Hồi đầu thế kỉ XXI, tức cách nay gần 20 năm, khi dịch SARS bùng phát từ Trung Quốc, đã có giả thiết rằng, nó có liên quan đến chiến tranh vũ khí sinh học. Lúc đó, tôi đang ở Nhật Bản, nên đã nghe và đọc về các giả thiết đó (không chỉ giới học thuật và truyền thông, mà còn là từ bàn luận của người dân bình thường).
Bây giờ, dịch bệnh lại một lần nữa bùng phát từ Trung Quốc. Lại có một giả thiết về khả năng liên quan đến chiến tranh sinh học.
Tin từ các nơi.
---
Thụy Miên
Trong khi vẫn chưa có kết luận chính thức, báo Mỹ dẫn nguồn tin từ chuyên gia chiến tranh sinh học Israel đưa ra giả thuyết mới về phòng thí nghiệm Vũ Hán nằm gần ổ dịch là Chợ hải sản Hoa Nam.
Theo chuyên gia trên, dịch bệnh viêm phổi lạ do vi rút gây ra khiến ít nhất 41 người chết và hơn 1.300 ca lây nhiễm tại Trung Quốc và ở những nước khác (tính đến ngày 25.1) có thể bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Hồi năm 2015, đài truyền hình Vũ Hán đưa tin về việc xây dựng phòng thí nghiệm tối tân nhất, chuyên nghiên cứu vi rút đặt tại thủ phủ tỉnh Hồ Bắc.
Được đưa vào hoạt động từ năm 2017 và hiện vẫn tiếp tục phát triển, Viện Vi rút học Vũ Hán là phòng thí nghiệm duy nhất được Trung Quốc công khai hoạt động nghiên cứu và xử lý những dòng vi rút chết chóc và gây ra các dịch bệnh nguy hiểm, bao gồm SARS và Ebola.
Viện Vi rút học Vũ Hán cách ổ dịch là Chợ Hải sản Hoa Nam khoảng 32 km, làm dấy lên quan ngại về sự liên quan của phòng thí nghiệm này trong vụ bùng nổ dịch viêm phổi, theo báo Daily Mail.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức về sự liên hệ này, và đây chỉ là giả thuyết đang được dư luận đặc biệt quan tâm.
Chương trình vũ khí bí mật?
Báo The Washington Times hôm 24.1 dẫn lời chuyên gia Dany Shoham, cựu quan chức tình báo quân đội Israel đang nghiên cứu chiến tranh sinh học Trung Quốc, cho hay Viện Vi rút học Vũ Hán có liên quan có liên quan đến chương trình vũ khí sinh học bí mật của Bắc Kinh.
“Một số phòng thí nghiệm cụ thể thuộc viện này có lẽ tham gia, về khía cạnh nghiên cứu và phát triển, [chương trình vũ khí sinh học] cho Trung Quốc”, theo ông Shoham.
Công trình nghiên cứu vũ khí sinh học được thực hiện như là một phần của công tác nghiên cứu phục vụ cho cả mảng quân sự lẫn dân sự, và “hoàn toàn diễn ra bí mật”, chuyên gia này cho biết.
Theo báo The Washington Times, ông Shoham có bằng tiến sĩ về vi sinh vật học. Từ năm 1970 đến năm 1991, ông đảm nhiệm vai trò chuyên gia phân tích cao cấp của lực lượng tình báo quân sự Israel về chiến tranh sinh học và hóa học ở Trung Đông và trên toàn thế giới, giữ cấp bậc trung tá.
Nguy cơ vi rút “xổng chuồng”
Báo Daily Mail cùng ngày cũng nhắc lại lời một chuyên gia về an ninh sinh học của Mỹ, ông Tim Trevan vào năm 2017 từng cảnh báo trên chuyên san Nature về nguy cơ vi rút phát tán khỏi phòng thí nghiệm trên.
Gần 3 năm trước, Trung Quốc đã xây dựng và lắp đặt phòng thí nghiệm đầu tiên thuộc hệ thống gồm 7 phòng thí nghiệm sinh học ở Vũ Hán, với mục tiêu nghiên cứu những chủng vi rút nguy hiểm nhất thế giới, bao gồm vi rút gây bệnh Ebola và SARS.
