Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

24/06/2018

Thầy Phan Huy Lê từ trần ở tuổi 85 (1934 - 2018)

Một tấm ảnh do tôi bấm máy, tại nhà riêng của thầy ở phố Vọng Đức (rất gần với Thư viện Viện Thông tin Khoa học Xã hội ngày trước ở số 36 phố Lí Thường Kiệt, cũng tức là gần với trụ sở cũ của Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội).

Có một lần, khoảng 6 năm về trước, chúng tôi đi đón thầy ở trước cửa ngôi nhà này vào khoảng 5h15 sáng. Cả khu phố còn ngủ yên. Khi xuống, thầy cho biết là đã điểm tâm bữa sáng do cô chuẩn bị rồi. Lần ấy là chúng tôi đi Vĩnh Phúc, phải xuất phát sớm ở giờ đó mới kịp (đọc tạm lại ở đây). Cuốn sách của lần ấy đã được phát hành (đọc lại ở đây), bài tổng kết của thầy Lê được đặt ở phần đầu tiên.

(ảnh đang đưa lên)


Thông tin ở dưới lấy về từ các nơi. Sau một số tin chính thức đầu tiên, thì ở dưới là phần bổ sung.

Tôi theo cách tính của các cụ ta xưa nay, nên ghi thầy thọ 85 tuổi. Các nơi khác hiện ghi thầy thọ 84 tuổi.





---

1.

GS Phan Huy Lê qua đời ở tuổi 84

 - GS. Phan Huy Lê – một trong những nhà nghiên cứu sử học uy tín của Việt Nam – vừa qua đời vào lúc 13h10 ngày 23/6.
GS Phan Huy Lê,Phan Huy Lê
GS. Phan Huy Lê tại sự kiện trao tặng huân chương của Viện Văn khắc và Mỹ văn Pháp tháng 2/2017. Ảnh: Lê Văn
Nguồn tin riêng của VietNamNet cho biết, cách đây khoảng một tuần, GS. Phan Huy Lê đã phải nhập viện cấp cứu vì bệnh tim. Sau đó, GS còn gặp một số vấn đề sức khoẻ về phổi.
Tại Bệnh viện Bạch Mai, ông đã được các bác sĩ cứu chữa tận tình nhưng không qua khỏi.
GS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) cho biết, GS Lê vừa có chuyến công tác 3 ngày từ Trường Sa trở về hồi giữa tháng 5 vừa qua.Ông cũng là người cao tuổi nhất đoàn.
GS Phan Huy Lê sinh năm 1934 tại xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Ông là hậu duệ đời thứ 14 của dòng họ Phan Huy vốn nổi danh về khoa bảng với những tên tuổi lớn như Phan Huy Cẩn, Phan Huy Ích, Phan Huy Thực, Phan Huy Vịnh, Phan Huy Chú… Cụ thân sinh ra ông là Phan Huy Tùng, từng làm quan trong triều đình Huế.
GS Phan Huy Lê,Phan Huy Lê
GS Phan Huy Lê đưa tiễn GS Đinh Xuân Lâm tại tang lễ ngày 27/1/2017. Trong giới sử học Việt Nam, tương truyền có 4 nhà khoa học lớn là "Lâm, Lê, Tấn, Vượng" (GS Đinh Xuân Lâm, GS Phan Huy Lê, GS Hà Văn Tấn và GS Trần Quốc Vượng). Trong số này, hiện còn GS Hà Văn Tấn. Ảnh: Lê Anh Dũng
Là một trong những học trò của GS Trần Văn Giàu và GS Đào Duy Anh, sau khi tốt nghiệp cử nhân Sử - Địa Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, ông nhận chức danh trợ lý giảng dạy bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, khoa Lịch sử - Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (nay là ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội).
Năm 1958, ông là chủ nhiệm bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại khi mới 24 tuổi.
Từ năm 1988 đến nay, ông là Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam.
Năm 1995, GS. Phan Huy Lê sáng lập khoa Đông phương học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG Hà Nội.
Ông nhận danh hiệu Nhà giáo nhân dân năm 1994, là người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản trao tặng Giải thưởng quốc tế văn hoá châu Á Fukuoka năm 1996.
Năm 2002, ông được Chính phủ Pháp trao tặng Huân chương Cành cọ Hàn lâm.

GS Phan Huy Lê,Phan Huy Lê
GS Phan Huy Lê ghi sổ tang chia buồn với gia đình tại tang lễ GS Phan Đình Diệu ngày 18/5/2018. Ảnh: Lê Anh Dũng
Ông là tác giả của hàng trăm công trình nghiên cứu có giá trị về lịch sử, trong đó có những công trình nổi bật như “Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê Sơ”, “Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam”, “Khởi nghĩa Lam Sơn”, “Phong trào nông dân Tây Sơn”, “Lịch sử và văn hoá Việt Nam”, “Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay”, “Tìm về cội nguồn”, “Lịch sử Thăng Long – Hà Nội”
Năm 2000, ông được trao giải thưởng Nhà nước về khoa học – công nghệ với tác phẩm “Tìm về cội nguồn”.
Năm 2016, công trình “Lịch sử và văn hóa Việt Nam - Tiếp cận bộ phận” của ông được trao giải thưởng Hồ Chí Minh.
Học trò tiếc nhớ GS Phan Huy Lê, người dẫn dắt sử học nửa thế kỷ

