Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

13/03/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : chủng mới của tin đồn

Tin đồn khắp nơi trong thời gian bệnh dịch. 

Cuộc sống đảo lộn vì bệnh dịch, rồi bệnh dịch lại phát sinh chủng mới (đọc ở đây). Tin đồn, theo đó, cũng phát sinh các chủng mới.

Dĩ nhiên trong tin đồn vẫn mang những gợi ý về thông tin. Chúng ta cần bình tĩnh hơn lúc nào hết, để tự miễn dịch được với chúng, thì sẽ thấy được những gợi ý hữu ích, loại bỏ những thứ virut nguy hiểm trộn trong đó.

Mở đầu là một bài của nhà báo Trần Tuấn. Bài báo có được cái tít hay, còn nội dung thì tạm vậy đã.

Các bổ sung dán dần ở dưới.


Tháng 3 năm 2020,
Giao Blog


---



13/03/2020 07:27







Chủng mới của tin đồn


TP - Tròn 9 năm trước, cũng vào những ngày này, thảm họa động đất và sóng thần Tōhoku ập xuống đất nước Nhật Bản, khiến hơn 18.400 người chết và mất tích. Trận động đất được xem là mạnh nhất trong lịch sử nước Nhật, kéo theo khủng hoảng hạt nhân tại các nhà máy điện Fukushima, đến nỗi nhiều chính khách châu Âu khi ấy phải thốt lên về một “ngày tận thế”.

Thảm họa thiên tai giáng ào xuống trong chốc lát, hậu quả khủng khiếp. Nhưng có lẽ không kinh hoàng bằng chuỗi ngày cả thế giới dai dẳng giữa vòng vây đại dịch Covid-19. Dù con số hơn 4.300 người chết bởi virus Covid-19 gần hai tháng qua ít hơn nhiều so với nạn nhân thảm họa Tōhoku chỉ trong vòng vài giờ ở Nhật. Bởi sự gặm nhấm, chia rẽ, gây hoang mang không phải bằng chủng mới của virus Corona, mà bằng những chủng mới của tin đồn. 

Quán cà phê bình dân mang tên Ba Gà ở Đà Nẵng vẫn luôn chật khách, dù trong những ngày dịch. Nhưng hai hôm trước, chỉ một tấm ảnh chụp cái lưng hai ông Tây quần đùi ngồi uống cà phê được tung lên mạng, cho rằng đó là hai ông “bệnh nhân người Anh”, thế là khách chạy tung tóe. Cho dù đó là hai ông khách quen từ lâu nay, ngày nào cũng ngồi đấy. 

Một nhân viên bán hàng của siêu thị Điện Máy Xanh ở Đà Nẵng bị dính Covid-19, lập tức cổ phiếu của “mẹ” là Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới di động bốc hơi hơn 5.700 tỷ đồng trên sàn chứng khoán. 

Quán cà phê Ba Gà nhỏ xíu mất khách vì tấm ảnh fake (giả, nhái) đã đành. Còn con virus Corona đã đụng chạm hay lây lan gì đến chuỗi hàng ngàn siêu thị trên cả nước của doanh nghiệp chuyên bán lẻ thiết bị điện tử, viễn thông này, mà thiệt hại ghê gớm đến vậy? Dù đây là tin thật, nhưng sức mạnh của sự đồn thổi, tô vẽ thêm thắt của dư luận góp phần đẩy đánh đòn choáng váng vào tâm lý các nhà đầu tư, dẫn đến thiệt hại khôn lường. 

Hàng ngàn hàng vạn doanh nghiệp lớn nhỏ đã và đang khốn đốn trực tiếp vì dịch một phần, còn lại chủ yếu là do sự đồn thổi, và thông tin thiếu kiểm chứng, hoặc cách đưa tin thổi phồng thái quá. 

Không chỉ gây thiệt hại kinh tế, những biến thể mới của tin đồn đã và đang gieo rắc nỗi đau và sự khủng hoảng đến không ít gia đình và cộng đồng xã hội. Bởi sự đổ xô truy đuổi, bới tìm, phơi bày mọi danh tính, tung tích, hình ảnh của bất kỳ ai mà cư dân mạng nghi ngờ, theo kiểu “diệt nhầm hơn bỏ sót”. 

Chủng mới của tin đồn giờ đây có những biến thể khác hẳn nguyên lý hoạt động quen thuộc trước kia. Giữa đại dịch, tin đồn, tin giả không còn đơn giản, thô sơ như trước. Mà trở nên tinh vi hơn, mang màu sắc “khoa học”, có dẫn "nguồn" tây tàu, nhà khoa học này, giới nghiên cứu kia, đủ hết.

Khiến những người yếu bóng vía trở nên hoang mang, nghi ngờ vào chính mình và công cuộc cũng như thành quả chống dịch của đất nước mình. Nỗi nghi ngờ, hoang mang ấy dễ dàng lây chéo trong cộng đồng hơn bao giờ hết. 

Rõ ràng, bên cạnh việc tăng cường những biện pháp mạnh trên “chiến trường” chống dịch, ngay lúc này, các cơ quan pháp luật cũng cần mạnh tay hơn, quyết liệt hơn trong việc “cách ly” những đối tượng gây rối loạn xã hội bằng tin đồn!

Trí Quân

..


---




BỔ SUNG


8. Sự kiện VTV đưa tin về 2000 máy trợ thở vào cuối tháng 3/2020



Ngày 31/3/2020

"

Việc VTV1 nói GS Trần Văn Thọ tặng 2.000 máy trợ thở là sai!
Xem thư dưới đây của Hoàng Giang và GS Thọ.

Về thông tin 2.000 máy thở của GS Trần Văn Thọ trên đài truyền hình
Tôi gửi email cho GS Thọ, một người luôn đau đáu về đất nước:
Em chào anh Thọ,
Em muốn hỏi anh chuyện như sau: Bản tin VTV1 lúc 19g00 ngày 30/3/2020 đưa tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Giáo sư Trần Văn Thọ (Tokyo, Japan) cùng cộng sự ông Trần Ngọc Phúc sẽ tặng cho ngành Y tế Việt Nam 2.000 máy trợ thở trong vòng một tháng, đồng thời sẽ chuyển giao công nghệ để Việt Nam tự sản xuất.
Hiện nay, tin này đang được lưu truyền rất nhanh và được kỳ vọng ở Việt Nam. Tuy nhiên, máy thở rất đắt, cả thế giới đều thiếu.
Anh có thể cho biết thông tin cụ thể không ạ?
Em cảm ơn anh
- GS Thọ phúc đáp ngay:
Chào Tư Giang.
Câu chuyện tóm tắt như dưới đây nhé.
Trong tình hình dịch bệnh nầy tôi đã đề nghị Thủ tướng NXP:
(1) Phải chuẩn bị đối phó ngay tình huống dịch bệnh lây lan nhanh kéo theo hiện tượng gọi là sự sụp đổ của hệ thống y tế (medical collapse).
(2) Một trong những chuẩn bị cần thiết là cho sản xuất ngay một số lượng máy trợ thở cần thiết, bổ sung cho số thiếu hụt hiên tại và sản xuất một số lượng dự phòng.
Trước mắt sản xuất 2.000 chiếc, sẽ tăng lên 10.000 trong vòng 3 tháng tới.
Trên thế giới nước nào cũng thiếu loại máy nầy nên song song với dáp ứng nhu cầu trong nước có thể phát triển thành công nghiệp xuất khẩu máy y tế.
Tôi đã đến gặp anh Trần Ngọc Phúc (cựu du học sinh tại Nhật), người sáng lập công ty Metran chuyên sản xuất máy trợ thở cho người bị bệnh về đường hô hấp,, để bàn về tính khả thi của đề án này.
Rất may là Metran vừa phát minh một loại máy trợ thở nhỏ, dễ thao tác và giá thành thấp. Mừng là anh TN Phúc đồng ý chuyển giao công nghệ nầy về VN.
(3) Tôi gửi thư cho Thủ tướng NXP ngày hôm kia (28/3), hôm qua (29/3) anh Phúc điện thoại sang nói rất tán thành đề án nầy và đề nghị giúp triển khai ngay.
(4) Chiều hôm nay (30/3), trong phiên họp của Chính phủ, Thủ tướng đã nói về đề án nầy và giao cho một phó TT phụ trách .
Công ty Metran sẽ cùng với phía VN triển khai sản xuất ngay trong tháng tới.
Đài VTV1 tường thuật phiên họp của chính phủ và nói về đề án nầy nhưng lại nói không chính xác.
Xin vắn tắt giải thích thêm như vậy. Tôi cũng sẽ dùng nội dung nói trên để trả lời câu hỏi liên quan từ nhiều tờ báo trong nước
Kính
Trần Văn Thọ
Tin: Hoàng Giang
"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=937166560077278&id=100013518285955





"
(Có bổ sung ý kiến GS Trần văn Thọ sáng nay)
Đài truyền hình quốc gia VN, trong bản tin 7g tối qua 30/3/2020, đã đưa tin GS Trần văn Thọ gửi về tặng VN 2000 máy trợ thở. Nghe tin, tôi đã thấy ngờ ngợ vì mỗi máy này trị giá cũng gần 1 tỷ đồng. 3 giờ khuya thức dậy, FB cũng còn nhiều bài cám ơn ông về nghĩa cử này. May mà cùng lúc tôi kịp đọc thông tin từ anh Hoàng Tư Giang đã xác minh trực tiếp từ GS Thọ.

SỰ THẬT VỀ VIỆC TĂNG 2.000 MÁY TRỢ THỞ
GS Thọ trình bày như sau:
“Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, tôi đã đề nghị Thủ tướng:
(1) Phải chuẩn bị đối phó ngay tình huống dịch bệnh lây lan nhanh kéo theo hiện tượng gọi là sự sụp đổ của hệ thống y tế (medical collapse).
(2) Một trong những chuẩn bị cần thiết là cho sản xuất ngay một số lượng máy trợ thở cần thiết, bổ sung cho số thiếu hụt hiên tại và sản xuất một số lượng dự phòng.
Trước mắt sản xuất 2.000 chiếc, sẽ tăng lên 10.000 trong vòng 3 tháng tới.
Trên thế giới nước nào cũng thiếu loại máy nầy nên song song với dáp ứng nhu cầu trong nước có thể phát triển thành công nghiệp xuất khẩu máy y tế.
Tôi đã đến gặp anh Trần Ngọc Phúc (cựu du học sinh tại Nhật), người sáng lập công ty Metran chuyên sản xuất máy trợ thở cho người bị bệnh về đường hô hấp,, để bàn về tính khả thi của đề án này.
Rất may là Metran vừa phát minh một loại máy trợ thở nhỏ, dễ thao tác và giá thành thấp. Mừng là anh TN Phúc đồng ý chuyển giao công nghệ nầy về VN.
(3) Tôi gửi thư cho Thủ tướng NXP ngày hôm kia (28/3), hôm qua (29/3) anh Phúc điện thoại sang nói rất tán thành đề án nầy và đề nghị giúp triển khai ngay.
(4) Chiều hôm nay (30/3), trong phiên họp của Chính phủ, Thủ tướng đã nói về đề án nầy và giao cho một phó TT phụ trách .
Công ty Metran sẽ cùng với phía VN triển khai sản xuất ngay trong tháng tới.
Đài VTV1 tường thuật phiên họp của chính phủ và nói về đề án nầy nhưng thông tin lại không chính xác.
Như vậy hầu như mọi người ở Việt Nam đều mừng hụt và biết đâu , trong thất vọng lại sẽ có những lời đáng tiếc về ông. Tôi hình dung, một người hết sức yêu quê nhà, tinh tế và cẩn trọng như ông, rủi bị đưa tin vịt như vậy, chắc ông cũng sẽ không phàn nàn gì nhưng không khỏi buồn lòng...
Tình cờ rơi vào một sự cố truyền thông như vậy, tôi thấy ái ngại cho ông và thực lòng muốn xin lỗi ông về những phiền phức sẽ xảy ra. Rồi tôi nghĩ về những lần gặp ông, có cả lần ông đệm piano những bài nhạc tiền chiến VN thật thanh thản mà đầy xúc cảm.

