Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

24/04/2019

Nghĩa tử là nghĩa tận : Huy Đức bình luận về "bắt tay" và "biệt thự"

Lâu lâu không cập nhật các mẩu ngắn của Huy Đức, tính từ lần gặp ngẫu nhiên cuối năm 2018 (đã ghi chép nhanh ở đây).

Bây giờ, ở thời điểm theo phong tục thì là "nghĩa tử là nghĩa tận", thấy có một mẩu mới của anh. Về biệt thự của Đại tướng nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh (cụ Đại tướng vừa từ trần ở tuổi 100). Và cũng là về cái bắt tay với tướng Hoàng Kiền.

Chép nguyên mẩu đó từ Fb Huy Đức.

Có gì thêm thì cập nhật ở bên dưới như mọi khi.


---

Ngày 24/4/2019

"





Nghĩa tử nghĩa tận, giờ này mà ca ngợi cựu CTN Lê Đức Anh cũng là "truyền thống tốt đẹp của báo chí nhà nước ta". Nhưng, một tờ báo chính trị như Tuổi Trẻ, ghi lời của thiếu tướng Hoàng Kiền (Kien Hoang) nói, Tướng Lê Đức Anh nói với ông ấy - "Tôi sống trong một căn hộ ở đây. Tôi không có biệt thự nào" - là rất bất cẩn.



Cho dù, mục tiêu của đại tướng Lê Đức Anh không phải là tiền bạc - ông có một vẻ ngoài giản dị gần giống như những nhà lãnh đạo cộng sản cùng thời - nhưng, về nhà cửa ông cũng không thua kém ai cả. Các con của ông, từ con của bà lớn ông để lại miền Nam, hay con của bà sau ông cưới khi ra Bắc, ai đủ tiêu chuẩn đều được cấp nhà, cấp đất. Bản thân ông, từ những ngày đầu về Sài Gòn, đã ở dinh thự mênh mông ở Pasteur.



Khác với nhiều nhà lãnh đạo có quê từ Vĩ tuyến 17 trở vô. Khi về hưu, Lê Đức Anh không trả nhà công vụ. Ông vẫn ở một dinh thự "trong Thành", số 5a Hoàng Diệu. Chỉ thỉnh thoảng ông mới vào SG, ở căn nhà đã thuộc về mình, ở Pasteur. Tôi không nghĩ Lê Đức Anh nói dối với ông Kiền. Tôi cũng không nghĩ ông Hoàng Kiền nhớ nhầm. Cách nói của tướng Kiền cũng theo truyền thống "nghĩa tử là nghĩa tận". Vấn đề là, báo Tuổi Trẻ hoàn toàn có thể xác minh để không hăm hở đưa chi tiết đó. Khen nhau như thế cũng bằng hại nhau.
"
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2079433038758533&set=a.305706452797876&type=3&theater

.









---





BỐ SUNG




11. Từ hôm 26/4, bác Đông A đã viết Fb rằng:

"
tin đồn người đọc điếu văn không phải là tổng tịch. chờ xem thông tấn xã vỉa hè chính xác đến độ nào. nhưng không đọc điếu văn thì đúng là triệu bất tường.
"
https://www.facebook.com/donga01/posts/10217295669175764




"
tin đồn người đọc điếu văn không phải là tổng tịch. chờ xem thông tấn xã vỉa hè chính xác đến độ nào. nhưng không đọc điếu văn thì đúng là triệu bất tường.
"
https://www.facebook.com/donga01/posts/10217345284256110







10.



03/05/2019 10:46 GMT+7

TTO - Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh bắt đầu từ 10h45 ngày 3-5 tại Nhà tang lễ Quốc gia Hà Nội. Sau đó linh cữu Đại tướng được đưa vào TP.HCM để an táng tại nghĩa trang TP.HCM chiều cùng ngày.

Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh - Ảnh 1.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đọc điếu văn tại lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh
Tại lễ truy điệu, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình cho biết hơn 1.000 đoàn đại biểu đã đến viếng Đại tướng Lê Đức Anh tại ba địa điểm: Hà Nội, TP.HCM và Thừa Thiên - Huế..
Trong điếu văn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ trong niềm tiếc thương vô hạn, Đảng, Chính phủ, toàn thể nhân dân đã đến tiễn đưa  nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh về nơi an nghỉ cuối cùng.
Thủ tướng khẳng định Đại tướng Lê Đức Anh là một chiến sĩ cách mạng kiên trung đã dành cả đời cho sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc, Đại tướng mất đi là mất mát lớn không chỉ của gia đình mà còn là mất mát lớn của Đảng, Nhà nước và của toàn thể nhân dân.
Thủ tướng đã ôn lại cuộc đời nhiều chiến công oai hùng của Đại tướng - nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, người đã trải qua rất nhiều chiến trường ác liệt, có nhiều sáng kiến giúp giảm bớt hi sinh xương máu của chiến sĩ và nhân dân.
Thủ tướng cũng nhắc tới kỳ tích được phong Trung tướng vượt cấp của Đại tướng Lê Đức Anh.
https://tuoitre.vn/le-truy-dieu-nguyen-chu-tich-nuoc-le-duc-anh-20190503093756456.htm




9.




Ngoài căn nhà được cấp, tài sản của Đại tướng Lê Đức Anh 'chẳng có gì đáng giá'


"Ngoài căn nhà được nhà nước cấp, tài sản của Chủ tịch nước Lê Đức Anh dường như chẳng có gì đáng giá, không có vật dụng gì giá trị khoảng 5-7 triệu trở lên".

Đại tá, PGS.TS Hồ Sơn Đài, nguyên Trưởng phòng Khoa học quân sự Quân khu 7, là người đã có hơn 10 năm gắn bó, giúp việc cho nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh (từ 2003 đến 2015).
Ông cũng là người chấp bút cho cuốn hồi ký thứ 2 của Đại tướng Lê Đức Anh - cuốn ký lịch sử ghi lại nhìn nhận của Đại tướng với tư cách người trong cuộc nói về tiến trình cách mạng Việt Nam, trong thời kỳ giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc.
Hơn 10 năm gắn bó, đại tá Đài hiểu rõ cuộc sống và con người của đại tướng. Ông nói không muốn và chưa từng chia sẻ điều này với ai, nhưng “hôm nay tôi sẽ nói”. Zing.vn ghi lại lời kể của ông về con người, cuộc sống và sự nghiệp của Đại tướng Lê Đức Anh dưới 2 góc độ: nhà nghiên cứu lịch sử và người phục vụ giúp việc cho Đại tướng.
Chủ tịch nước nhưng nhà 'không có gì đáng giá'
Với tư cách là người được giúp việc bác (Đại tướng Lê Đức Anh - PV), tôi thấy bác Lê Đức Anh là người luôn có khả năng truyền lửa cho người khác bởi tư duy, cách đánh giá vấn đề và thái độ, bản lĩnh trước mọi biến cố của lịch sử. Bác là người hiền hậu, điềm tĩnh, tốt bụng, thân thiết với tất cả mọi người.



