • Phản hồi
      • 15 giờ
      • Đã chỉnh sửa
    • Lê V Tuynh
      Nguyễn Thị Giáng Vân chị nói vậy là nói xuề xoà, chín bỏ làm mười kiểu nhà quê. Bản chất của triết học là truy tìm ngụy biện. Tôi thấy mấy người cứ nhân danh Austin (ngụ ý đã đọc Austin) để che chắn ngụy biện, chứ lập luận ông Hảo, ông Dân ko thể bẻ gãy. Còn nếu nói là ko cần sửa tên luận án là rất ngụy biện. Ở chỗ: nếu là bài làm văn phổ thông, giáo viên sẽ chấm lạc đề, huống hồ đây là luận án tiến sĩ, công trình nghiên cứu khoa học. Chưa kể, tên đã không đúng thì nội dung triển khai khó mà đảm bảo tính khoa học, nếu nội dung tuân thủ tựa đề.
      2
    • Nguyễn Hồng Cổn
      Lê Dục Tú Đúng thế, hành vi nịnh có thể thực hiện bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Tuy nhiên, tác giả LA viết "hành vi nịnh trong tiếng Việt" là đã có ý nói rằng chỉ đề cập đến "hành vi ngôn ngữ" nịnh trong tiếng Việt thôi. Lẽ ra hiển ngôn hơn thì nên … 
      Xem thêm
      4
      • Thích
      • Phản hồi
      • 15 giờ
      • Đã chỉnh sửa
    • Lê Dục Tú
      Nguyễn Hồng Cổn sao tôi không tìm thấy câu trả lời của anh nhỉ
      1
    • Thuy Quynh Nguyen
      Nguyễn Thị Giáng Vân em cũng nghĩ như chị. Anh Dân trả lời cmt của em rằng nên đổi thành “Hành vi nịnh trong diễn ngôn xã hội”, em nghĩ diễn ngôn xã hội cũng là một phạm trù trong nghiên cứu tiếng Việt rồi, cái tên luận án đâu cần phải thay đổi.
      1
    • Duong Nguyen
      Phạm Minh Kha bạn nên đọc cái stt của ông Dân về vấn đề này. Bởi không ai dại gì lại đi nói huỵch toẹt là “tôi bác bỏ” cả. Bạn đọc cái ảnh tôi chụp một đoạn của stt ở trên là rõ rồi
      1
    • Nguyễn Hồng Cổn
      Lê Dục Tú Ngay ở trên đây thôi.
    • Le Duc Luan Danang
      Phạm Minh Kha Mình đồng tình vs ý kiến của GS Dân

    "

    https://www.facebook.com/dzung.hoang.501/posts/4346955638695528






    "


    Trên mạng lại xuất hiện câu chuyện về luận án TS ngôn ngữ học “Hành vi nịnh trong tiếng Việt” từ năm 2015. Các nhà ngôn ngữ học cho rằng, để hiểu luận án này, phải hiểu lý thuyết hành vi ngôn từ của Austin. Theo lý thuyết này, hành vi ngôn từ không chỉ là sự biểu lộ thông tin mà còn là việc thực thi một hành động. Từ đó, việc nghiên cứu hành vi ngôn từ có thể được thực hiện trên bốn cấp độ: 1. Hành vi lời: Đây là hành vi thực hiện một sự diễn đạt. 2. Hành vi ẩn lời (t. Anh: “illocutionary act” - các nhà ngôn ngữ học VN dịch sai thành “hành vi ở lời”): Đây là hành vi hàm ẩn của hành vi lời. Ví dụ một vị khách vào khách sạn hỏi “Ở đây còn phòng không?” thì có nghĩa là người đó “muốn thuê phòng” chứ không đơn thuần là muốn biết khách sạn có phòng trống hay không. 3. Hành vi thay lời (“perlocutionary act” – các nhà ngôn ngữ học VN dịch là “hành vi mượn lời?”): Tác động thực tế của hành vi lời và hành vi ẩn lời; 4. Hành vi siêu lời (“metalocutionary act”).

    Đây là một lý thuyết của ngôn ngữ học thực hành, hay còn gọi là “ngữ dụng học”, được ứng dụng để nghiên cứu ngôn ngữ thực tế trong cuộc sống. Trong tinh thần này, các nhà ngôn ngữ học đặc biệt quan tâm đến “hành vi ẩn lời”. Trong thực tế, các hành vi ẩn lời là một hiện tượng ngôn ngữ rất phổ biến và phong phú. Sự đa dạng và phong phú trong hành vi diễn đạt ẩn lời là do các tình huống và điều kiện thực tế quy định. Hành vi ẩn lời có khi là hệ quả của hành vi lời như ví dụ về chuyện hỏi phòng khách sạn ở trên, nhưng cũng có khi là hành vi ngược lại với hành vi lời. Ví dụ, khi một anh chàng đang yêu hỏi bạn gái “Em có yêu anh không?”, thì có khi anh lại nhận được câu trả lời: “Em không”. Nhưng nhìn vào các điều kiện và yếu tố ngoài lời nói thì câu đó lại có nghĩa là “có yêu”. Chả thế mà có bài thơ: “Em bảo anh đi đi / Sao anh không đứng lại?”; đó chính là vì người con trai chỉ nghe “hành vi lời” mà không dựa vào các yếu tố ngoài lời (hành vi ẩn lời) nên mới “Sao mà anh ngốc thế / Chẳng nhìn vào mắt em!” Như vậy, lý thuyết hành vi ngôn từ có thể cho ta những ứng dụng nghiên cứu ngôn ngữ rất lý thú.

    Trở lại câu chuyện luận án “Hành vi nịnh trong tiếng Việt”, chúng tôi thấy tác giả luận án đã đặt ra mục đích là để “góp phần minh chứng cho lý thuyết của ngữ dụng học về hành vi ngôn ngữ và làm rõ bản chất của hành vi nịnh trong tiếng Việt”. Nhưng, một công trình ứng dụng cụ thể được thực hiện không phải là để “chứng minh cho lý thuyết”. Lý thuyết người ta đã hoàn thành rồi, đã được tác giả lý thuyết chứng minh rồi, bây giờ mình ứng dụng thì phải là để phục vụ cho một mục đích thực tiễn khác chứ cần gì phải để “chứng minh” cho lý thuyết đó nữa! Rồi lại nói để “làm rõ bản chất của hành vi nịnh trong tiếng Việt”. Làm sao mà lại dám nói trong tiếng Việt có hành vi nịnh? Ai có thể tìm thấy trong tiếng Việt (hay trong bất cứ một ngôn ngữ nào khác) có ngôn từ nào mang nghĩa mặc định là “nịnh” không? “Nịnh” là thái độ và hành vi của người nói được thổi vào ngôn từ chứ bản thân ngôn từ không có nghĩa “nịnh”, lại càng không có “hành vi nịnh”. Người ta chỉ có thể dùng thái độ và hành động để gán hành vi nịnh cho một ngôn từ chứ bản thân ngôn từ đó không có nghĩa “nịnh”. Ví dụ khi anh khen một cô gái là “Em đẹp như tiên” thì chỉ là một lời khen đơn thuần. Nhưng nếu cô gái đó xấu như Thị Nở nhưng lại lắm tiền thì câu đó lại là một hành vi nịnh. Trên thế giới cũng có người nghiên cứu về hành vi nịnh trong ngôn ngữ, nhưng họ nghiên cứu cho một trường hợp rất cụ thể chứ không cho ngôn ngữ chung chung. Ví dụ có những công trình như “A Literary Analysis of Flattery in 'Julius Caesar' by William Shakespeare” (“Phân tích văn học về xu nịnh trong 'Julius Caesar' của William Shakespeare”). Vì thế, giá như luận án này đặt tên cụ thể là “Hành vi nịnh trong diễn ngôn xã hội của Việt Nam hiện nay” thì mới đích đáng và có ý nghĩa khoa học - thực tiễn.

    Nói thêm về bản tóm tắt bằng tiếng Anh của luận án. Phải nói rằng tác giả chưa có đủ trình độ tiếng Anh để hiểu lý thuyết của Austin. Chỉ nói mỗi một chi tiết về tên lý thuyết thôi cũng đủ thấy điều này. Tên lý thuyết của Austin là “speech act theory” được tác giả dịch ngược từ tiếng Việt ra thành “linguistic behaviour theory”.

    (Xin mọi người cmt có văn hóa, k văng tục, k chửi bậy.)