Học trò tiếc nhớ GS Phan Huy Lê, người dẫn dắt sử học nửa thế kỷ

GS. Phan Huy Lê qua đời để lại một khoảng trống cho ngành sử học Việt Nam và là nỗi mất mát lớn với những người làm sử, với biết bao thế hệ học trò.  
Theo GS Nguyễn Quang Ngọc (ĐHQG Hà Nội), có thể hình dung toàn bộ trước tác của GS Phan Huy Lê được chia ra thành 4 mảng lớn gần tương đương nhau và đều ở mức rất cao (từ 104 đến 120 công trình).
"Thật hiếm có một học giả có khối lượng các công trình nghiên cứu đồ sộ và đạt đến đỉnh cao trên nhiều lĩnh vực chuyên môn như thế. Tầm uyên bác trong các công trình Sử học của GS Phan Huy Lê bắt nguồn từ trách nhiệm cao cả của một người thầy, vì theo ông dạy đại học là dạy kết quả nghiên cứu của chính mình".
GS Phan Huy Lê,Phan Huy Lê
GS Phan Huy Lê cùng vợ chụp ảnh chung với Đại sứ Pháp - ông Bertrand Lortholary tại lễ trao huy chương của Viện Hàn lâm Văn Khắc và Mỹ Văn Pháp cho GS ngày 20/3/2017. Ảnh: Lê Văn
Ngoài ra, ông còn là ủy viên của nhiều Hội đồng Quốc gia như Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa, Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hội đồng Lý luận Trung ương, Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia...
Lễ viếng GS Phan Huy Lê
Lễ viếng và truy điệu tổ chức từ hồi 7h30 đến 10h ngày 27/6 tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ an táng tổ chức tại Công viên Nghĩa trang Vĩnh Hằng, Hà Nội lúc 13h cùng ngày.
Nguyễn Thảo
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/gs-phan-huy-le-qua-doi-o-tuoi-84-458618.html



TTO - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cùng gia đình sẽ tổ chức Lễ viếng và truy điệu Giáo sư Phan Huy Lê vào hồi 7h30 ngày 27-6-2018.

Lễ viếng cố Giáo sư Phan Huy Lê sẽ diễn ra vào sáng 27-6 - Ảnh 1.
Giáo sư Phan Huy Lê - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Lễ viếng và truy điệu Giáo sư Phan Huy Lê sẽ được tổ chức từ hồi 7h30 đến 10h00 ngày 27-6 (tức ngày 14 tháng 5 năm Mậu Tuất) tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ an táng tổ chức tại Công viên Nghĩa trang Vĩnh Hằng, Hà Nội lúc 13h00 cùng ngày.
Giáo sư Phan Huy Lê đã qua đời vào hồi 13h06 phút chiều nay 23-6 tại Bệnh viện Bạch Mai, hưởng thọ 84 tuổi.
Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê, Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm Văn khắc và Mỹ văn (Cộng hòa Pháp), sinh ngày 23-2-1934 tại xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Ông là trụ cột của ngành lịch sử Việt Nam và nhiệm rất nhiều chức vụ trong suốt sự nghiệp của mình:
- Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (1988-2016)
- Chủ tịch Danh dự Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
- Nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Giao lưu Văn hóa
- Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam Cổ trung đại, Khoa Lịch sử
- Nguyên Chủ nhiệm Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Chủ nhiệm Đề án Khoa học Xã hội cấp Quốc gia Nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam.
Ông đã được tặng: Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ; Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì và hạng Ba; Huân chương Cành cọ Hàn lâm (Cộng hòa Pháp), Giải thưởng Văn hóa châu Á Fukuoka (Nhật Bản)...
Lễ viếng cố Giáo sư Phan Huy Lê sẽ diễn ra vào sáng 27-6 - Ảnh 2.
Giáo sư sử học Phan Huy Lê qua đời ở tuổi 84Giáo sư sử học Phan Huy Lê qua đời ở tuổi 84
TTO - Sau ba tuần nằm viện, giáo sư Phan Huy Lê đã qua đời chiều nay (23-6) tại Bệnh viện Bạch Mai, hưởng thọ 84 tuổi.
https://tuoitre.vn/le-vieng-co-giao-su-phan-huy-le-se-dien-ra-vao-sang-27-6-20180623195559197.htm




3.



THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM

V/V: HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM TỔ CHỨC

ĐOÀN ĐẾN VIẾNG VÀ DỰ LỄ TRUY ĐIỆU

GIÁO SƯ, VIỆN SĨ, NHÀ GIÁO NHÂN DÂN PHAN HUY LÊ

 
Được tin GS. VS. NGND Phan Huy Lê đột ngột qua đời, Hội đồng Mạc tộc Việt Nam vô cùng xúc động và thương tiếc GS.VS.NGND Phan Huy Lê – Người đã có công lao vô cùng to lớn chiêu tuyết và minh oan cho Vương triều Mạc.
Để ghi nhớ và tri ân GS. VS. NGND Phan Huy Lê, Hội đồng Mạc tộc Việt Nam quyết định tổ chức Đoàn đại biểu Hội đồng Mạc tộc Việt Nam do Chủ tịch HĐMTVN Thái Mạc Khắc Việt làm Trưởng đoàn đến dâng hương viếng và dự Lễ truy điệu GS.VS. NGND Phan Huy Lê.
Hội đồng Mạc tộc Việt Nam trân trọng thông báo và kính mời
  • Tất cả Thành viên Hội đồng Mạc tộc Việt Nam
  • Hội đồng Mạc tộc, Ban liên lạc họ Mạc và gốc Mạc các tỉnh/thành trong cả nước
  • Bà con, cô bác, các cháu họ Mạc và gốc Mạc trong cả nước
Thời gian: Đúng 7h30 ngày 27 tháng 6 năm 2018 (tức ngày 14/5 Mậu Tuất)
Tập trung tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
                                               Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2018
                                                    T/M Hội đồng Mạc tộc Việt Nam
                                              Chủ tịch
                                               Thái Mạc Khắc Việt