Ngoai can nha duoc cap, tai san cua Dai tuong Le Duc Anh 'chang co gi dang gia' hinh anh 1
Đại tá Hồ Sơn Đài trong một lần trò chuyện cùng Đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh do đại tá Hồ Sơn Đài cung cấp.

Ông là người liêm khiết, không lo cho mình, chỉ lo cho mọi người. Ngoài căn nhà được nhà nước cấp, tài sản của bác dường như chẳng có gì đáng giá, trong căn nhà ấy cũng không có vật dụng gì giá trị khoảng 5-7 triệu trở lên.
Bác rất hiền - điều mà người ta thường ít thấy ở những cán bộ quân sự cao cấp, những vị tướng lĩnh quân đội.
Tiếp xúc với bác, ta tưởng như đang tiếp xúc với cha, với ông mình. Bác hiền hậu, thân thiện và điềm đạm trước những vấn đề thay vì phải tỏ ra bức xúc. Trong mối quan hệ gia đình, bác sống rất tôn trọng nguyên tắc - giống như khi hành xử trong công việc.
Danh dự là hai chữ bác luôn đề cao, thể hiện qua việc dù “chức cao vọng trọng” nhưng bác không bao giờ tạo điều kiện cho con mà để các con tự phấn đấu và trưởng thành.
Thậm chí, một hôm xem tivi thấy con trai mình (khi ấy là Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông), bác còn quay sang hỏi vợ ngồi bên cạnh: “Bà ơi, con mình bây giờ nó làm gì ở bưu điện à”?
Bác không bao giờ tác động trong việc chọn nghề nghiệp cho con cái.



Ngoai can nha duoc cap, tai san cua Dai tuong Le Duc Anh 'chang co gi dang gia' hinh anh 2
Ông Nguyễn Thiện Nhân khi còn là Chủ tịch ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đến thăm nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh tại nhà riêng, vào dịp Tết năm 2016. (Ảnh: Vietnamnet)

Đối với những người giúp việc, bác rất hòa nhã, vui vẻ, luôn nói cảm ơn.
Tôi còn nhớ một kỷ niệm, đó là khi Văn phòng Chủ tịch nước có công văn đề nghị bác trả lời đóng góp ý kiến cho một bài diễn văn của vị lãnh đạo Nhà nước sẽ đọc trong một hội nghị lớn ở Hà Nội. Bác yêu cầu tôi đóng góp vài ý kiến, nhưng khi tôi trình lên có ý bác không đồng tình, bác bảo tôi sửa. Sửa đến 3 lần, tôi vẫn đưa ra quan điểm muốn giữ góp ý đó.
Lúc ấy, bác không cáu, chỉ nhẹ nhàng bảo tôi: “Thôi được rồi, có lẽ cậu nắm vấn đề chưa đến, cậu chưa thấm được. Không sao”. Sau đó, thay vì ở TP.HCM, ngày hôm sau bác bay ra Hà Nội luôn để gặp vị lãnh đạo cấp cao đó và đóng góp ý kiến trực tiếp mà không cần dùng đến văn bản góp ý.
Như vậy để thấy rằng, những gì thuộc về nguyên tắc thì bác kiên quyết giữ đến tận cùng và sẽ không nhân nhượng.
Tôi cũng là người được bác giao nhiệm vụ chắp bút cho cuốn hồi ký thứ hai của bác. Cuốn hồi ký đầu tiên về con người và sự nghiệp của bác đã được xuất bản.
Nhưng sau đó, bác đề nghị tôi chắp bút viết một cuốn hồi ký lịch sử, với tư cách người trong cuộc nhìn nhận về tiến trình cách mạng Việt Nam trong thời kỳ giải phóng dân tộc và xây dựng tổ quốc.
Tất cả những điều đã trải qua, bác có ý nguyện viết lại và viết trung thực. Bác nhiều lần nói với tôi, thà không viết, để sau này người khác viết, còn đã viết phải viết đúng như những gì nó từng diễn ra. Cuốn hồi ký chưa hoàn thành nên chưa được xuất bản.
Tư duy sắc bén, tầm nhìn chiến lược
Dưới góc độ nghiên cứu lịch sử, tôi đánh giá Đại tướng Lê Đức Anh là người có tư chất thông minh, tư duy sắc bén, luôn đề xuất các ý tưởng và tổ chức thực hiện nó một cách thành công trong thực tiễn, có tầm nhìn chiến lược trước mọi diễn biến của thời cuộc.



Ngoai can nha duoc cap, tai san cua Dai tuong Le Duc Anh 'chang co gi dang gia' hinh anh 3
Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Quốc phòng, kiểm tra tình hình bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1987. (Ảnh: Tư liệu)

Dấu ấn của bác được thể hiện rõ trong từng cuộc chiến.
Trong kháng chiến chống Pháp, Nam Bộ là chiến trường sau lưng địch - nơi chúng tập trung bình định và thực hiện chiến lược “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
Bác Lê Đức Anh khi đó cùng cấp ủy Đảng và bộ chỉ huy quân sự đề ra chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân, phù hợp với đặc điểm chiến trường sau lưng địch ở Nam Bộ.
Lúc ấy ở Nam bộ, nhiều người muốn xây dựng các đơn vị chủ lực quy mô lớn và xây dựng đến cấp trung đoàn, nhưng bác Lê Đức Anh đề xuất không nên xây dựng những đơn vị quân đội có quy mô lớn.
Theo bác, chỉ xây dựng đến cấp tiểu đoàn, còn lại tập trung tiềm lực để xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang địa phương, nhằm duy trì và phát triển phong trào chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch. Ý kiến của bác được thực tiễn cách mạng chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.
Sang thời kỳ chống Mỹ, đầu năm 1964, bác Lê Đức Anh vào chiến trường miền Nam và được giao giữ nhiệm vụ Tham mưu trưởng rồi Phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng quân giải phóng miền nam Việt Nam, gọi tắt là Bộ Tư lệnh miền.
Ở đây, ông cùng quân ủy và Bộ tư lệnh miền chỉ đạo lực lượng vũ trang xây dựng, chiến đấu làm nên những sự kiện quân sự ý nghĩa, góp phần thay đổi cục diện chiến trường cho đến khi kết thúc chiến tranh.
Khi quân Mỹ và quân đồng minh Mỹ vào trực tiếp tham chiến ở chiến trường miền Nam Việt Nam, vấn đề đặt ra là chúng ta dám đánh Mỹ không - một quân đội nhà nghề và vũ khí được trang bị vào bậc hiện đại, tối tân nhất lúc bấy giờ. Nếu dám, ta có đánh được không? Nếu đánh được thì đánh bằng cách nào?
Lúc ấy, bác Lê Đức Anh đề ra phương châm “bám thắt lưng địch mà đánh”.
Bác được giao trực tiếp thực hiện tổ chức lại chiến trường bằng cách chia nhỏ các địa bàn không có dân để trở thành các tổ chức quân sự theo lãnh thổ.
Bác mạnh dạn chỉ đạo khui các kho vũ khí đang lưu cất dọc biên giới Việt Nam, Tây Ninh ra để trang bị vũ khí mới cho những “nhân viên dân sự”.



