Riêng về Phủ Tây Hồ vào những năm trước, khi chưa có Covid-19, thì xem ở đây và ở đây. Những năm ấy, từ đêm Giao Thừa đã tắc đường trên các ngả dẫn về sân Phủ. Còn mùng 1 Tết thì thực sự đại ùn tắc !
Vào Tết năm ngoái, khi mà mới chớm Covid, nhằm ngày 25/1/2020, thì tình hình có thể xem lại ở đây.
Còn Tết năm nay, là Tết Covid thứ hai rồi, nên theo thông tin cập nhật thì rất vãn.
Dưới là dán các thông tin cập nhật từ nhiều nguồn.
Tháng 2 năm 2021,
Giao Blog
---
Sáng 1 Tết
(12/2/2021)
Ngôi chùa cầu duyên, Thăng Long tứ trấn vắng vẻ ngày mùng 1 Tết
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, sáng mùng 1 Tết Tân Sửu, tại hàng loạt ngôi chùa lớn, công tác phòng dịch được đề cao hơn bao giờ hết.
Đầu năm mới, người Việt thường đi lễ chùa với mong muốn tìm sự bình an, gạt bỏ muộn phiền, lo âu của năm cũ và cầu mong những may mắn, hạnh phúc.
Nhưng do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, sáng nay (12/2, mùng 1 tết) các chùa, phủ lớn ở Hà Nội khá vắng vẻ, không có tình trạng người dân chen lấn làm lễ, cúng bái như thời điểm này các năm trước.
Đội ngũ y tế, nước sát khuẩn, các biển báo yêu cầu người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 được chuẩn bị đầy đủ.
Tại chùa Hà, chùa Trấn Quốc, đền Bạch Mã, đền Quán Thánh, đền Voi Phục, phủ Tây Hồ, tổ đình Phúc Khánh, chùa Quán Sứ... không đông đúc, nhộn nhịp người đễn lễ chùa như mọi năm.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam trước năm mới cũng đã có chỉ đạo các chùa, tự viện trong cả nước thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch.
Các chùa, tự viện phải theo sát diễn biến tình hình dịch bệnh, theo chỉ đạo của Chính phủ, của UBND các tỉnh thành trong việc thực hiện các hoạt động phật sự tại chùa, cơ sở tự viện ở địa phương.
![]() |
Chùa Hà (quận Cầu Giấy, Hà Nội), nơi nổi tiếng linh thiêng để cầu duyên, sáng mùng 1 Tết vắng lặng, yên bình. |
![]() |
Trước đây, vào ngày này chủ yếu là các bạn trẻ đến cầu duyên. |
![]() |
Phủ Tây Hồ nằm bên hồ Tây nổi tiếng thường rất đông vào dịp lễ, teetsm nhưng sáng nay, mùng 1 Tết khá vắng |
![]() |
Người dân đi lễ phủ chấp hành nghiêm quy định đeo khẩu trang, sát khuẩn. |
![]() |
![]() |
Nước sát khuẩn đặt ngay cổng vào. |
![]() |
Chùa Trấn Quốc cũng nằm bên hồ Tây. |
![]() |
![]() |
Biển khuyến cáo 5K lối dẫn vào chùa Trấn Quốc. |
![]() |
Trước cổng đền Quán Thánh |
![]() |
Du khách vái vọng vì đền Bạch Mã chưa mở cửa. |
![]() |
Bên trong chùa Quán Sứ. |
![]() |
![]() |
Tại tổ đình Phúc Khánh sáng nay. |
![]() |
Đền Bạch Mã. |
Trần Thường - Phạm Hải
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/ngoi-chua-cau-duyen-thang-long-tu-tran-vang-ve-ngay-mung-1-tet-712620.html
Đường phố Hà Nội sáng mùng 1 Tết (12/2) không còn cảnh tắc đường, tiếng còi xe hiếm gặp. Những hình ảnh này chỉ xuất hiện vài giờ trong một năm.
Lúc này người người, nhà nhà từ tốn làm cơm, thắp hương, cúng lễ trong không khí ấm cúng của gia đình, linh thiêng và trang trọng để chào đón ngày đầu tiên của năm, để từ đây bước vào một năm mới Tân Sửu 2021 với một hy vọng gặp nhiều may mắn và hạnh phúc.
