Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

15/02/2019

Nhìn lên Ba Bể : nơi giao tranh Lê - Mạc ngày xưa và Lồng Tồng ngày nay

Bài của cụ Ô Phúc Bình ở Bắc Cạn - một tác giả đã 92 tuổi, hàng ngày vẫn viết bằng cả bút cả máy tính, vẫn chơi điện thoại thông minh, vẫn thường xuyên cập nhật Fb, vẫn tham gia cả công việc ruộng vườn ở thôn quê. Giao Blog đã giới thiệu về cụ ở đây.

Bài của cụ đăng trên tạp chí Văn nghệ Ba Bể số 1&2 năm 2019.

Bản ở dưới là lấy về từ Fb của cụ Ô.





"
Tạp chí VNBB Số 1+2 (139 + 140) tháng 1 + 2 năm 2019
 Những ngày này, không khí đón xuân rộn ràng trên khắp mọi miền đất nước. Tạp chí VNBB Số 1+2 (139 + 140) tháng 1+2 năm 2019, mừng Đảng, mừng Xuân Kỷ Hợi 2019 ra mắt bạn đọc gần xa với những bài viết của hội viên, cộng tác viên trong và ngoài tỉnh ở các chuyên mục: thơ, truyện ngắn, bút ký, tản văn, nghiên cứu văn hóa… của các tác giả như: CAO DUY SƠN, Y PHƯƠNG, DƯƠNG THUẤN, DƯƠNG KHÂU LUÔNG, MA PHƯƠNG TÂN,... Hi vọng rằng đây sẽ là món quà đầy ý nghĩa dành cho bạn đọc trong thời khắc quan trọng này.
Mời quý độc giả đón đọc!
 
TRONG SỐ NÀY
- Bắc Kạn chắt chiu vượt khó, bứt phá đi lên - PHẠM HUY HOÀNG
* Tiếp tục đẩy mạnh Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- Tấm gương "sinh viên 5 tốt" - PHƯỢNG NHI
* Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới
- Gió từ "miền sáng" - THI HIỆP
*Truyện ngắn
- Đầu sàn sương trắng rơi - HÀ SƯƠNG THU
- Còn nghe tiếng gà gáy - CAO DUY SƠN
*Ký, ghi chép, nghiên cứu, phê bình, trao đổi, giới thiệu, tản văn,…
- Hội Nông dân huyện Bạch Thông nhân rộng mô sản xuất, kinh doanh - MẠNH KIÊN
- Những người thợ rừng trước thềm Xuân - TUỆ MINH
- Nửa chặng đường cuộc thi sáng tác VHNT về đề tài "Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới" - DUY LINH
- Hội Văn học nghệ thuật Bắc Kạn -  một năm hoạt động  - DƯƠNG VĂN PHONG
- Hoạt động của chuyên ngành âm nhạc, Biểu diễn sân khấu năm 2018 - NÔNG VĂN NHỦNG
- Dấu ấn của các tác giả trẻ - TRIỆU HOÀNG GIANG
- Chi hội Mỹ thuật - một năm hoạt động sôi nổi và đoàn kết - TRẦN GIANG NAM
- Rộn ràng hội xuân Bắc Kạn - MINH THƯ - ĐẠI LƯỢNG - LÂM AN
- Ngọt thơm mứt bí Bắc Kạn - THIỆP HỒNG
- Nỗ lực sáng tạo để xuân thêm thắm sắc - ĐẠI AN
- Lễ dâng cơm của người Dao đỏ - TRIỆU TÀI LONG
- Đôi điều về lễ hội lồng tồng Hà Hiệu - Ô PHÚC BÌNH
- Giải buồn bằng bánh giầy ngải cứu - Y PHƯƠNG
- Theo mùa xuân về núi - DƯƠNG THỊ THU QUỲNH
- Mùa xuân trên bản - HẢI SINH
- Đi tìm cái đẹp trong tập thơ song ngữ Mình Hai - Vía Trăng - MAI TRÚC
- Đón tết Tày từ thơ Dương Thuấn - TS. TĂNG THỊ NGUYỆT NGA
- Cái nhìn trẻ thơ tươi sáng trong "Núi mặc áo bông" - TS. ĐỖ THỊ THU HUYỀN
* Bắc Kạn, Đất và Người
- Ngày kiêng gió tháng Giêng - HOÀNG CHIẾN THẮNG - TÔ HƯỜNG
- "Người đẹp" Ba Bể ngày ấy - CAO THÂM
*Dành cho các em
- Nụ xuân - ĐỨC DUY
* Văn học nước ngoài
- Trên chuyến tàu về quê ăn Tết - ELENA PUCILLO (Italia)
 *Ca khúc
-  Theo dấu chân Người - Nhạc: VŨ VĂN VIẾT – Thơ: LÊ NAM HỒNG
*Trang thơ của các tác giả:
HƯƠNG LY, HOÀNG THỊ ĐIỀM, CHUNG TIẾN LỰC, TÔ HƯỜNG, VĂN LỢI, BÀN HỮU TÀI, HOÀNG YẾN, NGUYỄN DUY THÀNH, HÀ SỸ THUYẾT, SƯƠNG THU, NGUYỄN HỮU PHÚ, DƯƠNG THUẤN, NÔNG NGỌC MẠNH, DƯƠNG KHÂU LUÔNG, HOÀNG ĐỨC HOAN, LÊ TUẤN LỘC, NGUYỄN THÁNH NGÃ, LƯƠNG ĐỊNH, MA PHƯƠNG TÂN
*Tin ngắn, tranh, ảnh và các thể loại khác của nhiều tác giả.
https://hoivanhocnghethuat.backan.gov.vn/Pages/tap-chi-moi-513/tap-chi-vnbb-so-12-139-140-thang-1-2--2726478e4f60be3f.aspx
---



