Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

18/09/2017

Nhóm thái tử, qua thông tin chính thống : trường hợp Nguyễn Xuân Anh ở Đà Nẵng

"Theo kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương, ông Nguyễn Xuân Anh đã sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực; Thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng ôtô và 2 nhà do doanh nghiệp biếu." (trích nguyên văn, từ tư liệu số 1)

Cụm từ "đảng thái tử", tức "các thái tử của đảng" ở bên Trung Quốc (tiêu biểu là chỉ Bạc Hy Lai, Tập Cận Bình,...), cũng được mượn dùng ở Việt Nam, chỉ nhóm con cháu các cụ trong tiếng Việt, dân gian lâu nay viết tắt là CCCC hay CCCCC.

Trường hợp Nguyễn Xuân Anh ở Đà Nẵng, theo thông tin chính thống, thì bắt đầu ở đây (đầu năm 2017).

Dưới là cập nhật các thông tin từ tháng 9 năm 2017.





---


TƯ LIỆU





.

33.

Ông Nguyễn Xuân Anh vắng sinh hoạt Đảng vì sức khỏe yếu

 - Cựu Bí thư Thành ủy Đà Nẵng có đơn xin vắng sinh hoạt tại Đảng văn phòng Thành ủy Đà Nẵng do sức khỏe yếu.
Trao đổi với VietNamNet chiều nay, một lãnh đạo Thành ủy Đà Nẵng xác nhận, ông Nguyễn Xuân Anh có đơn xin miễn sinh hoạt Đảng do sức khỏe yếu, phải điều trị bệnh.
Theo vị lãnh đạo Thành ủy, ông Xuân Anh gửi đơn xin miễn sinh hoat Đảng vào tháng 12/2017. Lý do là để điều trị bệnh dài ngày.
Cụ thể, sau đó ông Xuân Anh có gửi kèm hồ sơ, kết quả xét nghiệm, bệnh phình động mạch, đã đặt stent trong não.
Hồ sơ này ghi rõ ông Xuân Anh khám, điều trị tại BV Đà Nẵng vào tháng 1/2018.
Nguyễn Xuân Anh,Đà Nẵng
Ông Nguyễn Xuân Anh.
Trong đơn, cựu Bí thư Đà Nẵng xin được miễn sinh hoạt Đảng kể từ lúc gửi đơn cho đến khi sức khỏe ổn định.
Lãnh đạo Thành ủy Đà Nẵng cho biết thêm, sau khi nhận đơn, Đảng ủy chi bộ, Đảng ủy khối, Đảng ủy Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng đã thực hiện các bước theo đúng quy định. Nghị quyết đề nghị miễn sinh hoạt cho ông Xuân Anh có 100% Đảng viên trong chi bộ đồng ý.
Sáng nay, bà Đặng Thị Kim Phượng, Bí thư chi bộ khu dân cư số 4, phường Hải Châu 1 (quận Hải Châu, Đà Nẵng) cũng cho biết, ông Nguyễn Xuân Anh có gọi điện xin vắng sinh hoạt tại địa phương.
Bà này cho hay, dù ông Xuân Anh chưa chuyển sinh hoạt Đảng về chi bộ, nhưng theo quy định, mỗi năm 2 lần chi bộ khu phố nơi Đảng viên đương chức có hộ khẩu sẽ tổ chức sinh hoạt và mời Đảng viên tham dự.
Đà Nẵng phân công người điều hành HĐND thay ông Xuân Anh

Đà Nẵng phân công người điều hành HĐND thay ông Xuân Anh

Thường trực HĐND TP Đà Nẵng đã phân công người điều hành thay thế ông Nguyễn Xuân Anh.
'Kỷ luật Nguyễn Xuân Anh vừa nghiêm khắc, vừa nhân văn'

'Kỷ luật Nguyễn Xuân Anh vừa nghiêm khắc, vừa nhân văn'

Đại đa số cán bộ, đảng viên, nhân dân cho rằng mức kỷ luật ông Xuân Anh vừa nghiêm khắc, vừa nhân văn, thấu lý đạt tình - Tổng bí thư nói. 
Ông Xuân Anh: Từ Bí thư trẻ nhất đến kỷ luật thôi chức ủy viên TƯ

Ông Xuân Anh: Từ Bí thư trẻ nhất đến kỷ luật thôi chức ủy viên TƯ

Ông Nguyễn Xuân Anh đã bị cách chức Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, cho thôi chức ủy viên TƯ do những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng.
Cử tri Đà Nẵng đề nghị thu hồi nhà ông Nguyễn Xuân Anh

Cử tri Đà Nẵng đề nghị thu hồi nhà ông Nguyễn Xuân Anh

Cử tri quận Hải Châu đề nghị thu hồi nhà của Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh đã nhận từ doanh nghiệp.
Ông Xuân Anh bị cách chức Bí thư Đà Nẵng, cho thôi ủy viên TƯ

Ông Xuân Anh bị cách chức Bí thư Đà Nẵng, cho thôi ủy viên TƯ

Ông Nguyễn Xuân Anh bị Ban chấp hành TƯ Đảng quyết định cách chức Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, cho thôi chức ủy viên TƯ.
Cao Nam
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/ong-nguyen-xuan-anh-vang-sinh-hoat-dang-vi-suc-khoe-yeu-443540.html





32.




Thứ Hai, ngày 25/12/2017 - 16:00

(PLO)- Ông Nguyễn Xuân Anh vẫn ở Đà Nẵng và sinh hoạt đảng bình thường như những đảng viên khác.
Chiều 25-12, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, bà Đặng Thị Kim Phương, Bí thư chi bộ khu dân cư số 4, phường Hải Châu 1 (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng), cho biết ông Nguyễn Xuân Anh vẫn sinh sống ở Đà Nẵng, sinh hoạt và đóng góp các khoản phí như mọi đảng viên khác.
“Mới đây ông ấy vẫn ở nhà, cách đây năm ngày thì tôi vẫn thấy ông Xuân Anh ở Đà Nẵng, khoảng 5-7 giờ chiều tôi vẫn thấy ông ấy chạy thể dục rồi về nhà bình thường” - bà Phương cho biết.
Ông Nguyễn Xuân Anh vẫn sinh hoạt đảng tại địa phương - ảnh 1
Ông Nguyễn Xuân Anh vẫn sinh hoạt đảng bình thường ở khu dân cư. Trong ảnh: Nơi ông Nguyễn Xuân Anh đang sinh sống. Ảnh: NT
Ngoài ra, theo bà Phương, hiện ông Xuân Anh vẫn sinh hoạt đảng ở khu dân cư. “Ông Xuân Anh vẫn sinh hoạt đảng bình thường và gia đình tham gia đầy đủ nghĩa vụ đóng góp các khoản phí. Tại phường, gia đình ông Xuân Anh vẫn rất tốt với mọi người, nếu trong phường có hoạt động gì thì gia đình ông ấy vẫn tham gia nhiệt tình” - bà Phương nói thêm.
Bà Nguyễn Thị Diệu Linh (Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường Hải Châu 1) cũng cho biết ông Anh hiện vẫn sinh hoạt đảng bình thường tại địa phương.
Như chúng tôi đã thông tin, tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XII hồi đầu tháng 10, sau khi thảo luận và cân nhắc nhiều mặt, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh bằng hình thức: Cách chức bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ủy viên Ban Thường vụ, ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020 và cho thôi giữ chức ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Ngày 24-11, phiên họp bất thường của HĐND TP Đà Nẵng đã thông qua nghị quyết bãi nhiệm chức danh chủ tịch và đại biểu HĐND TP Đà Nẵng khóa IX đối với ông Nguyễn Xuân Anh.
N.TR-T.V


http://plo.vn/thoi-su/ong-nguyen-xuan-anh-van-sinh-hoat-dang-tai-dia-phuong-747217.html




31.


Ông Nguyễn Xuân Anh sáng nay. Ảnh: Cao Thái





Ngồi cạnh ông Nguyễn Xuân Anh, ông Trương Quang Nghĩa chăm chú nghe quyết định phân công giữ chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.




https://video.vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/le-cong-bo-quyet-dinh-ong-truong-quang-nghia-lam-bi-thu-da-nang-3652344.html?vn_source=box-Topstory&vn_medium=ho&vn_campaign=vn




30.

Đinh Bá Truyền


Hồi giữa những năm 90 của thế kỷ XX, ở Quảng Nam - Đà Nẵng rộ lên câu vè:
Thêm Lân, bớt Đạm, giảm Chi

Quảng Nam Đà Nẵng có khi Được mùa


Lúc đó ông Trương Quang Được đá đít ông Nguyễn Văn Chi đi để giành cái ghế bi thơ Đà Nẵng.

Hơn 20 năm sau, lịch sử lặp lại, Trương Quang Nghĩa (em ruột của Trương Quang Được) đá đít Nguyễn Xuân Anh (con ruột của Nguyễn Văn Chi) đi để ngồi vào cái ghế bí thơ Đà Nẵng.

Xem ra ân oán quan trường giữa hai dòng họ Trương Quang - Hội An và Nguyễn Văn - Hòa Vang thật là sâu dày!
https://www.facebook.com/truyen.dinhba/posts/1918826754800641



29.


Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa làm Bí thư Đà Nẵng


- Bộ Chính trị chỉ định ông Trương Quang Nghĩa tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy, giữ chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.



Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ diễn ra sáng nay tại Đà Nẵng.
Bí thư Đà Nẵng, Đà Nẵng, Nguyễn Xuân Anh, Trương Quang Nghĩa
Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính chúc mừng tân Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa. Ảnh: Cao Thái
Phó Ban Tổ chức TƯ Hà Ban đọc quyết định phân công ông Trương Quang Nghĩa, ủy viên TƯ Đảng, Bộ trưởng GTVT giữ chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Theo quyết định, Bộ Chính trị chỉ định ông Trương Quang Nghĩa tham gia Ban hấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy, giữ chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020.
Ông Phạm Minh Chính, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Tổ chức TƯ phát biểu giao nhiệm vụ cho tân Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa.
Bí thư Đà Nẵng, Đà Nẵng, Nguyễn Xuân Anh, Trương Quang Nghĩa
Ông Trương Quang Nghĩa. Ảnh: Cao Thái
Ông Trương Quang Nghĩa sinh năm 1958, quê quán tỉnh Quảng Nam.
Ông có 16 năm công tác trong quân đội và 16 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh tại tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex).
Ông từng kinh qua các chức vụ: Tổng giám đốc Vinaconex, Phó bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp TƯ, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La.
Bí thư Đà Nẵng, Đà Nẵng, Nguyễn Xuân Anh, Trương Quang Nghĩa
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cùng Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ (trái) và Phó bí thư thường trực Thành ủy Võ Công Trí (phải). Ảnh: VGP
Tháng 5/2008, ông được Ban Bí thư điều động từ vị trí Tổng giám đốc Vinaconex về giữ chức Phó bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2005-2010, phụ trách công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng.
Tháng 9/2010, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó bí thư Đảng ủy khối Doanh nghiệp TƯ.
Tháng 11/2010, ông trở thành Bí thư Đảng uỷ khối Doanh nghiệp TƯ. Tháng 1/2011, ông được bầu vào Ban chấp hành TƯ Đảng khoá 11.
Tháng 6/2012, ông được Bộ Chính trị điều động giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Sơn La.
Tháng 3/2015, Bộ Chính trị điều động ông Nghĩa giữ chức Phó trưởng Ban Kinh tế TƯ.
Vào kỳ họp Quốc hội diễn ra vào tháng 4/2016, ông được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng GTVT.
Ông Trương Quang Nghĩa là ủy viên TƯ Đảng khóa 12.
Ông được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng thay ông Nguyễn Xuân Anh vừa bị cách chức.
Ông Xuân Anh: Từ Bí thư trẻ nhất đến kỷ luật thôi chức ủy viên TƯ

Ông Xuân Anh: Từ Bí thư trẻ nhất đến kỷ luật thôi chức ủy viên TƯ

Ông Nguyễn Xuân Anh đã bị cách chức Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, cho thôi chức ủy viên TƯ do những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng.
Trung ương bầu bổ sung 2 ủy viên Ban Bí thư

Trung ương bầu bổ sung 2 ủy viên Ban Bí thư

Ông Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính TƯ và ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được bầu bổ sung vào Ban Bí thư. 
Cử tri Đà Nẵng đề nghị thu hồi nhà ông Nguyễn Xuân Anh

Cử tri Đà Nẵng đề nghị thu hồi nhà ông Nguyễn Xuân Anh

Cử tri quận Hải Châu đề nghị thu hồi nhà của Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh đã nhận từ doanh nghiệp.
Nguyên Phó Chủ tịch QH Trương Quang Được từ trần

Nguyên Phó Chủ tịch QH Trương Quang Được từ trần

Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Quang Được từ trần ngày 27/10 tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 76 tuổi.
Tổng thống Nga tặng huân chương cho Thượng tướng Trương Quang Khánh

Tổng thống Nga tặng huân chương cho Thượng tướng Trương Quang Khánh

Thượng tướng Trương Quang Khánh được trao huân chương hữu nghị do những đóng góp to lớn của ông cho sự phát triển hợp tác quân sự - kỹ thuật và khoa học - công nghệ giữa hai nước.
Bộ trưởng GTVT: Tiêu một đồng của dân phải hiệu quả

Bộ trưởng GTVT: Tiêu một đồng của dân phải hiệu quả

Chi tiêu một đồng tiền của nhân dân đều phải cân nhắc, có trách nhiệm, phải bảo đảm chất lượng, hiệu quả của việc đầu tư, tân Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa cho biết.
Cao Thái
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/bo-truong-giao-thong-van-tai-truong-quang-nghia-lam-bi-thu-da-nang-403279.html#inner-article



Ông Trương Quang Nghĩa: Chẳng bao giờ nghĩ sẽ quay lại Đà Nẵng

 - Từng có thời gian công tác tại TP Đà Nẵng, ông Trương Quang Nghĩa chia sẻ rằng mình chẳng bao giờ nghĩ sẽ quay lại TP và làm Bí thư Thành ủy.



Sáng nay, ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính trao quyết định phân công ông Trương Quang Nghĩa làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng thay ông Nguyễn Xuân Anh.
Bí thư Trương Quang Nghĩa, Trương Quang Nghĩa, Bí thư Đà Nẵng, Đà Nẵng, Nguyễn Xuân Anh
Ông Phạm Minh Chính trao quyết định của Bộ Chính trị phân công ông Trương Quang Nghĩa làm Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng. Ảnh: VGP
Ông Chính cho biết, Bộ Chính trị đã xem xét kỹ lưỡng, khách quan, toàn diện, cân nhắc nhiều mặt các phương án kiện toàn, phân công và thống nhất cao việc bố trí ông Trương Quang Nghĩa tham gia Ban Thường vụ và làm Bí thư Thành ủy TP Đà Nẵng.
Ông Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Sau 20 năm chia tách tỉnh và trở thành TP trực thuộc TƯ, Đảng bộ, nhân dân Đà Nẵng không ngừng vươn lên, đổi mới, đột phá phát triển kinh tế - xã hội vững chắc, trở thành đô thị văn minh không chỉ trong nước, mà là thương hiệu được biết đến trong khu vực và quốc tế.
“Thời gian qua, lãnh đạo chủ chốt, tập thể Thường vụ Đà Nẵng đã để xảy ra một số khuyết điểm. Đây là điều xót xa không ai mong đợi nhưng đã diễn ra, và là bài học lớn đối với tập thể, cá nhân sai phạm”, Trưởng Ban Tổ chức TƯ nói.
Ông cho biết, Bộ Chính trị nhận thấy việc phân công Bộ trưởng GTVT làm Bí thư Đà Nẵng là phương án phù hợp nhất trong những phương án được đưa ra.
“Đồng chí Trương Quang Nghĩa có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực công tác, am hiểu tình hình TP Đà Nẵng, kinh qua nhiều đơn vị công tác, đáp ứng được yêu cầu đối với người lãnh đạo TP. Đồng chí là người con của đất mẹ Quảng Nam, là cán bộ trưởng thành trong quân ngũ, được đào tạo cơ bản”, ông Phạm Minh Chính nói.
Ông bày tỏ tin tưởng Bí thư Trương Quang Nghĩa sẽ tiếp tục kế thừa phát huy thành quả, kinh nghiệm của lãnh đạo đi trước, cùng tập thể Thường vụ đoàn kết, thống nhất quân và dân xây dựng TP Đà Nẵng trở thành TP năng động, sáng tạo, đầu tàu kinh tế của miền Trung và cả nước.
Bí thư Nghĩa: Đà Nẵng đã nuôi dưỡng tôi trưởng thành
Phát biểu sau khi nhận quyết định, tân Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa bày tỏ cảm ơn những đánh giá, nhận xét ưu ái của Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính. Những chỉ đạo của Trưởng Ban Tổ chức TƯ cũng là điều bản thân ông mong muốn thực hiện.
Bí thư Trương Quang Nghĩa, Trương Quang Nghĩa, Bí thư Đà Nẵng, Đà Nẵng, Nguyễn Xuân Anh
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cùng Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ (trái) và Phó bí thư thường trực Thành ủy Võ Công Trí (phải). Ảnh: VGP
“Tôi chẳng bao giờ nghĩ mình sẽ quay lại Đà Nẵng làm Bí thư Thành ủy. Đà Nẵng đã nuôi dưỡng tôi, tôi đã trưởng thành ở đây và luôn lưu giữ tình cảm với Đà Nẵng.
Tôi mong muốn những nỗ lực, cố gắng của bản thân sẽ được đón nhận, ủng hộ. Chúng ta cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ, trước mắt cùng nhau vượt qua những khó khăn trong thời gian vừa qua, tổ chức thành công Tuần lễ cấp cao APEC”, ông Trương Quang Nghĩa phát biểu.
Tân Bí thư Thành ủy hứa sẽ nỗ lực cố gắng cùng Ban chấp hành Đảng bộ TP, Thành ủy, hoàn thành nhiệm vụ, đáp ứng sự tin tưởng của Bộ Chính trị, cán bộ và nhân dân Đà Nẵng.
Tại lễ trao quyết định, Trưởng Ban Tổ chức TƯ chia sẻ với ông Nguyễn Xuân Anh, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng: "Là một người trẻ, năng động, sáng tạo, đồng chí sẽ rút được những bài học sâu sắc trong công tác để phấn đấu vươn lên, tiếp tục là một đảng viên có nghị lực, có bản lĩnh chính trị để là người đảng viên tốt".
Bí thư Trương Quang Nghĩa, Trương Quang Nghĩa, Bí thư Đà Nẵng, Đà Nẵng, Nguyễn Xuân Anh
Ông Nguyễn Xuân Anh sáng nay. Ảnh: Cao Thái
Ông Phạm Minh Chính cũng gửi lời chia sẻ đến gia đình ông Nguyễn Xuân Anh - "một gia đình truyền thống cách mạng, đã có những đóng góp nhất định cho Đà Nẵng và cả nước".
Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa làm Bí thư Đà Nẵng

Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa làm Bí thư Đà Nẵng

Bộ Chính trị chỉ định ông Trương Quang Nghĩa tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy, giữ chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Bí thư Đà Nẵng Trương  Quang Nghĩa: Người cũ trở về

Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa: Người cũ trở về

Từng là Phó bí thư Thành ủy Đà Nẵng, kinh qua nhiều vị trí, nay ông Trương Quang Nghĩa trở về nơi cũ với cương vị mới, Bí thư Thành ủy.
Ông Xuân Anh: Từ Bí thư trẻ nhất đến kỷ luật thôi chức ủy viên TƯ

Ông Xuân Anh: Từ Bí thư trẻ nhất đến kỷ luật thôi chức ủy viên TƯ

Ông Nguyễn Xuân Anh đã bị cách chức Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, cho thôi chức ủy viên TƯ do những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng.
Trung ương bầu bổ sung 2 ủy viên Ban Bí thư

Trung ương bầu bổ sung 2 ủy viên Ban Bí thư

Ông Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính TƯ và ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được bầu bổ sung vào Ban Bí thư. 
Tổng thống Nga tặng huân chương cho Thượng tướng Trương Quang Khánh

Tổng thống Nga tặng huân chương cho Thượng tướng Trương Quang Khánh

Thượng tướng Trương Quang Khánh được trao huân chương hữu nghị do những đóng góp to lớn của ông cho sự phát triển hợp tác quân sự - kỹ thuật và khoa học - công nghệ giữa hai nước.
Nguyên Phó Chủ tịch QH Trương Quang Được từ trần

Nguyên Phó Chủ tịch QH Trương Quang Được từ trần

Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Quang Được từ trần ngày 27/10 tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 76 tuổi.
Cao Thái
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/ong-truong-quang-nghia-chang-bao-gio-nghi-se-quay-lai-da-nang-403289.html




28.







Người Đà Nẵng phản ứng như thế nào khi ông Nguyễn Xuân Anh bị cách chức Bí thư?

Trọng Tấn | 
Người Đà Nẵng phản ứng như thế nào khi ông Nguyễn Xuân Anh bị cách chức Bí thư?
Ông Nguyễn Xuân Anh tại một cuộc họp HĐND TP Đà Nẵng.

Nhiều người đánh giá việc xử lý kỷ luật cách chức ông Nguyễn Xuân Anh thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong đấu tranh chống tiêu cực là không có vùng cấm.








Xử lý thỏa đáng với sai phạm
Ngày 6/10, Ban Chấp hành Trung ương đã bỏ phiếu quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Ủy viên Trung ương Đảng và Bí thư Đà Nẵng đối với ông Nguyễn Xuân Anh.
Theo Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trên cương vị người đứng đầu cấp uỷ thành phố, ông Nguyễn Xuân Anh chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành uỷ.
Cá nhân ông Nguyễn Xuân Anh đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng. Những vi phạm, khuyết điểm của ông Nguyễn Xuân Anh là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Trao đổi với PV về việc ông Nguyễn Xuân Anh bị cách chức sau sai phạm, ông Hồ Việt, Nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho rằng đây là việc làm thỏa đáng vì những sai phạm đã xảy ra.
Người Đà Nẵng phản ứng như thế nào khi ông Nguyễn Xuân Anh bị cách chức Bí thư? - Ảnh 1.
Chiếc xe do một doanh nghiệp tặng Thành ủy Đà Nẵng và ông Nguyễn Xuân Anh sử dụng trước khi trả lại
"Việc cách chức thể hiện sự nghiêm túc và quyết liệt của Trung ương trong việc xử lý cán bộ vi phạm. Tôi hy vọng Bí thư mới của Đà Nẵng sẽ làm tốt hơn, đáp ứng được nguyện vọng của người dân và đừng đi vào vết xe đổ của người tiền nhiệm", ông Việt nói.
Kiến trúc sư Hồ Duy Diệm, Nguyên Trưởng ban Quy hoạch TP Đà Nẵng, cho hay việc ông Nguyễn Xuân Anh bị cách chức là xứng đáng và là điều người dân chờ đợi từ lâu.
Người dân thấy việc kỷ luật nghiêm này thì càng tăng sự tin tưởng vào quyết tâm xử lý cán bộ vi phạm Đảng, Nhà nước, Chính phủ.
Người Đà Nẵng phản ứng như thế nào khi ông Nguyễn Xuân Anh bị cách chức Bí thư? - Ảnh 2.
KTS Hồ Duy Diệm: Kỷ luật cách chức ông Nguyễn Xuân Anh chứng tỏ không có vùng cấm trong đấu tranh chống tiêu cực.
"Điều này thể hiện trong đấu tranh tiêu cực không có vùng cấm. Dù là ai, dù giữ chức vụ nào mà vi phạm thì cũng bị xử lý", ông Diệm bày tỏ.
Theo ông Diệm, bản thân ông hy vọng người lãnh đạo mới của Đà Nẵng sẽ quyết tâm hơn trong việc đưa Đà Nẵng đi lên. Ngoài ra, người đảm nhận trọng trách mới sẽ xử lý nghiêm những sai phạm ở Sơn Trà, những sai phạm trong các dự án công sản mà Bộ Công an đang điều tra.
"Đời còn dài… nên phải cố gắng"
Ông Trần Quyền (trú phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) cho rằng, việc xử lý Bí thư Nguyễn Xuân Anh là cần thiết khi sự kiện quan trọng nhất năm ở Đà Nẵng là APEC đã cận kề. 
Ông Trần Văn Lĩnh, Nguyên đại biểu HĐND TP Đà Nẵng, thì cho rằng quyết định kỷ luật đã được đưa ra nên không có thêm ý kiến. Ông Lĩnh cũng hy vọng rằng đây là bài học cho ông Nguyễn Xuân Anh trong chặng đường sắp đến.
"Hy vọng Xuân Anh sẽ rút kinh nghiệm và tiếp tục phấn đấu, cố gắng. Đây là bài học rất đắt giá cho Xuân Anh, đời còn dài mà nếu muốn tiếp tục phục vụ nhân dân thì phải cố gắng và trưởng thành hơn nữa", ông Lĩnh nhắn nhủ.
Người Đà Nẵng phản ứng như thế nào khi ông Nguyễn Xuân Anh bị cách chức Bí thư? - Ảnh 3.
Theo ông Lĩnh, sai phạm của ông Xuân Anh là chưa rõ ràng, chưa thể khẳng định là tham ô tham nhũng được. Ông ấy chỉ là sử dụng nhà và xe thôi.
Ông Lĩnh cũng nói rằng, việc bằng cấp của ông Xuân Anh thì có học thật sự nhưng do trường đó không được công nhận thôi.
"Nói về bằng cấp thì cả nước có quá nhiều trường hợp sử dụng bằng giả, học giả bằng thiệt.
Trên cả nước cũng còn có những quan chức nhận nhiều hơn nữa những xe, nhà mà chưa xử lý hoặc xử lý chưa tới.
Sai phạm của Xuân Anh là thiếu bản lĩnh và non kém trong điều hành. Đây là việc không ai mong muốn và là lỗi của hệ thống chứ không chỉ riêng bản thân", ông Lĩnh bày tỏ.
Trước đó trong các cuộc tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH Đà Nẵng vừa qua, nhiều cử tri cũng đã nêu ý kiến bức xúc và mong muốn nhanh chóng xử lý kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh.
http://soha.vn/nguoi-da-nang-phan-ung-nhu-the-nao-khi-ong-nguyen-xuan-anh-bi-cach-chuc-bi-thu-20171006193542184.htm




27.

Cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh

06/10/2017 17:46 GMT+7

TTO - Ngày 6-10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật, cách chức ông Nguyễn Xuân Anh - ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

Cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh - Ảnh 1.
Ông Nguyễn Xuân Anh - Ảnh: Tư liệu TTO
Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận thấy trên cương vị người đứng đầu cấp ủy thành phố, ông Nguyễn Xuân Anh chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ Thành ủy; 
Cá nhân ông đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng; vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm; vi phạm quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên.
Những vi phạm, khuyết điểm của ông Nguyễn Xuân Anh là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và cá nhân, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Sau khi thảo luận và cân nhắc nhiều mặt, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh - ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Thành ủy Đà Nẵng - bằng hình thức cách chức bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ủy viên Ban thường vụ, ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 - 2020 và cho thôi giữ chức ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận 4 vi phạm của ông Nguyễn Xuân Anh.
Cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh - Ảnh 2.
Cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh - Ảnh 3.
Ngày 2-10, sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 - 2020 có các vi phạm, khuyết điểm sau:
- Vi phạm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng và quy chế làm việc.
Chấp hành không nghiêm nguyên tắc sinh hoạt Đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình thiếu nghiêm túc. 
Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; quy định của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy; quy chế làm việc của Thành ủy trong việc cho chủ trương về một số trường hợp cán bộ và một số dự án phát triển kinh tế - xã hội.
2 - Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy trình, quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ.
Việc bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử trong một số trường hợp chưa gắn với quy hoạch được phê duyệt; chưa thực hiện nghiêm quy định thời gian luân chuyển đối với một số cán bộ. Cho chủ trương bổ nhiệm cán bộ cấp phó ở một số sở của thành phố vượt số lượng theo quy định của Chính phủ. 
Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ trong việc cho chủ trương một số trường hợp; có biểu hiện tác động, ưu ái người nhà của bí thư Thành ủy.
3 - Vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, đô thị.
Không nghiêm túc thực hiện thông báo kết luận ngày 14-3-2014 của Bộ Chính trị khóa XI về kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự Đảng UBND TP và một số lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng và thông báo ngày 18-2-2014 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong việc khắc phục vi phạm về công tác quản lý, sử dụng đất đai của nhiệm kỳ trước. 
Đã ra một số quyết định không đúng thẩm quyền, không đúng pháp luật.
Buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, để các cơ quan, doanh nghiệp vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.
Quyết định chủ trương cho chỉ định thầu 4/6 dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo một số trụ sở cơ quan đảng, hội trường Hội đồng nhân dân thành phố, vi phạm Luật đấu thầu năm 2013.
Những vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 - 2020 là nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Ban thường vụ Thành ủy, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. 
Xét nội dung, tính chất, mức độ và hậu quả vi phạm, căn cứ quy định số 263-QĐ/TW của Bộ Chính trị và kết quả kiểm điểm của Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 - 2020
http://tuoitre.vn/cach-chuc-bi-thu-thanh-uy-da-nang-nguyen-xuan-anh-20171006171031003.htm




26.


