Trước 2018, thì có thể xem ở đây (tháng 9/2015) hay ở đây. Dĩ nhiên có ý kiến ủng hộ tức nên duy trì, có ý kiến đề nghị giải thể, lại có ý kiến nước đôi.
Sang năm 2018, ở loạt kiến nghị giải thể, thì mở đầu là ý kiến của nhà dân tộc học Vương Xuân Tình qua trải nghiệm cá nhân.
Sau là ý kiến của blogger Trương Duy Nhất.
Các ý kiến khác thì cập nhật bổ sung ở dưới.
---
1. Vương Xuân Tình
Posted on February 27, 2018
https://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/hoc-ham-tren-danh-thiep-3718847.html
2.
https://tuoitre.vn/hoi-dong-giao-su-nha-nuoc-rut-kinh-nghiem-sau-sac-vu-phong-giao-su-20180305153718749.htm
1.
https://tuoitre.vn/94-nguoi-khong-du-chuan-van-duoc-cong-nhan-giao-su-pho-giao-su-20180301185123306.htm
---
BỔ SUNG 2
4. Fb Nguyễn Tiến Dũng
"
"
https://www.facebook.com/tienzung.nguyen/posts/10210645627209341
3.
2. Trang Nguyễn Tiến Dũng
http://zung.zetamu.net/2018/02/hai-bao-cao-ve-hien-tuong-gia-khoa-hoc-phung-xuan-nha/
"
"
http://zung.zetamu.net/about/brief-cv/
1. Bài trên Người Lao Động
https://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:jIhtUC4TgFMJ:https://nld.com.vn/noi-thang/noi-thang-bo-truong-phung-xuan-nha-nen-len-tieng-20180226003248352.htm+&cd=3&hl=vi&ct=clnk&gl=vn
Phi Lộ: Ý kiến này không có gì lạ, nhất là thời gian qua, do hiệu ứng của “chuyến tàu vét” chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017 khiến nhiều người đã lên tiếng như vậy. Tuy nhiên, có thể tác giả còn giữ kẽ, có thể báo chí chính thống khó trình bày điều nhạy cảm nên tôi thấy các ý kiến chưa xuyên vào nguyên nhân cốt lõi.
Tôi đã từng “làm” phó giáo sư cách đây 9 năm với kết quả khá suôn sẻ. Nói vậy để bạn đọc tin rằng, tôi không có bức xúc riêng gì với quý Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước (sau đây xin gọi tắt là Hội đồng), thậm chí những ai tôi quen biết đã và đang là thành viên Hội đồng, nay gặp nhau đều tay bắt mặt mừng.
Tôi không có nhu cầu “làm” giáo sư, ngay từ khi “được” phó giáo sư. Điều này vợ con và nhiều người ruột thịt, bạn bè, đồng nghiệp đã biết. Nói vậy để bạn đọc tin rằng, tôi không có cay cú gì bởi không “được” giáo sư.
Tôi không có đồng nghiệp nào “làm” giáo sư hay phó giáo sư để cạnh tranh với tôi. Nói vậy để bạn đọc tin rằng, tôi không phải kẻ ghen ăn tức ở.
Tóm lại, những ý kiến của tôi chỉ mong hướng tới xây dựng một nền giáo dục và khoa học lành mạnh cho đất nước, không hề do ẩn ức. Các dẫn dụ của tôi không phải để khoe mẽ hay công kích cá nhân mà nhằm chứng minh: Hội đồng hiện nay chỉ là nơi bán vé, và các ứng viên là người mua vé. Bởi vậy, việc giải thể Hội đồng là điều nên làm, càng sớm càng tốt, để tổ chức theo cách khác với hy vọng tốt đẹp hơn.
1. Trước hết, xin bắt đầu từ trải nghiệm cá nhân, chỉ vì chuyện liên quan khó lấy minh chứng của người khác với địa chỉ cụ thể. Khi “làm” phó giáo sư, ở Hội đồng cơ sở, tôi được 100 % phiếu đạt; Hội đồng ngành/liên ngành – bị mất 1 phiếu trong số 12 ủy viên, đạt 91,7 %; Hội đồng cấp nhà nước – đạt 100 %. Ai cũng biết “làm” giáo sư hay phó giáo sư, khó khăn nhất là ở Hội đồng ngành/liên ngành. Ở Hội đồng cơ sở, ít có người trượt, có lẽ do ứng viên và thành viên Hội đồng đều quen biết nhau chăng, và có xu hướng đẩy sự khó cho Hội đồng ngành/liên ngành. Còn ở Hội đồng cấp nhà nước, về cơ bản, việc xem xét, bỏ phiếu chỉ mang tính hình thức. Có thể nói, việc tôi “làm” phó giáo sư với kết quả như vậy cũng là “đẹp”, vì theo quy định, nếu dưới 70 % số phiếu kín – như ở Hội đồng ngành/liên ngành tức là có 4 phiếu không đồng ý mới trượt. Tuy nhiên, để thực hiện nhiệm vụ phân tích của bài viết này, tôi phải thuyết phục bạn đọc lý lẽ của tôi từ 1 phiếu trượt đó.
2. Với tinh thần khiêm tốn, tôi vẫn nói rằng khi “làm” phó giáo sư, tôi rất tự tin mình xứng đáng. Các “phần cứng” của hồ sơ, tôi đều đủ, thậm chí dự kiến điểm công trình khoa học còn có thể “làm” giáo sư. Về ngoại ngữ, tôi không gặp khó khăn khi phải trình bày và thảo luận kết quả nghiên cứu bằng tiếng Anh trước Hội đồng, bởi tuy chỉ được đào tạo tiếng Anh không chuyên qua các trung tâm, nhưng tôi còn may mắn được học nhiều “cua” thuộc các dự án và của Trung tâm trao đổi giáo dục với Việt Nam (CEEVN) của Mỹ, do giáo viên bản ngữ giảng dạy; rồi đến thời điểm ấy đã có hàng chục năm tham gia làm việc với các dự án quốc tế; có nhiều dịp trình bày báo cáo bằng tiếng Anh ở trong và ngoài nước; từng vượt qua cuộc phỏng vấn của Hội đồng xét duyệt của Mỹ để đi nghiên cứu hậu tiến sĩ ở nước này; từng đồng chủ trì tiểu ban trong hội thảo quốc tế… Tóm lại, tôi tự tin đến mức còn nói với vài người thân rằng, ai không bỏ phiếu cho tôi thì người đó phải tự xấu hổ (!). Vậy mà vẫn có người không bỏ phiếu. Lại nhớ sau hôm họp Hội đồng cấp cơ sở, có bà chị quý mến tôi gọi điện thoại la mắng đe nẹt: “Mày đừng cậy mày tài mày giỏi ! Người ta không bỏ phiếu cho thì mày cũng chẳng làm gì được đâu !”.
3. Từ chuyện riêng của tôi, kết nối thêm các trường hợp khác mới thấy rùng rợn những lá phiếu ấy. Ở một lớp tôi học năm xưa, có bạn thông minh, học giỏi, sau là chuyên gia của một lĩnh vực chắc cả nước cũng chỉ được mấy người, vậy mà “làm” phó giáo sư trượt chỏng gọng. Có đồng nghiệp được đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ rất bài bản ở nước ngoài mà “làm” phó giáo sư ngã lăn quay. Nhưng lại có người sau khi “được” phó giáo sư thì bạn bè cười nhăn nhở: “Thằng này mà phó giáo sư thì cả nước phó giáo sư !”. Rồi cứ mùa giáo sư nào xong cũng có những ầm ĩ về chuyện bỏ phiếu, kèm theo là đàm tiếu, văng tục, chửi thề. Điều đó khiến tôi phải đặt câu hỏi: “Việc bỏ phiếu của Hội đồng được tiến hành như thế nào ? Các quý vị trong Hội đồng có chịu trách nhiệm gì với lá phiếu đó không ? Và có ai giám sát lá phiếu đó không ?
4. Nhìn lại cả ba cấp của Hội đồng, về thực chất đều là các hội đồng liên ngành, bởi dẫu là hội đồng ngành, cũng không thành viên nào có đủ kiến thức để là chuyên gia của tất cả các phân ngành, như ngành y chẳng hạn. Điều đó dẫn đến thực tế: trong một hội đồng ít thì có 9 người, nhiều tới hơn 20 người, việc thẩm định hồ sơ, năng lực chuyên môn của ứng viên nào, cũng chỉ cùng lắm có 2 người đọc với tư cách chuyên gia, số thành viên còn lại chỉ xem lớt phớt; và đến buổi họp thì “lắng nghe”, quan sát, bỏ phiếu là chính. Trở lại với những ủy viên thẩm định theo tư cách chuyên gia. Thực sự, để xem xét “phần cứng” của hồ sơ, chẳng khó khăn gì vì đã có quy chuẩn, và công việc này chỉ cần một cán bộ văn phòng với trình độ cử nhân cũng làm được. Các loại văn bằng, số giờ giảng dạy đã có chứng nhận; điểm công trình khoa học có các tạp chí hay nhà xuất bản đảm bảo, chỉ cộng trừ là xong. Lúc ứng viên trình bày báo cáo tổng quan bằng tiếng Việt, các thành viên hội đồng không cùng chuyên môn chắc khó đặt câu hỏi hay thảo luận mang tính chuyên sâu. Khi ứng viên trình bày báo cáo bằng ngoại ngữ, kể từ ngoại ngữ không thông dụng như tiếng Bun, tiếng Hung, tiếng Tiệp, nếu trong Hội đồng có ai biết cũng chỉ một hai người; còn tiếng Anh thì hình như nhiều hội đồng đều phải thuê chuyên gia thẩm định. Như vậy, công việc chính của thành viên Hội đồng là nghe và bỏ phiếu.
5. Đương nhiên trước khi bỏ phiếu, Hội đồng phải thảo luận. Như đã nói, rất ít người bị trượt ở phần hồ sơ, bởi để “làm” giáo sư hay phó giáo sư, họ đã chuẩn bị nhiều năm trước đó. Thiếu giờ giảng thì “lo” cho đủ giờ, thiếu điểm công trình phải lo bài vở để đăng. Vậy nên, nếu có “du di” nào, chủ yếu ở phần trình bày báo cáo bằng tiếng Việt và bằng ngoại ngữ. Trở lại việc thảo luận của Hội đồng: các ý kiến chỉ rõ ràng khi hồ sơ – tức “phần cứng” không đáp ứng, còn lại khó rành mạch; và từ tình thế trong thảo luận đến kết quả bỏ phiếu có khi hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn, có ứng viên được ủng hộ khi Hội đồng thảo luận nhưng lúc bỏ phiếu lại trật lấc. Có ứng viên bị chê bai ở ngoài cuộc họp nhưng khi thảo luận lại nhiều tiếng khen, rồi phiếu OK. Tức là có phiếu đen, nói một đằng, làm một nẻo. Tuy nhiên, chưa từng ai được nghe Hội đồng “tự kiểm điểm”, “rút kinh nghiệm” chuyện ấy bao giờ; chưa từng nghe cấp có trách nhiệm phê bình hội đồng nào bao giờ. Và cái ý nghĩ ai bỏ phiếu trượt cho ứng viên xứng đáng phải thấy xấu hổ mà tôi từng nói, chỉ là sự hão huyền. Tóm lại, điều không may nếu rớt vào ai, người đó phải chịu. Trở lại câu chuyện bạn tôi “làm” phó giáo sư bị trượt, có ông bạn khác chân thành khuyên rằng: “Đừng nên chửi bới kêu ca gì cả, nếu còn làm tiếp !”. Hiện thực ấy gửi đi thông điệp: “Giỏi không cho cũng trượt, dốt được cho cũng qua”. Và thông điệp đó đã khêu gợi, kích hoạt các ứng viên: CHẠY.