Đôi điều về lễ hội lồng tồng Hà Hiệu (Ô Phúc Bình - Bài đăng trên tạp chí Văn nghệ Ba Bể số Xuân Kỷ hợi-2019)


Ảnh: Pù Chùa, nơi còn lại nền đền Mẫu “Tam thanh, Tam giáp, Phật bà Quan âm” 
--------------------------------------------------------------------

Hằng năm, đến ngày mùng năm tháng giêng âm lịch, cộng đồng dân cư khu vực Hà Hiệu lại tưng bừng tổ chức hội Lồng tồng. Mấy năm nay, kinh tế phát triển, cuộc sống đại bộ phận dân cư trở nên khá giả nên không khí ngày hội càng đông vui, nhiều con em đi làm ăn xa trên mọi miền đất nước, nhiều bạn bè nghe tiếng lành cũng đến chiêm bái, chia vui. Phần hội, mỗi năm một phong phú hơn, nhưng chỉ là bề nổi, bản làng nào cũng giống nhau, thậm chí dân tộc nào cũng giống nhau, không còn bản sắc văn hóa vùng miền, không còn ôn lại cội nguồn làng xã, không còn yếu tố tâm linh cầu Trời Phật, các vị thần linh cho mưa thuận gió hòa, chúng sinh được hòa thuận yên ổn làm ăn.


Nhiều người trẻ hỏi người già: Hội lồng tồng xưa diễn ra như thế nào? Hội lồng tồng xưa, hằng năm tổ chức lấy ngày mười sáu tháng riêng làm chính. Ngay chiều mười lăm đã có mâm cúng (chỉ toàn đồ chay) dâng cúng tại Pù Chùa là đền “Tam thanh, Tam giáp, Phật Bà quan Âm”. Sáng ngày mười sáu toàn làng mổ trâu, chiều chính thức vào lễ cúng thần, họ Dương đọc bài “Mo Slấn”. Rồi mới đến hội.


Vậy, phần lễ, thờ phụng ai? gốc tích ra sao? Căn cứ vào dấu tích còn lại, các tư liệu bằng chữ Nôm, các câu chuyện truyền miệng trong dân gian. Những tư liệu được ghi trong lịch sử các triều đại Việt Nam, lịch sử tỉnh Cao Bằng, lịch sử Đảng bộ xã Hà Hiệu, gia phả dòng họ liên quan. Có thể tóm tắt như sau:
Thờ phật: Bên kia sông, phía tây bắc cánh đồng Hà Hiệu còn lại nền đền Mẫu “Tam thanh, Tam giáp, Phật Bà Quan Âm” tại quả đồi mâm xôi rất đẹp, từ xưa nay vẫn gọi là Pù Chùa, nay chỉ còn dấu tích, hơn chục hòn đá tảng kê cột đục vuông, ba dấu tích bậc thềm bằng những phiến đá được đục tạo hình rồng, theo các cụ cao niên truyền miệng, chùa được dựng vào thời Dương Vệ Tường trấn giữ phòng tuyến Lê- Mạc. Vào đầu năm 1947, đền chỉ còn là căn nhà gỗ kê đá tảng, lợp tranh trên nền cũ. Đấy là lễ cuối cùng tại đền của làng (tháng 10/1947, Pháp nhảy dù, chiếm Bắc Kạn) từ đấy lễ chùa tạm chấm dứt.