    "

    https://www.facebook.com/vanhoc.nuocngoai.7/posts/2069668556520345




    2. Ngày 27/8/2021


    "

    Nhà thơ Trần Mạnh Hảo vừa đăng bài và thề rằng "Thề có chúa, TMH tôi xưa nay chưa từng biết nhà triết học J.L. Austin là ông nào". Không biết nhà thơ thề như vậy để làm gì, để chứng tỏ rằng cao hơn Austin hay thể hiện cái sự không hề biết gì về một lý thuyết quan trọng của thế kỷ 20?
    Tôi cứ tưởng bác ấy thề xong thì đi kiếm "How to do things with words" để đọc, ai dè bác ấy phán luôn là Austin sai
    🙂
    Hôm qua cũng thế, bác ấy thấy cái hình ông Nguyễn Văn Hiệp chụp cùng nghiên cứu sinh thì phán luôn rằng ông Hiệp hướng dẫn luận án mà không thèm kiểm chứng dù chỉ bằng một cái nhấp chuột. Rồi lại có người ném vào một cái hình fake bảo vệ luận văn ốc vít với định hướng XHCN thế là bác ấy cũng nhận là thật và chửi um lên mà không hề biết nó là hình chế.
    Cứ cái kiểu "làm vệc" thế này mà đi "tranh luận" thì e việc bị cuốn vào đó cũng khiến mình thành người dở hơi.
    Thôi, mấy dòng cuối, và xin lỗi vì đã làm phiền bạn đọc trên trang tôi vì đã làm mất thời của các bạn. Chân thành cáo lỗi!
    Thái Hạo



    "

    https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1060352334773954&id=100023975920044




    1. Ngày 27/8/2021

    "

    Trao đổi với GS.TS. Bùi Minh Toán – đại học sư phạm Hà Nội về lý thuyết “ hành động ngôn ngữ” của nhà triết học J.L. Austin qua bài viết của ông : “ Lý thuyết “hành động ngôn ngữ” với đoạn thơ “trao duyên” của Truyện Kiều” ( in trên tạp chí “Ngôn Ngữ & Đời sống” số 5 “ 175 – 2010) :
    NHÀ TRIẾT HỌC J.L. AUSTIN ĐÃ SAI NGAY TỪ TIÊN ĐỀ LẬP THUYẾT “HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ” : “ NÓI TỨC LÀ LÀM”…
    Trần Mạnh Hảo
    Thề có Chúa, TMH tôi xưa nay chưa từng biết nhà triết học J.L. Austin là ông nào. Chỉ nghe PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệp ca ngợi lý thuyết “ HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ” của ông này tuyệt vời lắm, khó hiểu lắm, đến ông Hiệp cũng không thể giải thích cho người Việt hiểu được. Xin trích “còm” của ông Nguyễn Văn Hiệp trong FB Trần Mạnh Hảo với lối giải thích con cà là con kê, không thể nào hiểu nổi :
    Van Hiep Nguyen
    Tôi xin nói thêm, rất khó hiểu lí thuyết hành vi ngôn ngữ của Austin nếu không được học (nếu ta chỉ nghe tên lí thuyết mà đã hiểu thì Austin khó mà được coi là 1 trong những nhà triết học ngôn ngữ có ảnh hưởng lớn nhất của thời hiện đại), một người chị đáng kính đã hỏi tôi, xin phép chị copy lại câu hỏi: "GS Hiệp ơi tôi xin mạo muội hỏi một câu : Đã gọi là "hành vi"thì nó chỉ tồn tại trong hoạt động thực tiễn của đời sống sao đầu đề lại ghi là "trong tiếng Việt" nhỉ.Tôi tưởng nếu khảo sát với tư cách là một ngôn ngữ thì phải ghi là "động từ nịnh" hay "danh từ nịnh" chứ nhỉ.Mong GS chỉ giáo và có gì chửa hiểu thấu đáo mong được bỏ qua". Còn đây là trả lời vắn tắt của tôi, xin dẫn lại đây: "Cái này phải đọc lí thuyết Hành vi ngôn ngữ mới rõ hiểu được chị ạ. Nịnh, thề, xin lỗi, bác bỏ, yêu cầu, chia buồn, khen, chê... là những hành động bằng lời (từ "hành vi" dễ nhầm sang behavior), cụ thể là được thực hiện qua việc phát ngôn ra những câu nịnh, thề, xin lỗi, bác bỏ, yêu cầu, chia buồn, khen, chê... Trong những trường hợp lí tưởng, có dấu hiệu rõ ràng, ta biết câu đó là câu gì (nịnh, thề, xin lỗi, bác bỏ, yêu cầu, chia buồn, khen, chê...). Chẳng hạn khi nghe ai đó nói "Tôi thề tôi không nói thế", "Có đèn trời chứng giám tôi không nói thế" hay "Tôi nói thế thì tôi làm con chó"... thì những dấu hiệu như "thề", "Có đèn trời chứng giám". "thì tôi làm con chó" là chỉ báo cho người nghe biết là người nói đang thực hiện hành vi ngôn ngữ "thề". Dĩ nhiên, có những trường hợp phải viện đến ngữ cảnh mới biết được, chẳng hạn, dựa vào ngữ cảnh ta mới biết câu nói "Mai tôi đến" của ai đó là "thông báo", "hứa" hay "đe doạ"... Có hẳn cuốn sách của Austin (How to to things with words) để nói về những hành vi ngôn ngữ (hay hành động ngôn từ này). Nịnh cũng là một hành động bằng lời (dĩ nhiên, nịnh có thể được thực hiện bằng việc tặng quà, đưa đi chơi...", cũng như "đe doạ" có thể thực hiện bằng việc giơ nắm đấm, gửi quan tài đến nhà (bọn xã hội đen hay làm) hoặc chỉ bằng cách nói "Mày liệu hồn đấy" "Mày sẽ biết tay tao" ... Những hành động này bên cạnh những điểm chung, còn có những nét riêng gắn với văn hoá, cách tư duy của dân tộc. Chẳng hạn, khi "thề" thì người phương Tây thường viện đến Chúa, địa ngục (ảnh hưởng Ki tô giáo), còn người phương Đông lại viện đến những yếu tố tâm linh khác, hoặc người Việt thề xong chẳng làm (thề cá trê chui ống), nhưng người dân tộc thề là đem cả tính mạng ra để bảo chứng cho lời thề. Nhớ hồi 1996, ở Paris, giáo sư toán Nguyễn Ngọc Giao rất quan tâm, đã hỏi em về Austin, Lý thuyết của Austin có ảnh hưởng rất lớn trong nhiều khoa học xã hội, nhân văn khác, như nhân chủng học, xã hội học, tâm lí học..."
    55
    • • •
    Một bạn “còm” trên FB TMH vào bẻ tan ngụy biện của ông Nguyễn Văn Hiệp như sau :
    Phản hồi
    •Dong Nguyen
    Einstein có một câu nói, đại ý : nếu bạn hiểu một lý thuyết, bạn phải có khả năng giảng giải điều đó cho 1 đưa trẻ con cũng hiểu. Ông Hiệp hãy giải thích cái điều ông hiểu về speech act bằng tiếng Việt xem! Xem ông có hiểu cái lý thuyết ấy không hay chỉ đem "ngáo ộp" ra dọa?
    14
    • 19 giờ
    Như vậy, theo Einstein, ông Hiệp hầu như đã không hiểu gì lý thuyết “ hành động của ngôn từ” của thiên tài bí hiểm nhất thế giới là J.L.Austin.
    Trở lại với vấn đề chính của bài này, xin trích đoạn GS.TS. Bùi Minh Toán giới thiệu về TIÊN ĐỀ J.L.AUSTIN : HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ ( kiểu tiên đề Euclide trong toán học) :
    1. Như đã biết, từ sau 1955 khi nhà triết học người Anh là J.L. Austin đề xuất lí thuyết hành động ngôn ngữ với luận điểm nổi tiếng nói tức là làm thì ngôn ngữ học đã ngày càng đi sâu vào bản chất hành động của ngôn ngữ. J. L. Austin phân biệt ba loại hành động ngôn ngữ là: hành động tạo lời (acte locutoire), hành động mượn lời (acte perlocutoire) và hành động ở lời (acte illocutoire). Trong đó hành động ở lời có một vai trò rất quan trọng, đó chính là hành động mà con người thực hiện ngay khi nói ra một phát ngôn và thực hiện bằng chính phương tiện ngôn ngữ. Khi nói năng, con người thực hiện nhiều loại hành động ở lời, như kể, trình bày, hỏi, cầu khiến, mời, khuyên, hứa, cam đoan, thề, xin lỗi, cám ởn, biểu cảm, tuyên bố…
    • • •
    Phản hồi
    • • 14 giờ
    Vậy tiên đề J.L.Austin trong ngôn ngữ học là : “NÓI TỨC LÀ LÀM”
    Mô Phật, tiên đề này hoàn toàn sai, bởi nó chống lại khoa học logic.
    Xin phản biện :
    Trong đạo Thiên Chúa giáo người ta quy tội cho con người ở ba trạng huống : suy nghĩ, lời nói và hành động. Nghĩa là nếu anh nghĩ đến chuyện tà dâm, anh đã mắc tội tà dâm. Nếu anh nói về sự tà dâm tức là anh mắc tội tà dâm. Nếu anh làm chuyện tà dâm, anh đã mắc tội tà dâm. Mấy ông sồn sồn giỡn : vậy thì ta không cần nghĩ hay nói về tà dâm, ta làm ( hành động) tà dâm có hơn không, đằng nào cũng mắc tội mà.
    NÓI và LÀM là hai trạng huống hoàn toàn khác nhau. Thứ nhất, có người chỉ nói mà không làm. Thứ hai, có người không nói mà làm. Thứ ba, có người nói cái làm ngay.Thứ tư có kẻ nói một đằng làm một nẻo.
    TIÊN ĐỀ J.L.AUSTIN : “NÓI TỨC LÀ LÀM” chỉ đúng trong trường hợp thứ ba : nói cái làm ngay !
    Ngạn ngữ phương Tây nói : một nửa cái bánh mì là cái bánh mì, một nửa sự thật không phải là sự thật.
    Trần Mạnh Hảo xin bắt chước câu trên mà nói rằng : một phần tư cái bánh mì vẫn là cái bánh mì, nhưng một phần tư sự NÓI VÀ LÀM trong tiên đề J.L.Austin : “ NÓI TỨC LÀ LÀM” không phải là sự thật, nên còn khuya nó mới là chân lý.
    Xin hai ông Bùi Minh Toán và Nguyễn Văn Hiệp tôn sùng học thuyết “ hành động ngôn ngữ” rất sai trái này của J.L.Austin hãy phản biện lại ạ .,.
    Sài Gòn ngày 27-8-2021
    T.M.H.
    Chú thích ảnh :
    Nhà triết học J.L.Austin (1911-1960).