Sự nghiệp chính trị của Nguyễn Xuân Anh tạm chấm dứt ở đây. Phần lớn các sai lầm chính trị có bóng dáng đàn bà và trong trường hợp này, không biết 200 phu nhân hiện thời có rút kinh nghiệm sâu sắc từ bài học về "thái hậu" Trần Thị Thủy. Sở dĩ Xuân Anh, Thanh Nghị lọt vào Trung ương khóa XI (dự khuyết) cũng vì bà Thủy. Nhưng, tội bà Thủy to hơn là nếu như không có bà thì đất nước này đã loại bỏ được khối u Nguyễn Tấn Dũng từ cuối 2010.
Cho dù, Nguyễn Thanh Nghị rất ranh mãnh "chém vè", tôi nghĩ, các ủy viên BCH TƯ cũng cần cảm thấy xấu hổ khi vẫn phải để hắn ta ngồi ngang hàng với mình. Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng nên làm rõ, những bàn tay nào đã giúp Nghị, một người bị đại hội đại biểu đảng bộ TP HCM loại ra khỏi danh sách đại biểu đi dự Đại hội XI, lại có thể được Đại hội ấy bầu làm ủy viên dự khuyết.

https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/1416126195089224

"






Hai ủy viên Trung ương dự khuyết trẻ nhất nói gì?

24/01/2011 07:20 GMT+7

TT - Trò chuyện với Tuổi Trẻ, hai ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng trẻ nhất là ông Nguyễn Thanh Nghị và ông Nguyễn Xuân Anh trao đổi khá thẳng thắn, cởi mở những suy nghĩ, dự định về công việc và cả những chuyện riêng.

Ông Nguyễn Thanh Nghị và ông Nguyễn Xuân Anh cùng tuổi 35, cùng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. 
Cả hai đều xuất thân từ gia đình truyền thống cách mạng. Ông Nghị là con trai lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Anh là con trai lớn của nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Nguyễn Văn Chi.
Hai ủy viên Trung ương dự khuyết trẻ nhất nói gì? - Ảnh 1.
Ông Nguyễn Thanh Nghị
Trả lời Tuổi Trẻ về công việc hiện nay, ông Nguyễn Thanh Nghị nói:
- Từ lúc học đại học, tôi đã thích làm công tác chuyên môn và giảng dạy. Môi trường giảng dạy rèn cho mình rất nhiều. Tốt nghiệp Đại học Kiến trúc TP.HCM, tôi được giữ lại trường làm việc, giảng dạy một thời gian rồi đi học thạc sĩ và tiến sĩ ở Mỹ. Sau đó quay về trường giảng dạy liên tục từ năm 2006 đến nay.
* Ông có thể cho biết vì sao mình được đề cử vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng dù không phải là đại biểu dự Đại hội Đảng?
- Tôi xin cảm ơn các đại biểu tín nhiệm đề cử tôi. Các đại biểu có trao đổi với tôi họ muốn giới thiệu những người trẻ, được đào tạo bài bản. 
Tôi tôn trọng các ý kiến đó nhưng không nghĩ mình sẽ trúng cử vì nghe nói có rất nhiều ứng cử viên. Tôi nghĩ làm chính trị không đơn giản. Trước mắt mình phải làm tốt công việc hiện tại.
* Nếu bây giờ có lời đề nghị chuyển sang một việc khác, ông sẽ trả lời như thế nào?
- Nếu tổ chức có ý định thì mình là đảng viên sẽ phải chấp hành. Thật ra, tôi chưa có ý định chuyển công tác, chỉ muốn được làm chuyên môn.
* Theo ông, trí thức trẻ hiện nay có quan tâm đến chính trị?
- Dư luận đang lo trí thức trẻ không quan tâm nhiều đến chính trị. Tôi không cho rằng giới trẻ thờ ơ, chỉ biết lo cho cuộc sống của riêng mình. Tuổi trẻ Việt Nam với nhiệt huyết và khát vọng của mình đang đồng hành cùng sự phát triển của đất nước. Ở đây đòi hỏi cả hai phía, các bạn trẻ phải phấn đấu rèn luyện và tổ chức phải tạo điều kiện, tin tưởng, đào tạo và sử dụng thế hệ trẻ.
* Ông có thường trao đổi với cha ông - hiện đứng đầu Chính phủ - về những vấn đề ông cảm thấy bức xúc, chẳng hạn như cải cách giáo dục?
- Tất nhiên là có và khá thoải mái, nhưng phải có cơ sở. Tôi thường trao đổi với ba tôi về nhiều vấn đề chứ không chỉ những vấn đề liên quan đến giáo dục. Tất cả trao đổi, phản ảnh đều được ba tôi lắng nghe và phản hồi.
* Đang công tác trong ngành giáo dục, theo ông, cần làm gì để nâng chất giáo dục đại học?
- Cái đáng phải giải nhất là nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Muốn nâng chất lượng đào tạo, theo tôi, phải đầu tư cơ sở vật chất vì nhiều trường quá chật chội, quá thiếu thốn. Thứ hai, phải đầu tư cho người thầy vì chất lượng thầy thấp thì không thể đào tạo trò giỏi. Thứ ba, phải đầu tư xây dựng giáo trình vì giáo trình giảng dạy đã cũ không cập nhật cho phù hợp.
Theo tôi, để nâng chất lượng cho giáo dục đại học cần tăng nguồn lực đầu tư, đặc biệt từ xã hội, chứ không thể trông cậy vào ngân sách nhà nước. Và phải có chính sách hợp lý hơn cho người thầy, chứ thầy cô hiện nay chìm ngập trong các giờ giảng, không còn thời gian nghiên cứu hay làm gì khác.

"Tôi nghĩ làm chính trị không đơn giản. Trước mắt mình phải làm tốt công việc hiện tại"



* Với xu hướng tự chủ đại học, là lãnh đạo Trường Kiến trúc, ông có đòi quyền tự chủ cho trường?

- Lãnh đạo Trường Kiến trúc đã có ý kiến về tự chủ của trường trong nhiều cuộc họp, nhưng với điều kiện phải được tự chủ thật sự để nâng chất lượng của trường lên. Nếu trường không tự nâng chất sẽ khó khăn vô cùng khi bị cạnh tranh. Người ta kiểm định sẽ đánh giá được ngay chất lượng trường. Đây là yêu cầu cấp thiết để trường tồn tại và phát triển đáp ứng yêu cầu mới.
* Xin hỏi thật ông rằng thành công trong công việc của ông hiện nay là do năng lực bản thân hay nhờ truyền thống gia đình?
- Nhờ cả truyền thống gia đình và nỗ lực của bản thân tôi. Nếu được nâng đỡ mà làm một việc không được, làm hai việc không xong... thì làm sao đứng vững được, đặc biệt trong công tác chuyên môn, giảng dạy. 
Theo tôi, truyền thống gia đình là nền tảng nhưng không thể lấy đó làm sự nâng đỡ và trong các ngành nghề chuyên môn thì không thể nâng đỡ được. Sức ép dư luận về truyền thống gia đình càng làm bản thân tôi có động lực phấn đấu làm việc tốt hơn.
* Nhưng thưa ông, có ý kiến cho rằng cũng có một bộ phận bạn trẻ thích được nâng đỡ hơn thích cạnh tranh?
- Nói đến tuổi trẻ là nói đến nhiệt huyết, khát vọng và dấn thân, đối mặt thách thức. Tôi cho rằng không dám đối mặt, cọ xát trong môi trường cạnh tranh thì không thể khẳng định mình được. Dựa vào sự nâng đỡ có thể sẽ an toàn trong một giai đoạn nào đó, nhưng lâu dài sẽ bất ổn, sẽ thất bại vì không ai có thể nâng đỡ mình mãi mãi được. 
Trường đại học Kiến trúc TP.HCM tuyển giảng viên công khai, rõ ràng và khắt khe lắm. Có những chỗ nào tù mù người ta thắc mắc ngay. Không thể tuyển những người không đủ năng lực chuyên môn.
* Ngoài công việc, ông dành thời gian rảnh rỗi cho những việc gì?
- Tôi phải đọc sách rất nhiều, đặc biệt là sách kỹ thuật. Thầy tôi ở nước ngoài thấy có sách hay thường gửi về cho tôi. Đọc vừa bổ sung kiến thức chuyên môn vừa rèn tiếng Anh. Tôi phụ trách phần đối ngoại của trường, phải làm việc thường xuyên với khách quốc tế. Ngoài thời gian dành cho gia đình, tôi thích chơi quần vợt với bạn bè.
Hai ủy viên Trung ương dự khuyết trẻ nhất nói gì? - Ảnh 2.
Ông Nguyễn Xuân Anh
* Thưa ông Nguyễn Xuân Anh, ông cảm thấy thế nào lúc nghe công bố trúng cử?
- Tôi hạnh phúc, bất ngờ vì ủy viên Trung ương dự khuyết chỉ bầu lấy 25 người mà có tới 61 ứng cử viên. 
Số dư rất cao (144%) nên rõ ràng việc trúng cử không phải dễ dàng, dù bản thân tôi nằm trong danh sách được Ban Chấp hành Trung ương khóa X giới thiệu. Xu hướng của Đại hội Đảng toàn quốc muốn trẻ hóa đội ngũ cán bộ.
* Ông chuẩn bị gì để đảm đương công việc sau khi đứng vào hàng lãnh đạo cao cấp của Đảng?
- Tôi đã kinh qua nhiều vị trí công tác, từ phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư thành phố, về làm phó chủ tịch quận, phó bí thư quận ủy rồi bí thư quận ủy. Dù có vào Trung ương hay không với tư cách người đứng đầu Đảng bộ quận, tôi phải làm việc hết sức mình phục vụ sự nghiệp chung.
* Ông có nghĩ mình sẽ chịu thử thách lớn hơn ở vai trò mới?
- Rõ ràng được bầu vào Trung ương là vinh dự nhưng trách nhiệm cũng nặng nề hơn, nhiều áp lực hơn. Mình phải làm sao xứng đáng chứ không phải vào Trung ương rồi tự mãn. 
Tôi chưa bao giờ giới thiệu tôi là con ông này, ông kia. Nói thật người ta có đưa cho anh chức này, chức nọ mà anh làm không được thì dân cũng không tín nhiệm
Nguyễn Xuân Anh
* Ông từng làm báo, vì sao ông chuyển sang làm chính trị?
- Thứ nhất đó là truyền thống gia đình. Thứ hai, bản thân tôi nghĩ chính trị là lĩnh vực mà mình yêu thích. Ba tôi hồi 41 tuổi đã là ủy viên Trung ương chính thức, bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng. Sau khi du học ở Canada về, tôi làm báo tại TP.HCM gần tám năm. Tôi là con trai cả nên ba mẹ muốn tôi quay về làm việc ở quê hương Đà Nẵng.
* Cha ông có truyền bí quyết cho ông?
- Ba tôi chỉ khuyên làm lãnh đạo phải đặt lợi ích nhân dân lên trên hết và vị trí càng cao càng phải gương mẫu.
* Là một lãnh đạo trẻ, ông nghĩ cần phải trang bị thêm những gì để có thể đảm đương công việc?
- Tôi nghĩ mình cần phải hoàn thiện chứ không hài lòng với thực tại. Tôi được đào tạo bài bản hơn so với thế hệ trước vì thời bình có điều kiện thuận lợi hơn. Nhưng kiến thức là vô cùng nên phải tiếp tục nghiên cứu học tập và tích lũy kinh nghiệm.
* Ông đặt mục tiêu cụ thể gì cho bản thân trong tương lai?
- Bây giờ người ta trông vào mình khác ngày xưa. Họ nhìn xem ông này thể hiện như thế nào nên phải ráng làm tốt hơn, chứ bằng trước họ sẽ không chấp nhận. Tôi chưa nghĩ 10 năm sau sẽ làm gì, chỉ tâm niệm rằng mỗi ngày qua đi phải cố gắng đóng góp nhiều hơn. Tất nhiên, đã là ủy viên dự khuyết thì mình phải nỗ lực để trở thành ủy viên chính thức. 
Nhưng đấy là cố gắng theo hướng tích cực chứ không phải chạy chọt. Còn nếu chưa hoàn thành nhiệm vụ, chưa đủ “chín” thì tiếp tục dự khuyết hoặc thậm chí không được tín nhiệm tham gia Trung ương nữa.
* Tại Đại hội Đảng vừa qua, ông quan tâm đến những vấn đề gì?
- Ai tham dự đại hội cũng quan tâm đến định hướng phát triển đất nước và công tác nhân sự. Hai vấn đề này không chỉ đại biểu mà người dân cũng quan tâm. Tôi nghĩ định hướng phát triển kinh tế năm 2011-2020 cũng có nhiều ý kiến khác nhau. 
Ví dụ nói đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp thì nhiều người cho rằng không dễ. Mức thu nhập 3.000 USD/người thì chưa bằng Thái Lan bây giờ, mà Thái Lan vẫn chưa phải là nước công nghiệp thật sự. Về nhân sự, tôi cho rằng đại hội đã thể hiện rõ ý chí trẻ hóa vì có những ứng cử viên dự khuyết tuổi hơi lớn đã không được bầu.
* Bây giờ có thể nói ông đã thành công bước đầu, trong đó có bao nhiêu phần trăm nỗ lực bản thân, bao nhiêu do truyền thống gia đình?
- Tôi không phủ nhận truyền thống gia đình góp một phần hết sức quan trọng vào thành công của tôi. Nhưng bên cạnh đó là nỗ lực rất lớn của bản thân tôi. Tôi chưa bao giờ giới thiệu tôi là con ông này, ông kia. Nói thật người ta có đưa cho anh chức này, chức nọ mà anh làm không được thì dân cũng không tín nhiệm. Do đó tôi nghĩ trách nhiệm của mình nặng nề hơn người khác.
* Là cán bộ trẻ làm công tác Đảng, ông có cảm thấy khô khan?
- Ở nước ta, Đảng lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện. Công tác Đảng là đề ra đường lối, chủ trương đòi hỏi mình phải suy nghĩ nên cũng có cái lý thú của nó. Thật ra công tác Đảng không khô khan như nhiều người tưởng và đừng nghĩ tới lợi ích kinh tế mới làm tốt được.
* Ngoài công việc, chắc ông vẫn có thời gian vui chơi giải trí?
- Tôi dành nhiều thời gian đọc sách về công tác xây dựng Đảng, sách về chính trị, về khả năng lãnh đạo, kinh tế và những gì liên quan tới tình hình thế giới. Tôi không thuốc lá, bia rượu, cà phê, chỉ có chơi một môn thể thao là quần vợt. Thời gian rảnh rỗi còn dành cho vợ con.
NGUYỄN THANH NGHỊ
"
http://tuoitre.vn/hai-uy-vien-trung-uong-du-khuyet-tre-nhat-noi-gi-422051.htm




25.

Cử tri Đà Nẵng đề nghị thu hồi nhà ông Nguyễn Xuân Anh

 - Cử tri quận Hải Châu đề nghị thu hồi lại nhà của Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh đã nhận từ doanh nghiệp.



Sáng nay, đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng tiếp xúc với cử tri 2 quận Hải Châu và Sơn Trà. Các cử tri đã chất vấn nhiều vấn đề nóng, đặc biệt là về khuyết điểm của lãnh đạo TP Đà Nẵng mà UB Kiểm tra TƯ đã kết luận.
Cử tri Đặng Vân (quận Hải Châu) cho rằng, thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã phát hiện và kiên quyết đưa ra xử lý một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng và kỷ luật một số cán bộ cấp cao. Điều này làm cử tri rất vui mừng.
Ông Vân đề nghị phải thu hồi lại nhà mà Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anhnhận từ doanh nghiệp (ở đường Nguyễn Thái Học - PV).
Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Đà Nẵng, Đà Nẵng
Cử tri Đặng Vân (quận Hải Châu)
“Theo tôi, những khuyết điểm vừa qua của TP Đà Nẵng có phần trách nhiệm của đoàn ĐBQH trong việc giám sát”, ông Vân nói thêm.
Ông Vân cho rằng trong xử lý sai phạm của lãnh đạo Đà Nẵng, cụ thể là của Bí thư Nguyễn Xuân Anh cần phải điều tra rõ việc nhận nhà, nhận xe. 
“Kiên quyết thu hồi tài sản đã tham nhũng, như nhà đã nhận của doanh nghiệp thì phải thu hồi”, ông đề nghị.

Bí thư có chịu từ chức như đã hứa?
Theo cử tri Dương Minh Trường (quận Sơn Trà), Bí thư Nguyễn Xuân Anh nhậm chức chưa được 2 năm mà đã nhận nhà, nhận xe của doanh nghiệp là không được. Điều này khiến người dân TP rất buồn lòng.
Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Đà Nẵng, Đà Nẵng
Hai căn nhà trên đường Nguyễn Thái Học do một doanh nghiệp tặng Bí thư Nguyễn Xuân Anh
Cử tri Lê Thọ Quyền nêu, người dân rất thất vọng khi hai lãnh đạo cao nhất của TP đều sai phạm đến mức phải kỷ luật. “Bí thư Xuân Anh từng khẳng định nếu có thêm mét đất nào ở Đà Nẵng sẽ từ chức. Bây giờ UB Kiểm tra TƯ đã làm rõ ông nhận nhà từ doanh nghiệp, vậy ông có từ chức không?”, ông Quyền hỏi.
Trả lời các cử tri, Phó trưởng đoàn ĐBQH Đà Nẵng Nguyễn Bá Sơn thừa nhận đoàn ĐBQH không tránh khỏi các thiếu sót. Ông hứa tiếp thu ý kiến của cử tri Đặng Vân, sẽ làm tròn trách nhiệm trong việc giám sát. Ông cho biết thêm sẽ chuyển các ý kiến của cử tri đến cơ quan chức năng.
Tại buổi tiếp xúc, ông Nguyễn Thanh Quang, đại diện đoàn ĐBQH Đà Nẵng cũng báo cáo đến cử tri về những sai phạm của Bí thư, Chủ tịch Đà Nẵng trong thời gian qua. Ông khẳng định các sai phạm đang được xử lý.
“Trong 10-15 ngày nữa  sẽ có thông báo cụ thể để báo cáo cho cử tri về việc xử lý”, ông Quang nói.
Bí thư Xuân Anh: 'Tôi không có thêm mét đất nào ở Đà Nẵng'

Bí thư Xuân Anh: 'Tôi không có thêm mét đất nào ở Đà Nẵng'

Bí thư Xuân Anh khẳng định ngoài nhà riêng ông không có một mét đất nào khác ở Đà Nẵng. Nếu sai, ông hoàn toàn chịu trách nhiệm, thậm chí từ bỏ chức vụ hiện tại.
Ông Nguyễn Xuân Anh: Không làm được thì từ chức ngay

Ông Nguyễn Xuân Anh: Không làm được thì từ chức ngay

Bí thư Đà Nẵng đưa ra trước hội nghị 2 tin nhắn người dân gửi ông mới đây.
Đà Nẵng bác tin Bí thư Xuân Anh đi xe sang, biển giả

Đà Nẵng bác tin Bí thư Xuân Anh đi xe sang, biển giả

Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng khẳng định xe biển xanh đưa đón Bí thư Nguyễn Xuân Anh là xe công vụ, hoạt động đúng quy định của pháp luật.
Bí thư Xuân Anh: Đừng vì phong bì vài triệu mà hành doanh nghiệp

Bí thư Xuân Anh: Đừng vì phong bì vài triệu mà hành doanh nghiệp

“Chưa có doanh nghiệp nào đến làm việc với tôi mà có phong bì đặt trên bàn.”, Bí thư Đà Nẵng cho hay đó là điều cấm kỵ.
Bí thư Xuân Anh: Chúng tôi rất xấu hổ!

Bí thư Xuân Anh: Chúng tôi rất xấu hổ!

Bí thư Đà Nẵng cam kết sẽ xử lý đích đáng cá nhân, tổ chức vi phạm, không bao che trường hợp nào trong vụ chìm tàu sông Hàn.
Công bố sai phạm của Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh

Công bố sai phạm của Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh

Ông Xuân Anh kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực, sử dụng 2 nhà ở của doanh nghiệp.
Cao Thái

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/cu-tri-da-nang-de-nghi-thu-hoi-nha-ong-nguyen-xuan-anh-402569.html



24.



VOV.VN- Nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo T.Ư cho rằng, công tác cán bộ làm không khách quan, chộp giật, tiêu cực, chạy chọt sẽ hại sự nghiệp
Phóng viên VOV.VN phỏng vấn ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương.

Cần nhìn lại công tác cán bộ một cách nghiêm túc
PV: Thời gian qua, với sự vào cuộc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nhiều cán bộ và tổ chức Đảng sai phạm đã bị xử lý và đề nghị xử lý. Bên cạnh việc hoan nghênh quyết tâm chính trị của Đảng trong công cuộc phòng chống tiêu cực, tham nhũng, dư luận cũng cho rằng cần nhìn nhận lại công tác cán bộ thời gian khi đã để “lọt” những cán bộ không đủ phẩm chất vào bộ máy. Ý kiến của ông như thế nào về nhận định này?
Ông Vũ Ngọc Hoàng: Tôi nghĩ rất cần phải nhìn lại một cách nghiêm túc, thấu đáo. Thời chiến tranh, công tác cán bộ nhìn chung rất tốt, tập hợp được nhiều nhân tài cho cuộc kháng chiến vệ quốc. Ngày đó nếu không có một đội ngũ cán bộ tốt và giỏi như thế thì không thể hoàn thành được nhiệm vụ hết sức khó khăn một cách vẻ vang như đã làm được.
ong vu ngoc hoang tham nhung ghe con nguy hai hon tham nhung tien hinh 1
Ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương.
Trong lịch sử, khi Tổ quốc lâm nguy, gian nan, khổ cực, bao nhiêu người tài đức đã tập trung về cứu nước. Đó là sức hút của hồn nước, vì mẹ hiền Tổ quốc, vì đại nghĩa, đồng thời cũng thể hiện một đường lối đúng về công tác cán bộ. Nhưng rất đáng tiếc, trong thời kỳ hòa bình, cứ sau khi chiến thắng một thời gian, thì công tác cán bộ có vấn đề, trong lịch sử đã lặp lại nhiều lần như vậy, không được như hồi chiến tranh.
Nhân tài cứ thưa vắng dần, thậm chí có thời kỳ sau chiến thắng vệ quốc một thời gian, nhân tài bị đẩy ra khỏi bộ máy. Thậm chí những trung thần còn bị hãm hại, trong khi nịnh thần, kẻ cơ hội vào nhiều trong bộ máy. Tôi nhắc lại chuyện lịch sử như vậy, không ám chỉ thời nay, nhưng cũng muốn để suy ngẫm, nhằm rút kinh nghiệm cho công việc quản trị quốc gia.
Sau thời kỳ hòa bình cho đến nay, nhất là những năm gần đây, công tác cán bộ có nhiều vấn đề. Tất nhiên không thể phủ nhận tất cả, nhưng phải khẳng định là có vấn đề. Nhiều trường hợp chọn người không đúng, bố trí không đúng. Để xảy ra tình trạng này là trách nhiệm của lãnh đạo, của cơ quan tổ chức, tham mưu, trách nhiệm của các cấp ủy, nhiều nhiệm kỳ.
Việc chọn và bố trí cán bộ không đúng có nhiều lý do. Hoặc là không sâu sát trong đánh giá con người, quan liêu, hoặc là không công tâm vì sự nghiệp, bố trí cán bộ theo kiểu quen biết, dùng đệ tử, người nhà, chịu tác động của đồng tiền, “của nhóm lợi ích”, mua quan bán chức...Đồng thời, quan trọng hơn nữa, cần xem lại cơ chế - cách tuyển chọn cán bộ.
Nếu như đi vào cụ thể từng cơ quan, từng Bộ, địa phương thì câu chuyện về công tác cán bộ sẽ rõ thêm. Có những cơ quan, những vị trí rất quan trọng liên quan đến việc chọn người, kiểm tra giám sát công việc, bảo vệ chân lý và cán cân công lý, ngăn chặn cái sai, bảo vệ và nhân lên các giá trị nhân văn, dạy người và cứu người, kể cả các vị trí hết sức quan trọng trong lãnh đạo, điều hành…, nhưng bố trí cán bộ nhiều chỗ không đúng, bị sai.
Tất nhiên nhiệm kỳ nào cũng có những đồng chí tốt, không nên phủ nhận sạch trơn, đả phá một cách cực đoan. Nhưng phải thấy cái sai, phải thấm thía với nó, để mà tìm cách tránh, không lặp lại.
PV: Việc lựa chọn cán bộ phải qua rất nhiều khâu và cũng phải cẩn trọng qua nhiều thủ tục, quy trình cụ thể nhưng sao vẫn xảy ra những chuyện đáng tiếc như vậy, thưa ông?
Ông Vũ Ngọc Hoàng: Quy trình là một công cụ, một phương tiện, một cách để chọn cán bộ, do con người đặt ra. Chúng ta không thể lấy việc đúng quy trình để biện minh cho kết quả. Không thể có chuyện quy trình đã tốt và làm đúng quy trình, nhưng kết quả thì sai, không tốt. Việc làm đúng quy trình không đồng nghĩa với quy trình tốt.
Quy trình tốt phải là quy trình tạo ra sản phẩm tốt. Nếu như quy trình góp phần tạo ra nhiều sản phẩm không tốt thì đó không phải là quy trình tốt. Quy trình do con người tạo ra, có thể tốt và có thể không tốt. Cần xem xét kỹ lại một cách toàn diện và căn bản, để sớm có nhưng sửa đổi hoặc điều chỉnh, bổ sung, một cách có cơ sở khoa học, thực tiễn.
Việc thứ hai là tâm huyết, trách nhiệm, sự trong sáng của những người làm công tác cán bộ, lãnh đạo công tác cán bộ. Nếu như anh có tâm huyết với sự nghiệp, anh trong sáng thì quy trình đó được vận dụng theo hướng tạo ra sản phẩm tốt. Ngược lại, làm công tác cán bộ mà không trong sáng thì quy trình đó sẽ là một công cụ để anh tìm cách lợi dụng, làm không rõ ràng minh bạch, hợp thức hóa việc làm sai, với ý đồ không lành mạnh, không chân chính.
Tham nhũng “ghế” còn nguy hại hơn tham nhũng bằng tiền
PV: Những vi phạm liên quan đến cán bộ nhưng cơ quan “gác cổng” ở địa phương, cơ sở lại không phát hiện ra mà chỉ khi cấp trên vào cuộc mới lộ những vi phạm. Theo ông, trách nhiệm của các cơ quan “gác cổng” ở đây như thế nào?
Ông Vũ Ngọc Hoàng: Có những việc ở bên dưới không phát hiện, có thể không phải là họ không biết nhưng họ không dám nói, vì sợ lãnh đạo ở nơi đó, vì ngại đụng chạm, tập thể thì mất tính chiến đấu.
Thứ 2 là vì “cùng hội cùng thuyền”, “dễ người dễ ta” nên có thể bao che cho nhau. Khi các cơ quan ở trên vào cuộc, do nghiêm minh nên phát hiện được. Song cũng có trường hợp ở trên xuống nhưng cũng không phát hiện, bao che cho cái sai, vì không nghiêm minh, thậm chí bị mua chuộc, bị tác động.
Để xảy ra vi phạm trong lĩnh vực mà anh quản lý thì anh phải chịu trách nhiệm, phải bị xem xét kỷ luật tùy theo mức độ nghiêm trọng của vấn đề, ít nhất là kỷ luật về trách nhiệm.
PV: Ông nhìn nhận thế nào về tình trạng “chọn người nhà chứ không chọn người tài”, “cả nhà làm quan” mà báo chí, dư luận thời gian qua đã phản ánh?
Ông Vũ Ngọc Hoàng: Không ít trường hợp đã có chuyện bổ nhiệm người thân quen. Chẳng có tiêu chí nào nói rằng, thân quen, bà con, con cháu thì được bổ nhiệm. Đó không phải là quy trình, càng không phải là tiêu chuẩn, nhưng trong thực tế không ít trường hợp người ta đã làm như thế.
Bản thân việc đó không khoa học, không có quy định nào nói “thân quen”, “con cháu” là căn cứ để lựa chọn. Trong không ít trường hợp đã có trách nhiệm của những người lãnh đạo ở cấp này hoặc cấp kia. Người lãnh đạo đã không khách quan, không công tâm, muốn con mình lên nhanh, chiếm địa vị nhanh, trong khi nó không có tài, chưa đủ đức, chưa có kinh nghiệm, không hơn (thậm chí còn thua) những người khác. Kể cả trường hợp có người trực tiếp chủ trì việc đưa con, cháu mình lên. Như thế tệ quá, người ta làm sao tin được.
Trường hợp con của lãnh đạo đủ tiêu chuẩn, phẩm chất thì người lãnh đạo cũng không nên trực tiếp đưa con mình lên vì như thế cũng chướng lắm, làm cho nhiều người dễ hiểu sai. Con em các vị này có năng lực, phẩm chất hay không tổ chức sẽ biết, đồng chí sẽ biết, chứ mình không nên trực tiếp làm việc này.
ong vu ngoc hoang tham nhung ghe con nguy hai hon tham nhung tien hinh 2
Ông Vũ Ngọc Hoàng: Tham nhũng “ghế”, tham nhũng quyền lực nguy hại hơn tham nhũng bằng tiền.
Thời chiến tranh, các đồng chí lãnh đạo của ta rất gương mẫu. Có những trường hợp con của đồng chí lãnh đạo đủ tiêu chuẩn đi học nước ngoài nhưng các đồng chí động viên con ở lại vào bộ đội, đi chiến trường. Nhiều đồng chí ở Bộ Chính trị thời đó đã làm như thế. Thậm chí có đồng chí lãnh đạo có một đứa con duy nhất nhưng cũng hành xử theo cách đó.
Đó cũng là cách ứng xử của người lãnh đạo đối với sự nghiệp chung. Cách ứng xử như vậy sẽ góp phần quan trọng để cho con cháu noi theo và trưởng thành thực chất về nhân cách, biết sống, biết cống hiến cho mục tiêu nào.
Công tác cán bộ mà làm không khách quan, chộp giật, tiêu cực, mua quan bán chức, chạy chọt sẽ làm hại sự nghiệp. Gần đây trong dư luận thường gọi đó là một cách tham nhũng “ghế”, tham nhũng quyền lực, tham nhũng chính trị. Việc đó rất nguy hại, thậm chí nguy hại hơn tham nhũng bằng tiền.
Không căn cứ con em ai, miễn đó là người đó đức có tài
PV: Với con em lãnh đạo, con em gia đình cách mạng, chúng ta cần đối xử như thế nào khi mà hiện nay, chúng ta vẫn đang sử dụng ưu tiên trong các đối tượng này, thưa ông?
Ông Vũ Ngọc Hoàng: Tôi cho rằng, công tác cán bộ cần khách quan, không căn cứ con em ai, miễn đó là người đó đức, có tài. Phải sử dụng người có năng lực, phẩm chất thực sự để phát huy nhân tài, hiền tài (là nguyên khí quốc gia), không phân biệt con “quan” hay con “dân”.
Trong thực tế, có những cán bộ thuộc diện “người nhà” nhưng thực sự là những “hạt giống đỏ” với nền tảng tốt đẹp về truyền thống gia đình, lĩnh hội, kế thừa được kinh nghiệm của cha ông, thực sự có năng lực, phẩm chất thì tại sao không sử dụng? Sử dụng tốt quá đi chứ!
Song, con của lãnh đạo thì không nên ở khu vực mà lãnh đạo đó trực tiếp phụ trách, quản lý. Bố lãnh đạo ở nơi này, con ở nơi khác phát triển bình thường, có sao đâu. Thời nhà Nguyễn cách đây mấy trăm năm còn có luật Hồi Tỵ, cấm bổ nhiệm người nhà ở nơi ông quan đó phụ trách. Đó là cơ chế ngăn ngừa các sai trái.