Theo bài viết trên Nature, vi rút SARS không ít lần “xổng chuồng” khỏi phòng thí nghiệm ở Bắc Kinh.
Viện Vi rút học Vũ Hán là phòng thí nghiệm đầu tiên của Trung Quốc đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 4 (BSL-4) – tức mức độ nguy hiểm sinh học cao nhất, có nghĩa là nó đủ năng lực xử lý các mầm bệnh nguy hiểm nhất.
Phòng thí nghiệm trên cũng được trang bị để nghiên cứu trên động vật, bao gồm linh trưởng.
Tuy nhiên, các quy định liên quan đến mảng nghiên cứu này ở Trung Quốc lỏng lẻo hơn Mỹ và các nước phương Tây khác. Điều đó có nghĩa là các dự án được thực hiện với chi phí thấp hơn và ít vấp phải rào cản để giới hạn hoặc làm chậm tốc độ nghiên cứu. Đó cũng là điều khiến chuyên gia Trevan lo ngại.
Nghiên cứu hành vi của các vi rút nguy hiểm và phát triển các phương pháp điều trị hoặc điều chế vắc-xin đòi hỏi phải tiến hành khâu lây nhiễm cho đối tượng là linh trưởng trước khi diễn ra ở người.
Trong khi đó, các loài linh trưởng lại phản ứng khó đoán trước. “Chúng có thể bỏ chạy, cào cấu, cắn xé”, chuyên gia Trevan cảnh báo, và thế là nguy cơ lây nhiễm gia tăng trong quá trình tiếp xúc kiểu này.
https://thanhnien.vn/the-gioi/phong-thi-nghiem-vu-han-lien-quan-den-chuong-trinh-chien-tranh-sinh-hoc-trung-quoc-1175407.html
https://thanhnien.vn/the-gioi/phong-thi-nghiem-vu-han-lien-quan-den-chuong-trinh-chien-tranh-sinh-hoc-trung-quoc-1175407.html
..
---
BỔ SUNG
6.
5.
Thứ sáu, 24/1/2020, 17:52 (GMT+7)
---
BỔ SUNG
6.
Thứ bảy, 1/2/2020, 15:00 (GMT+7)
Virus corona không phải 'vũ khí sinh học'
Các chuyên gia Mỹ bác bỏ giả thuyết cho rằng dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới là hậu quả của một chương trình vũ khí sinh học.
Trong khi Trung Quốc tìm cách ngăn chặn sự lây lan của chủng virus corona mới (nCoV) gây bệnh viêm phổi, nhiều tin đồn và thuyết âm mưu đã lan truyền trên mạng xã hội về nguồn gốc của loại virus này. Một số người cho rằng nCoV được tạo ra trong viện nghiên cứu virus tại Vũ Hán, thậm chí còn đưa ra giả thuyết rằng đây là hậu quả ngoài ý muốn của một chương trình nghiên cứu vũ khí sinh học tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhanh chóng bác bỏ giả thuyết nCoV là sản phẩm nhân tạo. "Dựa trên bộ gen và đặc tính của virus, không có dấu hiệu nào cho thấy đây là chủng virus do con người tạo ra", Richard Ebright, giáo sư sinh hóa tại Đại học Rutgers, Mỹ, cho biết.
Tim Trevan, chuyên gia an toàn sinh học tại bang Maryland, Mỹ, cũng giải thích rằng hầu hết quốc gia đã từ bỏ nghiên cứu vũ khí sinh học sau nhiều năm không thu được thành quả. "Phần lớn bệnh mới và khó xử lý đều xuất phát từ tự nhiên", ông nói thêm.
Nhân viên y tế tại một bệnh viện ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hôm 25/1. Ảnh: AFP.
|
Daily Mail của Anh là một trong những tờ báo đầu tiên nêu nghi vấn về mối liên hệ giữa nCoV và Phòng thí nghiệm An toàn sinh học Quốc gia Vũ Hán (WNBL) thuộc Viện Virus học Vũ Hán, thành phố khởi phát dịch viêm phổi cấp. Theo Daily Mail, phòng thí nghiệm mở cửa năm 2014 này từng gây lo ngại về an toàn trong quá khứ.
