Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

03/12/2018

Nghiên cứu cơ bản mới là hướng đi xa (góc nhìn Phan Thanh Sơn Nam)

Mình là bên Khoa học Xã hội và Khoa học Nhân văn, nhưng hoàn toàn đồng quan điểm với Nam - người của bên Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.

Nghiên cứu cơ bản, cho đến hiện tại, vẫn chưa được xem trọng trong sinh thái khoa học Việt Nam. Nam nói là vẫn "bị ghẻ lạnh".

Vì bị ghẻ lạnh, nên tính đến cuối năm 2018, Nam đã có tới 80 bài ISI !

Ở dưới là chép về từ Fb của Nam.



---




Thêm một năm nữa lại chuẩn bị lướt qua bên đời, và bài báo ISI thứ 80 mang về chút hương vị ngọt ngào giữa mùa đông, bù đắp cho một năm vất vả với công việc nghiên cứu, phần nào làm vơi bớt nỗi buồn của một năm có quá nhiều lần bị editor từ chối đăng bài:):):) Con số 80 bài không phải là nhiều, và cũng chẳng là gì so với bạn bè cùng trang lứa ở hải ngoại, nhưng đó là cả một thời tuổi trẻ của mình:):):) Trong số này, 5 bài hoài niệm về những ngày thanh bình ở xứ sở sương mù, 4 bài gợi nhớ xứ cờ hoa náo nhiệt, và 71 bài còn lại là 12 năm thanh xuân của mình ở Bách Khoa, hòa chung với mồ hôi và cả nước mắt của mười mấy thế hệ học trò:):):) Với một TS trẻ bắt đầu sự nghiệp khoa học vào năm 2018 tại ĐHQG TP.HCM, sau 12 năm nữa, có thêm 71 bài báo ISI cũng sẽ là chuyện bình thường:):):) Tuy nhiên, mình lại bắt đầu vào năm 2006, khi Quỹ Nafosted còn chưa ra đời, khi nghiên cứu cơ bản còn bị ghẻ lạnh:):):) 

Làm nghiên cứu ứng dụng là làm cho thế hệ mình, dĩ nhiên phải quan trọng, còn NCCB là gia tài vô giá để lại cho con cháu mình mai sau, và nếu muốn con cháu mình sung sướng thì dĩ nhiên hôm nay phải có sự chuẩn bị kỹ càng:):):) Người ta thường hay trách giới khoa học rằng sao sao tốn nhiều tiền mà ít có sản phẩm ứng dụng quá:):):) Muốn hôm nay có sản phẩm ứng dụng thì phải nhìn lại xem mấy chục năm về trước NCCB bị đối xử như thế nào:):):) Ngày xưa còn nghèo khổ, phải liệu cơm gắp mắm, có thể thông cảm, chứ hôm nay không phải quá nghèo, nếu tiếp tục xem thường NCCB, thì trăm năm sau, con cháu mình lại tiếp tục loay hoay chuyện vì sao ít có sản phẩm ứng dụng quá:):):) Trong khoa học công nghệ, chẳng có chuyện đi tắt đón đầu, con đường ngắn nhất vẫn là đi từ NCCB đến NCƯD, và nếu có con đường nào ngắn hơn, thì chỉ có thể là “bắt chước” công nghệ hay “gia công” cho giùm cho thiên hạ thôi:):):)

Một thời gian khá dài, người ta vẫn quan niệm rằng, trường kỹ thuật như Bách Khoa không nên làm NCCB và viết báo để công bố, đó là chuyện của bên Trường Khoa học Tự nhiên:):):) Lại là di chứng của một thời đói nghèo phải liệu cơm gắp mắm, và cái quan niệm này đã và đang tàn phá các trường kỹ thuật quá nặng nề:):):) Đến một ngày, các trường kỹ thuật gần như mất hút trong các bảng xếp hạng, người ta mới bàng hoàng nhận ra rằng, nhìn ra thế giới, các ngành kỹ thuật đang NCCB và công bố ISI thật hoành tráng, và có nơi còn hoành tráng còn hơn cả các ngành của khối KHTN nữa:):):) Các ngành kỹ thuật ở các trường, từ MIT danh giá ở xứ sở cờ hoa, cho đến các trường ở ngay bên cạnh mình, Singapore, Malaysia, Thailand, China, Taiwan, đều NCCB và công bố ISI hoành tráng vậy cả, chỉ trừ Laos và Cambodia là chưa thấy công khai thông tin:):):) Muốn trăm năm sau con cháu mình giống ai, thì phải xem hôm này mình đang làm gì:):):)