PS. Sáng nay GS Trần văn Thọ vừa cho tôi biết : chi phí SX máy trợ thở của anh Phúc dự kiến từ 80 đến 100 triệu, thật là con số có ý nghĩa. Cám ơn anh Thọ.
Đây là những cống hiến từ gần 30 năm trước cho VN, qua nhiều bài báo, bài giãng và các cuốn sách ông viết và góp ý cho kinh tế Việt Nam. Vâng, 28 năm trước là cuốn: Phát triển công nghiệp trong tương quan với các công ty đa quốc gia: Kiểm chứng tính năng động tại vùng châu Á - Thái Bình Dương (xuất bản ở Nhật năm 1992); và 3 cuốn xuất bản tại VN là Công nghiệp hóa Việt Nam trong thời đại châu Á - Thái Bình Dương (Nhà xuất bản TP.HCM - 1997); Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - 2005); Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam (Nhà xuất bản Tri Thức - 2015).
3 NGUY CƠ CỦA KINH TẾ VIỆT NAM rong cuốn sách gần đây nhất, Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam, ông đã chỉ ra đích danh 3 nguy cơ của kinh tế Việt Nam trong vòng 10 năm tới: nguy cơ chưa giàu đã già, nguy cơ chuyển sang thời đại hậu công nghiệp quá sớm và nguy cơ mắc bẫy thu nhập trung bình thấp.
Đó là, Việt Nam chưa trải qua một thời đại “phát triển với tốc độ cao mặc dù đã ở trong giai đoạn dân số vàng. Với lợi thế của dân số vàng và lợi thế của nước đi sau, nhưng chưa có thời kỳ nào cả tỷ lệ đầu tư và năng suất các yếu tố tổng hợp TFP đều cao.
Đó là, công nghiệp hóa còn ở giai đoạn thấp nhưng có nguy cơ sớm chuyển sang thời đại hậu công nghiệp. Trào lưu mậu dịch tự do sẽ làm cho khuynh hướng đó mạnh hơn.
Nỗi lo lớn nhất mà ông Thọ dành nhiều dữ liệu để phân tích, đó là chỉ còn khoảng 10 năm là chấm dứt giai đoạn dân số vàng (là giai đoạn mà các nước Đông Á đã đạt được thu nhập bình quân đầu người ở mức cao) mà ở VN thì thu nhập đầu người còn rất thấp và nỗi lo “chưa giàu đã già” đã hiển hiện..
Khi nói về chủ đích khi viết cuốn sách này, ông Thọ thẳng thắn muốn làm cho người có trách nhiệm với đất nước phải bị sốc khi nhìn lại 40 năm qua và cảnh báo một cú sốc khác sẽ đến trong tương lai nếu không có những cải cách mạnh mẽ và triệt để.
Quả thật trong mấy chục năm qua, bằng tất cả tâm huyết của mình, ông đã gửi về VN biết bao nhiêu máy “trợ não” rồi, mà được trân trọng, xem xét kỹ để áp dụng được bao nhiêu.
Cũng mong đề xuất của ông về việc tiếp nhận công nghệ của một nhà khoa học Việt, ông Trần Ngọc Phúc sẽ được quan tâm, cùng với những cống hiến “trợ não” bền bĩ, miệt mài cho quê nhà của ông. Ảnh. Ông và phu nhân trong lễ nhận huân chương (cao quí của Nhật) Thụy Bảo Tia Vàng, được chính phủ Nhật trao ngày 10/5/2018 và Nhật Hoàng trao ngày 15/8 ghi công những đóng góp cho phát triển Nhật Bản và cho quan hệ hữu nghị Việt-Nhật. Nhà phat minh-doanh nhân Trần Ngọc Phúc-Bìa cuốn "Cú sốc thời gian & KT.VN" còn bán trên tiki)
"
https://www.facebook.com/vu.k.hanh.52/posts/10158534722511122









GS Trần Ngọc Phúc là người sáng chế chiếc máy thở cao tần số HFO đầu tiên dành cho trẻ sinh thiếu tháng tại Nhật Bản. Ông đã đồng ý mang công nghệ này về Việt Nam phục vụ việc điều trị bệnh nhân COVID-19.
Hà Ly Hà Ly 

23:17 30/03/2020

GS Trần Ngọc Phúc - Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản, Chủ tịch HĐQT Công ty Metran cùng với GS Trần Văn Thọ cho biết sẽ chuyển giao công nghệ máy trợ thở để phục vụ công tác điều trị cho bệnh nhân COVID-19.
Không nhiều người biết ông Phúc chính là "cha đẻ" của chiếc máy thở nổi tiếng tại Nhật Bản, đóng góp nhiều thành tựu quan trọng đối với ngành y tế đất nước này.

Làm điều chưa ai làm

Năm 1968, chàng trai gốc Huế Trần Ngọc Phúc rời Việt Nam sang Nhật Bản du học ngành hóa công nghiệp tại Trường ĐH Tokai. Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1974, chàng trai trẻ năm đó được nhận làm thực tập tại Công ty Senko Ika - chuyên phát minh và sản xuất dụng cụ y tế - thực tập. Trong thời gian thực tập tại đây, nhận thấy đam mê nghiên cứu chế tạo quá lớn ông quyết định ở lại Nhật Bản và làm điều chưa ai từng làm.
Trần Ngọc Phúc - Người chế tạo máy hô hấp nhân tạo cho trẻ sinh non nổi tiếng ở Nhật là ai?
Máy thở cao tần số HFO do GS Trần Ngọc Phúc chế tạo

"Tôi luôn nghĩ nếu đã dấn thân cho khoa học thì phải nghiên cứu những thứ mà người ta chưa làm" - ông Phúc bày tỏ. Từ đó, con đường mà ông chọn là nghiên cứu máy hỗ trợ hô hấp, máy van tim… - những thiết bị y tế mà Nhật Bản lúc bấy giờ chưa sản xuất được.
Năm đó, để đủ điều kiện làm việc tại bộ phận nghiên cứu gây mê và hô hấp công ty Senko Ika, ông Phúc được cử đi học những kiến thức liên quan ở một trường đại học y rồi đi thực tập ở một số đại học y khác. Ông dành 10 năm cống hiến cho Senko Ika trước khi mở công ty riêng vào năm 1982.
Cùng năm, ông chính thức hoàn thành "máy thở cao tần số HFO" bản cuối cùng có tên là Hummingbird (HFO) để đưa vào thử nghiệm lâm sàng.
Chế tạo của ông Phúc được Viện Sức Khỏe Quốc gia Mỹ mời dự thi cùng với 7 hãng lớn trên toàn cầu khác. Vượt qua sự đánh giá vô cùng ngặt nghèo của 40 học giả đứng đầu trên thế giới về vấn đề lâm sàng sơ sinh, chiếc máy của vị giáo sư người Việt nhận được giải nhất, là máy tốt nhất trên thế giới thời điểm đó.
Đặc điểm nổi bật của JFLO trong máy có sẵn Battery (năng lượng) lại chỉ nặng 1,5kg (bằng 1/10 so với những thiết bị trợ thở thông thường trong Bệnh viện) rất thuận tiện cho việc cấp cứu trong xe cứu thương hay khi người bệnh di chuyển.
Trần Ngọc Phúc - Người chế tạo máy hô hấp nhân tạo cho trẻ sinh non nổi tiếng ở Nhật là ai?
Ông Phúc giới thiệu về chiếc máy trợ thở với Nhật hoàng Akihito

Nhờ không bị phụ thuộc vào điện lưới AC, máy JFLO có khả năng hỗ trợ thở suốt 24 giờ, còn giúp bệnh nhân linh hoạt trong vệ sinh cá nhân một cách dễ dàng.
Chiếc máy cũng là trợ thủ đắc lực cho các y bác sĩ bởi nó giúp kiểm soát lượng CO2 rất tinh tế để đưa lượng không khí vào phổi phù hợp với từng thể trạng, độ tuổi bệnh nhân.

Đặc biệt, loại máy này chỉ có 1 nút điều chỉnh (tăng giảm lưu lượng không khí và nhiệt độ), rất dễ sử dụng, có tác dụng rút ngắn thời gian điều chỉnh máy cho nhân viên y tế.

Mang công nghệ về Việt Nam

Kể từ khi chiếc máy trợ thở này ra đời cho đến nay, nó đã được sử dụng ở 90% các bệnh viện, phòng khám trên toàn Nhật Bản. Đây chính bí quyết góp phần giảm tỉ lệ tử vong của trẻ sinh non tại Nhật trong hơn một thập niên qua đồng thời giúp Nhật Bản có tỷ lệ các bé sinh non được cứu sống thuộc hàng cao nhất thế giới, lên tới 99,7%.
Năm 2007, máy HFO của Metran cứu sống em bé nhỏ nhất Nhật Bản (cho đến thời điểm này) chỉ nặng 265gram, chỉ bằng một chiếc điện thoại cầm tay cỡ nhỏ.

Hiện chiếc máy này được xuất khẩu tới trên 20 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, cứu sống hàng chục ngàn em bé sinh non mỗi năm.
Trần Ngọc Phúc - Người chế tạo máy hô hấp nhân tạo cho trẻ sinh non nổi tiếng ở Nhật là ai?
Nhiều năm qua, GS Phúc nỗ lực mang công nghệ chế tạo máy trợ thở về ứng dụng tại Việt Nam

Tháng 11/2018 ông vinh dự được Nhật Hoàng Akihito trao tặng Huân chương Mặt trời mọc. Ngoài ra ông còn được nhận rất nhiều các giải thưởng của các Bộ nghành khác của Nhật Bản.
Dù học tập và trưởng thành ở Nhật Bản nhưng GS Trần Ngọc Phúc vẫn nung nấu nỗi niềm với quê hương Việt Nam. Một cuộc khảo sát đánh giá tỷ lệ tử vong do lây nhiễm chéo tại Việt Nam hiện cao gấp 16 lần so với ở Mỹ, Nhật. Nguyên nhân phần lớn do các bệnh viện bị quá tải thường xuyên, giường bệnh, trang thiết bị không đủ dẫn đến bị nhiễm trùng bệnh viện. Có bệnh viện tỷ lệ viêm phổi liên quan đến thở máy là 30-40%.

Trước thực tế này, ông Phúc đã đem phương pháp “thở không xâm lấn, không nội khí quản của JFLO” về Việt Nam với kỳ vọng sẽ làm giảm tỷ lệ lây nhiễm chéo (nhiễm trùng bệnh viện), giảm nguy cơ tử vong.
“Những năm qua tôi đã nỗ lực nghiên cứu để có thể sáng chế loại máy trợ thở dễ sử dụng, phù hợp với môi trường Việt Nam. Đây là một trong những tâm nguyện từ lâu tôi muốn thực hiện cho quê hương Việt Nam của người con xa xứ. Cái gì tốt nhất tôi đều muốn cống hiến cho quê hương Việt”, ông Phúc tâm sự.
Hà Ly (t/h)
https://baosuckhoecongdong.vn/gs-tran-ngoc-phuc-nguoi-che-tao-may-tro-tho-cho-tre-sinh-non-noi-tieng-o-nhat-la-ai-160589.html

 Hà Ly 
Giáo sư Trần Văn Thọ và Giáo sư Trần Ngọc Phúc ("cha đẻ" của máy trợ thở cho trẻ sinh non ở Nhật Bản) cho biết sẵn sàng hợp tác với các đối tác trong nước sản xuất máy trợ thở.

