Nguyên bản cuốn sách thú vị Chư kinh diễn âm in mộc bản đầu thế kỉ 20 hiện vẫn có thể thấy ở chỗ này chỗ kia trên đường du lãng. Tôi từng thấy nó ở mạn Nam Định - Thái Bình, rồi vùng cao Bắc Cạn - Thái Nguyên, cả những nơi xa tít phía nam là Gò Công,...
Bây giờ, cuốn sách chữ Nôm này đã được một cư sĩ đương đại đem phiên ra quốc ngữ. Bản thảo sách phiên âm vừa được ấn hành đầu năm 2021.
Giao Blog trân trọng giới thiệu cuốn sách mới ấn hành này. Tôi chưa từng biết đến vị cư sĩ này, cũng không biết công việc bấy lâu nay ông đã âm thầm thực hiện, nhưng thực sự là trân quí bản kinh Chư kinh diễn âm mà tiền nhân chúng ta đã biên soạn và đem ấn hành rộng rãi.
1. Đại khái trong kho sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện nay có bản Chư kinh diễn âm như sau:
"
532. CHƯ KINH DIỄN ÂM 諸 經 演 音
2 bản in, 28 tr., 25, 5 x 14, 5, có Hán.
AB.98 (đóng chung với AB. 99, AB.100): 28 tr., 25, 5 x 14, 5.
Paris.SA. PD. 2403: Chùa Xiển Pháp Hà Nội in, 68 tr., 16 x 13.
1. Chư kinh diễn âm dẫn (4 tr. ): lời dẫn về việc diễn Nôm Kinh Di Đà và Kinh Quy nguyên Tịnh Độ.
2. Đại Di Đà kinh chính văn trì niệm trích yếu diễn âm (16 tr. ): diễn Nôm Kinh Di Đà(trên là nguyên văn chữ Hán, dưới là phần diễn Nôm), gồm các lời của Phậtnói về thế giới Cực Lạc, lời khuyên chăm đọc kinh và làm điều thiện, tránhđiều ác để được siêu thoát. Các bài kinh đọc dành cho người sắp chết.
3. Gia bảo kinh nghiệm thần hiệu lương phương (8 tr. ): 13 bài thuốc gia truyền chữa các bệnhđau bụng, kiết lị, trẻ em mắc bệnh cam tích, gãy xương...
"
http://www.hannom.org.vn/trichyeu.asp?param=976&Catid=53
Còn mặt mũi sách ấy theo chia sẻ của Fb Học Phật (tức của cư sĩ Nguyễn Văn Quyền) thì đại khái như sau:
"
"
2. Tôi thì chưa xem bản ở kho sách của Viện nghiên cứu Hán Nôm bao giờ. Vì cơ bản là thấy nguyên bản của nó lưu hành rộng rãi trong dân gian rồi. Ngay lúc mới lớn, có thời gian lưu lại lâu lâu ở chùa Keo Thái Bình, đã được sư bà cho xem sách ấy. Chỉ nhớ được tên của sách do sư bà đọc (sư bà nói rõ là Chư kinh diễn âm), còn nó là bản chữ Nôm hay bản quốc ngữ thì không nhớ nữa ! Hồi ấy là thập niên 1980, chùa Keo chỉ có sư bà và các ni sư mà thôi.
Sư bà hồi ấy biết đọc chữ Nôm chăng ? Đã quá lâu, không còn nhớ rõ nữa. Và có lẽ sư bà cũng đã khuất núi từ lâu rồi. Bây giờ chùa Keo không có sư nữ nữa, trụ trì hiện tại là một sư nam - vị này mới tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm.
3. Nhiều năm rồi tôi không có dịp về thăm lại chùa Keo Thái Bình, nhưng kí ức về sư bà hiền hậu của khoảng 30 năm trước thì vẫn như mới đây. Lúc ấy, đã có ban quản lí di tích của tỉnh về cùng trông coi chùa với sư bà, người của Bảo tàng Thái Bình thì chuẩn rồi, vì cô ấy chính là mẹ của hai em Thủy và Kiên (sau này, thế nào, mình lại ở tập thể một thời gian với gia đình hai em Thủy và Kiên).
4. Bây giờ, vui mừng giới thiệu sách của cư sĩ Nguyễn Văn Quyền. Đại khái cái bìa như sau:
5. Tôi thì thật ra chú ý nhất đến các đoạn hộ niệm trong cuốn Chư kinh diễn âm này. Một nội dung rất thú vị. Đây là điểm mà bạn Hiruma và tôi đã trao đi đổi lại từ nhiều năm nay.
Tháng 3 năm 2021,
Giao Blog
---
BỔ SUNG
2.
"
"
https://www.facebook.com/detuhocphat/posts/207523557758350
1. Giới thiệu nhanh của Fb Học Phật
"
"
https://www.facebook.com/HocPhatNiemPhat/posts/840468739816792
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.