Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

21/09/2019

Câu chuyện hầu thánh 2019 : giới hạn nào cho không gian thực hành (ngoài đường, trong quán cà-phê,...)

Hồi đầu thế kỉ XX, tức cách nay khoảng 100 năm, thì nhóm anh em nhà Nhất Linh đã đưa sáng kiến về lối đi hợp thời cho hoạt động hầu thánh ở các đô thị lớn, ví dụ ở đây.

Tức là, nếu đẩy thêm suy luận một chút, thì có thể nói rằng, nhóm Nhất Linh tựa như bảo: "Hãy nhanh nhanh đưa các điệu nhảy trong hầu đồng ra chợ, vào quán ăn, vào sân quần vợt, vào vũ trường". Cái này, sẽ diễn giải cụ thể ở một dịp khác. Nhưng góc nhìn của Nhất Linh, về cơ bản, như anh em ông chủ trương, là thiên về trào phúng, cợt nhả, đùa bỡn thế thôi.

Không ít ông bà đồng ngày ấy thấy Nhất Linh đùa bỡn thế, thì cũng không chấp, không thèm lên tiếng. Việc của các bà thì các bà làm, việc của nhà văn nhà báo thì các nhà văn nhà báo cứ làm. 

Bây giờ, đầu thế kỉ XXI, thì đang thấy các nơi kêu lên rằng: "Đừng đưa Hầu đồng ra chợ, vào quán ăn".


Lấy về từ các nơi.

---



Cách đây hơn 1 năm, tháng 2/2018, Bộ VHTTDL đã có văn bản chỉ đạo các địa phương tăng cường quản lý, triển khai hiệu quả và nghiêm túc Chương trình hành động quốc gia bảo vệ di sản Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, tuy nhiên, cho đến nay, một số hiện tượng biến tướng trong thực hành nghi thức Hầu đồng vẫn còn diễn ra.

(Thethaovanhoa.vn) - Cách đây hơn 1 năm, tháng 2/2018, Bộ VHTTDL đã có văn bản chỉ đạo các địa phương tăng cường quản lý, triển khai hiệu quả và nghiêm túc Chương trình hành động quốc gia bảo vệ di sản Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, tuy nhiên, cho đến nay, một số hiện tượng biến tướng trong thực hành nghi thức Hầu đồng vẫn còn diễn ra.
Khi hầu đồng hồi sinh 'quá đà'

Khi hầu đồng hồi sinh 'quá đà'

Bị nghi kỵ suốt gần nửa thế kỷ, chỉ chính thức xuất hiện lại trong dăm năm qua, hầu đồng - diễn xướng cơ bản của tín ngưỡng thờ Mẫu - đã có bước hồi sinh cực kỳ ngoạn mục khi trở thành Di sản văn hóa cấp quốc gia.
Muôn kiểu biến tướng Hầu đồng
Ngày 12/2, Bộ VHTTDL có văn bản số 618/BVHTTDL-DSVH gửi các Sở VHTT/Sở VHTTDL các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương về việc chấn chỉnh hoạt động Hầu đồng trong Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.
Theo đó, văn bản nêu rõ, để triển khai hiệu quả và nghiêm túc Chương trình hành động quốc gia bảo vệ di sản Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được Bộ VHTTDL công bố, Bộ VHTTDL yêu cầu Sở VHTT/Sở VHTTDL kịp thời kiểm tra, chấn chỉnh các hiện tượng phản cảm, sai lệch với bản chất của di sản văn hóa phi vật thể Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc chỉ tổ chức Hầu đồng ở những nơi có điện thờ Mẫu hoặc di tích thờ Mẫu; không tổ chức nghi lễ Hầu đồng ở khu vực công cộng với tính chất một loại hình dịch vụ du lịch hay ca nhạc đường phố.

Chú thích ảnh







Hầu đồng - một nghi thức trong Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt
Tuy nhiên, thời gian gần đây, theo phản ánh của nhiều thanh đồng chân chính, xuất hiện việc một số người lợi dụng thực hành di sản, đưa Hầu đồng vào quán ăn, phòng trà, thậm chí là Hầu đồng ở chợ... làm mất đi tính trang nghiêm, vẻ đẹp văn hóa trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam, Tứ phủ của người Việt. Một số người coi đó là hoạt động "có thể sinh lời", núp bóng di sản văn hóa, họ lợi dụng niềm tin của cộng đồng để phán bừa, tạo hiện tượng "giả căn", nhằm lôi kéo những người ít hiểu biết tham gia. Bên cạnh đó, xuất hiện cả chuyện ở các vấn Hầu đồng có một số thanh đồng mặc trang phục hở hang và múa theo những điệu nhạc rốc, ráp... rất phản cảm.