Ngày 30/3, trong cuộc họp Thường trực Chính phủ với Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 chiều nay, Thủ tướng cho biết Giáo sư Trần Văn Thọ và Giáo sư Trần Ngọc Phúc, người phát minh ra máy trợ thở cho trẻ sinh non ở Nhật Bản đã tuyên bố sẵn sàng hợp tác với các đối tác trong nước sản xuất máy trợ thở.
Được biết chiếc máy trợ thở do GS Trần Ngọc Phúc - Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản, Chủ tịch HĐQT Công ty Metran sáng chế mang tên JFLO. 
Đặc điểm nổi bật của JFLO trong máy có sẵn Battery (pin). Chiếc máy chỉ nặng 1,5kg (bằng 1/10 so với những thiết bị trợ thở thông thường trong Bệnh viện) phù hợp với điều trị tại gia đình, bệnh viện, rất thuận tiện di chuyển. Ngoài việc hỗ trợ thở 24 giờ, do không bị phụ thuộc vào điện lưới AC, máy JFLO còn giúp bệnh nhân linh hoạt trong vệ sinh cá nhân một cách dễ dàng.
Tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo việc thiết kế và dự toán để sẵn sàng xây dựng các bệnh viện dã chiến khi cần thiết cũng như chương trình sản xuất máy trợ thở trong nước.
'Cha đẻ' máy trợ thở cho trẻ sinh non ở Nhật Bản tặng Hà Nội và TP HCM 2.000 chiếc
Một bệnh nhân COVID-19 tình trạng nặng phải thở máy

Trong bối cảnh dịch bệnh trong nước đang diễn biến hết sức phức tạp, các tỉnh thành phố cần chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho tình huống xấu nhất khi số ca bệnh tăng vọt.
Tại Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung từng cho biết toàn thành phố chỉ có 260 máy thở, số máy này còn đang được sử dụng cho các bệnh nhân nặng ở các bệnh viện khác. Trong khi đó, nguồn cung đang bị hạn chế, thành phố chỉ có thể mua thêm vài chục đến 100 cái.

TP Hà Nội cũng đã đề nghị Bộ Y tế cung cấp cho thành phố máy thở và 15.000 – 20.000 bộ test nhanh COVID-19 để phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn, đặc biệt là dập ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai.
'Cha đẻ' máy trợ thở cho trẻ sinh non ở Nhật Bản tặng Hà Nội và TP HCM 2.000 chiếc
Giáo sư Trần Ngọc Phúc và phát minh máy trợ thở tại Nhật Bản

Còn trong cuộc họp sáng 30/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và các đại biểu đã bàn bạc về việc chủ động bảo đảm trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19.
Về sản xuất khẩu trang y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, hiện các doanh nghiệp trong nước có thể sản xuất được 5 triệu khẩu trang y tế/ngày đồng thời chủ động được nguồn nguyên liệu và sản xuất được sản phẩm có chất lượng tương đương khẩu trang N95,…
Trên cơ sở đó, lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị các doanh nghiệp tiến hành sản xuất khẩu trang với công xuất tối đa, lựa chọn doanh nghiệp có năng lực thì tiến hành mở rộng dây chuyền.
Về trang phục bảo hộ y tế, Thứ trưởng Trương Quốc Cường cho biết, hiện chúng ta cũng đang sản xuất bộ quần áo bảo hộ với chất lượng tương đương nhập khẩu.
Bên cạnh đó, các cơ quan khoa học, y tế cũng đang phối hợp với chuyên gia nước ngoài và một số doanh nghiệp lớn tập trung nghiên cứu, sản xuất máy thở để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Chủ tịch Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai là ổ dịch phức tạp

Hà Ly (t/h)


https://baosuckhoecongdong.vn/chong-covid-19-cha-de-may-tro-tho-cho-tre-sinh-non-o-nhat-ban-muon-trien-khai-cho-viet-nam-160587.html






Khi hay tin trên VTV 1 việc GS Trần Văn Thọ, Việt kiều tại Nhật Bản vừa thông báo sẽ gửi tặng Việt Nam ta 2.000 máy trợ thở để giúp chúng ta đẩy lùi nguy cơ không kịp chữa nếu lây lan nhanh. Tôi có phần hơi ngờ ngợ .
Thì ra thông tin này chưa thật chuẩn xác về câu chữ. Thực chất là GS Thọ cùng doanh nhân Trần Ngọc Phúc ( cũng là kiều bào ta ở bên Nhật) quyết định tặng VN công nghệ để sản xuất 2.000 máy thở . Có lẽ như vậy thì đúng hơn bởi nếu như máy trợ thở của người lớn thì cũng cỡ 200-300 triệu VN Đ / chiếc. Nếu máy dùng cho trẻ em như GS Thọ nói thì chắc giá sẽ rẻ hơn. Dù thế nào thì cũng khó tặng một lượng lớn đến thế bởi theo tôi biết Gs Thọ không phải là doanh nhân,càng không phải là tỷ phú .
Dù thế nào thì đây quả là một nghĩa cử đẹp và xúc động của 2 Việt kiều Trần Văn Thọ và Trần Ngọc Phúc .

Riêng cá nhân tôi, GS Trần Văn Thọ là một trí thức rất đáng nể trọng về nhân cách và kiến thức . Một người rất khiêm nhường và tinh tế .
Tôi cũng có may mắn được vinh hạnh đón GS trong một lần anh về Việt Nam công tác theo lời mời của Thủ tướng Võ Văn Kiệt làm tư vấn về kinh tế trong Tổ tư vấn của Thủ tướng. Nếu tôi không lầm thì GS Thọ còn làm tiếp trong Tổ tư vấn trên của nhiệm kỳ Thủ tướng Phan Văn Khải kế nhiệm. Khi GS Thọ nhận lời với Thủ tướng VVK cũng là lúc GS Tho cũng đồng thời là tư vấn cho Thủ tướng Nhật. Đây không hề dễ dàng chút nào với một người Nhật gốc Việt.
GS là sáng lập viên Trung tâm kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (VAPEC) tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.

Tôi có một kỷ niệm khó quên với anh Thọ.
Trong cái lần gần như là đầu tiên đến HN, anh còn bỡ ngỡ rất nhiều. Thế rồi anh Võ Như Lanh, khi đó là Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Sai Gòn ( cùng dân Quảng Nam với anh Thọ) gọi cho tôi, nhờ tôi dẫn anh Trần Văn Thọ đi thăm phố phường Hà Nội cho biết. Tôi đón anh rồi dạo phố cổ . Tôi rẽ vào cửa hàng Bánh cốm 22 Hàng Điếu mua chút quà Hà Nội tặng anh như bánh cốm và mứt sen.
Chúng tôi đi xuống Văn Miếu và lúc đang say sưa nói về Quốc Tử Giám với anh thì than ôi, chiếc túi đựng mứt sen bị bục ra. Cả nguyên gói mứt sen bị rơi xuống đường đi. May mà tôi nhanh trí nhờ được người quét dọn họ xử lý giúp. Nhưng thật là ngượng với anh . Ngày đó, dân mình chắc còn nghèo nên sản xuất túi màng mỏng rất điêu , dễ bục.

Nghe tin anh giúp Việt Nam, tôi bỗng ướt khoé mắt bởi nhớ lại một kỷ niệm vui, khó quên với GS Thọ.
Xin chúc các anh thành công .

Quốc Phong

https://www.facebook.com/quoc.phong.5/posts/2443443569089818





7. Bác Đông A đưa bình luận (ngày 16/3/2020)

"

làm sao để biết một tin nào đó là tin thật hay tin giả? nguồn tin chính thống có đáng tin không? nguồn tin mà chúng ta nhìn thấy nghe thấy có đáng tin không?
hãy lấy ví dụ tin: trịnh xuân thanh tự về nước đầu thú. đây là tin từ nguồn tin chính thống của nhà nước. hơn nữa, chúng ta còn được xem thấy, nghe thấy chính trịnh xuân thanh nói về chuyện đầu thú của mình. vậy chúng ta có tin vào tin này không? tôi không tin. tôi không có bằng chứng hay được chứng kiến vụ việc trịnh xuân thanh bị bắt cóc, nhưng tôi tin rằng tin trịnh xuân thanh tự về nước đầu thú là fake news. vậy căn cứ vào đâu để tin như thế? căn cứ vào lương tri. lương tri giúp chúng ta phân biệt được tin thật, tin giả mà chúng ta không được chứng kiến, không được trải nghiệm và không có bằng chứng hay chứng cứ, cũng như không thể kiểm chứng được.
"
https://www.facebook.com/donga01/posts/10220080375471681


6.

Khai báo gian dối làm lây lan dịch: Cần khởi tố để điều tra
15/03/2020 13:37 GMT+7

TTO - Bệnh nhân 34 đang là trường hợp 'siêu lây nhiễm' không chỉ ở Bình Thuận mà còn liên quan đến nhiều địa phương khác. Điều đáng nói là dù biết mình nhiễm COVID-19 nhưng người này cố tình khai báo gian dối gây khó cho cơ quan chức năng.

Khai báo gian dối làm lây lan dịch: Cần khởi tố để điều tra - Ảnh 1.
Việc khai báo gian dối của ca bệnh số 34 khiến hai tuyến đường ở TP Phan Thiết bị cách ly và 10 người khác nhiễm bệnh - Ảnh: SƠN LÂM
Bệnh nhân thứ 34 khai với cơ quan chức năng rằng khi xuống sân bay Tân Sơn Nhất là đi thẳng về nhà riêng, tuy nhiên thực tế bà này từng ở lại TP.HCM để giao lưu với đối tác. Khi về đến Phan Thiết, bà còn đi đến nhiều nơi ăn uống.
Việc không khai báo hoặc khai báo gian dối của bệnh nhân này đã gây khó khăn trong công tác phòng chống dịch bệnh của cơ quan chức năng. Tính đến nay, bệnh nhân thứ 34 đã lây bệnh cho ít nhất 10 người khác, hàng trăm người tiếp xúc với các bệnh nhân đang được cách ly, theo dõi. 
Liên quan đến bệnh nhân này, hai khu dân cư cũng bị cách ly, gây thiệt hại về kinh tế xã hội, khiến dư luận xã hội phẫn nộ. 
Quy định còn chưa rõ
Về trường hợp này, luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng hiện nay các điều kiện bảo đảm cho công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm ở người được quy định cụ thể trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm và Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), trong đó tại Điều 240 BLHS quy định cụ thể về tội "Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người".
"Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” được hiểu là hành vi đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người; đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người; các hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể như thế nào là “Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” theo điểm c khoản 1 Điều 240 BLHS.
Theo quy định của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, những hành vi bị nghiêm cấm gồm: Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật. 
Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật; cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm; phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm. 
Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của luật này; không chấp hành các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. 
Tuy nhiên, luật này lại không quy định chế tài đối với người vi phạm.
Đối với hành vi khai báo gian dối, hiện cơ quan chức năng có thể căn cứ vào Nghị định 176/2013/NĐ-CP để xử phạt. Song mức xử phạt như hiện nay từ 5-10 triệu đồng là quá nhẹ, không đủ sức răn đe.
Luật sư Nhật đề xuất cơ quan chức năng cần nhanh chóng ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể "Hành vi khác" làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người là như thế nào để có chế tài xử lý nghiêm, góp phần ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 hiện nay.
Cần khởi tố vụ án để điều tra
Đồng quan điểm, luật sư Lê Văn Hoan (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng để xác định những trường hợp khai báo gian dối làm lây lan dịch bệnh như trường hợp bệnh nhân 34 có đủ để xử lý hình sự hay không thì cơ quan chức năng cần khởi tố vụ án để điều tra.
Bởi đối với tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người thì người phạm tội cố ý, biết mình bị nhiễm bệnh nhưng vẫn cố tình lây lan cho người khác. Việc chứng minh ý thức người này vô ý hay cố ý lây truyền dịch bệnh là rất khó khăn, song không có nghĩa cơ quan điều tra không thể chứng minh được vì bên cạnh lời khai của người phạm tội còn có lời khai, người liên quan và các chứng cứ khác.
"Pháp luật không định nghĩa 'các hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người' là gì. Tuy nhiên, theo tôi, những người này đã có hành vi gian dối, biết mình nhiễm bệnh nhưng cố ý khai báo không trung thực có thể xem là hành vi khác.
Nếu người bệnh khai báo trung thực sẽ hạn chế thiệt hại, hạn chế người lây nhiễm. Nhưng ở đây người này đã cố tình không khai báo hoặc khai báo gian dối. Bệnh nhân này có thể khai không nhớ nhưng có những việc pháp luật buộc họ phải biết. 
Ví dụ, sự việc xảy ra hôm qua đến hôm nay không thể khai là không nhớ. Hoặc trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng sẽ chứng minh được người này nói dối vì mục đích gì, đến lúc nào thì người này nhớ, có phải là lúc thấy sự việc cấp thiết quá nên mới khai báo ra sự thật", luật sư Hoan nêu.
Luật sư cũng cho rằng việc khai báo không hết và khai báo gian dối là hai việc khác nhau. Ví dụ, người này gặp 10 người nhưng chỉ nhớ được đã gặp 7 người, khác với việc gặp người A nhưng khai là gặp người B, đã tới điểm A nhưng lại nói tới điểm B.
Đồng thời luật sư Hoan cho rằng trong tình hình dịch COVID-19 đang phức tạp như hiện nay, cần phải làm quyết liệt để răn đe và phòng ngừa chung. Bởi đối với những người có điều kiện, chỉ phạt 5-10 triệu là không đử sức răn đe, trong khi đó hậu quả gây ra cho xã hội là rất lớn. 
Bệnh nhân 34 Bệnh nhân 34 'siêu lây nhiễm' khai gian dối như thế nào?
TTO - Bệnh nhân 34 khai rằng khi xuống sân bay Tân Sơn Nhất là đi thẳng về nhà riêng, tuy nhiên thực tế bà từng ở lại TP.HCM để giao lưu với đối tác. Khi về đến Phan Thiết, bà còn di chuyển đến nhiều nơi ăn uống.
https://tuoitre.vn/khai-bao-gian-doi-lam-lay-lan-dich-can-khoi-to-de-dieu-tra-20200315111448824.htm