Tóm tắt tiểu sử GS. VS. NGND Phan Huy Lê
Giáo sư, NGND Phan Huy Lê, Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm Văn khắc và Mỹ văn (Cộng hòa Pháp), sinh ngày 23 tháng 2 năm 1934 tại xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (1988-2016)
Chủ tịch Danh dự Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
Nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Giao lưu Văn hóa,
Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam Cổ trung đại, Khoa Lịch sử;
Nguyên Chủ nhiệm Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Chủ nhiệm Đề án Khoa học Xã hội cấp Quốc gia Nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ; Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì và hạng Ba; Huân chương Cành cọ Hàn lâm (Cộng hòa Pháp), Giải thưởng Văn hóa châu Á Fukuoka (Nhật Bản)…
Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù đã được tập thể các bác sĩ và gia đình tận tình chăm sóc, cứu chữa nhưng do tuổi cao, bệnh trọng đã từ trần hồi 13h10 phút ngày 23 tháng 6 năm 2018 tức ngày 10 tháng 5 Mậu Tuất, hưởng thọ 85 tuổi.
VS. NGND Phan Huy Lê xuất thân trong Đại gia đình hai dòng Nội, Ngoại của ông đều nổi tiếng khoa bảng với những danh nhân văn hóa lớn, như: Phan Huy Cẩn, Phan Huy Ích, Phan Huy Thực, Phan Huy Vịnh, Phan Huy Chú, Cao Xuân Dục, Cao Xuân Tiếu, Cao Xuân Huy… 
Cụ thân sinh của ông là Phan Huy Tùng, tiến sĩ Nho học, từng làm quan trong triều đình Huế, nổi tiếng thanh liêm.
Năm 1952, khi 18 tuổi, Phan Huy Lê rời gia đình ra học dự bị đại học ở Thanh Hóa. Sau đó ông dự định chọn học Toán – Lý, nhưng GS Trần Văn Giàu và GS Đào Duy Anh đã hướng ông vào học ban Sử – Địa, Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ khi đi học, ông đã được các thầy giao làm trợ lý giảng dạy.
Những công trình nghiên cứu đầu tiên trong sự nghiệp khoa học của ông là Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ (1959), Đặc điểm của phong trào nông dân Tây Sơn (1959), Lao động và làm thuê trong xã hội phong kiến Việt Nam (1959)…
Ông sau đó chuyển sang nghiên cứu về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và trận đánh lớn trong lịch sử dân tộc với nhiều công trình như: Khởi nghĩa Lam Sơn (1965); Truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam (1973), Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc (1976), Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 và 1288 (1988)…
Từ giữa những năm 1970, ông mở rộng sang nghiên cứu lĩnh vực văn hóa – truyền thống với các công trình tiêu biểu như: Truyền thống và cách mạng (1982), Vấn đề dân chủ trong truyền thống Việt Nam (1988), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay (3 tập, 1994, 1996, 1997), Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, truyền thống và hiện đại (2002)…
Ngoài giảng dạy chính ở Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), ông còn dạy ở nhiều trường trong và ngoài nước, như: Đại học Paris VII (Pháp), Đại học Amsterdam (Hà Lan)… Hàng nghìn học trò của ông đã trở thành chuyên gia nghiên cứu hàng đầu ở Việt Nam.
Từ năm 1988, ông đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam. Năm 2015, tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7 của Hội, giáo sư Lê đề nghị thôi giữ chức Chủ tịch vì tuổi cao. Do tất cả đại biểu tham dự không tán thành, ông tiếp tục làm Chủ tịch thêm nhiệm kỳ nữa.
Cuối đời, ông dành toàn bộ tâm sức để hoàn thành bộ Quốc sử Việt Nam lớn nhất từ trước tới nay với tư cách Tổng chủ biên. Dự kiến, năm 2019 bộ Quốc sử hoàn thành.
GS Phan Huy Lê đã đưa ra nhiều quan điểm tiến bộ về sử học. Tháng 2/2017, tại trụ sở Ban Tuyên giáo Trung ương, GS Phan Huy Lê có bài thuyết trình khoa học Một số thành tựu mới trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam gây chấn động vì những quan điểm tiến bộ được công khai.
Ông đề xuất phương pháp tiếp cận mới để khỏa lấp những khoảng trống trong lịch sử Việt Nam lâu nay là: “Tất cả nền văn hóa từng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam đều là di sản của văn hóa Việt Nam, đều là bộ phận tạo thành của văn hóa Việt Nam”.
Giáo sư cũng đề xuất phải viết thật khách quan về lịch sử của thực thể chính quyền Việt Nam Cộng hòa, lịch sử bảo vệ chủ quyền biển đảo, các sự kiện cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm…
Là đại thụ của nền sử học Việt Nam, một trong tứ trụ của ngành sử học Việt Nam đương đại (cùng GS Hà Văn Tấn, GS Trần Quốc Vượng, GS Đinh Xuân Lâm), Giáo sư Phan Huy Lê được phong học hàm giáo sư năm 1980; Nhà giáo nhân dân năm 1994; giải thưởng Nhà nước (2000); Giải thưởng Quốc tế Văn hoá châu Á Fukuoka, Nhật Bản (1996); Huân chương Cành cọ Hàn lâm của Pháp (2002); danh hiệu Viện sĩ Thông tấn nước ngoài của Viện Hàn lâm Văn khắc và Mỹ văn thuộc Cộng hòa Pháp (2011).
Ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học (2016) vì những đóng góp xuất sắc cho nền sử học nước nhà.
Hội đồng Mạc tộc Việt Nam vô cùng thương tiếc
GS.VS. NGND Phan Huy Lê !
http://mactoc.com/thong-bao-cua-hdmtvn-v-v-vieng-gs-phan-huy-le/



---


BỔ SUNG


4.