Sau những tràng pháo hoa rực rõ cuối cùng của năm cũ đánh dấu khoảnh khắc bước sang năm mới trên bầu trời, đám đông trở về nhà, Hà Nội lại khoác lên mình dáng vẻ trầm mặc.
Người Hà Nội thích nhất những khoảnh khắc như thế này, 7 giờ sáng không phải vội vã nhào ra đường để đến cơ quan, trường học hay nhích từng centimet trên những con đường ken đặc người và xe cộ.
Trong tiết trời "rét ngọt" các cửa hàng, quán xá đều đóng cửa kín, cũng không còn những gánh hàng rong trên phố. Văng vẳng đâu đó tiếng rao: “Ai mua muối đi. Ai mua muối nào… Mua muối cầu may đi…”
Lác đác người qua lại, dường như chậm hẳn lại khi cả gia đình quần áo chỉnh tề cùng đi chúc Tết, lễ chùa đầu năm, cầu cho một năm no ấm đủ đầy, sức khỏe bình an cho cả gia đình.
Độc giả bấm và kéo để so sánh hình ảnh:
Các tuyến phố ở Hà Nội sáng mùng 1 Tết không còn cảnh nhộn nhịp, tấp nập như ngày thường. Ngã tư Tây Sơn - Chùa Bộc nổi tiếng ùn tắc bất kể ngày tối, hôm nay vắng lặng lạ thường.
Thi thoảng xuất hiện bóng dáng những chiếc ô tô, xe máy. Ngã Tử Sở - Trường Chinh sáng đầu năm.
Hầm Kim Liên dẫn lên Xã Đàn. Đường rộng thênh thang, vắng bóng dòng xe khiến nhiều người tự tin đi lại.
Chùa Bộc dẫn ra Phạm Ngọc Thạch. Không còi xe ồn ã, không người qua tấp nập, không khói bụi ngập tràn.
Phố xá khắp thủ đô đang khoác lên mình sự trầm mặc, cổ kính của thủ đô nghìn năm văn hiến.
Đường Ngọc Hồi - cửa ngõ thủ đô không một bóng xe khách.
![]() |
![]() |
Hồ Gươm sáng sớm mùng 1 Tết Tân Sửu |
![]() |
![]() |
![]() |
Trên phố Phùng Hưng, các cô gái tranh thủ giờ phút vắng vẻ hiếm có để có những bức hình ý nghĩa vào sáng đầu năm |
![]() |
Trên phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm |
![]() |
Đường Nguyễn Trãi thường ngày đông đúc xe cộ, nay rộng thênh thang |
![]() |
Hầm chui Thanh Xuân |
![]() |
Hầm Kim Liên vắng bóng các phương tiện |
![]() |
Cầu vượt trên đường Đại Cồ Việt |
Trần Thường - Phạm Hải
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/an-toan-giao-thong/gio-phut-hiem-co-sang-mung-1-tet-ha-noi-vang-lang-de-thuong-ai-cung-thich-712666.html#inner-article
..
---
BỔ SUNG
2.
Hàng nghìn người đổ về chùa Linh Ứng Đà Nẵng cầu an trong ngày đầu năm Tân Sửu
Mùng 1 Tết Tân Sửu, thời tiết nắng đẹp, hàng nghìn người đổ về chùa Linh Ứng Đà Nẵng cầu an.
![Hàng nghìn người đổ về chùa Linh Ứng Đà Nẵng cầu an trong ngày đầu năm Tân Sửu - 1](https://image.vtc.vn/resize/th/upload/2021/02/12/anh-di-chua-11-14473182.jpg)
Sáng 12/2 (Mùng 1 Tết Nguyên đán Tân Sửu), hàng nghìn người dân và du khách đổ về chùa Linh Ứng Đà Nẵng trên bán đảo Sơn Trà du xuân, bái Phật cầu an và may mắn cho người thân, gia đình. Lượng người đổ về đông khiến đường lên chùa tắc nghẽn, các bãi giữ xe quá tải.