6. Một lần tôi trà dư tửu hậu với đám bạn, thế nào lại dính đến chuyện học hàm học vị. Có người tủm tỉm bảo tôi: “Ông thì lạ gì chợ gà vịt ở đầu cầu Long Biên !”. Tôi thật thà tròn mắt: “Mình đã bao giờ vào chợ đó đâu ?”. Bạn tôi cười rũ rượi, giải thích ý nghĩa của câu nói đó. Thì ra dân gian kháo nhau, cứ đến mùa giáo sư là ở Hà Nội, “giới tinh hoa” lại nhộn nhịp như cái chợ ấy. Người tham gia và giá cả mỗi mùa mỗi khác. Tôi thề với các bạn tôi rằng, tôi không đi chợ ấy. Nếu tôi đi, vợ con tôi biết, Hội đồng biết, trời đất quỷ thần biết ! Họ cười ầm lên: “Ông không đi nhưng người khác đi”. Thú thật, trước khi “làm” phó giáo sư, tôi cũng được nghe những chuyện ngụ ý như vậy, song không quan tâm; chỉ khi vô hình trung bị quằng vào chuyện đó mới để ý quan sát và lắng nghe. Hóa ra cái chuyện gọi là “chạy” ấy nó muôn màu muôn vẻ, và nếu tôi là người máu mê tiểu thuyết thì viết được khối trang cười ra nước mắt.
7. Cứ giả định các quý ủy viên Hội đồng đều đức cao vọng trọng, song không thể thoát khỏi những lưới giăng. Bởi để “làm” giáo sư hay phó giáo sư, có thể các ứng viên tiềm năng đã xây dựng chiến lược quan hệ từ nhiều năm trước. Với nhiệm kỳ 5 năm của Hội đồng, họ có đủ thời gian để xây dựng chiến lược đó. Mời tham gia “nghiên cứu”, mời vào hội đồng nghiệm thu đề tài hay chấm luận văn luận án, mời chiêu đãi, tỉ tê trò chuyện khi có dịp, đón rước lúc về công tác ở địa phương hay từ nơi khác đến Hà Nội. Đến mức có chuyện cười, rằng quý ủy viên vào toa lét cũng có người lóc cóc chạy theo. Vậy nên đến mùa giáo sư, nhà riêng các vị, khách sạn nơi các vị ở dù ba lần khóa họ cũng mở được. Còn ai thiếu chiến lược, đã có mối quan hệ khác hỗ trợ. Khi “đến”, người thanh cao cũng phải có quyển sách đề tặng cùng cái xoa tay cầu cạnh. Kém thanh cao hơn thì chai rượu, chút quà quê. Trần tục thì phong bì. Và hình như cái thanh cao ngày càng ít, cái trần tục ngày càng cao; năm sau cao hơn năm trước, nhiệm kỳ sau cao hơn nhiệm kỳ trước. Người ta đang đồn ầm ĩ ở cái chợ gà vịt ấy năm ngoái, “làm” giáo sư mất 500 triệu, phó giáo sư mất 300 triệu. Rồi đó là giá chung, chứ nhiều ngành còn cao hơn nữa !
8. Điều tôi kể trên đây không phải để bỉ bôi, đổ lỗi cho các ứng viên, bởi nếu chả có thông điệp “Giỏi không cho cũng trượt, dốt được cho cũng qua” khêu gợi, kích hoạt thì mấy ai làm vậy, và họ sẽ dùng cái chi phí kia để nâng cao kiến thức và dưỡng liêm. Mặt khác, sự suy thoái của Hội đồng chính là cách bỏ phiếu kín quái gở cùng lối tổ chức theo nhiệm kỳ khiến có người biến chất. Kết quả, là nó tạo ra một đội ngũ giáo sư, phó giáo sư chẳng giống ai. Tôi biết có những giáo sư của khoa học xã hội không sử dụng được ngoại ngữ nào. Giáo sư còn thế thì chấp gì phó giáo sư. Song điều nguy hại hơn: nó làm lộn tùng phèo thật giả, băng hoại nhân cách của những người vẫn được gọi là “nguyên khí quốc gia”. Mang danh kẻ sĩ, dù chỉ cầm quyển sách đề tặng để lấy cớ xoa tay xin xỏ đã nhục lắm, nói chi quà cáp, phong bao nữa. Vậy mà tất cả coi cứ như không, thậm chí còn bao biện đó là “văn hóa”. Kết cục, sau khi ứng viên thành “tân giáo sư, phó giáo sư”, có thể sẽ đẩy họ lao vào những cuộc mua bán, cướp giật khác tàn khốc hơn.
9. Tóm lại, mục đích của tôi viết bài này không phải để công kích, lên án cá nhân ai mà nhằm hướng đến đề xuất: cần giải thể Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước càng sớm càng tốt, và đưa quyền thành lập hội đồng cho các cơ sở đào tạo, nghiên cứu. Hội đồng mới chỉ tổ chức theo nhu cầu, không theo nhiệm kỳ; mỗi lượt hội đồng cần vài người có uy tín đúng chuyên môn mà không đưa quá đông đội ngũ chỉ ậm è ngồi bốc phong bì. Những cơ sở đào tạo muốn có uy tín, cần xây dựng đội ngũ giáo sư, phó giáo sư mới. Các giáo sư, phó giáo sư cũ muốn làm việc tại đây thì mời tuyển dụng lại. Trong tuyển dụng giáo sư, phó giáo sư mới, ngoài nâng cao tiêu chuẩn, cần đảm bảo sự công khai, minh bạch. Khi tuyển dụng, nên đưa CV, công trình khoa học tiêu biểu của ứng viên lên mạng; và ngày tuyển dụng phải truyền hình, lưu hình để trước hết cho cán bộ, sinh viên, nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo, nghiên cứu được biết trình độ, đạo đức khoa học của thành viên hội đồng và ứng viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể lập Hội đồng giám sát, cử người đến dự hoạt động nêu trên. Khi tuyển dụng, không cần lối bỏ phiếu kín kỳ quái vì trách nhiệm, danh dự của thành viên Hội đồng đã được ủy thác.
10. Tôi chưa bao giờ tìm nhận đồng hương để vụ lợi, nhưng trong việc này, lại rất mong ý kiến trên đây bằng con đường đồng hương nào đó sớm đến được với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cũng là một giáo sư ở Đông Anh quê tôi. Thời gian qua, có những người nói rằng ông mang cốt cách kẻ sĩ Bắc Hà. Tôi cũng tin như vậy. Kẻ sĩ Bắc Hà thì có trí lự, liêm chính và thanh cao. Bởi thế, tôi rất mong ông bằng uy tín và trách nhiệm, sẽ chỉ đạo giải thể càng sớm càng tốt Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước hiện nay để tổ chức và xây dựng đội ngũ giáo sư, phó giáo sư mới phục vụ đắc lực cho việc canh tân đất nước. Theo đó, ông cũng sẽ từ bỏ chức danh giáo sư, vì trải qua thời gian, cái chức danh ấy đã quá lem nhem, không còn xứng với vị thế, cốt cách của ông. Nếu được như vậy, tôi sẽ nhắn gửi các giáo sư, phó giáo sư đồng hương Đông Anh của tôi theo gương ông từ bỏ chức danh. Riêng tôi, tôi sẽ không tham gia ứng viên của bất kỳ cơ sở đào tạo nào để khỏi mang tiếng tranh giành, vả lại cũng không đủ tài đủ sức. Nếu có khó khăn túng thiếu, tôi đã bàn với vợ con anh em cháu chắt, sẽ mua cặp bò về chăn trên triền đê, bờ bãi làng Mơ quê tôi. Mọi người đã đồng tình với kế hoạch ấy.
https://tinhvuongxuan.wordpress.com/2018/02/27/nen-giai-the-hoi-dong-chuc-danh-giao-su-nha-nuoc/
2. Trương Duy Nhất
13:13 ,Thứ Năm 22 Tháng Hai, 2018
Đã mất dạy thì thôi giáo sư.
http://truongduynhat.org/delete-hoi-dong-giao-su/
---
BỔ SUNG 1
3.
Học hàm trên danh thiếp
Thứ ba, 6/3/2018 | 07:52 GMT+7
---
BỔ SUNG 1
3.
Học hàm trên danh thiếp
Thứ ba, 6/3/2018 | 07:52 GMT+7
Người cán bộ thuộc một học viện lớn chìa cho tôi bộ hồ sơ: “Anh xem đây này, lãnh đạo mà không gương mẫu”.
Đó là đơn tố cáo của một phó giáo sư. Là phó giáo sư, vị đó phải có bằng tiến sĩ. Là tiến sĩ phải có trình độ ngoại ngữ tương đương bằng C như tiêu chí đã quy định. Nhưng vị này tuyệt nhiên không thể giao tiếp những câu hỏi tiếng Anh đơn giản như “What is your name? How are you?”. Có khách nước ngoài đến, ông cuống lên gọi tìm phiên dịch.
Có học hàm phó giáo sư, ông nghiễm nhiên được hưởng phụ cấp ưu đãi nhà giáo 45% lương cơ bản và phụ cấp thâm niên. Phó giáo sư phải tham gia giảng dạy, nhưng vị này không hề đứng lớp. “Không đứng lớp sao vẫn được phong hàm phó giáo sư?”, tôi hỏi. “Ông đăng ký lịch giảng dạy, ký tên, nhưng thực tế thì người khác lên lớp giảng. Ông thuê ”, anh giải thích. Tôi “đòi” bằng chứng. Cán bộ học viện nói, việc thanh toán giảng dạy cao học là thanh toán trực tiếp. Cả phòng tài vụ đều khẳng định vị lãnh đạo của mình không có bất cứ hóa đơn, giấy tờ thanh toán tiền giảng dạy nào.
Đó chỉ là chuyện cáo buộc, đúng sai sẽ phải chờ các cơ quan có trọng trách “rà soát” và kết luận. Nhưng vấn đề là lời tố cáo, rất nghịch tai, phó giáo sư mà không biết ngoại ngữ cơ bản, nhưng người ngoài cuộc lại muốn tin luôn, truyền tai đi khắp nơi. Bởi vì đang có một cơ chế cho phép chuyện nghịch lý như thế hình thành.
Bạn tôi, một người thông thái và hiểu biết, có điều kiện thăng tiến nhưng không có học hàm học vị nào. Tôi hỏi: “Ông giỏi lại rảnh, sao không làm cái bằng tiến sĩ?”. Anh cười khà khà: “Vì nhiều người nghĩ nó oách nên tôi mới có đất sống”. Thì ra, anh là người rất quan trọng của “giới học vị”. Muốn có giáo sư, phải có tiến sĩ. Muốn làm tiến sĩ, phải thi đầu vào. Điểm thi đầu vào được tính gồm cả số lượng các bài viết, công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học. Song, nhiều người không thể viết nổi một bài báo chuyên ngành của mình, họ phải đi thuê.
Bạn tôi bảo, gần chục năm qua anh làm không hết việc vì đám khách hàng đông đảo này. Không chỉ viết bài giúp các nghiên cứu sinh, anh còn nhận thêm việc viết luận văn, thậm chí là viết đề tài nghiên cứu khoa học không giới hạn chủ đề, lĩnh vực. Giá một sản phẩm từ 5 triệu đến cả trăm triệu đồng. Thị trường sôi động nhiều năm qua, bạn tôi kiếm được bộn tiền còn khách hàng của anh hoan hỉ vì kiếm được học hàm, học vị.
Khi sự lạm phát học hàm học vị đang được xôn xao bàn cãi, tôi nhận được cú điện thoại của Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng từ Đại học Toulouse, Pháp. Giáo sư Dũng bức xúc, ông thấy vô lý nhất trong việc phong giáo sư ở nước ta là chuyện tính điểm công trình nghiên cứu. Công trình nghiên cứu là thứ mà ai cũng có thể đứng tên, đảm nhận rồi có thể thuê hoặc nhờ người làm hộ mà không bị vạch trần. Còn luận văn thì có “chợ” công khai hẳn hoi, ai cũng có thể ra đó để mua với đủ các thể loại.