Xin đừng ai hiểu thô thiển rằng, ở các trường kỹ thuật, chỉ những sinh viên nào có ý định đi theo con đường khoa bảng mới nên yêu thích chuyện nghiên cứu khoa học:):):) Thật ra, chỉ một vài phần trăm sinh viên sẽ chọn con đường ấy thôi:):):) NCKH cũng chỉ là 1 bài tập lớn, và sinh viên làm NCKH thì học được những gì, ít nhất là học được: (i) Tác phong làm việc thật nghiêm túc, vì không nghiêm túc thì sẽ không bao giờ có kết quả tốt. (ii) Cách làm việc sáng tạo, vì NCKH là phải làm những chuyện mà thiên hạ chưa làm. (iii) Giỏi tiếng Anh, vì tất cả những tài liệu mới nhất và quan trọng nhất đều bằng tiếng Anh. (iv) Biết cách làm việc nhóm, vì chẳng có ai ba đầu sáu tay tự mình hoàn thành đề tài nghiên cứu cả:):):) Và một đức tính quan trọng nữa, là tính trung thực, mà hễ ai có được đức tính này, dù dòng đời có đưa đẩy thế nào thì cũng khó mà trở thành người xấu được:):):) Có doanh nghiệp nào không mong muốn nhân viên mình có những đức tính này đâu:):):)
Dài dòng vậy để khách tri âm hiểu được thầy trò mình đã nỗ lực thế nào trong suốt 12 năm qua, và đồng cảm với tâm trạng của mình khi đạt mốc 80 bài ISI này:):):) 12 năm trôi qua, từ những ngày đầu dùng cái rổ nhựa lót vải và cái xô nhựa thay cho máy lọc, từ những giọt nước mắt bất lực của học trò mình đã nhỏ xuống khi không có đủ điều kiện để làm thí nghiệm vào cuối năm 2006, thầy trò mình lê lết được đến ngày hôm nay là một bước tiến khá dài:):):) Làm NCKH ở xứ mình chưa bao giờ là chuyện bền vững, chưa biết ngày mai đời sẽ ra sao, nhưng hôm nay cứ vui trước cái đã, dù sao thì đời về cơ bản vẫn là vui:):):) Dĩ nhiên con đường này mình tự chọn, sướng hay khổ gì thì cũng là do mình tự nguyện hết:):):) Mặc ai ôm mộng khanh tướng công hầu, mình chỉ thành tâm cầu xin Ơn Trên ban phước lành cho đặng hai chữ bình an thôi, để có thể bình bình an an làm những điều mình thích và làm những chuyện có ích cho đời:):):)

P/S: Nhóm nghiên cứu xin chân thành cám ơn Bộ KH & CN, Quỹ NAFOSTED, ĐHQG TP. HCM, Sở KH & CN-HCM đã cấp kinh phí:):):) Đáng tiếc là trong hơn 5 năm qua, chỉ có Quỹ NAFOSTED và ĐHQG TP.HCM là còn duy trì và đẩy mạnh NCCB:):):) Xin cám ơn Bách Khoa luôn tạo mọi điều kiện cho nhóm làm việc:):):) Cám ơn tất cả các thế hệ học trò đã cùng chia sớt đắng cay ngọt bùi với mình trong 12 năm qua:):):)

https://www.facebook.com/notes/phan-thanh-s%C6%A1n-nam/%C4%91%E1%BB%9Di-ta-c%C3%B3-khi-t%E1%BB%B1a-l%C3%A1-c%E1%BB%8F-%C4%91%E1%BB%83-c%C3%B3-b%C3%A0i-b%C3%A1o-isi-th%E1%BB%A9-80-n%C3%A0y-/2225184824474187/