 30/06/2018
   Ngày 27 tháng 6 năm 2018, HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM thay mặt bà con họ Mạc và gốc Mạc cả nước đã đến viếng Giáo sư – Viện sĩ – Nhà giáo nhân dân PHAN HUY LÊ – Người đã có nhiều đóng góp vô cùng lớn lao trong việc chiêu tuyết và minh oan cho Vương triều Mạc.
    Với lòng thương tiếc và biết ơn Giáo sư, đoàn HĐMT Việt Nam do Chủ tịch Thái Mạc Khắc Việt làm trưởng đoàn đã đến viếng GS – VS – NGND Phan Huy Lê tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Cùng đi có các ông PCT Hoàng Mạc Trần Hòa, PGS Mạc Văn Trang, TS Phan Đăng Long; TS Chu Xuân Giao, Chánh văn phòng Thái Lê Tuấn, Phó ban Tài chính Thạch Văn Trường, PVP Vũ Tường Long, đại diện Ban liên lạc họ Mạc Nghệ Tĩnh tại Hà Nội – Phạm Trường Sơn;  Lều Thọ Quân, Nguyễn Văn Minh và Bà con họ Mạc Hà Nội  …
    Ông Thái Mạc Khắc Việt thay mặt đoàn ghi sổ tang: Hội đồng Mạc tộc Việt Nam vô cùng thương tiếc GS-VS-NGND Phan Huy Lê, Ông là cây Đại thụ trong giới sử học đương đại nước nhà, một tri thức uyên bác, trí tuệ trác việt, lịch lãm, mẫn tiệp, khả năng quy tụ tập hợp các nhà nghiên cứu lịch sử theo hướng đổi mới hiện đại, một tấm gương sáng tinh thần tự học, làm việc quên mình để nhiều thế hệ học sinh noi theo… Đặc biệt ghi nhận Ông có công lớn trong việc chiêu tuyết, nhận thức đúng về Vương Triều Mạc và có những ý kiến quý báu là cơ sở quan trọng để Nhà nước đặt tên đường phố Mạc Thái Tổ – Mạc Thái Tông tại thủ đô Hà Nội. Bà con họ Mạc mãi luôn ghi nhớ những đóng góp lớn lao của Giáo sư với các bậc Tiên vương, Tiên đế dòng tộc Mạc ..   
   Với tấm lòng biết ơn, xin kính cẩn nghiêng mình trước Anh linh, thành kính dâng lên Giáo sư nén tâm hương. Xin chia sẻ nỗi đau thương  mất mát lớn lao này tới gia đình tang quyến.,.  
       Vĩnh biệt Nhân cách sử học lớn. Cầu chúc Giáo Sư yên nghỉ cõi Vĩnh hằng .,.
Ảnh HĐ Mạc tộc Việt Nam tới viếng GS-VS-NGND Phan Huy Lê:
                                                         


Tin PV. Mac Toc.Com.

Ảnh: Chu Xuân Giao.

http://mactoc.com/hoi-dong-mac-toc-viet-nam-den-vieng-giao-su-vien-si-ngnd-phan-huy-le/



BAN LIÊN LẠC HỌ MẠC HÀ NỘI ĐẾN VIẾNG VÀ DỰ LỄ TRUY ĐIỆU GS-NGND PHAN HUY LÊ

Sáng nay ngày 27/6/2018 với lòng thương tiếc và biết ơn, đoàn đại diện Ban liên lạc họ Mạc Hà Nội do TS Phan Đăng Long làm trưởng đoàn đã đến viếng và dự lễ truy điệu GS – NGND Phan Huy Lê tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Tham gia đoàn có các ông: Hoàng Minh Tuấn, Thạch Văn Trường, Lều Thọ Quân, Mạc Văn Trang, Nguyễn Văn Minh…
Trong suốt sự nghiệp của mình, GS Phan Huy Lê đã công bố trên 450 công trình nghiên cứu gồm các sách và bài báo khoa học gồm các lĩnh vực: sử học, văn bản học, xã hội học, khu vực học và nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học khác. Ông có đóng góp cho nền sử học Việt Nam hiện đại, có công lớn với đất nước trong việc gia tăng hiểu biết về con người, về các góc nhìn lịch sử, về quê hương đất nước và truyền thống của con người Việt Nam. Giáo sư là một nhân cách sử gia lớn, cây đại thụ của nền sử học Việt Nam, là người có ảnh hưởng sâu sắc, lan tỏa, dẫn dắt nhiều thế hệ nghiên cứu ở Việt Nam.
Với nhà Mạc và dòng họ Mạc, Giáo sư Phan Huy Lê luôn kêu gọi “…Nên xóa bỏ thành kiến và định kiến về nhà Mạc. Nên đối xử với nhà Mạc một cách công bằng như các triều đại khác. Hãy trả lại cho nhà Mạc những đóng góp khách quan. Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi về cách đánh giá các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Mạc. Không nên đánh giá nặng nề về nhà Mạc như trước đây do nhận thức của một số người nghiên cứu còn hạn chế…” Và chính ông là một trong những người tiên phong, có nhiều đóng góp trong việc chiêu tuyết cho nhà Mạc và họ Mạc. Với lòng biết ơn Ban liên lạc họ Mạc Hà Nội cùng đông đảo con cháu họ Mạc, gốc Mạc ở Hà Nội và vùng lân cận, đã đến Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, dâng nén tâm hương tỏ lòng thành kính tri ân và tiễn biệt Giáo sư về Thế giới Người Hiền!
IMG_0218
IMG_0210
IMG_0215
IMG_0222
Tin và ảnh: homacvietnam.vn
http://homacvietnam.vn/?p=2439




3.