5.

Covid-19 và ứng xử của người Việt trên không gian số

  •   NGUYỄN ĐỨC AN
  • Thứ bảy, 14 Tháng 3 2020 10:01
  • font size  giảm kích thước chữ  tăng kích thước chữ
  • Print
  • Email

25 năm làm báo ở VN rồi nghiên cứu báo chí - truyền thông ở Úc và Anh, chưa bao giờ, tôi thấy mình lực bất tòng tâm và "vô dụng" như khi chứng kiến dịch thông tin COVID-19 trên mạng xã hội (MXH) những tuần qua.

Năm 2009-2010, cúm heo H1N1 lan ra trên 74 quốc gia, với khoảng 700 triệu đến 1.4 tỷ người nhiễm và vài trăm ngàn người chết. VN là quốc gia thứ 23 phát dịch, với gần mười ngàn ca nhiễm và 22 tử vong. So những con số đó với COVID-19, bạn có thể nghĩ rằng thời đó chắc là rúng động, hoang mang hơn cả bây giờ? Không hẳn.
Ôn lại đại dịch này trên Facebook hôm 1/3, chuyên gia bệnh truyền nhiễm Trương Hữu Khanh nói thời điểm cúm heo mới bùng phát cũng "bát nháo". Bệnh viện cũng cho xét nghiệm liên tục ca này đến ca khác (sau nhiều quá thì bỏ luôn, chỉ tập trung ca nặng); báo chí cũng ngập chuyện khẩu trang, cách ly; các bộ và địa phương cũng bàn tính chuyện đóng cửa trường học... Nhưng mọi thứ lúc đó còn dễ thở, không hoảng loạn như bây giờ vì thông tin còn dễ kiểm soát. "Bây giờ, mạng xã hội dữ quá, cái gì cũng bàn từa lưa hết," ông Khanh nói.
Tôi không thể nào đồng ý hơn với BS Khanh.
Người chết không yên, người bệnh không an
"Nghĩa tử là nghĩa tận", nhưng nghĩa tận chừng như không cùng với nữ bệnh nhân vắn số ở bệnh viện 115 vào cuối tháng hai rồi. Hãy nhìn cái cách người ta chuyền nhau tờ giấy báo tử, cùng nhân thân và hình ảnh, của cô trên Facebook và các MXH khác.
Tờ báo tử, không hiểu lọt ra ngoài theo cách nào, ghi rõ là do "viêm cơ tim, suy đa cơ quan". Nhưng vì bệnh nhân qua đời khi chưa có kết quả xét nghiệm, bác sĩ phụ trách cẩn trọng ghi thêm vài chữ "chưa loại trừ cúm". Bệnh viện sau đó cũng tiến hành khử trùng ở cổng như một động thái phòng xa.
Nhưng chừng đó cũng đủ cho nhiều người (kể cả một số vị có học) - vì yếu bóng vía, vì thích câu like để nổi tiếng, vì "ý thức cộng đồng" chân thành nhưng "nông nổi", vì muốn ai cũng phải lo như mình, hoặc lý do nào đó - đã đổ xô loan tin rằng rằng cô gái tử vong vì Corona.
Những dòng trạng thái vô căn cứ - cộng hưởng với sự tắc trách của một số tờ báo "dòng chính" trong nước và hải ngoại - cứ theo những nút bấm thích, chia sẻ và bình luận đến mọi ngõ ngách, gieo thêm hoài nghi và rắc thêm sợ hãi vào một cộng đồng vốn đã hoảng loạn từ cả mấy tuần trước đó.
Khi lưu truyền những thông tin như thế, không biết có ai trong số họ nghĩ về cái đạo lý nghĩa tận ở trên không? Có ai nghĩ về những hệ lụy tinh thần, cũng như khả năng bị kỳ thị, mà nó sẽ gây ra cho người thân, bạn bè nạn nhân không? Có ai nghĩ sự kinh động mà họ góp phần tạo nên là căn nguyên cho rất nhiều xáo trộn xã hội, kinh tế thời gian qua? Có ai nghĩ nó đang gây thêm vô vàn áp lực lên những người thấy thuốc đang gồng mình chống dịch?
Khi tôi viết đến đây, trên Facebook lại đang dậy làn sóng mới: sau vài tuần tạm yên, VN lại phải căng thẳng phong tỏa một khu phố ở Hà Nội, sau khi một cư dân trẻ tại đây, vừa trở về từ châu Âu, bị phát hiện là ca Corona thứ 17 ở VN.
Ngay trong đêm tin được loan, người ta lại thấy một thứ quen thuộc trên Facebook: hết tin bịa này đến lời thêu dệt kia lan đi với tốc độ chóng mặt - lần này về hành trình của cô gái trước và sau khi về VN. Kèm theo đó là những hình ảnh đời tư, khêu gợi và có vẻ "ăn chơi" của cô "con gái nhà giàu", với những ngôn từ miệt thị đáng rùng mình, đại loại như "con bé không não", "con ngu", "con đầu bò", "con điên", thậm chí là "đồ phản quốc".
Dĩ nhiên, việc cô gái về sân bay Nội Bài, thấy không khỏe mà không khai báo rõ là hành vi không thể chấp nhận trong thời điểm chống dịch. Nhưng người ta nhân danh cái gì để chà đạp hội đồng một cách tàn bạo như thế lên nhân phẩm một con người, mà suy cho cùng cũng là một nạn nhân đang trên giường bệnh? Đó là chưa kể sự vội vã kết tội cô ta biết bị nhiễm COVID-19 mà cố tình che giấu. Nếu thực sự là thế, chả lẽ cô ta muốn đem vi rút về "san sẻ" với cha mẹ, người thân, bạn bè mình?
Hai câu chuyện trên đặt ra nhiều dấu hỏi về trình độ ứng xử của người Việt trên không gian số. Cuối tháng hai, Microsoft công bố nghiên cứu cho thấy VN đứng hàng 21 trong 25 quốc gia được khảo sát về chỉ số văn minh số (DCI - Digital Civility Index).
Nói trắng ra, theo báo cáo DCI, VN nằm trong nhóm được cư dân số nhìn nhận là ứng xử số thô lỗ (incivility) nhất, với rất nhiều nguy cơ về thanh danh cá nhân, uy tín nghề nghiệp và an ninh tinh thần và cuộc sống cho người dùng. Gây quan ngại nhất, theo báo cáo, là sự xâm phạm đời tư, các nội dung và hành vi dục tính ngoài mong muốn và sự xâm nhập của các loại tin bịp và chiêu lừa. Báo cáo chỉ thẳng MXH là không gian rủi ro phổ biến nhất trong thế giới số.
Xin nói là tôi chưa hoàn toàn tin vào kết quả trên vì chưa biết phương thức chọn mẫu, đo lường và thu thập dữ liệu thế nào (Microsoft không nói, chỉ lướt qua là khảo sát 500 người 13-74 tuổi). Nhưng những quan sát qua dịch Corona cũng như vài vụ việc trước (Đồng Tâm chẳng hạn) cho tôi tin rằng DCI là một chỉ dấu cho thấy hai câu chuyện trên chỉ là phần nổi của một tảng băng. Ở đây tôi chỉ tập trung vào tình trạng nhiễu loạn thông tin trong mùa dịch.
Từ dịch bệnh đến dịch thông tin
Sự bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm luôn là mảnh đất màu mỡ cho mọi thứ thông tin ô hợp vì nó luôn đi cùng sự bất định rất khó chịu. Đó là thời điểm mà giới chuyên môn hiểu biết trực tiếp về bệnh ở mức cực tiểu (gần như là số không vì quá mới) trong khi dân tình lại thắc mắc và muốn biết nhất. Sự bất xứng đó, cùng sự nóng ruột và bất an càng lúc càng cao trong dư luận, tạo nên một khoảng không lý tưởng cho đủ loại tin vịt và đồn thổi, kể cả những chiêu trò có tính bịp bợm.
Nói đơn giản hơn, khi đổ xô đi tìm câu trả lời mà không tìm được cái gì cụ thể từ những người có thẩm quyền, nhất là giới khoa học và quản trị y tế, thì người ta quay sang bất cứ nguồn nào mà họ có thể tin cậy trong cuộc sống hàng ngày. Không ai khác đó chính là bố mẹ, anh chị em, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp..., những người thực ra chưa chắc đã biết gì nhiều hơn họ.
Cái khác là nếu ngày xưa người ta chờ những lúc trà dư tửu hậu, hay một hai cú điện thoại để có một "câu trả lời" thì ngày nay, chỉ cần móc máy ra là ngay lập tức tiếp cận một nguồn "câu trả lời" vô tận, trên những Facebook, Twitter, YouTube, Instagram, WhatsApp, vân vân. Ở những nơi đó, câu trả lời không chỉ đến từ "bạn" (người quen) mà cả "bạn của bạn", rồi "bạn của bạn của bạn"...
Cho nên, thông tin đánh vào các trạng thái tình cảm tiêu cực - như lo âu, sợ hãi - dễ lan truyền theo cấp số nhân. Như cái vòng luẩn quẩn: càng sợ, càng đi tìm "câu trả lời"; càng tìm ra, càng rối, càng sợ, càng hoảng. Đến lúc nào đó, đúng sai, thật giả không còn là tiêu chí tiếp nhận đầu tiên: người ta chỉ muốn nghe những gì họ muốn nghe để củng cố niềm tin và định kiến sẵn có, hơn là cái thật, cái đúng.
COVID-19 vì thế chưa lan vào cuộc sống nhưng đã tràn trên mạng xã hội. Hôm đầu tháng hai, WHO gọi luôn sự nhiễu loạn này là một "infodemic" - nghĩa là "dịch thông tin", tích hợp hai từ "infomation" (thông tin) and "epidemic" (dịch bệnh) - và công bố nó như một trong những chướng ngại lớn nhất cần giải quyết trong việc chống dịch.
Trăm kiểu tin bịp
Nhìn tổng thể, dịch thông tin COVID-19 hội tụ ba loại tin giả. Loại thứ nhất là thông tin bịa đặt về nguồn gốc dịch, nhất là trong những ngày đầu. Corona là vũ khí sinh học thử nghiệm bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Corona đã được các công ty dược phẩm "to béo" lên kế hoạch trước để bán vắc xin kiếm chác. Corona là một nỗ lực của những kẻ giàu có và quyền lực nhất thế giới nhằm giảm dân số toàn cầu. Corona được Mỹ tung ra để làm yếu Trung Quốc.
Loại này thường ghép lắp các sự kiện rời rạc và/hoặc bịa thêm thông tin, được xâu chuỗi và thể hiện rất ly kỳ, hấp dẫn nhằm cho đánh lạc hướng lý trí, lừa cảm giác, khiến người đọc/xem/nghe nếu không tin thì cũng không biết đâu mà lần. Hoảng loạn đến một phẩn từ đó, nhất là trong bối cảnh tâm lý "ghét Tàu" ở VN và nhiều nơi trên thế giới.
