Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

15/02/2020

Xuất khẩu lao động đi Nhật Bản : ma trận công ty, nhiều dân nghèo dính lừa


Sưu tập từ các nơi.

Có một bài để ở đầu, còn từ đó trở xuống là cập nhật dần.



---



03/09/2019 06:30

Xuất khẩu lao động và những trò lừa dân nghèo

TP - Thời gian gần đây, ở Hà Nội liên tục xuất hiện đơn thư, phản ánh về việc nhân viên công ty xuất khẩu lao động (XKLĐ) ôm tiền của người lao động bỏ trốn. Hàng loạt công ty không được cấp phép đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài nhưng vẫn tuyển người và thu tiền, đẩy NLĐ rơi vào vòng xoáy rủi ro. PV Tiền Phong đã tìm hiểu về thực trạng hỗn độn của thị trường này.



Đơn tố cáo của người lao động gửi đến báo Tiền Phong
Đơn tố cáo của người lao động gửi đến báo Tiền Phong

Rút giấy phép 2 công ty xuất khẩu lao động


Chuyện người Jrai, Bahnar đi xuất khẩu lao động


Kỳ 1: Ma trận xuất khẩu lao động
Thực tế, các công ty XKLĐ hoạt động như một ma trận. Nhiều công ty bất chấp thu tiền sai quy định. Khi xảy ra tranh chấp, họ sẵn sàng phủi trách nhiệm, bỏ mặc số phận NLĐ.
Long đong tìm môi giới đòi nợ
Dưới trời nắng gắt, L.L.C (30 tuổi, quê ở Lang Chánh, Thanh Hóa) vật vờ khắp tòa nhà Sông Đà (số 36 Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội) để hỏi về số tiền đã đóng cho công ty tuyển dụng.
Theo anh C., tháng 1/2018, anh được Trần Văn Lương, tự xưng là Trưởng phòng tuyển dụng của Cty Cổ phần tập đoàn HR Group (tập đoàn HR Group, địa chỉ số 20 Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) giới thiệu chương trình tuyển kỹ sư ô tô đi làm việc tại Nhật Bản (gọi tắt là đơn hàng) của Cty Cổ phần liên kết nhân lực Việt Nhật (tầng 4-V4, tòa nhà Home City số 177 Nguyễn Chánh, Cầu Giấy). Theo giới thiệu của Lương, Cty Cổ phần liên kết nhân lực Việt Nhật thuộc tập đoàn HR Group.
Sau khi vượt qua vòng phỏng vấn, và kiểm tra trình độ tiếng Nhật, anh C. được thông báo trúng tuyển. Lúc này, Trần Văn Lương yêu cầu anh phải đóng trước 3.500 USD (gần 80 triệu đồng) cho tập đoàn HR Group. Khoảng 2 tháng sau, Trần Văn Lương thông báo, bằng cao đẳng nghề của anh C. không xin được visa kỹ sư nên yêu cầu anh phải học cao đẳng chính quy. Phí “nâng bằng” là 500 USD, trừ vào số tiền đã đóng trước đó.
Đến tháng 10/2018, sau 6 tháng đi học và nhận được bằng, anh C. nhận được thông báo của Lương rằng, tấm bằng vẫn không đủ điều kiện nên đơn hàng bị hủy. “Khi tìm đến văn phòng HR Group, nhân viên ở đây thông báo, anh Lương không nộp tiền vào công ty nên không có trách nhiệm trả lại. Còn anh Lương thì bỏ trốn, không chịu trả”, anh C. bức xúc nói.
Một nạn nhân khác cũng bị Trần Văn Lương ôm tiền cao chạy xa bay là trường hợp của chị T.T.V (28 tuổi, quê ở Thái Bình).
Vào tháng 9/2018, chị V được Lương giới thiệu chương trình tuyển kỹ sư chuyên ngành thực phẩm làm việc tại Nhật của Cty Cổ phần 3KS nhân lực (địa chỉ ở tầng 14 tháp A, tòa nhà Sông Đà) với mức phí  4.500 USD. Tại đây, Lương cũng giới thiệu Cty Cổ phần 3KS nhân lực thuộc tập đoàn HR Group.