Ngoai can nha duoc cap, tai san cua Dai tuong Le Duc Anh 'chang co gi dang gia' hinh anh 4
Trung tướng Lê Đức Anh - Tư lệnh Quân khu 9, nguyên Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh (đứng ngoài cùng bên phải) chụp ảnh cùng với các đồng chí Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng... dự hội nghị tổng kết chiến dịch Hồ Chí Minh tại Đà Lạt, Lâm Đồng, cuối năm 1975. Ảnh: Tư liệu.

Có không ít ý kiến phản đối lúc bấy giờ, nhưng chỉ sau một thời gian, chủ trương trang bị vũ khí cho “nhân viên dân sự”, biến họ thành chiến sĩ đã trở nên hữu dụng và thực tế, họ đã giành được những thắng lợi rất lớn trong chiến dịch phản công mùa khô của Mỹ và chiến dịch chống cuộc hành quân của Mỹ vào Tây Ninh.
Đây là sáng tạo độc đáo và đóng góp lớn của bác Lê Đức Anh trong quãng đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Sau biến cố Mậu Thân xảy ra, chúng ta giành thắng lợi trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1968. Nhưng, địch lại phản kích quyết liệt và cách mạng miền Nam tổn thất rất nặng nề, đặc biệt ở chiến trường Quân khu 9.
Bác Lê Đức Anh với tư cách Phó tư lệnh Bộ tư lệnh miền được phân công xuống làm Tư lệnh Quân khu 9 đã cùng Bí thư Khu ủy Võ Văn Kiệt đề ra chủ trương và chỉ huy lực lượng vũ trang toàn địa bàn Tây Nam Bộ dần lấy lại thế và lực của cuộc kháng chiến, phát triển lực lượng vũ trang, phát triển căn cứ địa.
Bác Lê Đức Anh còn có nhiều đóng góp quan trọng trong nhìn nhận, đánh giá bản chất của Pol Pot lúc bấy giờ - khi ta còn lúng túng trong xác định Pol Pot là bạn hay thù.
Quyết sách 'không tưởng'
Trong suốt tiến trình như vậy, tôi luôn thấy bác có một năng lực, tư duy quân sự rất biện chứng, sắc sảo, hệ thống và đặc biệt rất mẫn cảm về chính trị và quân sự.
Dường như bác luôn ở những điểm nóng, cứ mặt trận nào nóng nhất, khó khăn nhất đều có mặt Đại tướng Lê Đức Anh.
Kể cả khi bác về Bộ Quốc phòng giữ cương vị Bộ trưởng.
Lúc đó, đất nước gặp khó khăn khi bị rơi vào khủng hoảng kinh tế, xã hội, lạm phát tăng cao. Bác đã đưa ra quyết sách “không tưởng” và tổ chức thực hiện nó một cách tài tình.



Ngoai can nha duoc cap, tai san cua Dai tuong Le Duc Anh 'chang co gi dang gia' hinh anh 5
Năm 1995, Chủ tịch nước Lê Đức Anh tới thăm bà mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Em (xã Thanh Quý, thị xã Hà Tĩnh), là mẹ của 3 liệt sĩ. Ông Lê Đức Anh cũng chính là người đề xuất việc phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng. (Ảnh: Tư liệu)

Đó là quyết định giảm đến 60% số quân thường trực trong quân đội, và bố trí lại kế phòng thủ chiến lược quốc gia, tạo điều kiện để nâng cao khả năng phòng thủ đất nước trong xu thế hội nhập và phát triển.
Bác chủ trương giảm để tập trung tiềm lực phát triển đất nước, bảo đảm tốt hơn đời sống của cán bộ chiến sĩ trong quân đội.
Đặc biệt, bác rất quan tâm đến đời sống của các cán bộ chiến sĩ.
Thấy các chiến sĩ sau quá trình cống hiến, phục vụ đất nước không có nhà cửa, đất đai, cuộc sống rất khó khăn nên bác đã tạo điều kiện cấp đất, cấp nhà cho đội ngũ cán bộ sĩ quan quân đội trải qua các thời kỳ kháng chiến, làm thay đổi to lớn phía hậu phương quân đội, tạo tinh thần yên tâm công tác và sẵn sàng chiến đấu.
Bác cũng quan tâm những gia đình neo đơn, khó khăn sau chiến tranh. Vì thế, bác là Chủ tịch nước đầu tiên ký quyết định phong tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Trên cương vị Chủ tịch nước, bác cũng chính là “kiến trúc sư” của việc triển khai các biện pháp chiến lược trong lộ trình bình thường hoa quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, bởi bác quan niệm, nếu giữ tình hình căng thẳng, ta không thể yên ổn phát triển kinh tế, xã hội và ổn định chính trị.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là trưởng ban Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh
Tang lễ Đại tướng Lê Đức Anh tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong 2 ngày 3-4/5 do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là trưởng ban Lễ tang.
Tài thao lược của Đại tướng Lê Đức Anh trong chiến dịch Hồ Chí Minh
Dấu ấn về tài chỉ huy, tài thao lược của Đại tướng Lê Đức Anh đối với cánh quân phía Tây-Tây Nam trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử sẽ còn lưu mãi.




https://vtc.vn/ngoai-can-nha-duoc-cap-tai-san-cua-dai-tuong-le-duc-anh-chang-co-gi-dang-gia-d472444.html?fbclid=IwAR0rtSSeFPIHpOGTu_Zlg4soyJvSSJ85eGWwTeAY8s3BIZG8ULl5HrmvEI0



8. Ảnh cũ (do Fb Kiều Mai Sơn đưa lên), ngày 3/5/2019



"
1- Cụ Lê Đức Anh và vợ đầu Phạm Thị Anh
2- Cụ Lê Đức Anh và gia đình tại nhà riêng 240 Paster quận 3 Tp Hồ Chí Minh (cụ đâu phải chỉ có nhà công vụ số 5 Hoàng Diệu - Hà Nội)
"
https://www.facebook.com/son.kieumai/posts/1117516455101347




7.

