Gần đây, có cuốn Lịch sử thư pháp Việt Nam được xuất bản. Tác giả sách là một nhà nghiên cứu trẻ thuộc viện nghiên cứu lân cận, là Viện Nghiên cứu Tôn giáo, là ông em Nguyễn Sử (tức Nguyễn Hữu Sử). Sách in bởi Nhã Nam, về hình thức thì rất đẹp.
Bây giờ là lên tiếng về cuốn sách ấy, của một ông bạn là Lê Quốc Việt - một họa sĩ tốt nghiệp Mĩ thuật Yết Kiêu, và đặc biệt là một thư pháp gia Hán Nôm hàng đầu của Việt Nam hiện nay (là đánh giá của riêng Giao Blog).
Cũng giật mình khi nghi án này được đưa ra. Đạo văn như thế này, theo cách như thế này, thì thực sự đáng kinh ngạc. Lứa học giả lớn tuổi như các ông Nguyễn Đức Tồn hay Phùng Xuân Nhạ thì nghi án còn đang bung xung (xem ở đây). Bây giờ là lứa học giả trẻ tuổi.
Thấy ông bạn Lê Quốc Việt đã đưa lên Fb từ khá lâu. Tới hàng tháng trước rồi. Nhưng hôm nay, mới đưa về đây, như để quan sát.
Một ảnh có cả LQV và NHS (ảnh của bác Hậu Khảo cổ, bổ sung tháng 9/2018) |
Lê Quốc Việt đang viết chữ Hán (lấy từ Fb của LQV) |
Cập nhật theo thứ tự bài chính bài bổ sung như mọi khi.
---
"
Tôi cam đoan những gì tôi viết ra là sự thật và tôi chịu toàn bộ trách nhiệm pháp lý trước toà về những gì mình tường thuật, Những bài tường thuật đăng tải tiếp theo sẽ dùng làm tư liệu gửi cho anh em báo chí và cộng đồng mạng; nxb Nhã Nam - nơi ông Sử xuất bản sách Lịch sử Thư pháp VN; gửi đến anh Nguyễn Quốc Tuấn - nguyên là thủ trưởng của ông Sử , đặc biệt gửi cho luật sư bên tôi để hoàn thiện thủ tục cho vụ kiện nay mai. Tôi sẽ cố gắng trình bày câu chuyện và sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian, chỉ rõ địa điểm, nhân chứng (sẽ xin phép được nêu tên thẳng), vật chứng một cách dễ hiểu và trung thực nhất. Và, đặc biệt sẽ cố gắng có được chữ ký kiêm lời xác nhận của ông Nguyễn Hữu Sử - người đã ăn cắp, đạo văn và đạo ảnh từ các file tư liệu của tôi, ngõ hầu để mọi người rộng đường dư luận và nhìn nhận sự việc một cách khách quan nhất.
Mọi người có quyền đặt câu hỏi, khúc mắc thẳng vào câu chuyện, thẳng vào tôi (và những người làm chứng nếu có thể). Các bạn có quyền tiếp cận từ tôi (ông Sử hoặc giả những người làm chứng), mỗi phía sẽ có cách giải đáp, phẩm phán về cơ bản đúng với bản chất câu chuyện đã xảy ra, bất luận từ các góc nhìn khác nhau. Hiện, ông Nguyễn Hữu Sử đã khoá FB với tôi (do tôi chửi), nên tôi chỉ có thể gửi email hoặc đến thẳng nhà, cơ quan hay chỗ dạy học để làm việc. Nếu ai đón nhận được thông tin hồi đáp gắn đến câu chuyện từ Nguyễn Hữu Sử (cùng những người làm chứng), xin cứ thẳng thẳng thắn đăng tải lên đây để rộng đường dư luận. Bãi miễn những lời bình nói “tiếng nước ngoài". Chân thành cám ơn!
---
Dẫn chuyện
Trước khi chuyện ăn cắp và đạo văn đạo ảnh xảy ra, tôi là người làm nghệ thuật thực hành (Hội hoạ và Thư pháp) đầu óc thường rỗng để trung thực với cảm xúc, ngõ hầu làm sao vẽ tranh cho hay viết chữ cho đẹp, nhằm kiếm tiền một cục để chi tiêu cho thoáng. Rồi đến một ngày (2008), bản thân tự nhiên thấy chán vẽ vời bán chác, cơm riệu tụ bạ, mới quay ra làm chuyện khảo cứu chữ nghĩa mà trước đó đã thử làm cùng với người em - Thiền Phong Phạm Văn Tuấn. Bạn tôi - ông Nguyễn Quang Thắng cũng ngạc nhiên và hài hước thốt lên nói về tôi mỗi khi ai đó hỏi đến, đại loại: “Ông ấy độ này giở chứng thích làm học ….. thuột!”. Ai biết được là tôi đang có ý nghĩ khác, rất thực tế!
“Hệ hống tư liệu viết nghiên cứu về Phật giáo Đàng Ngoài” và “Di sản văn hoá cổ” [1] được tái xây dựng và hình thành sau khi nảy sinh bất đồng quan điểm về cách điền dã lấy tư liệu của Sư ông Thích Đồng Dưỡng (Ngô Quốc Trưởng), đặc biệt là khi nảy sinh bất hoà với người em là Thạc sỹ Thiền Phong Phạm Văn Tuấn, đặc biệt là khi ông Tuấn vắng nhà đi học Đài Loan. Có người bề trên [ngôi Hoà thượng], khi đọc bài viết của tôi viết chung với ông Tuấn, cùng những bài viết của sư ông Đồng Dưỡng, ông Trần Trọng Dương, từng thở dài và khuyên, đại ý: Chuyện các ông quan tâm là Vi sử [2], nay quan hệ còn “hành xử chia nhỏ” như thế, nghiên cứu Lịch sử Phật giáo Bắc tưởng chừng gộp sức lại làm một khối cho nhanh, giờ lại hoá thành rùa …. chạy! Tôi nghe rất đau, nhưng không cải thiện được tình hình.