PV: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng nói: Chúng ta phải làm sao để con cháu của nông dân, công nhân, người nghèo đều có cơ hội học tập, tiến thân, kể cả cơ hội trở thành lãnh đạo trong tương lai. Theo ông, để công tác cán bộ được chính xác, chúng ta phải bắt đầu như thế nào?
Ông Vũ Ngọc Hoàng: Mong muốn đó rất chính đáng, rất bình đẳng. Nhưng từ ý muốn đến khi làm được cần phải có cơ chế. Việc này cần phải giao cho các nhà khoa học độc lập nghiên cứu, tham mưu trên cơ sở khoa học. Nhất là cần phải chọn đúng những người nghiên cứu có năng lực, có thực tiễn và sở trường về lĩnh vực đó, đồng thời dám nói lên ý kiến độc lập của họ.
Theo tôi, cơ chế đó phải phát huy năng động, quyền tự chủ của các tổ chức chính trị xã hội để họ phát hiện nhân tài, sau đó so sánh, sàng lọc và đưa ra tranh cử. Tranh cử chứ không phải là sắp đặt, bố trí. Tất nhiên đó là tranh cử lành mạnh, không bị các yếu tố tiêu cực chi phối. Nếu kéo dài tình trạng không có tranh cử thì đội ngũ cán bộ sẽ thoái hóa, giống như muôn loài khi tách khỏi chọn lọc tự nhiên.
Thông qua tranh cử lành mạnh, minh bạch mà con cháu lãnh đạo trúng cử thì dân chúng cũng rất thỏa mãn. Lúc bấy giờ dần dần sẽ không còn vấn đề “con lãnh đạo” nữa.
Với cán bộ chuyên môn có 2 cách: một số loại cán bộ thì tuyển chọn qua các cuộc thi, một số loại khác thì do người đứng đầu có quyền chọn người. Người đứng đầu chọn người thì cũng có quyền thay đổi và cũng là người chịu trách nhiệm về hành vi của cán bộ mà anh đã lựa chọn. Người lãnh đạo khác lên thay có quyền chọn lại. Cán bộ được chọn kiểu này có nhiệm kỳ công tác theo nhiệm kỳ của người lãnh đạo.
Cách nữa là chọn những người hết sức tâm huyết với sự nghiệp chung, nhạy cảm với cuộc sống, tinh tế với công việc đánh giá và phát hiện người tài, để vi hành lắng nghe ý kiến trong nhân dân nhằm phát hiện và chọn đúng nhân tài, giới thiệu cho các tổ chức.
Mặt khác, phải có cơ chế cho thôi chức và xây dựng văn hóa từ chức một cách không trì trệ như hiện nay. Coi đó là việc rất bình thường (chứ không phải là việc không bình thường như quan niệm hiện nay). Những người từ chức là những người biết tự trọng, có trách nhiệm, đáng được hoan nghênh, thông qua từ chức mà họ lấy lại uy tín, giữ được uy tín trong cuộc đời, và có thể sau đó được giao lại việc đó hoặc việc khác thậm chí quan trọng hơn. Tạo ra việc lên xuống một cách thoáng mở.
PV: Xin cảm ơn ông./.






















Kim Anh/VOV.VN (thực hiện

http://vov.vn/nhan-su/ong-vu-ngoc-hoang-tham-nhung-ghe-con-nguy-hai-hon-tham-nhung-tien-675290.vov



23.



24/09/2017 13:23 GMT+7

TTO - Bộ GD-ĐT đồng ý cho ĐH Bách khoa Hà Nội hợp tác đào tạo từ xa với ĐH chuyên ngành Nam California (nơi ông Nguyễn Xuân Anh lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ), nhưng lại không công nhận bằng của học viên nhận từ chương trình này.

Bằng của ông Nguyễn Xuân Anh: Bộ Giáo dục và ĐH Bách khoa Hà Nội liên quan gì? - Ảnh 1.
Ảnh chụp từ website của SCUPS vào chiều 23-9
"Chương trình thử nghiệm"
Cụ thể, Bộ GD-ĐT đồng ý cho ĐH Bách khoa Hà Nội hợp tác đào tạo từ xa trong lĩnh vực quản trị kinh doanh ở mục sau ĐH với Southern California University for Professional Studies (SCUPS, trong văn bản của Bộ GD-ĐT gọi là Trường ĐH chuyên ngành Nam California - Hoa Kỳ) từ năm 1999.
Theo tài liệu Tuổi Trẻ Online có được, khi đồng ý chương trình hợp tác nói trên, Bộ GD-ĐT khuyến cáo: "Chương trình này là chương trình thử nghiệm và đào tạo từ xa, với sự hợp tác của một trường ĐH Hoa Kỳ, nên ĐH Bách khoa Hà Nội phải phối hợp với các cơ quan hữu trách để quản lý tốt chương trình này" - công văn của Bộ GD-ĐT khi đó do một thứ trưởng ký.
Thời điểm Bộ GD-ĐT cho phép SCUPS hợp tác với ĐH Bách khoa Hà Nội - tức năm 1999, trường này chưa được kiểm định chất lượng tại Mỹ. SCUPS (sau này được đổi tên thành California Southern University) được kiểm định lần đầu tiên năm 2010. 
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT quy định: văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức học từ xa chỉ được công nhận khi các chương trình này đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục công nhận, và được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo, hoặc liên kết đào tạo tại VN.
Với quy định như thế, Bộ GD-ĐT từng không công nhận bằng tiến sĩ từ SCUPS của phó hiệu trưởng một trường ĐH. Lý do: bằng đào tạo từ xa, và khi bằng được cấp, trường chưa được kiểm định tại Mỹ. 
Vậy tại sao Bộ GD-ĐT lại cho phép ĐH Bách khoa Hà Nội hợp tác đào tạo với SCUPS, sau đó lại không công nhận văn bằng được cấp của trường này? Tuổi Trẻ đã liên lạc với người có trách nhiệm của Bộ GD-ĐT nhưng vẫn chưa có câu trả lời chính thức.
Sự thật bằng tiến sĩ của Bí thư Nguyễn Xuân AnhSự thật bằng tiến sĩ của Bí thư Nguyễn Xuân Anh
TTO - So với thời gian đào tạo tiến sĩ ở Mỹ (từ 4-7 năm nghiên cứu, viết luận án), thời gian chưa đầy 2 năm để lấy bằng tiến sĩ của ông Nguyễn Xuân Anh quả là "siêu tốc"!
Tránh rủi ro
Ông Hoàng Ngọc Vinh - nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT), người tham gia nghiên cứu và soạn thảo các quy định về tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục - cho biết các cơ sở giáo dục ĐH của Hoa Kỳ có sự tách bạch giữa việc được cấp phép hoạt động, cấp bằng với được công nhận về chất lượng đào tạo và bằng cấp.
Nghĩa là, cho phép cấp bằng là thẩm quyền của cơ quan quản lý, nhưng công nhận về chất lượng phải là chứng nhận kiểm định từ các tổ chức kiểm định hợp pháp.
SCUPS được cấp phép đào tạo bởi BPPVE (Bureau for Private Postsecondary and Vocational Education, sau này được đổi tên thành California Bureau for Private Postsecondary Education - BPPE) - cơ quan chịu trách nhiệm giám sát các trường ĐH và cao đẳng tư ở California, nhưng trường không có chứng nhận kiểm định chất lượng nào vào trước thời điểm năm 2010.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ, một chuyên gia tư vấn về giáo dục ĐH Hoa Kỳ cho biết: "Các trường ĐH của Hoa Kỳ nếu muốn được công nhận về chất lượng đều đặt mục tiêu phải đạt được các chứng nhận kiểm định chất lượng phù hợp. Nếu một trường ĐH không có chứng nhận kiểm định nào là vì trường đó đã không đáp ứng được điều kiện về chất lượng đào tạo".
TS Nguyễn Thị Thanh Phương, nguyên giám đốc Quỹ Giáo dục VN - Hoa Kỳ (VEF), thì nhận định: "Khi liên kết đào tạo với một cơ sở giáo dục Hoa Kỳ, an toàn nhất là phải chọn trường đã được kiểm định để tránh những rủi ro về chất lượng. Những diploma mills (cỗ máy bán bằng) ở Hoa Kỳ phần lớn không được kiểm định, hoặc được kiểm định bởi những tổ chức không có uy tín".
Đã cấp bằng cho 229 người
PGS.TS Nguyễn Đắc Trung - viện trưởng Viện đào tạo sau ĐH, ĐH Bách khoa Hà Nội, thông tin thêm về chương trình hợp tác đào tạo nói trên:
ĐH Bách khoa Hà Nội chỉ có nhiệm vụ đưa thông tin tuyển sinh của SCUPS đến các đơn vị, người học và bố trí địa điểm học tập. Toàn bộ quá trình đào tạo - như xét hồ sơ thí sinh, quyết định công nhận học viên, cử giảng viên của SCUPS giảng dạy, nội dung các học phần, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo, đánh giá kết quả học tập, đánh giá luận văn, xét tốt nghiệp, cấp bằng... đều do SCUPS đảm nhiệm.
ĐH Bách khoa Hà Nội hợp tác với SCUPS tuyển sinh tại VN các khóa 1999, 2000 và 2001. Sau năm 2001, chương trình không còn tuyển sinh nữa. Việc đào tạo kết thúc vào năm 2003. Từ năm 2003 trở đi, ĐH Bách khoa Hà Nội không còn hợp tác với SCUPS.
Theo thông tin từ SCUPS, đã có 229 học viên trong chương trình được SCUPS cấp bằng.
NHÓM PV

http://tuoitre.vn/bang-cua-ong-nguyen-xuan-anh-bo-giao-duc-va-dh-bach-khoa-ha-noi-lien-quan-gi-20170924111135153.htm





22.

Thứ Sáu, ngày 22/09/2017 15:01 PM (GMT+7)


TS Donald Hecht, người sáng lập Đại học California Southern (CalSouthern), Mỹ, xác nhận rằng trường này đã cấp bằng tiến sĩ cho ông Nguyễn Xuân Anh - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.


   
 nguoi sang lap truong cap bang cho bi thu nguyen xuan anh len tieng hinh anh 1
TS Donald Hecht, người sáng lập Đại học California Southern, Mỹ.
"Chúng tôi xác nhận ông Nguyễn Xuân Anh đã học tại trường và lấy bằng thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) vào tháng 6/2002, cũng như lấy bằng tiến sĩ Quản trị Kinh doanh (DBA) vào tháng 12/2006", ông Donald Hecht trả lời Zing.vn chiều 21/9.
Bằng tiến sĩ cấp trước năm 2010 'rất khó định lượng'Người sáng lập Đại học California Southern (California Southern University) cho biết trường bắt đầu cung cấp các chương trình học tại các nước châu Á như Việt Nam và Thái Lan trong những năm 1990.
Tuy không có chứng nhận quốc gia cũng như chứng nhận vùng của Mỹ vào thời điểm đó, bằng của trường được phê duyệt bởi Văn phòng Giáo dục sau đại học bang California.
 nguoi sang lap truong cap bang cho bi thu nguyen xuan anh len tieng hinh anh 2
Đại học California Southern.
"Dù đào tạo hoàn toàn dưới hình thức giáo dục từ xa, đối với các chương trình quốc tế, chúng tôi cung cấp dịch vụ dạy kèm và hướng dẫn học viên. Chúng tôi gửi giáo sư người Mỹ đến để cố vấn cho học viên Việt Nam, Trung Quốc và Campuchia", vị TS này cho biết.
Ông cũng khẳng định  trường đã mua một khuôn viên rộng hơn để triển khai kế hoạch chuyển đổi từ hình thức đào tạo 100% từ xa sang nửa từ xa, nửa truyền thống.
Về chương trình tiến sĩ Quản trị Kinh doanh, ông Donald Hecht cho biết trong giai đoạn 2002-2008, chương trình DBA yêu cầu 72 tín chỉ đối với cử nhân và 36 tín chỉ với thạc sĩ. Như vậy, trung bình một thạc sĩ quản trị kinh doanh sẽ mất 3 năm để học lên tiến sĩ. Tuy nhiên, học viên có thể hoàn thành sớm hơn.
Người đàn ông này giải thích PhD học theo định hướng nghiên cứu trong khi BDA hướng về thực hành, tức là dựa trên kinh nghiệm thực tế của học viên trong kinh doanh và quản lý. Một doanh nhân giàu kinh nghiệm hoặc chuyên nghiệp có thể hoàn thành khóa học sớm.
Hiện tại, chương trình DBA của trường yêu cầu 60 tín chỉ đối với thạc sĩ Quản trị Kinh doanh.
Bà Claudia Rossma, đại diện nhà trường, cho biết Đại học California Southern hiện có hơn 3.300 sinh viên. Về văn bằng được cấp trước năm 2010 (chưa có chứng chỉ kiểm định chất lượng), bà cho rằng chương trình của trường thay đổi theo thời gian và nội dung các khóa học cũng liên tục được cập nhật. Do đó, việc này rất khó để định lượng.
Chương trình DBA hiện tại cần 60 tín chỉ để hoàn thành, thời gian từ 3,5-4 năm. Tuy nhiên, một số học viên có thể hoàn thành sớm hơn. Điều này dựa trên yếu tố cá nhân, tùy thuộc nhu cầu cũng như thời gian của mỗi người học.
Sự khác biệt của hai trường có tên gần giống nhau
Theo ông Mark Ashwill, Giám đốc Công ty Tư vấn Du học Capstone, Mỹ, Đại học Southern California có trụ sở tại Irvine, CA, là trường đào tạo trực tuyến cung cấp các chương trình học về tâm lý, kinh doanh, luật, tư pháp hình sự, và điều dưỡng với các chương trình liên kết (hai năm), cử nhân (bốn năm), thạc sĩ và tiến sĩ.
Trường này được thành lập năm 1978 là Đại học Nghiên cứu Chuyên nghiệp Southern California (SCUPS). Năm 2007, trường đổi tên thành Đại học California Southern.
Trường vẫn không được cấp chứng chỉ chất lượng cho đến năm 2010, khi nhận được sự công nhận của DETC (Ủy ban Chứng nhận Đào tạo từ xa). Sau đó, Đại học California Southern đã được công nhận chứng chỉ quốc gia (năm 2010) và chứng chỉ vùng (năm 2015). Ở Mỹ, chứng chỉ vùng là cao nhất.
Ông Mark Ashwill khẳng định dù có tên gần giống nhau, trường đào tạo trực tuyến này không phải Đại học Nam California (The University of Southern California - USC) danh tiếng ở Los Angeles, CA. Đây là trường đại học tư thục, phi lợi nhuận được xếp hạng thứ 21 trong số các trường đại học Mỹ.
Trong bảng xếp hạng đại học thế giới, trường này xếp thứ 66, trước đó được công nhận từ năm 1949.
"USC là một trong những tổ chức giáo dục đại học có chọn lọc nhất ở Mỹ và trên thế giới. USC đã có chứng nhận vùng gần 70 năm, trong khi CSU vừa nhận được chứng nhận cách đây hai năm", ông Mark Ashwill so sánh giữa hai trường.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại kỳ họp thứ 17 từ ngày 13 đến 16/9, ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, đã kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và Quy định những điều đảng viên không được làm.
Theo báo Tuổi Trẻ, từ tháng 2/1995 đến 9/1998, ông Nguyễn Xuân Anh học cử nhân Quản trị kinh doanh trường Humber College, Canada.
Từ tháng 3/2001 đến 9/2002, ông Xuân Anh học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, trường California Southern University (Mỹ). Cũng từ trường California Southern University, từ tháng 3/2005 đến 12/2006, ông Nguyễn Xuân Anh lấy bằng tiến sĩ hệ chính quy, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh.
Trường Southern California University for Professional Studies (SCUPS) sau tháng 10/2007 đổi tên thành California Southern University là trường chưa được Bộ GD&ĐT Việt Nam công nhận bằng. 

 Đại học Southern California ở Mỹ không có kỳ tuyển sinh và luôn mở các khóa học mới hàng tháng.
Theo Kim Ngân (Zing)

http://danviet.vn/tin-tuc/nguoi-sang-lap-truong-cap-bang-cho-bi-thu-nguyen-xuan-anh-len-tieng-807280.html




21.



authorĐBQH, TS Lê Thanh Vân Thứ Sáu, ngày 22/09/2017 13:30 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Viết riêng cho Dân Việt, ĐBQH, TS Lê Thanh Vân cho rằng, nếu tiến hành tổng rà soát bằng cấp của các cán bộ công chức, cơ quan chức năng có thể sẽ khui ra nhiều trường hợp cán bộ lãnh đạo sử dụng bằng cấp chất lượng còn thấp hơn so với trường hợp ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Đà Nẵng mà Ủy ban Kiểm tra T.Ư vừa kết luận.


   
 "nhieu can bo su dung bang con kem hon bang cua bi thu xuan anh!" hinh anh 1
ĐBQH, TS Lê Thanh Vân cho rằng còn nhiều cán bộ sử dụng bằng cấp không đúng quy định. (Ảnh: VPQH)
Sau vụ việc Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh bị Ủy ban Kiểm tra T.Ư kết luận, kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, có nhiều ý kiến xung quanh câu chuyện bằng cấp của cán bộ. Nhân sự kiện này, ĐBQH, TS Lê Thanh Vân - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội có bài viết cho Dân Việt.
Chất vấn cả hai đời Bộ trưởng
"Gần đây nhất, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khi trả lời chất vấn của tôi, bên cạnh việc thừa nhận loại bằng này chưa được công nhận và cam kết sẽ chỉ đạo xử lý hậu quả, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả cuối cùng".
Những ngày qua, dư luận xôn xao xung quanh vi phạm của Bí thư Thành ủy TP.Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, trong đó có vi phạm liên quan đến bằng cấp. Nói đến câu chuyện bằng cấp của lãnh đạo, lâu nay có nhiều vấn đề lùm xùm.
Có thể nói hiện tượng lãnh đạo chạy theo bằng cấp diễn ra khá phổ biến. Họ, bằng cách này cách khác, đã hợp thức hóa văn bằng của mình như: Không dự thi nhưng khai man, mua  bằng, học giả nhưng có bằng thật, hoặc đột lốt các mô hình đào tạo, đặc biệt là hình thức liên kết với một số cơ sở đào tạo nước ngoài để có bằng cấp...
Tôi vẫn đang theo đuổi một vấn đề mà cử tri đã phản ánh có liên quan đến bằng cấp. Tôi đã chất vấn qua 2 đời Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo ở 2 nhiệm kỳ gần đây về một loại giấy tờ được gọi là bằng Thạc sĩ, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được lời giải thỏa đáng.
Gần đây nhất, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khi trả lời chất vấn của tôi, bên cạnh việc thừa nhận loại bằng này chưa được công nhận và cam kết sẽ chỉ đạo xử lý hậu quả, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả cuối cùng.
Đó là việc liên kết giữa các cơ sở đào tạo trong nước với Viện Quản trị kinh doanh Brussels, Vương quốc Bỉ những năm trước, để cho “ra lò” một loại giấy tờ gọi là bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh. Qua tìm hiểu cho thấy, hình thức đào tạo này không có đầu vào, mà cũng chẳng có đầu ra, nghĩa là chẳng hề có thi tuyển. Người học chỉ đăng ký, nộp tiền (hầu hết từ ngân sách) và trải qua 44 ngày gọi là “đào tạo” (tính trừ thời gian phiên dịch, có lẽ chỉ có 22 ngày tiếp nhận kiến thức) để rồi được cấp bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh.
Nếu so sánh với thời gian đào tạo tiến sĩ ở Mỹ (từ 4-7 năm nghiên cứu, viết luận án), thời gian chưa đầy 2 năm để lấy bằng tiến sĩ của ông Nguyễn Xuân Anh ở trường Southern California University for Professional Studies được coi là "siêu tốc" thì việc đào tạo để lấy bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh theo hình thức liên kết trên phải được gọi là “tốc độ ánh sáng”!
Vì vậy, theo tôi loại bằng này còn kém hơn cả bằng của ông Nguyễn Xuân Anh. Ấy vậy mà thực trạng tôi nắm được là nhiều cán bộ ở các ngành và địa phương đã và đang sử dụng loại giấy tờ này để khai vào lý lịch cán bộ, đảng viên, nhằm tạo bàn đạp về tiêu chuẩn học vấn, rồi chui sâu, leo cao...
 "nhieu can bo su dung bang con kem hon bang cua bi thu xuan anh!" hinh anh 2
Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh. (Ảnh: VNE)
Nếu Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiến hành rà soát lại bằng cấp đã khai trong lý lịch của những cán bộ đã được bầu hoặc bổ nhiệm có sử dụng loại bằng cấp này, sẽ lộ diện chân dung những người mà lâu nay vẫn cao giọng rao giảng về đạo lý với thuộc cấp của mình.
Cần kiểm tra, rà soát quyết liệt
"Phải rà soát lại lý lịch cán bộ, đảng viên xem có sự man trá trong kê khai bằng cấp, tài sản hay không? Bên cạnh đó, cần kiểm tra lại quy trình giới thiệu ra ứng cử và bổ nhiệm xem đã bảo đảm công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch chưa? Có đúng với quy định của Đảng và Nhà nước không?"
Trong Nghị quyết T.Ư 4 và T.Ư 5 khóa XII đã đề cập đến vấn đề những cán bộ không đủ tiêu chuẩn về năng lực, trình độ, không đáp ứng được yêu cầu công việc, vi phạm trong quá trình công tác thì sẽ bị thay ngay, mà không chờ đến hết nhiệm kỳ. Đó cũng chính là sự kế thừa quy định giản thái của cha ông ta.
Thế kỷ XV, vua Lê Thánh Tông thực hiện chế độ giản thái, nghĩa là hàng năm theo định lệ nhà vua cho bộ lại thực hiện viêc sát hạch quan viên, cả về năng lực và việc làm, nếu ai không đáp ứng sẽ bị sa thải.
Vấn đề chỉ là ở khâu thực hiện và tôi tin rằng, với sự chỉ đạo trực tiếp, quyết liệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ủy ban Kiểm tra T.Ư sẽ vào cuộc để xử lý mạnh mẽ vấn đề này như đã làm trong thời gian qua.
Để làm trong sạch bộ máy, bảo đảm uy tín, năng lực, trí tuệ, sức chiến đấu của Đảng và Nhà nước, rất cần triển khai một đợt tổng kiểm tra lại chất lượng cán bộ, mà trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp.
Vừa rồi, nếu như Ủy ban Kiểm tra T.Ư không tiến hành làm rõ vụ việc ở Đà Nẵng thì sẽ không phát hiện Bí thư Đà Nẵng khai và sử dụng văn bằng không đúng quy định. Theo tôi, việc tổng kiểm tra lại chất lượng cán bộ cần tập trung vào những giải pháp sau đây:
Phải rà soát lại lý lịch cán bộ, đảng viên xem có sự man trá trong kê khai bằng cấp, tài sản hay không? Bên cạnh đó, cần kiểm tra lại quy trình giới thiệu ra ứng cử và bổ nhiệm xem đã bảo đảm công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch chưa? Có đúng với quy định của Đảng và Nhà nước không?
Có chỉ đạo ngầm, vận động, đe dọa, chi phối không? Có bè phái, bản vị, cục bộ địa phương không? Có trung thực không, hay man trá, gian lận, hoặc báo cáo sai với cấp trên về “quy trình” để trù dập, bức hại hiền tài, rồi đưa cánh hẩu và người nhà vào vị trí lãnh đạo, quản lý?
Phải kiểm tra lại chất lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý thông qua việc xem xét những đề xuất, khởi xướng các chủ trương, giải pháp thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật xem ở vị trí lãnh đạo, quản lý được giao đã tương xứng với năng lực và tầm nhìn trí tuệ chưa? Có bao nhiêu đề xuất là đúng, bao nhiêu đề xuất sai, đề xuất trục lợi theo nhóm lợi ích?
Năng lực lãnh đạo, quản lý của những người đảm nhận chức vụ ấy có thực sự vượt trội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao không? Có thực sự là người khởi xướng, tạo cảm hứng để dẫn dắt cơ quan, đơn vị, địa phương đi đúng hướng phát triển hay không? Nếu người lãnh đạo, quản lý mà trình độ, năng lực, tầm nhìn thấp kém hơn cấp dưới, thì làm sao mà thu phục được cấp dưới, làm sao mà vận hành được bộ máy?
Bên cạnh đó, phải đánh giá sự thay đổi tích cực của cơ quan, đơn vị, địa phương xem từ ngày người ấy đảm nhận chức vụ có thay đổi gì không? Việc này được thể hiện ở những kết quả cụ thể mà cơ quan, đơn vị, địa phương đạt được kể từ khi người ấy nắm giữ vai trò lãnh đạo, quản lý.
Phải trực tiếp kiểm tra nhận thức của những người đảm nhận vị trí lãnh đạo quản lý qua sự hiểu biết nhiều vấn đề thuộc tầm quản lý, lãnh đạo, nhất là tình hình chung về kinh tế-xã hội của cả nước, của địa phương, cơ quan, đơn vị xem thế nào? Đây là phẩm chất cần có của người lãnh đạo, quản lý. Từ đó, đưa ra tình huống cụ thể xem người đó đề xuất giải pháp xử lý như thế nào? Qua đó sẽ thấy được năng lực thực tiễn.
Đã là lãnh đạo, quản lý thì phải “kinh luân đầy bụng, sách lược hơn người” chứ! Cứ vỗ ngực, ngạo mạn cho rằng hơn người về thủ đoạn chui sâu, leo cao thì sao có thể gọi là tài năng?
Và cuối cùng, theo tôi phải kiểm tra xem tính tiền phong gương mẫu của người đó thế nào? Từ khi nhận nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý ở cơ quan, đơn vị, địa phương, có phải là hạt nhân lãnh đạo thực sự không? Có thực sự là trung tâm đoàn kết không? Tác phong có gần gũi với anh em, đồng chí không? Phong cách lãnh đạo có dân chủ không? Có biết lắng nghe ý kiến của cấp dưới không? Gia đình, vợ con có gương mẫu không? Có quan tâm đến tâm tư, tình cảm và những khó khăn của cấp dưới không? Quan hệ với bà con nơi cư trú ra sao?...
Làm được những điều đó tôi nghĩ sẽ loại được không ít cán bộ yếu kém cả về năng lực, phẩm chất và đạo đức, lối sống. Có như vậy mới củng cố được bộ máy, xác định đúng chất lượng cán bộ, lấy lại sức mạnh của Đảng và Nhà nước, củng cố niềm tin của Nhân dân.
Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV (tháng 11.2016)Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ trả lời ĐBQH Lê Thanh Vân liên quan đến việc Viện Quản trị kinh doanh Brussels, Vương quốc Bỉ liên kết đào tạo thạc sĩ ở Việt Nam,:
"Báo cáo đại biểu Vân và các đại biểu, đây là một trong những vấn đề chúng tôi đang rà soát vấn đề liên kết bằng cấp. Thời gian vừa qua, đặc biệt là 5 năm về trước thì liên kết đào tạo rất mạnh, trong đó rất nhiều những kết quả nhưng đặt ra rất nhiều vấn đề về quản lý chất lượng. Chúng tôi đã yêu cầu Đại học Quốc gia Hà Nội báo cáo và họ báo cáo đang làm việc với Viện Brussels của Bỉ và một trường ĐH của Anh trong việc công nhận tốt nghiệp. Chúng tôi cam kết sẽ trả lời đại biểu trong thời gian ngắn nhất bởi vì có liên quan đến xác minh trong vấn đề bằng cấp liên quan đến nước ngoài".
Trả lời của Bộ GDĐT cho ĐBQH Lê Thanh Vân vào tháng 2.2016:
"…Tại thời điểm hiện tại, trên trang mạng của Viện Quản trị kinh doanh Brussels, Vương quốc Bỉ (UBI) cho thấy, UBI không có thẩm quyền cấp văn bằng đại học, thạc sĩ, thạc sĩ quản trị kinh doanh, thạc sĩ quản trị kinh doanh điều hành và tiến sĩ. UBI được phép đào tạo các chương trình này và do trường Đại học Middlesex London, Vương quốc Anh chịu trách nhiệm cấp bằng. Chương trình liên kết đào tạo của Khoa Sau đại học được Đại học Quốc gia Hà Nội cấp phép từ tháng 9.2002 và dừng tuyển sinh từ tháng 5.2011.
Bộ GDĐT đã yêu cầu Đại học Quốc gia Hn cung cấp các cơ sở pháp lý liên quan đến thẩm quyền văn bằng của UBI trong thời gian trên. Tuy nhiên, đến nay Đại học Quốc gia Hà Nội chưa cung cấp thông tin. Đến thời điểm này, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa đủ cơ sở để công nhận văn bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh do UBI cấp".
Lương Kết (tổng hợp)
(*) Tít chính và các tít phụ trong bài do Dân Việt đặt.

http://danviet.vn/tin-tuc/nhieu-can-bo-su-dung-bang-con-kem-hon-bang-cua-bi-thu-xuan-anh-807151.html



20.