"
Theo dân gian và kinh nghiệm của các thày thuốc Đông y thì các bệnh sau đây kiêng không đến đám ma, không ra bãi nghĩa địa, không đến nhà tang lễ(kể cả đứng từ xa)

1. Ung thư. 

2. Tai biến não hoặc đã đột quỵ tim.

3. Bệnh về xương khớp.

4. Chó dại cắn chưa đầy năm ( dù đã tiêm phòng).
5. Xơ gan cổ chướng.
6. Bệnh phong(hủi).
Các bệnh nhân này còn kiêng không lội bùn; hạn chế tối đa nhiễm lạnh nước mưa.
Trong trường hợp, bệnh nhân chịu đại tang, làm chủ tang vẫn phải đứng cách thi hài người quá cố ít nhất là 30m. Trước khi vào đám tang phải uống cốc nước gừng nóng, đặc; BN uỷ quyền cho người khác theo ra nghĩa địa và khi linh cữu đã rời thì phải xông khói bồ kết toàn thân. Cởi bỏ đồ tang, xông bồ kết trực tiếp vào da, tắm bằng nước gừng nóng đồng thời uống cốc nước gừng nóng.
Nếu xông được bằng hơi nước đun bằng lá gừng, lá xả, lá tre, lá khế và bồ kết để ra kiệt mồ hôi thì tốt.
"
https://www.facebook.com/quangvu.tran.7758235/posts/140771833722003


6.







Quốc tang nguyên Chủ tịch Nước, Đại tướng Lê Đức Anh sẽ diễn ra trong hai ngày 3 và 4.5.






Chiều 27.4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát thông cáo đặc biệt về sự ra đi của Đại tướng Lê Đức Anh - nguyên Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Theo đó, tang lễ Đại tướng Lê Đức Anh sẽ diễn ra với nghi thức Quốc tang. Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban Lễ tang.
Theo thông cáo, lễ viếng Đại tướng Lê Đức Anh bắt đầu từ 7h đến 11h, ngày 3.5, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Lễ truy điệu từ 11h và lễ an táng từ 17h cùng ngày tại nghĩa trang TPHCM. Cùng thời gian này, tại hội trường Thống Nhất TPHCM và hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu Đại tướng Lê Đức Anh.
Trong hai ngày Quốc tang (3 và 4.5), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí. 
Trước đó, như Lao Động đã đưa tin, vào 20h10 ngày 22.4, nguyên Chủ tịch Nước, Đại tướng Lê Đức Anh qua đời tại nhà ở số 5A, Hoàng Diệu, Hà Nội. 
Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh (1920-2019) có bí danh Sáu Nam. Quê quán xã Lộc An (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế). Ông là lão thành cách mạng, từng tham gia vào nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. 
Nguyên Chủ tịch Nước Lê Đức Anh được khen thưởng: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến công hạng nhì, Huân chương Chiến thắng hạng nhất và nhiều huân chương của Liên Xô (cũ), Cu Ba, Campuchia, Lào. Ông là đại biểu Quốc hội khóa: VI, VII, VIII và IX; Ủy viên Trung ương Đảng từ khóa IV đến VIII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa: V, VI, VII và VIII.
VƯƠNG TRẦN
https://laodong.vn/thoi-su/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-lam-truong-ban-le-tang-dai-tuong-le-duc-anh-730383.ldo



5. Thông tin và bình luận của RFA

"

Có phải sức khỏe của TBT Nguyễn Phú Trọng khiến lễ tang ông Lê Đức Anh giản dị?

Trung Khang, RFA
2019-04-26

Email
Ý kiến của Bạn
Share
In trang này
Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, ảnh minh họa chụp năm 1995.
Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, ảnh minh họa chụp năm 1995.
 Reuters


