Phần “Hệ thống tư liệu viết nghiên cứu về Phật giáo Đàng Ngoài” do tôi bền bỉ xây dựng, nói thẳng là đem ra sử dụng không phải để lấy bằng cấp và danh lợi, mà nhằm phục vụ cho việc của các …. Sư, gồm các phần chính như: Niên biểu lịch sử Phật giáo, Trúc Lâm. Hậu Trúc Lâm, Lâm Tế, Tào Động, Kiêm tông, Tạp phái, Ni sư, Hộ pháp, Tôn hiệu, Tàng bản, Tổng mục lục kinh…. (Ví dụ file tổng “Lâm Tế” sẽ phân giải đến các file pháp tự theo kệ truyền, trong các file pháp tự sẽ phân giải đến cá thể từng thiền sư, trong từng thiền sư có làm sẵn từng văn bản Hán Nôm y cứ, trong mỗi văn bản Hán Nôm y cứ đều đã xử lý rõ nguồn gồm nguyên văn/ phiên âm/ dịch nghĩa, thơ/ chú thích/ niên biểu/ tư liệu tham khảo liên kết). Phần viết này được thực hiện kéo dài gần 10 năm, số trang lên đến hơn 1000 trang size chữ 7, chủ yếu được tôi dùng để: 1. Viết bài nghiên cứu, tham luận, giới thiệu phả hệ truyền thừa của mỗi tông môn, pháp phái, hoặc của một ngôi chùa nói chung. 2. Giúp các chùa tái soạn biệt khoa cúng Tổ, vốn dĩ có nhưng nay đã mất. 03. Tổ hợp 01 và 02 lại để đến một lúc nào đó xuất bản một seri sách lấy tên là “Tục Thiền uyển tập anh", sách soạn ra cúng sư và tất cả các chùa nhắc tên, tiền do nhà sưu tập Nguyễn Đính Sử [3] và các chùa bảo trợ, không bán.
Phần “Di sản văn hoá cổ” chủ yếu là hệ thống file ảnh tư liệu do cá nhân và xin từ bạn bè cùng nhiều nguồn chính đáng, được phân chia theo nội dung, vd: Khoa cúng, Kinh Phật, Văn bia chùa, Văn bia tháp, Pháp khí, Bài vị, Tượng Tổ, Ảnh Tổ, Hoành phi, Câu đối, Cuốn thư, Bầu chuối, Sắc phong, Tượng Phật…. Phần tư liệu ảnh này, nửa dùng làm y cứ cho phần viết nghiên cứu nêu trên, từ Hoành phi trở xuống dùng để tư vấn cho các sư, các chùa, tư nhân trong việc trùng tu trang trí nội thất chùa và từ đường dòng họ, đồng thời giúp làng nghề sơn khắc có tư liệu (hoa văn và chữ nghĩa) cổ giả nhất, nhằm mục đích kiếm cơm độ thân và nuôi việc nghiên cứu chả ra tiền. Ngoài 2 phần trên, còn lại là ảnh gia đình, tư liệu ảnh đời sống riêng tư…. có đôi chút truỵ lạc [4]!
Tóm lại: Công sức điền dã nhiều năm, lân mẫn thị giả Tăng Ni nhiều chốn mới xin được tư liệu, sau đó ngồi tỉ mẩn ngày đêm biên khảo, lập file, đọc dịch trên 5 vạn văn bia, hàng ngàn khoa cúng, hàng ngàn đầu mục kinh cùng hàng ngàn bài tựa bạt, xử lý hàng vạn sự kiện mới có được chút tư lương để rong chơi chữ nghĩa đến khi đeo kính. Tôi trộm nghĩ: Cái mình đang làm dẫu không mấy ai làm, chả danh lợi mà có thừa danh lựoi, đều là của Phật của Tổ. Làm ra là để phụng sự Tam bảo, phụng sự những ai cho mình cái Tuệ mệnh kiếp này đời sau, cớ gì phải chăm chăm lấy làm của riêng? Vì thế không có thói ỉm tư liệu, ai xin vì mục đích phụng sự đều cúng hoặc cho.
Tôi không bao giờ tưởng tượng là trong giới học thuật nói chung và dân chữ nghĩa Hán Nôm nói riêng lại lại tiềm ẩn nhiều điều bất trắc tới mức đột ngột khôn lường đến vậy! Đặc biệt những người được cho là có ăn có học, cũng học ở Tầu, cũng được học trò gọi là Phu tử như ai, anh em thân tình có cùng sở thích và chí hướng. Ai ngờ bỗng hồm ông em Tanh Đô Tiếu Chi Bái Mai Nguyễn Hữu Sử lại trở thành một trong người như vậy! Khi chuyện ăn cắp bị bại lộ trên giấy trắng mực đen, tôi từng phiền não và mất ngủ đúng 4 hôm [4], nhiều giây phút điên tiết tới mức có thể cầm dao manh động giết người. Sau đó đành kìm lòng lại, đem chuyện đó ra bàn (hai cuộc) với mấy anh em thân tín bên viện Hán Nôm nhằm tháo gỡ phiền muộn cũng như giải pháp làm sao trung đạo cho cả hai phía!
Trước khi đưa bạn gái [giờ là vợ tôi] qua sông đến thẳng nhà thằng ăn cắp bắt tội, tôi có từng nói với mấy anh em thân tín trong giới Hán Nôm, đại loại rằng: Nhân vật muốn điển hình thì phải đẩy họ vào hoàn cảnh điển hình. Chỉ có mỗi cách phơi tất cả những gì mình có trước mặt ông Phu tử Sử, lúc đó mới hay nó là Phu tử hay là thằng ăn cắp. Rốt cục quả đúng như lời. Có người biết chuyện này, hỏi tôi là: Ông có gài bẫy nó không? Tôi bảo: Tôi đủ thông minh và cũng đủ ngu đần, nhưng không tới mức bầy mưu nham hiểm đến thế để làm gì!
Trên đời, có cái loại nghiên cứu mà đố ai xin hoặc lấy được bất cứ cái gì từ họ, có loại ai cần là cho, có loại không có để mà cho, có loại chả biết có hay không chỉ rình đi ăn cắp. Loại 1 thì kính nhi viễn chi, loại 2 và 3 thì là bậc Bồ tát kiêm Cùng tử, loại 3 chính là cái tuồng ông Nguyễn Hữu Sử. Chán vô cùng!
