Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

09/12/2017

Hội thảo về lễ Minh Thệ ở Hải Phòng (chuẩn bị đón bằng di sản quốc gia)

Hóa ra, bây giờ mới biết tên của di sản được Bộ Văn hóa phê duyệt lại là "Minh Thề", mà không phải "Minh Thệ". Có thể xem lại tin Bộ Văn hóa phê duyệt ở đây (tháng 5 năm 2017).

Có một hội thảo khoa học vừa diễn ra ở Hải Phòng về "Minh Thề".

Mình có nghe tin về hội thảo từ đợt trước, nhưng mải du lãng mạn Tây Bắc nên không có điều kiện để ý tiếp.

Tin từ các nơi.





























































---


1.



19:37 08/12/2017


Để tiến tới tổ chức lễ đón nhận bằng chứng nhận di sản phi vật thể Quốc gia, sáng 8-12, tại di tích đền – chùa Hòa Liễu, thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Hải Phòng phối hợp cùng UBND huyện Kiến Thụy, hội Khoa học Lịch sử thành phố tổ chức hội thảo khoa học “Lễ hội Minh Thề - Di sản văn hóa đặc sắc, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị”. Tới dự hội thảo có PGS.TS. Đặng Văn Bài, Ủy viên Hội đồng di sản Quốc gia, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Di sản Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục di sản cùng các nhà nghiên cứu khoa học trên địa bàn thành phố.

Toàn cảnh hội thảo
Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu đã trình bày các báo cáo khoa học, cũng như tọa đàm, trao đổi và thảo luận các vấn đề liên quan đến lễ hội Minh Thề.
Trong đó, tập trung làm rõ về nguồn gốc, giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc của Di sản; thực trạng bảo tồn, phát huy các giá trị của Di sản, gắn với thực trạng di tích Quốc gia đền – chùa Hòa Liễu; đề xuất các biện pháp cụ thể để phát huy các giá trị của Di sản gắn với di tích phục vụ các nhu cầu của người dân, du khách thập phương và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
TS. Hoàng Văn Kể - Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố báo cáo đề dẫn tại hội thảo
Báo cáo đề dẫn tại hội thảo, TS. Hoàng Văn Kể - Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố nhấn mạnh: “Hội Minh Thề được Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia vào ngày 8-5-2017. Đây là niềm tự hào không chỉ của nhân dân và cán bộ thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên nói riêng mà còn là niềm tự hào của người dân toàn thành phố.
Giá trị của Di sản không chỉ mang tính văn hóa, lịch sử, nhân văn sâu sắc mà còn mang tính thời đại, thời sự, quốc gia, quốc tế trong tình hình hiện nay. Vì vậy, rất cần những đề xuất, giải pháp của các nhà nghiên cứu để bảo tồn và phát huy giá trị Di sản, phục vụ nhu cầu của người dân, sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”.
Ngân Giang




http://anhp.vn/hoi-thao-khoa-hoc-le-hoi-minh-the---di-san-van-hoa-dac-sac-giai-phap-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-d17195.html


2.