Ông Lê Mạnh Hà, con trai của nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, hôm 26 tháng 4 năm 2019 có chia sẻ với báo chí trong nước, nguyện vọng của gia đình tổ chức tang lễ cho đại tướng Lê Đức Anh đơn giản, chỉ gói gọn trong một ngày, không ảnh hưởng đến các hoạt động khác.
Theo Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, sau thời gian lâm bệnh, đã từ trần hồi 20 giờ 10 phút ngày 22 tháng 4 năm 2019 tại Hà Nội.
Nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh sinh ngày 1 tháng 12 năm 1920 ở Thừa Thiên - Huế, Ông giữ chức Chủ tịch nước Việt Nam từ năm 1992 đến 1997. Trước đó Ông cũng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng như Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng Tư lệnh quân đội.v.v…
Nó không thuận với tính cách không hề giản dị của ông ấy khi còn sinh thời. Tuy không sống ở TP.HCM, nhưng bản thân ông Lê Đức Anh vẫn được cấp sở hữu một dinh cơ to ngất ngưởng ở đấy. Chưa đủ, ở Hà Nội, ông vẫn chiếm một ngôi biệt thự công vụ làm nhà ở cho đến tận cuối đời.
-Luật sư Đặng Đình Mạnh
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 26/4, từ Sài Gòn, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhận định:
“Như vậy là tốt, tổ chức rình rang làm gián đoạn nhiều việc lắm, mà quốc tang ở Việt Nam không phải là hiếm, một năm có thể có 2 hay 3 quốc tang, mỗi quốc tang diễn ra 3, 4 ngày, có thể đình đốn lại sản xuất, vui chơi giản trí của người dân và nói chung là không cần thiết. Cho nên cũng có đề nghị là quốc tang nên làm hết sức giản dị để tiết kiệm cho ngân sách, mà ngân sách cũng là tiền của dân, không việc gì phải xài lãng phí vào quốc tang.”
Từ Nha Trang, Nhà báo Võ Văn Tạo cũng đồng quan điểm, ông cho rằng theo tập quán hiện nay của Việt Nam thì nhiều quốc tang quá. Ngoài ra theo ông, nên dùng chữ quốc tang cho những vụ việc cần thiết hơn, đó là những vụ tai nạn, thiên tai, mà có nhiều đồng bào thiệt mạng. Những sự kiện như thế nhà nước nên tuyên bố quốc tang hợp lý hơn khi cả nước rất buồn. Ông nói tiếp:
“Chứ còn mấy ông tứ trụ, mấy ông lãnh đạo chết, thì ít người buồn lắm, chỉ có gia đình họ buồn, người dân chả ai buồn, bản thân tôi chả buồn gì cả.”
Còn Luật sư Đặng Đình Mạnh thì cho rằng, gia đình ông Lê Đức Anh ngỏ ý muốn tổ chức lễ tang giản dị khiến công chúng chưng hửng:
“Nó không thuận với tính cách không hề giản dị của ông ấy khi còn sinh thời. Tuy không sống ở TP.HCM, nhưng bản thân ông Lê Đức Anh vẫn được cấp sở hữu một dinh cơ to ngất ngưởng ở đấy. Chưa đủ, ở Hà Nội, ông vẫn chiếm một ngôi biệt thự công vụ làm nhà ở cho đến tận cuối đời. Các con ông đều được cấp nhà đất khang trang.
Trả lời chúng tôi từ Đà Nẵng, Chị Huỳnh Hằng đưa ra nhận xét liên quan tang lễ của ông Lê Đức Anh:
Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, ảnh minh họa chụp năm 2011.
Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, ảnh minh họa chụp năm 2011.Reuters
“Tôi nghĩ, các con của Ông ấy có lẽ biết điều rồi, trong khi cách đây mấy ngày bị chửi te tua, khi đăng tin Ông mất… Nhưng hãy chờ xem lễ tang giản dị như thế nào đã. Tổ chức quốc tang vào ngày 3 tháng 5 tránh ngày lễ, để khỏi ảnh hưởng đến các ngày nghỉ của người dân, là họ hiểu Ông Lê Đức Anh không có chỗ đứng trong lòng dân, có lẽ khi Ông Lê Đức Anh ra đi thì các hạt giống đỏ của Ông ấy mới biết Ông ta là tội đồ.”
Sau khi nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh qua đời, dù được hàng loạt báo chí do nhà nước kiểm soát đăng bài ca ngợi công lao và sự nghiệp của ông, nhưng các Bloggers và các trang mạng không thuộc nhà nước đã chỉ trích ông Lê Đức Anh là người khiến 64 chiến sĩ hải quân phải hy sinh khi bảo vệ Gạc Ma trong trận hải chiến với Trung Quốc hồi năm 1988. Một số nhân chứng nói rằng ông Lê Đức Anh là người đã ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng khi quân Trung Quốc chiếm đảo do Việt Nam kiểm soát ở Trường Sa năm đó.
Nghệ sĩ Kim Chi cho biết, bà gần như không quan tâm đến ông Lê Đức Anh, vì những việc ông ấy làm trong quá khứ khiến cho bà không kính trọng:
“Tôi nghe người ta nói nhiều về những chuyện ổng đã làm, một trong những chuyện mà tôi bức xúc nhất là ổng ra lệnh không được chống trả trong vụ Gạc Ma. Cho đến nay, chuyện đó vẫn làm cho tôi đau lòng. Ông ấy không bình thường, kẻ thù đến thì phải chống trả, chứ sao lại để yên để người ta giết mình. Từ chuyện đó tôi coi ổng là người có tội đối với đất nước.”
Ngoài ra, theo Luật sư Đặng Đình Mạnh, lời ngỏ ý làm lễ tang giản dị của gia đình ông Lê Đức Anh không đơn giản, mà có vẻ như một sự phản ứng của gia đình ông đối với sự chậm trễ công bố lễ tang cho ông Lê Đức Anh, do đang gặp khó khăn về việc cử trưởng ban lễ tang mà theo quy định, nhiệm vụ nghi thức ấy thuộc về ông Nguyễn Phú Trọng, người đang gặp vấn đề về sức khỏe.
Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay là tổng bí thư chủ tịch nước đang có rất nhiều thông tin là không chỉ bệnh một cách bình thường mà có thể bị tai biến, bị đột quỵ và có thể đang nằm liệt tại chỗ, không thể làm trưởng ban lễ tang được.
-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
Từ ngày 14/4/2019, trên mạng xã hội lan truyền thông tin ông Nguyễn Phú Trọng phải nhập viện khẩn cấp khi đang làm việc ở Kiên Giang. Các thông tin từ các facebook chuyên đưa tin về chính trường Việt Nam cho biết ông bị chảy máu não. Tuy nhiên, báo chí nhà nước khi đó không có bất cứ thông tin gì khẳng định hay phản bác tin này.
Mãi đến ngày 25 tháng 4, Bộ Ngoại giao Việt Nam mới chính thức thừa nhận Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không được khỏe.
Liên quan vấn đề này, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhận định:
“Có thể hiểu ngầm với nhau như thế này, tổ chức tang lễ một cách giản dị cũng có nghĩa là không nhất thiết phải có một ban lễ tang hoành tráng theo nghị định của chính phủ. Cũng không nhất thiết là trưởng ban lễ tang phải là tổng bí thư, chủ tịch nước, mà có thể là một người khác. Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay là tổng bí thư chủ tịch nước đang có rất nhiều thông tin là không chỉ bệnh một cách bình thường mà có thể bị tai biến, bị đột quỵ và có thể đang nằm liệt tại chỗ, không thể làm trưởng ban lễ tang được.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho rằng, việc tổ chức tang lễ một cách giản dị để tránh cho ông Nguyễn Phú Trọng khỏi phải chường mặt ra, để cho người dân biết bệnh tình của ông ấy như thế nào.
"
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-family-of-former-president-le-duc-anh-wanted-to-organize-a-simple-funeral-what-do-people-think-04262019133124.html



"
Gia đình đại tướng Lê Đức Anh nói muốn giảm ngày tổ chức quốc tang
Hình minh họa. Chủ tịch nước Lê Đức Anh (ở giữa) được hai người đỡ đi
Hình minh họa. Chủ tịch nước Lê Đức Anh (ở giữa) được hai người đỡ đi
 Reuters
















Ông Lê Mạnh Hà, con trai đại tướng Lê Đức Anh, hôm 26/4 cho báo Thanh Niên biết gia đình muốn quốc tang cho vị cựu Chủ tịch nước chỉ gói gọn trong một ngày và các hoạt động khác vẫn diễn ra bình thường.
Báo Thanh Niên trích lời ông Lê Mạnh Hà cho biết việc tổ chức quốc tang đơn giản và giảm 1 ngày là nguyện vọng của gia đình. Tất cả các lễ viếng, truy điệu tại Hà Nội và an táng tại thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện 1 ngày là ngày 3 tháng 5 năm 2019.
Thông thường, các quốc tang lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam kéo dài hai ngày, và trong thời gian này các công sở, nơi công cộng phải treo cờ rủ, các hoạt động vui chơi, giải trí phải tạm ngừng.
Theo truyền thông trong nước, cựu Chủ tịch nước, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh đã từ trần vào tối ngày 22 tháng 4 vừa qua do tuổi cao sức yếu, thọ 99 tuổi.
Sau khi ông Lê Đức Anh từ trần, báo chí trong nước có nhiều bài báo ca ngợi công trạng của ông đối với đất nước và đảng.
Tuy nhiên, một số blog và trang facebook lại đưa ra những thông tin chỉ trích ông về việc ra lệnh không nổ súng trong hải chiến Trường Sa năm 1988, can thiệp vào Campuchia hồi năm 1979 và vai trò của ông ở hội nghị bí mật Thành Đô với Trung Quốc hồi năm 1990.
"
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/family-wants-to-hold-simple-funeral-for-le-duc-anh-04262019092543.html