Những cách đo đếm thành tích theo kiểu “sao, gạch” tưởng như chỉ có ở chiến trường nay còn được áp dụng với tri thức. Nó gián tiếp sinh ra một thị trường, học hàm học vị và cái nghề như của anh bạn tôi, vốn rất phi lý nhưng công chúng ai cũng… hiểu.
Ở phương Tây, học hàm giáo sư, phó giáo sư chỉ dành cho những người làm công tác giảng dạy và nghiên cứu. Trường nào có nhu cầu phong tặng danh hiệu cho ai sẽ lên danh sách, công khai và gửi những vị chức sắc tầm quốc gia đưa ra ý kiến. Các vị này sẽ đề nghị giữ hay gạt đi những cái tên theo họ chưa đủ tiêu chuẩn. Những cái tên còn lại, căn cứ vào năng lực chuyên môn sẽ phải chịu một cuộc sát hạch do trường tổ chức. Hội đồng sát hạch gồm người của trường và nhiều giáo sư danh giá bên ngoài. Các ứng viên phải thể hiện được sự am tường về chuyên môn, sự thông thái trong học vấn mới có thể qua cửa ải này. Kết quả của kỳ sát hạch được công bố rộng rãi nhiều nơi. Nếu ai đó trong danh sách bị công chúng phát hiện có dấu hiệu không trung thực sẽ bị gạt ra lần nữa trước khi được phong học hàm chính thức.
Tính đến cuối năm 2017, cả nước đã có hơn 3.000 giáo sư và phó giáo sư, một con số lớn hơn rất nhiều quốc gia khu vực. Song điều đáng suy nghĩ là những công trình nghiên cứu khoa học hay phát minh sáng chế được công bố lại thuộc loại thấp nhất trong vùng.
Theo Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, số văn bằng bảo hộ cấp cho sáng chế là 1.746 trong năm 2017. Số bằng sáng chế được cấp ở Việt Nam trong 5 năm gần đây tăng 60%, nhưng mới chỉ bằng 1/3 của Thái Lan, 1/11 của Malaysia, 1/30 của Singapore, 1/1240 của Hàn Quốc và 1/3.170 của Trung Quốc.
Trong khi đó thì báo chí trong nước dành một thời lượng lớn để nói về các phát minh trong nhân dân. Từ máy ép củi trấu, hệ thống phun tưới tự động, máy gieo hạt, tẽ ngô, bóc lạc, máy gặt đập liên hợp đến mô hình trực thăng, tàu ngầm… đều từ những cái đầu và con tim của những người lao động chân đất.
Học vấn của họ cách xa thăm thẳm những học hàm, học vị được in to và bôi đậm trên các loại danh thiếp.
Phan Thế Hải
2.
Hội đồng Giáo sư nhà nước 'rút kinh nghiệm sâu sắc' vụ phong giáo sư
TTO - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giao Thanh tra Bộ xác minh, làm rõ các trường hợp hồ sơ chưa đủ tiêu chuẩn hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo và sớm công bố kết quả.
Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước ngày 5-3 cho biết hội đồng này và Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ - chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, "nghiêm túc rút kinh nghiệm sâu sắc" đợt xét công nhận giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) năm 2017.
Việc này diễn ra sau khi Bộ GD-ĐT có văn bản báo cáo Thủ tướng và Thường trực Chính phủ đã họp, cho ý kiến về việc "còn có hồ sơ ứng viên chưa đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn, cần xác minh thêm trong đợt xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017".
Theo báo cáo của Hội đồng Chức danh GS Nhà nước, kết quả rà soát đến thời điểm hiện nay (5-3), có 1.131 hồ sơ ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017 mà Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước đã thông qua bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định, không có đơn thư tố cáo.
Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước sẽ ký quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017 đối với các ứng viên bảo bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định, không có đơn thư tố cáo.
Như vậy, Bộ GD-ĐT xác nhận hiện có 95 hồ sơ phải xác minh thêm, tăng 1 hồ sơ so với báo cáo với Thủ tướng ngày 1-3.
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, 1 hồ sơ diện chưa đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định, cần xác minh thêm hoặc có đơn thư khiếu nại, chính là hồ sơ ứng viên PGS Đặng Công Tráng - trưởng khoa Luật Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM.
Bộ GD-ĐT khẳng định trong số hồ sơ chưa đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định, cần xác minh thêm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước đã gửi công văn yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học và cơ quan liên quan cung cấp tài liệu, minh chứng cụ thể.
Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước cũng đã giao tổ công tác làm việc trực tiếp với cơ quan liên quan để xác minh thêm.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giao Thanh tra Bộ chủ trì xác minh làm rõ thông tin các trường hợp mà hồ sơ chưa đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định, cần xác minh thêm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo, sớm công bố kết quả xác minh.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT đang khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định thay thế quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS ban hành kèm theo quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31-12-2008 và quyết định số 20/2012/QĐ-TTg ngày 27-4-2012 của Thủ tướng Chính phủ để áp dụng ngay từ đợt xét công nhận mới.
1.
01/03/2018 18:58 GMT+7
TTO - Bộ trưởng, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng thông tin kết quả rà soát ban đầu vừa được Bộ GD-ĐT báo cáo Thủ tướng tại phiên họp thường kỳ Chính phủ ngày 1-3.
"Thủ tướng yêu cầu Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, lãnh đạo Bộ GD-ĐT tiếp tục rà soát nghiêm túc, báo cáo tại một phiên họp thường trực Chính phủ tới đây" - ông Mai Tiến Dũng nói.
Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ diễn ra chiều tối ngày 1-3, các phóng viên đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến việc xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư trong thời gian qua.
- Xin hỏi đại diện Bộ GD-ĐT số lượng giáo sư, phó giáo sư được phong vừa qua rất lớn, dư luận phản ứng, Thủ tướng đã yêu cầu báo cáo, vậy Bộ đã báo cáo như thế nào?
- Xin hỏi là trong bối cảnh Chính phủ đề cao xây dựng Chính phủ hành động, kiến tạo phát triển, tức là các thành viên Chính phủ phải tập trung cho công tác điều hành, vậy Chính phủ có khuyến khích các thành viên bỏ thời gian để làm các chức danh giáo sư, phó giáo sư không ?
- Có thông tin về việc Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến có trong danh sách rà soát lại chức danh giáo sư vì có khiếu nại, xin hỏi là nội dung khiếu nại đó như thế nào?
Phúc đáp các câu hỏi trên, thứ trưởng Bộ GĐ-DT Phạm Mạnh Hùng cho biết số lượng người được công nhận giáo sư, phó giáo sư năm 2017 có nhiều hơn các đợt trước.
Lý do là thời gian tăng của đợt xét duyệt này tăng thêm 6 tháng, các ứng viên có thêm điều kiện để viết các bài báo khoa học, các công trình, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh.
Hơn nữa, trong thời gian qua, nhằm mục đích tăng thêm chất lượng đào tạo, các trường đại học, cơ sở giáo dục chú trọng đào tạo đội ngũ giảng viên. Do đó đội ngũ giảng dạy có quá trình tích luỹ các điều kiện để trở thành ứng viên cho các chức danh này.
"Năm 2016 chỉ có 2.510 bài được đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế, thì đến năm 2017 số này là 5.316 bài, tăng lên rất nhiều. Năng lực ngoại ngữ cũng tăng lên rất nhiều, có những ứng viên nói thành thạo 2-3 ngoại ngữ" - thứ trưởng Hùng cho biết.
Vẫn theo ông Hùng, tổng số người được công nhận giáo sư, phó giáo sư trong đợt xét vừa qua là 1.226 người, đạt tỷ lệ hơn 76% đáp ứng điều kiện trên tổng số đăng ký, tỷ lệ này cũng tương đương các năm trước.
"Trước dư luận về vấn đề này, Thủ tướng đã chỉ đạo rà soát lại, nếu trường hợp nào không đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư thì kiên quyết loại. Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đã thành lập tổ công tác để rà soát, đảm bảo khách quan của quá trình rà soát" - ông Hùng giải thích.
Ông Hùng cũng nói thêm: "Trường hợp có đơn khiếu nại, tố cáo thì xem xét theo quy định của luật khiếu nại, tố cáo. Kết quả chính thức sẽ được bộ báo cáo Thủ tướng và thông tin với báo chí trong thời gian tới. Về trường hợp Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, nếu có đơn thư khiếu nại tố cáo, chúng tôi sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo".
Tuy nhiên, đề cập đến vấn đề này, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cung cấp thông tin rất quan trọng: "Vừa qua khi có danh sách 1.226 người được công nhận giáo sư, phó giáo sư, Thủ tướng đã chỉ đạo Hội đồng chức danh rà soát lại danh sách này. Hôm nay Bộ GD-ĐT đã có báo cáo bước đầu, trong đó có 94 ứng viên chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn như thiếu giờ giảng, thiếu bài báo nghiên cứu khoa học".
"Hội đồng phải tiếp tục rà soát nghiêm túc. Ngay cả giáo sư có báo cáo giảng dạy thì giảng ở đâu, lúc nào, có hợp đồng giảng dạy không? Ngoại ngữ đạt trình độ nào, có giao tiếp được không? Thủ tướng biết hết. Thủ tướng yêu cầu tới đây tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ thì Bộ GD-ĐT phải báo cáo cụ thể vấn đề này".
Người phát ngôn Chính phủ nói thêm: "Thế còn lãnh đạo, công chức có được khuyến khích làm giáo sư, phó giáo sư không? Tôi muốn nói là ở đây phải tuân thủ các quy định của pháp luật, nếu cán bộ, công chức đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định thì làm hồ sơ đề nghị Hội đồng công nhận là giáo sư, phó giáo sư".
---
BỔ SUNG 2
(các ý kiến về trường hợp của Giáo sư Bộ trưởng Chủ tịch Hội đồng Chức danh Nhà nước Phùng Xuân Nhạ 2018)
10. Ngày 12/4/2018 ông Nguyễn Tiến Dũng tiếp tục lên tiếng. Lấy nguyên về từ trang của ông
"
"
http://zung.zetamu.net/2018/04/thu-doan-gian-doi-che-day-dao-van-cua-phung-xuan-nha-le-quan/
9.
"
https://www.facebook.com/tucurie/posts/10155624428068757
8. Fb Nguyễn Tiến Dũng
"
https://www.facebook.com/tienzung.nguyen/posts/10210657922236709
7. Fb Đông A
https://www.facebook.com/donga01/posts/10214177542384543?pnref=story
https://www.facebook.com/donga01/posts/10214210060357472
6. Trang Nguyễn Tiến Dũng
http://zung.zetamu.net/2018/03/thu-ngo-gui-hdcdgsnn-va-ong-vu-minh-giang/
5. Fb Huy Đức
"
"
https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/154931925843658310. Ngày 12/4/2018 ông Nguyễn Tiến Dũng tiếp tục lên tiếng. Lấy nguyên về từ trang của ông
"
Đây là một thông tin hệ trọng cho thấy Phùng Xuân Nhạ và đồng tác giả đạo văn Lê Quân của mình sẽ không từ thủ đoạn lừa bịp nào để che đậy sự đạo văn, giả khoa học của họ. Bởi vậy tôi đề nghi tất cả mọi người có lương tâm, đặc biệt là tất cả các nhà khoa học và giáo dục chân chính, hãy phổ biến lại thông tin này đến mọi người khác bằng mọi hình thức, để toàn thể mọi người được biết.
Thông tin này cũng sẽ được báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ và Tổng bí thư.
Những ai trong ngành mà giả câm điếc trước chuyện đạo văn này sẽ là vô tình hoặc cố tình ủng hộ cho sự giả khoa học, đạo văn phát triển ở Việt Nam. Những ai cố tình bịt miệng báo chí hoặc xuyên tạc sự thật nhằm che đậy các hành động gian dối giả khoa học này sẽ là trực tiếp phá hoại nền giáo dục và khoa học Việt Nam.