---

BỔ SUNG


1. Tháng 2 năm 2020




Nam Phan 
8 giờ

Chúc mừng tân NCS:):):) Về thăm nhà, trong tàng kinh các của mẹ, tình cờ thấy lại kỷ vật của một thời thanh xuân:):):) Ngày đó mới tốt nghiệp đại học, ở lại trường làm trợ giảng một thời gian ngắn, thì có thông báo tuyển NCS đi du học theo Đề án 322:):):) Mình khá hững hờ với thông báo này, vì mới bắt đầu học ThS thôi, nên chuyện làm NCS là chuyện gì xa xôi lắm:):):) Hết hạn nộp hồ sơ, quá ít thí sinh, Thầy Phan Thanh Bình, lúc đó Thầy là Hiệu phó Bách Khoa, gửi một công văn khuyến khích mọi người đi thi NCS, kể cả những người chưa có bằng ThS, ít nhất là thi để lấy kinh nghiệm:):):) Sư phụ Trần Thị Việt Hoa và Sư phụ Vương Ngọc Chính phán rằng mình có thể làm được, vậy là mình khăn gói đi thi:):):) Đã kề cận ngày thi, Cô Hoa và Thầy Trần Khắc Chương sửa đề cương NCS cho mình, Cô Hoa còn dành một buổi để luyện thêm Hóa hữu cơ cho mình và những thí sinh đợt đó, còn Toán cao cấp và TOEFL thì tùy duyên:):):)
Đợt đầu tiên của Đề án 322, cả nước có 81 thí sinh thi NCS, và 27 thí sinh đậu:):):) Vẫn còn nhớ như in cảm giác lúc nhận giấy báo trúng tuyển, chạy vội qua phòng Thầy Phan Minh Tân báo tin, rồi mượn điện thoại Thầy Tân báo tin cho Cô Hoa và Cô Chính biết, nhìn lên thấy đồng hồ treo tường trong phòng Thầy Tân chỉ gần 6 giờ rưỡi tối:):):)
Thời đó, học bổng đi làm NCS ở những nước nói tiếng Anh khá hiếm, nên Đề án 322 đã giúp cho nhiều NCS được làm luận án TS ở những đại học tốt ở Hoa Kỳ, Châu Âu hay Úc:):):) Một trở ngại lớn để xin học bổng nước ngoài lúc đó là tiếng Anh của mình và nhiều bạn còn quá tệ:):):) Quê nghèo, lên tận lớp 10 mình mới được học tiếng Anh, nhiều bạn bè cùng trang lứa với mình ở Saigon thì lại học tiếng Nga trước):):) Còn nhớ bộ Streamline huyền thoại một thời, mà thời đó cũng không có tiền, nên học chui vài khóa ở Hùng Vương mới đóng tiền một khóa, có lẽ người đi kiểm tra lớp học cũng giả bộ ngó lơ vì thấy thương người hiếu học:):):) Tốt nghiệp đại học, mới bắt đầu biết đến khái niệm TOEFL:):):) Cũng tập tành mua sách về tự học TOEFL, rồi đi luyện mấy tháng ở trung tâm, tạ ơn trời đất, cũng may mắn được 557 điểm ở kỳ thi do SEAMEO tổ chức, dù chỉ là dạng institutional thôi, nhưng vừa đủ để đậu NCS 322 năm đó:):):)
Tiếp theo là giai đoạn đi tìm trường và tìm thầy hướng dẫn, mà thời đó internet chưa phát triển, chỉ mới tập xài yahoo, với lại không có người đi trước hướng dẫn, nên cũng khá trầy trật:):):) Cuối cùng cũng được 3 trường hồi âm, tuy nhiên UNSW ở Úc thì đòi hỏi mình phải học ThS trước trong khi Đề án 322 thì không chịu, Birmingham ở Anh thì đề tài nặng về tính toán, và mình chọn Sheffield vì thầy hướng dẫn dễ thương, mà đề tài thì đúng với hướng mình đang theo đuổi:):):) Sau này, nghe GS Agba Salman kể lại, Thầy cầm hồ sơ của mình đưa cho các GS khác, nhưng đều bị từ chối hết, người thì đã đủ NCS, người thì không có thông tin gì về sinh viên Việt Nam nên lịch sự từ chối hết:):):) Thời may, Sư phụ mình, GS Peter Styring mới chuyển từ nơi khác đến, chưa có học trò riêng, và thấy hướng nghiên cứu mình theo đuổi là phù hợp với Thầy, nên nhận mình luôn:):):) Vậy là chờ ngày lên đường đến xứ sở sương mù:):):)
Thật ra, đến lúc đó chuyện đi tây của mình vẫn chưa thuận buồm xuôi gió:):):) Khóa NCS 322 đầu tiên, mặc dù đã trúng tuyển, nhưng chưa nhận được học bổng ngay, phải hơn 3 tháng sau khi nhập học thì học bổng mới về:):):) Cũng may là mình có mang theo 1000 USD do Cô Hiệu trưởng Phan Thị Tươi cho mượn từ tiền của Bách Khoa với sự bảo lãnh của Thầy Trưởng khoa Phan Minh Tân, nên cũng có thể sống lây lất 3 tháng bên đó cùng với nợ nần ngập mặt:):):) Mà mấy tháng đầu tiên, vào lớp nghe thầy cô giảng bài, chẳng hiểu gì cả, phải đọc sách rất nhiều ở nhà mới theo kịp bài giảng, và phải tiếp tục học thêm tiếng Anh miễn phí vào buổi tối, còn chủ nhật thì đến nhà thờ, được Bà Austrey sửa cách phát âm:):):) Đó mới chỉ là phần ngôn ngữ thôi, chứ về chuyên môn, nhìn thấy 10 NCS nhập học, 4 người bỏ học giữa chừng, 6 người còn lại thì chưa biết ngày nào mới lấy được bằng TS, thấy số phận NCS cũng thật đáng sợ:):):)
Những kỷ niệm đẹp của một thời thanh xuân mình luôn giữ ở một góc nhỏ trong tim, thỉnh thoảng có dịp lại cháy bùng lên, đưa hồn trở về miền ký ức thật đẹp:):):) Mình là dân làm khoa học, nhưng mình rất tin rằng ở hiền sẽ gặp lành, như lời mẹ mình vẫn thường dạy:):):) Con đường mình đang đi vốn được xây bằng mồ hôi và công sức của rất nhiều thế hệ thầy cô, và cả công sức của những người không làm nghề giáo nữa:):):) Những ai đã từng giúp mình hay đem đến những duyên lành cho mình, mình đều nhớ đến họ và nhớ rất kỹ, dù mình biết rằng họ đã quên chuyện đó rồi:):):) Giữa cuộc đời vô thường này, nợ tiền nợ bạc thì có ngày trả được, chứ nợ ân tình thì chẳng biết đến bao giờ mới trả xong:):):) Tạ ơn cuộc đời đã cho con gặp được rất nhiều người tốt bụng:):):) Như lời mẹ dạy, giúp được gì cho ai mình luôn ráng giúp, chỉ mong rằng ở nơi nào đó, có ai đó sẵn lòng giúp những người đã từng giúp mình khi họ cần:):):)
Vài dòng viết vội cho một kỷ vật thời thanh xuân, chỉ là một mảnh giấy vô hồn với người khác, nhưng mảnh giấy này cũng đã làm thay đổi số phận của mình …
P/S. Chân thành biết ơn những tiền bối đã xây dựng Đề án 322 ...