image
Sáng nay, 8/12/2017 ( nhằm ngày 21/10/Đinh Dậu), tại chùa Hòa Liễu, thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng đã diễn ra Hội thảo Khoa học: “ Lễ Hội Minh Thề – Di sản văn hóa đặc sắc, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị.” Với mục đích nhằm bảo tồn văn hóa phi vật thể “ Lễ Hội Minh Thề” cấp Quốc gia.
Lễ hội Minh Thề hay con gọi là lễ hội Minh Thệ được diễn ra từ ngày 14 tháng Giêng đến hết ngày 16 tháng giêng hàng năm, tại khu di tích lịch sử đền, chùa Hòa Liễu, cụ thể là tại Miếu thờ Thành hoàng bản thổ, thuộc thôn Hoà Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng. Đây là lễ hội có sự kết hợp giữa tín ngưỡng với giáo dục đạo lý nhân cách con người. Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể “ Lễ Hội Minh Thề”, Liên hiệp các Hội KH & KT Hải Phòng phối hợp cùng UBND huyện Kiến Thụy và Hội khoa học lịch sử Hải Phòng đã tổ chức buổi Hội thảo Khoa học: “ Lễ Hội Minh Thề – Di sản văn hóa đặc sắc, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị.”
Tham dự buổi Hội thảo có sự hiện diện của  PGS TS: Đặng Văn Bài - Ủy viên Hội đồng Di sản Quốc gia, phó chủ tịch thường trực Hội di sản Việt Nam, nguyên Cục trưởng cục di sản, chủ tọa Hội thảo; Các chuyên gia, các nhà khoa học đang công tác tại các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu Trung ương và trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Tiến sỹ: Hoàng Văn Kể - Nguyên chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, chủ tịch liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Hải Phòng; ông: Đồng Xuân Thu – Phó trưởng ban Ban tôn giáo thành ủy, phó chủ tịch các hội khoa học kỹ thuật Hải Phòng; ông: Nguyễn Xuân Kính – Phó hiệu trưởng trường chính trị Tô Hiệu; Đại diện các phòng ban, các cơ quan đơn vị của huyện Kiến Thụy, xã Thuận Thiên; Sư thầy: Thích Diệu Tuyên – Trụ trì chùa Hòa Liễu, ban quản lý di tích đền chùa Hòa Liễu, cùng quý vị đại biểu, các bà con, dân làng, các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài thành phố Hải Phòng.
Tương truyền, chùa Hoà Liễu là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ XIII, có tên là Thiên Phúc Tự. Giữa thế kỷ XVI, vợ của Thái Thượng hoàng Mạc Đăng Dung là Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản đã đến ấp Lan Niểu (thôn Hoà Liễu ngày nay) tự bỏ tiền và vận động hoàng thân quốc thích, quan lại triều Mạc góp tiền của để tu tạo lại ngôi chùa cổ Thiên Phúc Tự. Ngoài ra, Thái Hoàng Thái Hậu xuất tiền mua 25 mẫu 8 sào 2 thước để cúng dàng Tam Bảo, xây được 80 ngôi chùa trong 168 ngôi chùa trong thời kỳ đó. Nhiều người theo gương bà cũng tậu ruộng cúng chùa tăng số diện tích lên đến 47 mẫu 5 sào. Số ruộng này làng gọi là Thánh điền, một phần diện tích dành cho nhà chùa cấy, một phần dùng vào việc tuần tiết lễ hội, còn lại để chia cho dân đinh cày cấy hưởng lộc và cho cấy đấu thầu lấy thóc lập quỹ nghĩa thương phòng khi đói khó cấp đỡ cho người nghèo, cố nhân, quả phụ… Cũng chính từ đây, Thái hoàng Thái hậu đã cùng với dân làng lập ra một Hịch văn hội Minh thề quy định lấy chí công làm trọng - người nông dân không phân biệt giàu - nghèo đẳng cấp xã hội, với khí phách kẻ sĩ giữ tiết tháo không vì cơ hàn mà xâm phạm của công, không được lấy của công làm của riêng.
Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Ngọc Toản cũng là một người yêu mến đạo Phật, lấy tư tưởng, giáo lý của nhà Phật làm gốc, thấm nhuần những chuẩn mực ứng xử của nhà Phật. Đó là Quên bản ngã để vị tha nhân; Bà đã có công trong việc đóng góp xây dựng chùa chiền, cụ thể là công trạng của bà đối với đạo Phật đã được ghi chép ít nhất là 17 tấm văn bia tại các chùa thuộc các tỉnh, thành trên cả nước như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương…Bà còn được nhân dân tôn vinh là Mẫu nghi thiên hạ hay Phật sống giữa trần gian.
Tại buổi hội thảo, Tiến sỹ: Hoàng Văn Kể - Nguyên chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, chủ tịch liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Hải Phòng thay mặt cho đoàn chủ tọa đã lên phát biểu khai mạc. Với giá trị đặc sắc và độc đáo của hội Minh Thệ hay thường gọi là hội Minh Thề thuộc thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, ngày 8/5/2017, bộ trưởng Bộ văn hóa thể thao và du lịch dã ký bản chứng nhận Hội Minh Thệ được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đây là niềm tự hào của thành phố Hải Phòng nói chung và người dân huyện Kiến Thụy nói riêng. Dự kiến vào lễ hội năm 2018, ban quản lý di tích sẽ được đón nhận giấy chứng nhận Lễ Hội Minh Thệ là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học đã trình bày 11 báo cáo khoa học, tham luận xoay quanh các nội dung như: Nguồn gốc, giá trị lịch sử văn hóa đặc sắc của Di sản; Thực trạng bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản gắn với thực trạng Di tích lịch sử Quốc gia đền chùa Hòa Liễu; Đề xuất các giải pháp cụ thể, khả thi để phát huy các giá trị cụ thể của Di sản gắn với di tích, phục vụ các nhu cầu của người dân, du khách thập phương và phát triển kinh tế xã hội của thành phố…
Nhìn chung, các báo cáo khoa học được trình bày tại hội thảo đã làm rõ được các yêu cầu của hội thảo và được các chuyên gia đánh giá cao.
Trước khi kết thúc buổi hội thảo, toàn thể các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và các đại biểu đã được đón xem trích đoạn tái hiện lại trong Lễ Hội Minh Thệ với đoạn Hịch Văn Minh Thề rất ấn tượng và độc đáo.
Phattuvietnam.net xin chia sẻ một số hỉnh ảnh ghi nhận:
MC thư ký Hội thảo
Toàn cảnh hội thảo
TS. Hoàng Văn Kể phát biểu khai mạc Hội thảo
Bàn chủ tọa Hội thảo
Các cụ bô lão tại thôn Hòa Liễu
Sư thầy Thích Diệu Tuyên - Trụ trì chùa Hòa Liễu
Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu báo cáo đề tài nghiên cứu tại Hội thảo
Trích đoạn tái hiện lại lễ hội Minh Thề
Bô lão trong làng đọc Hịch Văn Minh Thề
Toàn văn bài Hịch Văn Minh Thề
Đình, chùa Hòa Liễu
Chùa Hòa Liễu
Đình Hòa Liễu nơi diễn ra lễ hội Minh Thề
Chính điện chùa Hòa Liễu
Trụ đá từ thời Nhà Lê trước chính điện chùa Hòa Liễu
Rồng khắc tại trước chính điện chùa Hòa Liễu có từ thời nhà Lê
Văn bia đặt tại đình Hòa Liễu