Ngàn người thương tiếc tiễn đưa giáo sư Phan Huy Lê

Sáng nay, 27/6 dòng người đông nghẹt tại nhà tang lễ quốc gia tham gia tiễn đưa giáo sư sử học Phan Huy Lê về nơi yên nghỉ cuối cùng.
"Hiếm thấy đám tang nào mà người đến tiễn đông như thế, tôi phải tìm chỗ gửi xe ở xa" - anh Hoàng Dân, một trong những người yêu mến giáo sư có mặt lúc hơn 8h sáng cho biết.
Không chỉ anh Dân và nhiều thế hệ học trò trực tiếp, gián tiếp của GS có mặt, nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã tới lễ viếng của nhà khoa học có vị trí đặc biệt trong lịch sử nước nhà.
Ngàn người thương tiếc tiễn đưa giáo sư Phan Huy Lê
Ngàn người thương tiếc tiễn đưa giáo sư Phan Huy Lê
Ngàn người thương tiếc tiễn đưa giáo sư Phan Huy Lê
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chia buồn với gia đình GS Phan Huy Lê
Được nhìn nhận là người dẫn dắt nền sử học Việt Nam trong nửa thế kỷ qua, sự ra đi đột ngột của GS Phan Huy Lê vào hôm Chủ Nhật vừa qua khiến nhiều người bàng hoàng. Ông đã để lại khoảng trống lớn trong giới nghiên cứu lịch sử."Hẳn là ai cũng có thể nhận ra vai trò tiên phong dẫn dắt về mặt học thuật của GS Phan Huy Lê trong nền Sử học đa ngành nước ta, nhưng sự suy tôn một nhà khoa học lên vị trí cao nhất suốt một nửa thế kỷ cũng là câu chuyện hiếm có" - GS Nguyễn Quang Ngọc, một học trò 50 năm của GS Lê nói.

Ngàn người thương tiếc tiễn đưa giáo sư Phan Huy Lê
Ngàn người thương tiếc tiễn đưa giáo sư Phan Huy Lê
Ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư viếng đưa tiễn GS Phan Huy Lê
Ngàn người thương tiếc tiễn đưa giáo sư Phan Huy Lê
Ông Phạm Minh Chính, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng ban Tổ chức TƯ ghi sổ tang
Ngàn người thương tiếc tiễn đưa giáo sư Phan Huy Lê
GS Phan Huy Lê từ trần khi đang tập trung cao độ để hoàn thành bộ Quốc sử Việt Nam. Đây là bộ sách đồ sộ nhất về lịch sử đất nước, với 25 tập chính sử và 5 tập biên niên sử, dự kiến hoàn thành xong vào năm 2019.
Ngàn người thương tiếc tiễn đưa giáo sư Phan Huy Lê
Ông Phạm Quang Nghị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, một học trò ngành sử đến đưa tiễn người thầy của mình
Ngàn người thương tiếc tiễn đưa giáo sư Phan Huy Lê
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tham dự lễ viếng
Ngàn người thương tiếc tiễn đưa giáo sư Phan Huy Lê
 GS. Phan Huy Lê là một trong số ít nhà sử học Việt Nam giao thiệp và kết nối với các trí thức ở nước ngoài. Nhiều nhà nghiên cứu ở nước ngoài tìm đến Việt Nam trước hết sẽ tìm đến GS. Phan Huy Lê để tham vấn.
Ngàn người thương tiếc tiễn đưa giáo sư Phan Huy Lê
Ngàn người thương tiếc tiễn đưa giáo sư Phan Huy Lê
 Ông là hậu duệ đời thứ 14 của dòng họ Phan Huy vốn nổi danh về khoa bảng với những tên tuổi lớn như Phan Huy Cẩn, Phan Huy Ích, Phan Huy Thực, Phan Huy Vịnh, Phan Huy Chú… Cụ thân sinh ra ông là Phan Huy Tùng, từng làm quan trong triều đình Huế.
Ngàn người thương tiếc tiễn đưa giáo sư Phan Huy Lê
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ chia buồn với gia quyến
Ngàn người thương tiếc tiễn đưa giáo sư Phan Huy Lê
PGS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc ĐHQG Hà Nội ghi sổ tang
Ngàn người thương tiếc tiễn đưa giáo sư Phan Huy Lê
GS Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam chia sẻ: Những giây phút cuối cùng, GS Phan Huy Lê vẫn canh cánh về bộ Quốc sử, cũng như chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa. GS Lê vừa có chuyến đi Trường Sa 3 ngày vào giữa tháng 5 vừa qua
Ngàn người thương tiếc tiễn đưa giáo sư Phan Huy Lê
 GS Mai Ngọc Chừ, trưởng khoa Đông phương học (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội) nhớ lại trong nhiệm kì làm Chủ nhiệm khoa, với uy tín của một nhà khoa học lớn, GS Phan Huy Lê đã mời được rất nhiều học giả có danh tiếng của nước ngoài tham gia hội đồng khoa học đào tạo và trực tiếp giảng dạy sinh viên. Khoa Đông phương học hiện là một trong những khoa có điểm đầu vào cao nhất của trường. Đây cũng là khoa mà GS Lê xây dựng
Ngàn người thương tiếc tiễn đưa giáo sư Phan Huy Lê
Ngàn người thương tiếc tiễn đưa giáo sư Phan Huy Lê
 Theo Nguyễn Quang Ngọc, "dấn thân vào nghề sử, Phan Huy Lê càng ngày càng nhận thấy lịch sử Việt Nam ẩn chứa biết bao điều cần khám phá và lý giải một cách khoa học. Con đường để đi đến chân lý lịch sử là con đường phức tạp, quanh co, không một chút giản đơn. Phan Huy Lê quan niệm kinh tế - xã hội là cơ sở nền tảng lịch sử. Nước ta là một nước nông nghiệp nên nghiên cứu kinh tế - xã hội Việt Nam truyền thống không thể không bắt đầu từ nông thôn, nông nghiệp và nông dân”.
Ngàn người thương tiếc tiễn đưa giáo sư Phan Huy Lê
Ngàn người thương tiếc tiễn đưa giáo sư Phan Huy Lê