“Hệ hống tư liệu viết nghiên cứu về Phật giáo Đàng Ngoài” và “Di sản văn hoá cổ” [1] được tái xây dựng và hình thành sau khi nảy sinh bất đồng quan điểm về cách điền dã lấy tư liệu của Sư ông Thích Đồng Dưỡng (Ngô Quốc Trưởng), đặc biệt là khi nảy sinh bất hoà với người em là Thạc sỹ Thiền Phong Phạm Văn Tuấn, đặc biệt là khi ông Tuấn vắng nhà đi học Đài Loan. Có người bề trên [ngôi Hoà thượng], khi đọc bài viết của tôi viết chung với ông Tuấn, cùng những bài viết của sư ông Đồng Dưỡng, ông Trần Trọng Dương, từng thở dài và khuyên, đại ý: Chuyện các ông quan tâm là Vi sử [2], nay quan hệ còn “hành xử chia nhỏ” như thế, nghiên cứu Lịch sử Phật giáo Bắc tưởng chừng gộp sức lại làm một khối cho nhanh, giờ lại hoá thành rùa …. chạy! Tôi nghe rất đau, nhưng không cải thiện được tình hình.
Phần “Hệ thống tư liệu viết nghiên cứu về Phật giáo Đàng Ngoài” do tôi bền bỉ xây dựng, nói thẳng là đem ra sử dụng không phải để lấy bằng cấp và danh lợi, mà nhằm phục vụ cho việc của các …. Sư, gồm các phần chính như: Niên biểu lịch sử Phật giáo, Trúc Lâm. Hậu Trúc Lâm, Lâm Tế, Tào Động, Kiêm tông, Tạp phái, Ni sư, Hộ pháp, Tôn hiệu, Tàng bản, Tổng mục lục kinh…. (Ví dụ file tổng “Lâm Tế” sẽ phân giải đến các file pháp tự theo kệ truyền, trong các file pháp tự sẽ phân giải đến cá thể từng thiền sư, trong từng thiền sư có làm sẵn từng văn bản Hán Nôm y cứ, trong mỗi văn bản Hán Nôm y cứ đều đã xử lý rõ nguồn gồm nguyên văn/ phiên âm/ dịch nghĩa, thơ/ chú thích/ niên biểu/ tư liệu tham khảo liên kết). Phần viết này được thực hiện kéo dài gần 10 năm, số trang lên đến hơn 1000 trang size chữ 7, chủ yếu được tôi dùng để: 1. Viết bài nghiên cứu, tham luận, giới thiệu phả hệ truyền thừa của mỗi tông môn, pháp phái, hoặc của một ngôi chùa nói chung. 2. Giúp các chùa tái soạn biệt khoa cúng Tổ, vốn dĩ có nhưng nay đã mất. 03. Tổ hợp 01 và 02 lại để đến một lúc nào đó xuất bản một seri sách lấy tên là “Tục Thiền uyển tập anh", sách soạn ra cúng sư và tất cả các chùa nhắc tên, tiền do nhà sưu tập Nguyễn Đính Sử [3] và các chùa bảo trợ, không bán.
Phần “Di sản văn hoá cổ” chủ yếu là hệ thống file ảnh tư liệu do cá nhân và xin từ bạn bè cùng nhiều nguồn chính đáng, được phân chia theo nội dung, vd: Khoa cúng, Kinh Phật, Văn bia chùa, Văn bia tháp, Pháp khí, Bài vị, Tượng Tổ, Ảnh Tổ, Hoành phi, Câu đối, Cuốn thư, Bầu chuối, Sắc phong, Tượng Phật…. Phần tư liệu ảnh này, nửa dùng làm y cứ cho phần viết nghiên cứu nêu trên, từ Hoành phi trở xuống dùng để tư vấn cho các sư, các chùa, tư nhân trong việc trùng tu trang trí nội thất chùa và từ đường dòng họ, đồng thời giúp làng nghề sơn khắc có tư liệu (hoa văn và chữ nghĩa) cổ giả nhất, nhằm mục đích kiếm cơm độ thân và nuôi việc nghiên cứu chả ra tiền. Ngoài 2 phần trên, còn lại là ảnh gia đình, tư liệu ảnh đời sống riêng tư…. có đôi chút truỵ lạc [4]!
Tóm lại: Công sức điền dã nhiều năm, lân mẫn thị giả Tăng Ni nhiều chốn mới xin được tư liệu, sau đó ngồi tỉ mẩn ngày đêm biên khảo, lập file, đọc dịch trên 5 vạn văn bia, hàng ngàn khoa cúng, hàng ngàn đầu mục kinh cùng hàng ngàn bài tựa bạt, xử lý hàng vạn sự kiện mới có được chút tư lương để rong chơi chữ nghĩa đến khi đeo kính. Tôi trộm nghĩ: Cái mình đang làm dẫu không mấy ai làm, chả danh lợi mà có thừa danh lựoi, đều là của Phật của Tổ. Làm ra là để phụng sự Tam bảo, phụng sự những ai cho mình cái Tuệ mệnh kiếp này đời sau, cớ gì phải chăm chăm lấy làm của riêng? Vì thế không có thói ỉm tư liệu, ai xin vì mục đích phụng sự đều cúng hoặc cho.
Tôi không bao giờ tưởng tượng là trong giới học thuật nói chung và dân chữ nghĩa Hán Nôm nói riêng lại lại tiềm ẩn nhiều điều bất trắc tới mức đột ngột khôn lường đến vậy! Đặc biệt những người được cho là có ăn có học, cũng học ở Tầu, cũng được học trò gọi là Phu tử như ai, anh em thân tình có cùng sở thích và chí hướng. Ai ngờ bỗng hồm ông em Tanh Đô Tiếu Chi Bái Mai Nguyễn Hữu Sử lại trở thành một trong người như vậy! Khi chuyện ăn cắp bị bại lộ trên giấy trắng mực đen, tôi từng phiền não và mất ngủ đúng 4 hôm [4], nhiều giây phút điên tiết tới mức có thể cầm dao manh động giết người. Sau đó đành kìm lòng lại, đem chuyện đó ra bàn (hai cuộc) với mấy anh em thân tín bên viện Hán Nôm nhằm tháo gỡ phiền muộn cũng như giải pháp làm sao trung đạo cho cả hai phía!