Thủ nhang Phủ Chính Phủ Dầy Nguyễn Thị Huệ cho biết: "Có thanh đồng thì đội chiếc mũ cánh chuồn không ra văn quan, cũng chẳng ra võ. Thậm chí có trường hợp mặc cả áo rằn ri, đi giầy tây, đội mũ tai bèo, đội mũ bảo hiểm... để thực hiện Hầu đồng. Bản thân tôi còn chứng kiến, thanh đồng múa trong nền nhạc bài hát Tiếng chày trên sóc Bom Bo".

Chú thích ảnh







Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng phải xác định giới hạn được phép và không được phép của từng cá nhân và từng cộng đồng trong thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu
Theo thanh đồng Dương Văn Nguyện (Nam Định), bản thân ông đã xem những cảnh người mặc áo chầu Đệ Nhị và có hát văn, múa và hát trong quán ăn. Khách dự thì mặc áo ngắn quần đùi. Sau đó đi từng bàn xin tiền. Thậm chí, ngay cả ở chợ Đồng Xuân cũng diễn ra nghi lễ Hầu đồng. Thanh đồng Dương Văn Nguyện cho rằng, xảy ra thực trạng này là điều đau lòng đối với những đứa con của Mẫu.

Nhiều thanh đồng có lời truyền phán mang nặng tính dọa nạt trần tục, mục đích làm cho mọi người sợ để dễ dẫn dắt làm những lễ khác, kiếm lợi. Theo lời thầy phán nếu không làm sẽ gặp họa chết người, gia đình li tán, làm ăn thất bát. Nếu là những người còn trẻ thì thường sẽ bị những lời phán như: không lấy được chồng, thi cử không đỗ hoặc ốm đau... Đó là làm sai lệch đạo Mẫu. "Mẫu ban phước lành, Mẫu nói lời hay ý đẹp chứ đâu có Mẫu dọa nạt để trục lợi như vậy. Đó là những người đội lốt tín ngưỡng để làm lợi cho bản thân"- Thanh đồng Nguyễn Thị Huệ khẳng định.

Làm sao để gạn đục khơi trong

Thanh đồng Nguyễn Thị Hiền- Thiên Phúc tự, xã Trung Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An bày tỏ: "Tôi không đồng ý với những người đang lợi dụng tín ngưỡng để thực hiện Hầu đồng mọi nơi như hiện nay. Chỗ nào cũng hầu, hầu phải ở Tam tòa thánh Mẫu, Tứ phủ bản linh, hầu để sáng tâm, sáng dạ chứ không phải chỗ nào cũng hầu, rồi có người hầu phải tiền. Còn hát văn, biểu diễn sân khấu hóa thì lại là một lẽ khác. Nếu biểu diễn trên sân khấu nghiêm túc để quảng bá giá trị văn hóa thì được, nhưng cũng phải giữ nét nghiêm túc, không được lợi dụng, phô trương, không thể đưa ra quán ăn, không được nhảy nhót hở hang, lợi dụng tín ngưỡng".

Chú thích ảnh







Thanh đồng Nguyễn Thị Hiền bày tỏ không đồng tình với những người làm biến tướng Hầu đồng
Thanh đồng Nguyễn Thị Huệ thì chia sẻ, bản thân những người thực hành nghi lễ Hầu đồng như chị luôn tuân thủ nghi thức và quy tắc của tín ngưỡng. Chị Huệ từng được các tổ chức ở nước ngoài mời thực hiện nghi thức Hầu đồng để giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với các nước. Chị cho biết, vừa qua, có dịp cùng Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam sang Hàn Quốc giao lưu văn hóa, khi thực hiện nghi thức Hầu đồng, chị yêu cầu nghiêm ngặt về không gian thực hành. Phải trong nhà, có mái che, có nơi để chị đặt bát nhang, ban thờ. Khi hầu là phải quay mặt về phía ban thờ, chứ không phải là quay mặt về phía khán giả, quay lưng lại ban thờ như người ta vẫn biểu diễn. Chị Huệ cho rằng, mỗi thanh đồng cần thực hành nghiêm túc, chuẩn mực theo nghi thức thờ Mẫu thì sẽ hạn chế được tình trạng biến tướng, thực hành sai, dẫn đến hiểu sai di sản tốt đẹp của cha ông.