Ngàn người thương tiếc tiễn đưa giáo sư Phan Huy Lê
Ngàn người thương tiếc tiễn đưa giáo sư Phan Huy Lê
                                                                 Điếu văn do PGS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc ĐHQG Hà Nội đọc 



Ngàn người thương tiếc tiễn đưa giáo sư Phan Huy Lê
Lễ viếng và truy điệu được tổ chức từ hồi 7h30 đến 10h ngày 27/6 tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ an táng tổ chức tại Công viên Nghĩa trang Vĩnh Hằng, Hà Nội lúc 13h cùng ngày.
 ***********************
NGƯỜI DẪN DẮT SỬ HỌC NỬA THẾ KỶ
Dấn thân vào nghề Sử, Phan Huy Lê càng ngày càng nhận thấy lịch sử Việt Nam ẩn chứa biết bao điều cần khám phá và lý giải một cách khoa học. Con đường để đi đến chân lý lịch sử là con đường phức tạp, quanh co, không một chút giản đơn.
Phan Huy Lê quan niệm kinh tế - xã hội là cơ sở nền tảng lịch sử. Nước ta là một nước nông nghiệp nên nghiên cứu kinh tế - xã hội Việt Nam truyền thống không thể không bắt đầu từ nông thôn, nông nghiệp và nông dân”.
Nói đến Phan Huy Lê là người ta nghĩ ngay đến chuyên gia hàng đầu về lịch sử chống ngoại xâm và nghệ thuật quân sự truyền thống Việt Nam với những tổng kết sâu sắc và độc đáo, góp phần nâng tầm những chiến công chung của đất nước.
Thế nhưng dường như Phan Huy Lê không định hướng vào lịch sử quân sự. Tổng số sách và bài đăng của ông trên các tạp chí nghiên cứu chuyên về mảng đề tài này là 50 trên tổng số 408 công trình ông đã hoàn thành (chiếm 12,2%), một tỷ lệ không cao so với nhiều mảng đề tài khác.
Điều mà Phan Huy Lê trước sau đặc biệt quan tâm là những vấn đề về kinh tế - xã hội, hình thái kinh tế - xã hôi và các thể chế chính trị - xã hội trong lịch sử Việt Nam trước Cận đại. Một khi có cơ hội, ông lại tranh thủ trở về với đề tài chế độ ruộng đất, kinh tế nông nghiệp, nông dân và làng xã cổ truyền. Số công trình ông viết riêng về mảng kinh tế - xã hội là 51 (chiếm 12,5%), trong đó tiêu biểu là các tác phẩm viết về phong trào nông dân Tây Sơn, các cuốn sách, chuyên đề về sự phát triển hình thái kinh tế - xã hội, kết cấu kinh tế - xã hội, làng xã của người Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ...
Là một nhà sử học, Giáo sư Phan Huy Lê luôn nhấn mạnh vai trò của sử liệu và phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu lịch sử.
Với ông, sử liệu là chất liệu quan trọng nhất của công trình Sử học, nên trong quá trình nghiên cứu bao giờ ông cũng mở rộng khai thác triệt để các nguồn sử liệu và tìm cách mọi cách để có thể trở về với tư liệu nguyên gốc.
Ông là người đã đem bộ Đại Việt sử ký toàn thư, Nội các quan bản từ Paris về Việt Nam và viết bài khảo cứu văn bản Đại Việt sử kí toàn thư: tác giả, văn bản, tác phẩm (1983).
Đồng thời với tiếp cận trực tiếp đối tượng, ông nêu thành nguyên tắc tiếp cận toàn bộ, toàn diện, đa tuyến về lịch sử Việt Nam trong mối quan hệ với khu vực và thế giới.
Trân trọng và đề cao kinh nghiệm viết sử truyền thống, ông lại chính là người dẫn đầu hiện đại hoá và cập nhật các phương pháp nghiên cứu mới, nhất là phương pháp đa ngành, liên ngành. Ông đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của địa bạ, châu bản, gia phả... và vai trò của điều tra khảo sát thực địa.
