Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

25/01/2020

Phủ Tây Hồ mùng 1 Tết Canh Tý 2020 : lễ Mẫu, khẩu trang, bán muối

Mùng Một Tết nhiều năm nay, Phủ Tây Hồ trở thành điểm đến của rất nhiều người thủ đô và người trong toàn quốc.

Mùng Một Tết năm nay, năm Canh Tý 2020, nhằm Thứ Bảy ngày 25/1/2020, lướt nhanh, thì thấy có hai hiện tượng mới ở Phủ Tây Hồ:
- rất nhiều người đeo khẩu trang,
- việc bán muối lấy may được làm khá rôm rả.

Khẩu trang là phản ánh tình hình đáng lo ngại về đại dịch bùng phát từ Vũ Hán (Trung Quốc) từ trước Tết.

Bán muối, là một sáng tạo mới ở Phủ Tây Hồ trong ít năm trở lại đây.


Nguyên đán Canh Tý 2020, tại Hà Nội
Giao Blog

(lúc này là 15h30, trời Hà Nội đang bắt đầu mưa to và gió nổi lên khá mạnh)

(đêm qua, trời mưa rất lớn trước và sau Giao thừa, riêng thời khắc Giao thừa thì tạnh một lúc khá lâu, đủ để dân chúng thủ đô bày lễ cúng thiên địa ở trước các cổng nhà)




Cập nhật dần từ các nơi về Phủ Tây Hồ.


---



















Ngày 25 Tháng 1, 2020 | 01:20 PM



Thời khắc bước sang năm mới Canh Tý vừa đến, hàng trăm người dân ở Hà Nội đổ về phủ Tây Hồ làm lễ cầu may. Nhiều nam thanh, nữ tú đeo khẩu trang để đề phòng dịch bệnh khi khấn.

Người dân đeo khẩu trang đi lễ phủ sau giao thừa - Ảnh 1.
Phủ Tây Hồ ( Hà Nội ) nhộn nhịp ngay từ 0h ngày mùng 1 Tết Canh Tý. Khắp khuôn viên sân đền không còn chỗ trống.
Người dân đeo khẩu trang đi lễ phủ sau giao thừa - Ảnh 2.
Đây là một trong nhiều nơi ở Hà Nội luôn đông người đến lễ bái vào dịp năm mới hoặc mùng 1 đầu tháng Âm lịch. Mọi thủ tục từ viết sớ, sắp đồ lễ đều có dịch vụ.
Người dân đeo khẩu trang đi lễ phủ sau giao thừa - Ảnh 3.
Thời tiết lúc rạng sáng khá lạnh. Tuy nhiên, theo ghi nhận của Zing.vn, ngay từ 0h, dòng người vào phủ Tây Hồ ngày một đông. Nhiều người mong muốn được lễ sớm nhất có thể để cầu may mắn cho cả năm.
Người dân đeo khẩu trang đi lễ phủ sau giao thừa - Ảnh 4.
Những mâm lễ với tiền vàng mã và túi muối may mắn được người dân dâng lên ban thờ.
Người dân đeo khẩu trang đi lễ phủ sau giao thừa - Ảnh 5.
Ông Nguyễn Việt Đoan (74 tuổi, từ huyện Ứng Hòa) chia sẻ năm nào ông cũng đến đây sớm để cầu may mắn nhân dịp năm mới cho cả gia đình.
Người dân đeo khẩu trang đi lễ phủ sau giao thừa - Ảnh 6.
Chị Giang (từ Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng) cùng chồng lên hồ Tây xem pháo hoa, sau đó vào làm lễ.
Người dân đeo khẩu trang đi lễ phủ sau giao thừa - Ảnh 7.
Trong dòng người đi lễ có nhiều người đeo khẩu trang. Họ cho biết việc này vừa để giữ gìn sức khoẻ giữa trời lạnh, vừa để đảm bảo không bị lây nhiễm dịch bệnh đang được Bộ Y tế cảnh báo.
Người dân đeo khẩu trang đi lễ phủ sau giao thừa - Ảnh 8.
Anh Tuấn (nhà ở phố Hàng Bông) cho biết thấy giới truyền thông nói nhiều về dịch bệnh Corona ở Trung Quốc nên lo ngại và phải đề phòng.
Người dân đeo khẩu trang đi lễ phủ sau giao thừa - Ảnh 9.
Cảnh nhét tiền lẻ cầu may vào các khe cửa lại tái diễn.
Người dân đeo khẩu trang đi lễ phủ sau giao thừa - Ảnh 10.
Ở cổng phủ Tây Hồ, nhiều bạn trẻ tranh thủ bán muối may mắn và được nhiều khách mua. Giá mỗi gói 10.000 đồng.
Theo Tri thức trực tuyến

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất






..


Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi lời chúc Tết gửi đồng bào và chiến sĩ cả nước, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế.

XEM CLIP:
Đúng thời khắc giao thừa bước sang năm mới Canh Tý 2020, Tổng bí thư, Chủ tịch nước đã có lời chúc Tết gửi tới đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước; cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; và bạn bè, nhân dân các nước trên thế giới.
Thưa đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước,
Thời khắc giao thừa thiêng liêng đã điểm; một mùa Xuân mới Canh Tý lại đang về trên đất nước thân yêu của chúng ta! Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi thân ái gửi tới đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, cộng đồng người Việt Nam ta ở nước ngoài những tình cảm thân thiết và lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất. Tôi cũng xin gửi tới bạn bè năm châu, nhân dân các nước trên thế giới lời chúc hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững.
Hòa bình, hạnh phúc, ấm no - Rạng danh Tổ quốc, cơ đồ Việt Nam!
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đọc thư chúc Tết cổ truyền Canh Tý 2020
Chúng ta vừa đi qua năm Kỷ Hợi - 2019 với đầy ắp các sự kiện, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực, để lại những ấn tượng tốt đẹp và cho chúng ta thêm nhiều bài học quý. Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi nhiệt liệt biểu dương và chân thành cảm ơn đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước về những kết quả, thành tích và đóng góp to lớn đó.
Bước vào năm Canh Tý - 2020 - một năm có rất nhiều sự kiện trọng đại của Đảng ta và dân tộc ta; năm tiến hành đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Với quyết tâm cao và niềm tin mới, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hành động quyết liệt, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, tạo đà và động lực thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn tiếp theo.
Chúc mỗi gia đình, mỗi người dân Việt Nam một năm mới nhiều sức khoẻ, niềm vui, hạnh phúc và thành công.

Mừng Xuân mới, thắng lợi mới, học theo thơ Bác Hồ, tôi lại xin nôm na có mấy vần:
Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay cả nước chắc càng thắng to
Hoà bình, hạnh phúc, ấm no
Rạng danh Tổ quốc, cơ đồ Việt Nam!

Chào thân ái!
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
Cả nước hân hoan chào đón năm mới Canh Tý 2020

Cả nước hân hoan chào đón năm mới Canh Tý 2020

Trong khi hàng nghìn người dân TP.HCM đổ ra đường chào đón năm mới, xem trình diễn nghệ thuật và pháo ....

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-nguyen-phu-trong-chuc-tet-canh-ty-2020-611642.html




---

CẬP NHẬT


1. Ngày 25/1/2022

"
hai năm trước đêm giao thừa có mưa đá to mà nhiều người nói cả đời chưa từng thấy. từ tết đấy dịch covid khiến cả nước lao đao. nếu tin vào dị đoan thì đấy là điềm trời. nếu không tin thì đó là hiện tượng tự nhiên, ngẫu nhiên xảy ra vào đêm cuối năm. tin hay không tin đều không thay đổi được gì.
nhưng giả sử như ngày xưa, thấy điềm trời giáng xuống, chính sự cẩn thận hành xử thì liệu thiệt hại có giảm bớt? minh quân với hôn quân khác nhau ở đó.

"
https://www.facebook.com/donga01/posts/10225175522407170







BỔ SUNG


5.

TTO - Mùng 2 tết, Hà Nội bớt mưa, tạo điều kiện cho người dân du xuân lễ chùa đầu năm, cầu mong một năm mới an vui, hạnh phúc cho gia đình.

Người dân nô nức lễ chùa đầu năm, đường ven Phủ Tây Hồ chật cứng - Ảnh 1.