http://www.phattuvietnam.net/van-hoa/38554-h%E1%BA%A3i-ph%C3%B2ng-h%E1%BB%99i-th%E1%BA%A3o-khoa-h%E1%BB%8Dc-%E2%80%9C-l%E1%BB%85-h%E1%BB%99i-minh-th%E1%BB%81%E2%80%9D-t%E1%BA%A1i-ch%C3%B9a-h%C3%B2a-li%E1%BB%85u.html



3.



Ngày 08 tháng 5 năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1852/QĐ-BVHTTDL Công bố LỄ HỘI MINH THỀ tại thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ngày 08/12/2017, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật TP. Hải phòng, Uỷ ban nhân dân huyện Kiến Thụy cùng Hội Khoa học Lịch sử Hải Phòng đồng chủ trì tổ chức Hội thảo khoa học “Lễ hội Minh thề - Di sản Văn hóa đặc sắc, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị” tại Di tích Đền – Chùa Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy.

Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo các tổ chức khoa học lịch sử, các tổ chức văn hóa xã hội, các nhà nghiên cứu về khoa học lịch sử, di sản văn hóa cùng nhiều đoàn thể có liên quan ở Trung ương, Thành phố Hải Phòng và huyện Kiến Thụy; Đại diện dòng họ Mạc, họ Vũ ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và Thành phố Hải Phòng cùng đông đảo người dân địa phương. Đặc biệt được sự quan tâm của các cơ quan Báo, Đài truyền hình Hải Phòng đưa tin tuyền thông rộng khắp và kịp thời.

TS. Hoàng Văn Kể, Nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật TP. Hải phòng thay mặt Ban tổ chức trình bày Đề dẫn và công bố Khai mạc Hội thảo.