Ủy ban Kiểm tra TƯ công bố kết luận sai phạm tại Đà Nẵng

 - Ủy ban Kiểm tra TƯ đã làm việc với Thành ủy Đà Nẵng công bố “kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm” đối với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng và một số cá nhân.
Chiều nay, Chánh VP Thành ủy Đà Nẵng Đào Tấn Bằng cho biết, buổi làm việc diễn ra sáng cùng ngày. 
Trước đó, ngày 18/9, Ủy ban Kiểm tra TƯ có thông cáo báo chí nêu rõ kết quả kiểm tra các dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng (nhiệm kỳ 2015 - 2020). 
Đà Nẵng, ủy ban kiểm tra trung ương, kỷ luật, Nguyễn Xuân Anh, Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch Đà Nẵng
Ông Nguyễn Xuân Anh và ông Huỳnh Đức Thơ đồng chủ trì một buổi làm việc đầu năm 2016
Thông cáo cũng kết luận sai phạm cụ thể đối với cá nhân ông Nguyễn Xuân Anh, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng; ông Huỳnh Đức Thơ, Phó bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng.
Theo Ủy ban Kiểm tra TƯ, những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 - 2020, của ông Nguyễn Xuân Anh và ông Huỳnh Đức Thơ là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và cá nhân, gây bức xúc trong cán bộ, Đảng viên và nhân dân, đến mức phải thi hành kỷ luật.
Sau khi Ủy ban kiểm tra TƯ chính thức công bố kết luận cụ thể đối với Thành ủy Đà Nẵng, các tập thể và cá nhân liên quan sẽ bị xử lý kỷ luật theo các quy định.
Công bố sai phạm của Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh

Công bố sai phạm của Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh

Ông Xuân Anh kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực, sử dụng 2 nhà ở của doanh nghiệp.
Kẽ hở công tác cán bộ, Đà Nẵng không còn như xưa

Kẽ hở công tác cán bộ, Đà Nẵng không còn như xưa

Từ sai phạm của Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cho thấy công tác cán bộ còn có những kẽ hở để lọt vào TƯ người không đủ tiêu chuẩn.
Bộ Công an điều tra việc bán nhà đất công tại Đà Nẵng

Bộ Công an điều tra việc bán nhà đất công tại Đà Nẵng

Bộ Công an vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng yêu cầu phối hợp điều tra việc mua bán nhà, đất công sản ở TP từ 2006 đến nay.
Cao Thái
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/uy-ban-kiem-tra-trung-uong-cong-bo-ket-luan-sai-pham-tai-da-nang-400328.html




19.

'Chủ nhân tấm bằng biết rõ mức độ thật rởm của nó'

19/09/2017 16:20 GMT+7

TTO - Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận ông Nguyễn Xuân Anh - bí thư Thành ủy, chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng - vi phạm trong việc kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định.

Chủ nhân tấm bằng biết rõ mức độ thật rởm của nó - Ảnh 1.
Ông Nguyễn Xuân Anh - Ảnh: Hữu Khá
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, một trong những bằng cấp mà ông Nguyễn Xuân Anh đang sở hữu là bằng tiến sĩ được cấp bởi Trường Southern California University for Professional Studies (SCUPS), sau này đổi tên thành California Southern University.
Vậy để xác nhận một văn bằng tiến sĩ do nước ngoài cấp đảm bảo chất lượng, có thể tham khảo những thông số quy chiếu tin cậy nào? 
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp Bộ GD-ĐT - cho biết:
- Thông thường để công nhận văn bằng tiến sĩ giữa các nước, người ta phải có các thỏa thuận khung công nhận lẫn nhau (có thể dựa vào khung các trình độ quốc gia). 
Dựa trên đó sẽ xem xét các trường hợp cụ thể theo quy định do cơ quan quản lý ban hành hoặc các tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín được thừa nhận.
Xử lý trường hợp cụ thể, người sở hữu văn bằng phải trình các bằng chứng:
- Trường cấp bằng hoặc chương trình tiến sĩ được kiểm định trong thời hạn còn hiệu lực (thường là 5 năm).
- Thời gian đào tạo thông thường khoảng 3 năm sau trình độ thạc sĩ.
- Danh mục các môn học và các chuyên đề nghiên cứu kèm theo khối lượng học tập (thường tính theo tín chỉ) và kết quả học tập từng năm.
- Thông thường phải có một luận án dù làm tiến sĩ khoa học hay kiểu tiến sĩ mang tính chuyên nghiệp (professional doctor) như tiến sĩ quản lý giáo dục, tiến sĩ quản lý kinh doanh... và các bài báo công bố kết quả nghiên cứu.
-  Hình thức đào tạo là tập trung hay trực tuyến.
Theo tôi biết, cách đào tạo trực tuyến online hiện nay mới chỉ có rất hãn hữu chương trình được công nhận văn bằng tại Việt Nam do khó xác thực điều kiện đảm bảo chất lượng.
Ngoài ra có thể xem xét các bằng chứng khác.
Chủ nhân tấm bằng biết rõ mức độ thật rởm của nó - Ảnh 2.
Website của trường nơi cấp bằng cho ông Nguyễn Xuân Anh
* Ông có biết về chương trình đào tạo tiến sĩ từ xa của California Southern University? Một khóa đào tạo tiến sĩ từ xa thông thường kéo dài bao lâu? Thời gian đào tạo có giá trị thế nào trong việc đánh giá chất lượng văn bằng do đại học nước ngoài cấp?
- Trường CSU trước có tiền thân là Trường Southern California University (SCU) thành lập năm 1978. Năm 1993 đăng ký thương hiệu (trade mark), đến ngày 13-6-1994 thì bị hủy bỏ tư cách. Vì thế, trường này cấp bằng trong giai đoạn sử dụng trade mark đã bị hủy là việc làm không đúng.
Hiện nay, Trường CSU đã được kiểm định cho các chương trình online bởi WASC và chương trình tiến sĩ là 3 năm online, với chương trình từng năm học và số tín chỉ công bố công khai.
Thời gian đào tạo là một yếu tố và người ta quy thành số tín chỉ tích lũy được trong khung thời gian đó. Thời gian hay tổng số tín chỉ tích lũy phản ánh yếu tố quan trọng trong đảm bảo chất lượng. 
Ngoài ra, còn phải chú ý đến chuẩn đầu ra của mỗi môn học và các đồ án trong từng năm học và điều kiện đảm bảo đạt chuẩn đầu ra. 
Đối với Trường CSU hiện nay, chương trình tiến sĩ online yêu cầu 60 tín chỉ cho người có trình độ thạc sĩ cùng ngành học.
* Thời gian qua, nhiều quan chức bị phát hiện dùng bằng do đại học nước ngoài cấp nhưng lại không được công nhận tại Việt Nam. Theo ông, người học có thể là nạn nhân khi không hiểu biết hệ thống văn bằng phức tạp của nước ngoài, hay những dấu hiệu nhận biết bằng chất lượng hay không cũng không phải quá khó nếu người học thực sự muốn sở hữu tấm bằng giá trị thật?
- Đúng là hệ thống văn bằng thế giới phức tạp và theo cơ chế thị trường. Rất nhiều cơ sở đào tạo cung cấp văn bằng có cả thật và giả lẫn lộn, người "tiêu dùng" có thể biết hoặc không biết là chuyện bình thường. 
Cách đây vài năm, Bộ GD-ĐT có cung cấp danh sách một số trường đại học cấp bằng trên thế giới không được tổ chức có uy tín kiểm định để cảnh báo người học. Tuy nhiên, khó mà liệt kê hết được. 
Người học cũng có thể nhận biết được nếu để ý ngay từ đầu về nhà trường hoặc chương trình tiến sĩ định theo học đã được kiểm định bởi tổ chức nào, ở đâu và khi nào hết hiệu lực kiểm định...
Nói thật, chỉ người làm tiến sĩ thì mới biết mức độ thật hay rởm của các nghiên cứu cũng như văn bằng của mình.
Chủ nhân tấm bằng biết rõ mức độ thật rởm của nó - Ảnh 3.
Quy định của Bộ GD-ĐT về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người VN do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp nêu rõ: văn bản công nhận văn bằng có giá trị pháp lý để người có văn bằng sử dụng văn bằng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy nếu văn bằng do cơ sở nước ngoài cấp mà không được Bộ GD-ĐT công nhận thì văn bằng đó không có giá trị pháp lý và người sử dụng nó (trong công tác cán bộ như tuyển dụng, bổ nhiệm…) là không đúng quy định.
Theo Quy định của Bộ Chính trị về "Xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm", đảng viên "nhận và sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp" (nếu) gây hậu quả ít nghiêm trọng thì bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
Đ.TR.
http://tuoitre.vn/chu-nhan-tam-bang-deu-biet-ro-muc-do-that-hay-rom-cua-van-bang-20170919155054486.htm




18. Nhà sử học của xứ Huế bình luận

"


Có lẽ do cái nghề tay phải là "ngâm cứu", nên sau những phẫn nộ tự nhiên nhất thời, mình suy gẫm lại toàn bộ bức tranh xã hội và có những suy nghĩ khác về Xuân Anh cùng nhiều trường hợp tương tự.
Nếu Xuân Anh là con mình (cậu ấy cách mình xấp xỉ 20 tuổi), hay con những người bình thường khác, thì bây giờ có thể cậu ấy đang hạnh phúc bên vợ đẹp con xinh và ko bị hư hỏng, sai phạm với tổ chức, mang tiếng xấu với đời, thậm chí đang là người hữu ích cho xã hội.
Nhưng, đúng là nhưng:
Bởi cậu ấy là con lãnh đạo cao cấp, nên có điều kiện, tiền nong để ghi danh học trực tuyến lấy được học vị cao và nhanh, mà ko phải theo cách như con mình và đa số là thi tuyển, tìm kiếm học bổng và đi học theo đường thông thường;
Bởi cậu ấy là con lãnh đạo cao cấp, nên dễ được cả guồng máy các cấp nể vì, hoặc nhờ/bị cha cậu gây áp lực (?) mà được cất nhắc, thăng tiến rất nhanh trong chốn quan trường;
Bởi cậu ấy là con sếp lớn, nên dù công tác ở cơ quan nào, tài năng ko vượt trội song cấp ủy ở đó cũng đưa vào "quy hoạch", quần chúng cũng tặc lưỡi bỏ thư giới thiệu, cán bộ cốt cán cũng cúi đầu bỏ phiếu tín nhiệm, hội nghị cấp ủy nhanh chóng nhất trí cao và tập trung đề đạt lên trên;
Bởi cậu ấy là con sếp lớn, nên dù tài năng chưa tỏ song nhiều sếp lớn đồng cảnh ngộ sẵn sàng "đồng thuận" Xuân Anh để "dễ người dễ ta", hoặc ngược lại, hoặc vì những lý do khác;
Bởi cậu ấy là con sếp lớn, được nhiều sếp lớn ủng hộ, cấp ủy cơ sở đề đạt giới thiệu thì nhất trí cao, nên dù tài-đức chưa đo kịp, chưa lập được "đại công", cấp ủy tối cao vẫn ra quyết định bổ nhiệm;
Bởi cậu ấy là con lãnh đạo cao cấp, và đã có rất nhiều con lãnh đạo được thăng tiến nhanh dù ko tương xứng với tài-đức, nên đã được hậu thuẫn bằng một đám hỏa mù lấp liếm dư luận với lập luận (phi logic) rằng: "Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc của dân tộc" (Đúng ra phải là: Con ai cũng được, nếu có tài-đức vượt trội mà làm lãnh đạo là hạnh phúc của dân tộc);
Bởi cậu ấy dù là con lãnh đạo cao cấp, nhưng chưa hề chứng tỏ có tài-đức vượt trội, và quần chúng, bao gồm cả mình, đều thấy quá sức cho cậu ấy khi phải đảm nhận trọng trách đứng đầu một thành phố trực thuộc TW, nhưng chỉ bất lực đứng nhìn ko can thiệp được hệ thống, ko ngăn chặn được hậu quả nhãn tiền- bất quá là biểu thị sự nghi ngờ qua trà dư tửu hậu, qua mạng xã hội...
Như vậy, lỗi ko hoàn toàn nằm ở Xuân Anh, mà ở bố và đồng liêu của bố cậu ấy, ở các cơ quan cậu ấy từng kinh qua, ở hệ thống cấp ủy các nơi cậu ấy làm việc, ở cấp ủy cao nhất tại TW, và... ở cả sự bất lực đứng nhìn của xã hội, trong đó có mình.
Xuân Anh bị cả từ trong nhà ra ngoài xã hội, bị cả hệ thống chính trị và lãnh đạo các cấp giao một trọng trách vượt quá tài năng và đức độ của bản thân, nên sụp đổ là lẽ tất nhiên. 
Vì vậy, với mình, cậu ấy là nạn nhân nhiều hơn là tội nhân!
Và nếu thi hành kỷ luật cậu ấy (mà đúng là phải kỷ luật), thì phải kỷ luật cả những người/tổ chức liên quan trực tiếp việc đã đặt cậu ấy lên chiếc ghế cao quá tầm đứng thì mới thỏa đáng!
"
https://www.facebook.com/nguyen.q.tien.104/posts/10207654093270175




17.





20/09/2017 15:46 GMT+7

TTO - Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, các cán bộ lão thành nhận định các vi phạm mà Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận đối với Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh bộc lộ sự dễ dãi, chủ quan trong công tác cán bộ.

Phải rút kinh nghiệm về sự dễ dãi trong đánh giá, bổ nhiệm - Ảnh 1.
Ông Lê Quang Thưởng - Ảnh: TT
Ông Lê Quang Thưởng (nguyên phó trưởng ban thường trực Ban Tổ chức trung ương): Dễ dãi đề bạt, thiếu giám sát và rèn luyện cán bộ
Tôi quan sát dư luận từ sau khi Ủy ban Kiểm tra trung ương công bố kết luận về vi phạm diễn ra tại Thành ủy Đà Nẵng, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ và một số vụ việc khác, thấy có những ý kiến khác nhau, nhưng nhìn chung là hoan nghênh quyết tâm và sự quyết liệt khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng.
Nhân dân cũng thấy rõ quyết tâm, bản lĩnh của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc chống tham nhũng, tiêu cực, tha hóa và bước đầu cảm nhận cuộc đấu tranh này đúng là "không có vùng cấm".
Riêng về vi phạm của bí thư Thành ủy Đà Nẵng, chúng ta đều biết đây là một người còn rất trẻ, con của một vị từng là ủy viên Bộ Chính trị giữ trọng trách lớn trong Đảng. Có lẽ xuất thân của người này khiến những người làm công tác tổ chức có phần nể nang, châm chước trong đánh giá khi đề bạt, bổ nhiệm. 
Có thể có tư tưởng chủ quan rằng là con một gia đình như vậy thì tốt rồi, chuyện bằng cấp yên tâm, nên không xem xét, rà soát kỹ.
Đà Nẵng là một TP trực thuộc trung ương, có vị trí rất quan trọng, vậy mà bố trí một cán bộ trẻ như vậy, để xảy ra vi phạm nghiêm trọng như vậy, là bài học rất lớn trong công tác cán bộ.
Trước hết phải rút kinh nghiệm về sự dễ dãi trong đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm. Một người còn trẻ, học hành như vậy, mà trong thời gian ngắn đã kinh qua hết chức vụ này đến chức vụ khác, "lên" nhanh như diều, ngồi ghế lãnh đạo TP lớn dễ dàng quá. Một cán bộ trẻ như vậy đã trải qua quá trình rèn luyện, rèn giũa thế nào? 
Dư luận có quyền đặt câu hỏi: Những cơ quan, những người làm công tác tổ chức cán bộ của Đảng, trực tiếp là với trường hợp ông Nguyễn Xuân Anh, đã làm tròn trách nhiệm chưa, có vấn đề gì không?
Đây cũng là bài học về dân chủ trong Đảng: Cần phải phát huy dân chủ mạnh mẽ hơn nữa, tiếng nói của các thành viên trong ban chấp hành, trong thường vụ, các đảng viên bình thường, cần được lắng nghe, tôn trọng hơn. Việc giám sát quyền lực ngay trong nội bộ Đảng cũng cần được đề cao, làm thực chất. Từ dân chủ trong Đảng, phải mạnh mẽ mở rộng dân chủ trong nhân dân. 
Tôi có thể khẳng định, cán bộ sống thế nào, phẩm chất ra sao, người dân sống xung quanh họ biết cả đấy.
Ông Lê Quang Thưởng
Phải rút kinh nghiệm về sự dễ dãi trong đánh giá, bổ nhiệm - Ảnh 3.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Ảnh: TT
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết (nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội): Bằng cấp không được công nhận, sao bây giờ mới biết?
Những động thái, kết quả làm việc, kết quả xử lý cán bộ vi phạm gần đây của Ủy ban Kiểm tra trung ương đã đem lại niềm tin cho người dân, cho đảng viên về sự quyết tâm và công minh của trung ương. 
Về trường hợp cụ thể ở Đà Nẵng, tôi thấy tiếc cho cá nhân ông Nguyễn Xuân Anh, tiếc cho Đà Nẵng, nơi được nhiều người quan tâm, yêu mến, gọi là "thành phố đáng sống". 
Tôi nghĩ Trung ương cần làm rõ, nhìn nhận lại về quá trình đề bạt, thăng tiến hết sức nhanh chóng của ông Nguyễn Xuân Anh. Thử hỏi, với một người bình thường có xuất phát điểm tương tự, có thể thăng tiến nhanh như vậy không?
Tôi nhớ rằng trước khi ông Nguyễn Xuân Anh trình ra bằng cấp của cơ sở đào tạo không được kiểm định và không được Bộ Giáo dục - đào tạo công nhận, đã từng có những trường hợp tương tự và dư luận, cơ quan chức năng đã lên tiếng. 
Cả quy trình kiểm tra, xác minh tiêu chuẩn của một ủy viên Trung ương Đảng lại dễ dàng để lọt vấn đề bằng cấp như vậy, tại sao bây giờ mới biết và xử lý?
Tôi nghĩ rằng khi đăng ký học ở những trường như vậy, người học biết rõ chất lượng tấm bằng mình nhận được. Tôi chỉ lưu ý một chi tiết là học online chỉ trong một thời gian ngắn như vậy làm sao mà thành tiến sĩ tốt được? 
Với những cơ sở giáo dục không được kiểm định như vậy, người ta gọi nôm na là trường "bán bằng". Vậy tại sao ở VN nhiều người cứ đăng ký học? Trước hết là do xã hội ta quá coi trọng bằng cấp, nhất là trong tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ, đặc biệt là bằng sau đại học. Thế nên không ít quan chức cố gắng lo cho được một tấm bằng tiến sĩ.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết
Đề nghị tổng kiểm tra công tác bổ nhiệm cán bộ
Ủy ban Tư pháp Quốc hội chính thức đưa ra đề nghị này trong báo cáo thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng năm 2017, vừa được trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm qua (19-9).
Ủy ban Tư pháp nhận định có tình trạng một số cán bộ, công chức có dấu hiệu tiếp tay, bảo kê cho doanh nghiệp. Nếu như trước đây, tình trạng "lợi ích nhóm", "sân sau" mới chỉ là nghi ngờ trong dư luận, thì qua một số vụ án lớn gần đây, qua kết quả kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra trung ương, thực tế cho thấy nghi ngờ đó là có căn cứ.
Ủy ban Tư pháp đề nghị Chính phủ xây dựng và hoàn thiện các quy định về minh bạch, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, nhất là các nội dung kiểm tra, giám sát, xác minh việc kê khai, trách nhiệm giải trình việc tăng, giảm tài sản, các khoản chi tiêu, giao dịch có giá trị lớn; quy định rõ chế tài xử lý đối với người kê khai tài sản không trung thực.
Chính phủ cần chỉ đạo tổng kiểm tra trong phạm vi cả nước để trả lời cử tri về tình trạng bổ nhiệm cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không đúng quy định, bổ nhiệm lãnh đạo nhiều hơn công chức, bố trí người thân vào những vị trí dễ phát sinh tham nhũng.
LÊ KIÊN ghi

http://tuoitre.vn/y-kien-nhan-xet-20170920151006219.htm





16.







Câu chuyện tấm bằng tiến sĩ "không được Bộ Giáo dục VN công nhận" của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cho thấy một thực tế, những người du học nói chung và du học Mỹ nói riêng không biết tấm bằng của mình liệu được thừa nhận. Bởi, cho đến nay, cũng chẳng biết Bộ Giáo dục công nhận hay không công nhận trường nào.






















Xin bắt đầu bằng con số mà ngân hàng HSBC công bố hồi năm 2016: Hiện có hơn 110.000 du học sinh Việt Nam tại 47 quốc gia trên thế giới. Ước tính, chi phí du học của họ vào khoảng 3 tỷ đôla Mỹ mỗi năm.
Không ngoại trừ những trường hợp đang du học tại Southern California University for Professional Studies, ngôi trường bất đắc dĩ trở nên nổi tiếng từ hôm qua, sau khi đương kim Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh được kết luận đã có bằng tiến sĩ tại đây, trong khi Southern California University "không được Bộ Giáo dục VN công nhận"!
Dư luận xã hội ngay lập tức lên án sự thiếu trung thực của người đứng đầu TP đáng sống. Nhưng có vẻ như ông Xuân Anh, cũng như những người từng du học hay lấy bằng tiến sĩ tại đây hoàn toàn không hề hay biết về giá trị tấm bằng, trong tương quan với sự thừa nhận của Bộ Giáo dục.
Bởi nếu biết, họ đã giấu biến đi chứ không công khai.
Nỗi hoài nghi cũng như thái độ lên án của dư luận có căn nguyên của nó.
Thực tế đã có trường hợp “Tiến sĩ” Nguyễn Văn Ngọc, thời điểm còn là Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái đã lấy bằng tiến sĩ ĐH Nam Thái Bình Dương chỉ trong 6 tháng với 17.000USD.
Hay năm 2010, xảy ra scandal GĐ Sở VH Phú Thọ lấy bằng tiến sĩ ĐH Southern Pacific University trong khi một chữ tiếng Anh bẻ đôi không biết.
Trả lời báo SGTT năm ấy, ông giám đốc xác nhận đúng là không biết Anh ngữ, song ông khẳng định, ông đã học tiến sĩ trong hai năm với... 2 tuần qua Mỹ để hoàn tất chương trình tiến sĩ.
Trường hợp ông giám đốc nọ, không khó để xác định đó là một "tiến sĩ ảo"!, khi mà ĐH Southern Pacific University từng bị Toà án Hawaii tuyên bố giải thể vào năm 2003.
Nhưng trường hợp ông Nguyễn Xuân Anh lại hoàn toàn khác. Ngay cả khi TS Mark A.Ashwill - Giám đốc quản lý của Capstone Việt Nam cho "nổ quả bom 21 trường ĐH ma" ở Mỹ, Southern California University không nằm trong danh sách này. Và cũng không ai biết Bộ Giáo dục VN có công nhận trường Southern California University hay không.
Và ngay thời điểm trước khi bằng TS của ông Nguyễn Xuân Anh không được công nhận cũng vậy.
Có lẽ, sau trường hợp tấm bằng "không được công nhận" này, Bộ Giáo dục nên chính thức công khai sự công nhận của mình, cũng như lý do của việc xác nhận hoặc không ấy, để ít nhất những người mắc hớ với những trường ĐH "ma" tránh được mấy chữ rất oan nghiệt: Xài bằng giả, không trung thực.
Bởi bằng giả khác hoàn toàn về bản chất so với văn bằng "không được công nhận"! Huống chi, còn 110.000 du học sinh. Huống chi còn 3 tỷ USD của cải vật chất. Huống chi, còn thanh danh!
ĐÀO TUẤN
https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/tam-bang-tien-si-cua-ong-xuan-anh-oan-thi-kinh-hay-oan-thi-mau-565387.ldo





15. Thi sĩ Lê Thiếu Nhơn bình luận

"

Lê Thiếu Nhơnさんが写真2件を追加しました。
15時間前
Nhiều người bênh vực ông Nguyễn Xuân Anh cho rằng, cái bằng Tiến sĩ có được từ Mỹ hoàn toàn không phải hàng dỏm mà chỉ do Bộ GD-ĐT không công nhận thôi. Thậm chí, có người còn ngậm ngùi dùm ông Nguyễn Xuân Anh bị bọn tư bản giãy chết lừa đảo, chứ Bí thư Đà Nẵng cực kỳ trong sáng như chính ngài ấy tự nhận. Vài câu hỏi nêu ra
Thứ nhất: Từ nhỏ đến lớn, Nguyễn Xuân Anh chỉ thuộc loại học sinh trung bình, thi đại học trong nước chưa chắc đã đậu, mà vẫn trong sáng nghĩ mình đủ trình độ lấy được Tiến sĩ nước ngoài chăng?
Thứ hai: Giai đoạn 1999-2006, khả năng của Nguyễn Xuân Anh dịch một cái tin cho sạch nước cản còn không xong, mà vẫn trong sáng nghĩ mình có thể vừa điều hành Ban Quốc tế - Báo Thanh Niên vừa tham gia chương trình đào tạo Tiến sĩ từ xa một cách nhẹ nhàng? Nếu học hành đàng hoàng, người thông minh gấp trăm lần Nguyễn Xuân Anh còn phải chuyên tâm học mờ mắt mới mong có được cái bằng Tiến sĩ, thì Nguyễn Xuân Anh có bí kíp trời ban?
Trả lời hai câu hỏi trên, mấy ai còn thấy Nguyễn Xuân Anh trong sáng theo đuổi kiến thức đích thực để có bằng Tiến sĩ? Nếu không chủ đích bỏ tiền để kiếm học vị, thì là gì? Tinh hoa phát tiết bất ngờ ư? Trí khôn bùng nổ đột ngột ư?
Tuy nhiên, không chỉ có ông Nguyễn Xuân Anh là Tiến sĩ siêu cấp. Ông Nguyễn Đức Kiên- Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội cũng tự nhận mình là Tiến sĩ do Đức đào tạo.
Ông Nguyễn Đức Kiên vốn tốt nghiệp ngành tự động hóa ở Trường ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội. Ông Nguyễn Đức Kiên khoe rằng năm 1992 tự tìm được học bổng nên sang Đức du học. Và năm 1997, ông Nguyễn Đức Kiên bỗng dưng có bằng Tiến sĩ để trở về công tác tại Ban kinh tế Trung ương. Chưa hết, ông Nguyễn Đức Kiên khẳng định mình hoàn thành nghiên cứu sinh và làm việc ở Đức với mức lương tương đương cả trăm cây vàng mỗi tháng, nhưng chấp nhận từ bỏ vật chất phù du để quay về phụng sự Tổ quốc. Mấy câu hỏi cần làm sáng tỏ...
Thứ nhất: cái bằng đại học ở VN, khác gì tờ giấy lộn ở Đức, ông Nguyễn Đức Kiên cách nào học tiếp cao học và Tiến sĩ?
Thứ hai: Với mớ tiếng Đức bập bõm của ông Nguyễn Đức Kiên, muốn học lại Đại học ở Đức đã khó, nhờ đâu có thể từ ngành tự động hóa ở VN lại thành Tiến sĩ kinh tế vĩ mô quy hoạch vùng?
Thứ ba: Chỉ trong vòng 5 năm, một anh cử nhân hạng xoàng của VN vẫn ngất ngưởng đạt học vị Tiến sĩ ở Đức và đi làm với mức lương khủng, thì Nguyễn Đức Kiên đích thực là thiên tài? Hơn nữa, ông Nguyễn Đức Kiên vào Đảng từ năm 1988, nhưng vẫn hồn nhiên làm công ăn lương cho một nước Đức đã thống nhất đi theo con đường tư bản, mà không báo cáo tổ chức Đảng và cũng không có chi bộ nào giám sát?
Cái bằng Tiến sĩ của ông Nguyễn Đức Kiên từ đâu ra, để ông có những phát ngôn ấm ớ như "dự án BOT không ảnh hưởng đến người nghèo"? Đã đến lúc các cơ quan có trách nhiệm phải tìm hiểu về học vị Tiến sĩ mà ông Nguyễn Đức Kiên vẫn vỗ ngực xưng danh đùng đoàng. Nếu là bằng thật, hãy tôn vinh ông Nguyễn Đức Kiên là bộ óc vĩ đại của thế kỷ. Nếu là bằng giả, hãy cho ông Nguyễn Đức Kiên cái ghế khác, chứ làm đại biểu của nhân dân thì... bôi bác nhân dân quá!