Sau khi đóng 10 triệu đồng tiền cọc và 3.000 USD cho tập đoàn HR Group, chị được đưa đến một công ty khác ở tầng 2 tháp A, toà nhà Golden Palace (số 99 Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm) để khai thông tin làm hồ sơ.  Phía HR Group cam kết sau khoảng 4-5 tháng, chị sẽ được xuất cảnh. Tuy nhiên, chờ mòn mỏi hơn 5 tháng, công ty vẫn không xin được tư cách lưu trú. Lúc này, phía công ty bất ngờ thông báo hủy đơn hàng.
“Không đi làm việc được tại Nhật, tôi liên hệ với Trần Văn Lương để rút lại tiền, nhưng Lương không chịu trả. Tôi xin gặp lãnh đạo công ty của Lương thì bị từ chối. Cuối cùng, tôi được anh Nguyễn Trung Hiếu, bên bộ phận kiểm soát của Cty cổ phần 3KS nhân lực hứa sẽ xử lý phát sinh này”, chị V nói.
Đến ngày 28/2/2019, chị V được một người tên là Nguyễn Văn Hoàng gọi lên để trả tiền. Tuy nhiên, số tiền nhận được chỉ là 1.000 USD, địa điểm nhận tiền lại ở Cty Cổ phần kết nối nhân lực Việt (tầng 20 tháp B, tòa nhà Sông Đà). Còn hơn 2.000 USD, công ty này thông báo tự liên hệ với Trần Văn Lương để đòi lại.
Bất thường, khó hiểu
Chúng tôi cũng nhận được nhiều phản ánh khác về Trần Văn Lương và những người tuyển dụng lao động tự xưng là nhân viên của HR Group. Họ đã ôm hàng trăm triệu đồng tiền đặt cọc của NLĐ “cao chạy xa bay”. Được biết, sau khi dính nhiều khiếu kiện, văn phòng của HR Group tại 20 Tôn Thất Thuyết cũng biến mất.
Liên hệ với đại diện Cty Cổ phần 3KS nhân lực, người này thừa nhận đơn hàng mà chị T.T.V tham gia là của Cty Cổ phần 3KS nhân lực. Tuy nhiên, về Trần Văn Lương, vị này cho biết, chỉ quen biết chứ Lương không phải là nhân viên của công ty.
“Tại thời điểm đó, Lương chỉ đóng 1.000 USD cho công ty nên công ty chỉ trả lại số đó cho lao động. Số tiền còn lại hai bên tự giải quyết. Còn về tập đoàn HR Group, và Trần Văn Lương chúng tôi không biết”, đại diện Công ty Cổ phần 3KS nhân lực nói.
Ông Nguyễn Hồng Quảng, Tổng Giám đốc Cty Cổ phần kết nối nhân lực Việt và ông Ông Nguyễn Đức Thắng, Tổng Giám đốc Cty Cổ phần liên kết nhân lực Việt Nhật cũng phủ nhận các công ty này không liên quan HR Group.
Ông Quảng khẳng định không có hóa đơn xuất ra để trả lại tiền cho NLĐ tên là T.T.V. Tuy nhiên, thực tế chị T.T.V nhận lại tiền ngay trong căn phòng có treo biển Việt HR (tên viết tắt của Cty Cổ phần kết nối nhân lực Việt). Ông Quảng xác nhận, văn phòng này là của HR.
Trong khi đó, ông Thắng cũng cho biết, Cty Cổ phần liên kết nhân lực Việt Nhật không có trường hợp nào trúng tuyển làm kỹ sư ô tô tại Nhật có tên là L.L.C. Tuy nhiên, trong danh sách thông báo trúng tuyển của công ty này mà phóng viên nắm được có tên L.L.C ở vị trí dự bị. Vị cán bộ phụ trách đơn hàng này của Cty Cổ phần liên kết nhân lực Việt Nhật cũng xác nhận là có.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, theo quy định các công ty XKLĐ chỉ được thu tiền cọc sau khi xin được tư cách lưu trú cho NLĐ. Việc các công ty trên thu tiền đặt cọc lên đến cả nghìn USD, trong khi mới chỉ tổ chức thi tuyển là hoàn toàn sai.  Về số tiền bị nhân viên tuyển dụng “om” khi đơn hàng bị hủy, ông Liêm cho rằng, các công ty phải có trách nhiệm liên hệ với các cán bộ, nhân viên…để hoàn trả số tiền mà NLĐ đã đóng, không thể nói không liên quan. “Trường hợp các công ty thu tiền sai quy định, và để nhân viên lạm dụng “om” tiền, nếu có bằng chứng cụ thể NLĐ có thể gửi đơn đến Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục sẽ cho kiểm tra và xử lý”, ông Liêm cho hay.    