Bài viết dẫn lại cảnh báo của Trevan được đăng trên tạp chí Nature hồi năm 2017 về những rủi ro có thể xảy ra tại phòng thí nghiệm Vũ Hán. Tuy nhiên, Trevan đính chính tại thời điểm đó ông chỉ lo ngại về cách quản lý rủi ro trong những hệ thống phức tạp, nơi không thể dự đoán tất cả khả năng, nói thêm rằng ông không theo dõi chặt chẽ các vấn đề tại phòng thí nghiệm Vũ Hán kể từ năm 2017.
Một bài báo khác của Washington Times đưa câu chuyện đi xa hơn khi đặt tiêu đề là "nCoV có thể bắt nguồn từ phòng thí nghiệm liên kết với chương trình vũ khí sinh học của Trung Quốc", đồng thời đặt ra mối nghi ngờ với Viện Virus học Vũ Hán.
Bài báo trích dẫn nghiên cứu của Dany Shoham, cựu sĩ quan tình báo quân đội Israel. Tuy nhiên, Shoham nói với Washington Post rằng không muốn bình luận gì thêm. Trong bài viết cũng nêu rõ "không có bằng chứng hay dấu hiệu nào" cho thấy virus bị phát tán từ phòng thí nghiệm.
Mặc dù không có nhiều bằng chứng chứng minh, giả thuyết về vũ khí sinh học vẫn lan truyền rộng rãi từ mạng xã hội tới những trang web về thuyết âm mưu, thậm chí đăng lên cả những ấn phẩm tin tức quốc tế. Hai bài báo trên đã được hàng trăm tài khoản mạng xã hội khác nhau dẫn lại và có thể đã tiếp cận hàng triệu người đọc.
Milton Leitenberg, chuyên gia vũ khí hóa học tại Đại học Maryland, Mỹ, cho biết ông cùng các nhà phân tích khác khắp thế giới đã thảo luận về khả năng việc phát triển vũ khí tại phòng thí nghiệm Vũ Hán có thể đã dẫn tới lây lan nCoV, nhưng cuối cùng không ai tìm ra bằng chứng thuyết phục cho giả thuyết này.
"Tất nhiên, nếu họ đang nghiên cứu vũ khí sinh học thì việc đó sẽ bị che giấu", Leitenberg trả lời phỏng vấn qua điện thoại, nhưng nói thêm rằng chính phủ Trung Quốc không có khả năng sử dụng cơ sở như vậy để sản xuất, hoặc thậm chí nghiên cứu và phát triển vũ khí sinh học.
Phòng thí nghiệm Vũ Hán là cơ sở có mức an toàn sinh học cấp độ 4, đồng nghĩa với việc được bảo mật hoạt động ở mức độ cao và được phép xử lý các mầm bệnh nguy hiểm, bao gồm Ebola. Những người bước vào phòng thí nghiệm phải đi qua phòng đệm và mặc đồ bảo hộ. Rác thải, thậm chí cả không khí, đều được lọc kỹ càng và làm sạch trước khi đưa ra khỏi cơ sở.
Phòng thí nghiệm này khá nổi tiếng và tương đối cởi mở so với các cơ sở nghiên cứu khác của Trung Quốc. Nơi này có mối quan hệ chặt chẽ với Phòng thí nghiệm Quốc gia Galveston thuộc nhánh y khoa của Đại học Texas và từng được phát triển với sự hỗ trợ từ các kỹ sư Pháp. Giáo sư Ebright bổ sung rằng Viện Virus học Vũ Hán cũng là "cơ sở tầm cỡ thế giới".
Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ năm ngoái cáo buộc Trung Quốc từng tiến hành các hoạt động sinh học có khả năng ứng dụng cho nhiều mục đích. Tuy nhiên, Elsa Kania, chuyên gia tại Trung Tâm An ninh Mỹ Mới, đánh giá chủng virus corona không phải loại vũ khí hữu ích.