    "

    https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3091454211126762

    ..

    ..











    ---

    BỔ SUNG


    5. Năm 2020

    Bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: “Đối chiếu hành động ngôn ngữ trì hoãn trong tiếng Anh và tiếng Việt”

    Ngày đăng: 20/08/2020 | Lượt xem: 244

           Ngày 17 tháng 8 năm 2020, tại Học viện Khoa học xã hội, số 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, NCS. Đinh Thị Lim Chung đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Học viện, Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu; Mã số: 222024; Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp.

    NCS. Đinh Thị Kim Chung đã bảo vệ thành công Luận án

    Mục đích nghiên cứu của Luận án:

           Luận án nhằmlàm rõ sự tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng các cách biểu đạt trì hoãn trong TA và TV cũng như các phương tiện biểu đạt lịch sự khi thực hiện hành động ngôn ngữ (HĐNN) trì hoãn trong cả hai ngôn ngữ.

    Đóng góp mới của Luận án:

           Luận án là một công trình đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống các cách biểu đạt của HĐNN trì hoãn trực tiếp và gián tiếp trong TA và TV, góp phần làm rõ sự tương đồng và khác biệt của HĐNN trì hoãn trong hai ngôn ngữ.

           Luận án đi sâu tìm hiểu các phương tiện biểu đạt mức độ lịch sự trong các phát ngôn trì hoãn, từ đó góp phần đánh giá khái quát mức độ lịch sự của từng phát ngôn trì hoãn, so sánh, đối chiếu những nét tương đồng và khác biệt về các phương tiện biểu đạt lịch sự của người Anh/Mỹ và người Việt.

    Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án

           Luận án góp phần làm rõ khái niệm HĐNN trì hoãn, các biểu thức của HĐNN trì hoãn trực tiếp và gián tiếp, làm rõ sự tương đồng và khác biệt của HĐNN trì hoãn trong TA và TV. Thêm nữa, cũng từ góc độ dụng học, luận án tiến hành tìm hiểu các phương tiện lịch sự biểu hiện qua việc sử dụng chiến lược trì hoãn trực tiếp và trì hoãn gián tiếp của người Anh/Mỹ và người Việt.

          Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy môn TA theo đường hướng giao tiếp cho người Việt và môn TV cho người nước ngoài, nâng cao chất lượng dạy-học TA và TV với tư  cách là ngoại ngữ và bản ngữ. Đồng thời, kết quả luận án cũng góp phần quantrọng cho công tác biên phiên dịch Anh-Việt và Việt-Anh.

        Luận án đã được các thành viên Hội đồng nhất trí thông qua.

    https://gass.edu.vn/SitePages/News_Detail.aspx?categoryId=99&itemId=46249


    4. Năm 2016

    "Hành vi nịnh trong tiếng Việt" là đề tài khá tốt

     - Đề tài "Hành vi nịnh trong tiếng Việt" là đề tài khá tốt và tôi đang khuyến khích tác giả in thành sách" -  GS. TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng chấm luận án cho đề tài nghiên cứu khẳng định tại cuộc họp báo sáng nay, 22/4.

    Theo GS. TS Nguyễn Văn Hiệp, việc dư luận trên mạng bình luận về đề tài này là vì đã hiểu theo nghĩa xã hội học dung tục. Theo ông, muốn hiểu được đề tài này phải đặt bối cảnh lý thuyết học thuyết của nhà triết học ngôn ngữ nổi tiếng J.L. Austin về hành vi ngôn ngữ.

    'Hành vi nịnh trong tiếng Việt' là đề tài khá tốt
    GS. TS Nguyễn Văn Hiệp cho rằng không nên hiểu đề tại nịnh trong tiếng Việt theo nghĩa dung tục. Ảnh: Lê Văn.

    Theo ông Hiệp, nếu vào tìm kiếm trên Google thì có thể tìm thấy có hàng trăm luận án nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ cụ thể, được chia làm 5 nhóm hành vi chính: Nhóm hành xác tín khi trình bày, nhóm cam kết, nhóm biểu cảm, nhóm tuyến bố. Trong đó hành vi nịnh, chê, khen, chia buồn thuộc nhóm biểu cảm.

    Ông Hiệp phân tích, các hành vi ngôn ngữ có những đặc trưng chung mang tính nhân loại, song cũng có những đặc trưng riêng về mặt văn hóa, dân tộc.

    "Ví dụ như "thề" có đặc trưng riêng cho nhân loại nhưng có đặc trưng riêng cho dân tộc. Châu Âu viện Chúa trời. Nhưng phương Đông thề kiểu khác. Dân tộc thiểu số thề khác", GS Hiệp giải thích.

    Từ đó, GS Hiệp cho rằng, việc nghiên cứu hành vi ngôn ngữ (như hành vi nịnh) trong từng ngôn ngữ đồng thời so sánh với các ngôn ngữ khác để từ đó thấy được tư duy, văn hóa ảnh hưởng tới ngôn ngữ thế nào.

    Từ đó, ông Hiệp khẳng định, không thể đánh giá đề tài nghiên cứu "Hành vi nịnh trong tiếng Việt" theo nghĩa xã hội học dung tục là "nghiên cứu cái này để dạy người ta đi nịnh" được.

    "Từ góc độ ngôn ngữ học thì đề tài này không chỉ có ý nghĩa lý luận trong việc xác định những cái chung, cái riêng trong hành vi nịnh trong ngôn ngữ của người Việt với thế giới, góp phần vào lý luận hành vi ngôn ngữ", GS Hiệp phân tích. "Chân lý nhân loại được xây dựng qua những cái cụ thể như vậy".

    GS Hiệp cũng cho rằng, luận án này cũng mang tính thực tiễn, bởi nó giúp chúng ta hiểu thế nào là nịnh để tránh xa.

    "Chúng ta nghiên cứu về tội phạm không phải là để cổ súy cho phạm tội mà ngăn ngừa tội phạm. Tương tự như vậy chúng ta nghiên cứu hành vi nịnh trong ngôn ngữ có thể giúp xã hội nhận ra đây là kiểu nịnh nào khi một người nói. Tại sao chúng ta lại quy chụp rằng nịnh mà cũng nghiên cứu?", GS Hiệp đặt câu hỏi.

    GS Hiệp cũng cho rằng, khoa học hàn lâm thì "không thể nói một hồi là hiểu được. Muốn hiểu được thì người nghe, người đọc hiểu được thì cần phải có chuyên môn.