(còn nữa)




---



THÔNG TIN CẬP NHẬT DẦN


..

2.



     0
Anh Lưu Văn Đại đã gửi đơn tố cáo đến cơ quan báo chí về việc bị công ty IDC có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản.


Tòa soạn Pháp luật Plus nhận được đơn trình báo của anh Lưu Văn Đại (SN 1986) ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc về việc tố cáo hành vi có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bà Đinh Thị Quỳnh - Giám đốc Công ty TNHH phát triển nhân lực và hợp tác quốc tế IDC.

Công ty bà Quỳnh có địa chỉ: P1606, tòa nhà Golden Field, đường Nguyễn Cơ Thạch, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Theo đơn gửi tới Tòa soạn Pháp luật Plus, anh Đại cho biết, vào đầu năm 2019 anh có nhu cầu đi xuất khẩu lao động và được người bạn là Nguyễn Thị Bình đang công tác tại Trung tâm dịch vụ việc làm - Sở LĐ,TB&XH tỉnh Hà Nam giới thiệu đến gặp bà Đinh Thị Quỳnh.

1

Đơn cầu cứu của anh Lưu Văn Đại gửi tới Tòa soạn Pháp luật Plus.




Anh Đại cho biết: Theo thông tin bà Quỳnh cung cấp thì hiện đang có đơn hàng tiến cử lao động đi Nhật Bản, không yêu cầu phải thi tiếng. Do thấy bà Quỳnh tư vấn rất nhiệt tình, điều kiện hấp dẫn nên tôi đã đồng ý. Chỉ vài ngày sau, bà Quỳnh đã thông báo là tôi trúng tuyển.

Ngày 20/02/2019, giữa bà Quỳnh và anh Đại có ký Hợp đồng dịch vụ tư vấn kỹ thuật viên, nước nhập cảnh Nhật Bản số 2002/2019/HĐDVTV-IDC. Tại đây, anh Đại được yêu cầu tôi nộp 4.000 USD.

Theo đơn thì anh Đại cho biết, anh được bà Quỳnh hứa hẹn chắc chắn chỉ khoảng cuối tháng 5, đầu tháng 6/2019 là có thể xuất cảnh mà không cần thi tiếng. Đồng thời bà Quỳnh cũng cam kết trong vòng 3 tháng không thể xuất cảnh thì sẽ hoàn trả lại toàn bộ tiền hợp đồng và bồi thường chi phí.

“Tôi yêu cầu sau khi ký Hợp đồng với Chủ sử dụng lao động nước ngoài thì mới nộp tiền nhưng Quỳnh liên tục thúc giục đóng tiền và hứa hẹn rất chắc chắn. Do tin tưởng Quỳnh và muốn được đi xuất khẩu lao động sớm nên chúng tôi đã đồng ý nộp tiền thành 03 lần.
Một số phiếu thu tiền của công ty mà anh Đại cung cấp.

Trong đó, lần 1 tôi nộp cho Quỳnh 10 triệu đồng vào ngày 04/04/2019; lần 2 nộp 45,5 triệu đồng vào ngày 26/02/2019 và lần cuối cùng là ngày 04/3/2019 với số tiền là 53,4 triệu đồng”, anh Đại cho biết.