https://www.facebook.com/phanthanhsonnam/posts/2714225028696951

..
..


1 nhận xét:

  1. 1. Tháng 2 năm 2020





    Nam Phan
    8 giờ ·

    Chúc mừng tân NCS:):):) Về thăm nhà, trong tàng kinh các của mẹ, tình cờ thấy lại kỷ vật của một thời thanh xuân:):):) Ngày đó mới tốt nghiệp đại học, ở lại trường làm trợ giảng một thời gian ngắn, thì có thông báo tuyển NCS đi du học theo Đề án 322:):):) Mình khá hững hờ với thông báo này, vì mới bắt đầu học ThS thôi, nên chuyện làm NCS là chuyện gì xa xôi lắm:):):) Hết hạn nộp hồ sơ, quá ít thí sinh, Thầy Phan Thanh Bình, lúc đó Thầy là Hiệu phó Bách Khoa, gửi một công văn khuyến khích mọi người đi thi NCS, kể cả những người chưa có bằng ThS, ít nhất là thi để lấy kinh nghiệm:):):) Sư phụ Trần Thị Việt Hoa và Sư phụ Vương Ngọc Chính phán rằng mình có thể làm được, vậy là mình khăn gói đi thi:):):) Đã kề cận ngày thi, Cô Hoa và Thầy Trần Khắc Chương sửa đề cương NCS cho mình, Cô Hoa còn dành một buổi để luyện thêm Hóa hữu cơ cho mình và những thí sinh đợt đó, còn Toán cao cấp và TOEFL thì tùy duyên:):):)

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.