"Những tác động của vũ khí sinh học thường rất được chú trọng trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, từ khi dịch viêm phổi cấp bùng phát, nCoV lây lan nhanh chóng khắp Trung Quốc và trên toàn cầu", Kania đề cập tới khả năng kiểm soát virus.
Vipin Narang, giáo sư tại Viện Công nghệ Massachusetts, cũng bác bỏ giả thuyết về vũ khí sinh học bằng cách giải thích rằng theo lý thuyết, vũ khí sinh học "gây tỷ lệ tử vong cao, nhưng khả năng lây truyền thấp", nói thêm rằng việc lan truyền tin đồn thất thiệt như vậy về dịch bệnh là "cực kỳ vô trách nhiệm".
Sau khi dịch Ebola bùng phát năm 2014, nhiều "tin giả" cũng được lan truyền rằng Bộ Quốc phòng Mỹ đã sản xuất loại virus này. Những suy đoán xung quanh dịch viêm phổi cấp có thể bắt nguồn từ sự không chắc chắn về nguồn gốc nCoV.
Một số nhà khoa học cho rằng chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán, nơi buôn bán nhiều loại động vật hoang dã, là điểm khởi phát. Tuy nhiên, các chuyên gia Trung Quốc hôm 24/1 đăng một nghiên cứu trên tạp chí y khoa Lancet để bác bỏ giả thuyết này. Nhóm nghiên cứu Trung Quốc cho biết trong số 41 bệnh nhân đầu tiên nhập viện vì nhiễm nCoV, 13 người chưa từng tới chợ hải sản Hoa Nam.
Daniel Lucey, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Georgetown, đưa ra nhận định rằng nCoV có thể đã nhiễm cho người bên ngoài, sau đó lây tới chợ Hoa Nam và từ đó lan rộng.
Hồ Tích Tiến, tổng biên tập tờ Global Times thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 28/1 cho biết người dân nước này thậm chí còn lan truyền một giả thuyết rằng Mỹ chịu trách nhiệm cho dịch bệnh. Theo ông, logic của họ chỉ đơn giản bởi Trung Quốc lúc nào cũng là mục tiêu nhắm tới của phương Tây. "Nhưng hầu hết người dân Trung Quốc không tin vào điều đó", ông nói thêm.
Ánh Ngọc (Theo Washington Post)
5.
Thứ sáu, 24/1/2020, 17:52 (GMT+7)
218 du khách Vũ Hán ở Đà Nẵng
Bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết số khách này nhập cảnh theo chuyến bay cuối cùng từ thành phố Vũ Hán đến Đà Nẵng ngày 22/1, trước khi thành phố này đóng cửa để ngăn bệnh viêm phổi lây lan. Đoàn khách đi theo lịch trình tham quan Đà Nẵng và các khu vực lân cận. Họ lưu trú lại Đà Nẵng, đến ngày 25/1 (mùng Một Tết) sẽ vào Nha Trang.
"Hiện các du khách này không có biểu hiện gì đáng nghi mắc bệnh hô hấp, do đó họ vẫn tiếp tục lịch trình tham quan", bà Hạnh nói.
Ông Đoàn Hưng, Phó Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Trung, chiều 24/1 cho biết do Vũ Hán đã đóng cửa và Cục Hàng không Việt Nam lệnh cấm, hủy các chuyến bay đến những thành phố Trung Quốc bị phong tỏa, Cảng vụ sẽ bố trí máy bay đưa những du khách này về nước.
"Máy bay sẽ chở những người khác này đến Vũ Hán, sau đó đi máy bay rỗng về lại Đà Nẵng, không chuyên chở khách chiều ngược lại để tránh lây nhiễm bệnh viêm phổi", ông Hưng nói.
Sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong 3 sân bay tại Việt Nam có đường bay thẳng với Vũ Hán, khai thác tần suất 3 chuyến một tuần.
Khách quốc tế đến Đà Nẵng qua hai cửa khẩu đường biển và đường hàng không. Bình quân mỗi ngày có khoảng 100 chuyến bay quốc tế làm thủ tục xuất, nhập cảnh tại sân bay Đà Nẵng.