Để hạn chế sai lệch, biến tướng trong việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, theo nhiều nhà nghiên cứu, cần phải có những quy định, thậm chí là bộ luật phù hợp để xử lý những vi phạm. Bên cạnh đó, phải xác định giới hạn được phép và không được phép của từng cá nhân và từng cộng đồng trong thực hành tín ngưỡng này.

Theo TS Luật học Nguyễn Ngọc Mai, Viện nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam các thanh đồng chân chính, thực hành nghiêm cẩn Tín ngưỡng thờ Mẫu cần liên kết lại thành lập một hội, có thể là Hội Thanh đồng Đạo quán của Việt Nam, trong đó, bầu lên các đồng thầy, người có uy tín trong giới, để có thể hướng dẫn các thanh đồng thực hành theo đúng giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu. Từ đó, cũng có những quy định mang tính răn đe với những thanh đồng làm sai, làm trái tín ngưỡng thờ Mẫu.
Hà An/Cổng Thông tin điện tử Bộ VHTTDL


https://thethaovanhoa.vn/van-hoa/dung-dua-hau-dong-ra-cho-vao-quan-an-n20190920103613973.htm
.


---

BỔ SUNG



2.


Đúng ra thì tôi cũng không muốn lên tiếng đâu. Nhưng vì quá bức xúc bởi những kẻ vô học thức, vô văn hóa cứ ngoạc cái mõm ra mà gào rú như lũ chó điên nên cực chẳng đã mới phải đăng đàn bài viết này để mọi người hiểu thêm về giá trị nhân văn của THỰC HÀNH TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU đối với con dân đất Việt.
Quay trở lại thời điểm trước năm 1989, khi đó NGHI LỄ HẦU ĐỒNG được xem như là mê tín dị đoan, lúc đó các thanh đồng ngọc nữ, thủ nhang đồng đền... muốn tổ chức một vấn hầu phải lén lút, bí mật, cắt cử người canh gác từ xa... Lúc đó có ai là người dám lên tiếng bảo vệ, khuếch trương thanh thế của hầu đồng không???
Đến khi Giáo sư Phan Đăng Nhật, Nhạc sỹ Thao Giang, Nghệ sỹ ưu tú Văn Ty chạy ngược chạy xuôi, thu thập tất cả các thể loại giấy tờ liên quan, thuyết trình đến sái cả quai hàm mới được phép trình bày Hát Văn và Diễn Xướng Hầu Đồng ba giá hầu tại trụ sở của Hội Nhạc Sỹ Việt Nam trước sự chứng kiến của tất cả các Bộ, Ngành có liên quan...
Sau đó Bộ Văn Hóa đã chấp nhận cho phép Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được công khai tổ chức...
Ngay lập tức có một số đơn vị làm nghệ thuật đã tranh thủ thực hiện những diễn xướng giá đồng vừa được công nhận luôn và ngay cho nóng hổi...
Tiếp theo đó là các thanh đồng, thủ nhang, đồng đền nhiệt liệt hưởng ứng... Và tình trạng mở phủ, mở điện, nhà nhà hầu đồng, người người hầu đồng tràn lan trên khắp toàn quốc...
Tiếp đó Bộ Văn Hóa đã đệ trình hồ sơ về Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ lên UNESCO để rồi vào hồi 17h15' giờ địa phương (21h15' giờ Việt Nam) ngày 01/12/2016 tại phiên họp Uỷ ban Liên chính phủ về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại thành phố Addis Ababa nước Cộng hòa dân chủ Liên bang Ethiopia, di sản văn hóa Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt Nam đã chính thức được UNESCO công nhận và ghi danh tại danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại...
Trong đó bao gồm : Thực hành âm nhạc (hát văn), thực hành diễn xướng hầu đồng, thực hành các nghi thức khác như ẩm thực, bày lễ, trang phục...