- Sau khi có các báo cáo tố giác ông Phùng Xuân Nhạ (cùng với các đồng tác giả, đặc biệt trong đó có Lê Quân) vào tháng 2 năm nay, một mặt ông Nhạ không hề có một phản hồi chính thức đàng hoàng nào, mặt khác đã dùng thủ đoạn đánh tráo bài báo đã đăng trên tại chí Asian Social Study (ASS), thay các đoạn đã bị tốt cáo là đạo văn bằng các đoạn khác. Kết quả là, theo một đồng nghiệp của tôi phân tích, bài báo đã bị thay đổi nội dung đến một nửa (tuy rằng ngày tháng vẫn đề nguyên như cũ, không ghi là đây là bản sửa, làm giả như là bản gốc).
- Tất nhiên, bản thân tạp chí là một tạp chí giả khoa học (như các tổ chức quốc tế đã nêu ra, và như trong hai báo cáo phân tích của tôi và các cộng sự về sự giả khoa học của ông Phùng Xuân Nhạ) nên mới cho phép đánh tráo bài báo như vậy. Sau khi bài báo được đánh tráo, trang web wikipedia viết về Lê Quân liền viết với ý rằng “việc tố cáo đạo văn gây tranh cãi, vì xem bài bào không thấy đạo văn như là trong báo cáo”, che lấp đi tội đạo văn và thậm chí còn có ý là chúng tôi vu khống. Tất nhiên, nếu ai xem bài đã bị đánh tráo thì không còn thấy nữa vì những đoạn bị tố cáo đạo văn đã bị xoá đi.
- Tuy nhiên, bản gốc của bài báo của Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân (đã đăng từ 2014 và có trên ASS cho đến đầu năm 2018) cùng với các vết tích của nó vẫn còn. Bản thân chúng tôi cũng đã có giữ lại bản gốc đó, và cũng có các server máy tính trên internet giữ lại (lưu cả ngày lấy từ server của ASS) làm bằng chứng không thể chối cãi.
- Việc đánh tráo bài báo gốc bằng bài mới sửa đổi đến một nửa cho thấy hai điều rõ ràng: thứ nhất là đạo văn đến một nửa bài báo (phần đánh tráo đi), và thứ hai là hành vi gian lận nhằm che đậy sự đạo văn đó.
Tôi không rành luật pháp Việt Nam, nhưng ở các nước tiên tiến, theo tôi biết, tội gian dối (perjury) nhằm che đậy một tội lỗi nào đó có trước thì chỉ làm trầm trọng thêm tội có trước, và trong nhiều trược hợp cái tội gian trá đó còn nặng hơn là tội ban đầu. Trong trường hợp này của Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân, hành vi gian trá nhằm lấp liếm đạo văn càng thêm chứng tỏ đây là những con người hoàn toàn không có đạo đức nghề nghiệp. Những người như vậy chỉ làm hại cho nền khoa học và giáo dục của Việt Nam.
Một số thông tin liên quan:
- Ông Lê Quân vừa lọt lưới trong đợt phong giáo sư 2017 vừa qua, tuy nằm trong danh sách những trường hợp phải xét lại nhưng sau đó vẫn được HĐCDGSNN (do không phải ai khác mà chính Phùng Xuân Nhạ làm chủ tịch hội đồng) quyệt cho qua. Chuyện này xảy ra sau khi đã có các báo cáo về các bài báo đạo văn của Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân gửi đến hội đồng. Điều này chứng tỏ HĐCDGSNN đã bị thao túng, không làm đúng được chức năng của mình một cách công minh.
- Đồng thời với việc ông Phùng Xuân Nhạ đánh tráo bài báo và im lặng không phản hồi chính thức gì về các tố cáo ông ta đạo văn, thì một mặt toàn bộ các báo chị bị thao túng bịt miệng không được phản vảnh về vụ này, mặt khác ông Phùng Xuân Nhạ liên tục xuất hiện trên báo chí với những hình thức tô vẽ cho bản thân nhằm đánh lạc hướng dư luận, và mặt khác nữa tôi và một số người khác tích cực lên án việc giả khoa học đạo văn này bị quấy phá liên tục cho đến hôm nay (tin tặc tấn công máy tính, chiếm tài khoản mạng xã hội, đe doạ bóng gió dưới nhiều hình thức, v.v.)
Như tôi đã phân tích trong một trả lời phỏng vấn bàn tròn với BBC ngày 08/03/2018, nền giáo dục và khoa học Việt Nam đang bị kìm kẹp bởi sự gian dối và giả khoa học. Khoa học giả bóp nghẹt khoa học thật, làm hại khủng khiếp cho nền kinh tế đất nước (ví dụ như mỗi dự án lớn được đánh giá sai lệch bởi khoa học giả thay vì khoa học thật là làm hại hàng tỷ đô la), và kìm kẹp sự phát triển của đất nước (nền khoa học và công nghệ đì đẹt một phần là do đầu tư quá ít một phần là do tham nhũng quá nhiều, tiền đầu tư ít đến được tay những người thực sự làm việc chân chính). Muốn thay đổi, cần làm trong sạch lành mạnh hệ thống giáo dục và khoa học. Muốn vậy, bản thân những người đứng đầu khoa học giáo dục phải là những nhà khoa học và giáo dục chân chính, có uy tín và đạo đức nghề nghiệp thực sự. Thượng bất chính hạ tắc loạn. Nếu ông Tổng bí thư thực sự muốn chống tham nhũng hiệu quả, ông Thủ tướng thật sự muốn dẹp nạn giả khoa học, thì không thể bỏ qua những vụ việc như Phùng Xuân Nhạ.
Các files đính kèm để kiểm tra:
- Bản gốc bài báco của PXN/LQ trên ASS: PXN-LQ_Authentic-Original-Version
- Bản mới trên ASS (mới đánh tráo, sửa đến một nửa): PXN_LQ_Doctored
- Báo cáo phân tích đạo văn (theo bản gốc): http://zung.zetamu.net/Files/2018/02/PlagiarismPXN.pdf
http://zung.zetamu.net/2018/04/thu-doan-gian-doi-che-day-dao-van-cua-phung-xuan-nha-le-quan/
9.
"
Nghe giáo sư Vũ Minh Giang trả lời phỏng vấn về vụ đạo văn của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ (http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43193993) thấy có nhiều điểm không ổn.
Về chuyện tự đạo văn, GS Giang nói trong tiếng Việt “không có khái niệm tự đạo văn” và “thấy xa lạ với từ tự đạo văn” nên ông cho rằng dùng từ tự đạo văn là “có tính xúc phạm cá nhân”.
Phát biểu này cho thấy dường như GS Giang hoàn toàn xa lạ với các chuẩn mực học thuật tối thiểu, chưa nói đến chuẩn thế giới mà ngay cả chuẩn Việt Nam.
Khái niệm “tự đạo văn” chẳng có gì mới ở Việt Nam. Một ví dụ là Hướng dẫn số 2383/HD-ĐHQGHN về việc thực hiện việc trích dẫn trong các ấn phẩm khoa học tại Đại học Quốc gia Hà Nội ở địa chỉ sau (hoặc các hình dưới): http://hus.vnu.edu.vn/…/2383%20HD-DHQGHN_Trich%20dan_Dao%20…
Như đã thấy, “tự đạo văn” được nhắc đến vài lần trong công văn này, chẳng hạn mục 2.2.e hoặc mục 3. Ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội, nhiều cơ sở đào tạo khác cũng coi “tự đạo văn” là một lỗi vi phạm liêm chính và đạo đức học thuật cần phải tránh: http://bit.ly/2t8cz4i. Ấy thế mà GS Giang khẳng định trong tiếng Việt “không có khái niệm tự đạo văn”. Điều gây ngạc nhiên lớn là GS Giang đã từng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo cũng như phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi ban hành Hướng dẫn 2383/HD-ĐHQGHN nói trên.
Điểm thứ hai cũng thú vị không kém. GS Giang cho rằng việc đăng lại một bài báo đã đăng ở tạp chí khác hãy “để cho tạp chí người ta nói”, “để cho tạp chí người ta bình luận”. Việc này, một lần nữa, vẫn thuộc phạm vi chuẩn mực học thuật tối thiểu mà ai làm nghiên cứu đều biết.
Thật vậy, không tập san khoa học nghiêm túc nào lại chấp nhận đăng lại một bài báo đã từng đăng ở tạp chí khác. Ngay cả một tập san dỏm như Asian Social Science cũng không chấp nhận chuyện đó. Điều này được ghi ngay trong phần Copyright Notice của Asian Social Science: http://www.ccsenet.org/journal/index.php/…/about/submissions
“Submission of an article implies that the work described has not been published previously (except in the form of an abstract or as part of a published lecture or academic thesis), that it is not under consideration for publication elsewhere, that its publication is approved by all authors and tacitly or explicitly by the responsible authorities where the work was carried out, and that, if accepted, will not be published elsewhere in the same form, in English or in any other language, without the written consent of the Publisher.” (“Việc nộp một bài báo mang hàm ý rằng công trình này chưa từng được công bố trước đây (trừ trường hợp công bố dưới dạng một bản tóm tắt hoặc một phần của bài giảng hay luận án); rằng bài báo đang không được xem xét công bố ở một nơi nào khác…”).
Cần nói thêm rằng đoạn Copyright Notice này của Asian Social Science được ăn cắp của nhà xuất bản Elsevier (http://bit.ly/2FIy1PJ), một chứng cớ khẳng định thêm tính chất dỏm và ngụy khoa học của nó.
Với sự thiếu hiểu biết về các chuẩn mực học thuật tối thiểu, có lý do để lo ngại rằng GS Vũ Minh Giang có thể gây tổn hại đến nền giáo dục và học thuật của Việt Nam khi ông đang giữ các vị trí quan trọng, bao gồm Ủy viên Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Hội đồng Chức danh giáo sư liên ngành Sử học - Khảo cổ học - Dân tộc học, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.
"
8. Fb Nguyễn Tiến Dũng
"
Thời kỳ đồ giả: thuốc men giả, khoa học giả, tin tức giả ... toàn thứ độc hại, mọi người cần hết sức cảnh giác!
Đội quân đồ giả không chừa thủ đoạn đê tiện nào để chống lại những người lôi chúng ra ánh sáng.
Bởi vậy khi tôi phanh phui chuyện khoả học giả, chúng liên tục tấn công tôi bằng mọi cách, trong đó có cả cách tung tin bịa đặt bôi nhọ tôi.
Một trong các tin bịa đặt trắng trợn mà "nhà báo giả" đưa lên "trang báo giả" gần đây là tôi "thẳng thừng từ chối lời mời về VN làm phó cho GS Ngô Bảo Châu tại VIASM", vì "ghen ăn tức ở". Chúng còn giả vờ dẫn lời của những người có uy tin như GS Lê Tuấn Hoa để dựng chuyện trắng trợn.
Sự thật thì tôi chưa thấy VIASM có chức "viện phó" nào bao giờ, và không có ai mời tôi về làm cái chức không tồn tại đấy. Trong quá trình VIASM thành lập, tôi có trình bày quan điểm của mình là VN bây giờ cần phát triển toán ứng dụng nhiều hơn là toán lý thuyết, nhưng đó là quan điểm khoa học mà người khác có thể đồng ý hay không đồng ý, vì đất nước chứ chẳng có múc đích cá nhân gì ở đây. VIASM rõ ràng đã có tiếp thu ý kiến này và đã hướng nhiều tới ứng dụng. Từ khi VIASM thành lập, tôi đã nhiều lần hợp tác với VIASM, có lần về ở VIASM cả mấy tuần, và cả đi ăn nhậu với GS Châu khi tình cờ về đúng dịp GS Châu ở đó.