Phan Huy Lê quan niệm lịch sử Việt Nam là lịch sử chung của cả nước, của toàn dân, của tất cả 54 tộc người chung sống trên đất Việt Nam, nên bên cạnh các bộ thông sử, các nghiên cứu tổng quan, ông đặc biệt quan tâm đến lịch sử địa phương, lịch sử các dòng họ và những nhân vật cụ thể.
Ông chăm chú theo dõi toàn bộ tiến trình lịch sử đất nước từ các quy luật vận động chung cho đến những hiện tượng cá biệt có tính ngẫu nhiên của lịch sử. Chính tư liệu địa phương và tư liệu dòng họ là nguồn thông tin bổ sung quan trọng giúp ông làm sáng rõ và sinh động hơn bức tranh lịch sử nước nhà.
Ông cũng là một trong những chuyên gia đầu tiên của nền giáo dục mới Việt Nam tham gia giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn và phản biện nghiên cứu sinh trong nước và quốc tế, trong đó có 17 học trò trực tiếp của ông đã bảo vệ thành công các luận án Tiến sĩ, Tiến sĩ khoa học.
Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo Sử học, ông còn được giao trách nhiệm xây dựng hai ngành học mới là Việt Nam học và Đông Phương học. Ông được phong học hàm Giáo sư Sử học (1980), Nhà giáo ưu tú (1988), Nhà giáo Nhân dân (1994); được tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì (1985), Huân chương Lao động các hạng Nhất (1998), Nhì (1994), Ba (1973, 2012); được tặng Giải thưởng Nhà nước (2000), Giải thưởng Hồ Chí Minh (2017), Giải thưởng Quốc tế Văn hoá Á châu Fukuoka, Nhật Bản (1996), Huân chương Cành cọ Hàn lâm của chính phủ Pháp (2002), Công dân Ưu tú của Thủ đô (năm 2010) , Danh hiệu Viện sĩ Thông tấn nước ngoài của Viện Hàn lâm Văn khắc và Mĩ văn thuộc Học viện Pháp quốc (2011) .
Khi bước vào tuổi lục tuần, ông bứt phá và tăng tốc đến ngoạn mục với nhịp độ 12 công trình/ năm và 231 công trình gồm hàng loạt những những tổng kết khoa học sâu sắc và chuẩn mực cho 19 năm liên tục (1995-2013), cũng là điều hết sức đặc biệt. Đã bước vào tuổi bát tuần rồi mà ông vẫn hăng hái dẫn đầu các đoàn khảo sát thực địa từ Thăng Long, Sơn La, Thái Nguyên, Tây Đô, Lam Sơn, Lũng Nhai, qua Triệu Phong, Ái Tử, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tủy Xá, Hỏa Xá, Tây Sơn Thượng đạo (Gia Lai)… cho đến Mô Xoài, Bến Nghé, Đồng Nai, Óc Eo, Gò Tháp và ra tận Trường Sa…
Ông vẫn tiếp tục bổ sung bài giảng và sử dụng thành thạo các phương tiện, kỹ thuật hiện đại để nâng cao chất lượng mỗi giờ lên lớp; vẫn tươi mới, năng động và chuẩn chỉnh trong các tổng kết khoa học và các công trình công bố; vẫn bảo vệ đến cùng chân lý lịch sử và di sản của tổ tông. 
Hẳn là ai cũng có thể nhận ra vai trò tiên phong dẫn dắt về mặt học thuật của GS Phan Huy Lê trong nền Sử học đa ngành nước ta, nhưng sự suy tôn một nhà khoa học lên vị trí cao nhất suốt một nửa thế kỷ cũng là câu chuyện hiếm có.
GS Nguyễn Quang Ngọc (Nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học, ĐHQG Hà Nội)
******************
Lê Anh Dũng - Nguyễn Thảo
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/ngan-nguoi-thuong-tiec-tien-dua-giao-su-phan-huy-le-459393.html