Ông Đoàn Hưng cho biết trên những chuyến bay đến Đà Nẵng, cảng vụ đã lưu ý tổ bay khi phát hiện hành khách có biểu hiện mệt mỏi, sốt, lập tức báo ngay cho trung tâm kiểm soát mặt đất. Hành khách nghi bệnh sẽ được đưa lên phương tiện riêng để cách ly, điều trị, không đi chung đường ống thông thường với hành khách khác.
Theo kế hoạch, từ ngày 30 Tết đến mùng 5 Tết, có 93 chuyến bay từ các địa phương của Trung Quốc đến Đà Nẵng. Bà Hạnh khẳng định ngành du lịch sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh. Những khách có biểu hiện bệnh phổi sẽ được cách ly ngay để xử lý.
Trong khi đó, đại tá Tôn Quốc Khánh, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Đà Nẵng, cho biết mùng 2 và mùng 3 Tết có hai chuyến tàu từ Thẩm Quyến (Trung Quốc) cập cảng Tiên Sa. Tàu biển đến cảng Đà Nẵng có tàu đưa khách ở qua đêm trên bờ, có tàu chỉ tham quan ban ngày.
"Nếu dịch bệnh viêm phổi bùng phát thì Đà Nẵng sẽ đóng cửa biên giới biển. Các tàu đến sẽ chỉ được neo đậu ở bên ngoài phao số 0", đại tá Khánh nói.
Kiểm tra thân nhiệt từ xa khách nhập cảnh sân bay Nội Bài. Ảnh: Giang Huy.
|
Trong cuộc họp khẩn chống dịch viêm phổi do virus nCoV trưa 24/1, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến cho biết thành phố chưa ghi nhận ca bệnh nào. Ba du khách Trung Quốc bị phát hiện sốt khi nhập cảnh vào Đà Nẵng trước đó đều cho kết quả âm tính với virus nCoV.
Đà Nẵng đã thiết lập quy trình phòng chống bệnh truyền nhiễm nhóm A tại sân bay, cảng biển với đội ngũ kiểm dịch viên làm việc 24/24h, hệ thống máy đo kiểm tra thân nhiệt du khách khi nhập cảnh.
"Nếu phát hiện hành khách bất thường, chúng tôi sẽ kích hoạt quy trình tiếp nhận, cách ly, điều trị theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới về phòng chống bệnh truyền nhiễm nhóm A", bà Yến nói.
Bác sĩ Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng, cho biết theo quy trình, khi tiếp nhận bệnh nhân nghi nhiễm, bệnh viện sẽ bố trí một đường riêng để xe chở bệnh nhân (đã sát trùng trước) đi thẳng vào Khoa Y học nhiệt đới, không qua Khoa Cấp cứu.
Tại Khoa Y học nhiệt đới, bệnh viện bố trí tầng 4 hoàn toàn tách biệt để theo dõi, điều trị bệnh nhân. "Khu vực này có hệ thống lối đi theo hướng một chiều, theo tiêu chuẩn của WHO về phòng, chống bệnh truyền nhiễm", bác sĩ Nhân nói.
Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng đã chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ, bảo hộ và nhân lực sẵn sàng ứng phó trong trường hợp xảy ra dịch bệnh.
Trên thực tế việc phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do virus nCoV vẫn còn nhiều bất cập. Ông Trần Đình Vinh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản - Nhi, cho biết vừa qua bệnh viện tiếp nhận hai bệnh nhân người Trung Quốc 2 và 13 tuổi, kết quả xét nghiệm âm tính, nhưng gặp nhiều khó khăn khi trao đổi vì bất đồng ngôn ngữ. Do đó cần phải có người phiên dịch, hoặc đội ngũ bác sĩ từng đi học ở Trung Quốc hỗ trợ.
Bên cạnh đó, bộ test xét nghiệm loại virus Corona mới Bộ Y tế mới chỉ cung cấp cho Viện Pastuer Nha Trang, việc lấy mẫu bệnh phẩm bệnh nhân nghi nhiễm viêm phổi đi xét nghiệm gặp khó khăn. Sở Y tế Đà Nẵng đã đề xuất Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương được gửi mẫu xét nghiệm trực tiếp để kết quả nhanh hơn.