    Nói về chất lượng của luận án tiến sĩ này, GS Hiệp khẳng định đây là một luận án "khá tốt" và giải thích thêm rằng, ông đánh giá như vậy bởi ông là người yêu cầu cao. Đồng thời, GS Hiệp cũng cho biết, ông khuyến khích tác giả của luận án nghiên cứu thành sách để phổ biến rộng rãi hơn kết quả nghiên cứu.

    "Nếu dư luận vẫn nghi ngờ thì có thể yêu cầu Học viện (KHXH) vào hậu kiểm. Tôi có thể chắc chắn đây là luận văn được đánh giá rất tốt", GS Hiệp khẳng định.

    Lê Văn (ghi)

    https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/hanh-vi-ninh-trong-tieng-viet-la-de-tai-kha-tot-300906.html


    3c.

    "

    Tình Phạm Văn cùng với Dũng Hoàng và 21 người khác.

    [Bài đăng trên báo Lao Động Cuối tuần 2015]
    o
    “Hành vi Nịnh trong tiếng Việt”, đó là tên một luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học mới được NCS Nguyễn Thị Thanh Huệ bảo vệ gần đây tại Học viện Khoa học Xã hội (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN). Sẽ chẳng có gì để nói (về một đề tài trong rất nhiều đề tài nghiên cứu ngôn ngữ được các NCS thực hiện trong thời gian gần đây) nếu không xuất hiện một luồng dư luận (chủ yếu là trên mạng) nghi ngờ tính khoa học của nó. Nhiều ý kiến cho rằng “Ngôn ngữ học hết đề tài rồi hay sao mà lại đi nghiên cứu một chuyện vớ vẩn cỏn con như vậy?; “Nịnh là cái gì mà tự nhiên lại cổ xuý cho nó? Xã hội đang có quá nhiều chuyện nịnh nọt rồi”; “Thật là buồn cười! Bây giờ lại có một nhà Nịnh học ra đời… Thật hết chỗ nói”, v.v.
    Dư luận sôi động đến nỗi, các cơ quan truyền thông cũng phải vào cuộc. Họ gặp chính tác giả luận án, người hướng dẫn và những thành viên trong hội đồng chấm luận án để tìm hiểu vấn đề. Tôi là một thành viên trong hội đồng, đã có trả lời phỏng vấn trên “Tri thức Trẻ”. Nhưng phóng viên đã ghi lại (qua điện thoại) chưa thực sự đầy đủ và chính xác lời tôi. Vì vậy, qua Lao Động Cuối tuần, tôi thấy cần phải nói thêm đôi lời cho rõ.
    Ngôn ngữ học hiện đại (trong đó có Việt ngữ học) từ những năm 60 của thế kỉ XX đã và đang đi sâu nghiên cứu những vấn đề theo Lí thuyết hành động ngôn từ (Speech act Theory, còn được gọi là Thuyết hành vi ngôn ngữ) do hai nhà ngữ học nổi tiếng J. L. Austin và J. Searle đề xướng. Bắt đầu từ cuốn sách của Austin “How to do things with words” (1962), bạn đọc biết tiếng Pháp còn có thể tham khảo bản dịch của O. Ducrot qua tiêu đề “Quand dire, c’est faire” (1970), có nghĩa "Nói là làm". Theo quan điểm của thuyết này thì “nói là làm”, “nói chính là hành động”. Nghĩa là, khi người ta nói tức là người ta đang thực hiện một hành động như mọi hành động khác trong cuộc sống. Một câu nói “Cút đi!” sẽ có hiệu lực bằng (hoặc hơn) một hành vi xô đẩy bằng tay (Cô gái có thể nhờ ai đó lôi đàn ông nọ ra khỏi phòng, nhưng có khi chỉ một câu nói “Cút đi!” là anh ta phải xấu hổ mà biến đi). Khi ai đó nói “Tôi thề chiến đấu đến cùng” thì động từ “thề” xác nhận anh ta đã thực hiện một hành vi “thề” hoặc ai đó nói “Tôi đội ơn bà” thì chính người đó đang thực hiện hành vi cảm ơn trước hiện tại. Trong nhiều hành vi ngôn ngữ được xét, có hành vi chào hỏi, cám ơn, xin lỗi, khen, chê, thỉnh cầu, cam kết, cảm thán, mắng chửi, phàn nàn… và “nịnh”. Có nhiều nhóm hành vi (như Nhóm Biểu hiện: trình bày, xác tín; Nhóm Điều khiển: ra lệnh, sai khiến, yêu cầu, xin phép, kiến nghị,…; Nhóm Kết ước: hứa, cam đoan, hẹn, thề…; Nhóm Biểu cảm: cảm ơn, xin lỗi, tiếc, khen, chê…; Nhóm Tuyên bố: tuyên bố, buộc tội, từ chức…). Nịnh thuộc phạm trù khen, nhưng là “khen không đúng hoặc khen quá lời, chỉ cốt đẹp lòng người khác (thường nhằm mục đích cầu lợi)”. Như vậy, nếu quan sát, ta thấy hành vi nịnh xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi, thời nào cũng có. Hoà Thân, một nhân vật trong phim “Tể tướng Lưu Gù” (được VTV trình chiếu trước đây) chính là một nhận vật điển hình cho tính cách “nịnh thần” thường thấy trong triều đình phong kiến Trung Quốc. Còn trong cuộc sống, ta thấy có quá nhiều kẻ xu thời, luồn cúi, xu nịnh, chỉ “uốn ba tấc lưỡi” lại có thể đem về cho mình bao nhiêu lợi lộc mà người lao động chân chính phải lao tâm khổ tứ cũng chưa chắc có được.
    Bản thân hành vi nịnh có những biểu hiện rất đa dạng, phức tạp và tinh vi. Nghiên cứu để chỉ ra đích thực hành vi nịnh phải dựa vào các biểu thức ngôn từ được hiện thực hoá qua ngữ cảnh. Người ta nói rằng “giữa khen và nịnh có khi chỉ cách nhau chưa đầy nửa bước”. Bởi có thể có những câu khen quá lời có thể chấp nhận (với mục đích động viên hay làm vui lòng người khác). Nhưng cũng có thể câu nói đó được xếp vào hành vi nịnh nếu người nói bộc lộ ý đồ trục lợi. Lúc đó nó sẽ được phát ngôn bằng một giọng điệu và điệu bộ riêng (thớ lợ, xun xoe…). Nịnh có thể cầu lợi về vật chất (được quyền hành, tiền bạc, bổng lộc…) hay về tình cảm (được yêu, được sủng ái…). Trong tiếng Việt có khá nhiều kết hợp từ chỉ mức độ hay sắc thái khác nhau của nịnh: nịnh bợ (nịnh một cách hèn hạ), nịnh đầm (nịnh phụ nữ để lấy lòng), nịnh hót (nịnh nọt và ton hót), nịnh nọt (nịnh, nói khái quát), nịnh thần (kẻ bầy tôi gian giảo quen ton hót, nịnh nọt), nịnh thối (nịnh quá lố, khó nghe)… Như vậy, nịnh cần phải được coi là một hành vi nằm trong chiến lược giao tiếp của ai đó. Dù là thế nào, thì nịnh luôn được coi là hành vi “phản chuẩn” dưới góc độ văn hoá giao tiếp. Ấy thế mà nó vẫn tồn tại, nhiều khi công nhiên, cũng bởi có nhiều người không thích nghe lời nói thẳng, vẫn thích nghe lời lẽ ngọt tai “giả hiệu”, đó là nịnh.
    Luận án với đề tài “Hành vi Nịnh trong tiếng Việt” (NCS: Nguyễn Thị Thanh Huệ, người hướng dẫn: PGS TS Phạm Hùng Việt) muốn khảo sát, thống kê và miêu tả một cách hệ thống mọi mặt biểu hiện của các biểu thức ngôn từ được coi là diễn tả hành vi mang sắc thái nịnh. Nhiệm vụ của luận án là miêu tả khách quan chuyện nịnh như nó vốn có (trong tiếng Việt) hiện nay. Đó là một đề tài nghiêm túc, có vấn đề và hay. Chỉ cần khảo sát trong các tác phẩm văn học thôi (chứ chưa cần tìm trong khẩu ngữ) ta đã có thể có một “rừng” ngữ liệu. Không thể lập luận rằng nghiên cứu về nịnh tức là khuyến khích, cổ xuý cho hiện tượng nịnh (đang có xu hướng tăng khá nhanh). Cũng giống như việc nghiên cứu các hành vi chửi mắng, nói tục, văng tục… là để mô tả một hiện tượng, một lối nói khá thông dụng trong giao tiếp ngôn ngữ các dân tộc, với những nét biểu hiện văn hoá riêng biệt khác nhau. Đã có khá nhiều công trình lớn nhỏ nghiên cứu các lối chửi của người Việt, nhưng chẳng có ai nói rằng việc này cổ vũ cho một hành vi từ trước đến nay vẫn luôn được coi là “lệch chuẩn” cả.