Theo đơn của anh Đại, ngay sau khi tôi nộp đủ tiền, ngày 05/3/2019, bà Quỳnh thông báo cho anh lên văn phòng kí hợp đồng ngoại, nhưng lại cho người dẫn xuống gặp chị Thủy đại diện Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực Trí Tuệ Việt (Tầng 6 tòa nhà Golden Field, 24 Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình2, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Tại đây, anh Đại được đưa cho tôi một tờ giấy A4 viết tiếng Nhật, nói là Hợp đồng ngoại và yêu cầu ký tên vào.

Sau đó, bà Quỳnh tự đăng ký và dẫn anh Đại đi học tại Trung tâm đào tạo (Giảng đường A2, trường Đại học Sân khấu điện ảnh trên đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội). Thuê ký túc xá để ăn ở tại trường Đại học Sân khấu điện ảnh.

https://www.phapluatplus.vn/dieu-tra-ban-doc/khong-duoc-phep-dua-nguoi-di-xuat-khau-lao-dong-cong-ty-idc-bi-to-lua-dao-chiem-doat-tai-san-d108434.html?fbclid=IwAR2uPGtqhyduEE50jJ9QCUIuL2kfK9_tZ4ZXK7aNje3W9B10CrbhjLfT7tQ






1.

Thứ tư, ngày 3 tháng 4 , 2019

Công ty XKLĐ TMS: Chỉ có địa chỉ duy nhất ở tầng 14, tháp A, Tòa nhà Sông Đà (Hà Nội)


NHNĐây là khẳng định của ông Nguyễn Trung Hiếu - Phụ trách truyền thông của Công ty Cổ phần TMS Nhân lực trong cuộc trả lời phóng viên báo Người Hà Nội.

Vụ “tố” lừa đảo XKLĐ kinh hoàng hàng triệu USD: Bài 3 - Đã bắt được đối tượng báo Người Hà Nội phản ánh

Trước đó, chị Vũ Thị Kim Loan, sinh ngày 29/12/1987 ở xã Gia Thanh, Phù Ninh, Phú Thọ đến tòa soạn báo Người Hà Nội tố cáo về việc chị được một số người xưng danh là cán bộ của Công ty Cổ phần TMS Nhân lực (Công ty XKLĐ TMS) thu gần 100 triệu đồng để làm thủ tục cho chị đi Nhật Bản làm đơn hàng Vệ sinh tòa nhà. Chị Loan cho biết đã đóng tiền cho những người xưng danh là Cán bộ của Công ty Cổ phần TMS Nhân lực này ở tầng 03, số 20 đường Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội.
Công ty XKLĐ TMS: Chỉ có địa chỉ duy nhất ở tầng 14, tháp A, Tòa nhà Sông Đà (Hà Nội)

Ông Nguyễn Trung Hiếu (bên trái ảnh) - Giám đốc Kiểm soát của Công ty cổ phần tập đoàn TMS HR đến Tòa soạn báo Người Hà Nội giải trình về vụ việc
Hiện nay, văn phòng này đã chuyển đến tầng 04, Tòa nhà Homecity số 177 phố Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội. Sau khi đóng tiền, chị Loan được đưa xuống Trung tâm đào tạo ở địa chỉ số 01, phố Kiều Mai và Đan phượng, Hà Nội để học.