"
https://www.facebook.com/lethieunhon/posts/2389807874577189




14.

20/09/2017 06:40


TP - “Tối qua có lẽ do Đại hội kết thúc nên mình ngủ một giấc rất ngon, nhưng những giấc ngủ sắp tới đây tôi nghĩ không phải dễ dàng đâu. Nó đi cả vào trong giấc ngủ. Mình phải làm cái gì đây?”- Bí thư Nguyễn Xuân Anh tâm sự với báo chí sau ngày nhậm chức. Còn bây giờ, chắc cơn khó ngủ sẽ còn giày vò ông thời gian lâu nữa…
























Bí thư Nguyễn Xuân Anh (áo trắng sát bìa phải) “vi hành” bãi rác Khánh Sơn ngay sau khi nhậm chức Bí thư. Ảnh: Nam Cường.
Bí thư Nguyễn Xuân Anh (áo trắng sát bìa phải) “vi hành” bãi rác Khánh Sơn ngay sau khi nhậm chức Bí thư. Ảnh: Nam Cường.

Xin kể trước về một chuyện không xảy ra tại Đà Nẵng, cho thấy sự phức tạp, dây dưa của những việc tưởng dễ dàng thông tỏ. Đó là anh bạn thi sĩ Lương Ngọc An của tôi vừa bị chi bộ báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam) họp kỷ luật liên quan đến việc cho đăng tin về chiếc xe xịn biển số 43A 299.99 mà Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh sử dụng. Khi dư luận cho rằng đây là “biển số giả”, vì cũng có một biển số giống hệt vậy của một doanh nghiệp ở ngay Đà Nẵng. Oái oăm, buổi họp kỷ luật vào chiều ngày 18/9 vừa qua, cũng là lúc tràn ngập trên các báo mạng kết luận của Ủy ban Kiểm tra T.Ư Đảng về các sai phạm của ông Nguyễn Xuân Anh, trong đó có việc “sử dụng ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng”, cụ thể là chiếc xe trên!
Đáng nói là báo Văn Nghệ điện tử chính là nơi nổ “phát súng” đầu tiên về vụ lình xình xe cộ của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, từ ngày 22/2/2017, và bị Thành ủy Đà Nẵng phản ứng gay gắt… 
Với Bí thư Nguyễn Xuân Anh, từ ban đầu tôi có khá ít ấn tượng, có lẽ bởi cảm giác vị đứng đầu thành phố vốn đầy sóng gió tiên phong xếp thứ 3 cả nước này còn …trẻ quá!. Với gương mặt trông còn trẻ hơn cả cái tuổi 39 khi nhậm chức Bí thư Thành ủy, lúc nào cũng gọn gàng, bóng sạch. Dù trước đó ông đã trải qua khá nhiều vị trí lãnh đạo từ cấp phòng ban, quận huyện, đến Phó chủ tịch, Phó Bí thư thành phố, mà hầu hết chỉ trong thời gian chóng vánh. Nhưng không hiểu sao chỉ khi ông làm Bí thư, vào Ủy viên trung ương, thì không chỉ tôi, mà ai cũng nhận thấy ông còn…quá trẻ ! Nhất là đem so với cái bóng của ông Nguyễn Bá Thanh.  
Nên khá bất ngờ khi ông Xuân Anh chọn bãi rác Khánh Sơn để thực hiện chuyến “vi hành” đầu tiên chỉ mấy ngày sau khi trở thành Bí thư (tháng 10/2015). Đây là bãi tập kết rác lớn nhất thành phố, và cũng là điểm ô nhiễm bị kêu ca nhiều nhất. “Lần đi thực tế đầu tiên trên cương vị Bí thư Thành ủy của tôi là bãi rác Khánh Sơn chứ không phải nơi thơm tho, không phải ngồi máy để nghe báo cáo”, hôm ấy ông nói với cán bộ và người dân (cả với báo chí) như vậy. Khi mọi người xung quanh, nhất là dân bãi rác nhiều người bịt khăn kín mặt mũi vì mùi hôi, thì tân Bí thư trẻ tuổi dù được đưa khăn, lại chỉ cầm trên tay. Lại sực nhớ, hôm 8/9 cách đây hơn chục ngày, Bí thư Xuân Anh bị báo chí và người dân “phát hiện” đang “âm thầm một mình” đi thị sát tình hình nước thải ô nhiễm xả ra bãi biển Mỹ Khê.
Hai chuyến vi hành cùng liên quan đến rác thải và ô nhiễm, nhưng tại hai thời điểm và có lẽ với hai tâm thế hoàn toàn trái ngược nhau, người sát thời cuộc Đà Nẵng mới thấu hiểu. Chưa rõ việc xả thải ô nhiễm ra biển sẽ xử lý thế nào, nhưng với bãi rác Khánh Sơn, đến giờ vẫn vậy, dân vẫn kêu trời…
Cuộc đời có những điều những chuyện sau khi ta nói, nó bỗng như cứ tìm đến để “vận” vào người, để hiện ra theo chiều… ngược lại. Với tôi, Bí thư Nguyễn Xuân Anh có lẽ là một trường hợp như vậy.
Bí thư Nguyễn Xuân Anh, đôi điều ghi lại… - ảnh 1Bí thư Xuân Anh (giữa) và Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ (bìa phải) trong buổi đối thoại với thanh niên tháng 3/2016. Ảnh: Thanh Trần.
Bây giờ đọc lại loạt bài phỏng vấn độc quyền 4 kỳ của PV báo điện tử Infonet với ông Xuân Anh chỉ sau khi nhậm chức đúng 1 ngày (ngày 17/10/2015), ngẫm về những điều thực tế đã xảy ra so với lời nói. Ông tự khẳng định một trong những điểm mạnh của mình: “Tôi đánh giá tôi trong sáng. Trong sạch hay không thì để mọi người đánh giá, nhưng tôi nghĩ tôi không dính vào bất cứ vấn đề gì tiêu cực, không bè phái, không phe cánh…”. Tân Bí thư trẻ cũng tỏ ra kiên quyết: “Sẽ không chấp nhận việc lợi dụng vị trí, chức quyền để vun vén cho cá nhân, lợi ích riêng là chính còn lợi ích chung thì ít. Phải luôn luôn đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng... Tôi nói đây không phải là nói cho nó hay mà trong tâm nguyện của tôi như thế”. Và nói về kỷ luật xử lý cán bộ: “Tôi không ngại việc thay thế cán bộ nếu cán bộ đó không đảm bảo. Là vì không đảm bảo, dư luận không đồng tình thì Thủ tướng phải thay thôi. Tôi không cổ súy việc bãi nhiệm này kia nhưng tôi nghĩ là có chứ không phải không “một bộ phận không nhỏ” các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức ì ạch, nhũng nhiễu, dư luận ồn ào thì mình để yên sao? Để làm được điều đó thì anh phải sạch cái đã. Anh phải làm được điều đó thì khi anh thay họ, họ mới tâm phục khẩu phục…”.
Trong bài trên, Bí thư Xuân Anh cũng bộc bạch: “Anh Nguyễn Công Khế (nguyên Tổng Biên tập báo Thanh Niên - NV) nguyên là lãnh đạo cũ của tôi, là người đi trước rất quý mến tôi. Sáng sớm nay ảnh gọi điện cho tôi, bảo: “Đọc cái bài anh thấy rất phấn khởi. Xuân Anh à, chú cứ làm y như những gì chú nói. Nếu không làm được như vậy thì đất nước sẽ lộn xộn, nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ chứ không phải không. Bây giờ anh em mình có phải thiếu thốn gì đâu mà phải tiêu cực, phải này nọ. Chú phải làm y như những điều đã nói!”. Tôi nghĩ rất là đúng. Tôi nói với ảnh là: “Anh yên tâm. Em hứa, em nói sao em sẽ làm như vậy!”.
Một người đang ở tuổi chín tới, có đầy đủ mọi điều kiện đáng mơ ước để bước vào sự nghiệp chính trị vững vàng và tương lai rộng mở. Người mà thời gian rảnh rỗi chỉ “đọc sách về công tác xây dựng Đảng, sách về chính trị, về khả năng lãnh đạo, kinh tế và những gì liên quan tới tình hình thế giới”. Người “không hút thuốc lá, bia rượu, cà phê, chỉ chơi một môn thể thao là quần vợt, và dành thời gian cho vợ con”, như những trả lời của ông trên báo chí. Thì với những điều mà Ủy Ban Kiểm tra T.Ư Đảng vừa chính thức kết luận, thật đáng tiếc! Có những điều không hiểu được. Như chiếc xe, căn nhà nhận từ doanh nghiệp. Nhìn căn nhà mà ông Bí thư đang ở gần chợ Hàn trong tình trạng “3 nhập  làm 1” ấy, dù diện tích tới vài trăm mét vuông, nhưng từ ngoài trông vào thấy nó cũ kỹ, thấp bé lùi xùi làm sao!  
Chiều qua, tôi trò chuyện với nhà giáo Huỳnh Văn Hoa, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục. Thời ông Hoa làm Hiệu trưởng trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) thì Xuân Anh còn là cậu học sinh lớp 12D1 chuyên Anh.
Tâm sự của người vừa làm thầy, vừa là cán bộ thuộc cấp bỗng trở nên đau đáu. Như là trút niềm tâm sự chung với lớp cán bộ trẻ đã và đang làm lãnh đạo. Rằng lớp trẻ không chỉ gánh vác công việc của những thế hệ đi trước trao lại, mà gửi gắm trong đó còn có cả niềm tin yêu, hy vọng và khát vọng. Thời kỳ nào, giai đoạn nào cũng vậy. Đặc biệt khi được giao phó trọng trách, lại càng phải toàn tâm toàn ý phấn đấu, rèn luyện thật tốt vì cái chung, vì tập thể, và cho cả đất nước. Luôn thấy sau lưng là những người ủng hộ,  tin tưởng mình, kỳ vọng vào mình. Chứ chưa nên vì những cái riêng tư, của cá nhân và gia đình. Phải dũng cảm vượt lên trên những rào cản ấy để cống hiến.
Lại nhớ buổi trưa hôm nọ trong căn phòng oi nồng nắng hè cũng của một nhà giáo già khác nay đã ngoài 80 tuổi Nguyễn Đình An. Ông từng là thầy giáo luyện học sinh giỏi môn Văn cho nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ thời còn ở miền Bắc. Sau 1975 về lại quê hương, ông làm Giám đốc Sở Giáo dục, rồi làm Phó chủ tịch tỉnh QN-ĐN... Hai lần đột quỵ khiến sức khỏe ông sút giảm nhiều. Nhưng đau đáu vẫn là câu chuyện bè phái, mất đoàn kết trong một số lãnh đạo Đà Nẵng, khiến lòng dân, lòng cán bộ thành phố nhiều lúc chùng xuống, hoang mang. Điều ít khi thấy ở thành phố này suốt 20 năm qua…
Tôi xách xe lòng vòng chạy quanh thành phố. Công trình hầm chui Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương vẫn ngổn ngang, nắng bụi, dù thời điểm ngày 15/10 bàn giao công trình không còn mấy ngày nữa. Dù đã gia hạn lui thời gian. Như không ít những dở dang đang bày ra đó, từ lời nói, văn bản đến hành động. Như đề án tiến cử người dưới 35 tuổi làm lãnh đạo chủ chốt mà Thành ủy đưa ra hồi tháng 2 năm nay, nhằm tạo đột phá trong công tác cán bộ. Tên đầy đủ là đề án “Xây dựng và tạo nguồn cán bộ trẻ đảm nhiệm các chức danh diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý và cán bộ chủ chốt thành phố đến năm 2025 và những năm tiếp theo”. Nhưng rồi cán bộ trẻ chưa tính được, thì hàng loạt cuộc luân chuyển cán bộ “già” vốn dĩ đang là những người rất vững vàng trong lĩnh vực của mình đã gây bức xúc, xáo trộn trong cán bộ,  dư luận.
Bí thư Xuân Anh trong những lần gặp gỡ báo chí, luôn tỏ ra tự hào về một thời làm báo của mình. Cái môi trường mà ông từng tâm sự là hết sức phong phú, nhưng cũng phải “lăn lộn ghê lắm”. Nhớ cuộc gặp nhân ngày 21/6 mới đây, do ngồi phía sau, lúc gần tàn cuộc thế nào không biết tôi bị “rớt” lại. Để trong số những người cuối cùng còn ở bữa tiệc có cả Bí thư lẫn Chủ tịch thành phố. Những lời tâm huyết của tôi và cánh nhà báo được rút ruột nói ra. Về sức nong công luận, báo chí tại Đà Nẵng - miền Trung. Về khả năng “chịu nhiệt” và ứng xử với tinh thần công khai, dân chủ… Nhưng rồi ít hôm sau, tại kỳ họp HĐND, rộ lên những phát ngôn, rằng “ở Đà Nẵng có 0,65 người làm báo/1km2”. Và “Bây giờ Đà Nẵng được cả nước quan tâm, chúng tôi đang bị đặt dưới không những kính lúp mà kính hiển vi nữa”… 
Nhiều day dứt trong giọng thầy giáo cũ, khi nói về những người trẻ có kiến thức, học hành nhưng không vươn lên bằng sự cống hiến. Không dũng cảm rũ bỏ được vật chất, những phù hoa cám dỗ trước mắt. Dẫu biết rằng giữ được mình bây giờ khó lắm, vì các thế lực lôi kéo, vì cám dỗ vật chất dữ dằn, nghiệt ngã lắm. Người thầy giáo môn Văn nhắc lại câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm từng viết về Đà Nẵng, đầy ấm áp, tin yêu: “Biết bao tin cậy giữa lòng mình/ Khi mình giữa lòng Đà Nẵng”… 
GHI CHÉP TRẦN TUẤN
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/bi-thu-nguyen-xuan-anh-doi-dieu-ghi-lai-1188503.tpo


13.

Sự thật về văn bằng của ông Nguyễn Xuân Anh

20/09/2017 08:25 GMT+7

TTO - So với thời gian đào tạo tiến sĩ ở Mỹ (từ 4-7 năm nghiên cứu, viết luận án), thời gian chưa đầy 2 năm để lấy bằng tiến sĩ của ông Nguyễn Xuân Anh quả là "siêu tốc"!

Sự thật về văn bằng của ông Nguyễn Xuân Anh - Ảnh 1.
Ông Nguyễn Xuân Anh - Ảnh: HỮU KHÁ
Trên website chính thức của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, có thông báo cho các công dân Việt Nam rằng: trước khi nộp đơn đi học ở Mỹ, các sinh viên tương lai phải rà soát kỹ càng ngôi trường họ dự định học, hoặc các chương trình giáo dục mà họ mong muốn theo đuổi.
Theo đó, bước đầu tiên và quan trọng nhất để xác định chất lượng và tính hợp pháp của ngôi trường là xem ngôi trường này đã được kiểm định hay chưa. 
Điều này được thực hiện rất đơn giản, bằng cách tra cứu thông tin từ công cụ kiểm định của Bộ Giáo dục Mỹ (USDE) hoặc Hội đồng Kiểm định giáo dục đại học (CHEA).
Bằng được cấp khi trường chưa được kiểm định
Trường Southern California University for Professional Studies (đến năm 2007 đổi tên thành California Southern University) - nơi Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ hệ chính quy chuyên ngành quản trị kinh doanh - được kiểm định bởi hai trung tâm: Hội đồng kiểm định giáo dục từ xa (DEAC) và Hội đồng các trường đại học và cao đẳng của Liên hiệp các trường học và Đại học miền Tây (WASC Senior College and University Commission).
Theo đó, DEAC kiểm định Trường ĐH California Southern University vào ngày 16-1-2010 và sau đó tự nguyện rút lui không kiểm định trường nữa vào ngày 1-11-2015, đồng thời thông báo ngày xem xét kiểm định kế tiếp là 31-12-2019.
Trong khi đó, WASC Senior College and University Commission chứng nhận đã kiểm định ĐH California Southern University vào ngày 19-6-2015.
Sự thật về văn bằng của ông Nguyễn Xuân Anh - Ảnh 2.
Hình ảnh cơ sở chính California Southern University trên trang web của trường
California Southern University là một trường đại học trực tuyến, cung cấp các khóa học online và cả học online kết hợp học tại trường. Trong khi đó, theo quy định của Bộ GD-ĐT, riêng với văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức học từ xa, sẽ chỉ được công nhận khi đảm bảo đồng thời hai điều kiện: các chương trình giáo dục từ xa để cấp văn bằng đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục công nhận và được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại Việt Nam.
Thực tế, phải đến tháng 1-2010 California Southern University mới lần đầu tiên được kiểm định chất lượng bởi tổ chức DEAC.
Trong trường hợp một cơ sở đại học tuy đã nhận được chứng chỉ chất lượng, nhưng bằng cấp và tín chỉ được trường đó cấp trước thời điểm có chứng chỉ thì được coi là không có chứng chỉ chất lượng (unaccredited degrees/credits).
Tương tự, như vậy, đối chiếu quy định chung của Bộ GD-ĐT về công nhận văn bằng, những bằng được cấp trước năm 2010 - khi Trường California Southern University chưa được kiểm định - cũng sẽ không được công nhận tại Việt Nam.
Bộ GD-ĐT cũng xác định rõ: văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp sau khi được công nhận, sẽ là căn cứ xác nhận về trình độ đào tạo của người có văn bằng, để tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam. 
Văn bản công nhận văn bằng có giá trị pháp lý để người có văn bằng sử dụng văn bằng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Giá trị văn bằng của ông Xuân Anh ra sao?
Sự thật về văn bằng của ông Nguyễn Xuân Anh - Ảnh 3.
Ông Nguyễn Xuân Anh nhận bằng tiến sĩ của Trường Southern California University for Professional Studies (SCUPS) - một trường chỉ chuyên đào tạo và cấp bằng cho các chương trình đào tạo online - vào thời điểm tháng 12-2006.
Bằng tiến sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh của ông Nguyễn Xuân Anh là một trong ba chuyên ngành trường này đào tạo ở bậc tiến sĩ. Ở thời điểm đó, trường này chưa nhận được bất cứ một chứng nhận kiểm định chất lượng nào, dù đã được cấp giấy phép từ năm 1978. 
Trong khi đó, các chứng nhận kiểm định chất lượng do các tổ chức kiểm định độc lập đánh giá và công nhận chính là tiêu chí quan trọng đầu tiên, để xác định chất lượng bằng cấp, chương trình đào tạo của một trường đại học tại Hoa Kỳ.
Vì vậy, theo đánh giá của hai chuyên gia về giáo dục đại học ở Mỹ khi trao đổi với Tuổi Trẻ, tấm bằng tiến sĩ từ SCUPS của ông Nguyễn Xuân Anh tuy không phải là bằng bất hợp pháp, nhưng có giá trị chất lượng rất thấp, nếu đối chiếu theo các tiêu chí đánh giá, xếp hạng của Mỹ.
Ngay cả ở Mỹ, tấm bằng tiến sĩ nói trên hầu như không có giá trị sử dụng, sẽ không có doanh nghiệp, tổ chức nào chấp nhận tấm bằng này trong tuyển dụng. Đơn giản, vì bằng cấp của một cơ sở giáo dục đại học không có chứng chỉ kiểm định thường bị coi là vô giá trị.
Sự thật về văn bằng của ông Nguyễn Xuân Anh - Ảnh 4.
Dấu mộc bên trái mang tên trường Southern California University for Professional Studies (SCUPS) trong thời điểm trường đang bị hủy tư cách đăng ký (trade mark). Còn dấu mộc bên phải hiện đang được sử dụng mang tên California Southern University - Ảnh: TL
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Viết Khuyến, nguyên phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ GD-ĐT, cũng cho rằng dù Hoa Kỳ không cấm việc đào tạo chương trình chưa qua kiểm định, nhưng giá trị văn bằng của chương trình kiểu này sẽ không được cộng đồng xã hội công nhận. 
Người học phải có ý thức tìm hiểu kỹ uy tín học thuật của cơ sở đào tạo cũng như giá trị văn bằng, vì nếu không họ sẽ phải mất tiền bạc và thời gian cho các khóa đào tạo vô nghĩa.
Mặt khác, một yếu tố nữa khiến tấm bằng tiến sĩ của ông Nguyễn Xuân Anh không được đánh giá về chất lượng, đó chính là thời gian đào tạo tiến sĩ của ông Xuân Anh chỉ vỏn vẹn trong 21 tháng, nếu tính cả các kỳ nghỉ lễ theo quy định của các trường đại học tại Hoa Kỳ.
Ông Lê Viết Khuyến cho biết theo phân loại tiêu chuẩn quốc tế về giáo dục của UNESCO, thời gian đào tạo tiến sĩ ít nhất phải kéo dài 3 năm toàn thời gian. Việc quy định thời gian đào tạo tối thiểu này nhằm đảm bảo được cường độ làm việc dành cho người học trình độ tiến sĩ.
California Southern University: Học trực tuyến, nhận bằng nhanh
Đại học California Southern University (Đại học miền nam California - CalSouthern) được thành lập từ năm 1978, ban đầu có tên Southern California University for Professional Studies (Đại học Nghiên cứu chuyên nghiệp miền nam California - SCUPS), trước khi đổi tên vào tháng 6-2017.
CalSouthern không may là một trong những trường tư ở California phải núp dưới bóng của đại học nổi tiếng tại đây: The University of Southern California. Khá nhiều đại học đã lấy tên na ná như vậy và bị dân học thuật tố cáo là đại học cấp bằng "dỏm", điển hình là "California South University" (không phải là CalSouthern).
CalSouthern đã được sự công nhận từ Hiệp hội các trường phổ thông và đại học miền Tây (WASC). CalSouthern có trụ sở tại thành phố Costa Mesa (quận Cam, California), là đại học dạy trực tuyến 100%, đào tạo các lĩnh vực như kinh doanh, tâm lý học, tư pháp, y tá và luật.
TS. Donald Hecht từng viết rằng ông sáng lập CSU theo hướng đào tạo trực tuyến, nhanh gọn và giá cả phải chăng để giúp học viên thoát khỏi nỗi ám ảnh gánh nợ do theo đuổi đường học vấn.
Chính vì vậy, học viên của CalSouthern không trải qua kỳ tuyển sinh đầu vào, chỉ cần đăng ký trực tuyến với bằng cấp, chứng chỉ và xác nhận giấy tờ tùy thân.
Hầu hết các chương trình đào tạo từ cử nhân, thạc sĩ đến tiến sĩ ở CalSouthern đều có giờ giấc linh hoạt, tùy sự sắp xếp của người học để "đảm bảo không gây cản trở tới công việc và gia đình học viên", trang web của trường viết.
Ngoài ra, thời gian học trung bình cho cử nhân và tiến sĩ là 4 năm, nhưng cũng được rút ngắn tùy vào việc học viên có chấp nhận học cùng lúc nhiều khóa.
Vẫn giữ mục đích cốt lõi từ đầu, bằng tiến sĩ của CalSouthern là tiến sĩ chuyên nghiệp (doctorate), đào tạo cụ thể vào một chuyên ngành nghiên cứu của học viên chứ không phải tiến sĩ hàn lâm (PhD.).
Với bằng tiến sĩ quản trị kinh doanh (DBA), học viên phải học trong 4 năm (có thể rút ngắn như đã nêu), phải có sẵn bằng thạc sĩ và hoàn tất 60 tín chỉ. Trong quá trình học, có tới 25% chương trình sẽ tập trung cho dự án tiến sĩ do học viên lựa chọn.
Học phí của CalSouthern cũng được quảng cáo trên website là "rất phải chăng".
Người theo học tiến sĩ quản trị kinh doanh sẽ đóng 495 USD cho mỗi tín chỉ học, quy ra 60 tín chỉ thì tốn khoảng 30.000 USD chưa kể chi phí mua sách trực tuyến (e-book), gia hạn khóa học...
T.HÀ-N.HÀ-Q.TRUNG-N.ĐĂNG
http://tuoitre.vn/su-that-ve-van-bang-cua-ong-nguyen-xuan-anh-20170920081214536.htm


12.




  • 6 giờ trước


    Nguyễn Xuân Anh




























Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionÔng Nguyễn Xuân Anh, sinh năm 1976, trở thành Bí thư thành phố Đà Nẵng năm 2015

Một nhà quan sát chính trị Việt Nam cho rằng mục đích chính của việc công bố vi phạm của Bí thư và Chủ tịch thành phố Đà Nẵng là để "phục hồi kỷ luật trong đảng".
David Brown, một nhà ngoại giao Mỹ nghỉ hưu và nay hay viết các bài báo về chính trị Việt Nam, bình luận với BBC rằng vụ việc diễn ra trong bối cảnh "tình hình tại Đà Nẵng đã trở nên khó chịu đến công khai".
Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hôm 18/9 nói ông Nguyễn Xuân Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng có nhiều vi phạm, khuyết điểm.
Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND thành phố, phó bí thư Thành ủy Đà Nẵng cũng bị kết luận có các vi phạm, khuyết điểm.
Cơ quan kỷ luật của Đảng nói hai ông này vi phạm "nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đến mức phải thi hành kỷ luật".
Ông David Brown chỉ ra rằng thành phố Đà Nẵng từng được xem là mô hình quản lý "thông minh" trong giai đoạn cuối nhiệm kỳ Bí thư của ông Nguyễn Bá Thanh (làm Bí thư Thành ủy từ 2003 đến 2013).
Ông Nguyễn Xuân Anh, sinh năm 1976, trở thành Bí thư thành phố này năm 2015 khi mới 39 tuổi.
Dư luận quan tâm đến ông Xuân Anh còn vì ông là con trai của cựu ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Chi, người từng trong một thời gian dài đứng đầu cơ quan vừa ra kết luận về các sai phạm của hai lãnh đạo đương nhiệm tại Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Văn Chi giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương giai đoạn 2003-2011.
"Với những sự quan tâm như thế, có lẽ con đường khôn ngoan cho ông Xuân Anh ở Đà Nẵng lẽ ra là thận trọng khi chọn bạn và tránh gây ra scandal," ông David Brown bình luận với BBC.




























Nguyễn Bá ThanhBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionSự nghiệp ông Nguyễn Bá Thanh (1953-2015) gắn với Đà Nẵng

"Tuy vậy, cũng có thể ông Xuân Anh cho rằng thật khó cho một lãnh đạo địa phương có thành tựu lớn nếu lúc nào cũng tuân theo các quy tắc."
Theo công bố của Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố, ông Xuân Anh đã vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và Quy định những điều đảng viên không được làm.
Trong đó có việc "kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực".
Ông cũng bị cơ quan kỷ luật Đảng nói đã "thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng 02 nhà ở của doanh nghiệp".

'Mâu thuẫn' tại Đà Nẵng

Trong nhiều tháng qua, dư luận không chính thức cho rằng có "đấu đá, mâu thuẫn" giữa Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ.
Bản thân ông Nguyễn Xuân Anh đã phải lên báo công khai bác bỏ: "Đã mất đoàn kết nội bộ, đánh nhau thì phải lo đánh nhau chứ thời gian đâu mà chăm chút cho thành phố."
Tuy vậy, sau khi có việc công bố vi phạm của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Trần Văn Lĩnh, nguyên đại biểu HĐND TP.Đà Nẵng, nói với báo Một Thế Giới, dường như xác nhận mâu thuẫn trong thành phố:
"Theo tôi việc mất đoàn kết xảy ra là có thật, trách nhiệm chính thuộc về đồng chí Bí thư, người đứng đầu trong Đảng bộ nhưng non yếu, nói không đi đôi với làm, còn chủ quan trong tất cả mọi phát ngôn của mình, không kiểm tra một cách chu đáo."




























BRENDAN SMIALOWSKI/AFP/Getty ImagesBản quyền hình ảnhBRENDAN SMIALOWSKI/AFP/GETTY IMAGES
Image captionTổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói quá trình chống tham nhũng là cuộc chiến "chống giặc nội xâm"

Cũng cho rằng đã có mâu thuẫn giữa hai lãnh đạo Đà Nẵng, ông David Brown nhận định:
"Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo cao cấp trong Đảng cam kết dẹp trừ tham ô cấp cao."
"Tình hình tại Đà Nẵng đã trở nên khó chịu đến công khai."
"Có thể câu chuyện này dính líu việc giải quyết vấn đề phe phái. Nhưng với những bằng chứng hiện có, dường như việc kỷ luật ông Xuân Anh và Đức Thơ chủ yếu là vấn đề khôi phục kỷ luật trong đảng."

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41306816




11. Bác Bùi Hoàng Tám bình luận:

Thứ Ba, 19/09/2017 - 06:45

Điều gì đã “đưa đẩy” ông Nguyễn Xuân Anh đến tình trạng hiện nay?

(Dân trí) - Từ khi nhận được thông tin, người viết bài này cứ băn khoăn với câu hỏi, điều gì đã “đưa đẩy” khiến ông Nguyễn Xuân Anh, một người xuất thân từ gia đình có truyền thống (bố ông là ông Nguyễn Văn Chi, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm UBKT Trung ương), đã từng có những lời nói, việc làm rất ấn tượng bị kỉ luật hôm nay?