"https://www.facebook.com/tienzung.nguyen/posts/10210657922236709
7. Fb Đông A
các báo đang đăng về quyền lợi gs/pgs như là nguyên nhân khiến quan chức ham chức danh này. thực ra về mặt tiền lương không phải là lý do. được gs/pgs chỉ tăng 1 bậc lương, tức là khoảng 0.35 lương cơ bản, tức là chưa đến 500.000 đ/1 tháng. quan chức họ không cần thêm số tiền này. ngay cả trường hợp "đại nhảy vọt" lên hàng giảng viên cao cấp, hay nghiên cứu viên cao cấp, bậc lương cũng chỉ là 6.2 tức là khoảng 8 triệu/1 tháng chưa trừ thuế và bào hiểm, thấp hơn nhiều ngạch lương của công an và quân đội. làm gs/pgs được tăng tuổi hưu có lẽ đúng 1 phần là điều hấp dẫn, nhưng chỉ đúng với người không phải dạy học đứng lớp thôi. vừa rồi chính phủ có dự kiến tăng tuổi hưu thêm 2 năm, đã có thầy giáo phản đối rất dễ chết trên bục giảng. ngoài 60 tuổi còn đứng lớp dạy là điều không dễ chút nào đối với sức khỏe. nghề giáo là nghề bán cháo phổi, dân gian đã nói. nhưng nếu không phải đứng lớp dạy thì tăng tuổi hưu đúng có phần hấp dẫn. có người bảo quan chức về hưu ở tuổi 60, có người bị sốc vì ngồi nhà và hết quân hầu điếu đóm. cuối cùng gs cũng mang lại chút danh. một số làng quê còn lập bia ghi tên họ ở đình làng.
https://www.facebook.com/donga01/posts/10214177542384543?pnref=story
công bố của bộ trưởng y tế
trên scopus có danh sách các công trình công bố của bộ trưởng nguyễn thị kim tiến, không rõ có đầy đủ không, tổng cộng là 16 bài:
https://www.scopus.com/authid/detail.uri…
nhận xét: tất cả các bài báo này đều công bố từ 2007 trở về trước, ngoại trừ 01 bài duy nhất công bố năm 2010. năm 2007 cũng là năm bà tiến được bổ nhiệm làm thứ trưởng bộ y tế. như vậy có thể thấy từ khi làm quan, và 7 năm lại đây bà tiến không có nghiên cứu khoa học gì đáng kể. trong tất cả các công bố này, bà tiến không phải là tác giả làm chính hay tác giả chủ trì nghiên cứu, ngoại trừ đúng 02 bài xuất bản năm 2001 và 2010. như vậy có thể thấy các chỉ số thông kê như h index ... không có ý nghĩa gì. đấy là chưa nói đến có thể bà tiến chỉ là có tên hình thức thôi. cứ như quỹ nafosted của bộ khoa học và công nghệ thì với thành tích nghiên cứu như vậy bà tiến sẽ không được tài trợ làm chủ nhiệm đề tài để nghiên cứu.
Document title | Authors | Year | Source | Cited by |
---|---|---|---|---|
A prospective cohort study of dengue infection in schoolchildren in Long Xuyen, Viet Nam | Tien, N.T.K., Luxemburger, C., Toan, N.T., (...), Wartel, T.-A., Lang, J. | 2010 | Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene | 41 |
Epidemiologic and virologic investigation of hand, foot, and mouth disease, southern Vietnam, 2005 | Tu, P.V., Thao, N.T.T., Perera, D., (...), Cardosa, M.J., McMinn, P.C. | 2007 | Emerging Infectious Diseases | 226 |
Impact of a community sexually transmitted infection/HIV intervention project on female sex workers in five border provinces of Vietnam | Nguyen, V.T., Khuu, V.N., Tran, P.H., (...), Fylkesnes, K., O'Farrell, N. | 2007 | Sexually Transmitted Infections | 11 |
Influenza A/H5N1 virus infection in humans in Cambodia | Buchy, P., Mardy, S., Vong, S., (...), Peiris, J.S.M., Van der Werf, S. | 2007 | Journal of Clinical Virology | 91 |
Molecular phylogeny of modern coxsackievirus A16 | Perera, D., Yusof, M.A., Podin, Y., (...), McMinn, P.C., Cardosa, M.J. | 2007 | Archives of Virology | 48 |
Rapid diagnosis of H5N1 avian influenza virus infection by newly developed influenza H5 hemagglutinin gene-specific loop-mediated isothermal amplification method | Imai, M., Ninomiya, A., Minekawa, H., (...), Tashiro, M., Odagiri, T. | 2007 | Journal of Virological Methods | 82 |
Risk factors for human infection with avian influenza A H5N1, Vietnam, 2004 | Pham, N.D., Hoang, T.L., Tien, N.T.K., (...), Saito, R., Francart, J. | 2006 | Emerging Infectious Diseases | 151 |
Avian influenza A (H5N1) infection in humans | Beigel, J.H., Farrar, J., Han, A.M., (...), Touch, S., Yuen, K.-Y. | 2005 | New England Journal of Medicine | 947 |
Role of Haemophilus influenzae b and pneumococcus in bacterial meningitis in Vietnam (1995-1997) [2] | [Place de l'Haemophilus influenzae b et du pneumocoque dans les méningites bactériennes de l'enfant au Vietnam (1995-1997)] | Tram, T.T., Nga, T.T., Thinh, L.Q., (...), Tien, N.T.K., Leboulleux, D. | 2004 | Archives de Pediatrie | 2 |
Avian Influenza A (H5N1) in 10 Patients in Vietnam | Hien, T.T., Liem, N.T., Dung, N.T., (...), Horby, P., Farrar, J. | 2004 | New England Journal of Medicine | 618 |
The importance of leptospirosis in Southeast Asia | Laras, K., Van, C.B., Bounlu, K., (...), Beecham, H.J., Corwin, A.L. | 2002 | American Journal of Tropical Medicine and Hygiene | 61 |
Epidemiological analysis of deaths associated with dengue haemorrhagic fever in Southern Viet Nam in 1999-2000 | Tien, N.T.K., Tuan, N.N.A., Tuan, K.M., Toan, N.T., Quang, L.C. | 2001 | Dengue Bulletin | 4 |
Dengue epidemic in Southern Vietnam, 1998 | Ha, D.Q., Tien, N.T.K., Huong, V.T.Q., Loan, H.T.K., Thang, C.M. | 2000 | Emerging Infectious Diseases | 38 |
Evaluation of rapid diagnostic tests for the detection of human immunodeficiency virus types 1 and 2, hepatitis B surface antigen, and syphilis in Ho Chi Minh City, Vietnam | Lien, T.X., Tien, N.T.K., Chanpong, G.F., (...), Laras, K., Corwin, A. | 2000 | American Journal of Tropical Medicine and Hygiene | 74 |
Prevalence of enteric hepatitis A and E viruses in the Mekong River delta region of Vietnam | Hau, C.H., Hien, T.T., Tien, N.T.K., (...), Hyams, K.C., Corwin, A.L. | 1999 | American Journal of Tropical Medicine and Hygiene | 35 |
The unique riverine ecology of hepatitis E virus transmission in South-East Asia | Corwin, A.L., Tien, N.T.K., Bounlu, K., (...), Sulaiman, H.A., Hyams, K.C. | 1999 | Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene |
(Dạo này tài khoản FB của tôi liên tục bị tin tặc đánh phá, và hôm nay 01/March/2018 bị khoá lần thứ hai do tin tặc lừa được FB, thế nên từ nay tôi chuyển sang dùng website riêng của tôi để thông báo tình hình chứ không trông cậy vào FB nữa. Xin mời mọi người share thẳng từ trang web này. Xin cảm ơn)
Kính gửi Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước
Đồng kính gửi GS Vũ Minh Giang
Thư ngỏ, về hiện tượng giả khoa học Phùng Xuân Nhạ
Được biết, trong một phỏng vấn vừa qua với BBC, GS Vũ Minh Giang nói là đã đọc báo cáo của tôi, và không đồng ý với quan điểm chính mà tôi đưa ra về ông Phùng Xuân Nhạ là giả khoa học. Mấy luận điểm chính mà GS Giang đưa ra để bảo vệ ông Phùng Xuân Nhạ như sau:
1) Nói “tự đạo văn” là sai vì ở Việt Nam không có khái niệm đó. Từ “đạo” theo gốc Hán -Việt là ăn cắp, không thể “tự đạo”, tự ăn cắp của mình.
2) Chuyện dùng bài quả cũ của mình nâng cấp viết thành bài mới của mình, với 48% giống y hệt bài cũ là bình thường trong khoa học
3) Tạp chí ASS người ta đồng ý đăng thì tức là người ta thấy như thế là OK. Việc này là việc của chuyên gia đánh giá, chứ tôi có phải chuyên gia trong ngành đâu mà đánh giá
4) Tính về điểm công trình khoa học thì ông Nhạ có thừa để được thành GS.
5) Trong phỏng vấn đó, GS Giang cũng có nhắc nhiều đến từ “đạo văn”, ý là phân biệt “đạo văn thì đúng là xấu, nhưng còn đăng lại cái của mình thì có gi mà xấu”.
Tôi xin trả lời GS Vũ Minh Giang như sau:
5) Có thể GS Vũ Minh Giang chưa kịp đọc báo cáo mới nhất tôi gửi HĐCDGSNN hôm 27/08 trong đó có đưa ra các bằng chứng rõ ràng về việc ông Phùng Xuân Nhạ có đạo văn của những người khác. Tôi hy vọng rằng chỉ riêng các bằng chứng đó cũng sẽ đủ để GS Giang thay đổi quan điểm của mình về tính chính danh của ông Phùng Xuân Nhạ.
4) Nếu tính điểm công trình, thì ngày xưa bà Elena Ceausescu là một nhà bác học vĩ đại, dù thực ra bà ta không biết gì về khoa học. Tất cả các công trình là do có những người khác viết cho. Vấn đề quan trọng nhất là thật hay giả. Nếu là đạo văn, là giả khoa học, thì càng nhiều điểm công trình càng dễ chứng tỏ một sự gian dối, không xứng đáng với tư cách của một nhà khoa học và giáo dục chân chính.
3) GS Vũ Minh Giang có thể chưa kịp biết, sau khi một GS ở ĐHQG Hà Nội liên hệ với tạp chí ASS để làm rõ sự việc, ASS đã công nhận là ông Nhạ đã gửi bài “duplicate” đến ASS, và như thế trái với nguyên tắc của ASS. Sau khi bị phát hiện như vậy, ông Nhạ đã thông báo với ASS là rút bài năm 2013 khỏi tạp chí khác đã đăng và sửa bài năm 2014 ở ASS. Sự việc này cho thấy cả ASS lẫn ông Nhạ đều đã công nhận như thế là không chấp nhận được, và sau đó ông Nhạ tìm cách lấp liếm bằng cách rút bài / sửa bài.
2) Tất nhiên có thể trích lại các kết quả cũ của mình, và nâng cấp cho nó tốt hơn, trình bày lại cho dễ hiểu hơn, hoặc gộp nhiều kết quả nhỏ lại thành tổng thể, v.v. Trong mọi trường hợp, việc “nâng cấp” đó phải đi kèm với việc trích dẫn rành mạch rằng những chỗ nào là có từ trước (và thông thường không thể trích với tỷ lệ quá lớn nếu là một bài nghiên cứu mới). Đằng này bài báo 2014 của ông PXN không hề nhắc đến sự tồn tại của bài báo 2013, giả vờ như bài 2014 là kết quả mới, tuy rằng nó trùng với bài 2013.
1) Khái niệm “self-plagiarism” là khái niệm được giải thích rõ ràng ở những nguồn tham khảo về vấn đề đạo văn (plagiarism). Tôi dịch từ đó sang tiếng Việt là “tự đạo văn”, và hầu hết mọi người đều hiểu ngay nó có nghĩa là gì. Nếu GS Giang không đồng ý với tù đó, xin đưa ra cụm từ tiếng Việt khác thay thế với nghĩa là “self-plagiarism” trong tiếng Anh. Dù là cụm từ nào được dùng, thì self-plagiarism cũng thuộc loại hành vi bị cả thế giới khoa học nghiêm túc lên án.