Phủ Tây Hồ đón lượng du khách lớn ngay trong ngày mùng 2 tết, rất may hiện tượng chen lấn xô đẩy không xảy ra - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Khác hẳn tiết trời bất lợi ngày mùng 1 tết, người dân Hà Nội được hưởng tiết trời ấm áp, nắng nhẹ trong ngày thứ hai của năm mới. Đây cũng là cơ hội tốt để mọi người du xuân, lễ chùa cầu mong năm mới bình an.

Ngày này, các đền chùa nổi tiếng tại Hà Nội như chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ, đền Ngọc Sơn… lúc nào cũng đông đúc du khách, người dân về du xuân, làm lễ đầu năm.

Đã thành thông lệ của gia đình mỗi dịp tết đến, bà Nguyễn Thị Mùi (quận Tây Hồ) cùng gia đình về chùa Trấn Quốc, ngôi chùa linh thiêng bên Hồ Tây, để đi lễ đầu năm.

"Năm nào gia đình tôi cũng đi lễ chùa. Do hôm qua trời mưa nên tôi quyết định lễ chùa vào hôm nay, để cầu cho gia đình nhiều sức khỏe và luôn vui vẻ", bà Mùi nói.

Nằm trên con đường ven Hồ Tây, năm nay du khách đi lễ Phủ Tây Hồ văn minh hơn, không còn tình trạng chen lấn xô đẩy như mọi năm dù xe cộ đổ về tăng cao khiến cho con đường ven hồ luôn trong tình trạng quá tải.

Người dân nô nức lễ chùa đầu năm, đường ven Phủ Tây Hồ chật cứng - Ảnh 2.

Phố Quảng Khánh ven Hồ Tây chật cứng bởi lượng phương tiện giao thông, đặc biệt ôtô, đổ về Phủ Tây Hồ quá đông - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Người dân nô nức lễ chùa đầu năm, đường ven Phủ Tây Hồ chật cứng - Ảnh 3.

Khắp các ban tại Phủ Tây Hồ từ sáng đến chiều lúc nào cũng đông đúc, đầy ắp mâm lễ của người dân - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Người dân nô nức lễ chùa đầu năm, đường ven Phủ Tây Hồ chật cứng - Ảnh 4.

Năm nay cũng là một năm Phủ Tây Hồ khuyên người dân hạn chế rải tiền lẻ công đức khắp nơi tại phủ khi đi lễ - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Người dân nô nức lễ chùa đầu năm, đường ven Phủ Tây Hồ chật cứng - Ảnh 5.

Chùa Trấn Quốc cũng là một trong những ngôi chùa nổi tiếng được đông đảo người dân đi lễ đầu năm - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Người dân nô nức lễ chùa đầu năm, đường ven Phủ Tây Hồ chật cứng - Ảnh 6.

Tại chùa Trấn Quốc, nhà chùa khuyên mỗi người chỉ nên thắp một nén nhang, không được mang nhang vào các ban lễ - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Người dân nô nức lễ chùa đầu năm, đường ven Phủ Tây Hồ chật cứng - Ảnh 7.

Tọa lạc tại trung tâm thành phố, đền Ngọc Sơn không chỉ là nơi người dân chọn đi lễ chùa mà còn là địa điểm được nhiều du khách nước ngoài tìm đến trong những ngày này - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Người dân nô nức lễ chùa đầu năm, đường ven Phủ Tây Hồ chật cứng - Ảnh 8.

Đi lễ đầu năm không chỉ cầu mong một năm mới nhiều niềm vui, sức khỏe mà còn là cách để mỗi người tìm sự nhẹ nhàng cho bản thân - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Đầu năm an lạc lễ chùaĐầu năm an lạc lễ chùa

TTO - Những dịp lễ chùa trong mùa tết là cơ hội cho chúng tôi đi vãn cảnh đẹp của các ngôi chùa, đi để tự vấn bản thân, đi để cảm nhận hạnh phúc mà mình đang có và nguyện gìn giữ sự an lạc trong tâm hồn.

NGUYỄN HIỀN


https://tuoitre.vn/nguoi-dan-no-nuc-le-chua-dau-nam-duong-ven-phu-tay-ho-chat-cung-2020012621060286.htm





4.