 >> Công bố vi phạm của Bí thư, Chủ tịch Đà Nẵng
 >> Đà Nẵng bác tin Bí thư Nguyễn Xuân Anh đi xe sang, biển giả

Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa thông báo kết luận thi hành kỉ luật đối với hai lãnh đạo cao nhất TP Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ.
Theo đó, những vi phạm, khuyết điểm của ông Nguyễn Xuân Anh được đánh giá là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và cá nhân, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Cụ thể, ông Xuân Anh đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ; kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực; thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng ôtô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng 2 nhà ở của doanh nghiệp, gây dư luận xấu trong xã hội.
Đây là những quyết định nghiêm khắc, thể hiện quyết tâm chống tiêu cực, tham nhũng, làm trong sạch đội ngũ của Đảng đồng thời khẳng định thái độ kiên quyết, “củi khô”, “củi tươi”, “củi to”, “củi nhỏ” đều có thể bị ném “vào lò” bất cứ lúc nào nếu vi phạm.
Từ khi nhận được thông tin, người viết bài này cứ băn khoăn với câu hỏi, điều gì đã “đưa đẩy” khiến ông Nguyễn Xuân Anh, một người xuất thân từ gia đình có truyền thống (bố ông là ông Nguyễn Văn Chi, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm UBKT Trung ương), đã từng có những lời nói, việc làm rất ấn tượng bị kỉ luật hôm nay?
Nhìn lại con đường quan lộ, có lẽ cũng không loại trừ những lợi thế xuất thân, truyền thống gia đình giúp ông Nguyễn Xuân Anh có những bước tiến khá ngoạn mục. Sau 7 năm làm báo Thanh niên (1999 - 2006), khi mới 33 tuổi (2009) ông Xuân Anh đã là Bí thư Quận ủy quận Liên Chiểu.
Năm 35 tuổi (2011), là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng. Năm 39 tuổi (2015), là Ủy viên chính thức, Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng.
Nhớ dạo khi mới nhậm chức (2015), ông đã có những phát biểu dậy sóng. Trong Diễn văn bế mạc Đại hội XI của Đảng bộ Đà Nẵng, ông viết: “Mỗi cán bộ, đảng viên phải quán triệt sâu sắc rằng không có quyền lực ngoài pháp luật, phải thượng tôn pháp luật và quản lý TP bằng pháp luật.
Quan hệ xã hội giữa con người với con người rộng mở; quan hệ cấp trên cấp dưới thật sự dân chủ, thân tình… Chức vụ là do Đảng phân công, vì vậy, người lãnh đạo muốn làm việc gì thì phải nghĩ “đây không phải quyền lực mà mình được hưởng thụ cho cá nhân hoặc cho gia đình mà tùy tiện muốn làm gì thì làm...”
Kiên quyết chống tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực. Đối với công tác cán bộ, tư tưởng chủ đạo là phải đấu tranh không khoan nhượng với nạn “chạy chức, chạy quyền”, kiên quyết chống “thị trường ngầm và thương mại hóa công tác tổ chức cán bộ”, đặc biệt, trong nhiệm kỳ mới này phải tập trung xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ vừa có đức vừa có tài, trong đó đức là gốc, phải đặt niềm tin trọn vẹn vào thế hệ trẻ, tạo những điều kiện tốt nhất để họ có cơ hội phát triển, sẵn sàng gánh vác trọng trách xây dựng thành phố”.
Trước những lời phát biểu tưng bừng này, ông Nguyễn Công Khế, nguyên Tổng biên tập báo Thanh niên đồng thời cũng là thủ trưởng cũ của ông Xuân Anh gọi điện. Trả lời phỏng vấn trên Infonet, ông Xuân Anh kể lại:
“Anh Nguyễn Công Khế nguyên là lãnh đạo cũ của tôi, là người đi trước rất quý mến tôi. Sáng sớm nay ảnh gọi điện cho tôi, bảo: “Đọc cái bài anh thấy rất phấn khởi. Xuân Anh à, chú cứ làm y như những gì chú nói. Nếu không làm được như vậy thì đất nước sẽ lộn xộn, nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ chứ không phải không. Bây giờ anh em mình có phải thiếu thốn gì ấy đâu mà phải tiêu cực, phải này nọ. Chú phải làm y như những điều đã nói!”. Tôi nghĩ rất là đúng. Tôi nói với ảnh là: “Anh yên tâm. Em hứa em nói sao em sẽ làm như vậy!”.
Trong 2 năm qua, ông Xuân Anh còn “sở hữu” rất nhiều câu nói ấn tượng khiến dư luận có lúc như… “lên đồng” như: "Không ai có khả năng chi phối lãnh đạo thành phố cả", "Thành phố yên bình gì mà thấy xã hội đen nhan nhản ngoài đường?", "Cả tôi cũng vậy, nếu làm không được thì tôi sẽ xin nghỉ", "Kiên quyết chống thị trường ngầm và thương mại hóa công tác cán bộ", "Cách chức giám đốc Sở nếu tai nạn giao thông không giảm", "Đã đến lúc xây dựng văn hóa từ chức", "Đừng để yêu thương, ghét bỏ ảnh hưởng đến quyết định đối với doanh nghiệp", "Tôi sẽ từ chức nếu có bất kỳ lô đất nào"…
Thế mà giờ đây, theo kết luận của UB Kiểm tra Trung ương, ông đã mắc những khuyết điểm ngược hẳn với chính những gì tốt đẹp ông từng nói. Đó là độc quyền, áp đặt trong lãnh đạo, là gian dối về bằng cấp, là biểu hiện lợi dụng chức quyền vụ lợi, sử dụng ôtô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng 2 nhà ở của doanh nghiệp.
Điều gì đã đưa đẩy ông Nguyễn Xuân Anh từ lời nói đến việc làm trái ngược nhau như vậy? Người viết bài này thấy bất lực nên chỉ xin dùng duy nhất một từ: Chịu! Còn theo các bạn, vì sao vậy?
Bùi Hoàng Tám
http://dantri.com.vn/blog/dieu-gi-da-dua-day-ong-nguyen-xuan-anh-den-tinh-trang-hien-nay-20170919052720324.htm






10. Cụ Lưu Trọng Văn

"


Gã từng có chút hy vọng về Nguyễn Xuân Anh. Nhiều nhà báo từng là bạn bè với Xuân Anh bảo với gã, cậu ấy vui tính, chơi được.

Nhưng có một nàng ở Đà Nẵng con một nhà báo nổi tiếng khi biết gã ra Đà Nẵng chơi, trong lịch trình có cuộc gặp Xuân Anh đã trách gã: anh gặp làm gì, cậu ta nhí nhố lắm.

Gã hơi giật mình vì lời nói thẳng của nàng này.
Nhưng gã vẫn muốn gặp, mục đích rõ ràng là gã sẵn sàng đóng góp các ý tưởng mới cho Đà Nẵng, thành phố mà gã có hy vọng đột phá.
Gã chuẩn bị rất kĩ nội dung cuộc gặp này. Cùng gặp còn có con trai và con dâu tương lai của gã muốn kết nối nước Úc nơi chúng đang làm việc với Đà Nẵng.
Đúng giờ Xuân Anh xuất hiện, trẻ trung và...sáng.
Gã vào việc ngay nói về Đà Nẵng muốn có làn sóng đầu tư thì phải xây dựng hoàn chỉnh môi trường đầu tư, trong đó yếu tố nguồn nhân lực phải rất mạnh về văn hoá, tinh thần công dân, và thể lực. Và gã cho rằng một thành phố được gọi là đáng sống đáng được đầu tư yếu tố hàng đầu là văn hoá...
Gã liếc nhòm thấy mắt chàng Xuân Anh để đi đâu đó. Gã không nói thêm một lời nào nữa. Và lập tức một nỗi buồn kì lạ ập đến gã. Gã nhủ, mẹ kiếp, mình mà có cơ hội như chàng trai này nhể...
Khi con trai gã nói về kêu gọi nhà đầu tư ,đầu tư cho Đà Nẵng thì chàng Xuân Anh chú ý nghe ngay.
Gã hiểu.
Cái tầm... chung nó rứa. Gã chiều đó ra biển tắm, cứ thấy buồn cười vì sự ngây ngô và thói hy vọng hão của mình. Gã cũng phục thằng con trai, chỉ vài cái liếc là biết người đối thoại với mình muốn gì, trong khi gã mất quá nhiều năng lượng thao thao chuyện đẩu đâu...
Hôm nay nghe tin chàng Xuân Anh bị dính này nọ, gã nỏ tiếc cho Xuân Anh.
Nhưng gã rất tiếc, tiếc cho Đà Nẵng, và cả cho nước Việt này nữa, có cơ hội cho tuổi trẻ hành động và đột phá thay đổi đất nước theo khát vọng của tuổi trẻ và toàn dân gã, thế mà... để rụng mất.
Nhưng lập tức hàng loạt câu hỏi vang lên: tại sao những chọn lựa lại là Xuân Anh, Thanh Nghị, Nông Quốc Tuấn mà không phải là những người trẻ tuổi khác?
Vầy thì, nói cho cùng tuổi trẻ nước nhà cũng đã có cái gọi là cơ hội đâu, khi rơi rụng, mà... tiếc.
"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1929638127361415&id=100009457401127






9. Bàn luận của bác "Triển hộ vệ"

"
Trần Đình Triểnさんが写真4件を追加しました — 腹立たしい。
2時間前
Cha ông ta dạy con cháu " Đói cho sạch, rách cho thơm "; thẳng thắn, trung thực, khiêm tốn, đừng háo danh mà đánh mất nhân tính.
Tôi cho rằng Nguyễn Xuân Anh sinh trưởng trong một gia đình không có nền tảng đạo đức và giáo dục tốt. Bản tính cá nhân " ngựa non háu đá", thích phô trương danh phận.
Với cương vị đó, mà dám nhận bằng tiến sỹ đểu để góp thêm bậc thang thăng tiến của mình; không thấy nhục trước dân, bạn bè, thôn phố, họ hàng hay sao?
Cái loại đểu giả này như ông luật sư Nguyễn Thắng Cảnh ( quê Thanh Hoá), học tại chức luật, rồi mua bằng tiến sỹ đểu này gắn lên người, đi đâu cũng vổ ngực ta là tiến sỹ.
Điều đáng buồn là: nhà nước biết, cơ quan có thẩm quyền biết,... nhưng không ai xử lý, để chúng như chó dại đeo bùa chạy rông ngoài đường vậy!







"
https://www.facebook.com/vpluatsuvidan/posts/838816602967419



8. online-degree-programs


CalSouthern's Doctoral Degree Programs



CalSouthern’s Online Doctoral Degree Programs
You’ll find exceptional online doctorate programs in CalSouthern’s Schools of Business, Law and Psychology. Each offers an applied doctoral degree or a professional doctorate. Unlike academic doctorates (e.g., the PhD), applied or professional doctorates are less oriented toward research and scholarly publication, and more devoted to the advanced, practical application of theory in a professional setting.
The Doctor of Business Administration (DBA) is an excellent option for business leaders looking to develop knowledge of the highest order in a particular business discipline, and to set themselves apart from other executives in a highly competitive workplace. It’s an extremely personalized and focused program. In fact, up to 25 percent of the program can be devoted to a doctoral project of your own selection and corresponding to your particular business interests and areas of expertise—it’s a great way to distinguish yourself as a leading expert in a specific area of interest.
The Juris Doctor (JD) is designed to provide students with the educational foundation and professional training to succeed as a practicing attorney in the state of California. In fact, once you earn your JD degree, you can be eligible to sit for the California Bar Exam. The California Southern University School of Law is registered as an unaccredited correspondence law school with the Committee of Bar Examiners (CBE) of the State Bar of California. This allows graduates of the JD program who have complied with Title 4, Division 1 of the Rules of the State Bar of California (Admissions Rules) to sit for the California Bar Exam.
The CBE requires CalSouthern to refer all current and prospective JD students, as well as applicants, to and current students to required disclosures. Please click here to review the disclosures.
The Doctor of Psychology (PsyD) is the online doctoral degree program in CalSouthern’s School of Behavioral Sciences. Unlike the research-intensive PhD, the PsyD is far more clinically focused. Emphasizing counseling and therapy, the PsyD can prepare learners for virtually any position in any organizational hierarchy within the field of psychology. It can also lead to a career in academics, particularly if the program is clinically focused.
For those looking to practice as a licensed clinical psychologist, CalSouthern’s PsyD meets the educational requirements for licensure in the state of California and numerous other states. (Since states’ policies are subject to change and/or dependent upon the circumstances of each case, each student must confirm with the appropriate regulatory body that CalSouthern’s degree will be accepted in a particular state. For additional information about the PsyD and state licensure, click here.)
Regardless of your area of interest—be it business, law or psychology—CalSouthern offers an online doctoral degree program that is truly exceptional. It’s CalSouthern’s collegial and responsive community of personalized support that distinguishes the university from its peers. It’s the CalSouthern difference and it’ll be apparent from the moment you speak with any of our dedicated education professionals. We urge you to experience it for yourself.
https://www.calsouthern.edu/online-degree-programs/online-doctorate-degree-programs









CalSouthern’s Doctor of Business Administration (DBA) provides a rich, advanced education for senior leadership roles. It’s a great opportunity for professionals with MBAs to gain business expertise at the highest academic level and distinguish themselves from other MBAs. The DBA is designed to develop practical and highly specialized expertise to be applied to actual business challenges in our increasingly complex and technologically driven business world. The doctoral project requires students to research and analyze a business problem in their area of interest. It’s one of the richest and most rewarding academic challenges you’ll ever face, and it can establish you as an expert in your field of study.
CalSouthern's DBA gives working professionals the advanced business knowledge and practical skills they need to rise to a leadership position in their current organization, make a career change or start a business of their own. It's a great opportunity for MBAs and others to gain additional business expertise at the highest academic level and to distinguish themselves from the competition in a challenging job market.
Watch this short video introduction to the CalSouthern DBA program to learn more about the many uses for this degree and the unique online learning model that makes it convenient to complete the program.

Learn More About Our Online DBA Degree Program

The DBA—the Right Degree, the Right Time
Many business professionals with MBA degrees would like to pursue additional education to develop added expertise of the highest level, and to gain a competitive edge over others with the same degree. However, many assume—mistakenly—that their only option is a PhD, which is an academic doctorate, preparing the student more for scholarly research and publication, rather than enhanced business opportunity and success.
In fact, there’s another option. The DBA—the Doctor of Business Administration—is an applied doctorate. It’s designed to help you develop practical, specialized knowledge to compete in an increasingly complex world. CalSouthern’s online DBA degree will help you develop higher-order thinking, with an ability to survey, analyze, and synthesize the latest business or technological developments, and then apply these skills to solve problems within your business or field of practice. And our online DBA degree is extremely focused and personalized; up to 25 percent of the DBA program can be devoted to a doctoral project of your own selection and corresponding to your particular business interests and areas of expertise. In fact, upon completion of your doctoral project, you may have distinguished yourself as one of the industry’s leading experts in that particular subject area.
CalSouthern’s DBA program is online. You can complete it without compromising your family or career obligations. You’ll work with our outstanding School of Business faculty. Business leaders as well as gifted instructors, they will mentor you, one-on-one, from your first DBA class through the successful completion of your doctoral project.
The competition for business leadership positions has never been more intense. With an online DBA degree from CalSouthern, you can attain the ultimate academic degree in the field, develop the highest-level expertise in your specific subject of interest, all while gaining an undeniable competitive advantage over the competition. The DBA is truly a degree whose time has come.
https://www.calsouthern.edu/online-business-degree/dba-degree-programs





7.

Đại học California Southern University ở Mỹ cấp bằng cho ông Nguyễn Xuân Anh có lịch sử như thế nào?


09:14 - 19/09/2017 | Giáo dục - Sức khỏe

California Southern University là trường đại học cấp bằng thạc sỹ rồi tiến sỹ cho ông Nguyễn Xuân Anh nhưng không được Bộ GD - ĐT Việt Nam công nhận.


Mặc dù có truyền thống gần 40 năm nhưng California Southern University các bằng cấp của trường này lại không được Bộ GD - ĐT Việt Nam công nhận.
Lịch sử
Ra đời năm 1978 với cái tên Southern California University for Professional Studies, đến năm 2007, trường đổi tên thành California Southern University.
Đây là trường đại học tư ở Mỹ, chuyên cung cấp các chương trình liên kết, đào tạo trực tuyến cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ các ngành quản trị kinh doanh, tâm lý học, y tá, luật. Trường có trụ sở ở Costa Mesa, California.
Trường ra đời ngày 27/12/1978 dưới sự lãnh đạo của Tiến sỹ Donald Hecht và nhận được sự chấp thuận của Sở giáo dục California. Ban đầu, trường hoạt động với các chương trình liên kết rồi sau đó mở rộng thêm các loại bằng cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ.
Đến những năm 1990, trường bổ sung các chương trình đào tạo từ xa cho các ngành quản trị kinh doanh, tâm lý học và luật. Đến năm 2007, sau khi chuyển đổi hoàn toàn chương trình đào tạo sang từ xa, trường đổi tên từ Southern California University for Professional Studies thành California Southern University và chuyển về Costa Mesa.
Quang cảnh một buổi lễ tốt nghiệp của học viên trường California Southern University.
Quang cảnh một buổi lễ tốt nghiệp của học viên trường California Southern University.
Đào tạo
Theo website của California Southern University, trường đã phát triển hệ thống chương trình quốc tế lớn mạnh ở Trung Quốc, Hồng Kông, Campuchia, Singapore, Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Ngoài ra, California Southern University cũng dự kiến phát triển thêm chương trình ở Pakistan, Ấn Độ và trên toàn thế giới.
Cũng theo website này, sứ mệnh của California Southern University là cung cấp những chương trình đào tạo bằng cấp chất lượng cao trình độ đại học và sau đại học dành cho học viên người lớn trên khắp thế giới thông qua phương pháp đào tạo từ xa.
Về quá trình đào tạo thạc sỹ của California Southern University, yêu cầu đầu vào là bằng cử nhân của trường, sẽ học 36 tín chỉ trong thời gian từi 12-24 tháng. Với các học viên có bằng cử nhân của trường khác, quá trình đào tạo có thể tăng thêm 6 tín chỉ.
Khi học tiến sỹ, học viên cần có bằng thạc sỹ, trải qua 60 tín chỉ và luận văn trong thời gian đào tạo có thể lên đến 4 năm.
Một góc trường California Southern University.
Một góc trường California Southern University.
Hiện nay, bằng cấp của California Southern University không được Bộ GD - ĐT Việt Nam công nhân, tuy nhiên, trường này công bố khá nhiều chứng nhận đào tạo của họ trên website chính thức.
Theo đó, trường được WASC - Western Association of Schools and Colleges, Hiệp hội các trường học, đại học và cao đẳng khu vực phía Tây Mỹ công nhận và đứng chung với một số trường như Đại học California ở Berkeley, Đại học California Irvine, Đại học California tại Los Angeles, Đại học Stanford.
http://www.phapluatplus.vn/dai-hoc-california-southern-university-o-my-cap-bang-cho-ong-nguyen-xuan-anh-co-lich-su-nhu-the-nao-d53251.html


6.

4 vi phạm nghiêm trọng của Bí thư Nguyễn Xuân Anh

19/09/2017 09:08 GMT+7

TTO - Vi phạm của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh được Ủy ban Kiểm tra trung ương nhận định là “nghiêm trọng, đến mức phải thi hành kỷ luật”.

4 vi phạm nghiêm trọng của Bí thư Nguyễn Xuân Anh - Ảnh 1.
Ông Nguyễn Xuân Anh bước ra từ nhà số 43 (thực chất là số 45) phố Nguyễn Thái Học. Ảnh chụp sáng 12-9-2017 - Ảnh: B.C.X.
Thông báo kết luận kỳ họp 17 (từ 13 đến 16-9) được Ủy ban Kiểm tra trung ương phát đi cuối giờ chiều 18-9 khẳng định ông Nguyễn Xuân Anh có 4 vi phạm, khuyết điểm:
- Chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của ban thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020.
- Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ; chủ trì xem xét, quyết định một số nhân sự có biểu hiện áp đặt; trực tiếp chỉ đạo nhiều công việc cụ thể của chính quyền.
- Kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và quy định những điều đảng viên không được làm.
- Thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng ôtô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng 2 nhà ở của doanh nghiệp, gây dư luận xấu trong xã hội.
"Bể" nhân sự phó chủ tịch TP
Dưới thời Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh, Đà Nẵng nhiều phen "nổi sóng" với cách làm nhân sự của ban thường vụ Thành ủy.
Ngày 6-2-2017, ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng công bố quyết định thay đổi nhân sự quận Thanh Khê. Theo đó, ông Nguyễn Thanh Quang (53 tuổi, quê quán phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng), trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP, thôi giữ chức trưởng Ban tuyên giáo đến nhận nhiệm vụ bí thư Quận ủy Thanh Khê. 
Phương án nhân sự này đã không theo phương án được Bộ Chính trị thông qua trước đó bởi quận Thanh Khê không phải quận trung tâm (lẽ ra ông Quang phải được đưa về quận trung tâm).
Xin nói thẳng là không ai có khả năng chi phối lãnh đạo TP cả... Tôi không có việc gì mà phải đánh đổi truyền thống gia đình, không ai có thể chi phối.
Bí thư Nguyễn Xuân Anh
Ngày 6-3, Thành ủy Đà Nẵng công bố quyết định điều động ông Đặng Việt Dũng, phó chủ tịch thường trực UBND TP Đà Nẵng, giữ chức trưởng Ban tuyên giáo thay ông Quang. Điều đáng chú ý, tân trưởng Ban tuyên giáo là người có bằng tiến sĩ kỹ thuật, thạc sĩ chuyên ngành thủy lợi, kỹ sư chuyên ngành cầu đường.
Để chuẩn bị thay thế vị trí phó chủ tịch thường trực UBND TP, Thành ủy Đà Nẵng đã triệu tập hội nghị để lấy phiếu tín nhiệm đối với ông Lê Trung Chinh (hiện là bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn). Sau hội nghị này, Thành ủy Đà Nẵng có văn bản gửi trung ương xin ý kiến để giới thiệu HĐND TP Đà Nẵng bầu ông Chinh làm phó chủ tịch UBND TP.
Đến ngày 3-4, Thành ủy Đà Nẵng tiếp tục gửi Bộ Nội vụ công văn giải trình thêm về việc đề xuất bầu bổ sung kể trên. Kèm theo là quyết định số 925-QĐ/TU ngày 1-3-2016 về việc phân công cấp ủy viên của ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng. Theo quyết định này, ông Lê Trung Chinh "được thôi giữ chức giám đốc Sở GD-ĐT để luân chuyển đến nhận công tác tại Quận ủy Ngũ Hành Sơn".
Tuy nhiên ngày 17-4-2017, Bộ Nội vụ có báo cáo Thủ tướng: Việc ông Lê Trung Chinh đến nhận công tác giữ chức bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn từ ngày 1-3-2016 là luân chuyển cán bộ. Đến nay chưa đủ thời gian luân chuyển theo quy định của Bộ Chính trị (tối thiểu 36 tháng). Do đó chưa thể thống nhất giới thiệu để HĐND bầu ông Lê Trung Chinh giữ chức vụ phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nhiệm kỳ 2016-2021.
Thủ tướng Chính phủ sau đó có ý kiến đồng ý với Bộ Nội vụ: không giới thiệu ông Chinh để bầu làm phó chủ tịch TP.
Sự trùng hợp mang tên Minh Hưng Phát
Đầu năm 2016, ôtô hiệu Toyota Avalon đời 2016 được Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng tiếp nhận do một doanh nghiệp tặng với mục đích sử dụng cho việc chung. Văn phòng bố trí để đưa đón Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh. 
Xe mang biển kiểm soát 43A-299.99, đăng ký ngày 2-2-2016 tại Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng. Hóa đơn giá trị gia tăng do Thành ủy Đà Nẵng cung cấp cho thấy xe có tổng trị giá 1.300.734.844 đồng (giá trước bạ là 1.182.486.222 đồng). Doanh nghiệp có tên trên hóa đơn tặng xe Toyota Avalon (có giá theo thị trường hơn 2 tỉ đồng) cho Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng là Công ty TNHH Minh Hưng Phát.
Sau khi báo chí lên tiếng về chuyện chiếc xe nói trên và thực hiện ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tháng 3-2017 thường trực Thành ủy Đà Nẵng thống nhất chỉ đạo Văn phòng Thành ủy trả lại chiếc xe cho doanh nghiệp Minh Hưng Phát.
Thật trùng hợp, doanh nghiệp mua ngôi nhà 47 Nguyễn Thái Học mà gia đình ông Xuân Anh đang sử dụng cũng là... Minh Hưng Phát.
4 vi phạm nghiêm trọng của Bí thư Nguyễn Xuân Anh - Ảnh 3.
Theo quy trình xử lý, kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương sẽ được công bố cho tập thể, cá nhân có vi phạm, khuyết điểm. Sau đó, cá nhân liên quan tiến hành kiểm điểm "từ dưới (chi bộ) lên" rồi trình tổ chức Đảng cấp có thẩm quyền xem xét quyết định hình thức kỷ luật.
Riêng trường hợp ông Nguyễn Xuân Anh, ủy viên Trung ương Đảng, sẽ do Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành trung ương xem xét.
Dự kiến Hội nghị Trung ương 6 diễn ra đầu tháng 10 tới.
Nhóm PV

http://tuoitre.vn/4-vi-pham-nghiem-trong-cua-bi-thu-nguyen-xuan-anh-20170919080555981.htm




5.




19/09/2017 08:28 GMT+7

TTO - Ông Nguyễn Xuân Anh ở cùng vợ con tại nhà số 43 Nguyễn Thái Học. Ngoài nhà 43, gia đình ông đang sử dụng hai ngôi nhà liền kề. Đó là số 45 và 47. Chúng là của ai?



Bí thư Nguyễn Xuân Anh ở nhà của ai? - Ảnh 1.
Dãy nhà gồm ba căn mà gia đình ông Nguyễn Xuân Anh đang sử dụng, trong đó nhà số 47 Nguyễn Thái Học được làm trụ sở Công ty TNHH Xuân Minh Phát (đại lý vé máy bay) Ảnh: B.C.X.
Ngôi nhà số 43 được UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng bán cho cha mẹ của ông Xuân Anh từ năm 1993.
Tại cuộc họp báo ngày 31-12-2015, ông Nguyễn Xuân Anh khẳng định: "Nếu có đồng chí nào phát hiện hay tìm hiểu ra tôi có bất cứ một lô đất nào ngoài căn nhà tôi đang ở số 43 Nguyễn Thái Học thì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm, thậm chí có thể từ chức bí thư Thành ủy. Tôi nói đến mức như thế, một lô đất thôi!".
Có đúng "một lô đất thôi" không? Câu trả lời là "không". Như Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận: ông Nguyễn Xuân Anh thiếu gương mẫu trong việc "sử dụng 2 nhà ở của doanh nghiệp", gây dư luận xấu trong xã hội.
Ngoài nhà 43, gia đình ông Xuân Anh đang sử dụng hai ngôi nhà liền kề. Đó là số 45 và 47. Nhưng rất "khéo léo", số nhà 45 đã được gỡ bỏ và số 43 được gắn vào vị trí giáp ranh giữa hai ngôi nhà. 
Tuy "2 mà 1, tuy 1 mà 2", nhìn bề ngoài chỉ còn thấy một số nhà: 43. Và ngôi nhà ấy bao gồm cả nhà 45 nối thông bên cạnh.
Bí thư Nguyễn Xuân Anh ở nhà của ai? - Ảnh 2.
Ngôi nhà 45 và ông Vũ "nhôm"
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, nhà ba tầng số 45 Nguyễn Thái Học có diện tích đất 138,5m2, diện tích sử dụng 342,4m2. Nguồn gốc là nhà đất công sản thuộc sở hữu nhà nước, bố trí cho Công ty cổ phần Phát triển công nghệ và tư vấn đầu tư Đà Nẵng thuê sử dụng.
Năm 2006, UBND TP thu hồi nhà đất nói trên và bố trí lại cho Công ty cổ phần Phát triển công nghệ và tư vấn đầu tư Đà Nẵng được thuê địa điểm khác làm trụ sở.
Năm 2007, Công ty IVC có văn bản xin mua ngôi nhà công sản 45 Nguyễn Thái Học nêu trên. UBND TP sau đó ra quyết định phê duyệt giá bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất cho IVC với giá hơn 2,6 tỉ đồng.
Sau khi nộp đủ tiền, năm 2008 IVC được UBND TP cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
IVC là ai?
Công ty này được thành lập vào năm 2006 với ba thành viên, vốn điều lệ 10 tỉ đồng, sau đó lần lượt tăng vốn điều lệ lên 50 tỉ rồi 60 tỉ đồng. 
Theo thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp ngày 26-6-2009, công ty do ông Phan Văn Anh Vũ làm chủ tịch hội đồng thành viên.
Ông Vũ thường được biết đến với "biệt danh" quen thuộc không chỉ ở Đà Nẵng: Vũ "nhôm".
Ngôi nhà 47 và phu nhân bí thư
Ngôi nhà 47 Nguyễn Thái Học nguồn gốc cũng là công sản, có diện tích đất 159,3m2, diện tích sử dụng 115,8m2. Với cấu trúc 2 tầng, tầng 1 được Công ty Dược Đà Nẵng thuê sử dụng và một gia đình thuê ở tầng 2.
Năm 2008, hợp đồng thuê nhà của Công ty Dược được hủy bỏ do công ty không thuê tiếp. Đơn vị "tiếp quản" là Công ty TNHH Minh Hưng Phát. Sau đó, công ty này xin thuê thêm cả tầng trên khi gia đình tầng 2 không còn nhu cầu.
Năm 2009, Minh Hưng Phát có văn bản xin mua lại ngôi nhà nêu trên và cam kết trả tiền một lần. Căn cứ tờ trình của công ty quản lý nhà, UBND TP Đà Nẵng đồng ý chủ trương bán nhà và chuyển quyền sử dụng toàn bộ nhà, đất tại 47 Nguyễn Thái Học.
Trải qua các thủ tục xem xét, đầu năm 2010 UBND TP phê duyệt giá bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất thuộc sở hữu nhà nước nói trên là hơn 4,26 tỉ đồng.
Hiện nay ngôi nhà 47 được Công ty TNHH Xuân Minh Phát sử dụng. Doanh nghiệp này thành lập đầu năm 2013, ngành nghề chính là "hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải" (đại lý vé máy bay, vé tàu, vé ôtô; dịch vụ giao nhận hàng hóa). Người đứng tên đại diện theo pháp luật là Bùi Thị Diễm.
Và thật trùng hợp, vợ của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cũng có tên Bùi Thị Diễm.
Bí thư Nguyễn Xuân Anh ở nhà của ai? - Ảnh 3.