    "

    https://www.facebook.com/tinh.phamvan.712/posts/1907862346057590



    GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT


    LĐO | 30/10/2015 | 14:11


    “Hành vi Nịnh trong tiếng Việt”, đó là tên một luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học mới được NCS Nguyễn Thị Thanh Huệ bảo vệ gần đây tại Học viện Khoa học Xã hội (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN).

     Sẽ chẳng có gì để nói (về một đề tài trong rất nhiều đề tài nghiên cứu ngôn ngữ được các NCS thực hiện trong thời gian gần đây) nếu không xuất hiện một luồng dư luận (chủ yếu là trên mạng) nghi ngờ tính khoa học của nó. Nhiều ý kiến cho rằng, “Ngôn ngữ học hết đề tài rồi hay sao mà lại đi nghiên cứu một chuyện vớ vẩn cỏn con như vậy?; “Nịnh là cái gì mà tự nhiên lại cổ xúy cho nó? Xã hội đang có quá nhiều chuyện nịnh nọt rồi”; “Thật là buồn cười! Bây giờ lại có một nhà Nịnh học ra đời… Thật hết chỗ nói”...

    Dư luận sôi động đến nỗi, các cơ quan truyền thông cũng phải vào cuộc. Họ gặp chính tác giả luận án, người hướng dẫn và những thành viên trong hội đồng chấm luận án để tìm hiểu vấn đề. Tôi là một thành viên trong hội đồng, đã có trả lời phỏng vấn trên “Tri thức Trẻ”. Nhưng phóng viên đã ghi lại (qua điện thoại) chưa thực sự đầy đủ và chính xác lời tôi. Vì vậy, qua Lao Động Cuối tuần, tôi thấy cần phải nói thêm đôi lời cho rõ.

    Ngôn ngữ học hiện đại (trong đó có Việt ngữ học) từ những năm 60 của thế kỷ XX đã và đang đi sâu nghiên cứu những vấn đề theo Lý thuyết hành động ngôn từ (Speech act Theory, còn được gọi là Thuyết hành vi ngôn ngữ) do hai nhà ngữ học nổi tiếng J. L. Austin và J. Searle đề xướng. Theo quan điểm của thuyết này thì “nói chính là hành động”. Nghĩa là, khi người ta nói tức là người ta đang thực hiện một hành động như mọi hành động khác trong cuộc sống. Một câu nói “Cút đi!” sẽ có hiệu lực bằng (hoặc hơn) một hành vi xô đẩy bằng tay. Trong nhiều hành vi ngôn ngữ được xét, có hành vi chào hỏi, cám ơn, xin lỗi, khen, chê, thỉnh cầu, cam kết, cảm thán, mắng chửi, phàn nàn… và “nịnh”. Nịnh thuộc phạm trù khen, nhưng là “khen không đúng hoặc khen quá lời, chỉ cốt đẹp lòng người khác (thường nhằm mục đích cầu lợi)”. Như vậy, nếu quan sát, ta thấy hành vi nịnh xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi, thời nào cũng có. Hòa Thân, một nhân vật trong phim “Tể tướng Lưu Gù” (được VTV trình chiếu trước đây) chính là một nhân vật điển hình cho tính cách “nịnh thần” thường thấy trong triều đình phong kiến Trung Quốc. Còn trong cuộc sống, ta thấy có quá nhiều kẻ xu thời, luồn cúi, xu nịnh, chỉ “uốn ba tấc lưỡi” lại có thể đem về cho mình bao nhiêu lợi lộc mà người lao động chân chính phải lao tâm khổ tứ cũng chưa chắc có được.

    Bản thân hành vi nịnh có những biểu hiện rất đa dạng, phức tạp và tinh vi. Nghiên cứu để chỉ ra đích thực hành vi nịnh phải dựa vào các biểu thức ngôn từ được hiện thực hóa qua ngữ cảnh. Người ta nói rằng, “giữa khen và nịnh có khi chỉ cách nhau chưa đầy nửa bước”. Bởi có thể có những câu khen quá lời có thể chấp nhận (với mục đích động viên hay làm vui lòng người khác). Nhưng cũng có thể câu nói đó được xếp vào hành vi nịnh nếu người nói bộc lộ ý đồ trục lợi. Lúc đó nó sẽ được phát ngôn bằng một giọng điệu và điệu bộ riêng (thớ lợ, xun xoe…). Nịnh có thể cầu lợi về vật chất (được quyền hành, tiền bạc, bổng lộc…) hay về tình cảm (được yêu, được sủng ái…). Trong tiếng Việt có khá nhiều kết hợp từ chỉ mức độ hay sắc thái khác nhau của nịnh: nịnh bợ (nịnh một cách hèn hạ), nịnh đầm (nịnh phụ nữ để lấy lòng), nịnh hót (nịnh nọt và ton hót), nịnh nọt (nịnh, nói khái quát), nịnh thần (kẻ bầy tôi gian giảo quen ton hót, nịnh nọt), nịnh thối (nịnh quá lố, khó nghe)… Như vậy, nịnh cần phải được coi là một hành vi nằm trong chiến lược giao tiếp của ai đó. Dù là thế nào, thì nịnh luôn được coi là hành vi “phản chuẩn” dưới góc độ văn hóa giao tiếp. Ấy thế mà nó vẫn tồn tại, nhiều khi công nhiên, cũng bởi có nhiều người không thích nghe lời nói thẳng, vẫn thích nghe lời lẽ ngọt tai “giả hiệu”, đó là nịnh.

    Luận án với đề tài “Hành vi Nịnh trong tiếng Việt” muốn khảo sát, thống kê và miêu tả một cách hệ thống mọi mặt biểu hiện của các biểu thức ngôn từ được coi là diễn tả hành vi mang sắc thái nịnh. Nhiệm vụ của luận án là miêu tả khách quan chuyện nịnh như nó vốn có (trong tiếng Việt) hiện nay. Đó là một đề tài nghiêm túc, có vấn đề và hay. Không thể lập luận rằng nghiên cứu về nịnh tức là khuyến khích, cổ xúy cho hiện tượng nịnh (đang có xu hướng tăng khá nhanh). Cũng giống như việc nghiên cứu các hành vi chửi mắng, nói tục, văng tục… là để mô tả một hiện tượng, một lối nói khá thông dụng trong giao tiếp ngôn ngữ các dân tộc, với những nét biểu hiện văn hóa riêng biệt khác nhau. Đã có khá nhiều công trình lớn nhỏ nghiên cứu các lối chửi của người Việt, nhưng chẳng có ai nói rằng, việc này cổ vũ cho một hành vi từ trước đến nay vẫn luôn được coi là “lệch chuẩn” cả.

    PGS.TS. PHẠM VĂN TÌNH
    https://laodong.vn/archived/hanh-vi-ninh-trong-tieng-viet-671999.ldo

    3b.

    Bất ngờ với lỗi sai trong bản tóm tắt tiếng Anh của 1 luận án TS

    Trâm Anh | 

    Xin khẳng định ngay rằng, bản tóm tắt này là không thể chấp nhận nổi vì có chi chít những lỗi sai cả về diễn đạt lẫn thuật ngữ chuyên môn.

    Đây là bản tóm tắt bằng tiếng Anh Luận án Tiến sĩ “Hành vi nịnh trong tiếng Việt” của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Huệ, được đăng tải trên trang web của Học viện KHXH.

    Xin khẳng định ngay rằng, bản tóm tắt này là không thể chấp nhận nổi vì có chi chít những lỗi sai cả về diễn đạt lẫn thuật ngữ chuyên môn.

    Về mặt diễn đạt, sử dụng từ ngữ thông dụng, thời thể của động từ, nếu nhìn qua đã thấy nhiều các lỗi sai rất cơ bản. Hầu như không có câu nào là không sai.

    Chỉ xin đơn cử một vài ví dụ, ngay phần đầu tiên, “opening brief” là một lối diễn đạt khó hiểu, nếu không muốn nói là tối nghĩa.