0) Ngoài ra, có một hành vi giả khoa học khác của ông Phùng Xuân Nhạ mà tôi có viết trong báo cáo sơ bộ ngày 18/02/2018 với nhiều chứng cớ rõ ràng, là hành vi *trích dẫn khống*. Tôi không thấy GS Vũ Minh Giang nói gì đến hành vi này để bảo vệ ông Nhạ.
Tôi hy vọng rằng thư trả lời chính thức từ phía HĐCDGSNN sẽ không lờ đi bất cứ điểm nào trong những điểm viết phía trên và những điểm được nêu ra trong hai báo cáo
của tôi về sự giả khoa học của ông Phùng Xuân Nhạ
Trân trọng
Nguyễn Tiến Dũng, GS Đại học Toulouse
01/ tháng 3 / 2018
http://zung.zetamu.net/2018/03/thu-ngo-gui-hdcdgsnn-va-ong-vu-minh-giang/
5. Fb Huy Đức
"
ÔNG NHẠ, BÀ TIẾN
Người cần phải "rà soát" lại tất cả các chức danh - GS, bộ trưởng - lẽ ra phải ưu tiên ông Phùng Xuân Nhạ. Với bà Nguyễn Thị Kim Tiến, chỉ nên cho bà chọn một trong hai: Bộ trưởng hay Giáo sư. Đành rằng, lỗi mà GS Tien Zung Nguyen chỉ ra thì ở VN không chỉ có mình ông Nhạ. Nhưng, một nền giáo dục không thể coi "đạo văn" và "nguỵ khoa học" là bình thường. Chính vì tính phổ biến của nó mà người dân mới cần chính phủ ra tay ngăn chặn.
Đạo văn, nguỵ khoa học là cỗ máy nhân bản sự giả dối. Không thể ngăn chặn nó khi ngành giáo dục vẫn được đặt trong tay một người phạm cả "nguỵ khoa học" và "đạo văn". Xử lý bà Tiến cũng cần nhưng xử lý ông Nhạ càng cần hơn vì thông điệp mà dân chúng nhận được là chính phủ không có ý định cứu một ông Bộ trưởng không đủ tiêu chuẩn làm thầy mà muốn cứu một nền giáo dục.
4. Fb Nguyễn Tiến Dũng
"
Có nhiều kẻ đang tung đủ thứ tin nhảm nhí nhằm bôi xấu tôi để bao che cho anh Nhạ của họ. Nào là phản động, nào là ghen ăn tức ở, vv, nào là chẳng qua chỉ là để ... bán sách
Điểm cốt lõi thì họ bỏ qua, đó là thế giới văn minh không có chỗ đứng cho những kẻ giả khoa học, đạo văn, đồng thời lại còn đi rao giảng đạo đức!
Chuyện sách tui làm thì họ tất nhiên cũng lờ đi chuyện tui làm là muốn góp phần đóng góp khai sáng VN, chứ nếu vì lợi ích cá nhân thì tui làm bất cứ công việc gì khác, kể cả đi rửa bát thuê, cũng có thu nhập cao hơn nhiều lần so với công sức bỏ ra để làm sách tử tế Phải là "như thế nào" mới cố tình lôi việc làm sách của tôi biến thành cái để nói xấu.
"
https://www.facebook.com/tienzung.nguyen/posts/10210645627209341
3.
Vừa qua, giáo sư toán học Nguyễn Tiến Dũng cùng một ekip – có sự chuẩn bị từ trước – đã công kích, hạ thấp tuy tín của Bộ trưởng giáo dục Phùng Xuân Nhạ. Vụ việc này, không đơn giản chỉ mang mục đích làm “trong sạch hóa” hệ thống giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học nước nhà, mà đằng sau đó còn ẩn chứa những “mưu đồ chính trị” mà một số kẻ cơ hội đã khéo léo khai thác.
Giáo sư toán học Nguyễn Tiến Dũng
Đối với chuyện tự đạo văn mà ekip của ông Dũng vin vào để tấn công ông Nhạ: Theo thông lệ, một số tạp chí kinh tế và các ngành khoa học xã hội khác trên thế giới có cho phép tác giả sử dụng lại bài báo của mình – mặc dù đã đăng ở nơi khác. Chẳng hạn, American Economic Review hay Economic Bulletin – hai tạp chí kinh tế vào loại uy tín hàng đầu đều có chính sách như vậy. Tuy nhiên, điều kiện và quy định cụ thể như thế nào thì lại tùy thuộc theo từng tạp chí. Do đó, nếu Tạp chí Journal of Economics and Business của Đại học Quốc gia Hà Nội mà Bộ trưởng Nhạ đã đăng bài trước khi xuất bản trên Asian Social Sciences cũng có chính sách tương tự thì chưa thể khẳng định là ông này “cố tình” đạo văn (của mình) được.
Thứ nữa, trong bài báo mà Bộ trưởng Nhạ gửi đăng trên Tạp chí Asian Social Science, đoạn giống nguyên xi của người khác mà ông Dũng cùng ekip phát hiện ra, thực chất chỉ chiếm khoảng 1% tổng số chữ của toàn bộ bài báo – rất nhỏ, và nằm ở một phần không quá quan trọng là Literature Review – tức điểm lại và tóm tắt qua một số nghiên cứu có liên quan mà tác giả lấy làm tư liệu tham khảo. Sự giống nhau đó, có được tính là đạo văn hay không còn tùy thuộc vào quy định của từng tạp chí – vốn không giống nhau và cũng thường xuyên thay đổi. Lỗi trên, xem ra thuộc về “con người” do “ẩu” nhiều hơn, và thực sự cũng không nên phóng đại như một trọng tội không thể tha thứ. Thứ nữa, ông Dũng cũng không nên áp dụng các tiêu chí một cách máy móc trong điều kiện của Việt Nam, vì để trả phí cho những phần mềm giúp kiểm tra đạo văn như Turnitin ở đây không phải dễ (nhiều khi không hẳn do thiếu tiền, mà là vì thiếu phương tiện thanh toán).
Về chất lượng bài báo hay trình độ tiếng Anh của tác giả thì có lẽ chúng ta, nhất là những ai ngoài ngành, không nên bàn tới, vì đó là công việc của hội đồng bình duyệt (peer-review). Có nhiều tạp chí trong lĩnh vực khoa học xã hội hàng đầu thế giới, nhất là ở Anh và Mỹ, mà không nhiều người Việt Nam có đủ khả năng ngoại ngữ để đăng mà không cần thuê người hiệu đính (editor) chuyên nghiệp (thường là người bản ngữ). Ngay cả GS Nguyễn Tiến Dũng – dù sinh sống và giảng dạy ở nước ngoài nhiều năm, có hàng trăm công bố khoa học – nhưng liệu có dám “vỗ ngực” tự xưng đã đạt trình độ tiếng Anh ngang bằng hạy thậm chí tốt hơn cả người bản ngữ? Một số nước châu Á có nền học thuật phát triển và thành tích công bố khoa học tốt nhưng tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính thức như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc đều là mảnh đất màu mỡ của các công ty (editing company) chuyên nghiệp, giúp chỉnh sửa hàng trăm ngàn bài báo mỗi năm trước khi được xuất bản. Như vậy trong vụ việc này, phải chăng ông Dũng cùng các cộng sự đã không được khách quan và quá duy ý chí?
Tuy nhiên, đó chưa phải vấn đề chính, mà đáng trách hơn là những kẻ cơ hội và hành vi tát nước theo mưa trong vụ việc này.
Giáo dục, cùng với y tế, vốn là hai lĩnh vực mà các nước nghèo hay đang phát triển như Việt Nam còn gặp rất nhiều vấn nạn cần khắc phục, vì vậy cũng chịu nhiều điều tiếng và sức ép khủng khiếp từ phía dư luận, không phải chỉ riêng ông Nhạ, hay mấy năm trước là bà Nguyễn Thị Kim Tiến. Trên thực tế, ở vào hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam thì ai làm bộ trưởng giáo dục (hay y tế) cũng vậy mà thôi, vì lỗi là ở cả hệ thống chứ không thuộc về riêng bất cứ cá nhân nào. Chúng ta đã từng chứng kiến dư luận kỳ vọng quá nhiều, để rồi gào lên đòi ông Nguyễn Thiện Nhân phải ra đi như thế nào, sau đó là ông Phạm Vũ Luân, và bây giờ là ông Nhạ. Phải chăng, điều đó cũng ứng với văn hóa “chỉ trích”, thích chửi, cần được chửi trên xứ sở này.
Ông luật sư Trần Vũ Hải ngày càng trở nên hoang tưởng kể từ vụ bị an ninh quận Tây Hồ mời làm việc cách đây mấy năm
Ông GS Dũng cùng những người soạn thảo bức tâm thư trong bản báo cáo 10 trang kia đã cực kỳ “khéo léo”, khi kích thích được đúng “cái nọc” của đám đông vốn hay lên đồng. Điểm khôn lỏi nhất ở đây chính là chiêu cố ý “gắp lửa bỏ tay người” khi sử dụng từ “đạo văn” để nói về ông Nhạ, kể cả việc ông này thực chất chỉ đang “đạo văn của chính mình”. Đám đông, phần lớn đều a dua, hời hợt, thiếu kiến thức nền lẫn chiều sâu để có thể phân biệt, cho nên rất dễ bị “dắt mũi”, chưa cần tìm hiểu kỹ đã lại nhao lên chửi và ném gạch. Tiêu biểu nhất về hành vi cơ hội có lẽ vẫn là ông luật sư hoang tưởng Trần Vũ Hải và tay nhà báo “bút máu” Osin Huy Đức – vốn bị tước thẻ do thiếu lương tâm và đạo đức nghề nghiệp, những kẻ vốn cũng chẳng hơn gì ông Nhạ về nền tảng khoa học, nhưng lại đang liên tục công kích, kích động đám đông tẩy chay ông – họ lấy tư cách gì, hay chỉ dựa vào đôi chút ảnh hưởng trên cõi mạng Facebook?
Càng lúc Osin Huy Đức càng bộc lộ mình là một “bút máu”
Ngẫm lại mới thấy ông giáo sư toán học vốn rất có uy tín trong giới kia thật đáng thương vì sự hèn mọn, ích kỷ và khôn vặt, … dẫu cho đã được nuôi dưỡng và hưởng hoa thơm trái ngọt của “dân chủ tự do” trong những mảnh đất cực kỳ văn minh. Biết sao được khi ông rời Việt Nam khi còn quá trẻ (mới 16,17 tuổi), chỉ sống trong môi trường sạch sẽ, đủ đầy và ngồi trên “tháp ngà” quá lâu. Để hạ thấp uy tín của một ông Bộ trưởng, nhất thiết phải đánh vào tư duy chính trị cùng những chính sách vĩ mô gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất nước của ông ta, chứ đâu cần thiết phải mổ xẻ, soi mói tiểu tiết từng câu từng chữ từ những bài viết của mấy năm về trước – mà ngay cả tác giả có khi cũng chẳng nhớ là mình đã viết. Làm vậy, dẫu không sai song cũng chẳng có gì đáng tự hào. Ít ra, khi chỉ trích người khác, anh cũng phải cho thấy mình có cái tâm trong sáng và tầm vóc vượt hơn hẳn họ. Nhưng hành vi công kích theo kiểu cảm tính nhằm thỏa mãn cái tôi như trên chỉ cho thấy một cái tâm rất tối và một cái tầm thật thấp.