Đà Trang

http://tuoitre.vn/chuyen-la-can-so-nha-43-cua-bi-thu-nguyen-xuan-anh-20170919075804296.htm






4.





Từ ngày 13 đến 16-9-2017, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 17. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.
Tại kỳ họp này, Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung chính sau:
I- Về kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng và một số cá nhân
1- Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 - 2020 có các vi phạm, khuyết điểm sau:
- Chấp hành chưa nghiêm nguyên tắc sinh hoạt đảng, tự phê bình và phê bình; vi phạm Quy định số 42 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy và Quy chế làm việc của Thành ủy, đã ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Ban Thường vụ Thành ủy.
- Việc xem xét, quyết định luân chuyển, bổ nhiệm một số cán bộ đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng.
- Không nghiêm túc thực hiện Thông báo kết luận số 156-TB/TW của Bộ Chính trị và Thông báo số 558-TB/UBKTTW của UBKT Trung ương trong việc khắc phục vi phạm về công tác quản lý, sử dụng đất đai. Đã ra một số quyết định không đúng thẩm quyền, không đúng pháp luật, có nội dung liên quan đến việc cho doanh nghiệp sử dụng đất công sản, triển khai dự án…
- Buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát lĩnh vực quản lý đất đai, trật tự đô thị trên địa bàn Thành phố, để xảy ra nhiều vi phạm, gây bức xúc trong nhân dân.
- Quyết định chủ trương cho chỉ định thầu 4/6 dự án xây dựng trụ sở các cơ quan, vi phạm Luật Đấu thầu.
- Đồng ý tiếp nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng sai quy định.
2- Đồng chí Nguyễn Xuân Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng có các vi phạm, khuyết điểm sau:
- Với cương vị là người đứng đầu Thành ủy, đồng chí chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020.
- Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ; chủ trì xem xét, quyết định một số nhân sự có biểu hiện áp đặt; trực tiếp chỉ đạo nhiều công việc cụ thể của chính quyền. Những việc làm của đồng chí đã gây phân tâm, ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất trong Ban Thường vụ Thành ủy.
- Kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và Quy định những điều đảng viên không được làm.
- Thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng 02 nhà ở của doanh nghiệp, gây dư luận xấu trong xã hội.
3- Đồng chí Huỳnh Đức Thơ, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng có các vi phạm, khuyết điểm sau: 
- Cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015 -2020.
- Với trách nhiệm đứng đầu UBND Thành phố, đồng chí chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý đất đai và trật tự đô thị.
- Chưa chủ động đề xuất với Ban Thường vụ Thành ủy nhân sự ở một số cơ quan chính quyền Thành phố thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý theo quy định.
Những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020, đồng chí Nguyễn Xuân Anh và đồng chí Huỳnh Đức Thơ là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đến mức phải thi hành kỷ luật.
II- Về kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh và đồng chí Phạm Thế Dũng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai
1- Đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2011-2016
- Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; vi phạm Quy chế làm việc của Tỉnh ủy, của Ban cán sự đảng UBND tỉnh và các quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo một số hoạt động của UBND tỉnh.
- Vi phạm quy định về công tác tổ chức cán bộ, đề nghị quy hoạch, bổ nhiệm một số nhân sự không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, không đúng quy định.
- Buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu trách nhiệm để UBND tỉnh có nhiều vi phạm, khuyết điểm như:
+ Giao đất, cho thuê đất khi chưa có quy hoạch, không tổ chức đấu giá, vi phạm Luật Đất đai, gây thất thu ngân sách nhà nước.
+ Quản lý đầu tư xây dựng một số dự án từ nguồn ngân sách nhà nước vi phạm Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng.
+ Quyết định mở 05 cửa khẩu phụ, lối mở biên giới vi phạm Nghị định của Chính phủ.
 2- Đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2016-2021
 Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc của Ban cán sự đảng UBND tỉnh. Thiếu kiên quyết trong lãnh đạo, chỉ đạo, chấn chỉnh những vi phạm, khuyết điểm của UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016; gia hạn hoạt động cửa khẩu phụ, lối mở biên giới vi phạm quy định của Chính phủ.
3- Đối với đồng chí Phạm Thế Dũng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai
- Chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2011-2016. 
- Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc của Tỉnh ủy và Quy chế làm việc của Ban cán sự đảng UBND tỉnh trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; vi phạm Quy định số 51 và Quy định số 231 của Ban Bí thư về quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, thành ủy với các đảng đoàn, ban cán sự đảng.
- Vi phạm trong chỉ đạo, quyết định giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá và quyết định đầu tư các dự án sử dụng ngân sách nhà nước, khai thác mỏ; mở các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới không đúng quy định của Chính phủ.
- Thiếu gương mẫu trong việc đề nghị bổ nhiệm một số người thân không đủ tiêu chuẩn, điều kiện.
Những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2011-2016 và đồng chí Phạm Thế Dũng là nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đến mức phải thi hành kỷ luật.
UBKT Trung ương yêu cầu Ban cán sự đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 và đồng chí Võ Ngọc Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc.
III- Xem xét, thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng uỷ và một số thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
UBKT Trung ương đã xem xét các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng uỷ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2005-2010, 2010-2015 và một số cá nhân như đã kết luận tại Kỳ họp thứ 16 của UBKT Trung ương, gồm: Đồng chí Nguyễn Anh Dũng, Ủy viên BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; đồng chí Nguyễn Quốc Tuấn, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Hoá chất Việt Nam; đồng chí Đỗ Quang Chiêu, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty; đồng chí Đỗ Duy Phi, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
UBKT Trung ương nhận thấy những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng uỷ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam các nhiệm kỳ 2005-2010, 2010-2015 và các đồng chí nêu trên là nghiêm trọng.
Căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với đồng chí Nguyễn Quốc Tuấn; kỷ luật cảnh cáo đối với đồng chí Đỗ Quang Chiêu và đồng chí Đỗ Duy Phi.
Đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đối với đồng chí Nguyễn Anh Dũng.
Yêu cầu Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương xem xét thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng uỷ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam các nhiệm kỳ 2005-2010, 2010-2015.
IV-Xem xét, thi hành kỷ luật một số cá nhân thuộc Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ
UBKT Trung ương đã xem xét các vi phạm, khuyết điểm của một số cá nhân thuộc Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ như đã kết luận tại Kỳ họp thứ 16 của UBKT Trung ương, gồm: Đồng chí Nguyễn Phong Quang, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực, nguyên Thủ trưởng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo; đồng chí Nguyễn Quốc Việt, Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; đồng chí Nguyễn Thanh Hải, nguyên Ủy viên chuyên trách, nguyên Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo; đồng chí Nguyễn Văn Út, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo; đồng chí Lê Thị Thu Hằng, nguyên kế toán trưởng; đồng chí Sơn Thị Quanh Ni, thủ quỹ.
UBKT Trung ương nhận thấy những vi phạm, khuyết điểm của các đồng chí nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, của Ban Chỉ đạo, gây dư luận bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật khai trừ đối với các đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Lê Thị Thu Hằng; kỷ luật cảnh cáo đối với các đồng chí Nguyễn Quốc ViệtNguyễn Văn Út; kỷ luật khiển trách đối với đồng chí Sơn Thị Quanh Ni.
Đề nghị Ban Bí thư xem xét thi hành kỷ luật đối với đồng chí Nguyễn Phong Quang.
V- Xem xét, kết luận kiểm tra tài chính đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông có một số vi phạm, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tài chính đảng; buông lỏng quản lý, không chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc đầu tư, xây dựng Kho lưu trữ của tỉnh, để xảy ra vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình thực  hiện.
UBKT Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy Đắk Nông nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc; xem xét, xử lý kỷ luật đảng theo thẩm quyền đối với các cá nhân có vi phạm trong quá trình xây dựng Kho lưu trữ. Tiến hành kiểm điểm trách nhiệm, đề xuất hình thức xử lý theo quy định của Đảng đối với đồng chí Nguyễn Văn Thử, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, báo cáo UBKT Trung ương xem xét.
VI- Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét báo cáo kết quả giám sát đối với Thường trực Tỉnh ủy Lào Cai và một số cá nhân; kiểm tra tài chính đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Sóc Trăng. Qua kiểm tra, giám sát, UBKT Trung ương đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng rút kinh nghiệm, sớm có biện pháp khắc phục, sửa chữa trong thời gian tới.
VII- Cũng tại Kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, giải quyết tố cáo, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với 04 trường hợp theo thẩm quyền.
                                                  UỶ BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG
http://ubkttw.vn/web/guest/tin-tuc-thoi-su/-/view_content/content/187020/thong-cao-bao-chi-ky-hop-17-cua-uy-ban-kiem-tra-trung-uong




3.

Đà Nẵng: Cán bộ hưu trí và đương chức bình luận về kỷ luật Bí thư Xuân Anh


Bí thư Nguyễn Xuân Anh (bìa trái) và Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ trong một cuộc họp ở Đà Nẵng
   Thông tin về những sai phạm của Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ vừa được Ủy ban Kiểm tra Trung ương chính thức kết luận, Một thế giới đã hỏi ý kiến một vài vị cán bộ về hưu lẫn đương chức về sự kiện này.

Chiều 18.9, Một Thế Giới đã phỏng vấn nhanh một số vị nguyên cán bộ và đương chức cán bộ ở Đà Nẵng về việc công bố Bí thư, Chủ tịch Đà Nẵng có nhiều sai phạm nghiêm trọng, cần phải kỷ luật.

- Ông Hồ Duy Diệm, nguyên Trưởng ban quy hoạch tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ), hiện là Phó chủ tịch Hội bảo vệ lưu vực và dải biển Việt Nam:


“Những gì Ủy ban Kiểm tra Trung ương đưa ra là chính xác, rất đúng, cái đó nhân dân thành phố mong đợi lâu rồi, bây giờ đã có tiếng nói chính thức”.

“Tâm và tài của ông Nguyễn Xuân Anh và ông Huỳnh Đức Thơ thì nhân dân Đà Nẵng biết lâu rồi, phải nói rằng hai vị này mà lãnh đạo thì Đà Nẵng không lên được. Trung ương cần thay đổi để giúp Đà Nẵng phát triển vì khi 2 ông này lãnh đạo thì mọi thứ Đà Nẵng đi xuống, không được như xưa nữa. Muốn thay đổi thì thay những vị này bằng những vị có tâm đức hơn”.

“Trong nhiệm kỳ của mấy vị này từ 2015-2020, bây giờ là năm 2017 rồi, là 3 năm, trong những chỉ tiêu trong nghị quyết 33 Bộ Chính trị có 5 điểm quan trọng phải hoàn thành vào năm 2020 thì đến bây giờ có thể chậm đến năm 2030 chưa chắc thực hiện được”.

“Như vậy rõ ràng là không có năng lực, không có trình độ, không có tầm nhìn, không có cách nào thực hiện cho trọn vẹn nghị quyết của Bộ Chính trị đưa ra”.

“Và thực tế trong nhiệm kỳ của mấy vị này không có thành tích gì để cho các tỉnh thấy. Trong nghị quyết của Bộ Chính trị có nói một điểm là Đà Nẵng phải là đầu tàu, là trung tâm phát triển của miền Trung-Tây Nguyên. Nhưng bây giờ so với các tỉnh xung quanh, ví dụ như Quảng Nam, đến bây giờ Đà Nẵng thua xa Quảng Nam, để nói rõ ràng lãnh đạo Đà Nẵng rất yếu kém, không phát huy được những tiềm năng của mình, không phát huy được sức mạnh của TP.Đà Nẵng”.

“Khi ông Nguyễn Xuân Anh lên làm Bí thư Đà Nẵng thì người ta đã biết vì sao ông được cái chức đó. Chuyện ông không có bằng tiến sỹ, trình độ của ổng người ta cũng biết lúc đó; lúc đó người ta đã không tin tưởng gì ông rồi”.

“Và rõ ràng là trong thời gian đảm nhiệm của ông thì ông làm thành phố đi xuống, cái đi xuống ai cũng thấy cả. Tất cả các điểm nóng của thành phố không thấy vai trò của ông. Ví dụ chuyện Sơn Trà là một điểm nóng mà mấy tháng gần đây ông không có vai trò, biểu hiện gì đáng chú ý". 

“Mong muốn lớn nhất của tôi là những đồng chí sẽ về thay thế phải biết lắng nghe nhân dân, những vị lão thành cách mạng và thấy sai lầm của các vị lãnh đạo trước để vững vàng xử lý những đống ngổn ngang mà các vị này để lại”.



- Ông Trần Văn Lĩnh, nguyên đại biểu HĐND TP.Đà Nẵng:



“Theo tôi việc mất đoàn kết xảy ra là có thật, trách nhiệm chính thuộc về đồng chí Bí thư, người đứng đầu trong Đảng bộ nhưng non yếu, nói không đi đôi với làm, còn chủ quan trong tất cả mọi phát ngôn của mình, không kiểm tra một cách chu đáo”.

“Thứ hai, do còn non kém nên có những quyết định nhanh chóng không có cơ sở. Ví dụ quyết định việc điều chuyển ông Mai Đăng Hiếu (nguyên Phó giám đốc Sở Ngoại vụ về chuyên viên Sở Nội vụ)”.

“Thứ ba nữa là trong quyết định không cân nhắc đến yếu tố tài năng của mỗi con người và quá trình công tác của họ. Ví dụ Phó chủ tịch UBND TP Đặng Việt Dũng thì đưa về làm Trưởng ban tuyên giáo Thành ủy, trong lúc họ học cao học về cầu đường giao thông, trong khi UBND không đồng ý nhưng vẫn cứ làm”.

“Tất cả đều theo ý mình. Chưa kể trong công tác xây dựng có những can thiệp có hơi quá đáng về phía nhà nước”.

“Cán bộ về hưu họ biết hết ấy chứ. Khi họ biết mất đoàn kết, họ cảnh báo thì nói rằng mình không làm mất đoàn kết, coi thường những đồng chí có tín nhiệm đã về hưu”.

Theo tôi thì Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã làm việc rất kịp thời để hạn chế những gì xảy ra khi chưa nghiêm trọng lắm làm mất uy tín trong nhân dân”.


- Ông Trần Đình Quỳnh, Chánh văn phòng UBND TP.Đà Nẵng:
“Chúng tôi chưa nhận được thông tin gì. Việc công bố là của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Riêng tôi không có bình luận gì việc này”.



- Ông Đào Tấn Bằng, Chánh văn phòng Thành ủy Đà Nẵng:
“Tôi chưa biết thông tin về việc công bố của Ủy ban Kiểm tra Trung ương”.


Thạch Châu 

http://motthegioi.vn/thoi-su-c-66/chinh-tri-c-93/da-nang-can-bo-huu-tri-va-duong-chuc-binh-luan-ve-ky-luat-bi-thu-xuan-anh-71799.html




2.

Thứ Hai, 18/09/2017 - 16:09

Công bố vi phạm của Bí thư, Chủ tịch Đà Nẵng

Dân trí UB Kiểm tra Trung ương xác định, những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020, Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch UBND Thành phố Huỳnh Đức Thơ là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đến mức phải thi hành kỷ luật.


Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng, chủ trì phiên họp thứ 17 của Ủy ban
Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng, chủ trì phiên họp thứ 17 của Ủy ban
UB Kiểm tra Trung ương vừa có thông báo chính thức về kết quả phiên họp thứ 17 của cơ quan này, (từ ngày 13 đến 16-9-2017, tại Hà Nội). Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng, chủ trì kỳ họp.
UB Kiểm tra Trung ương xác định, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 - 2020 có các vi phạm, khuyết điểm.
Trước hết là chấp hành chưa nghiêm nguyên tắc sinh hoạt đảng, tự phê bình và phê bình; vi phạm Quy định số 42 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy và Quy chế làm việc của Thành ủy, đã ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Ban Thường vụ Thành ủy.
Việc xem xét, quyết định luân chuyển, bổ nhiệm một số cán bộ đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng.
Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng không nghiêm túc thực hiện Thông báo kết luận số 156-TB/TW của Bộ Chính trị và Thông báo số 558-TB/UBKTTW của UBKT Trung ương trong việc khắc phục vi phạm về công tác quản lý, sử dụng đất đai. Đã ra một số quyết định không đúng thẩm quyền, không đúng pháp luật, có nội dung liên quan đến việc cho doanh nghiệp sử dụng đất công sản, triển khai dự án…
Thành ủy Đà Nẵng đã buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát lĩnh vực quản lý đất đai, trật tự đô thị trên địa bàn Thành phố, để xảy ra nhiều vi phạm, gây bức xúc trong nhân dân.
UB Kiểm tra Trung ương cũng chỉ rõ, quyết định chủ trương cho chỉ định thầu 4/6 dự án xây dựng trụ sở các cơ quan, vi phạm Luật Đấu thầu.
Ban Thành vụ Thành ủy thành phố cũng có khuyết điểm khi đồng ý tiếp nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng sai quy định.

Vi phạm của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ được xác định đến mức phải thi hành kỷ luật.
Vi phạm của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ được xác định đến mức phải thi hành kỷ luật.
Về trách nhiệm của các lãnh đạo Thành ủy Đà Nẵng, trước hết là phần Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch HĐND thành phố, UB Kiểm tra Trung ương xác định các vi phạm, khuyết điểm cụ thể.
Với cương vị là người đứng đầu Thành ủy, ông Xuân Anh phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ; chủ trì xem xét, quyết định một số nhân sự có biểu hiện áp đặt; trực tiếp chỉ đạo nhiều công việc cụ thể của chính quyền. Những việc làm của người đứng đầu Thành ủy Đà Nẵng được cho là đã gây phân tâm, ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất trong Ban Thường vụ Thành ủy.
UB Kiểm tra Trung ương cũng xác định ông Nguyễn Xuân Anh đã kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và Quy định những điều đảng viên không được làm.
Bí thư Nguyễn Xuân Anh còn thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng 02 nhà ở của doanh nghiệp, gây dư luận xấu trong xã hội.
Đối với Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ - Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, UB Kiểm tra Trung ương xác định, phải cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015 -2020.
Với trách nhiệm đứng đầu UBND Thành phố, ông Huỳnh Đức Thơ chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý đất đai và trật tự đô thị.
Khuyết điểm của ông Thơ là chưa chủ động đề xuất với Ban Thường vụ Thành ủy nhân sự ở một số cơ quan chính quyền Thành phố thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý theo quy định.
UB Kiểm tra Trung ương kết luận, những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020, của Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đến mức phải thi hành kỷ luật.
P.Thảo

http://dantri.com.vn/chinh-tri/cong-bo-vi-pham-cua-bi-thu-chu-tich-da-nang-201709181616263.htm





1.

Công bố sai phạm của Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh

18/09/2017 16:06 GMT+7

TTO - Theo kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương, ông Nguyễn Xuân Anh đã sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực; Thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng ôtô và 2 nhà do doanh nghiệp biếu.

Công bố sai phạm của Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh - Ảnh 1.
Ông Nguyễn Xuân Anh trong một lần tiếp xúc cử tri tại Đà Nẵng - Ảnh: Hữu Khá
Từ ngày 13 đến 16-9-2017, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ 17. Ông Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.
Theo kết luận, ông Nguyễn Xuân Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng có các vi phạm, khuyết điểm sau:
- Với cương vị là người đứng đầu Thành ủy, ông Xuân Anh chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020.
- Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ; chủ trì xem xét, quyết định một số nhân sự có biểu hiện áp đặt; trực tiếp chỉ đạo nhiều công việc cụ thể của chính quyền. 
Những việc làm ông Nguyễn Xuân Anh đã gây phân tâm, ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất trong Ban Thường vụ Thành ủy.
- Kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và Quy định những điều đảng viên không được làm.
- Thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng 02 nhà ở của doanh nghiệp, gây dư luận xấu trong xã hội.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận: Những vi phạm, khuyết điểm của ông Nguyễn Xuân Anh là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đến mức phải thi hành kỷ luật.
Ông Nguyễn Xuân Anh dùng bằng không hợp pháp
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, từ tháng 2-1995 đến 9-1998, ông Nguyễn Xuân Anh học cử nhân Quản trị kinh doanh trường Humber College, Canada. 
Từ tháng 3-2001 đến 9-2002, ông Xuân Anh học thạc sĩ quản trị kinh doanh, trường California Southern University (Mỹ). Cũng từ trường California Southern University, từ tháng 3-2005 đến 12-2006 ông Nguyễn Xuân Anh lấy bằng tiến sĩ hệ chính quy, chuyên ngành quản trị kinh doanh. 
Trường Southern California University for Professional Studies (SCUPS) sau tháng 10-2007 đổi tên thành California Southern University là trường chưa được Bộ GD-ĐT Việt Nam công nhận bằng. 
Như vậy, bằng cấp của ông Nguyễn Xuân Anh là không hợp pháp.
Công bố sai phạm của Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh - Ảnh 2.
Thiếu gương mẫu trong sử dụng ôtô do doanh nghiệp biếu
Đầu năm 2016, ôtô hiệu Toyota Avalon đời 2016 được Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng tiếp nhận do một doanh nghiệp tặng với mục đích sử dụng cho việc chung. Văn phòng bố trí để đưa đón Bí thư thành ủy Nguyễn Xuân Anh. 
Xe mang biển kiểm soát 43A-299.99, đăng ký ngày 2-2-2016 tại Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng. Hóa đơn giá trị gia tăng do Thành ủy Đà Nẵng cung cấp cho thấy, xe có tổng trị giá 1.300.734.844 đồng (giá trước bạ là 1.182.486.222 đồng). 
Doanh nghiệp có tên trên hóa đơn tặng xe Toyota Avalon (có giá theo thị trường hơn 2 tỉ đồng) cho Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng là Công ty TNHH Minh Hưng Phát. 
Sau khi báo chí lên tiếng về chuyện chiếc xe nói trên và thực hiện ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tháng 3-2017 thường trực thành ủy Đà Nẵng thống nhất chỉ đạo Văn phòng Thành ủy trả lại chiếc xe cho doanh nghiệp Minh Hưng Phát.
Công bố sai phạm của Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh - Ảnh 3.
Sai phạm nghiêm trọng, phải thi hành kỷ luật
Ủy ban kiểm tra Trung ương cũng kết luận Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 - 2020 có các vi phạm, khuyết điểm sau:
- Chấp hành chưa nghiêm nguyên tắc sinh hoạt đảng, tự phê bình và phê bình; vi phạm Quy định số 42 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy và Quy chế làm việc của Thành ủy, đã ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Ban Thường vụ Thành ủy.
- Việc xem xét, quyết định luân chuyển, bổ nhiệm một số cán bộ đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng.
- Không nghiêm túc thực hiện Thông báo kết luận số 156-TB/TW của Bộ Chính trị và Thông báo số 558-TB/UBKTTW của UBKT Trung ương trong việc khắc phục vi phạm về công tác quản lý, sử dụng đất đai. Đã ra một số quyết định không đúng thẩm quyền, không đúng pháp luật, có nội dung liên quan đến việc cho doanh nghiệp sử dụng đất công sản, triển khai dự án…
- Buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát lĩnh vực quản lý đất đai, trật tự đô thị trên địa bàn Thành phố, để xảy ra nhiều vi phạm, gây bức xúc trong nhân dân.
- Quyết định chủ trương cho chỉ định thầu 4/6 dự án xây dựng trụ sở các cơ quan, vi phạm Luật Đấu thầu.
- Đồng ý tiếp nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng sai quy định.
Ông Huỳnh Đức Thơ, Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cũng được kết luận có các vi phạm, khuyết điểm sau:
- Cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015 -2020.
- Với trách nhiệm đứng đầu UBND Thành phố, đồng chí chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý đất đai và trật tự đô thị.
- Chưa chủ động đề xuất với Ban Thường vụ Thành ủy nhân sự ở một số cơ quan chính quyền Thành phố thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý theo quy định.
Những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020, ông Nguyễn Xuân Anh và Huỳnh Đức Thơ là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đến mức phải thi hành kỷ luật.
http://tuoitre.vn/ong-nguyen-xuan-anh-xai-bang-khong-hop-phap-20170918152501078.htm

.





















































TƯ LIỆU HỒI CỐ

.
.
Người dân đang nghĩ gì về những 'Thái tử Đảng'
Câu chuyện cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm con trai về Sabeco đang gây xôn xao dư luận trong những ngày qua.
   Thuật ngữ "Thái tử Đảng" đã xuất hiện ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ 20 nhưng được dùng nhiều hơn trong vài chục năm gần đây. Đó là những từ ám chỉ các trường hợp "con ông cháu cha" được nâng đỡ, bồi dưỡng và thăng chức nhanh đến chóng mặt vào bộ máy lãnh đạo các cơ quan công quyền hoặc những doanh nghiệp "khủng", "béo bở", "ngon ăn" của đất nước họ.
Còn ở Việt Nam, cho đến lúc này, hiện tượng trên cũng đã xuất hiện. Thực tế đã cho thấy cái hay thì cũng có nhưng rất ít, cái dở thì nhiều và để lại điều tiếng không hay cho chính cha, anh, người thân của họ, cho công tác tổ chức, nhân sự của bộ máy Đảng, chính quyền các cấp.

Trước hết, cũng phải nói rõ quan niệm của người viết bài về câu chuyện "Thái tử Đảng" ở Việt Nam: tôi không hề quá khắt khe trong cách nhìn về chuyện đào tạo, bồi dưỡng con em lãnh đạo kế thừa sự nghiệp của cha, anh mình. Để duy trì và bảo vệ chế độ, điều đó theo tôi không có gì bằng. Có điều, một khi cái gì quá mức, bất bình thường và có tính "gia đình chủ nghĩa" nặng thì có lẽ cũng nên xem lại mình và nên tự điều chỉnh. Như vậy sẽ tránh được điều tiếng không tốt trong dư luận về bộ máy Đảng và chính quyền hiện hành ở nước ta.

Trước đây, khi thông tin mạng chưa phát triển, chúng ta có thể dễ dàng ngăn chặn việc phản ánh chuyện này trên mặt báo chính thống. Khi ấy, người dân đâu có biết những chuyện "thâm cung bí sử" chốn hậu trường chính trị? Nay, mạng xã hội lan nhanh khủng khiếp, giấu sao nổi!

Một "công chúa" nọ mới ngoài đôi mươi, vừa ra trường và là con của một vị lãnh đạo Đảng. Cô vốn thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp do chuyên môn đào tạo hoàn toàn xa lạ với công việc. Nhưng cô lại được bổ nhiệm phó giám đốc một doanh nghiệp không hề nhỏ. Cô đã bị những người không ưa tại ngay nhiệm sở đưa hình lên mạng rồi bình phẩm. Chỉ sau vài giờ, nó đã trở thành tin "hot" chóng mặt với những hình ảnh phản cảm của cô "công chúa" nọ khi ra công trường mà đi guốc cao gót, mặc jupe, không hề mặc đồ bảo hộ lao động...

Tôi biết, chỉ vài bữa sau "sự kiện" tai hại từ bức hình đó, chính nhân vật này và cha cô đã chủ động xin rút lui khỏi vị trí mà cô vừa được bổ nhiệm trong sự đàm tiếu của xã hội. Song, tôi thấy vẫn còn mừng là ở chỗ dù sao thì người thân của cô gái rất xinh đẹp nọ cũng đã nhận ngay ra sai lầm và sửa chữa kịp thời. Nếu không thì không biết sẽ ra sao?

Cũng có trường hợp "Thái tử Đảng" khác mà tôi biết, năng lực thì cũng thường thường bậc trung nhưng được cái khiêm tốn, giản dị và mọi người quý mến. Anh được cất nhắc vào Trung ương. Nhưng rất tiếc, "chiếc áo" anh mặc nó quá rộng so với năng lực của mình. Anh đã nhạt nhoà trong cái cương vị  quá cao ấy và chính môi trường công tác đã khiến anh không hoàn thành xuất sắc công việc được trao. Khi cha anh rời khỏi chính trường một nhiệm kỳ thì anh cũng không trụ được khoá tiếp theo nữa. Kể ra thì cũng khó trách ai được nếu không tự trách ta.