Trước khi đưa bạn gái [giờ là vợ tôi] qua sông đến thẳng nhà thằng ăn cắp bắt tội, tôi có từng nói với mấy anh em thân tín trong giới Hán Nôm, đại loại rằng: Nhân vật muốn điển hình thì phải đẩy họ vào hoàn cảnh điển hình. Chỉ có mỗi cách phơi tất cả những gì mình có trước mặt ông Phu tử Sử, lúc đó mới hay nó là Phu tử hay là thằng ăn cắp. Rốt cục quả đúng như lời. Có người biết chuyện này, hỏi tôi là: Ông có gài bẫy nó không? Tôi bảo: Tôi đủ thông minh và cũng đủ ngu đần, nhưng không tới mức bầy mưu nham hiểm đến thế để làm gì!
Trên đời, có cái loại nghiên cứu mà đố ai xin hoặc lấy được bất cứ cái gì từ họ, có loại ai cần là cho, có loại không có để mà cho, có loại chả biết có hay không chỉ rình đi ăn cắp. Loại 1 thì kính nhi viễn chi, loại 2 và 3 thì là bậc Bồ tát kiêm Cùng tử, loại 3 chính là cái tuồng ông Nguyễn Hữu Sử. Chán vô cùng!
Tiểu sử ông Nguyễn Hữu Sử dưới đây dẫn lại từ:
http://www.engagingwithvietnam.net/speakers/nguyễn-hữu-sử
http://www.engagingwithvietnam.net/speakers/nguyễn-hữu-sử
Chú thích:
[1]. LQV tạm gọi, cho đỡ nát. Cụ thể ông Nguyễn Hữu Sử ăn cắp những gì, gồm những file nào, bao nhiêu trang, bao nhiêu ảnh, sử dụng vào tham luận và sách thế nào, Ông Nguyễn Hữu Sử sẽ cung khai và sẽ công bố cụ thể trong những bài viết sau.
[2]. Ngữ danh từ được Tiến sỹ Trần Trọng Dương chuyển dịch hình như từ chữ “Micro history" (Lịch sử vi mô)
[3]. Cửu hay được Nguyễn Đình Sử nhờ đọc minh văn trên cổ vật và thừa sai viết Thư pháp để Sử phúng tặng quan lại triều đình. Bỗng hôm Cửu xong viêc, ngồi đần ra. Sử bảo: Mày bị lòi dom ah? Em không! Thế sao đực mặt ra thế? Em có chuyện riêng. Nói tao nghe? Cửu mới tả về cơ sự nghiên cứu và sáng tác nghệ thuật đều thảm bại. Sử liền ới thư ký xuống, bức khai tài khoản, mỗi tháng gửi cho 10 triệu để đỡ phải lo về sinh nhai và chuyên tâm vào nghiên cứu. Với đúng 1 yêu cầu: Ra sách cúng chùa thì tao in, điền thêm 1 dòng là “Tri ơn Phật tổ” vào cho tao đấy! Cửu đồng ý. Lĩnh tiền ròng được 6 năm thì Sử mất. Buồn như mất bố. Từ đó trầm luân cơm áo lộ ra mặt.
[4]. Vợ ông Nguyễn Hữu Sử trong một lần chat với ông Tran Thien Tung được ông Lãng Nhân đưa lên thành comment trong bài viết của tôi trên trang FB Hán Nôm Kinh Kỹ thì bảo tôi là “Hoang dâm háo sắc". Tôi và các bạn tình tôi xác nhận điều đó là đúng! Đôi bên đều chẳng có gì mà phải xấu hổ, vì hoàn cảnh lúc đó (2005 - 2008) Cửu ly thân, không truỵ lạc thì có mà …. dở hơi sớm!
[5]. Hôm đầu là đêm 14 tháng 2 năm 2015, sau khi Hội thảo Thiền phái Tào Động VN do ông Nguyễn Quốc Tuấn và Thượng toạ Thích Thọ Lạc đồng tổ chức dưới Hải Dương. Sau khi nhận được Kỷ yếu hội thảo, về nghỉ đêm tại khách sạn Nam Cường, ông Phạm Văn Tuấn có đặt ra nghi vấn về bài viết “Khảo về Thiền sư Tính Chúc Đạo Chu" của ông Nguyễn Hữu Sử, buộc tôi phải thú nhận toàn bộ lai nguyên. Chuyện ăn cắp tư liệu đạo văn đạo ảnh cũng vỡ lở từ đây. Và, sau đó là liền ba đêm mất ngủ để nghĩ cách giải quyết.
(Còn nữa)
"
https://www.facebook.com/notes/le-quocviet/no-1-b%C3%A1i-mai-ti%E1%BA%BFu-chi-thanh-%C4%91%C3%B4-phu-t%E1%BB%AD-nguy%E1%BB%85n-h%E1%BB%AFu-s%E1%BB%AD-th%E1%BA%B1ng-%C4%83n-c%E1%BA%AFp-v%C3%A0-x%C3%A0o-n%E1%BA%A5u-%C4%91%E1%BB%93-%C4%83/10156534592307650/
https://www.facebook.com/notes/le-quocviet/no-1-b%C3%A1i-mai-ti%E1%BA%BFu-chi-thanh-%C4%91%C3%B4-phu-t%E1%BB%AD-nguy%E1%BB%85n-h%E1%BB%AFu-s%E1%BB%AD-th%E1%BA%B1ng-%C4%83n-c%E1%BA%AFp-v%C3%A0-x%C3%A0o-n%E1%BA%A5u-%C4%91%E1%BB%93-%C4%83/10156534592307650/
---
THỨ SÁU, 10 THÁNG 8, 2018
Nhân đây Cửu tao mạo phạm đưa ảnh có ông Thiên Hoả lên đây, bởi: Cái thằng Phu tử đứng cạnh mày nó bảo nó ko ăn cắp tư liệu từ Tao, mà nó xin từ mày.
"
https://www.facebook.com/notes/le-quocviet/no-2-danh-m%E1%BB%A5c-file-words-nghi%C3%AAn-c%E1%BB%A9u-v%E1%BB%81-ph%E1%BA%ADt-gi%C3%A1o-ch%C6%B0a-c%C3%B4ng-b%E1%BB%91-b%E1%BB%8B-ti%E1%BA%BFu-chi-thanh-/10156705472947650/
.