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho rằng Việt Nam đang ứng phó chậm đối với nguy cơ dịch viêm phổi mới. "Trung Quốc đã chủ động hủy các chuyến bay, tàu hỏa rời thành phố Vũ Hán từ hôm qua (23/1) rồi mà đến trưa nay Việt Nam vẫn cho khách vào là không ổn. Không nên vì muốn thêm một số chuyến bay chở khách đến Đà Nẵng mà đối mặt với nguy cơ dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân thành phố", ông Thơ nói.
Ông Thơ nói, Đà Nẵng là địa phương thu hút nhiều du khách Trung Quốc nên quan trọng nhất là giám sát ở các cửa khẩu. Các đơn vị như y tế, biên phòng, sân bay, du lịch cần có sự phối hợp đồng bộ và hiệu quả. Chủ tịch UBND thành phố đề nghị ngành y tế lên phương án thành lập một bệnh viện dã chiến cách ly hoàn toàn để thu dung, điều trị cho người bệnh viêm phổi do nCoV trong trường hợp có dịch bệnh bùng phát.
Lãnh đạo thành phố đề nghị Sở Du lịch làm việc với các cơ sở lưu trú, hoạt động kinh doanh vận tải, lữ hành, tuyên truyền và yêu cầu có sự hợp tác chặt chẽ. Trong trường hợp phát hiện du khách có dấu hiệu bệnh thì báo ngay cho ngành y tế và Trung tâm kiểm soát bệnh tật để xử lý.
"Các trung tâm kiểm soát bệnh tật phải đặt trong tình trạng báo động", ông Huỳnh Đức Thơ nhấn mạnh.
Kể từ khi khởi phát vào ngày 31/12/2019, virus đường hô hấp nCoV thuộc họ Coronavirus đã cướp đi mạng sống của 26 bệnh nhân, lây nhiễm cho ít nhất 830 người, tính đến trưa 24/1. Bệnh đã lan sang nhiều nước gồm Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, theo dòng di chuyển của người Vũ Hán hoặc người từng đến Vũ Hán và lây bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh là chủng virus thuộc họ Corona chưa từng được biết đến, được đặt tên là nCoV, gây bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp. Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá hình hình bệnh hiện diễn ra chủ yếu ở Trung Quốc nên chưa đến mức công bố đại dịch khẩn cấp toàn cầu.
Việt Nam ghi nhận 2 bệnh nhân đầu tiên mắc viêm phổi do nCoV, là hai bố con người Vũ Hán, Trung Quốc. Bộ Y tế Việt Nam sáng 24/1 đã công bố hai số điện thoại "nóng" thông tin bệnh viêm phổi cấp do virus nCoV 0989671115, 0963851919. Bộ khuyến cáo người dân liên hệ đến Cục Y tế dự phòng hoặc cơ quan y tế gần nhất, nếu nghi ngờ viêm phổi hoặc bị viêm phổi. Ngành hàng không Việt Nam dừng các chuyến bay đến Vũ Hán.
Nguyễn Đông
https://vnexpress.net/suc-khoe/218-du-khach-vu-han-o-da-nang-4046494.html?fbclid=IwAR1UVp5AuF95OSQUpoZMT7W_ZK5kQMvfSBI4pnv7M8b7m_vA07VFEiUe4oE
4.
Các bác sĩ Trung Quốc trực Tết ngày 25.1 trong đợt dịch virus corona. Ảnh: Tân Hoa xã
Giới chức Trung Quốc hôm 26.1 thông báo sẽ có thuốc trị virus corona hiệu quả “trong vài giờ tới”.
3.
Tỉnh táo, sáng suốt nhất là đưa ra quyết định đóng cửa biên giới tạm thời với Trung Quốc để ngăn dịch, không sớm và cũng chẳng muộn mà đúng lúc. Sớm cũng thiệt hại, còn muộn là thảm họa.
2.