4. Học giả Đông A bình luận

"
gia đình ông lê đức anh tiếp tục tuồn tin yêu sách về quốc tang. có lẽ đây là trường hợp đầu tiên gia đình công khai yêu sách về quốc tang. có thể thấy các yêu sách về quốc tang ông lê đức anh ngược lại tất cả những gì đã diễn ra ở quốc tang ông võ nguyên giáp. ông lê đức anh an táng ở nghĩa trang bình dân, ông võ nguyên giáp an táng như vua chúa. ông lê đức anh nằm cạnh vợ, ông võ nguyên giáp có nằm cạnh vợ không, hạ hồi phân giải, nhưng không nằm cạnh vợ đầu, bà nguyễn thị minh thái. quốc tang ông lê đức anh 1 ngày, các hoạt động vui chơi hiếu hỉ của dân chúng diễn ra bình thường, quốc tang ông võ nguyên giáp 2 ngày, cấm dân chúng vui chơi hiếu hỉ. lĩnh cữu ông giáp di chuyển bằng chuyên cơ, gia đình đi theo miễn phí, linh cữu ông anh di chuyển bằng máy bay thương mại, gia đình tự mua vé. xem ra đến chết hai đại tướng vẫn kình nhau. nhưng ông lê đức anh thua ông võ nguyên giáp ở khoản viết sách. đời sau chỉ căn cứ vào sách để luận anh hùng thôi. thầy giáo dạy sử dù sao cũng hiểu sức mạnh của sử hơn cai đồn điền. nhưng cũng đúng là những người cộng sản, thế hệ nào cũng vậy, còn tình đâu nữa toàn thù đấy thôi. xem thế cũng hiểu vì sao nguyễn phú trọng vênh vang "như thế đã đủ đau chưa" với đồng chí của mình.
"
https://www.facebook.com/donga01/posts/10217301690086283


3.
 







Sáng nay 27.4, gia đình nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh chia sẻ thêm nguyện vọng về chương trình tang lễ của nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh.









Nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh /// Đồ họa: CẨM TIÊN

Nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh
ĐỒ HỌA: CẨM TIÊN

Theo chia sẻ từ gia đình nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh, gia đình có nguyện vọng lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh được tổ chức tại Hà Nội với mục đích giảm chi phí đi lại của lãnh đạo các cấp, đại diện các cơ quan, đơn vị; tiết kiệm cho ngân sách.


Current Time0:01
/
Duration3:18
Auto


[VIDEO] Tiểu sử Nguyên Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh
Gia đình cũng có nguyện vọng chuyển linh cữu nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh vào an táng tại TP.HCM bằng máy bay thương mại, không phải chuyên cơ. Thành viên gia đình cũng mua vé máy bay như các hành khách khác đi cùng chuyến bay. Gia đình đã đề nghị Bộ Quốc phòng sử dụng máy bay vận tải quân sự, nhưng loại máy bay này đã không còn hoạt động.
Cũng theo chia sẻ của gia đình, nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh sẽ được an táng tại Nghĩa trang TP.HCM sau dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5.
Trước đó, gia đình có bày tỏ nguyện vọng tổ chức quốc tang cho nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh giản dị, thời gian tổ chức tang lễ giảm 1 ngày so với quy định về quốc tang; tất cả các lễ viếng, truy điệu tại Hà Nội và an táng tại TP.HCM được thực hiện 1 ngày, vào ngày 3.5.2019. Gia đình cũng mong muốn các hoạt động khác diễn ra bình thường, không bị đình trệ.









Nguyện vọng gia đình không dùng chuyên cơ chuyển linh cữu đại tướng Lê Đức Anh  - ảnh 1
https://thanhnien.vn/thoi-su/nguyen-vong-gia-dinh-khong-dung-chuyen-co-chuyen-linh-cuu-dai-tuong-le-duc-anh-1075916.html?fbclid=IwAR38_LFJLmPrrtAe6XaaBkdGcqvnOtvuPS_nJU_lEm2_cX46X_FJ6egmAns



2.

Ngày 30-4 của tướng Lê Đức Anh
24/04/2019 06:57 GMT+7

TTO - "Tối hôm đó, khi anh Phạm Hùng và anh Văn Tiến Dũng cho người xuống gọi tôi lên họp, tôi nói: "Giờ cho tôi ngủ chút đã, mệt quá!".