Dưới sự bảo hộ từ nhiều chùa - đặc biệt là từ Thượng toạ chùa Ngọc Quán [Hà Nôi] và Thượng toạ chùa Bổ Đà [Bắc Giang], trải hơn 10 năm đi điền dã sưu tầm in dập sao chụp tư liệu, cộng với thời gian ngồi dịch chú số tư liệu sưu tầm được cũng đồng hành với năm tháng sưu tập. Cửu đã phó mặc vợ con, để dồn tâm sức trong nhiều năm tháng để bóc tách trên 6 vạn thác bản văn bia, xử lý hàng trăm bia tháp do cá nhân tôi in rập, hàng ngàn cuốn kinh Phật có nguồn từ viện Hán Nôm, Thư viện Quốc gia và, đặc biệt từ các Tàng thư lâu thuộc tự viện lớn bé toàn miền Bắc. Lại cầu thỉnh hàng trăm cuốn khoa cúng [photo] với cả ngàn đường thỉnh Tổng - Biệt gắn đến các Thiền Tổ thuộc hai dòng Lâm Tế và Tào Động. Tổng số trang tư liệu lên đến hàng vạn để chiết trung ra những file tư liệu được phân loại dưới đây, nhằm mục đích cho một dự định viết sách dài hơi đến khi… đeo kính. Xong, chỉ vì tin nhau, tất cả đã bị Phu tử Nguyễn [Hữu] Sử cung chức ở viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc viện Hàn Lâm ăn cắp sạch. Tư liệu ăn cắp được, Phu tử chế biến thành những bài Tham luận dự hội thảo quốc tế và trong nước [Cửu sẽ chỉ rõ cụ thể ở 1 note khác], đã đem lại cho Phu tử một vành hào quang danh vọng ba vạn và chút lợi lộc chín ngàn.
Phu tử do khuyết tật giáo dục từ gia đình, nhưng háo danh và lưu manh học thuật thì vô lường. Đồn là thuở bé đã từng ở chùa [Nội Long, Ninh Bình] học Phật, nhống lên đi học đạo Khổng bên Tầu. Về nước luôn tự cao là “Hạc lập quần kê", học trò réo hô Phu tử, luôn cho Thư pháp chỉ đứng sau Hy - Hiến. Rồi, cũng viện Tôn giáo, cùng viện Hàn lâm. Cũng xưng Tăng lục, lập viện Ba La. Cũng tham luận học thuật viết sách như ai, nhưng liêm chính học thuật thì vi phạm nghiêm trọng!
Sau nhiều năm Phu tử tránh mặt và lủi trốn, cách dây vài hôm, oan gia ngõ hẹp, Cửu vô phúc được diện kiến Phu tử trên chốn Tổ Bổ Đà. Dưới sự chứng minh của Khuất Lão Nguyễn Tiến Hạnh và Trần Văn Quyến, dù rất kiên cường chối tội để giữ bản mặt Phu tử, nhưng chỉ khi bị quại vào mặt, rốt cục cũng hết lý chối cãi, cúc cung xưng tội và cầu xin tha mạng.
Cửu có khuyến cáo Phu tử sớm tiến hành các bước đi cần thiết để, nhất là trước khi đi du học [nghe đồn ở Anh], kẻo sau nay oán nghiệp ngày thêm uất kết, gồm: 1. Tường trình lại khách quan quá trình ăn cắp, sử dụng tư liệu ăn cắp vào các công trình học thuật. 2. Đơn nhận lỗi và thành khẩn xin lỗi cá nhân Cửu; khai tử những gì ăn cắp của Cửu được sử dụng trong các sách và bài viết; tất cả xin lỗi đều phải đăng báo / đài công khai - nhất là những báo/ đài mà Phu tử từng được vinh danh tới vấn đề hữu quan. Và rốt cục 3 là: Bồi thường.
Giới chữ nghĩa [Hán Nôm & Thư pháp] nước nhà về cơ bản đều biết chuyện, học giới cũng đã có cái nhìn quan ngại. Nhân đây, Cửu cũng xin lỗi tất cả những ai chơi với Phu tử và trân trọng tình cảm quan hệ của tất cả mọi người đối với Phu tử mà có nhời rằng: Xin đừng can dự vào mối quan hệ Biệt nghiệp không vui giữa Cửu với tay Phu tử ăn cắp này! Cửu đã từng đến tận hang ổ bắt tội và tha cho 1 lần, đồng thời giữ thể diện bằng việc bịt kín thông tin xấu để Phu tử có khung trời tương lai mà ngẩng mặt với gia đình và xã hội. Nhưng chỉ 1 năm sau, ngựa quen đường cũ, mặt sứ gan lim Phu tử lại tái phạm và coi cái sự ăn cắp là … lẽ đương nhiên, thì dẫu Cửu có là “Thánh" cũng “vật" ra bởi phát điên! Tha nữa chúng sinh nó lại nhờn và quay lưng phỉ nhổ vào Liêm chính học thuật.
Dưới dây là 1/2 những gì Phu tử ăn cắp. Cứu cứ đúng những gì trong phần mềm ổ cứng mà biên ra. Trước là để mọi người rõ, nữa là để Phu tử Nguyễn [Hữu] Sử nhớ mà đính kèm vào bản Tường trình mà trả nợ. Con ạ!
=====
Nhân đây Cửu tao mạo phạm đưa ảnh có ông Thiên Hoả lên đây, bởi: Cái thằng Phu tử đứng cạnh mày nó bảo nó ko ăn cắp tư liệu từ Tao, mà nó xin từ mày.
Lưu ý:
Tư liệu trong Laptop trong quá trình xây dưng gồm 02 phần: File ảnh Tổng và File word Tổng.
Hôm nay, chỉ liệt dẫn File word Tổng ôm chứa 13 File word Phó, trong các File word Phó lại chứa nhiều File document Nhỏ, trong mỗi File document Nhỏ lại ôm trong đó ít là 01 Văn bản Hán Nôm, nhiều nhất như File “Pháp chủ Thanh Hanh" lên tới 27 văn bản Hán Nôm. Mỗi văn bản Hán Nôm đều được xử lý từ: a. Dẫn nguồn Nguyên văn, b. Phiên âm, c. Dịch nghĩa, d. Chú thích, e. Niên biểu, f. Khảo luận. Hôm nay chỉ cung cấp Tổng cộng 13 File word từ Phó trở xuống, ít thì một trang viết dăm bảy trăm chữ, dài lên đến 430 trang lên đến 411.221 chữ. Tổng số trang đồn là trên 1000 trang và dưới 1500 trang, size chữ 10. Riêng File ảnh thì sẽ công bố sau vào 1 Note khác [vì rất chi tiết và mất nhiều thời gian kiểm kê].