【AFP=時事】(更新)中国の新型コロナウイルスによる死者が56人、感染者が1975人に増加する中、習近平(Xi Jinping)国家主席は25日、同国が「深刻な状況」に直面していると警鐘を鳴らした。当局は封じ込めに全力を尽くしているが、春節(旧正月、Lunar New Year)の祝賀行事にも影響が出ている。
国営新華社(Xinhua)通信によると、世界に感染が拡大する中、習氏は共産党の政治局常務委員会議で、「(中国は)新型コロナウイルスの流行が加速するという深刻な状況に直面している」と述べた上で、「間違いなくこの闘いに勝つことができる」と訴えた。
25日、流行の中心地である中部・湖北(Hubei)省武漢(Wuhan)の病院では、診察待ちの人々が怒りと不満を募らせていた。
ある女性は「診察まで少なくとも5時間かかる」とAFPに語った。別の30代の男性によると、2日間の行列待ちを余儀なくされた人もいるという。多くの人々が、椅子を持ち込んで順番待ちをしていた。
武漢の東の外れでは、検問所に立つ警察官が、武漢からの脱出を試みる数台の車を追い返していた。警察官の一人は、「何人たりとも脱出は認められない」と語った。
一方、休暇で武漢を出ていた医療従事者に関しては、混み合う病院で治療の支援に当たるため、市内に戻ることを認めていた。
26日から武漢で自動車の通行が厳しく制限されることを受けて、取り残された市民らは、マスクや手袋、消毒剤を買いだめしていた。
新華社によると、武漢ではゴーグルやマスクなどの医療用品が不足しており、政府は防護服1万4000着と手袋11万組を武漢に送ったという。
外国人らは数日以内に武漢から退避することになった。米コーヒーチェーン大手スターバックス(Starbucks)は春節期間中、健康と安全上の理由から、湖北省の全店舗を閉店すると発表した。
政府は、症例のほとんどは湖北省で報告されており、死者の多くに持病があったと発表している。
中国人の国内旅行は既に禁止されているが、感染がさらに拡大するのではないかとの懸念が浮き彫りになる中、海外への団体旅行も27日から禁止される。【翻訳編集】 AFPBB News
1. Đến ngày 26/1, đã có 56 người tử vong. Số người bị nhiễm vi rút đã lên 1975 người.
【上海=南部さやか】中国湖北省武漢市を中心に感染が拡大している新型コロナウイルスによる肺炎で、中国共産党機関紙・人民日報(電子版)は26日、湖北省で新たに13人が死亡したと報じた。上海市や河南省でも計2人が死亡し、人民日報の26日午前9時現在(日本時間26日午前10時現在)の集計によると、死者は56人となった。感染者は、1975人にのぼる。
..
6.
Trả lờiXóaThứ bảy, 1/2/2020, 15:00 (GMT+7)
Virus corona không phải 'vũ khí sinh học'
Các chuyên gia Mỹ bác bỏ giả thuyết cho rằng dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới là hậu quả của một chương trình vũ khí sinh học.
Trong khi Trung Quốc tìm cách ngăn chặn sự lây lan của chủng virus corona mới (nCoV) gây bệnh viêm phổi, nhiều tin đồn và thuyết âm mưu đã lan truyền trên mạng xã hội về nguồn gốc của loại virus này. Một số người cho rằng nCoV được tạo ra trong viện nghiên cứu virus tại Vũ Hán, thậm chí còn đưa ra giả thuyết rằng đây là hậu quả ngoài ý muốn của một chương trình nghiên cứu vũ khí sinh học tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhanh chóng bác bỏ giả thuyết nCoV là sản phẩm nhân tạo. "Dựa trên bộ gen và đặc tính của virus, không có dấu hiệu nào cho thấy đây là chủng virus do con người tạo ra", Richard Ebright, giáo sư sinh hóa tại Đại học Rutgers, Mỹ, cho biết.
Tim Trevan, chuyên gia an toàn sinh học tại bang Maryland, Mỹ, cũng giải thích rằng hầu hết quốc gia đã từ bỏ nghiên cứu vũ khí sinh học sau nhiều năm không thu được thành quả. "Phần lớn bệnh mới và khó xử lý đều xuất phát từ tự nhiên", ông nói thêm.