Trận mưa đá lớn kỷ lục ở các tỉnh miền Bắc khiến nhiều nhà dân bị thủng mái, nhiều xe ô tô bị vỡ kính, móp méo.

Do chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao suy yếu kết hợp với rìa phía Nam của rãnh áp thấp bị nén bởi áp cao lạnh lục địa phía Bắc, đêm 30 sang đến ngày mùng 1 Tết trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có mưa rào và dông kèm theo mưa đá. Lượng mưa đo được ở các trạm dưới 30mm, mưa đá với mật độ dày, đường kính phổ biến từ 0,5 đến 3cm, có nơi lớn hơn 5cm.
Các nơi xuất hiện mưa đá: TP Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng và Hà Nội, làm 5.298 nhà bị hư hại, tốc mái (Bắc Kạn: 3.284; Lạng Sơn: 2.000 (sơ bộ ban đầu); Cao Bằng: 13; Thái Nguyên: 1; Hà Nội xảy ra mưa đá tại xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ nhưng không có thiệt hại).
Đầu năm mưa đá to như quả trứng gà, hàng nghìn nhà thiệt hại
Mưa rào và dông kèm theo mưa đá ở Bắc Kạn. Ảnh: TTXVN
Tại tỉnh Bắc Kạn, theo báo cáo nhanh, đợt mưa đá đã gây thiệt hại trên 3.200 ngôi nhà với mức độ hư hỏng trên 50% mái nhà. Trong đó, huyện Ngân Sơn bị thiệt hại nặng nhất với 2.035 nhà; huyện Chợ Mới 568 nhà, huyện Bạch Thông 583 nhà... Về hoa màu, bị ảnh hưởng chủ yếu là cây thuốc lá mới trồng, cây khoai tây đang trong thời kỳ thu hoạch.
Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo công tác khắc phục tại huyện Bạch Thông, đồng thời ngay trong đêm 24/1 đã tổ chức họp khẩn để bàn giải pháp khắc phục, đảm bảo ổn định đời sống người dân. Chính quyền các địa phương bị thiệt hại cần chủ động khắc phục theo phương châm “bốn tại chỗ” không để người dân bị đói, rét, không có chỗ ở.
Trước mắt, những hộ bị hỏng toàn bộ mái nhà cần di chuyển tới nhà người thân gần nhất hoặc nhà họp thôn, đồng thời cấp bạt, chăn để tạm thời ổn định chỗ ở cho người dân trong những ngày Tết. Về lâu dài, để ổn định chỗ ở, đảm bảo an toàn cần thay thế, lợp lại mái che bằng tôn; ước tính kinh phí để thực hiện lợp lại 2.542 mái nhà này vào khoảng 30 tỷ đồng.
Do nguồn kinh phí của tỉnh hạn hẹp, trong khi nhu cầu khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra lại lớn, UBND tỉnh Bắc Kạn đã đề nghị Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai xem xét, báo cáo Thủ tướng hỗ trợ nguồn kinh phí khoảng 30 tỷ đồng để tỉnh Bắc Kạn khắc phục ngay hậu quả mưa đá, sớm ổn định chỗ ở của trên 2.542 hộ dân.
Đầu năm mưa đá to như quả trứng gà, hàng nghìn nhà thiệt hại
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiểm tra thiệt hại tại Bắc Kạn trong sáng mùng 1 Tết
Sáng nay, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã đến xem xét tình hình thiệt hại do mưa đá đối với đời sống của bà con nhân dân tại xã Dương Quang, TP Bắc Kạn. Bộ trưởng đã chỉ đạo tại cuộc họp, tỉnh Bắc Kạn cần huy động mọi lực lượng xung kích tại chỗ, khẩn trương khắc phục ngay hậu quả của mưa đá để nhân dân đón Tết; nhất quyết không được để hộ dân nào không có nhà đón Tết.
Tỉnh Bắc Kạn cũng cần thống kê hết sức cụ thể để không bỏ sót bất cứ hộ dân nào, trước mắt hỗ trợ bạt, sau đó hỗ trợ tôn cho bà con để mái nhà bền hơn và chống được mưa đá.
Đầu năm mưa đá to như quả trứng gà, hàng nghìn nhà thiệt hại
Những cục đá lớn được tìm thấy sau mưa ở thành phố Cao Bằng. Ảnh: TTXVN
Trong ngày 24-25/1, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp hội tụ gió trên cao, mưa lớn kèm theo dông, lốc, mưa đá tại một số tỉnh phía Bắc. Theo báo cáo của các tỉnh, TP Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng và TP Hà Nội, thiên tai làm 5.298 nhà bị hư hại, tốc mái.
Mưa gió đùng đùng mùng 1 Tết, cây đổ rạp, không ai ra đường