2.  Tang lễ tại số nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (sáng này 27/6/2018), đầu tiên là một ít ảnh của Fb (từ nhiều người).










1.

NHỚ TIẾC VÀ BIẾT ƠN GS – NGND PHAN HUY LÊ

GS – NGND Phan Huy Lê sinh ngày 23/02/1934 tại xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã từ trần 13h 36 ngày 23/06/2018 (tức ngày 10/05 năm Mậu Tuất), hưởng thọ 84 tuổi.
GS Phan Huy Lê là một trong những sử gia sớm ủng hộ quan điểm nhìn nhận và đánh giá lại nhân vật lịch sử Mạc Đăng Dung cũng như nhà Mạc. Trong bài tổng kết Hội thảo khoa học về nhà Mạc tổ chức năm 1994, giáo sư khẳng định “…Nên xóa bỏ thành kiến và định kiến về nhà Mạc. Nên đối xử với nhà Mạc một cách công bằng như các triều đại khác. Hãy trả lại cho nhà Mạc những đóng góp khách quan. Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi về cách đánh giá các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Mạc. Không nên đánh giá nặng nề về nhà Mạc như trước đây do nhận thức của một số người nghiên cứu còn hạn chế…”
Nhà Mạc là vương triều ra đời và tồn tại sau nhà Lê. Việc nhà Lê sụp đổ, nhà Mạc lên là một hiện tượng có ý nghĩa tiến bộ, được nhiều người ủng hộ. Không nên coi sự việc này là sự cướp ngôi. Sau khi ra đời và tồn tại, nhà Mạc đã có những đóng góp nhất định về mặt văn hóa, về mặt tư tưởng và một phần nào đó về mặt kinh tế…”
Năm 2012 khi tổng kết Hội thảo khoa học Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc, Giáo sư Phan Huy Lê một lần nữa khẳng định: “Bây giờ chúng ta nhận thức nhà Mạc không chỉ là một vương triều chính thống như tất cả các vương triều khác, rõ ràng vương triều có nhiều công lao đối với phát triển đất nước, một vương triều có tư tưởng có thể nói là hợp thời hơn, phóng khoáng hơn so với tư tưởng Nho giáo nhất là tư tưởng Tống Nho của thế kỷ 15. Trên cơ sở đó đưa đến sự phát triển kinh tế, nhất là thủ công nghiệp, thương nghiệp, đặc biệt dấu ấn về mặt văn học. Ta ghi nhận mặt tiến bộ đó của vương triều Mạc. Rồi chúng ta cũng thấy là sau khi thất thủ ở Thăng Long thì Vương triều Mạc cũng rất phát triển. Các vị đọc lại lịch sử Việt Nam thôi thì năm 1592 khi ở Thăng Long nhưng năm 1690 con cháu vương triều nhà Mạc chiếm cứ khắp cả các vùng ở miền trung du, một phần đồng bằng, nhất là phần trung du miền núi phía Bắc, sau đó rút về Cao Bằng”.
Năm 2015, khi UBND TP Hà Nội đề xuất đặt tên đường phố mang tên Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông còn có ý kiến trái chiều, là một thành viên của Hội đồng tư vấn khoa học đặt và đổi tên đường phố, các công trình công cộng, GS Phan Huy Lê bằng uy tín cũng như lý lẽ khoa học đã thuyết phục các thành viên của Hội đồng ủng hộ đăt tên phố Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông ở Hà Nội.
Trong những lần gặp gỡ các thành viên tham gia biên soạn Lịch sử Việt Nam tập IX (1527 – 1592), GS Phan Huy Lê luôn chỉ đạo: “Giai đoạn này nhà Mạc đóng vai trò của chính triều, chính quyền đại diện cho quốc gia, dân tộc…”
Hôm nay, nghe tin Giáo sư về với Thế giới Người Hiền, con cháu họ Mạc (gốc Mạc) ngậm ngùi thương tiếc, biết ơn một Con Người – một nhân cách lớn – có nhiều đóng góp trong việc chiêu tuyết cho nhà Mạc và họ Mạc.
P1010521
GS Phan Huy Lê đang tổng kết Hội thảo khoa học: “Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc”
 http://homacvietnam.vn/?p=2433





2 nhận xét:


  1. 2. Tang lễ tại số nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (sáng này 27/6/2018), đầu tiên là một ít ảnh của Fb (từ nhiều người).

    Trả lờiXóa
  2. 4.

    30/06/2018
    HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM ĐẾN VIẾNG
    GIÁO SƯ – VIỆN SĨ – NGND PHAN HUY LÊ.
    Ngày 27 tháng 6 năm 2018, HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM thay mặt bà con họ Mạc và gốc Mạc cả nước đã đến viếng Giáo sư – Viện sĩ – Nhà giáo nhân dân PHAN HUY LÊ – Người đã có nhiều đóng góp vô cùng lớn lao trong việc chiêu tuyết và minh oan cho Vương triều Mạc.
    Với lòng thương tiếc và biết ơn Giáo sư, đoàn HĐMT Việt Nam do Chủ tịch Thái Mạc Khắc Việt làm trưởng đoàn đã đến viếng GS – VS – NGND Phan Huy Lê tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Cùng đi có các ông PCT Hoàng Mạc Trần Hòa, PGS Mạc Văn Trang, TS Phan Đăng Long; TS Chu Xuân Giao, Chánh văn phòng Thái Lê Tuấn, Phó ban Tài chính Thạch Văn Trường, PVP Vũ Tường Long, đại diện Ban liên lạc họ Mạc Nghệ Tĩnh tại Hà Nội – Phạm Trường Sơn; Lều Thọ Quân, Nguyễn Văn Minh và Bà con họ Mạc Hà Nội …
    Ông Thái Mạc Khắc Việt thay mặt đoàn ghi sổ tang: Hội đồng Mạc tộc Việt Nam vô cùng thương tiếc GS-VS-NGND Phan Huy Lê, Ông là cây Đại thụ trong giới sử học đương đại nước nhà, một tri thức uyên bác, trí tuệ trác việt, lịch lãm, mẫn tiệp, khả năng quy tụ tập hợp các nhà nghiên cứu lịch sử theo hướng đổi mới hiện đại, một tấm gương sáng tinh thần tự học, làm việc quên mình để nhiều thế hệ học sinh noi theo… Đặc biệt ghi nhận Ông có công lớn trong việc chiêu tuyết, nhận thức đúng về Vương Triều Mạc và có những ý kiến quý báu là cơ sở quan trọng để Nhà nước đặt tên đường phố Mạc Thái Tổ – Mạc Thái Tông tại thủ đô Hà Nội. Bà con họ Mạc mãi luôn ghi nhớ những đóng góp lớn lao của Giáo sư với các bậc Tiên vương, Tiên đế dòng tộc Mạc ..
    Với tấm lòng biết ơn, xin kính cẩn nghiêng mình trước Anh linh, thành kính dâng lên Giáo sư nén tâm hương. Xin chia sẻ nỗi đau thương mất mát lớn lao này tới gia đình tang quyến.,.
    Vĩnh biệt Nhân cách sử học lớn. Cầu chúc Giáo Sư yên nghỉ cõi Vĩnh hằng .,.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.