Loại thứ hai là thông tin về tiến triển của dịch. Loại này có lẽ có sự tham gia tích cực từ đám đông hơn, vì nó là nỗi ám ảnh hằng ngày. Bạn còn nhớ video clip giả hình và lời một nhân viên y tế Vũ Hán, được dịch ra tiếng Việt và tiếng Anh, hôm tháng một, rằng tình hình căng hơn nhiều, rằng hàng trăm ngàn chứ không phải vài ngàn người nhiễm bệnh như Chính phủ TQ công bố?
Hay cái tin được dịch từ một nguồn tiếng Anh ất ơ, với hình ảnh mô tả khói mù mịt trên bầu trời Vũ Hán, với biểu đồ mô tả lượng khí SO2? Dù đây là khí thải công nghiệp từ sản xuất than đá và nhiệt điện, bản tin ước tính lượng khí đó ở Vũ Hán tương đương với chừng 14.000 xác người bị đốt! Trong bối cảnh TQ bưng bít thông tin và không cho chuyên gia bên ngoài vào chống dịch, những tin tức ngụy tạo đó như cá dữ gặp đúng nước, vẫy vùng trong sự kinh động của đồng loại chung quanh.
Kiểu ngụy tạo chứng cứ để gieo rắc sợ hãi đó cũng đầy ở VN. Hồi đầu tháng hai, Facebook lan truyền tờ giấy chuyển viện một nam bệnh nhân bị nhiễm Corona từ 115 sang Chợ Rẫy do phó giám đốc Lê Điền Nhi ký. Mọi thứ thật đáng lo, trừ khi bạn biết rằng BS Nhi đã thôi chức và nghỉ hưu ở 115 từ hơn chục năm trước! Danh sách dày đặc bệnh nhân Corona được lưu truyền trên Facebook, Zalo.. là một ví dụ khác.
Bên cạnh thông tin ngụy tạo như trên là vô số lời đồn thổi, không cần bằng chứng, đại loại như vừa có ca Corona mới ở bệnh viện này, bệnh nhân Corona ở bệnh viện kia đã chết, hay những suy đoán vô căn cứ về lộ trình cô ca 17 ở trên. Thậm chí một hai dòng trạng thái ỡm ờ "hỏi ngu một cái" - kiểu như VN sát bên TQ, nhận bao nhiêu chuyến bay từ TQ mà sao chỉ có 16 ca nhiễm - cũng mang ngụ ý, dễ gây ngộ nhận rằng đang có một chiến dịch che dấu sự thật.
Loại thứ ba là về phương thức phòng chống và chữa trị. Trong khi khoa học còn đang mò mẫm tìm hiểu vi rút Corona thì trên mạng đã đủ "lời khuyên sức khoẻ" để ngăn COVID-19. Rợn người nhất là lời kêu gọi uống nước tiểu, "thần dược" diệt mọi vi rút, hay uống nước tẩy trắng để ngăn chặn, thậm chí chữa trị, Corona.
Nhẹ hơn một tí là vô số kế sách ngừa vi rút - từ ăn tỏi, tiêu, gừng, kim chi và tía tô, đến phơi nắng, uống nước nóng, tránh ăn kem, mang khẩu trang tẩm muối, đến sử dụng máy sấy tóc. Lắm kẻ đục nước béo cò, xem đó là cơ hội làm ăn. Một trang tin có tiếng và một công ty thực phẩm lớn ở VN còn tổ chức một tuyến bài có tên là "Dinh dưỡng phòng chống Corona"! Nội dung thực ra nghiêm túc, dù có tính quảng cáo, nhưng tựa đề câu view như thế là một sự xuyên tạc sự thật.
Bộ lọc nào?
Lịch sử dịch bệnh cho thấy thông tin sai trái, đồn thổi, thuyết âm mưu có thể thắng thế tạm thời, nhưng cuối cùngphải trả lại chỗ cho sự thật. Có ai còn nhớ đã có thời, người ta sợ run bắn hay tìm cách bỏ đi khi biết người ngồi gần mình trong nhà hàng, quán cà phê là bệnh nhân nhiễm HIV? Tuy nhiên, trong trận đồ thông tin chưa có tiền lệ như MXH, sự thật chỉ được đảm bảo nếu con người chủ động xây dựng được những bộ lọc thông tin hữu hiệu ở mọi cấp độ.
Thứ nhất là một hệ thống truyền thông khoa học thật mạnh và minh bạch, nhất là mảng báo chí y học và sức khỏe, để có thể đương đầu với những thông tin sai trái. Rất tiếc đây là một lĩnh vực đang còn rất yếu ở VN. Trên thực tế, rất nhiều tin đồn thổi, bịa đặt về COVID-19 thời gian qua đã đi thẳng vào nhiều trang báo chính thống VN vì họ quá yếu kém hoặc cẩu thả trong việc xác tín.
Rất may, trong dòng xoáy thông tin hiện tại, vẫn có những cá nhân tự nguyện bỏ thì giờ làm công việc định hướng dư luận bằng những thông tin đã được xác tín hoặc có thẩm quyền chuyên môn (BS Khanh ở đầu bài, hay giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, BS Ngô Đức Hùng… là vài ví dụ). Một số diễn đàn hoặc hội nhóm cũng đã ra đời nhằm chống nhiễu loạn thông tin.
Các tổ chức chuyên môn, như Bộ Y tế VN, sau thời gian đầu hơi lúng túng, cũng đã tận dụng được tính năng tương tác của MXH để lan tỏa những nội dung phù hợp môi trường số (bài nhạc vận động đẩy lùi Corona lên sóng truyền hình Anh-Mỹ là một ví dụ). Nhưng chừng đó chỉ có thể dập bớt, chứ không kiểm soát hoàn toàn, cơn dịch thông tin. Về lâu dài phải có sự phối hợp bài bản, chiến lược hơn giữa các bên liên quan.
Thứ hai là bộ lọc công nghệ đi kèm với hệ thống thông tin trên. Những tuần qua, Facebook, Twitter, YouTube và các mạng XH khác đã làm việc cật lực để kiểm soát lưu lượng thông tin sai trái, như xóa bỏ tin bịa đặt, dán nhãn tin khả nghi, treo/ngưng các tài khoản chuyên tung tin thất thiệt, và dùng thuật toán để giúp người dùng tăng tiếp xúc với các nguồn tin đáng tin cậy.
Chẳng hạn, nếu bạn vào Google hay Facebook tìm kiếm thông tin cho từ khóa Corona, kết quả đầu tiên bạn nhận sẽ là một trang web có thẩm quyền chuyên môn như WHO, hay CDC ở Mỹ, NHS ở Anh, hay các website tin tức uy tín… YouTube thì xem coronavirus như một sự kiện thời sự, tức là sẽ cho ra kết quả tìm kiếm chủ yếu từ báo chí dòng chính, cũng như dùng thuật toán để dìm các thông tin chưa được xác/phủ nhận xuống dưới.
Bộ lọc cuối cùng và quan trọng nhất không ai khác hơn cá nhân từng người sử dụng MXH. Khi đối đầu với một nguy cơ như dịch bệnh, hãy bình tĩnh mở lòng và vận trí mình để tiếp nhận những thông tin và dữ kiện có thẩm quyền, ngay cả khi nó trái ý hay ngoài mong đợi.
Thông tin này từ đâu, đăng khi nào? Nếu có nguồn rõ ràng thì nguồn đó là gì, có độ tin cậy đến mức nào? Ai được trích dẫn trong mẩu tin và người đó có thẩm quyền hay tư cách để nói về vấn đề liên quan không? Có gì không hợp lý hay không nhất quán giữa các chi tiết không? Thậm chí, mình có nên thích thông tin kiểu này không?
Nếu không biết hoài nghi tích cực như thế, chúng ta trở thành nô lệ không chỉ cho những thành kiến, niềm tin không có cơ sở mà cả chính sự sợ hãi trong chính mình. Sợ hãi có thể làm con người cảnh giác hơn để hành động mạnh mẽ hơn khi cần. Nhưng nó cũng có thể quật ngã chúng ta xuống bờ vực u mê, trở về lối sống bầy đàn.
Ở một số nước, học sinh được dạy sàng lọc thông tin kiểu này - gọi là dân trí truyền thông (media literacy), gần đây là dân trí số (digital literacy) - cũng như phát huy những khía cạnh tích cực của truyền thông. Dân trí đó không giái quyết hết nạn tin giả, cũng không ngăn chặn hoàn toàn sự hoảng loạn (một số siêu thị Úc và Anh hiện đang cạn nhiều thực phẩm, xà phòng rửa tay và giấy toilet vì dân lo sợ và tích trữ). Nhưng cùng thời gian, nó giúp dân chúng sống bản lĩnh hơn, biết đương đầu dư luận hơn, góp phần giảm thiểu nhiều thiệt hại do thông tin sai trái gây nên.
Ở VN, mảng này gần như bỏ trống, trừ vài dự án nhỏ do nước ngoài tài trợ. VN cần được đầu tư vào đó hơn baogiờ hết, không chỉ để đối phó dịch bệnh mà cả tình trạng thông tin số hỗn độn và ngày càng phức tạp.
TS. Nguyễn Đức An
ĐH Bournemouth, Anh
Nguồn: BBC NEWS TIẾNG VIỆT
http://vanhoanghean.com.vn/component/k2/35-dien-dan/13792-covid-19-va-ung-xu-cua-nguoi-viet-tren-khong-gian-so




4. Tin mới nhất trên trang của Hội đồng lý luận trung ương (chép ngày 15/3/2020)


"
















Xử lý nghiêm các đối tượng đưa tin bịa đặt, xuyên tạc, sai sự thật về dịch bệnh COVID-19

(14/03/2020)
Trên không gian mạng những ngày qua lan truyền nhiều thông tin thất thiệt về bệnh nhân số 21 (tên N.Q.T, trú tại Ba Đình, TP Hà Nội), bịa đặt, xuyên tạc bệnh nhân này có “bồ nhí, con riêng”, khai báo y tế không trung thực…, thu hút hàng trăm nghìn lượt chia sẻ, bình luận. Các đối tượng phản động, chống đối chính trị trong và ngoài nước nhân cơ hội...








Dịch COVID-19: Đoàn kết toàn dân, đẩy lùi COVID-19

(13/03/2020)
Việt Nam đang bước vào giai đoạn khó khăn, phức tạp hơn trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19, khi số lượng người mắc đã tăng thêm 23 ca chỉ trong vòng 5 ngày và chưa có dấu hiệu dừng lại. Đối mặt với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Chính phủ Việt Nam kêu gọi nhân dân cần phải quyết liệt, đoàn kết một lòng, tạo nên sức mạnh tập thể, cùng...








Dịch COVID-19: WHO nhấn mạnh nỗ lực chống dịch của tất cả các nước 08:28 | 10-03-2020

(10/03/2020)
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Geneva vào tối 9/3 (theo giờ Hà Nội), Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã nhấn mạnh những nỗ lực đồng bộ của tất cả các nước trên thế giới trong việc đối phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVD-19 do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra.








Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam đủ năng lực, nguồn lực, kinh nghiệm để kiểm soát dịch COVID-19

(09/03/2020)
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam, sáng 9/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra.








Việt Nam - hiện tượng đích thực trong cuộc chiến chống virus SARS- COVID-19

(06/03/2020)
Cuộc chiến chống dịch bệnh nguy hiểm đang diễn ra với những mức độ thành công khác nhau trên toàn thế giới, trong đó Việt Nam đã trở thành hiện tượng thu hút sự chú ý toàn cầu khi 16 trường hợp mắc bệnh COVID-19 đều đã được chữa khỏi và tới nay không có ca tử vong. Một số quốc gia khác phát triển hơn vẫn chịu tổn thất về người vì dịch bệnh này như...








Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ trong hội nhập quốc tế

(06/03/2020)
Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã thực hiện nhiều bước đột phá về nhận thức và hành động, từ đó đạt được nhiều thành tựu quan trọng về bình đẳng giới, tăng quyền cho phụ nữ và tạo điều kiện cho nữ giới. Với những nỗ lực không ngừng và những thành tích đáng ghi nhận trong nhiều lĩnh vực công tác, phụ nữ Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình...

"
http://hdll.vn/vi/tin-tuc.html


"
Ngày phát hành: 14/03/2020
Trên không gian mạng những ngày qua lan truyền nhiều thông tin thất thiệt về bệnh nhân số 21 (tên N.Q.T, trú tại Ba Đình, TP Hà Nội), bịa đặt, xuyên tạc bệnh nhân này có “bồ nhí, con riêng”, khai báo y tế không trung thực…, thu hút hàng trăm nghìn lượt chia sẻ, bình luận. Các đối tượng phản động, chống đối chính trị trong và ngoài nước nhân cơ hội đã gia tăng kích động, xuyên tạc, gây hoài nghi, làm xói mòn niềm tin của quần chúng nhân dân, gây hoang mang trong dư luận xã hội.

Cán bộ Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an làm việc với đối tượng đưa tin bịa đặt, xuyên tạc tại Cơ quan Công an.

Cùng với việc xác minh, xử lý nghiêm các đối tượng tung tin xuyên tạc tình hình về dịch bệnh COVID-19, ngày 13/03/2020, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an đã phối hợp Công an TP Hà Nội và các đơn vị chức năng nhanh chóng vào cuộc, xác minh, đấu tranh xử lý một số đối tượng đã đăng tải, chia sẻ những thông tin thất thiệt về bệnh nhân số 21. Điển hình như Võ Thị Thanh Thủy (SN 1986, trú tại quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), Doãn Thị Kim Phượng (SN 1958, trú tại quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) và Nguyễn Thị Vân (SN 1994, trú tại Đông Anh, TP Hà Nội)…
Tại cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận do thiếu hiểu biết nên đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân đăng tải, chia sẻ những thông tin suy diễn, thất thiệt nêu trên, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của ông N.Q.T. Các đối tượng trên đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình, xin gỡ bỏ bài viết trên Facebook cá nhân và cam kết không tái phạm.
Hình ảnh Facebook của đối tượng Nguyễn Thị Vân đưa thông tin xuyên tạc, bịa đặt trên mạng xã hội.

Các đơn vị chức năng của Bộ Công an căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của các đối tượng để xem xét hình thức xử lý. Đồng thời, tiếp tục điều tra, xác minh, làm rõ các đối tượng tung tin sai sự thật liên quan đến tình hình dịch bệnh COVID-19 để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

(Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an)
"
http://hdll.vn/vi/tin-tuc/xu-ly-nghiem-cac-doi-tuong-dua-tin-bia-dat-xuyen-tac-sai-su-that-ve-dich-benh-covid-19.html




"








http://hdll.vn/vi/thu-vien-anh/hoi-dong-ly-luan-trung-uong-va-vien-han-lam-khxh-viet-nam-so-ket-cong-tac-phoi-hop-nam-2019-va-trien-khai-nhiem-vu-phoi-hop-nam-2020.html





Ngày phát hành: 05/03/2020

Ngày 4-3-2020, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tiến hành sơ kết công tác phối hợp năm 2019 và triển khai nhiệm vụ phối hợp năm 2020. GS.TS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và PGS.TS Bùi Nhật Quang, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành TW Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH VN chủ trì buổi làm việc.

Năm 2019 là năm có nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, nổi bật là việc chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Thực hiện chương trình phối hợp công tác được xác định, hai cơ quan đã triển khai nhiều hoạt động phối hợp tập trung vào việc đóng góp ý kiến cho các Tiểu ban xây dựng văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua các hội thảo khoa học: Hội thảo: "Thế giới trong thập niên 2011-2020, dự báo đến 2030: Tác động đến Việt Nam và đề xuất chính sách"; hội thảo quốc tế "Cách tiếp cận thí điểm để thúc đẩy tinh thần kinh doanh và đổi mới sáng tạo: Bài học và kinh nghiệm từ Trung Quốc"Hội nghị “Các nhà khoa học đóng góp ý kiến cho Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”; Hội thảo“Một số vấn đề chính trị, pháp luật phục vụ Văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam”... Các đóng góp mới từ các nhà khoa học trong các hội thảo đã được tổng hợp, chắt lọc gửi trực tiếp tới các cơ quan của Đảng, Nhà nước và Chính phủ.

Đối với việc đóng góp trực tiếp trong việc soạn thảo các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, các đồng chí lãnh đạo của Viện Hàn lâm và Hội đồng Lý luận Trung ương đã có nhiều chỉ đạo sâu sắc giúp cho các nhà khoa học của Viện Hàn lâm đóng góp 11 trên tổng số 41 nhiệm vụ nghiên cứu do Tổ Biên tập văn kiện đặt hàng trực tiếp, phục vụ cho việc soạn thảo các tài liệu trong các tiểu ban văn kiện chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Việc tăng cường trao đổi, chuyển giao các kết quả nghiên cứu và tài liệu tham khảo giữa hai cơ quan tập trung vào lĩnh vực lý luận chính trị. trong năm 2019 tiếp tục có những bước tiến mới góp phần quan trọng, nâng cao hiệu quả và chất lượng trong hoạt động hợp tác giữa hai đơn vị. 


Phát biểu tại hội nghị, các đại biểu đều thống nhất đánh giá năm 2019, hai cơ quan đã triển khai tốt kế hoạch hợp tác gắn với thế mạnh, nhu cầu, năng lực thực tế của mỗi bên. Nổi bật là chuỗi các sự kiện tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học nhằm tư vấn chính sách cho Đảng và Nhà nước, phục vụ trực tiếp công tác tham mưu, xây dựng báo cáo đóng góp cho các Tiểu ban xây dựng văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Để thực hiện tốt các định hướng phối hợp trong năm 2020, Lãnh đạo hai cơ quan cần thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sâu sát nhằm thúc đẩy tiến độ và bảo đảm chất lượng các hoạt động hợp tác. Các đơn vị đầu mối, giúp việc Lãnh đạo hai cơ quan cần thường xuyên trao đổi thông tin để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy các hoạt động hợp tác theo hướng bảo đảm chất lượng và hiệu quả; chủ động tích cực, huy động hợp lý các nguồn lực nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên.
PV

"





3. Điểm tin của Tre Làng Blog

14.3.20

HÀNG LOẠT ĐỐI TƯỢNG BỊ XỬ LÝ VÌ TUNG TIN BỊA ĐẶT CHUYỆN ÔNG NGUYỄN QUANG THUẤN CÓ BỒ NHÍ, CON RIÊNG


LâmTrực@

Bệnh nhân số 21 là ông Nguyễn Quang Thuấn là nạn nhân trực tiếp của những kẻ tuyên truyền ác ý trên mạng xã hội. Sau chuyến công tác ở Anh về nước, ông dương tính với SARS-CoV-2 và vì ông là một trong những nhân vật quan trọng lại tiếp xúc với nhiều người khác sau khi về nước nên đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận cùng sự soi mói của những kẻ cơ hội. 

Theo đó, tất cả những gì liên quan đến ông đều được đào bới, từ quê quán, quá trình học tập, trưởng thành, các chức vụ đã kinh qua đến chuyện nhà cửa, kinh tế, chuyện vui chơi giải trí và thậm chí chuyện đời tư cũng được dùng kính lúp để soi mói, thậm chí cố tình xuyên tạc để bôi nhọ.

Ai cũng biết, những kẻ cố tình bịa đặt những thông tin về ông Nguyễn Quang Thuấn không chỉ đơn giản nhằm vào cá nhân ông Thuấn mà bản chất là nhằm vào chế độ.

Khởi đầu cho chiến dịch bôi nhọ ông Nguyễn Quang Thuấn là Hoàng Dũng - một kẻ chống phá đất nước đội lốt zân chủ, được Mỹ cấp quy chế tỵ nạn ở Mỹ - đã làm giả thông báo từ "Trần Việt Tân, Bộ công an" loan tin: "Bệnh nhân số 21 - ông Thuấn - khai ko đúng sự thật là đã đi đâu từ lúc xuống sân bay, cơ quan nhà nước đi hốt người mà ông ý tiếp xúc ko đúng và ko trích xuất dc camera hình ảnh nơi ông ý đến nên bắt ông ý khai lại. Hoá ra là nói dối, xuống sân bay đến nhà bồ nhí ở R4 Royal City, công an và y tế vừa đến bế bà bồ nhí đi và phát hiện còn có con riêng nên bế cả 2 mẹ con đi, đang ầm ĩ cả chung cư”.

Thông tin này ngay sau đó được Châu Xuân Nguyễn đăng lại và tán phát rộng rãi. Ở trong nước, những kẻ thù hằn với chế độ, chống phá đất nước cũng ngay lập tức chế biến thông tin này tung lên mạng với thái độ hí hửng ra mặt. Một số người vì động cơ cá nhân hoặc kém hiểu biết cũng tiếp sức lan tỏa thông tin độc hại nói trên lên Facebook.

Một trong số những người đăng tải thông tin ông Nguyễn Quang Thuấn có bồ nhí, có con riêng, che dấu thông tin... ở Hà Nội là Fbker Ngọc Vũ, nhưng ngay sau đó đã phải tự gỡ xuống và đính chính vì nhận ra đó là thông tin giả.

Thực tế cô gái trong bức ảnh được gán cho là bồ nhí của ông Nguyễn Quang Thuấn là diễn viên Nguyễn Mỹ Linh và em bé trong hình là bé Moon, cũng là diễn viên đóng chung phim. Ngay sau khi bị gán cho là bồ nhí của ông Thuấn, diễn viên Nguyễn Mỹ Linh đã đăng đàn cảnh báo và tới làm việc với cơ quan công an về chuyện mình bị xúc phạm, bôi bẩn danh dự, uy tín và yêu cầu trừng phạt những kẻ cố tình tán phát thông tin này.

Mới nhất, theo thông tin từ Bộ Công an, liên quan đến ông Thuấn, trên không gian mạng những ngày qua lan truyền nhiều thông tin bịa đặt, xuyên tạc bệnh nhân này có “bồ nhí, con riêng,” khai báo y tế không trung thực…, thu hút hàng trăm nghìn lượt chia sẻ, bình luận. Và khi thông tin này lên mạng, các đối tượng phản động, chống đối chính trị trong và ngoài nước nhân cơ hội đã gia tăng kích động, xuyên tạc, gây hoài nghi, làm xói mòn niềm tin của quần chúng nhân dân, gây hoang mang trong dư luận xã hội.