Tái: Phu tử có thể đối sánh trong Laptop, hoặc kéo từ trên “Ai cờ lao” xuống mà đối sánh để biết sự chính xác hay Cửu vu khống: Mọi cái Cửu liệt dẫn ra đây là chuẩn không cần chỉnh!
[1]. File Phó: Các bài Ghi chú, gồm các Document:
- Bổ Đà - Quan Âm toạ sơn
- Bùi Tấn công và Trần Tư đồ
- Cây hương
- Chợ Tam bảo
- Danh mục chùa lớn
- Ghi chú về bản Ngọc Âm chỉ nam
- Niên biểu Tàng bản chùa Vĩnh Nghiêm trong mối tương giao với các cơ sở tàng bản thuộc Thiền phái Lâm Tế thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn
- Ghi chú về Tam quan
- Gia truyền y bát
- Giao châu một nẻo
- Hậu Phật
- Hương hoả nô và Tam bảo điền
- Sự kiện Bính Ngọ - Đinh Mùi
- Văn tế thập loại
- Vua Lan bồn
[2]. File Địa danh và Truyền đăng các chùa,gồm các Document:
- Chuyển đổi địa danh
- Truyền đăng các chùa
[3]. File Tôn hiệu và Giáo phẩm, gồm các Document:
- Tôn hiệu Lâm Tế
- Tôn hiệu Tào Động
- Giáo phẩm
[4]. File Hậu Trúc Lâm, gồm các Document:
Thần phả Bảo tháp / Huệ Nhẫn Quốc sư/ Thiền sư Nguyễn Bình An/ Trí Nhu
[5]. File Thiền tăng chưa rõ pháp tự, gồm các Document:
An Lạc/ Đồng tử Tỷ khiêu Tuệ Nguyên/Giới Đức/ Hoà thượng Giới Châu/ Tỷ khiêu Nguyễn Duy Tiến/ Tỷ khiêu Thanh Cẩm/ Tỷ khiêu Thanh Chấn/ Tỷ khiêu Thanh Khiết [chùa Phượng Ban]/ Tỷ khiêu Thanh Số [chùa Phượng Ban]/ Thiên Giang Bạch Vân Thanh Tri Sa môn/ Tịnh Từ Tỷ khiêu/ Tuệ Quang Diệp Diệp/ Tỷ khiêu Diệu Trạm/ Vô Tranh Tỷ khiêu
[6]. File Thiền phái Lâm Tế
6.1. Chữ “Viên” đời 34, gồm các Document:
Thiền sư Dật Đạo Viên Lâm/ Thiền sư Viên Diễn/ Thiền sư Viên Thường/ Thiền sư Viên Văn/ Vân Thuỷ Tỷ khiêu Đạo Bích Dương Chân nhân
6.2. Chữ “Minh” đời 35, gồm các Document:
Minh Ấn/ Minh Châu/ Minh Chiếu/ Minh Hành/ Minh Huệ/ Minh Huyễn Liễu Nhất/ Minh Lương/ Minh Nghĩa / Minh Ngoạn/ Minh Như Vân Phong/ Minh Tính Hội Thông/ Minh Toàn Vô Niệm/ Minh Tông/ Minh Trực/ Minh Trung
6.3. Chữ “Chân” đời 36, gồm các Document:
- Chân Am Tuệ Minh/ Chân Chính/ Chân Hiền Liễu Nhất/ Chân Hoa Nghiêm/ Chân Hồng/ Chân Huệ/ Chân Hỷ Tuệ Minh/ Chân Lai/ Chân Lý/ Chân Môn/ Chân Nghiêm/ Chân Nguyên/ Chân Như Pháp Chiêm/ Chân Pháp Kiêm/ Chân Phúc/ Chân San/ Chân Thắng/ Chân Thịnh/ Chân Tính/ Chân Tĩnh/ Chân Tịnh Huệ Lương/ Chân Tri hoà thượng/ Chân Từ/ Chân Tung/ Chân Tường/ Chân Văn/ Chân Ý/ Pháp Ấn Hoà thượng Chân Kiến
6.4. Chữ “Như” đời 37, gồm các Document:
Như Bi Vô Trụ/ Như Cảm/ Như Chiêu/ Như Chúc/ Như Đạo/ Như Điển/Như Đức Tuyết tịnh/ Như Hạ/ Như Hạnh/ Như Hất Vô Niệm/ Như Hậu/ Như Hiển/ Như Hiền/ Như Hiện Nguyệt Quang/ Như Khoản/ Như Lâm An Tĩnh/ Như Lăng/ Như Lịch/ Như Lịch Tuệ Hỷ/ Như Liên/ Như Lộ/ Như Loan/ Như Luân/ Như Mục/ Như Nguyện/ Như Nhất/ Như Như/ Như Thị Tuệ Khánh/ Như Thích/ Như Thức/ Như Thường/ Như Thuỵ Mật Định/ Như Tín/ Như toà Tuệ Kính./Như Trai/ Như Trí/ Như Tuỳ/ Như Văn/ Như Ý
6.5. Chữ “Tính” đời 38, gồm các Document:
Tính Dán/ Tính Ánh/ Tính Châu/ Tính Chiêm/ Tính chủng/ Tính Cơ/ Tính Cung/ Tính Đăng/ Tính Điềm/ Tính Độ/ Tính Dụng/ Tính Đường Tuệ Cự/ Tính Giai/ Tính Hải/ Tính Hải Tuệ Sam/ Tính Hoàn/ Tính Hoát Trừng Trừng/ Tính Hồng/ Tính Khiêm/ Tính Không Vô Tướng/ Tính Kiền/ Tính Lâm Sái Sái/ Tính Lự/ Tính Luật/ Tính Mẫn/ Tính Miện/Tính Mộ/ Tính Ngạn Ngột Ngột/ Tính Nhẫn/ Tính Nhật Hạo Hạo/ Tính Quảng Điều Điều/ Tính Tại/ Tính Thành/ Tính Thiện/ Tính Thục/ Tính Thược/ Tính Tình/ Tính Tịnh/ Tính Trừng/ Tính Từ/ Tính Tuyên/ Tính Tuyền