( Cần phải hiểu là UNESCO chỉ có quyền hạn công nhận THỰC HÀNH TÍN NGƯỠNG chứ không thể công nhận TÍN NGƯỠNG)...
Từ khi được UNESCO công nhận các thanh đồng ngọc nữ, thủ nhang đồng đền mới được thả sức tung hoành trên khắp mọi miền đất nước như hiện nay. Họ quên mất rằng trong khi những người có tâm huyết với hồn cốt Việt đã vất vả, gian nan như thế nào để có được ngày hôm nay... Họ tự tung tự tác coi đạo Mẫu là của riêng, xưng danh báo số con Mẹ cháu Cha và tự cho mình cái quyền lăng mạ, sỉ nhục những người mang diễn xướng hầu đồng đến tận hang cùng ngõ hẻm, đến cho đủ mọi thành phần xã hội không phân biệt giàu nghèo...
Thử hỏi nếu không có vài ba chục triệu liệu có thủ nhang đồng đền nào làm lễ cho thiên hạ không???
Họ đã quên mất cội nguồn, quên mất công lao của những người đã hết lòng vì dân tộc Việt... Tội ấy trời đất liệu có dung tha???!!!
Ngay như Trung tâm phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Nhạc Sỹ Thao Giang mang diễn xướng hầu đồng ra sân khấu Đồng Xuân diễn hoàn toàn miễn phí nhằm quảng bá, giúp cho nhân dân, du khách thập phương, bạn bè quốc tế hiểu được giá trị của một nền văn hóa thuần Việt cũng bị họ bôi bác, chê bai là mang Mẫu, mang Thánh " của họ " ra " đầu đường xó chợ"... 
Họ không biết hay giả vờ không biết sân khấu được dựng lên ngay phía trước của Tượng Đài Cảm Tử mùa đông năm 1946, nơi đã biết bao nhiêu người con dân Việt đã không tiếc máu xương, hy sinh thân mình vì độc lập tự do của Tổ Quốc... Họ không sợ báo ứng vì khẩu nghiệp ư...
Họ không hiểu hay cố tình không hiểu đây chỉ là DIỄN XƯỚNG chứ không phải NGHI LỄ HẦU ĐỒNG ???!!!
Dốt thì phải học, ngu thì phải lắng nghe chứ đừng tự cao tự đại cho mình là Cha là Mẹ rồi phát ngôn xằng bậy gây bức xúc cho người dân...
Đặt giả thiết nếu vào một ngày đẹp trời nào đó Chính phủ ra quyết định sẽ đánh thuế thu nhập đối với việc thực hiện nghi lễ hầu đồng thì ra sao nhỉ... Có lẽ những vấn hầu sẽ lại rút vào kín đáo, bí mật và chả có ai to mồm gào thét như hiện tại đâu...
Thôi... Cũng chỉ có vài lời để cho những con ễnh ương hãy tự bằng lòng với khoảng trời trên miệng giếng của mình đi chứ đừng học đòi phùng mang trợn mép gồng mình cố gắng to bằng con bò rồi vỡ bụng chết oan nhé...






1.


Hôm nay chị mới dây cho mấy đứa biết nhé, những đứa họp hành đầu ko có não và nhìn đời bằng con mắt tật nguyền ..mấy đứa có biết các chị mày diễn tại SK chợ đêm Đồng Xuân được đặt ở đâu ko ??? Ở Tượng Đài Cảm Tử đấy... Có biết bao nhiêu người con VN những anh hùng liệt sĩ đã nằm tại nơi này không ??? Nên nhân dân và nhà nước đã xây tượng đài để ghi công và tưởng niệm các liệt sĩ... Vậy mà mấy đứa gọi là đầu đường xó chợ... Điện của mấy đứa chả ai biết đến đâu nhưng nhắc đến tượng đài càm từ chợ đêm Đồng Xuân thì cả thế giới biết đấy ..Phật Thánh thì ở khắp muôn nơi và trong tâm mỗi người ko ai mang đi đâu được cả ..động não đi mấy đứa đừng làm trò lố bịch chị mày ị vào mặt cho đấy !!!




Diễn xướng hầu đồng giá chầu đệ nhị thương ngàn NS Minh Hòa

396 lượt xem

Xuất bản 30 thg 3, 2019


682 lượt xem
Xuất bản 21 thg 4, 2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.