Những hành vi sai trái rồi cũng có lúc sẽ bị xử phạt, hay bị chính tòa án lương tâm xét xử. Tuy nhiên, việc tuyên truyền, phóng đại quy mô của “lỗi lầm” vốn chưa phải là quá đáng cho những ai ít hiểu biết hùa theo chửi bới thì cũng chẳng ra gì. Chưa kể, nhiều khi hành vi đó còn là biểu hiện của đấu đá, phe nhóm, chứ thực chất cũng chẳng giúp ích gì nhiều cho sự phát triển của xã hội, ở một đất nước mà nhìn đâu cũng thấy vấn đề.
http://butdanh.net/nhung-ke-co-hoi-trong-vu-viec-lien-quan-den-ong-phung-xuan-nha.html
2. Trang Nguyễn Tiến Dũng
Hai báo cáo này được thực hiện trong tháng 02/2018
Một báo cáo sơ bộ ngày 18/02/2018, và một báo cáo chi tiết hơn về hiện tượng đạo văn của Phùng Xuân Nhạ, ngày 27/02/2018
Cả hai báo cáo đều đã được gửi đến Hội Đồng Chức Danh Giáo Sư Nhà Nước và sẽ được gửi đến các quan chức cao cấp nhất của Chính phủ Việt Nam. Xem các văn bản ở dạng PDF sau:
"
CV
Cá nhân:
Họ và tên: Nguyễn Tiến Dũng
Sinh năm 1970 tại Hà Nội, Việt Nam
Có một vợ và hai con
Nhập quốc tịch Pháp năm 2005, đồng thời vẫn có hộ chiếu Việt Nam.
Định cư tại Toulouse, Cộng hòa Pháp
Không là thành viên của đảng phái chính trị nào
Học vấn và sự nghiệp:
Thời nhỏ ở Việt Nam: Học chuyên toán ở trường PTCS Trưng Nhị và ở khối chuyên toán A0 ĐHTHHN, tham gia và đoạt giải tại các kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc (giải nhất năm cuối cấp PTCS 1983 và giải nhất toán PTTH năm 1985). Tốt nghiệp đặc cách PTTH sau khi đoạt huy chương vàng tại IMO 1985 tại Phần Lan. Học tiếng Nga một năm tại Đại học ngoại ngữ (nay là ĐH Hà Nội) năm học 1985-1986 để chuẩn bị du học ở Nga.
1986-1991: Sinh viên khoa toán-cơ ĐHTH Lomonosov Moskva, tốt nghiệp loại xuất sắc (bằng đỏ).
Từ hè năm 1991: Được mời tham dự hai hội nghị và trường hè về toán học tại ICTP (Trung tâm vật lý lý thuyết quốc tế, Trieste Italy), rồi được mời làm visiting mathematician tại ICTP trong hai năm 01/1992-12/1993 (tiêu chuẩn tương đương post-doc, tuy lúc đó chưa có bằng tiến sĩ)
1993-1994: Được nhận học bổng nghiên cứu sinh tại SISSA (Trường cao cấp quốc tế về khoa học, Trieste, Italy), đồng thời đăng ký làm nghiên cứu sinh vắng mặt tại ĐH Strasbourg (Pháp). Bảo vệ tiến sĩ tại ĐH Strasbourg vào năm 1994.
1994-1995: Làm post-doc tại SISSA.
1995: Được nhận học bổng post-doc tại viện Max-Planck (Bonn), đồng thời được tuyển làm nghiên cứu viên của Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp (chargé de recherche CNRS). Nhận việc CNRS tại Montpellier (Pháp) vào cuối năm 2015, và rút ngắn thời gian làm post-doc tại Bonn xuống còn 6 tháng (thay vì học bổng 1-2 năm).
1997: Tham dự một chương trình thạc sĩ về khoa học máy tính tại Montpellier (không thi lấy bằng) .
2001: Bảo vệ luận án HDR (Habilitation à Diriger des Recherches, tương đương “tiến sĩ khoa học”).
2002: Được phong làm giáo sư hạng hai (Professeur des Universitiés, 2nde classse) tại ĐH Toulouse (Pháp)
2007: Được Ủy ban quốc gia đại học (CNU) của Pháp phong thành giáo sư hạng nhất (Professeur de 1ère classe)
2015: Được CNU phong thành giáo sư hạng đặc biệt (Professeur de classe exceptionelle, tương đương với “distinguished professor” ở các nơi khác)
Các hoạt động khoa học, đào tạo, và quản lý:
– Đã công bố một sách nghiên cứu chuyên khảo (Poisson structures and their normal forms, Progress in Mathematics Vol. 242, Birkhauser, 2005, hơn 300 trang, viết chung với một đồng nghiêp tên là Jean-Paul Dufour) và hơn 40 bài báo nghiên cứu khoa học, trên nhiều tap chí quốc tế có uy tín cao, như là Annals of Mathematics, Annles de l’Ecole Normale Supérieure, Journal de Mathématiques Pures et Appliquées, Advances in Mathematics, Journal of Differential Geometry, Russian Mathematical Surveys, Commentarii Math. Helvetici, Compositio Math., Ergodic Theory and Dynamical Systems, Communications in Mathematical Physics, v.v. Có một bài báo (viết chung với một nghiên cứu sinh tên là Nguyễn Văn Minh) đoạt giải thưởng của Hội toán học Nhật Bản năm 2015.
– Hàng năm được mời làm “plenary invited speaker” (báo cáo viên chính) của các hội nghị khoa học quốc tế khác nhau, và được mời giảng minicourse ở các nơi trên thế giới, về các lĩnh vực chuyên môn: hệ động lực, hệ khả tích, hình học symplectic và Poisson, phân lá kỳ dị, toán tài chính. Ví dụ, năm 2016 là plenary speaker tại các hội nghị “Hình học và vật lý” tại Chern Institute (Nankai University, Trung Quốc, 01/2016) và hội nghị “Hệ khả tích” (Ascona, Thụy Sĩ, 06/2016), và giảng một minicourse (khoảng 10 tiếng) về đề tài “Phân lá kỳ dị” tại đại Jilin University (ĐH Cát Lâm, Trung Quốc). Từng đi thăm ngắn hạn (1-2 tuần hoặc 1-3 tháng mỗi lần) nhiều trung tâm khoa học ở nhiều nước khác nhau: Mỹ, Canada, Brazil, Senegal, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Vietnam, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ, Luxembourg, Hà Lan, Bỉ, Tiệp, Ba Lan, …
– Từng tổ chức nhiều hoạt động khoa học quốc tế ở dạng hội nghị và trường hè. Ví dụ năm 2005 đồng tổ chức với Alan Weinstein và Tudor Ratiu “Summer School and Workshop on Poisson Geometry” kéo dài 3 tuần với khoảng 150 người tham dự tại ICTP, và được nhận tài trợ hơn 80 nghìn Euro của ICTP cho riêng hoạt động này. Từng tham gia làm thành viên hoặc phản biện cho nhiều hội đồng quốc tế, trong đó có các hội đồng xét phong giáo sư (ở Pháp, Mỹ, HongKong), hội đồng xét duyệt các đề tài khoa học (Portugal, Holland, …), hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ và luận án habilitation (Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ, Hà Lan, …). Từng tham gia hội đồng khoa học của chuỗi hội nghị quốc tế “Hình học Poisson” trong vòng nhiều năm. Từng làm phản biện cho rất nhiều tạp chí quốc tế. Hiện là thành viên của ban biên tập tạp chí “Regular and Chaotic Dynamics”.
– Từng dạy nhiều môn toán khác nhau ở tất cả các bậc đại học, cao học, và nghiên cứu sinh: năm thứ nhất (toán cơ bản, cơ sở giải tích và đại số tuyến tính), năm thứ hai (đại số tuyến tính và song tuyến tính, giải tích toán học), năm thứ ba (cơ sở hình học vi phân), năm cao học 1 (đại số giao hoán, lý thuyết biểu diễn nhóm, lý thuyết Galois, hệ động lực), năm cao học 2 (hình học symplectic, hệ khả tích, lý thuyết biến dạng), môn học cho nghiên cứu sinh (hệ động lực). Có biên soạn giáo án điện tử cho môn học “giải tích” năm thứ hai đại học hiện vẫn được dùng ở Toulouse.
– Từng làm giám đốc (directeur) của Equipe Emile Picard (Phân Viện Toán Cơ Bản, với khoảng 70 nghiên cứu viên có biên chế trong đó có hơn 20 giáo sư, của Viện Toán Toulouse) trong thời hạn hai năm 2013-2014. Trước đó có làm phó giám đốc (directeur adjoint) của Phân Viện này trong thời hạn hai năm 2006-2007. Từng phụ trách chương trình cao học toán cơ bản tại Toulouse trong một số năm.
Một số hoạt động vì Việt Nam:
– Điều hành (cùng với đồng nghiệp Pascal Thomas) chương trình hợp tác toán Pháp-Việt tại Toulouse. Chươn trình này đã đón nhận tổng cộng khoảng 20 sinh viên cao học và tổng cộng hơn 20 nghiên cứu sinh toán Việt Nam (nhiều học viên cao học sau đó trở thành nghiên cứu sinh). Nhiều người trong số đó đã bảo vệ thành công, quay trở về Việt Nam làm việc hoặc tiếp tục sự nghiệp ở các nước khác. Chương trình này cũng đón nhận nhiều đồng nghiệp từ Việt Nam sang Toulouse, và tài trợ cho một số đồng nghiệp từ Toulouse đi Việt Nam. Một phần lớn tiền tài trợ cho chương trình này (trong đó có các học bổng cao học và nghiên cứu sinh, và tiền công tác đi Việt Nam hoặc mời người từ Việt Nam sang Toulouse) là do ĐH Toulouse và các tổ chức khác ở Pháp và châu Âu cung cấp (các chương trình ARCUS, LIA, LOTUS, …).
– Từng tổ chức các hội nghị và trường hè quốc tế ở Việt Nam về toán lý thuyết và toán tài chính trong vòng nhiều năm, mời tổng cộng hàng trăm chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam. Trường hè lớn nhất từng tổ chức tại Việt Nam là “Trường về các phương pháp toán học trong kinh tế và tài chính”, Đồ Sơn, 11/2011, kéo dài gần hai tuần, với khoảng 100 người tham dự, do VAST và CNRS tài trợ. Cùng với GS Đỗ Đức Thái lập ra “Trung tâm toán tài chính và công nghiệp” ở Đại học Sư Phạm năm 2009, góp phần phát triển mảng toán tài chính và quản trị rủi ro tài chính ở Việt Nam.
– Từng viết nhiều bài báo có tính chất phổ biến kiến thức, nâng cao dân trí, cho các tờ báo ở Việt Nam, như Vietnamnet, Tia Sáng, Toán Tuổi Thơ, v.v. về các đề tài giáo dục, khoa học, kinh tế, xã hội. Bài viết mới nhất nhan đề “Trí thức và sự tiến bộ của xã hội” đăng trong Số Tết Bính Thân (02/2016) của báo Tia Sáng. Ngoài ra, có viết nhiều bài khác về Việt Nam, không đăng báo chính thức nhưng có phổ biến rộng rãi trên mạng. Ví dụ như bài viết “Hiến pháp nào cho Việt Nam?” năm 2013 (xem trên trang cá nhân: http://zetamu.net).
– Sáng lập viên (cùng với GS Hà Huy Khoái, GS Đỗ Đức Thái, TS Trần Nam Dũng, Mr Phan Thành Đô, Ms Hoàng Thị Thái Thanh) của “Tủ Sách Sputnik” nhằm đem lại các sách tốt nhất, có tính sư phạm và giáo dục cao nhất cho học sinh, góp phần cải thiện nền giáo dục Việt Nam. Từ lúc cho ra lò quyển sách đầu tiên vào 02/2015, đến nay Tủ Sách Sputnik đã in ra được 11 đầu sách (về toán học và văn học), cộng với 2 đầu sách điện tử miễn phí, cộng thêm gần 10 đầu sách đã hoàn thành và đang đợi in ra, và nhiều đầu sách khác đang được thực hiện. Các sách Sputnik đều được độc giả đánh giá cao về chất lượng
Last updated 12/2013
Nguyen Tien Zung
Professor of Mathematics (1st class), University of Toulouse, France
Maried, 2 children (one is already grown up, another one in high school)
French nationality
Vitae:
– I’m currently Head of the Fundamental Mathematics Section, Institut de Mathématiques de Toulouse (since 01/2013, until I find someone to replace me).