6.6. Chữ “Hải” đời 39, gồm các Document:
Hải Bật/ Hải Chiếu/ Hải Dật/ Hải Đông & Hải Tuệ/ Hải Duệ Hạo Hạo/ Hải Hiệp Thời Thời/ Hải Hoàn/ Hải Khâm/ Hải Kiên/ Hải Kính/ Hải Lệ/ Hải Luật Vô Biệt/ Hải Mãn/ Hải Mộ/ Hải Ngọc/ Hải Oánh/ Hải Quýnh Từ Phong/ Hải Soạn/ Hải Thân/ Hải Thụ/ Hải Thư/ Hải Thuần/ Hải Tiềm/ Hải Tĩnh/Hải Triều/ Hải Trừng/ Hải Tuyên Tuệ Chiếu/ Hải Uyển Sâm Sâm/ Hải Xuyên/ Tiểu sỹ Bạch Liên Hải Thông
6. 7. .Chữ “Tịch” đời 40, gồm các Document:
Tịch Báo/ Tịch Chiếu Từ Niệm/ Tịch Cứu Hạo Hạo/ Tịch Đạt Khoả Khoả/ Tịch Dung/ Tịch Giảng Nhất Nhất/ Tịch Hải Bình/ Tịch Khanh/ Tịch Khoan/ Tịch Lãng/ Tịch Lự/ Tịch Lục Từ Lãng/ Tịch Mật/ Tịch Nghiêm/ Tịch Nhuận Minh Minh/ Tịch Quang/ Tịch Tại/ Tịch Thăng/ Tịch Thị Chân Chân/ Tịch Thiền/ Tịch Thường/ Tịch Tịch Mật Nhân/ Tịch Tĩnh/ Tịch Truyền/ Tịch Viên Từ Tế / Tuệ Hải Tịch Bình bình
6.8. Chữ “Chiếu” đời 41, gồm các Document:
Chiếu Chí/ Chiếu Đinh/ Chiếu Hoà/ Chiếu Hoàn Hạo Hạo/ Chiếu Khoan/ Chiếu Kiên/ Chiếu Kính Hải Lượng/ Chiếu Lâm/ Chiếu Luật/ Chiếu Lượng Tuệ Không/ Chiếu Oánh/ Chiếu Phương/ Chiếu Sửu Trí Điển/ Chiếu Thường Tại Tại/ Chiếu Tính/ Chiếu Tính Đức Hạnh/ Chiếu Tuyên/ Hoa Chiếu Trường
6. 9. Chữ Phổ đời 42, gồm các Document:
Phổ Đoan Thanh Tùng/ Phổ Giác/ Phổ Minh Chấn Đức/ Phổ Minh Thanh Tích/ Phổ Quang/ Phổ Quang Từ Ân/ Phổ Quang Tuệ Khánh/ Phổ Sỹ Từ Tuyên/ Phổ Tế/ Phổ Tế Trí Tâm/ Phổ Thận/ Phổ Thiền Bảo Liên/ Phổ Thịnh/ Phổ Thuận/ Phổ Tiến Thanh Lịch/Phổ Tính/ Phổ Tịnh Cung Kiệm/ Phổ Tụ/ Phổ Tuệ/ Phổ Văn/ Thanh Sỹ Phổ Văn
6. 10. Chữ Thông đời thứ 43, gồm các Document:
- Bảo Thụ Hy Hy/ Giám tự Mai Quang/ Lan Hương/ Thông Ân Thanh Cần/ Thông Độ/ Thông Duệ/ Thông Giám Bảo Đỉnh/ Thông Hiển/Thông hương/Thông Huyên/Thông Kim Liên/ Thông Liễn/ Thông Mệnh/Thông Năng/Thông Nhân/Thông Quyền/Thông Tập/Thông Thi/Thông Thuyết/Thông Toàn Thuần Hiệp/Thông Trà/ Thông Trạch/Thông Tuệ/ Từ Nhu Thanh tịnh
6. 11. Chữ Tâm đời 44, gồm các Document:
- Tâm An/ Tâm Chính Minh Lý/ Tâm Dật/ Tâm Dũng/ Tâm Đương/ Tâm Giác/ Tâm Hiển/ Tâm Hoán/ Tâm Kế/ Tâm Nguyện/ Tâm Như/ Tâm Thi/ Tâm Trí/ Tâm Viên/ Bảo Minh/ Trí Hải/ Trưởng sư Thanh Quyết
6. 12. Chữ Nguyên đời 45, gồm các Document:
- Nguyên Biểu/ Nguyên Uẩn/ Thanh Hanh/ Thanh Tích
6. 13. Chữ Quảng đời 46, gồm các Document:
- Thanh Tỉnh/ Phan Trung Thứ/ Quảng Khải/ Quảng Thịnh/ Quảng Tốn Châu Tạng/ Tố Liên
- Tổng quan về tông Lâm Tế
7. File Ngoại hộ, gồm các Document:
- Bảo Thiên Động chủ Trần Thị Ngọc Lãnh/ Bình An vương Trịnh Tùng/ Đặng Huy Trứ/ Đức bà Thuấn Chiêu Dung Nguyễn Thị Ngọc Liêu/ Dũng Lễ công Trịnh Khải/ Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Áng/ Lê Hy Tông/ Lê Thần Tông/ Minh Châu Công chúa Lê Thị Ngọc Thái/ Nguyễn Đăng Giai/ Nội thị mụ Ưu bà di Nguyễn Thị Phán, hiệu Từ Dụ/ Thanh vương Trịnh Tráng/ Thiện Khánh Bồ tát Nguyễn Thị Ngọc Duệ/ Trần Thị Ngọc Am/ Trần Tư Đồ & Bùi Tấn Công/ Trần Xuân Dếnh/ Trịnh Thị Ngọc Trúc/ Trinh Từ/ Ưu bà di Diệu Thái/ Ưu bà di Diệu Thọ/ Vũ Thị Ngọc toàn/ Vương mẫu Trương Thị Ngọc Chử/ Vương phủ đệ tam Cung tần Nguyễn Thị Ngọc Chiến
8. File Ni sư, gồm các Document:
- Diệu Nhân/ Chân Tuệ/ Đàm Chính/ Đàm Phận/ Đàm Phán/ Đàm Quang/ Đàm Sử/ Đàm Tiến/ Diệu Điển/ Diệu Hưng/ Diệu Lợi/ Như Cơ Chân Tịnh/ Thanh Cần/ Diệu Viên Minh Minh/ Tính Côn/ Diệu Bảo/ Diệu Đăng/ Diệu Nghĩa/ Diệu Nhất/ Diệu Tường/ Diệu Nhã Niệm Niệm/ Huệ Duyên/ Nguyên Nhâm/ Thanh Tuấn