    Thực chất, tác giả dịch một cách máy móc từ cụm từ “tóm tắt mở đầu”, một cụm từ mà ngay trong tiếng Việt cũng… tối nghĩa nốt.

    Ảnh tóm tắt luận án TS Hành vi nịnh trong tiếng Việt

    Ảnh tóm tắt luận án TS "Hành vi nịnh trong tiếng Việt"

    Tương tự, “thông tin tóm tắt những đóng góp mới của luận án” bị dịch thành “Bulletin (?!) brief (?!) on new contributions of the thesis” thì đúng là “cao thủ” tiếng Anh phải… vái bằng sư tổ.

    Hay như thời thể của động từ trong câu được dùng một cách lộn xộn và thiếu chính xác.

    Nhưng nếu có ai đó còn muốn biện hộ rằng đấy chỉ là những lỗi về diễn đạt, không phải là các lỗi về tiếng Anh chuyên ngành, chuyên môn thì chúng tôi xin khẳng định thêm, đây là một bản tóm tắt tiếng Anh của người chưa nắm vững các thuật ngữ chuyên ngành của ngành học mà họ đang nghiên cứu.

    Ảnh bản tóm tắt bằng tiếng Anh luận án TS Hành vi nịnh trong tiếng Việt

    Ảnh bản tóm tắt bằng tiếng Anh luận án TS "Hành vi nịnh trong tiếng Việt"

    Cụ thể, rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành đã bị dịch và hiểu sai hoàn toàn trong bản tóm tắt này. Chúng tôi chỉ xin lấy một số ví dụ điển hình nhất:

    1. “Lý thuyết hành vi ngôn ngữ”: đây chính là cơ sở lí thuyết CHÍNH để tác giả nghiên cứu hành vị “nịnh”.

    Đây là lý thuyết do nhà triết học và ngôn ngữ học John Austin xây dựng vào những năm 1960 và sau này được John Searle phát triển.

    Lý thuyết hành vi ngôn ngữ (hay có người dịch chuẩn xác hơn là “lý thuyết hành động ngôn từ”) trong tiếng Anh là “Speech act Theory”. Tuy nhiên, bản tóm tắt này đã chuyển dịch một cách hoàn toàn sai thành “linguistic behaviour theory”.

    Trong ngôn ngữ học, chưa bao giờ có một thứ gọi là “linguistic behaviour theory”.

    2. “Lý thuyết hội thoại” được tác giả “biến” thành “dialogue theory”. Xin thưa với tân Tiến sĩ rằng, hội thoại trong ngôn ngữ học và trong trường hợp này cần phải được dịch là “conversation”.

    “Dialogue” là nói đến những hội thoại có hai người tham gia (song thoại).

    Lý thuyết về hội thoại có rất nhiều trường phái, nhưng chủ chốt là “Phân tích hội thoại” (Conversation Analysis – CA) và “Phân tích diễn ngôn” (Discourse Analysis - DA).

    3. Hành vi “nịnh”: Đây là thuật ngữ chính của nội dung chính mà tác giả sử dụng trong luận án, nhưng bị dịch thành “Flattery Behavior” cũng là một sai sót không thể chấp nhận.

    Cái sai này có nguồn gốc từ việc sử dụng và dịch sai cụm từ “hành vi ngôn ngữ” ở trên. Đáng lý ra, cần phải dùng Act, chứ không phải Behavior.

    4. “Cở sở nhận diện” hành vi nịnh mà dịch thành “identity Foundation” thì chúng tôi dám chắc người dịch vừa không thạo tiếng Anh lại vừa không thạo của chuyên môn ngữ dụng học. Đấy là chưa kể tự nhiên viết hoa chữ F (chắc do… lỗi đánh máy).

    5. “Sử dụng biểu thức đánh giá cao, sử dụng từ ngữ xưng hô; sử dụng thành phần rào đón”: đây là những thuật ngữ dùng để chỉ ra các chiến lược sử dụng hành vi ngôn ngữ.

    Hãy xem tác giả dịch: “Sử dụng biểu thức đánh giá cao” thành “Utilizing expression appreciation” – đúng quả là một kiểu dịch vô cùng ngô nghê theo kiểu Google Translate.

    “Sử dụng từ ngữ xưng hô” thành “Utilizing addressing words” thì cũng chỉ khá hơn chút đỉnh là vì không sai về cấu trúc ngữ pháp.

    Thế nhưng, thuật ngữ “từ ngữ xưng hô” hay “từ xưng hô” thì cần phải dịch là “address terms” hay “terms of address”.

    “Sử dụng thành phần rào đón” thành “Utilizing marker elements” thì thêm một bằng chứng nữa thuyết phục về trình độ tiếng Anh yếu kém của tác giả ngay đối với các thuật ngữ chuyên môn hẹp.

    Khái niệm “thành phần rào đón” trong ngôn ngữ học đã được nghiên cứu rất nhiều trong tiếng Anh và được gọi là “hedging devices”.

    6. “Biến xã hội” mà tác giả “phát kiến” thành “social elements” thì cũng quả hết chỗ nói. Xin nói để tác giả biết “biến xã hội”, thuật ngữ rất quan trong và quen thuộc của xã hội học và ngôn ngữ học xã hội phải được dịch tương đương là “social variables”.

    Ở trên là chúng tôi chỉ điểm qua những sai sót cơ bản về cách dịch và sử dụng thuật ngữ ngôn ngữ học của TS Huệ.

    Nếu phân tích kĩ thêm thì chắc chắn còn nhiều những điều đáng nói nữa. Nhưng nếu chỉ đòi hỏi TS có cái gọi là “đầu ra B2” tiếng Anh thì chúng tôi nghĩ thế này là… chấp nhận được rồi!

    https://soha.vn/bat-ngo-voi-loi-sai-trong-ban-tom-tat-tieng-anh-cua-1-luan-an-ts-20160425115719286.htm?fbclid=IwAR3u3lN4pKGAG0AgsivmCCHqywIuEJ5KF1Ka_gMFyrnKeITOcaSFk7q0-1w




    3.

    Hành vi nịnh trong tiếng Việt

    Ngày đăng: 03/07/2015 | Lượt xem: 335

    Thông tin chung
    Tên đề tàiHành vi nịnh trong tiếng Việt
    Người thực hiệnNguyễn Thị Thanh Huệ
    Người hướng dẫn1. PGS.TS. Phạm Hùng Việt 2. PGS.TS. Cẩm Tú Tài
    Chuyên ngànhKhác
    Mã số
    Nội dung thông tin tóm tắt

     

    * Toàn văn luận án và Tóm tắt luận án của NCS đã được gỡ xuống vì hết thời gian hiển thị

    Toàn văn luận án (luận văn) và tóm tắt (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) của học viên đã được gỡ xuống vì hết thời gian hiển thị !

    https://gass.edu.vn/SitePages/List_Thesis.aspx?itemId=13432&fbclid=IwAR3PWdWvFHYzXKCEqa7kY9kd9x3TjOzCuu9t6OTuQQSG_56v87oBO0Rvb_4




    Bảo vệ luận án tiến sĩ về “Hành vi nịnh trong tiếng Việt”

    Việc nghiên cứu các phương tiện ngôn ngữ thực hiện hành vi nịnh và sự chi phối của các nhân tố xã hội đến việc sử dụng hành vi nịnh là một vấn đề cần thiết. Ngày 07/8/2015, NCS Nguyễn Thị Thanh Huệ-Học viện Khoa học xã hội, đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học với đề tài: “Hành vi nịnh trong tiếng Việt”.

    Ngày 07/8/2015, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phạm Hùng Việt và PGS.TS. Cầm Tú Tài, tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Học viện, số 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, NCS Nguyễn Thị Thanh Huệ đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học với đề tài: “Hành vi nịnh trong tiếng Việt”; chuyên ngành: Ngôn ngữ học; Mã số: 62 22 02 40.