Các tham luận tại Hội thảo:
1. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HÓA ĐỘC ĐÁO CỦA LỄ HỘI MINH THỀ, GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY.
Tác giả: Đỗ Xuân Trung, Phó giám đốc Bảo tàng Hải Phòng;

2. LỄ HỘI MINH THỀ - DI SẢN VĂN HÓA QUỐC GIA ĐỘC ĐÁO, NIỀM TỰ HÀO CỦA NHÂN DÂN TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC TỚI MỌI MẶT ĐỜI SỐNG XÃ HỘI, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ THUẬN THIÊN, HUYỆN KIẾN THỤY, TP HẢI PHÒNG
Tác giả: Nguyễn Văn Sinh, Phó Chủ tịch UBND xã Thuận Thiên;

3. GIÁ TRỊ ĐẶC SẮC CỦA DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA (LỄ HỘI MINH THỀ) QUA CÁC TƯ LIỆU, HIỆN VẬT HIỆN CÒN LƯU GIỮ TẠI DI TÍCH ĐỀN – CHÙA HÒA LIỄU.
Tác giả: Phạm Đăng Khoa, Ban quản lý Di tích Đền – Chùa Hòa Liễu;

4. PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HOÁ ĐẶC SẮC CỦA LỄ HỘI MINH THỀ PHỤC VỤ NHU CẦU CỦA NGƯỜI DÂN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG.
Tác giả: Đặng Trần Kiên, Trung tâm KHXH và Nhân văn TP. Hải Phòng;

5. PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI MINH THỀ LÀNG HOA LIỄU HUYỆN KIẾN THỤY.
Tác giả: Nhà sử học Ngô Đăng Lợi;

6. TƯ TƯỞNG, TẦM NHÌN XUYÊN THẾ KỶ MANG TÍNH NHÂN VĂN, BẢN THIỆN VÀ THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT CỦA THÁI HOÀNG THÁI HẬU VŨ THỊ NGỌC TOÀN QUA LỄ HỘI MINH THỀ.
Tác giả: ThS. Vũ Minh Đức, Câu lạc bộ Hải Phòng học;

7. THÁI HOÀNG THÁI HẬU VŨ THỊ NGỌC TOÀN - PHẬT TÍNH VÀ CHÍNH KHÁCH.
Tác giả: Nhà nghiên cứu Vũ Đình Mai;

8. THÁI HOÀNG THÁI HẬU HỌ VŨ VÀ HỘI LÀNG HÒA LIỄU.
Tác giả: GS-TSKH. Phan Đăng Nhật, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ văn hóa truyền thống thuộc Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam;

9. THÁI HOÀNG THÁI HẬU HỌ VŨ QUA TÀI LIỆU VĂN BIA
 Tác giả: PGS-TS. Đinh Khắc Thuân, Viện Nghiên cứu Hán Nôm;

10. XUẤT XỨ CỦA LỜI THỀ TRONG LỄ HỘI MINH THỆ Ở HÒA LIỄU.
Tác giả: Phạm Văn Thi, Hội Khoa học Lịch sử Hải Phòng;

11. TỤC THỜ THÁI HOÀNG THÁI HẬU VŨ THỊ NGỌC TOÀN Ở DƯƠNG KINH - KIẾN THỤY: HIỆN TƯỢNG HỖN DUNG TÍN NGƯỠNG.
Tác giả: Trần Phương, Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Hải Phòng

12. PHONG THỦY LÀNG TRÀ PHƯƠNG – QUÊ HƯƠNG CỦA THÁI HOÀNG THÁI HẬU HỌ VŨ TRIỀU MẠC.
Tác giả: Nhà nghiên cứu Nguyễn Công Khanh;

13. KẾT LUẬN HỘI THẢO – PGS-TS. Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Di sản Việt Nam.

Các đại biểu dự Hội thảo đã được Ban tổ chức tặng Kỷ yếu của Hội thảo.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:









Tin: Hoàng Sơn Hiền - CVP HĐMT Hải Phòng

http://mactoc.com/newsdetail/3783/hoi-thao-khoa-hoc-le-hoi-minh-the-di-san-van-hoa-ac-sac-giai-phap-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri.aspx
.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.