9. File Niên biểu Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài [430 trang, tổng 411.221 chữ]
10. File Tạng/ Tàng kinh, gồm các Document:
- Các tự kinh tạng
- Đại tạng kinh
- Thư mục kinh tạng [viện Hán Nôm]
11. File Tào Động, gồm các Document:
- Nhất Cú Trí Giáo/ Thông Giác/ Tông Diễn
11. 1. Chữ “Từ” đời 38, gồm các Document:
- Từ Đoan Như Tịnh/ Từ Sơn/ Từ Hạo/ Tính Chúc Đạo Chu đời 39
11. 2. Chữ ‘Hải” đời 40, gồm các Document:
- Hải Điện/ Hải Ngạn/ Hải Tại
11. 3. Chữ “Khoan” đời 41,gồm các Document:
- Khoan Dực/ Khoan Giai/ Khoan Giáo/ Khoan Hoà/ Khoan Nhân/ Khoan Thông
11. 4. Chữ Giác đời 42, gồm các Document:
- Giác Bản Minh Nam/ Giác Chiêm/ Giác Đạo Ngạn/ Giác Lâm/Giác Minh/Giác Trân/Giác Trí/ Giác Viên/ Giác Hiệp
11. 5. Chữ Đạo đời 43, gồm các Document:
- Đạo Huy/ Đạo Quang/ Đạo Sinh Quang Lịch/ Đạo Trung/ Đạo Tuân Minh Chính
11. 6. Chữ Sinh đời 44, gồm các Document:
- Sinh Tín/ Sinh Tú/ Thanh Đẩu/ Sinh Định Thanh Cao
11. 7. Chữ Quang đời 45, gồm các Document:
- Quang Long / Quang Lư Đường Đường
11. 8. Chữ Chính đời 46, gồm các Document:
- Chính Bỉnh/ Chính Đại/ Chính Tâm/ Chính Truyền/ Thanh Chấn
11. 9. Chữ Tâm đời 47, gồm các Document:
- Tâm Nghĩa/ Tâm Nhân/ Tâm Viên
11. 10. Chữ Mật đời 48 gồm:
- Mật Hạnh/ Mật Ứng
- Tổng quan Thiền phái Động Thượng
12. File Tạp phái, gồm các Document:
- Bần đạo Trần Như Đăng/ Tuệ Đức Minh Thiền/ Chân Hiền Đạo Kế Viên Tịnh Chân nhân/ Chính Giác Hoà thượng Bắc Nhạc Phổ Ân Thiền sư/ Công tử Diên Quận công Trịnh Lương/ Đạo Thịnh Vân Lâm Đạo Đức Phổ Giác Thượng Thừa Đại Bồ tát/ Độc Tẩu Thiền sư/ Đông A thị Trần Văn Tựu/ Quốc sư Đào Ngọc Lâm/ Quốc sư Nguyễn Đức Trung/ Sa di Huệ Quán/ Sa di Tuệ Hưng/ Sa di Tuệ Trúc/ Sơn tăng Mai Trí Bản/ Tăng chính Tuệ Đăng Hạo Hạo/Tăng thống Huệ tịnh/ Tăng thống Nguyên Pháp Lan/ Tăng thống Pháp Thọ/ Tây Nam Thiên Trúc Quốc sư/ Thích tử Nguyễn Đạo Bích Dương Chân nhân /Thích tử Tế Cổn Tuệ Chủng/ Thiền sư Huệ Ngạn - Nguyễn Đăng Cơ/ Thiền sư Huệ Trung/ Thiền sư Hưng Long/ Thiền sư Quảng Trí/ Thiền sư Trí Kiên và Trí Thể/ Thiền sư Tuệ Chiếu Phổ Tế/ Thiền sư Tuệ Giác / Thiền sư Tuệ Trưởng/ Thiền sư Viên Trí/ Thiền tăng Đạo Nguyên/ Thiền tăng Huệ Nghiêm/ Thiền truy Nguyễn Công Phát/ Tiểu tăng Pháp Vị/ Trưởng lão tăng là Hà Đăng Đệ / Tỷ kheo Huệ Hán/ Tỷ kheo Thanh Thi
13. File Tư liệu văn bia và Văn học Phật giáo, gồm các Document:
- Văn bia chùa Bút Tháp
- Văn bia tháp thời Lê
- Văn bia tháp thời Tây Sơn và Nguyễn
- Danh mục Di tích
- Danh lam trong phủ
Ảnh: FB Nguyễn Hữu Sử và bạn bè của hắn.
"
https://www.facebook.com/notes/le-quocviet/no-2-danh-m%E1%BB%A5c-file-words-nghi%C3%AAn-c%E1%BB%A9u-v%E1%BB%81-ph%E1%BA%ADt-gi%C3%A1o-ch%C6%B0a-c%C3%B4ng-b%E1%BB%91-b%E1%BB%8B-ti%E1%BA%BFu-chi-thanh-/10156705472947650/
.
Rất thích bài viết và khổ chủ: thẳng thớm, minh định mà cũng rất phu tử, lãng tử.
Trả lờiXóaCám ơn Giaovn.bloger
1. Bài thứ hai, LQV đưa lên Fb
Trả lờiXóa"
No 2. Danh mục file words nghiên cứu về Phật giáo chưa công bố bị Tiếu Chi - Thanh đô 36a - Bái Mai Phu tử Nguyễn Hữu Sử ăn cắp
LE QUOCVIET·THỨ SÁU, 10 THÁNG 8, 2018
Một ảnh có cả LQV và NHS (ảnh của bác Hậu Khảo cổ, bổ sung tháng 9/2018)
Trả lờiXóa