Thờ thần, tại nền miếu xưa, nay đã xây nên nhà bia liệt sĩ, ngay bờ tường phía sau vẫn để một bệ thờ để đặt bát hương. Thờ các vong hồn tướng lính nhà Lê chống lại thế lực hậu nhà Mạc trấn giữ tại Cao Bằng. Vài nét lịch sử liên quan đến sự kiện này: Vương triều Lê Sơ (hay còn gọi là Hậu Lê) từ năm 1428 (Lê Thái Tổ - Lê Lợi) đến vua Lê Cung Hoàng 1527 chấm dứt. Mạc Đăng Dung gây dựng triều nhà Mạc (1527). Trong khi đó, năm 1533, triều Lê (Lê Trung hưng) được gây dựng lại bên Lào. Qua mấy chục năm phân tranh trong bối cảnh đất nước có hai vua. Năm 1585, đời vua Mạc Mậu Hợp chấm dứt vương triều nhà Mạc. Con cháu nhà Mạc, theo lời khuyên của Trạng Trình (Nguyễn Bỉnh Khiêm): “Cao Bằng tuy tiểu, khả diên sổ thế” nghĩa là (đất Cao Bằng tuy nhỏ bé, cũng dung thân được vài đời). Họ nhà Mạc lên Cao Bằng, do dựa vào địa thế hiểm trở, khéo léo, uyển chuyển trong xử thế giữa hai thế lực nhà Lê và nhà Minh, nên Mạc Kính Khoan vẫn được triều đình Lê- Trịnh phong tước: Thái úy, Thông Quốc công quản lý miền Cao Bằng. Tuy nhiên, trong 84 năm tồn tại, hai bên hàng chục lần xung đột. Vùng đất rộng lớn thuộc tỉnh Bắc Kạn trở thành phòng tuyến giao tranh Lê - Mạc. Hà Hiệu là tiền đồn của nhà Lê. Dương Vệ Tường là một tướng tài, được nhà Lê gả công chúa Hạnh Khiển Nguyễn (công chúa bị mù, nhưng được giữ bí mật). Dương Vệ Tường lập đồn tại vùng Hà Hiệu, lấy Chè Liên (Chè là núi theo thổ ngữ) làm đại bản doanh. Trong trận giao tranh lớn, Mạc Kính Khoan đem quân đánh đến tận kinh thành Thăng Long. Tiền đồn Hà Hiệu do hết lương, không có viện binh nên quân tướng đều tử thủ.

Năm 1677, đời Mạc Kính Vũ, chấm dứt sự tồn tại của họ Mạc trên đất Cao Bằng. Vua Lê Hy Tông, (niên hiệu Vĩnh Trị). Tổ chức luận công ban thưởng. Cư dân Hà Hiệu lập đền thờ thần, giao cho họ Dương đời đời làm thủ từ. Bài bị bằng chữ Nôm họ Dương vẫn còn lưu giữ được cho đến ngày nay, ghi rõ: Đại Vương phò mã Dương Vệ Tường, tả có Dương Vệ Độ - Huỳnh quận công. Dương Vệ Thẩm – Quỳnh quận Công, hứu có Nguyễn Kim Tường Lang trung quận công….ngoài ra, tại Nà Gia còn thờ Nguyễn Phi Nữ (công chúa mù).Phúc Lộc thờ Quận công Phạm Kim Lương, Bản Hon thờ tướng Nguyễn Bá Nụ…

Bài bị và quyển Mo Slấn bằng chữ Nôm hiện được ông Dương Thiêm Ngôn 77 tuổi ở Hà Hiệu cất giữ chu đáo, đã được thày tào Hoàng Văn Phúc dịch ra tiếng viêt. Trong kháng chiến vẫn còn căn miếu thờ bằng cột gỗ, tường trình, lợp gianh đã đổ nát chỉ còn nền đất.

Gốc tích thờ thần xưa là như vậy. 

Nhân đây, xin được thông tin thêm, những vong hồn của những người con hy sinh vì Tổ quốc về sau này nên được thờ phụng để an ủi gia đình thân nhân, giáo dục truyền thống yêu nước cho đời sau. Vào tháng 10 năm 1950, tiểu đoàn quân giới (sửa chữa, chế tạo vũ khí) đóng quân tại Đon Chiêm (bờ sông tà Giải) đã gặp phải trận lụt lịch sử, đơn vị bị cuốn trôi, 39 quân nhân hy sinh trong đó có tiểu đoàn trưởng, riêng tiểu đoàn phó Mậu Lâm bị cuốn trôi 2 cây số may gặp cây rừng bám được nên thoát được, sau chỉ tìm được hài cốt hơn chục người (trong đó có chiến sĩ họ Doanh quê ở Ngân Sơn, gia đình đã nhận về quê an táng). Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, và bảo vệ biên giới phía Bắc, Hà Hiệu đã có 38 liệt sĩ, nay được ghi danh tại nhà bia tưởng niệm. 

Nên chăng, những linh hồn đó cần được đưa vào phần lễ, như lồng tồng Phủ Thông và một số địa phương khác vẫn duy trì.


Hà Hiệu, Xuân năm Kỷ hợi.

https://www.facebook.com/o.phucbinh/posts/1132335296947147
..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.