Mưa gió đùng đùng mùng 1 Tết, cây đổ rạp, không ai ra đường

 Nhiều tỉnh miền Bắc như Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng... sáng mùng 1 Tết có mưa lớn, gió giật mạnh ....
Thành Nam
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/moi-truong/dau-nam-mua-da-to-nhu-qua-trung-ga-hang-nghin-nha-thiet-hai-611713.html



3.

Một trận mưa rào kèm sấm sét rền vang như giữa mùa hạ vào chiều và đêm 30 tết Canh Tý tại Hà Nội. Chính ngọ mùng một tết, lại mưa rào và sấm. Nhiều người nói chưa từng chứng kiến điều này trong gần một thế kỷ qua.
Thời quân chủ chuyên chế, theo lệ vào dịp đầu năm, các vua Việt Nam tế lễ ở Đàn Nam Giao tạ ơn Trời đất và sám hối trước Thần Linh về những tội lỗi họ phạm phải. Nhà vua cầu xin đấng quyền uy siêu nhiên đừng giáng họa xuống thần dân của mình.
Các triều Lý, Trần, Lê và Nguyễn tồn tại hàng trăm năm là nhờ họ thuận theo mệnh Trời, gắng tránh điều ác, làm điều thiện. Họ nói rõ quan lại là cha mẹ dân chứ không phải là đầy tớ của dân. Là cha mẹ thì phải yêu thương dân theo lẽ thường của tạo hóa, chỉ hạng đầy tớ mới có kẻ phản chủ.
Luật nhân quả chi phối sự vận hành tự nhiên và xã hội. Một người coi hành vi bạo ngược là lẽ thường thì sớm muộn người đó cũng phạm tội ác. Một nền chính trị coi bạo lực đẻ ra chính quyền thì nền chính trị đó là một nền chính trị vô đạo đức. Sớm muộn gì nó cũng phạm tội ác chống nhân loại và con đường bại vong là điều không tránh khỏi.
Có rất nhiều gương soi từ lịch sử các xã hội loài người. Tiếc thay không phải ai cũng học được từ bài học nhân - quả !
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2561080037505795&id=100008114712418




2.

Kỳ diệu Hà Nội sáng mùng 1 Tết, đường phố bỗng thênh thang

 Sáng mùng 1 Tết Canh Tý 2020, các con phố Hà Nội thưa thớt người đi lại, không còn cảnh ô tô xe máy chen chúc nhau vào giờ cao điểm. 

XEM CLIP:
Các tuyến phố thường xuyên rơi vào cảnh tắc nghẽn như Tây Sơn, Chùa Bộc, Hồ Đắc Di, Láng... sáng mùng 1 bình yên, xe cộ thưa thớt trong tiết trời mưa phùn đầu năm mới. 
Kỳ diệu Hà Nội sáng mùng 1 Tết, đường phố bỗng thênh thang
Đường Xã Đàn những ngày cuối năm chật ních các phương tiện, đến sáng nay mọi thứ hoàn toàn khác lạ
Kỳ diệu Hà Nội sáng mùng 1 Tết, đường phố bỗng thênh thang
Phố Chùa Bộc không còn cảnh xe cộ nhích từng chút 
Kỳ diệu Hà Nội sáng mùng 1 Tết, đường phố bỗng thênh thang
Phố Hồ Đắc Di trước Tết và sáng nay
Kỳ diệu Hà Nội sáng mùng 1 Tết, đường phố bỗng thênh thang
Đường Tây Sơn hướng đi Ngã Tư Sở 
Kỳ diệu Hà Nội sáng mùng 1 Tết, đường phố bỗng thênh thang
Phố Phạm Ngọc Thạch thênh thang sáng mùng 1 Tết
Kỳ diệu Hà Nội sáng mùng 1 Tết, đường phố bỗng thênh thang
Phố Chùa Bộc hướng đi Tây Sơn thoáng đãng lạ thường
Kỳ diệu Hà Nội sáng mùng 1 Tết, đường phố bỗng thênh thang
Kỳ diệu Hà Nội sáng mùng 1 Tết, đường phố bỗng thênh thang
Khu vực hầm Kim Liên vắng vẻ ngày mùng 1 Tết
Kỳ diệu Hà Nội sáng mùng 1 Tết, đường phố bỗng thênh thang
Người bán bánh mì ngồi buồn trên phố Hàng Chiếu
Kỳ diệu Hà Nội sáng mùng 1 Tết, đường phố bỗng thênh thang
Cửa hàng ở phố Nguyễn Thiện Thuật chưa mở cửa
Đoàn Bổng - Trần Minh - Clip: Xuân Quý
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/an-toan-giao-thong/ky-dieu-ha-noi-sang-mung-1-tet-duong-pho-bong-thenh-thang-611665.html