    Nịnh là hành vi ngôn ngữ xuất hiện thường xuyên, phổ biến trong giao tiếp xã hội. Đây là một hành vi ngôn ngữ thuộc nhóm hành vi biểu lộ, và là một hành vi rất đặc biệt, vì muốn thực hiện nó phải có những điều kiện nhất định, trong những tình huống giao tiếp nhất định. Để nhận biết hành vi nịnh cần căn cứ vào cả phương tiện phi ngôn ngữ (như cử chỉ, điệu bộ, tư thế, vẻ mặt, ánh mắt...) và phương tiện ngôn ngữ, bao gồm các yếu tố kèm lời (như giọng điệu, ngữ điệu, cường độ, trường độ...) và các yếu tố tại lời (như từ xưng hô, tiểu từ tình thái, các hành vi mượn lời...).

     bao-ve-luan-an-tien-si-ve-hanh-vi-ninh-trong-tieng-viet-giadinhvietnam.com 1

    GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp thay mặt Học viện Khoa học xã hội tặng hoa chúc mừng NCS Nguyễn Thị Thanh Huệ

    Việc nghiên cứu các phương tiện ngôn ngữ thực hiện hành vi nịnh và sự chi phối của các nhân tố xã hội đến việc sử dụng hành vi nịnh là một vấn đề cần thiết. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một công trình riêng biệt nghiên cứu một cách hệ thống về hành vi nịnh. Vì vậy, đề tài nghiên cứu Hành vi nịnh trong tiếng Việt có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.

    Mục đích nghiên cứu của luận án là nghiên cứu hành vi nịnh trong tiếng Việt để góp phần minh chứng cho lí thuyết của Ngữ dụng học về hành vi ngôn ngữ và làm rõ bản chất của hành vi nịnh trong tiếng Việt từ các phương diện: khái niệm, tiêu chí nhận diện, các phương tiện ngôn ngữ thực hiện và sự chi phối của các nhân tố xã hội đến việc sử dụng hành vi nịnh.

    Luận án đã xây dựng khái niệm hành vi nịnh; xác định vị trí và chức năng của hành vi ngôn ngữ nịnh, xác định tiêu chí nhận diện hành vi nịnh trong tiếng Việt để từ đó phân biệt hành vi nịnh với các hành vi ngôn ngữ gần gũi với nó (như hành vi khen); tìm hiểu các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng để thực hiện hành vi nịnh; tiến hành khảo sát chủ đề nịnh của một số cặp vai giao tiếp tiêu biểu như vai giao tiếp xét từ góc độ giới, vai giao tiếp xét từ góc độ quan hệ xã hội, vai giao tiếp xét từ góc độ quan hệ gia đình.Đối tượng nghiên cứu của luận án là hành vi nịnh trong tiếng Việt.

    Luận án chỉ tập trung nghiên cứu hành vi nịnh ở mặt ngôn ngữ và khảo sát hành vi nịnh trên các phương diện: các phương tiện ngôn ngữ thực hiện hành vi nịnh; nội dung nịnh nhìn từ góc độ vai giao tiếp. Ngữ liệu nghiên cứu của luận án là 1028 phát ngôn được xem là biểu hiện của hành vi nịnh trong tiếng Việt. Các ngữ liệu này được thu thập từ các nguồn: Kênh văn bản; Kênh truyền hình và Hội thoại thực tế.

    Luận án được đánh giá là có một số đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn. Về mặt lí luận, luận án góp phần củng cố lí thuyết về hành vi ngôn ngữ và lí thuyết hội thoại. Trên cơ sở lí thuyết chung đó, luận án đã nghiên cứu và làm rõ hơn bản chất của hành vi ngôn ngữ nịnh trong tiếng Việt. Về mặt thực tiễn, kết quả luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy và học tập về hành vi ngôn ngữ cho người Việt và người nước ngoài học tiếng Việt.

    Luận án đã được Hội đồng bỏ phiếu thông qua với 7/7 phiếu tán thành.

    Theo Gass.edu

    https://giadinhonline.vn/bao-ve-luan-an-tien-si-ve-hanh-vi-ninh-trong-tieng-viet-d70790.html


    2. Năm 2013


    Đọc tóm tắt luận án này ở đây


     22/01/2016 |  2740

    http://www.vienngonnguhoc.gov.vn/bai-viet/bao-ve-thanh-cong-luan-an-tien-si-ngon-ngu-hoc-%E2%80%9Chanh-vi-ngon-ngu-the-swear-trong-tieng-viet%E2%80%9D_247.aspx



    1. Năm 2006


    18/10/2006

    CHUYÊN MỤC:
    NGỮ DỤNG HỌC

    Các hành vi ngôn ngữ

    • Vài nét giới thiệu chung • Câu ngữ vi và động từ ngữ vi (ngôn hành) • Hệ quả và vấn đề còn chưa thống nhất• Các kiểu hành vi ngôn ngữ cơ bản • Hành vi tại lời và điều kiện thực hiện • Phân loại các hành vi tại lời

    1. Vài nét giới thiệu chung

    – Trong giao tiếp, con người thực hiện rất nhiều hoạt động khác nhau bằng cách sử dụng ngôn ngữ. Các hành động này tuy được thể hiện hết sức đa dạng nhưng đều được gọi chung là các hành vi ngôn ngữ.

    – Mối liên hệ giữa ngôn ngữ–hành vi con người là hiển nhiên, trong nghiên cứu ngữ dụng học, loại hành vi này không thể bỏ qua.

    2. Câu ngữ vi và động từ ngữ vi (ngôn hành)

    Austin xây dựng lí thuyết này bắt đầu từ những khái niệm câu ngữ vi và động từ ngữ vi

    Ví dụ:

    (1a): Cháu chào bác ạ!

    (1b): Tôi chúc anh lên đường may mắn!

    (1c): Tôi khuyên anh nên nghỉ vài hôm.

    → “chào, chúc, khuyên” là những động từ ngữ vi.

    2.1. Đặc điểm của câu ngữ vi

    – Vị từ chính của câu biểu thị một hành động mà người ta thực hiện bằng cách nói ra.

    – Vị từ chính gắn liền với điểm gốc của hệ toạ độ dụng học: tôi, bây giờ, ở đây.

    Chủ thểở ngôi thứ nhất

    Bổ ngữ trực tiếp gắn với người đối thoại (ngôi thứ 2)

    Thời: hiện tại (không có dạng phủ định)

    Thức: Trần thuật

    2.2. Hệ quả

    Khi chúng ta phá ra câu như vậy, ở những điều kiện thích hợp thì chúng ta đồng thời cũng thực hiện luôn hành động được gọi tên bằng vị từ chính. Và, những động từ như thế được gọi tên là động từ ngữ vi.

    2.3. Trong tiếng Việt

    – Chủ thể: Là ngôi thứ nhất nhưng không phải bao giờ cũng được thể hiện bằng một hệ đại từ thuần nhất.

    Ví dụ:

    Con chào bố!

    → “con”: ngôi thứ nhất, trỏ vào người nói.

    – Đối tượng: Là ngôi thứ hai

    => Do không được ngữ pháp hoá cao nên sự lựa chọn không thuần nhất. Tuy nhiên, chúng có
    cốt lõi thống nhất.

    Thời: không có thời

    Nhưng, đặc trưng này của tiếng Việt được đảm bảo bằng việc đòi hỏi loại trừ khỏi câu ngữ vi tất cả những yếu tố liên quan đến thời, thể, tình thái… nào khiến cho câu không gắn với hành động của chủ thể.

    Ví dụ: Tôi đanghỏi anh: Anh có lấy cắp tiền của tôi đem cho con bé đấy không?

    2.4. Những từ không được coi là động từ ngữ vi

    hỏi han – nịnh – nói dối – tâng bốc – mời mọc – mời chào

    Các câu ngữ vi không tham gia vào hoạt động đánh giá chân thực.

    Tôi chào anh (-)

    Hôm qua tôi chào anh (+)

    3. Hệ quả và vấn đề còn chưa thống nhất

    3.1. Austin: Tất cả các phát ngôn khi được sử dụng một cách nghiêm túc trong giao tiếp hiện thực đều biểu thị những hành vi ngôn ngữ, những hành động ngôn ngữ.

    Như vậy, Austin đã đưa ra một ý kiến gần như trái ngược: Tất cả các câu đều là câu ngữ vi.

    Trong đó có:

    – Ngữ vi hiển ngôn (thứ cấp)

    Ví dụ:

    Cháu chào bác ạ!

    – Ngữ vi nguyên cấp

    Ví dụ: 

    Mấy giờ rồi? Ăn đi!

    → Các phát ngôn có sự gắn bó với các hành động mà người ta thực hiện.

    3.2. Phân biệt câu ngữ vi với những câu không phải là câu ngữ vi

    Câu ngữ vi chỉ là một cách thức biểu hiện và nó có thể ảnh hưởng đến những sắc thái khác nhau về giao tiếp.

    Ví dụ:

    Trời đang mưa

    Tôi khẳng định là trời đang mưa.

    4. Các kiểu hành vi ngôn ngữ cơ bản

    4.1. Hành vi tạo lời

    Lựa chọn từ ngữ, cấu trúc và phát âm theo một cách thức nhất định

    4.2. Hành vi tại lời (hành vi ngôn trung)

    Là những hành động được thực hiện ngay trong lời nói và bằng việc sử dụng ngôn ngữ, phát ngôn.