Ngày 13/3/2020, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an đã phối hợp Công an thành phố Hà Nội và các đơn vị chức năng nhanh chóng vào cuộc, xác minh, đấu tranh xử lý một số đối tượng đã đăng tải, chia sẻ những thông tin thất thiệt về bệnh nhân Nguyễn Quang Thuấn. Theo đó, cơ quan công an đã xử lý Võ Thị Thanh Thủy, sinh năm 1986, trú tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội; Doãn Thị Kim Phượng, sinh năm 1958, trú tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội; và Nguyễn Thị Vân, sinh năm 1994, trú tại Đông Anh, thành phố Hà Nội cùng vài đối tượng khác. 

Tại cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận do thiếu hiểu biết nên đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân đăng tải, chia sẻ những thông tin thất thiệt nêu trên, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của ông Nguyễn Quang Thuấn. Các đối tượng này cũng đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình, xin gỡ bỏ bài viết trên Facebook cá nhân và cam kết không tái phạm.

***

Mời xem clip Lật tẩy hành vi bôi nhọ Bệnh nhân 21
https://youtu.be/W098JrywODY

https://www.trelangblog.com/2020/03/hang-loat-oi-tuong-bi-xu-ly-vi-tung-tin.html#.XmyLAx8TqVV


2.







Triệu tập người bịa tin bệnh nhân COVID số 21 ‘có bồ nhí’
(PLO)- Thông tin bệnh nhân nhiễm COVID-19 số 21 “có bồ nhí”, “khai báo y tế không trung thực”… là không chính xác.

Ngày 13-3, Bộ Công an cho biết trên không gian mạng lan truyền nhiều thông tin thất thiệt về bệnh nhân số 21 (tên N.Q.T, trú tại Ba Đình, TP Hà Nội). Trong đó, có thông tin bịa đặt, xuyên tạc bệnh nhân này có “bồ nhí, con riêng”, khai báo y tế không trung thực…
Những thông tin trên đã thu hút hàng trăm nghìn lượt chia sẻ, bình luận. Các đối tượng phản động, chống đối chính trị trong và ngoài nước nhân cơ hội đã gia tăng kích động, xuyên tạc, gây hoài nghi, làm xói mòn niềm tin của quần chúng nhân dân, gây hoang mang trong dư luận xã hội.
Triệu tập người bịa tin bệnh nhân COVID số 21 ‘có bồ nhí’ - ảnh 1
Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an làm việc với đối tượng đưa tin bịa đặt, xuyên tạc. Ảnh: BCA
Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an đã phối hợp Công an TP Hà Nội và các đơn vị chức năng nhanh chóng vào cuộc, xác minh, đấu tranh xử lý một số đối tượng đã đăng tải, chia sẻ những thông tin thất thiệt về bệnh nhân số 21.
Điển hình như Võ Thị Thanh Thủy (SN 1986, trú tại quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), Doãn Thị Kim Phượng (SN 1958, trú tại quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) và Nguyễn Thị Vân (SN 1994, trú tại Đông Anh, TP Hà Nội)…
 Tại cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận do thiếu hiểu biết nên đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân đăng tải, chia sẻ những thông tin suy diễn, thất thiệt nêu trên, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của ông N.Q.T. Các đối tượng trên đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình, xin gỡ bỏ bài viết trên Facebook cá nhân và cam kết không tái phạm.
Bộ Công an cho hay các đơn vị chức năng sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của các đối tượng để xem xét hình thức xử lý. Đồng thời, cơ quan côn an tiếp tục điều tra, xác minh, làm rõ các đối tượng tung tin sai sự thật liên quan đến tình hình dịch bệnh COVID-19 để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Tuyến Phan

https://plo.vn/thoi-su/trieu-tap-nguoi-bia-tin-benh-nhan-covid-so-21-co-bo-nhi-896558.html


1.





Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn: 18 ‘huyền thoại’ trật lất về COVID-19 mỗi chúng ta cần giải tỏa ngay!

GS Nguyễn Văn Tuấn (từ Úc) | 












Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn: 18 ‘huyền thoại’ trật lất về COVID-19 mỗi chúng ta cần giải tỏa ngay!

Những thông tin liên quan đến dịch COVID-19 lan truyền rất nhiều trên mạng, nhưng khá nhiều chỉ là 'huyền thoại', không có chứng cớ khoa học.

Trong bài này tôi lược dịch từ https://www.medicalnewstoday.com/…/coronavirus-myths-explor… và https://fullfact.org/onli…/coronavirus-claims-symptoms-viral , đồng thời thêm tài liệu tham khảo tự thu thập về một số 'huyền thoại' liên quan đến việc phòng ngừa dịch COVID-19. Hi vọng các thông tin khoa học này sẽ giải toả sự hiểu lầm hay lo lắng cho các bạn quan tâm.
Các ‘huyền thoại’ phổ biến đã bị chứng minh là không có cơ sở:
1. Xịt chlorine hoặc alcohol trên da để diệt virus
Sai. Các hóa chất này không diệt virus trong cơ thể chúng ta. Cholorine hoặc alcohol thường được dùng để diệt khuẩn trên bề mặt của các vật gia dụng. Áp dụng cholorine hoặc alcohol trên da có thể gây tác hại, đặc biệt khi các hóa chất này xâm nhập vào mắt hay miệng.
2. Rửa mũi bằng nước muối sẽ diệt SARS-CoV-2
Chưa có bằng chứng khoa học nào để nói vậy. Một số nghiên cứu khoa học cho thấy rửa mũi bằng nước muối (saline) có thể giảm các triệu chứng nhiễm virus ở phần trên đường hô hấp, nhưng nó không giảm nguy cơ nhiễm.
3. Súc  miệng bằng nước muối là biện pháp phòng chống nhiễm SARS-CoV-2
Đây là cách mà một bác sĩ Trung Quốc quảng bá rầm rộ, nhưng các đồng nghiệp ông chỉ ra là sai, là phi khoa học. Súc miệng bằng nước muối, theo NHS, chỉ áp dụng cho người bị đau cổ họng và chỉ giảm triệu chứng, chứ không phải là biện pháp phòng ngừa. Tổ chức Y tế Thế giới cũng nói rằng không có chứng cứ khoa học nào để nói rằng súc miệng bằng nước muối có thể ngăn ngừa nhiễm SARS-Cov-2.
4. Thuốc trụ sinh diệt coronavirus
Không đúng. Thuốc trụ sinh (antibiotics) diệt vi trùng (bacteria), chứ không diệt virus.
5. Vaccines cho cúm mùa có thể  phòng chống COVID-19
Không đúng. SARS-CoV-2 là virus khác với virus gây cúm mùa. Cho đến nay, khoa học chưa có vaccine đặc trị cho SARS-Cov-2.
6. Tỏi có thể phòng chống SARS-CoV-2
Vài nghiên cứu khoa học cho thấy tỏi có đặc tính kháng sinh. Nhưng không có bằng chứng nào cho thấy tỏi có thể phòng chống SARS-Cov-2.
7. Máy sấy tóc diệt SARS-CoV-2
Không đúng. Máy sấy tóc không thể diệt SARS-Cov-2. Biện pháp phòng chống tốt nhất là rửa tay.
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn: 18 ‘huyền thoại’ trật lất về COVID-19 mỗi chúng ta cần giải tỏa ngay! - Ảnh 1.
8. Khẩu trang có thể phòng chống nhiễm SARS-CoV-2
Khẩu trang chỉ được khuyến khích cho nhân viên y tế và người bị nhiễm, không khuyến cáo cho đại chúng. Những loại khẩu trang dùng một lần thì chẳng có hiệu quả bảo vệ chống nhiễm SARS-Cov-
Bằng chứng khoa học cho thấy người khỏe mạnh bình thường đeo khẩu trang không giúp họ giảm nguy cơ nhiễm SARS-Cov-2. Đeo khẩu trang nhiều khi làm cho người đeo cảm thấy tự tin và bỏ qua những biện pháp phòng ngừa quan trọng khác như rửa tay thường xuyên.
9. Chỉ có người lớn và thanh niên có nguy cơ nhiễm
Không đúng. SASRS-Cov-2 có thể lây nhiễm cho bất cứ ai thuộc bất cứ độ tuổi nào, kể cả trẻ em. Những người bị tiểu đường hay hen suyễn khi bị nhiễm có nguy cơ tử vong tăng cao.
10. Ai đứng gần hay tiếp xúc người bị nhiễm SARS-CoV-2 sẽ bị nhiễm
Không đúng. Xác suất bị lây nhiễm còn tuỳ thuộc vào khả năng miễn dịch của cá nhân. Người có hệ miễn dịch tốt có xác suất bị nhiễm thấp hơn những người mà hệ miễn dịch bị suy yếu do các bệnh đi kèm như tiểu đường, bệnh hen suyễn v.v.
11. Ai bị nhiễm SARS-CoV-2 sẽ chết
Hoàn toàn sai. Nguy cơ tử vong liên quan đến SARS-Cov-2 chỉ tăng cao ở một số nhóm bệnh nhân. Đa số (97%-99%) người bị nhiễm sống, và đa số (81%) bệnh nhân nhiễm là thuộc nhóm 'nhẹ'.
12. Chó và mèo có  thể lây  nhiễm SARS-CoV-2
Chưa có bằng chứng khoa học để nói thế.
13. COVID-19 cũng giống như cảm cúm mùa
Không đúng. Người bị nhiễm SARS-Cov-2 dù có triệu chứng giống như cảm cúm (đau nhức, sốt, ho), nhưng dịch COVID-19 thì nghiêm trọng hơn cảm cúm mùa. Tỉ lệ tử vong liên quan đến SARS-Cov0-2 dao động từ 1 đến 3%, nhưng nguy cơ tử vong cúm mùa chỉ 0,1 đến 0,3%.
14. Nhiệt kế scanners có thể chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2
Không đúng. Nhiệt kế chỉ phát hiện sốt. Tuy nhiên, sốt cũng có thể do cúm mùa. Ngoài ra, triệu chứng nhiễm SARS-Cov-2 có thể xuất hiện sau 2-10 ngày. Do đó, người có nhiệt độ bình thường vẫn có thể mang trong người virus.
15. Có thể nhiễm SARS-CoV-2 từ phân và nước tiểu
Rất có thể sai. Theo Giáo sư John Edmunds (London School of Hygiene & Tropical Medicine, Anh) thì mỗi khi nuốt, chúng ta nuốt cả đờm từ mũi và cổ họng, và đây là cơ chế phòng vệ khá tốt. Lí do là khi nuốt đờm, các con virus và bacteria sẽ đi theo xuống ruột, nơi chúng sẽ bị phân huỷ hay vô hiệu hoá bằng acid của bao tử. Với phương tiện hiện đại, giới khoa học có thể tìm virus trong phân, nhưng những con này không còn khả năng lây nhiễm nữa vì chúng đã bị làm tê liệt khi còn ở trong bao tử.
16. SARS-CoV-2 sẽ chết vào mùa xuân
Một số virus cúm mùa thường lây lan vào mùa đông hay ở những nơi có nhiệt độ ôn đới. Nhưng hiện nay thì giới khoa học vẫn không biết SARS-Cov-2 có thể sống trong điều kiện nhiệt độ cao hay không.
17. Coronavirus là vi khuẩn độc hại nhất mà con người biết đến
Không đúng. Mặc dầu COVID-19 có vẻ nghiêm trọng hơn cúm mùa, dịch này không 'chết người' như Ebola, SARS hay MERS. Tỉ lệ tử vong liên quan đến SARS-Cov-2 có thể dao động trong khoảng 1% đến 3%.
18. SARS-CoV-2 xuất phát từ một labo quân sự bên Trung Quốc
Chuyên đềChuyên Gia Nói về Covid-19, độc quyền và tin cậy chỉ có trên mạng xã hội Lotus.vn giúp bạn có kiến thức chuẩn mực, thái độ bình tĩnh để phòng chống dịch Covid-19.
Tải apps Lotus để có lá chắn vững chắc, mạnh mẽ chống lại Covid-19, bấm vào đây.
Đây chỉ là huyền thoại. Một tin đồn hoàn toàn vô chứng cớ.
Tại sao người Việt lo lắng hơn dân một số nước khác?
Trong một điều tra xã hội về tác động của dịch COVID-19 do nhóm Ipsos ( ipsos.com ), kết quả cho thấy người Việt (ở Việt Nam) có những phản ứng như:
- 78% người được hỏi cảm nhận rằng dịch COVID-19 ảnh hưởng đến tình trạng tài chính cá nhân, và tỉ lệ này cao nhất so với các nước như Úc, Canada, Pháp, Ý, Nhật, Nga, Anh, Mỹ (dao động từ 22% đến 56%);
-63% cảm nhận rằng nước mình (Việt Nam) bị đe doạ, tỉ lệ này tương đương với Nhật (65%) nhưng cao hơn Úc (35%), Mỹ (37%), Pháp (49%), Ý (34%), v.v.
- 61% cảm nhận rằng mối đe doạ cá nhân tăng cao, tỉ lệ này rất cao so với Úc (16%), Canada (8%), Nhật (26%), Mỹ (18%).
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn: 18 ‘huyền thoại’ trật lất về COVID-19 mỗi chúng ta cần giải tỏa ngay! - Ảnh 5.
Kết quả điều tra xã hội của nhóm ipsos về tác động kinh tế của dịch COVID-19. Biểu đồ này cho thấy 61% người Việt cảm thấy dịch Covid-19 đe doạ cao hay rất cao, và tỉ lệ này cao hơn tất cả các nước được điều tra.
- 91% người Việt đồng ý cho cách li toàn bộ, và tỉ lệ này cũng cao nhất so với Úc (77%), Ý (60%), Mỹ (70%), Pháp (70%), Nhật (64%).
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn: 18 ‘huyền thoại’ trật lất về COVID-19 mỗi chúng ta cần giải tỏa ngay! - Ảnh 6.
Kết quả điều tra xã hội của nhóm ipsos về tác động kinh tế của dịch COVID-19. Biểu đồ này cho thấy 91% người Việt rất sẵn sàng bị cách ly, và chỉ có 9% cho rằng cách ly là biện pháp thái quá.Tỉ lệ người dân cho rằng cách ly là biện pháp thái quá khá cao ở nguời Úc (23%), Canada (22%), Pháp (30%), Ý (40%), Anh (26%), My (30%).
Tóm lại, phản ứng của người Việt qua cuộc điều tra xã hội này rất ư đặc thù và gần như là một ca 'outlier' (ngoại vi) về dịch Covid-19. Không rõ có mối liên quan nào giữa những thông tin loại huyền thoại này và phản ứng thái quá của người Việt trước dịch COVID-19, nhưng những thông tin phi khoa học là không nên lan truyền.
Khi đọc hay tiếp nhận một thông tin, cách tốt nhất là kiểm tra thông tin đó có chứng cớ khoa học hay không. Chứng cớ phải là nghiên cứu khoa học được bình duyệt và công bố trên tập san y khoa có uy tín, chứ không phải tập san dỏm.
Ý kiến cá nhân của chuyên gia có thể có ích, nhưng không thể thay thế cho khoa học được. Đa số ý kiến cá nhân là chủ quan theo cách hiểu và cảm nhận của họ, và có thể không phù hợp với khoa học. Trong điều kiện bất định về giá trị của thông tin, chỉ có khoa học giúp chúng ta sàng lọc thật giả và xua đi những huyền thoại.
Nên tuân thủ khuyến cáo của các nhà chức trách y tế
Tốt nhất là chúng ta làm theo khuyến cáo của các nhà chức trách y tế CÓ KINH NGHIỆM thực tế và có cơ sở khoa học. Phòng ngừa bệnh (bất cứ bệnh gì) bắt đầu từ cá nhân và chấm dứt ở cấp độ cá nhân. Có nhiều cách phòng ngừa dịch bệnh hết sức đơn giản mà bất cứ cá nhân nào cũng làm được và đã được các cơ quan y tế thế giới khuyên:
• Rửa tay thường xuyên, và mỗi lần rửa tay phải chừng 20 giây trở lên. Đây là biện pháp tránh lây nhiễm hữu hiệu nhất. Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiểu tiện hay đại tiện, sau khi sờ vào một vật dụng, hay nói chung là rửa tay thường xuyên;
• Khi ho hay hắt hơi, phải dùng giấy tissue hay ho vào khuỷu tay mà người phương Tây hay làm. Vì khủyu tay thì thường không đưa lên mặt.
• Tránh bắt tay trong mùa dịch.
• Tránh đến chỗ đông người (trên 20 người).
• Hạn chế đi dự hội nghị nào có hơn 100 người.
• Nếu có khách nước ngoài đến thăm và ở nhà, cách tốt nhất là không đi làm và tự cách ly 2 tuần;
• Nếu cảm thấy không khỏe, hay bị ho, sốt, nên tự cách ly và làm việc từ nhà (qua mạng);
• Khi đi đại tiện, nhớ đóng nấp cầu, và nhớ rửa tay;
• Không dùng chung khăn lau mặt.
• Tránh tiếp xúc động vật hoang dã, hay nếu tiếp xúc thì phải rửa tay ngay.
Tham khảo:
[1] https://www.medicalnewstoday.com/…/coronavirus-myths-explor…
[2] https://fullfact.org/onli…/coronavirus-claims-symptoms-viral
[3] https://www.cochranelibrary.com/…/14651858.CD00682…/abstract
[4] https://www.who.int/…/novel-…/advice-for-public/myth-busters
[6] https://www.medrxiv.org/conte…/10.1101/2020.03.03.20028423v1
GS Nguyễn Văn Tuấn (từ Úc)
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn là Giáo sư xuất sắc và Giám đốc labo nghiên cứu cơ xương thuộc Đại học Tôn Đức Thắng, Giáo sư thỉnh giảng của Đại học Y Hà Nội, và Giáo sư danh dự của Đại học Dược Hà Nội.
Ở Úc, ông là Senior Principal Fellow (chức danh cao nhất trong hệ thống khoa học Úc) và trưởng labo di truyền loãng xương của Viện nghiên cứu y khoa Garvan, Giáo sư Trường Y, Đại học New South Wales (UNSW Sydney) và Giáo sư Y khoa Tiên lượng (Predictive Medicine) thuộc Đại học Công nghệ Sydney (UTS). Ông đã công bố hơn 300 công trình nghiên cứu trên các tập san nổi tiếng trên thế giới, kể cả Nature, Science, JAMA, BMJ, Lancet, và New England Journal of Medicine.
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn là một trong những nhà nghiên cứu y khoa được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới. Ông được trao nhiều giải thưởng ở nước ngoài và trong nước về những thành tích khoa học và giáo dục. Năm 2018, ông được bầu làm Fellow của American Society for Bone and Mineral Research (Hiệp hội nghiên cứu xương Hoa Kỳ).
https://soha.vn/giao-su-nguyen-van-tuan-18-huyen-thoai-trat-lat-ve-covid-19-moi-chung-ta-can-giai-toa-ngay-20200312121327947.htm?fbclid=IwAR0D-FQ4VNA9q12D9FANzKvcO6pku9ovgRjA-YVZWbj4yjfjwMm8asjFJ_0