1.





Người dân nườm nượp đi lễ đền Hùng ngày đầu năm
(PLVN) - Ngày đầu năm Canh Tý, đông đảo người dân thập phương đổ lễ đền Hùng dâng hương, cầu may mắn, an vui, sức khoẻ cho gia đình...

Người dân nườm nượp đi lễ đền Hùng ngày đầu năm

Đền Hùng được xem là chốn linh thiêng bậc nhất. Nơi đây cũng là cội nguồn của dân tộc Việt, là nơi các vua Hùng dựng nước.
Từ rạng sáng nay, các tuyến đường dẫn vào Khu di tích lịch sử đền Hùng nườm nượp dòng người từ khắp mọi miền đất nước. Không ít Việt kiều cũng tìm về đất Tổ, hướng về nguồn cội, tưởng nhớ công ơn các vị Vua Hùng.
Họ đi lễ để cầu may, đồng thời cũng là du ngoạn, thưởng thức cảnh đẹp sơn thuỷ hữu tình trong tiết xuân.



 Người dân đi lễ đền Hùng cầu may. Ảnh: Xuân Hồng
Khu di tích Đền Hùng nằm trên ngọn núi Hùng hay còn gọi là núi Nghĩa Lĩnh thuộc xã Hy Cương, huyện Phong Châu tỉnh Phú Thọ có 4 đền, 1 chùa và lăng vua Hùng. Bao gồm: Đền Thượng và lăng trên đỉnh núi - Đền Trung - Đền Hạ và chùa - Đền giếng. Hành trình của du khách là lên Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng và xuống đền Giếng ở chân núi là kết thúc cuộc hành trình.
Đền Thượng là đền cao nhất trên đỉnh núi. Theo truyền thuyết, nơi đây các Vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh.
Đền Trung là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước.


Đền Hạ tương truyền là nơi Âu Cơ sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con. Kiến trúc đền Hạ kiểu chữ nhị gồm hai tòa tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian, cách nhau 1,5m.
Đền Giếng tương truyền là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 18 theo dạng hình chữ công. Tương truyền nếu đi lễ Đền Giếng mà soi mặt xuống giếng sẽ được phúc lộc của hai công chúa ban cho, được cho rất linh nghiệm cho những ai muốn cầu duyên.
Một số hình ảnh người dân đi lễ đền Hùng sáng nay, mùng 1 Tết Canh Tý:




Xuân Hồng


https://baophapluat.vn/nhip-song-hom-nay/nguoi-dan-nuom-nuop-di-le-den-hung-ngay-dau-nam-491093.html
..

..

1 nhận xét:

  1. 1. Ngày 25/1/2022

    "
    Trần Hồng Tiệm
    1 giờ ·
    hai năm trước đêm giao thừa có mưa đá to mà nhiều người nói cả đời chưa từng thấy. từ tết đấy dịch covid khiến cả nước lao đao. nếu tin vào dị đoan thì đấy là điềm trời. nếu không tin thì đó là hiện tượng tự nhiên, ngẫu nhiên xảy ra vào đêm cuối năm. tin hay không tin đều không thay đổi được gì.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.