    Thường có các động từ ngữ vi tương ứng để gọi tên.

    Ví dụ:

    Hỏi, mời, chào, chúc, khuyên, ra lệnh, khẳng định…

    4.3. Hành vi mượn lời

    Tác động xa hơn đến tâm lí, hành vi, thái độ, tình cảm nảy sinh do người ta nói.

    5. Hành vi tại lời và điều kiện thực hiện

    Bao gồm: + Điều kiện ngữ cảnh tương thích

    + Điều kiện ngữ cảnh không tương thích, không phù hợp…

    ^ Hành động không thành công

    ^ Người nghe hiểu theo một cách khác

    Ví dụ: Ra lệnh

    -1→ Người nói ↔ người nghe: có quan hệ thứ bậc

    -2→ Người nói cho rằng người nghe có khả năng thực hiện hành động. Bao gồm:

    ^ Khả năng tâm lí, thể chất (về mặt tự nhiên)

    ^ Khả năng đạo đức (về mặt xã hội)

    → Điều kiện thoả mãn

    → Điều kiện may mắn

    → Điều kiện thành công

    5.1. Điều kiện ban đầu

    Bao gồm tất cả những sự tình nào đó được xem là cần phải có để nếu muốn chúng ta có thể sẵn sàng thực hiện được.

    Như vậy là có thể có đủ điều kiện nhưng vẫn không thực hiện hành vi.

    Ví dụ:

    Ra lệnh: – Hành động chưa được thực hiện

    – Người nói: có cương vị, vị thế cho phép điều khiển, chi phối hành vi của người nghe.

    – Người nói cho rằng người nghe có khẳ năng thực hiện

    – Nếu không ra lệnh thì không chắc chắn người nghe sẽ tự động thực hiện hành động.

    5.2. Điều kiện hiện thực(điều kiện chân thành)

    Gắn với trạng thái tâm lí đặc trưng

    Khác với điều kiện chân thực về mặt logic: tính đúng – sai của mệnh đề được nói ra.

    5.3. Điều kiện cơ bản

    Mục đích chính mà hành vi nhằm đạt tới

    6. Phân loại các hành vi tại lời

    Cách phân loại hành vi tại lời khá đa dạng. Dưới đây cách phân loại phổ biến nhất.

    6.1. Đích tại lời (trùng với điều kiện cơ bản)

    6.2. Trạng thái tâm lí được biểu hiện (trùng với điều kiện thành thực)

    6.3. Hướng khớp ghép lời với hiện thực

    Liên hệ giữa nội dung mệnh đề với hiện thực

    Ví dụ:

    (1) Nam, đi mua cho bố gói thuốc lào, con!

    (2) Trong túi Nam có một tép heroin

    → (1) Sự tình chưa xảy ra. Đòi hỏi hành động được thực hiện trong tương lai phải phù hợp với nội dung mệnh đề.

    → (2) Người nói phải có cơ sở để khẳng định của mình phù hợp với thực tế.

    * Hướng khớp ghép lời với hiện thực ↔ thời gian

    Có thể, trong những trường hợp nhất định, có những mối liên hệ nào đó.

    Ví dụ:

    Khẳng định: + Một hiện thực đã xảy ra

    + Một hiện thực chưa xảy ra.

    → Không chính xác khi đồng nhất với mối quan hệ trước sau về thời gian

    6.3.a. Nhóm hành vi xác tín (xác nhận, khẳng định, trình bày)


    Còn nữa

    https://ngonngu.net/hanhvi_ngonngu/119


    ..

    ..





    3 nhận xét:

    1. 7. Ngày 29/8/2021

      Những bình luận trên Fb Trần Mạnh Hảo của tác giả Nguyễn Hữu Đạt

      Trả lờiXóa
    2. 11. Ngày 30/8/2021

      "

      Tran Manh Hao
      3 giờ ·

      HẦU HẾT CÁC GIÁO SƯ, GIÁO SƯ TIẾN SĨ DẠY KHOA VĂN, DẠY NGÔN NGỮ VÀ GIỚI NGHIÊN CỨU VĂN, NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ Ở VIỆT NAM SUỐT 60 NĂM QUA, ĐÃ MẮC MỘT TỘI LỚN : TỘI LÀM HỎNG TIẾNG VIỆT, TỘI LÀM TRẺ EM SỢ MÔN VĂN HƠN SỢ CỌP
      Trần Mạnh Hảo
      Cả một bộ giao thông vận tải không hiểu tiếng Việt, không phân biệt được “thu phí” và “thu giá” khác nhau ra sao. Cả bộ y tế khi dịch bệnh covid không hiểu tiếng Việt, tìm ra một từ quỷ quái không có trong từ điển để gọi tên cuộc người dân ồ ạt về quê tránh dịch covid. Cả một viện nghiên cứu văn học không rành tiếng Việt, đổi tên Viện từ “Viện nghiên cứu Văn học” thành “Việt Văn học”, đổi tên “tạp chí nghiên cứu văn học” có từ thời ông Đặng Thai Mai, Hoài Thanh thành tạp chí Văn học. Đến khi TMH viết bài chỉ ra cả một cái viện to như thế dùng sai tiếng Việt, thì sau nhiều năm, nhóm lãnh đạo thiểu năng mới quay lại tên gọi ban đầu.

      Trả lờiXóa
    3. 3c.

      "

      Tình Phạm Văn cùng với Dũng Hoàng và 21 người khác.
      30 tháng 8 lúc 08:05 ·
      HÀNH VI NỊNH TRONG TIẾNG VIỆT
      [Bài đăng trên báo Lao Động Cuối tuần 2015]
      o
      “Hành vi Nịnh trong tiếng Việt”, đó là tên một luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học mới được NCS Nguyễn Thị Thanh Huệ bảo vệ gần đây tại Học viện Khoa học Xã hội (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN). Sẽ chẳng có gì để nói (về một đề tài trong rất nhiều đề tài nghiên cứu ngôn ngữ được các NCS thực hiện trong thời gian gần đây) nếu không xuất hiện một luồng dư luận (chủ yếu là trên mạng) nghi ngờ tính khoa học của nó. Nhiều ý kiến cho rằng “Ngôn ngữ học hết đề tài rồi hay sao mà lại đi nghiên cứu một chuyện vớ vẩn cỏn con như vậy?; “Nịnh là cái gì mà tự nhiên lại cổ xuý cho nó? Xã hội đang có quá nhiều chuyện nịnh nọt rồi”; “Thật là buồn cười! Bây giờ lại có một nhà Nịnh học ra đời… Thật hết chỗ nói”, v.v.
      Dư luận sôi động đến nỗi, các cơ quan truyền thông cũng phải vào cuộc. Họ gặp chính tác giả luận án, người hướng dẫn và những thành viên trong hội đồng chấm luận án để tìm hiểu vấn đề. Tôi là một thành viên trong hội đồng, đã có trả lời phỏng vấn trên “Tri thức Trẻ”. Nhưng phóng viên đã ghi lại (qua điện thoại) chưa thực sự đầy đủ và chính xác lời tôi. Vì vậy, qua Lao Động Cuối tuần, tôi thấy cần phải nói thêm đôi lời cho rõ.
      Ngôn ngữ học hiện đại (trong đó có Việt ngữ học) từ những năm 60 của thế kỉ XX đã và đang đi sâu nghiên cứu những vấn đề theo Lí thuyết hành động ngôn từ (Speech act Theory, còn được gọi là Thuyết hành vi ngôn ngữ) do hai nhà ngữ học nổi tiếng J. L. Austin và J. Searle đề xướng. Bắt đầu từ cuốn sách của Austin “How to do things with words” (1962), bạn đọc biết tiếng Pháp còn có thể tham khảo bản dịch của O. Ducrot qua tiêu đề “Quand dire, c’est faire” (1970), có nghĩa "Nói là làm". Theo quan điểm của thuyết này thì “nói là làm”, “nói chính là hành động”. Nghĩa là, khi người ta nói tức là người ta đang thực hiện một hành động như mọi hành động khác trong cuộc sống. Một câu nói “Cút đi!” sẽ có hiệu lực bằng (hoặc hơn) một hành vi xô đẩy bằng tay (Cô gái có thể nhờ ai đó lôi đàn ông nọ ra khỏi phòng, nhưng có khi chỉ một câu nói “Cút đi!” là anh ta phải xấu hổ mà biến đi).

      Trả lờiXóa

    Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

    LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

    Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.