![Hàng nghìn người đổ về chùa Linh Ứng Đà Nẵng cầu an trong ngày đầu năm Tân Sửu - 2](https://image.vtc.vn/resize/th/upload/2021/02/12/anh-di-chua-1-14475730.jpg)
Theo ghi nhận của PV VTC News, ảnh hưởng của dịch COVID-19, hầu hết người dân đến chùa đều thực hiện nghiêm yêu cầu đeo khẩu trang nơi công cộng của thành phố Đà Nẵng.
![Hàng nghìn người đổ về chùa Linh Ứng Đà Nẵng cầu an trong ngày đầu năm Tân Sửu - 3](https://image.vtc.vn/resize/th/upload/2021/02/12/anh-di-chua-6-14482780.jpg)
Trong ngày lễ chùa đầu năm, nhiều người đến xin thơ với hy vọng sẽ được một năm hanh thông, may mắn và bình an, hành phúc.
![Hàng nghìn người đổ về chùa Linh Ứng Đà Nẵng cầu an trong ngày đầu năm Tân Sửu - 4](https://image.vtc.vn/resize/th/upload/2021/02/12/anh-di-chua-2-14484935.jpg)
Mùng 1 Tết Nguyên đán, thời tiết tại Đà Nẵng nắng đẹp, người dân nườm nượp cầu bình an, xin lộc đầu năm.
![Hàng nghìn người đổ về chùa Linh Ứng Đà Nẵng cầu an trong ngày đầu năm Tân Sửu - 5](https://image.vtc.vn/resize/th/upload/2021/02/12/anh-di-chua-7-14491861.jpg)
Nhiều người đến chùa đầu năm với mong muốn tìm được sự bình an, gạt đi những muộn phiền, lo âu của năm cũ và cầu mong những may mắn, hạnh phúc trong năm mới.
![Hàng nghìn người đổ về chùa Linh Ứng Đà Nẵng cầu an trong ngày đầu năm Tân Sửu - 6](https://image.vtc.vn/resize/th/upload/2021/02/12/anh-di-chua-8-14493505.jpg)
Trong ngày đầu năm mới Tân Sửu, khu chánh điện chùa Linh Ứng Đà Nẵng trên bán đảo Sơn Trà rất đông người đến lễ phật.
![Hàng nghìn người đổ về chùa Linh Ứng Đà Nẵng cầu an trong ngày đầu năm Tân Sửu - 7](https://image.vtc.vn/resize/th/upload/2021/02/12/anh-di-chua-12-14501552.jpg)
Nhiều người đến chùa không chỉ để cầu an mà còn tranh thủ vãn cảnh du xuân, chụp ảnh lưu niệm trong ngày đầu năm mới Tân Sửu.
![Hàng nghìn người đổ về chùa Linh Ứng Đà Nẵng cầu an trong ngày đầu năm Tân Sửu - 8](https://image.vtc.vn/resize/th/upload/2021/02/12/anh-di-chua-13-14534277.jpg)
Chùa Linh Ứng trở thành địa điểm tâm linh nổi tiếng ở Đà Nẵng, được người dân tìm về vào mỗi dịp lễ, Tết. Các em nhỏ cũng được bố mẹ dẫn đi lễ chùa dịp đầu năm mới.
https://vtc.vn/hang-nghin-nguoi-do-ve-chua-linh-ung-da-nang-cau-an-trong-ngay-dau-nam-tan-suu-ar596103.html
1.
TTO - Sáng mùng 1, người dân cả nước tấp nập đi lễ chùa cầu năm mới bình an. Năm cũ qua đi với nhiều biến động, sáng đầu xuân năm mới, bên cạnh xin lộc cho gia đình, ai cũng mong một năm không COVID-19, quốc thái dân an.
Cùng gia đình đến chùa Quán Sứ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) từ sáng sớm, Đặng Thị Thảo Huyền (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ sau khi dâng lễ xong: "Năm nào mình cũng cùng với bố mẹ đi lễ chùa sáng mùng 1. Năm qua là một năm khó khăn nên mình cầu mong năm mới nhiều điều an lành, nhất là mong cho đại dịch COVID-19 sớm qua đi để xã hội được yên ổn trở lại".
