Bạn nào là dân mĩ thuật và kiến trúc (xây dựng), có thể trả lời một thắc mắc này của tôi được không ?
Bản thân tôi, thì sẽ làm một sưu tập từ các nơi.
Để xem, đó có phải là một sáng tạo độc đáo của người Việt Nam hiện đại hay không ?
Sáng tạo này có nên đưa thành biểu tượng đặc trưng Việt Nam "dưới tượng đài là chỗ thắp hương" hay không, thì cũng cần có câu trả lời.
Đại khái như ở dưới (làm dần dần).
---
1. Việt Nam
Nguồn ở đây |
"
Xem bản đầy đủ ở đây:
"
Trước 1975, đã có lư hương. |
Tháng 2 năm 2019 (xem bản đầy đủ ở đây):
"23/2/2019
Qui Nhơn 9.45 sáng thứ bẩy, quảng trường HCM (đầu các đường An Dương Vương, Nguyễn Huệ, Nguyễn Tất Thành và nhìn ra bãi biển Qui Nhơn).
Tượng đài kỷ niệm Nguyễn Tất Thành và cha ông là Nguyễn Sinh Sắc khá to ở trung tâm quảng trường và nhìn thẳng ra biển (Hình 1,2,3). Không có lư hương.
Tôi xin phép lưu ý. Dựng tượng đài danh nhân ở những nơi công cộng, là một truyền thống mà người Pháp đưa vào Đông Dương từ cuối thế kỷ 19.
Người Việt đã tiếp thu truyền thống tốt đẹp này và bắt đầu dựng tượng các danh nhân của mình. Tượng Petrus Trương Vĩnh Ký là một trong những bức tượng danh nhân đầu tiên được người Việt dựng.
Bức tượng Trương Vĩnh Ký được chế tác bằng tiền do ông Trần Chánh Chiếu đứng ra quyên góp, từ những người hâm mộ Trương Vĩnh Ký.
Bức tượng Trương Vĩnh Ký được khánh thành và dựng năm 1928 cao 1.7m bằng người thật, đứng trên đài cao trong công viên phía bên trái Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Sau 1975, được chuyển về Bảo tàng Lịch sử.
Truyền thống xây tượng thần phật, danh nhân và lư hương để thắp hương thờ cúng trong các ĐÌNH, CHÙA, ĐỀN, MIẾU của người Việt đã có hàng ngàn năm nay. Việc cúng bái thường có tính chất RIÊNG TƯ.
Còn truyền thống dựng tượng danh nhân ở NƠI CÔNG CỘNG chỉ mới có gần 100 năm, như tôi đã xin phép trình bầy ở trên.
Truyền thống đặt lư hương tại các tượng đài này để cúng bái chỉ mới xuất hiện cách đây 30-40 năm và cũng không phải ở khắp Việt Nam. Truyền thống thắp hương và CÚNG BÁi TẬP THỂ tại các tượng danh nhân nơi công cộng xuất hiện cách đây chưa lâu.
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1148354675342048&id=100005025792996
2. Trung Quốc
3. Nhật Bản
4. Anh
5. Pháp
6. Mĩ
7. Bắc Triều Tiên
8. Hàn Quốc
9. Thái Lan
10. Nga
11. Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.