..

4 nhận xét:

  1. 2.

    Triệu tập người bịa tin bệnh nhân COVID số 21 ‘có bồ nhí’

    Thứ Sáu, ngày 13/3/2020 - 23:32

    Trả lờiXóa
  2. 4. Tin mới nhất trên trang của Hội đồng lý luận trung ương (chép ngày 15/3/2020)


    "
    TIN TỨC
    Xử lý nghiêm các đối tượng đưa tin bịa đặt, xuyên tạc, sai sự thật về dịch bệnh COVID-19
    Xử lý nghiêm các đối tượng đưa tin bịa đặt, xuyên tạc, sai sự thật về dịch bệnh COVID-19
    (14/03/2020)
    Trên không gian mạng những ngày qua lan truyền nhiều thông tin thất thiệt về bệnh nhân số 21 (tên N.Q.T, trú tại Ba Đình, TP Hà Nội), bịa đặt, xuyên tạc bệnh nhân này có “bồ nhí, con riêng”, khai báo y tế không trung thực…, thu hút hàng trăm nghìn lượt chia sẻ, bình luận. Các đối tượng phản động, chống đối chính trị trong và ngoài nước nhân cơ hội...

    Trả lờiXóa
  3. 7. Bác Đông A đưa bình luận (ngày 16/3/2020)

    "

    Trần Hồng Tiệm
    12 phút ·
    fake news?
    làm sao để biết một tin nào đó là tin thật hay tin giả? nguồn tin chính thống có đáng tin không? nguồn tin mà chúng ta nhìn thấy nghe thấy có đáng tin không?
    hãy lấy ví dụ tin: trịnh xuân thanh tự về nước đầu thú. đây là tin từ nguồn tin chính thống của nhà nước. hơn nữa, chúng ta còn được xem thấy, nghe thấy chính trịnh xuân thanh nói về chuyện đầu thú của mình. vậy chúng ta có tin vào tin này không? tôi không tin. tôi không có bằng chứng hay được chứng kiến vụ việc trịnh xuân thanh bị bắt cóc, nhưng tôi tin rằng tin trịnh xuân thanh tự về nước đầu thú là fake news. vậy căn cứ vào đâu để tin như thế? căn cứ vào lương tri. lương tri giúp chúng ta phân biệt được tin thật, tin giả mà chúng ta không được chứng kiến, không được trải nghiệm và không có bằng chứng hay chứng cứ, cũng như không thể kiểm chứng được.
    "
    https://www.facebook.com/donga01/posts/10220080375471681

    Trả lờiXóa
  4. 8. Sự kiện VTV đưa tin về 2000 máy trợ thở vào cuối tháng 3/2020



    Ngày 31/3/2020
    "
    Vu Kim Hanh
    4 giờ ·
    GS TRẦN VĂN THỌ VÀ SỰ CỐ TRUYỀN THÔNG...
    (Có bổ sung ý kiến GS Trần văn Thọ sáng nay)
    Đài truyền hình quốc gia VN, trong bản tin 7g tối qua 30/3/2020, đã đưa tin GS Trần văn Thọ gửi về tặng VN 2000 máy trợ thở. Nghe tin, tôi đã thấy ngờ ngợ vì mỗi máy này trị giá cũng gần 1 tỷ đồng. 3 giờ khuya thức dậy, FB cũng còn nhiều bài cám ơn ông về nghĩa cử này. May mà cùng lúc tôi kịp đọc thông tin từ anh Hoàng Tư Giang đã xác minh trực tiếp từ GS Thọ.

    SỰ THẬT VỀ VIỆC TĂNG 2.000 MÁY TRỢ THỞ
    GS Thọ trình bày như sau:
    “Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, tôi đã đề nghị Thủ tướng:
    (1) Phải chuẩn bị đối phó ngay tình huống dịch bệnh lây lan nhanh kéo theo hiện tượng gọi là sự sụp đổ của hệ thống y tế (medical collapse).
    (2) Một trong những chuẩn bị cần thiết là cho sản xuất ngay một số lượng máy trợ thở cần thiết, bổ sung cho số thiếu hụt hiên tại và sản xuất một số lượng dự phòng.
    Trước mắt sản xuất 2.000 chiếc, sẽ tăng lên 10.000 trong vòng 3 tháng tới.
    Trên thế giới nước nào cũng thiếu loại máy nầy nên song song với dáp ứng nhu cầu trong nước có thể phát triển thành công nghiệp xuất khẩu máy y tế.
    Tôi đã đến gặp anh Trần Ngọc Phúc (cựu du học sinh tại Nhật), người sáng lập công ty Metran chuyên sản xuất máy trợ thở cho người bị bệnh về đường hô hấp,, để bàn về tính khả thi của đề án này.
    Rất may là Metran vừa phát minh một loại máy trợ thở nhỏ, dễ thao tác và giá thành thấp. Mừng là anh TN Phúc đồng ý chuyển giao công nghệ nầy về VN.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.