Sau đó, vì có việc phát sinh, chị không muốn đi Nhật nữa nên đã đến gặp những người này xin lại số tiền đã nộp nhưng không được trả lại. Chị Loan đã làm đơn gửi báo Người Hà Nội để được hỗ trợ.
Công ty XKLĐ TMS: Chỉ có duy nhất ở tầng 14, tháp A Tòa nhà Sông Đà

Trên Phiếu thu tiền do chị Loan cung cấp có thể hiện đơn vị thu là: TMS
Sau khi nhận được đơn, phóng viên báo Người Hà Nội đã đến Trung tâm đào tạo và Văn phòng ở tầng 04, tòa nhà Homecity số 177 Trung Kính để đặt lịch làm việc nhưng chưa có câu trả lời. Phóng viên tiếp tục đến văn phòng Công ty XKLĐ TMS ở tháp A, tòa nhà Sông Đà và được lễ tân giới thiệu, cho số điện thoại hẹn lịch làm việc với cán bộ phụ trách truyền thông tên là Hiếu. Trong cuộc tiếp xúc phóng viên, ông Hiếu và một cán bộ phụ trách nhân sự khẳng định là Công ty XKLĐ TMS chỉ có địa chỉ duy nhất văn phòng ở tầng 14, tháp A, tòa nhà sông Đà, đường Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Những nội dung trong đơn tố cáo không liên quan gì đến Công ty XKLĐ TMS cả – ông Hiếu nói. 
Công ty XKLĐ TMS: Chỉ có duy nhất ở tầng 14, tháp A Tòa nhà Sông Đà

Chị Vũ Thị Kim Loan (bên phải ảnh) cùng người nhà đến báo Người Hà Nội tố cáo
Công ty XKLĐ TMS: Chỉ có duy nhất ở tầng 14, tháp A Tòa nhà Sông Đà


Công ty XKLĐ TMS: Chỉ có duy nhất ở tầng 14, tháp A Tòa nhà Sông Đà
 Công ty XKLĐ TMS: Chỉ có duy nhất ở tầng 14, tháp A Tòa nhà Sông Đà
 Công ty XKLĐ TMS: Chỉ có duy nhất ở tầng 14, tháp A Tòa nhà Sông Đà
 Công ty XKLĐ TMS: Chỉ có duy nhất ở tầng 14, tháp A Tòa nhà Sông Đà

Đơn chị Vũ Thị Kim Loan gửi các cơ quan chức năng tố cáo Công ty XKLĐ TMS nhưng, đại diện Công ty XKLĐ TMS khẳng định chỉ có mỗi địa chỉ ở tầng 14, tháp A, tòa nhà Sông Đà. Như vậy, những địa chỉ khác là giả mạo Công ty XKLĐ TMS. Theo đơn tố cáo chị Loan đã nộp tiền cho các đối tượng tại tầng 03, số 20 đường Tôn Thất Thuyết và hiện nay địa chỉ đã được chuyển đến tầng 04 tòa nhà Hommecity số 177 Trung Kính, Hà Nội. Chị Loan đã đến địa chỉ này đòi tiền và được một người tên là Lê Quang Đạo tiếp. Vậy, văn phòng ở tầng 04, số 177 Trung Kính là của Công ty nào và có chức năng đưa người đi nước ngoài hay không? Phóng viên đã đến đây để xác minh thông tin nhưng chưa có câu trả lời. Thực chất chị Loan đã nộp tiền cho doanh nghiệp nào để được vào 02 Trung tâm đào tạo là ở số 01 Kiều Mai và xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng (Hà Nội) để học
Công ty XKLĐ TMS: Chỉ có duy nhất ở tầng 14, tháp A Tòa nhà Sông Đà
Công ty XKLĐ TMS: Chỉ có duy nhất ở tầng 14, tháp A Tòa nhà Sông Đà
Sau khi đóng gần 100 triệu đồng, chị Loan được đưa đến Trung tâm đào tạo tại Xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội để học.
Công ty XKLĐ TMS: Chỉ có địa chỉ duy nhất ở tầng 14, tháp A, Tòa nhà Sông Đà (Hà Nội)
Chị Loan xuống Trung tâm đào tạo ở xã Đan Phượng tìm gặp thầy giáo chủ nhiệm (người cầm điện thoại)

(Còn nữa)...
http://nguoihanoi.com.vn/cong-ty-xkld-tms-chi-co-dia-chi-duy-nhat-o-tang-14-thap-a-toa-nha-song-da-ha-noi_250457.html


..

..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.