Ngày 30-4 của tướng Lê Đức Anh - Ảnh 1.
Một trang hồi ký của Đại tướng Lê Đức Anh
LTS: Tuổi Trẻ xin giới thiệu một đoạn trích trong hồi ký Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng do chính Đại tướng Lê Đức Anh chấp bút. 
Ngày 8-4, cuộc họp đông đủ Trung ương Cục, Quân ủy Miền và Bộ tư lệnh B2, phổ biến quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định, gồm có: Đại tướng Văn Tiến Dũng làm tư lệnh, Phạm Hùng làm chính ủy, Thượng tướng Trần Văn Trà và tôi - Trung tướng Lê Đức Anh làm phó tư lệnh. Riêng tôi lại kiêm phụ trách cánh quân phía tây - tây nam Sài Gòn.
Giấc ngủ "không gì cưỡng nổi"
Việc hóc búa nhất đối với hướng tây - tây nam là vấn đề công binh đảm bảo vượt sông cho các đơn vị tiến quân vào nội đô. 
Đoàn 232 được Bộ chỉ huy chiến dịch tăng cường thêm lực lượng bộ binh, pháo và cao xạ, cả pháo nặng 130 li, có đến một trung đoàn tăng và thiết giáp, trong đó 1/3 là tăng T54. Tất cả xe pháo các loại gần 800 chiếc, thế mà lâu nay Miền chỉ có 1/2 bộ cầu phà nặng TPP của Liên Xô. Thêm một vấn đề nữa: phải dự kiến để chiếm và giữ cho kỳ được các cầu trọng yếu trên các hướng tiến quân.
Đúng 17 giờ ngày 26-4-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Các đơn vị hướng tây - tây nam chúng tôi tiến công. Đến 3 giờ sáng 27-4, Sư đoàn 5 đã cắt được đoạn từ Bến Lức tới Tân An. Sư đoàn 8 cùng quân và dân Tiền Giang thực hiện đánh cắt lộ 4 từ Mỹ Tho đến bờ sông Tiền. Sư đoàn 3 đánh chiếm khu vực An Ninh - Lộc Giang, tổ chức vượt sông Vàm Cỏ. Sư đoàn 9 vượt sông Vàm Cỏ Đông, các vị trí tập kết tại Cầu Bông, Mỹ Thạnh, Đức Hòa. Các trung đoàn 24 và 88 bám sát vào nội đô phía nam Sài Gòn.
Khi xe tăng, thiết giáp của ta vượt qua sông Vàm Cỏ thì trời đổ mưa, đoạn thuộc huyện Đức Huệ (Long An) sình lầy, xe không đi được. Nhân dân vác những bó cây và dỡ nhà mình ra lót đường cho xe tăng và pháo vượt qua. 
Lúc đó, tôi nói một số đồng chí trở lại giúp dân làm lại nhà, dù người dân không hề đòi hỏi. Sau này, anh Nguyễn Minh Châu - tham mưu trưởng Miền - đã chỉ huy bộ đội làm lại hầu hết nhà cho dân...
Ngày 30-4 và 1-5, chúng tôi ở sở chỉ huy cánh tây - tây nam tại một địa điểm phía nam huyện Đức Hòa, Long An. Khi nghe các nơi báo cáo: "Xong rồi", trong cơ thể có một cảm giác nhẹ nhõm, thoải mái biết bao! Và lúc bấy giờ mới thấy thấm mệt, có thể nói là mệt rã rời sau bao ngày đêm toàn bộ cơ thể luôn căng ra như dây đàn.
Tối hôm đó, khi anh Phạm Hùng và anh Văn Tiến Dũng cho người xuống gọi tôi lên họp, tôi nói: "Giờ cho tôi ngủ chút đã, mệt quá!". Và tôi đã ngủ một giấc tới 9 giờ sáng. Trên đời này, ai vừa trải qua những thử thách nghiệt ngã, những ngày tháng căng thẳng thì hẳn sẽ hiểu và cảm thông cho giấc ngủ ngon lành, không gì cưỡng nổi của những người lính chúng tôi ngay khi vừa kết thúc cuộc chiến tranh.
Ngày 30-4 của tướng Lê Đức Anh - Ảnh 2.
Hồi ký Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Đại tướng Lê Đức Anh
Cú chết hụt
Đời tôi đã đi suốt hai cuộc chiến tranh giải phóng đất nước. Biết bao kỷ niệm sâu sắc tưởng chừng không thể quên. Chiến tranh là thử thách cao nhất, nghiệt ngã nhất đối với con người. Nhiều lúc bom đạn ác liệt quá, tôi từng nói vui với anh em: "Bom đạn đầy trời thế này, chết là chuyện thường, sống mới là điều kỳ lạ". Bởi vậy, cú chết hụt ở giờ phút cuối cùng, khi mà chiến tranh sắp kết thúc thì tôi không thể nào quên được.
Sở chỉ huy của cánh quân hướng tây - tây nam nằm ngay bên bờ sông Vàm Cỏ thuộc huyện Đức Hòa. Suốt ngày đêm, tôi vẫn trụ trong cái chòi nhỏ sát mép sông. Sáng hôm đó, tôi vào ăn cơm, chỗ ăn là nhà họp của địa phương, làm nửa chìm nửa nổi. Chính ủy Hai Tưởng đặt vị trí ở đây. 
Vừa ăn xong, tự dưng anh Tưởng bảo tôi: "Anh hãy nán lại, nằm trên võng của tôi mà thở, nghỉ mươi phút rồi hẵng ra đó". 
Tôi nghe anh, vừa ngả lưng, thì ở ngoài chòi của tôi một quả bom từ máy bay địch ném trúng. Cái chòi bay mất, cậu lái xe của tôi hi sinh, cậu bảo vệ bị thương. 
Nếu hôm đó ăn xong tôi ra liền thì nhất định "cái chuyện thường" đã xảy ra với tôi, và hôm nay chẳng còn ngồi mà viết những dòng chữ này.
Chiến tranh có chừa ai, cái ngẫu nhiên, cái tất nhiên đều không thể mang tính quy luật ra mà giải thích.
Cái bắt tay của Chủ tịch nước trong giờ giải lao
lê đức anh
Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm thầy cô giáo và học sinh Trường Phổ thông dân tộc vùng cao Lai Châu, tháng 3-1996 - Ảnh: TTXVN
Đó là năm 1994, ông được bầu đi dự Đại hội Thi đua quyết thắng toàn quân tại Hà Nội và lên đọc báo cáo thành tích trước đại hội.
Giờ giải lao, ông và khoảng chục cán bộ hải quân rất bất ngờ khi thấy Đại tướng Lê Đức Anh lúc đó đang là Chủ tịch nước đã xuống bắt tay từng người, ân cần hỏi han đời sống của chiến sĩ bởi khi ấy lực lượng hải quân còn hạn chế, khó khăn nhiều mặt.
Đại tướng nhắn nhủ các cán bộ hải quân làm sao để các công trình tại các đảo mà công binh xây dựng, phải như chiếc áo giáp chở che khi có tác chiến xảy ra, tạo niềm tin cho bộ đội Trường Sa.
"Chúng ta ở xa đất liền, các đảo đều cơ bản độc lập tác chiến, khi có tình huống xảy ra, có chi viện nhưng ở mức độ nhất định, công trình rất quan trọng, tạo sức mạnh phòng thủ và tạo niềm tin cho bộ đội. Trong điều kiện hiện nay chúng ta là một nước nhỏ, tiềm lực mọi mặt còn khó khăn nhưng luôn phải đối chọi với các nước lớn thì phải bình tĩnh, khôn khéo, cảnh giác, giữ gìn hòa bình...", Thiếu tướng Hoàng Kiền nhắc lại lời căn dặn ân cần của Chủ tịch nước lúc bấy giờ.
Ông bảo những lời sẻ chia chân thành và thân mật ấy của Đại tướng Lê Đức Anh đã khiến đoàn cán bộ hải quân năm ấy nhận thức rõ hơn trách nhiệm bảo vệ biển đảo của Tổ quốc. Chủ tịch nước vẫn luôn dành sự quan tâm tình cảm với chiến sĩ hải quân và Trường Sa.
Một lần tình cờ gặp Đại tướng Lê Đức Anh ở khu nhà công vụ của Bộ Quốc phòng trên đường Phan Đình Phùng khoảng chục năm trước khiến ông Hoàng Kiền xúc động mãi.
Lần đó ông có việc vào khu nhà công vụ mà những người nhà binh thường gọi là Trạm 66, ông bất ngờ nhìn thấy Đại tướng Lê Đức Anh lúc đó đã nghỉ hưu, đang ngồi trên chiếc xe đẩy do một anh bộ đội đẩy đi. Ông Hoàng Kiền vội chạy lại chào vị tướng mà ông rất mực kính trọng.
Trò chuyện một hồi, Thiếu tướng Hoàng Kiền mới rụt rè hỏi: "Bác có việc gì mà vào đây?".
Đại tướng từ tốn đáp: "Tôi sống trong một căn hộ ở đây".
Ông Hoàng Kiền vô cùng cảm phục vị tướng suốt đời phục vụ cách mạng, nhân dân nhưng sống rất giản dị, khiêm nhường.
"Từ ngày ở chiến trường trở về Hà Nội, trải qua các chức vụ từ tổng tham mưu phó, tổng tham mưu trưởng, bộ trưởng Bộ Quốc phòng rồi Chủ tịch nước, cho tới tận cuối đời Đại tướng Lê Đức Anh vẫn chỉ ở trong căn hộ công vụ đơn sơ", Thiếu tướng Hoàng Kiền xúc động nói về vị tướng mà ông rất mực tôn kính.
Đến giờ Thiếu tướng Hoàng Kiền vẫn còn nhớ mãi lần được gặp Đại tướng Lê Đức Anh tại Hà Nội.
Ông Hoàng Kiền cho biết thêm đại tá Khuất Biên Hòa - thư ký của Đại tướng Lê Đức Anh suốt 7 năm - từng chia sẻ với ông: "Đại tướng là con người cách mạng không bao giờ dựa vào quyền chức của mình để đưa con cái vào chỗ này chỗ kia. Tất cả hoàn toàn phải noi gương bố phấn đấu".
THIÊN ĐIỂU 
https://tuoitre.vn/ngay-30-4-cua-tuong-le-duc-anh-20190423220021141.htm



1.

Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh từ trần

Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã từ trần vào hồi 20h10 tối nay tại nhà công vụ, số 5A, phố Hoàng Diệu, Hà Nội.

Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, ông Lê Đức Anh, sinh năm 1920, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, đã từ trần vào hồi 20h10 tối nay tại nhà công vụ, số 5A, phố Hoàng Diệu, Hà Nội.
Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh từ trần
Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh 
Lễ viếng, lễ truy điệu, lễ an táng nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh sẽ được thông báo sau.
Đại tướng Lê Đức Anh sinh năm 1920. Quê quán: xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Quá trình công tác của Đại tướng Lê Đức Anh:
Từ 1937 - 1945: Tham gia phong trào dân chủ ở Phú Vang, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1938, Chỉ huy quân đội vũ trang ở Thủ Dầu Một; Trung đội trưởng, Chính trị viên đại đội, Chính trị viên tiểu đoàn, Trung đoàn uỷ viên, Tỉnh uỷ viên Thủ Dầu Một, Ủy viên Ban Chấp hành cao su Nam Bộ.
Từ 10/1948 - 1950: Được cử giữ các chức vụ: Tham mưu trưởng Khu 7, Khu 8; Khu Sài Gòn-Chợ Lớn, Quân khu uỷ viên.
Từ 1/1951 - 1975: Tham mưu phó Bộ Tư lệnh Nam Bộ, Cục phó Cục Tác chiến, Cục phó thứ nhất Cục Quân lực, Cục trưởng Cục Quân lực, Phó Tổng tham mưu trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Miền, Tư lệnh Quân khu 9, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Miền, Trung tướng (1974).
Từ 1975 - 1976: Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, Tư lệnh cánh quân Tây Nam, Tư lệnh Quân khu 9, Bí thư Quân khu uỷ, Đại biểu Quốc hội khoá 6.
Từ 12/1976: Tại Đại hội 4 được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tư lệnh kiêm chính uỷ Quân khu 7 (1978), Uỷ viên Quân uỷ Trung ương, Thượng tướng (1980).
Từ 6/1981: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia.
Tại Đại hội 5 (3/1982) của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị, Đại tướng (1984).
Từ tháng 2/1987 - 9/1992: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tại Đại hội 6 (12/1986) và Đại hội 7 (6/1991) được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị. Đại biểu Quốc hội khoá 8.
Từ 1992: Được Quốc hội khoá 9 bầu làm Chủ tịch nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
Tại Đại hội 8 (6/1996), được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị, giữ chức Chủ tịch nước.
Từ 12/1997: Được hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá 8) cử làm cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Từ 4/2001: Ông nghỉ hưu sau khi thôi chức vụ ủy viên Ban cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/nguyen-chu-tich-nuoc-le-duc-anh-tu-tran-525369.html




. Fb Cô gái đồ long 
22/4/2019



Lê Đức Anh (1920) là một trong rất ít tướng trận đã trực tiếp tham gia 4 cuộc chiến: 9 năm kháng Pháp (1946 – 1954), miền Nam chống Mỹ (1964 - 1975), chỉ huy chiến trường Campuchia (1979 - 1986) và chiến tranh biên giới phía Bắc (1986 - 1989). 



- Đại tướng Lê Đức Anh, tượng đài cuối cùng của Quân Đội nhân dân Việt Nam được đưa từ Quân Y viện 108, Hà Nội về nhà Công vụ số 5A, phố Hoàng Diệu trưa 22.4 và qua đời lúc 20:10, thọ 99 tuổi!



https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10211620154894139&set=a.1073608735149&type=3&theater
..

3 nhận xét:

  1. 6.

    Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước làm Trưởng ban lễ tang Đại tướng Lê Đức Anh

    LĐO | 27/04/2019 | 19:17


    Quốc tang nguyên Chủ tịch Nước, Đại tướng Lê Đức Anh sẽ diễn ra trong hai ngày 3 và 4.5.
    Chiều 27.4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát thông cáo đặc biệt về sự ra đi của Đại tướng Lê Đức Anh - nguyên Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
    Theo đó, tang lễ Đại tướng Lê Đức Anh sẽ diễn ra với nghi thức Quốc tang. Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban Lễ tang.
    Theo thông cáo, lễ viếng Đại tướng Lê Đức Anh bắt đầu từ 7h đến 11h, ngày 3.5, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Lễ truy điệu từ 11h và lễ an táng từ 17h cùng ngày tại nghĩa trang TPHCM. Cùng thời gian này, tại hội trường Thống Nhất TPHCM và hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu Đại tướng Lê Đức Anh.
    Trong hai ngày Quốc tang (3 và 4.5), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.
    Trước đó, như Lao Động đã đưa tin, vào 20h10 ngày 22.4, nguyên Chủ tịch Nước, Đại tướng Lê Đức Anh qua đời tại nhà ở số 5A, Hoàng Diệu, Hà Nội.

    Trả lờiXóa
  2. 10.

    Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh

    03/05/2019 10:46 GMT+7

    TTO - Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh bắt đầu từ 10h45 ngày 3-5 tại Nhà tang lễ Quốc gia Hà Nội. Sau đó linh cữu Đại tướng được đưa vào TP.HCM để an táng tại nghĩa trang TP.HCM chiều cùng ngày.


    ...Tại lễ truy điệu, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình cho biết hơn 1.000 đoàn đại biểu đã đến viếng Đại tướng Lê Đức Anh tại ba địa điểm: Hà Nội, TP.HCM và Thừa Thiên - Huế..
    Trong điếu văn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ trong niềm tiếc thương vô hạn, Đảng, Chính phủ, toàn thể nhân dân đã đến tiễn đưa nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh về nơi an nghỉ cuối cùng.
    Thủ tướng khẳng định Đại tướng Lê Đức Anh là một chiến sĩ cách mạng kiên trung đã dành cả đời cho sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc, Đại tướng mất đi là mất mát lớn không chỉ của gia đình mà còn là mất mát lớn của Đảng, Nhà nước và của toàn thể nhân dân.

    Trả lờiXóa
  3. 11. Từ hôm 26/4, bác Đông A đã viết Fb rằng:

    "


    Trần Hồng Tiệm
    26 tháng 4 lúc 12:46 ·
    tin đồn người đọc điếu văn không phải là tổng tịch. chờ xem thông tấn xã vỉa hè chính xác đến độ nào. nhưng không đọc điếu văn thì đúng là triệu bất tường.
    "
    https://www.facebook.com/donga01/posts/10217295669175764

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.