Lễ chùa đầu xuân là nét văn hóa chung của người Việt Nam. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, lượng người đổ về đền chùa không đông như mọi năm. Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, ai cũng cầu mong một năm mới không còn dịch bệnh.
Nỗi ám ảnh về dịch COVID-19 trong năm cũ khiến người dân cả 3 miền đều chung một mong ước đủ đầy về sức khỏe, thay vì cầu tài lộc cho riêng mình như ước mong những năm cũ.
Tại Huế, người dân từ sáng sớm đã xúng xính váy hoa, áo dài viếng chùa đầu năm mới. "Với người dân ở đây, đầu năm là dịp cầu bình an và sức khỏe cho cả gia đình. Năm nay, gia đình tôi có nhiều người ở xa, ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nên càng cầu mong an lành cho năm mới" - chị Lê Thị Mai chia sẻ nhân dịp đầu năm.
Ghi nhận tại chùa Từ Đàm, Thiên Minh (Huế), người dân ý thức mang khẩu trang, rửa tay sát khuẩn trước khi vào chùa xin lộc, xin quẻ, xăm, lấy vía may mắn đầu năm mới. Lượng người tham quan, thắp hương đổ về mỗi lúc một đông trong sáng năm Tân Sửu.
Thầy Thích Tâm Nguyện, trụ trì chùa Giai Lam (Hà Tĩnh), cho biết:
"Năm nay quy mô tổ chức lễ cầu an cũng như dâng hương đầu năm giảm. Vì để đảm bảo an toàn cho người dân và tín đồ phật tử về dâng hương nên thầy chia từng nhóm nhỏ 5 - 10 hộ gia đình lần lượt vào cầu an và dâng hương. Ngoài ra, phía cổng vào cũng có chuẩn bị nước rửa tay khô. Đồng thời các phật tử tại chùa thường xuyên nhắc nhở khách ra vào phải đeo khẩu trang phòng dịch"
Cũng trong sáng nay, tại TP.HCM, quy mô và số lượng người đi lễ giảm đi so với năm ngoái vì tình hình dịch bệnh phức tạp. Các chùa trong thành phố đều bố trí nước rửa tay, phân bố lực lượng điều tiết người thăm viếng nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.
Lễ chùa đầu xuân là nét văn hóa chung của người Việt Nam. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, lượng người đổ về đền chùa không đông như mọi năm - Ảnh: MAI THƯƠNG
Người đến dâng lễ tại chùa Quán Sứ đều mang khẩu trang, thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch - Ảnh: MAI THƯƠNG
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, sáng mùng 1 lượng người đến chùa Hoằng Pháp (H.Hóc Môn, TP.HCM) khá lớn - Ảnh: NHẬT THƯ
Người đi chùa Hoằng Pháp (H.Hóc Môn, TP.HCM) tuân thủ quy định đeo khẩu trang khi vào chùa - Ảnh: NHẬT THƯ
Chùa Vĩnh Nghiêm (Q.3, TP.HCM) đặt các bảng nội quy phòng dịch cho người dân thăm viếng chùa - Ảnh: THANH HẰNG
Người dân xếp hàng trong khuôn viên chùa Ngọc Hoàng (Q.1, TP.HCM) theo hướng dẫn nhằm hạn chế tiếp xúc đông người khi thăm viếng - Ảnh: THANH HẰNG
Tại chùa Từ Đàm (P.Trường An, TP Huế), người dân đến chùa phải rửa tay sát khuẩn và mang khẩu trang - Ảnh: HOÀNG AN
Tại chùa Giai Lam (Hà Tĩnh), những lời cầu mong cho năm mới được mọi người viết lên những tấm thiệp treo lên cây đào - Ảnh: HỮU HƯỚNG
Thầy Thích Tâm Nguyên (trụ trì chùa Giai Lam, Hà Tĩnh) lì xì lộc đầu năm cho tất cả mọi người đến thắp hương - Ảnh: HỮU HƯỚNG
https://tuoitre.vn/nguoi-dan-3-mien-di-le-chua-sang-mung-1-cau-nam-tan-suu-khong-covid-20210212111201117.htm
..
..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.