– 2010: Became a coordinator of ForMathVietNam (Franco-Vietnamese cooperation program in mathematics) and the ARCUS project for scientific cooperation with Vietnam 2010-2014 (funded by the Ministry of Foreign Affairs, the Il-de-France region, and the Midi-Pyrenées region of France)
– 2009: Founded the Center for financial and industrial mathematics at Hanoi National University of Education, with Prof. Do Duc Thai.
– 2008: Did consulting work for an investment company in Vietnam during some months, quit the company after learning more about the corruption in Vietnam.
– 2007: Promoted to Professor 1st class by CNU (French National Committee of Universities).
– 2005: Became French citizen.
– 2002: Became Professor of Mathematics (2nd class) at the University of Toulouse.
– 2001: Defended the HDR thesis in Montpellier ( (jury: Audin, Colin de Verdière, Dufour, Duistermaat, Fomenko, Gavrilov, Sikorav. The Habilitation is about integrable Hamiltonian systems.)
– 1997-1998: Filed a public complaint against a Counsel of the Vietnamese Embassy in France for corruption and abuse of power, and won the case.
– 1995: Got a post-doc position at max-Planck Institute (Bonn), and also a CNRS Chargé de Recherche position. Became CR CNRS at the end of 1995.
– 1994: Defended PhD thesis in Strasbourg, with Prof. Michèle Audin as supervisor. Got a post-doc grant for 2 years from SISSA after the defense. Stayed at SISSA as a post-doc after the thesis.
– 1993-1994: Obtained a 3-year PhD fellowship from SISSA (Trieste, Italy) starting at the end of 1993.
– 1992-1993: Spent 2 years at ICTP, Trieste, Italy, as a “visiting mathematician”, with a visiting fellowship from ICTP.
– 1991: Finished 5-year university program (equivalent to MSc) at Moscow State University with a “Red” Diplome (i.e. Cum Laude).
– 1988: Chose the research domain “differential geometry” at Moscow State University, with Academician Prof. A.T. Fomenko as supervisor.
– 1986: Entered Moscow State University, Faculty of Mathematics and Mechanics.
– 1985: Skipped the last year of high school due to a prize at IMO 1985, and so finished high school (the one belonging to Hanoi National University) that year, and got a Vietnamese government fellowship to study in Russia. Studied Russian at the Institute of Foreign Languages of hanoi during 1985-1986.
Publications:
– See AMS MathSciNet for an almost up-to-date list. (About 40 publications on MathSciNet as of 12/2013 + several research papers not yet in MathScinet. MathSciNet counted 288 citations by 182 authors to my work since 2000. That does not inlude citations in non-mathematical papers , e.g. articles in molecular chemistry which use integrable hamiltonian systems).
– Also wrote 2 mathematical university textbooks in Vietnamese, and some mathematical books for children in Vietnamese.
oulouse until now. Since 2002 working actively on Poisson geometry, and was a member of various committees of international conferences on Poisson geometry. (After Poisson2010 I decided to resign from these Poisson committees so that I can concentrate my efforts on building the field of financial mathematics in Vietnam).
Current research interests:
– Poisson geometry.
– Dynamical systems, especially integrable ones.
– Singular foliations, especially the algebraic theory of their rigidity, deformation, cohomology.
– Financial mathematics (I currently have a PhD student working on stochastic dynamical systems applied to financial mathematics).
Various:
– I’m an invited speaker at many international conferences (a few a year, all over the world). The last ones (in 2013) include a conference in EPFL Lausanne (70th birthday of Alan Weinstein), a conference in CIRM Marseille (Finite-dimensional integrable systems), a school in CRM Barcelona (minicourse lecturer on integrable systems), a conference at Fields Institute Toronto (Exterior Differential Systems), etc.
– I made short-term visits to many places, e;g. Max-Planck, EPFL, IST Lisbon, etc. recently.
– I acted as a referee/reviewer for many things (articles, research grant, promotions, PhD theses, etc.) for the international mathematical community.
– I organized every year an international mathematical school or conference in Vietnam to help develop mathematics there, since 2007.
– I have a few former PhD students who have finished their thesis and gone back to their countries. I currently have some students at PhD and MSc levels.
http://zung.zetamu.net/about/brief-cv/
1. Bài trên Người Lao Động
23/02/2018 07:07
Trên mạng xã hội những ngày gần đây đưa thông tin Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ “tự đạo văn” qua “Báo cáo phân tích sơ bộ về sự giả khoa học của ông Phùng Xuân Nhạ”, thực hiện bởi GS Nguyễn Tiến Dũng và nhóm cộng sự.
Nội dung chính của báo cáo chứng minh GS Nhạ "tự đạo văn", "trích dẫn khống", một số nghiên cứu được cho là công bố quốc tế nhưng thực ra là đăng trên một tạp chí "giả khoa học", cũng như kém về tiếng Anh.
Thông tin trên lập tức gây sốt trên mạng, đặc biệt là trong giới trí thức khoa bảng Việt Nam.
Báo cáo trên đã được GS Nguyễn Tiến Dũng gửi đến Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước của Việt Nam (HĐCDGSNN) hôm 18-2. Theo GS Dũng, GS Trần Văn Nhung, Tổng thư ký HĐCDGSNN, đã nhận được báo cáo này nhưng chưa hồi âm.
Vậy các vấn đề mà GS Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự nêu trong báo cáo, nên hiểu như thế nào?
Báo cáo trên có mục đích làm rõ sự không bình thường trong việc phong hàm GS cho ông Nhạ hồi năm 2016 khi ông đã là bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Đạo văn thì ai cũng hiểu nhưng còn "tự đạo văn"? Theo GS Nguyễn Văn Tuấn (Viện Garvan, Úc): "Trong vài thập niên gần đây, một hình thức đạo văn khác xuất hiện được giới khoa học đặt tên là "tự đạo văn" (self plagiarism). Tự đạo văn có nghĩa là tác giả công bố một bài báo khoa học như là một công trình nghiên cứu mới nhưng thực chất là "xào nấu" dữ liệu của nghiên cứu cũ của mình đã từng công bố trước đây".
Báo cáo nêu trên đã chứng minh hai bài báo bằng tiếng Anh của ông Nhạ và một tác giả khác, công bố năm 2013 và 2014, là đã tự đạo văn. Kiểm tra qua phần mềm tra cứu Turnitin, kết quả cho thấy có 48% nội dung của bài năm 2013 được sao chép lại y nguyên vào bài năm 2014, có thể nói hai bài giống nhau gần 100%.
Về vấn đề trích dẫn, báo cáo nêu ra 3 bài viết khoa học do ông Nhạ và một số người khác là tác giả có biểu hiện bất thường về trích dẫn; nhiều bài được đưa vào danh sách tham khảo nhưng không thấy được trích dẫn trong bài viết khoa học. Một số trích dẫn không thể truy ra nguồn.
Báo cáo cũng chỉ ra 2 bài báo của ông Phùng Xuân Nhạ được cho là đã công bố quốc tế thực ra là đăng trên một tạp chí "giả khoa học".
Sở dĩ vấn đề của ông Phùng Xuân Nhạ được quan tâm là vì cách đây không lâu Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD-ĐT và HĐCDGSNN xem xét, rà soát lại việc bổ nhiệm GS, PGS đợt năm 2017 một cách ồ ạt, bị dư luận lên tiếng.
Ngay sau đó Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các Chủ tịch hội đồng ngành, liên ngành báo cáo Chủ tịch HĐCDGSNN, do chính ông đảm nhiệm và yêu cầu trong quá trình rà soát, nếu phát hiện trường hợp nào không đáp ứng đủ tiêu chuẩn GS, PGS theo quy định thì cương quyết không công nhận.
Chuẩn GS và PGS đang là vấn đề nóng trong giới khoa bảng Việt Nam. Theo các GS đầu ngành, thực tế cho đến nay, các Hội đồng ngành và liên ngành đã rà soát xong các đối tượng được phong GS, PGS đợt năm 2017 và khó phát hiện trường hợp nào thiếu chuẩn, vì đơn giản chuẩn của Việt Nam không cao. Trong khi đó nếu xét chuẩn về ngoại ngữ thì chắc chắn có nhiều vị "rụng rơi"!
Trở lại báo cáo nêu trên, báo cáo cho rằng với những kết quả khảo sát đó, cho thấy GS không xứng đáng với chức danh GS mà ông được phong năm 2016. Vì tính "Tính giả khoa học" của GS Nhạ nên những khuyến cáo mà ông đưa ra "đều không đáng tin cậy và có thể gây ra các thiệt hại lớn cho đất nước".
Thực tế tại Việt Nam vấn đề đạo văn được các trường đại học rất quan tâm. Nhiều trường đại học ở nước ta cũng đã cung cấp cho sinh viên các công cụ phát hiện đạo văn. Tuy nhiên, vấn đề "tự đạo văn" ở nước ta ít được quan tâm, dù đây là chuyện không mới với thế giới. Nếu đem chuẩn về "tự đạo văn" áp dụng với các luận văn tiến sĩ, các công trình khoa học ở nước ta, chắc chắn sẽ phát hiện nhiều vấn đề "giả khoa học".
Trong giới khoa học ai cũng biết nạn đạo văn, tự đạo văn đã làm tan nát sự nghiệp nhiều chính trị gia.
Ở góc độ người quản lý nhà nước cao nhất về giáo dục, đặc biệt là với tư cách là Chủ tịch HĐCDGSNN, GS Phùng Xuân Nhạ nên lên tiếng chính thức về báo cáo của GS Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự. Cách tốt nhất là GS Nhạ cần có một báo cáo khoa học để phản biện lại những vấn đề nêu trong báo cáo của GS Dũng, khẳng định các công trình của mình là khoa học chứ không phải "giả khoa học".
Đó là cách tốt nhất chứ không phải im lặng trước những dư luận rất bất lợi như hiện nay. Đó cũng là cách để GS Nhạ bảo vệ uy tín khoa học của mình, bảo vệ uy tín cá nhân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và đặc biệt bảo vệ uy tín của Chủ tịch HĐCDGSNN trước giới khoa bảng Việt Nam.
Lưu Nhi Dũ
https://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:jIhtUC4TgFMJ:https://nld.com.vn/noi-thang/noi-thang-bo-truong-phung-xuan-nha-nen-len-tieng-20180226003248352.htm+&cd=3&hl=vi&ct=clnk&gl=vn
10. Ngày 12/4/2018 ông Nguyễn Tiến Dũng tiếp tục lên tiếng. Lấy nguyên về từ trang của ông
Trả lờiXóa"
Thủ đoạn gian trá che đậy đạo văn của Phùng Xuân Nhạ – Lê Quân
BY NTZUNG, ON APRIL 11TH, 2018
ShareLưu
Đây là một thông tin hệ trọng cho thấy Phùng Xuân Nhạ và đồng tác giả đạo văn Lê Quân của mình sẽ không từ thủ đoạn lừa bịp nào để che đậy sự đạo văn, giả khoa học của họ. Bởi vậy tôi đề nghi tất cả mọi người có lương tâm, đặc biệt là tất cả các nhà khoa học và giáo dục chân chính, hãy phổ biến lại thông tin này đến mọi người khác bằng mọi hình thức, để toàn thể mọi người được biết.
Thông tin này cũng sẽ được báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ và Tổng bí thư.
Những ai trong ngành mà giả câm điếc trước chuyện đạo văn này sẽ là vô tình hoặc cố tình ủng hộ cho sự giả khoa học, đạo văn phát triển ở Việt Nam. Những ai cố tình bịt miệng báo chí hoặc xuyên tạc sự thật nhằm che đậy các hành động gian dối giả khoa học này sẽ là trực tiếp phá hoại nền giáo dục và khoa học Việt Nam.