Chuyện mới đây về con trai của cựu Bộ trưởng Công thương cũng khiến mạng xã hội "dậy sóng" khi người ta được biết anh này khi mới có 25 tuổi đã làm tới chức Tổng giám đốc PVFI, chỉ sau 1 năm trúng tuyển công chức. Rồi mới 28 tuổi, sau mấy năm làm ăn bết bát, anh được phiên ngang "hàm vụ phó" để được cử tham gia HĐQT và bầu làm Phó tổng giám đốc TCT Bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) theo một “quy trình” rất hoàn hảo. Một vị trí mà biết bao người tài năng, giỏi giang, có nhiều cống hiến trong bộ cũng không dám mơ đến ngay cả trong giấc ngủ.

Những ví dụ này rất nên xem là bài học sống động cần lưu ý, rút kinh nghiệm xương máu cho công tác cán bộ và cho chính các “thái tử" khác và gia đình họ hầu tránh tiếng để đời.

Song, cũng có những trường hợp Đảng chọn được cán bộ trẻ khá ổn. Tuy cũng thuộc diện "con ông cháu cha" và đương nhiên cũng có phần ưu ái nào đó nhưng thực tế đã cho thấy việc chọn lựa không sai. 

Tôi biết một người trẻ, vốn là Trưởng ban Quốc tế của một tờ báo (khi tôi còn làm Phó tổng biên tập tờ báo này), một nhà báo trẻ, có năng lực chuyên môn, được đào tạo bài bản. Thế rồi anh chuyển hướng, chọn con đường chính trị và lên dần từng nấc một. Có lúc tôi cũng hồi hộp dõi theo từng bước đi của một đồng nghiệp vốn cùng nhau sát cánh vì tờ báo mình yêu mến. Một người bạn ở thành phố ấy cho tôi biết, khi anh ấy về làm chủ tịch quận, cũng có nhiều ý kiến lắm và nghĩ cậu ta sẽ khó có thể làm tốt, nhất là thế hệ lãnh đạo cũ cùng chiến đấu với người cha của anh thời kháng chiến thì còn hoài nghi. Nhưng thực tế, anh đã làm tốt phần việc theo cái cách làm mới của lớp cán bộ trẻ được đào tạo căn cơ. 

Nay, anh lại ở cương vị đứng đầu một thành phố lớn, chắc sẽ khó khăn bội phần, nhất là ở nơi từng có cái bóng quá lớn của người tiền nhiệm được nhân dân ghi nhận. Nhưng tôi vẫn kỳ vọng ở anh, một người trẻ có kiến thức và quan trọng là có khát vọng cống hiến. Và, nếu lớp trẻ ấy được tập thể lãnh đạo địa phương ủng hộ, sẻ chia, tôi nghĩ anh sẽ làm được...

Từ những suy nghĩ này, tôi cho rằng, bên cạnh việc tổ chức thi tuyển nghiêm túc, việc minh bạch trong tuyển dụng để có thể thu hút mọi người tài thì việc Đảng lựa chọn cán bộ nguồn từ lớp con em các nhà lãnh đạo cũng vẫn nên làm nếu như họ có thực tài, có khát vọng và nhiệt huyết. Họ chính là lớp người mới, họ sẽ có trách nhiệm bảo vệ thành quả mà cha ông họ đã bao năm gầy dựng từ xương máu mà nên sự nghiệp. Họ chính là lớp người mà Đảng có thể yên tâm giao phó. Tuy nhiên, nếu lớp con cháu này của các nhà lãnh đạo không giỏi thì không nên "nhồi... chức" cho họ nhanh như thế! Cha anh họ mà "dàn xếp" đặt chỗ, chỉ việc kiểu như thế thì khác gì làm hại họ cả đời bởi thế hệ cha anh họ đâu có thể lãnh đạo mãi mãi? Và đó là điều mà tôi muốn nêu trong bài viết này để cùng nhau thảo luận cho sáng tỏ.

Quốc Phong

http://motthegioi.vn/chuyen-hom-nay-c-155/nguoi-dan-dang-nghi-gi-ve-nhung-thai-tu-dang-35752.html





.

Thứ Ba, 07/06/2016 - 08:31

Financial Times thực hiện phóng sự đặc biệt về cuộc đời "vua trà Việt Nam"

Tờ báo kinh tế nổi tiếng thế giới của Anh là Financial Times (FT) vừa thực hiện một phóng sự được cho là “hiếm có” về một doanh nhân Việt Nam mà ban biên tập báo này đánh giá là “rất đặc biệt”. Đó là ông Trần Quí Thanh (thường gọi là Dr Thanh) - người sáng lập Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Nhật báo phát hành ở nhiều nước trên thế giới này gọi Dr Thanh là “vua trà của Việt Nam”, đồng thời khai thác được câu chuyện ít ai biết về cuộc đời từ trại trẻ mồ côi của doanh nhân này.
Nội dung bài viết đăng tải trên tờ Financial Times:
Được thành lập từ năm 1994 với tiền thân là nhà máy bia Bến Thành, Tân Hiệp Phát đã vươn vai trở thành tập đoàn nước giải khát hùng mạnh với những dòng sản phẩm nước giải khát được ưa chuộng hàng đầu Việt Nam.
Thế nhưng, sóng gió trong cuộc đời và bản lĩnh của người tạo dựng thương hiệu Tân Hiệp Phát thì không phải ai cũng biết.

Hình ảnh TS. Trần Quí Thanh xuất hiện trên Financial Times - tờ báo chuyên thảo luận, phân tích các vấn đề kinh tế toàn cầu.
Hình ảnh TS. Trần Quí Thanh xuất hiện trên Financial Times - tờ báo chuyên thảo luận, phân tích các vấn đề kinh tế toàn cầu.
Thương trường là chiến trường
Một trong những triết lý kinh doanh của mà ông Thanh tâm niệm trong suốt cuộc đời dấn thân với thương trường của mình là: “Hôm nay phải hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai”. Chính triết lý ấy đã thúc đẩy ông phải không ngừng nỗ lực. Giờ đây, sau 40 năm, Tập đoàn Tân Hiệp Phát do ông sáng lập đã trở thành một trong những doanh nghiệp tư nhân sản xuất nước giải khát lớn nhất trong nước và đang vươn lên để trở thành doanh nghiệp cung cấp thức uống hàng đầu châu Á.
Nay đã ở cái tuổi 63, nhưng quả thực bắt gặp ông thư thả trong một lần nghỉ dưỡng ở Hồng Kông dường như là một cơ hội hiếm. Tựa khủy tay trên chiếc bàn cạnh hồ bơi tại khách sạn, doanh nhân huyền thoại này đã mang đến cho tôi những câu chuyện đời, chuyện người đầy thú vị.
Những tưởng những giây phút thảnh thơi ấy ông sẽ buông bỏ để “xả hơi” một chuyến, thế nhưng vẫn thấy xếp xung quanh ông là một bàn thức uống toàn chai lọ, đủ các loại nước giải khát, trà thảo dược, nước tăng lực. Hỏi ra mới biết, chính những sản phẩm đó ông dùng cho mình.


Ông Trần Quí Thanh và cô con gái Trần Uyên Phương (cũng là Phó giám đốc của Tân Hiệp Phát)
Ông Trần Quí Thanh và cô con gái Trần Uyên Phương (cũng là Phó giám đốc của Tân Hiệp Phát)
Theo bật mí của chị Trần Uyên Phương (con gái ông) thì mỗi ngày ông đều uống dăm bảy chai như thế. Không giấu được sự ngưỡng mộ cho người bố 63 tuổi đang ngồi bên mình, chị Phương chia sẻ: Có lẽ, chính vì thói quen luôn để sản phẩm trước mắt và thưởng thức sản phẩm của ba nên những ý tưởng mới về sản phẩm luôn được bật ra như thế.
Trong bộ comple đen làm nổi bật bộ ria mép dày, ông gật gù trước lời nhận xét của con gái. Nó khiến tôi thấy thân thuộc ngay khi nhớ đến khuôn mặt phúc hậu của ông trên logo nước trà thảo mộc Dr Thanh.
Trong phút thư thả để nhớ về quãng thời gian đã qua, ông Thanh không giấu nổi niềm xúc động.
Tân Hiệp Phát bắt đầu được khởi nghiệp từ công ty sản xuất bia, vào năm 1994. Ở thời điểm đó nó đã trở thành nhà sản xuất đồ uống tư nhân lớn nhất Việt Nam, với khoảng 5.000 nhân viên trên toàn quốc. Công ty chỉ nằm dưới thị phần so với công ty sản xuất nước ngọt đa quốc gia như Coca-Cola.
Theo ước tính của các nhà phân tích thị trường thì Tân Hiệp Phát chiếm giữ 20 - 30% thị phần của thị trường nước giải khát trong nước. Trong năm 2011, theo số liệu mới nhất từ ​​Nielsen, thị phần của công ty bao gồm các sản phẩm như trà thảo dược, nước tăng lực và sữa đậu nành là khoảng 24%.
Thế nhưng, ít ai biết rằng từ một con số 0 để tạo dựng được một thương hiệu nước uống được ưa chuộng nhất hiện nay là cả một quá trình nỗ lực không ngừng của người đứng đầu Tân Hiệp Phát.
Và cũng ít ai biết rằng, ông chủ của một nhãn hiệu đồ uống lớn lại có một cuộc đời vô cùng thăng trầm.
Cuộc đời từ trại trẻ mồ côi
Năm 1962, một vụ tai nạn xe hơi đã cướp đi mạng sống mẫu thân của ông. Khi đó, ông Thanh mới chỉ 9 tuổi đầu. Sự kiện này đã đẩy ông đến một khúc quanh khác.
Ông bị gửi đến một trại trẻ mồ côi ở vùng cao nguyên phía nam Việt Nam và ở đó trong 6 năm, dưới sự quản thúc nghiêm ngặt của các bảo mẫu.
Sau này khi nghĩ về cuộc đời nhiều thăng trầm của mình, ông Thanh vẫn không thể quên những ngày tháng đó. Vốn là một cậu bé có cá tính từ nhỏ nên ông cũng gặp phải khá nhiều rắc rối khi ở trại trẻ mồ côi này.
Có những khi ông bị nhốt cả đêm với… lợn, vì lý do ẩu đả với bạn bè.


Một trong những chương trình an sinh xã hội lớn nhất mà Tân Hiệp Phát đang thực hiện là “Nhịp cầu ước mơ”, xây dựng mỗi tháng 1 cây cầu dây văng cho các xã nghèo ở ĐBSCL.
Một trong những chương trình an sinh xã hội lớn nhất mà Tân Hiệp Phát đang thực hiện là “Nhịp cầu ước mơ”, xây dựng mỗi tháng 1 cây cầu dây văng cho các xã nghèo ở ĐBSCL.

Ông kể: “Với một cậu bé mới chỉ 9 tuổi đầu, bị nhốt vào chuồng lợn, không được ăn, thậm chí không có quần áo để mặc…, đối với tôi lúc đó là một cú sốc. Nhưng rồi, khi phải chịu những cảnh ấy thì tôi nghiệm ra rằng: Muốn tồn tại thì phải chiến đấu, chiến đấu đến tận cùng”.
Chính những gì đã trải qua trong quá khứ ấy, dường như đã giúp ông có những bước đi can trường hơn trên thương trường về sau này. Suốt hơn 40 năm chiến đấu trên thương trường, ông luôn nhắc nhở nhân viên của mình: “Ở bất kỳ thời điểm nào, lĩnh vực nào cũng phải biết phấn đấu, phấn đấu để tồn tại, đôi khi nó là sự đấu tranh cho sự sống còn”.
Từ đó thấy rằng, thương trường là chiến trường đầy khốc liệt.
Và đúng là, những gì ông trải qua để Tân Hiệp Phát được như ngày hôm nay không hề dễ dàng, khi phải trải qua rất nhiều ngành nghề khác nhau.
Năm 1977, hai năm sau giải phóng Sài Gòn, ông Thanh bắt đầu kinh doanh. Lĩnh vực đầu tiên được ông Thanh đầu tư đó là tham gia vào ngành công nghiệp sản xuất men. Ở thời điểm đó thì ngành công nghiệp men vẫn còn khá là lộn xộn. Với cấm vận nặng nề từ Mỹ trong năm 1975, các nhà sản xuất đều bị cắt nguồn cung cấp thiết bị và nguyên vật liệu từ bên ngoài. Những hạn chế này đã khiến nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này còn đứng trước nguy cơ sụp đổ.
Thế nhưng, chính những bất lợi ấy lại giúp ông Thanh nảy ra sáng kiến mới. Ông nghĩ đến những chiếc võng nilon do quân đội Mỹ để lại và biến chúng thành những chiếc sàng để bắt bùn men. Cách sáng tạo thô sơ này không ngờ đã giúp doanh nghiệp của ông từ việc phải chật vật để sinh tồn đã nhanh chóng chuyển sang mở rộng được quy mô và trở thành đối thủ đáng gờm của các doanh nghiệp cùng ngành khác.
Ông nhanh chóng thu mua hết tất cả những chiếc võng còn lại trên thị trường để phục vụ cho cơ sở của mình. Cũng chính từ phát kiến này đã đem đến thương hiệu men của ông Thanh đứng vững trên thị trường, trong khi các nhà sản xuất men khác gục ngã trước lạm phát quá cao.
Tuy nhiên, cái gì thì cũng đến lúc “thoái trào”, khi nền kinh tế thị trường ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoạch toán kinh doanh, khi mà lạm phát lên tới 300% thì dù có kiếm được 300% mỗi năm cũng mới chỉ hòa vốn. Giá men sụp đổ vào năm 1979, buộc ông phải đi vào ngành sản xuất đường.
Sau hơn một thập kỷ chế biến mía đường, sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp lớn đã làm nhà máy sản xuất nhỏ trong nội thành của ông lép vế.
“Do điều kiện kinh tế như vậy, tôi lại chuyển phương án sang thanh toán bằng vàng” - ông Thanh kể.
Từ bước ngoặt này, ông thu được lợi nhuận rất cao.
“Trong một ngày, tôi có thể kiếm được 3 chỉ vàng. Tại thời điểm đó, một ngôi nhà giá khoảng 1 chỉ, vậy có nghĩa là tôi có thể mua 3 căn nhà trong một ngày" - ông Thanh hào hứng.
Từ đây, ông bắt đầu có những ý tưởng táo bạo cho việc tạo dựng một thương hiệu đồ uống ở Việt Nam. Đón đầu những cơ hội sẽ đến trong bối cảnh Chính phủ sẽ cho phép doanh nghiệp tư nhân hoạt động vào năm 1992. Hay năm 1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton dỡ bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam, lần đầu tiên mở cửa cho các ngành thương mại quốc tế phổ biến sau 20 năm.
Trong bối cảnh đó, ông Thanh đã kịp bắt cơ hội mà cho ra đời cơ sở sản xuất bia Bến Thành. Như đã nói thì đây là khởi nguồn của dòng nước uống giải khát của Tập đoàn Tân Hiệp Phát sau này.
Đương nhiên, cái tên “Tân Hiệp Phát” không phải cứ tằng tằng mà tiến bởi đúng là thương trường như chiến trường, khi mà những năm sau đó bia bị đánh thuế và lợi nhuận bị mất đi. Ông Thanh lại một lần nữa chứng tỏ sự nhạy bén của mình khi chuyển sang lĩnh vực sản xuất carbon dioxide và xi-rô fructose.
Quyết định mà sau này đã giúp ông phát triển nước uống thể thao và nước tăng lực. Đến năm 2009, Tân Hiệp Phát bắt đầu là cái tên nổi lên trên thị trường nước giải khát tại Việt Nam.
Muốn thành công phải tạo sự khác biệt
Vận động không ngừng là những gì đã thấy trong chiến lược kinh doanh của ông Thanh. Từ một cậu bé mồ côi, ông Thanh liên tục nỗ lực trên con đường học vấn, liên tiếp củng cố sự học của mình để kịp bổ sung cho các chiến lược kinh doanh.
Bằng chứng là dù ở đỉnh cao của sự nghiệp thì ông vẫn quyết “rinh” cho được tấm bằng tiến sĩ quản trị kinh doanh của trường Southern California University.
Đến giờ, mỗi ngày ông vẫn giữ thói quen dành 16 giờ với sách để tự tìm tòi và hoàn thiện kiến thức trang bị cho bản thân.
Theo ông Thanh thì yếu tố quyết định đối với nghiệp kinh doanh là sự hiểu biết về thị trường tiêu dùng trong từng giai đoạn phát triển của xã hội. Vậy nên, những kiến thức quản trị cùng với kinh nghiệm thương trường giúp ông và Tân Hiệp Phát ghi dấu ấn ngoạn mục khi nhãn hiệu Number One vượt mặt thương hiệu quốc tế Red Bulls.
Hay đơn cử với chiến thuật thay đổi bao bì, Tân Hiệp Phát tung ra sản phẩm đóng nước tăng lực đóng chai đầu tiên tại Việt Nam và nhanh chóng thuyết phục được người tiêu dùng bởi sự tiện ích.
Năm 2006, sau sự thành công của Number One, Tân Hiệp Phát tiếp tục gây tiếng vang với sản phẩm Trà xanh không độ rồi Trà thảo mộc Dr. Thanh.
Theo ông Thanh thì việc lựa chọn chiến thuật “tập trung và khác biệt” với quan niệm: Không cung cấp cho thị trường những sản phẩm mình có, chỉ cung cấp những sản phẩm thị trường cần.
Chính vì thế, sản phẩm Trà thảo mộc Dr. Thanh ra đời tạo nhiều tò mò cho người tiêu dùng khi đánh trực diện vào nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm tốt cho sức khỏe, không có chất bảo quản và bắt nguồn từ đông y.
Hiểu được một sản phẩm mới ra đời luôn phải chịu nhiều rủi ro, Tân Hiệp Phát luôn cầu thị cũng như có thái độ tiếp nhận ý kiến trái chiều từ khách hàng. Năm 2015, báo chí Việt Nam đã đăng việc con ruồi và các tạp chất khác đã được tìm thấy trong một số sản phẩm của THP.
Ông Thanh nói: “Đó là những việc có thể xảy ra trong thời đại cạnh tranh gay gắt của thị trường hôm nay”.

Ở Việt Nam, doanh nhân Trần Quí Thanh được biết đến là một Mạnh Thường Quân tài trợ cho rất nhiều chương trình nghệ thuật. Trong ảnh: Ông Thanh chụp với các nghệ sỹ của nhà hát Tuổi trẻ trong chuyến lưu diễn ở Singapore.
Ở Việt Nam, doanh nhân Trần Quí Thanh được biết đến là một Mạnh Thường Quân tài trợ cho rất nhiều chương trình nghệ thuật. Trong ảnh: Ông Thanh chụp với các nghệ sỹ của nhà hát Tuổi trẻ trong chuyến lưu diễn ở Singapore.
Nhận định sắp tới các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ còn khó khăn hơn nữa, thậm chí là bị dẫn dắt bởi những công ty lớn, ông Thanh cho rằng: “Tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - một hiệp định thương mại sâu rộng giữa Mỹ và 11 quốc gia khác sẽ tác động đến Việt Nam. Việc chính phủ đã ước tính rằng TPP có thể tăng tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam lên đến 68 tỷ USD trước năm 2025 sẽ là áp lực để các công ty có tính cạnh tranh hơn. Vì vậy, cũng như các công ty khác, chúng tôi sẽ cạnh tranh trực tiếp với các công ty nước ngoài".
Vậy nên: "Nếu các công ty tư nhân yếu kém thì làm sao các công ty đó tồn tại được?"
Vì vậy, ông Thanh vẫn giữ quan điểm: Cần phải chiến đấu để tồn tại.
Theo ông Thanh, Tân Hiệp Phát được hưởng ứng tại một quốc gia với dân số khoảng 90 triệu dân nên việc mang đến cho khách hàng những sản phẩm có lợi cho sức khỏe là sứ mệnh của Tân Hiệp Phát.
Nhìn lại sau nhiều thập kỷ chiến đấu để sống sót trong một trong những môi trường khắc nghiệt nhất đối với doanh nghiệp tư nhân, ông Thanh chiêm nghiệm: “Những thách thức đến từ Tân Hiệp Phát là những thách thức mà tôi đã chuẩn bị đón nhận trong suốt cả cuộc đời mình.”
Huy An (dịch theo Finalcial Times)
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/financial-times-thuc-hien-phong-su-dac-biet-ve-cuoc-doi-vua-tra-viet-nam-20160607083241367.htm


.



Giảng viên đại học xài bằng tiến sĩ “ma”

22/01/2015 09:06 GMT+7

TT - Bất chấp những cảnh báo, nhiều giảng viên của một số trường ÐH, CÐ vẫn sử dụng bằng tiến sĩ “ma” - bằng chưa được thẩm định hoặc không được công nhận tại VN.


Trường ĐH Sài Gòn có ba giảng viên, cán bộ sử dụng bằng tiến sĩ không được công nhận tại VN - Ảnh: M.Giảng
Cuối năm 2011, Tuổi Trẻ đã thực hiện loạt bài viết về tình trạng nhiều người, trong đó có cán bộ quản lý và giảng viên nhiều trường ÐH, CÐ, học thạc sĩ, tiến sĩ online của các trường ÐH “ma” của Mỹ mở tại VN.
Thời điểm đó có hơn 150 người theo học tiến sĩ của ÐH Quốc tế Mỹ và hơn 200 người theo học thạc sĩ của ÐH quốc tế Adam tại một cơ sở giáo dục ở TP.HCM. Năm 2012, Bộ GD-ÐT vào cuộc, thanh tra và đóng cửa các chương trình liên kết đào tạo “chui” này.
Danh sách 21 trường ÐH “ma” của Mỹ mà bằng cấp không được công nhận, trong đó có hai ÐH nêu trên, đã được đưa ra và Bộ GD-ÐT khẳng định không công nhận bằng tiến sĩ của các ÐH trong danh sách này. Nhiều người ngừng học nhưng cũng có không ít người đã “tốt nghiệp” và được cấp “bằng tiến sĩ”.
Vẫn sử dụng
Lấy bằng tiến sĩ... làm kỷ niệm
Cũng theo học tiến sĩ ĐH Quốc tế Mỹ và đã nhận bằng nhưng hiệu trưởng một trường CĐ tại TP.HCM cho hay khi có thông tin không công nhận bằng tiến sĩ, ông không sử dụng bằng này nữa và chỉ để làm kỷ niệm! Nhiều cán bộ quản lý của trường cũng ngưng theo học chương trình này.
Ông Nguyễn Văn Xuân - phó hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng miền Tây - cho biết có theo học tiến sĩ của ĐH Quốc tế Mỹ nhưng sau khi có thông tin không công nhận, ông đã chuyển sang học tiến sĩ của một trường ĐH khác.
Theo danh sách người có bằng tiến sĩ (tính đến tháng 12-2014) của phòng quản lý khoa học Trường ÐH Sài Gòn mà chúng tôi có được, hiện có ba người đang sử dụng bằng tiến sĩ của ÐH Quốc tế Mỹ. Trong số này có hai người là giảng viên gồm bà N.T.L. nhận bằng tiến sĩ năm 2010, ông H.H.T. nhận bằng tiến sĩ năm 2010 và ông L.H.S. nhận bằng năm 2009.
Trao đổi với chúng tôi, ông L.H.S. cho biết thời điểm ông theo học tiến sĩ online của ÐH Quốc tế Mỹ tại VN thì ÐH này được Cục Quản lý giáo dục sau trung học của bang California kiểm định.
“Bồi dưỡng kiến thức là nhu cầu cá nhân và chi phí do tôi tự bỏ ra, không lấy từ ngân sách nhà nước. Sau này khi có thông tin về việc không công nhận bằng tiến sĩ của ÐH này ở VN, tôi có hỏi thông tin và được biết từ năm 2009 trở về trước chưa có quy định rõ ràng về việc công nhận hay không công nhận bằng tiến sĩ online tại VN” - ông S. nói thêm.
Trong khi đó, ông H.H.T. cho biết hiện đang làm thủ tục thẩm định bằng tiến sĩ ÐH Quốc tế Mỹ của mình. “Sáng 20-1, tôi đã đến Tổng lãnh sự quán Mỹ để làm thủ tục xác nhận. Hiện nay quá trình thủ tục thẩm định đang được thực hiện theo yêu cầu của trường” - ông T. nói.
Chúng tôi đã liên hệ phòng quản lý khoa học, phòng tổ chức nhân sự để tìm hiểu việc cán bộ giảng viên của trường sử dụng bằng tiến sĩ không được công nhận nhưng đều nhận được câu trả lời “không đủ thẩm quyền trả lời” và cho biết phải gặp hiệu trưởng. Chúng tôi đã liên lạc rất nhiều lần với hiệu trưởng Trường ÐH Sài Gòn: trực tiếp đến trường, gọi điện, nhắn tin hẹn làm việc... nhưng tất cả đều rơi vào im lặng.
Về việc xài bằng “ma” trong trường ÐH, một giảng viên của Trường ÐH Sài Gòn bình luận: “Bản thân tôi là giảng viên, thật không thể hiểu được một trường như ÐH Sài Gòn, hoạt động bằng ngân sách nhà nước với nhiệm vụ chủ yếu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố lại có thể tiếp nhận và để những người có bằng tiến sĩ “dỏm” đứng giảng dạy cho sinh viên”.
Nơi bắt kiểm định, chỗ cho qua
GS.TS Hoàng Văn Châu - hiệu trưởng Trường ÐH Ngoại thương - cho biết trường sẽ không công nhận bằng từ 21 trường ÐH “ma” của Mỹ theo danh sách đã công bố. Còn lại những người đi học nước ngoài về đều được trường công nhận bằng cấp.
Ông Nguyễn Văn Xuân - phó hiệu trưởng Trường ÐH Xây dựng miền Tây - cũng cho biết chủ trương của trường là công nhận văn bằng của người học các trường nước ngoài.
Theo phó hiệu trưởng một trường ÐH ngoài công lập, trường có nhiều người theo học và lấy bằng tiến sĩ theo dạng “du học” ngắn ngày của ÐH Bulacan. Ông này cho biết thêm hầu hết người có bằng cấp nước ngoài đều được trường công nhận.
Mới đây khi làm việc với trường, Bộ GD-ÐT có yêu cầu những bằng thạc sĩ, tiến sĩ của ÐH nước ngoài cấp sau năm 2007 đều cần phải làm thủ tục thẩm định. Do đó sắp tới trường sẽ thực hiện việc thẩm định và công nhận bằng từ ÐH nước ngoài.
TS Phan Ngọc Sơn - hiệu trưởng Trường ÐH Công nghệ Ðồng Nai - xác nhận mình và nhiều cán bộ của trường theo học và lấy bằng tiến sĩ của ÐH Bulacan. Tuy nhiên, ông Sơn cho biết việc công nhận văn bằng nước ngoài của trường chia làm hai đối tượng.
Ðối với chương trình tiến sĩ “du học” ngắn ngày của ÐH Bulacan, người lấy bằng là cán bộ quản lý sẽ được công nhận bởi họ có học về công tác quản lý. Nếu là giảng viên, bằng tiến sĩ đó bắt buộc phải được Bộ GD-ÐT thẩm định và công nhận mới được trường chấp nhận, nếu không sẽ không được trường công nhận học vị.
Trong khi đó, nhiều trường kiểm soát gắt gao bằng từ ÐH nước ngoài, yêu cầu phải được Bộ GD-ÐT thẩm định và công nhận mới được trường công nhận. TS Nguyễn Hữu Huy Nhựt - trưởng phòng tổ chức hành chính Trường ÐH Kinh tế TP.HCM - cho biết trường đã từ chối công nhận bằng thạc sĩ nước ngoài của một giảng viên trong trường vì theo học chương trình liên kết chưa được công nhận.
Theo ông Nhựt, chương trình nước ngoài hiện nay thượng vàng hạ cám đủ loại nên trường chủ trương tất cả bằng thạc sĩ, tiến sĩ nước ngoài nộp về trường đều phải được Bộ GD-ÐT thẩm định và công nhận trước.
Nếu cán bộ, giảng viên muốn được hưởng quyền lợi của người đi học thì phải được trường thẩm tra chương trình đó có được công nhận hay không trước khi ra quyết định cử đi học.
PGS.TS Ðỗ Văn Dũng - hiệu trưởng Trường ÐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - cho biết đã tuyên bố thẳng thừng không chấp nhận cán bộ, giảng viên theo học những chương trình chưa được công nhận.
Hiệu trưởng một trường ÐH ngoài công lập tại TP.HCM phân tích thêm: nhiều trường ÐH mới nâng cấp sau này cần lực lượng giảng viên có học vị cao để mở ngành, tăng chỉ tiêu tuyển sinh cũng như tạo nên vẻ hào nhoáng về đội ngũ có chất lượng.
Ðối với giảng viên chưa có quy định cụ thể về việc bắt buộc kiểm định bằng cấp nên việc thừa nhận hay không là do lãnh đạo trường quyết định. Tuy nhiên, với nhiều chương trình tiến sĩ “ngắn ngày” như vậy khó có thể nói đó là một chương trình tốt, nên việc truyền đạt kiến thức cho sinh viên cũng khó có kết quả như mong muốn.
Chất lượng không được kiểm định, bằng không được công nhận
Ông Nguyễn Xuân Vang - cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ GD-ĐT - cho biết thông tin về 21 trường ĐH “ma” đã được đưa ra từ năm 2010. Trong số 21 trường này có nhiều cơ sở dạy trực tuyến. Trên thế giới, nhiều nước có các cơ sở giáo dục được cấp phép hoạt động nhưng chất lượng không được kiểm định, do đó bằng cấp không được công nhận.
“Từ năm 2007, Bộ GD-ĐT đã ban hành quy định về việc công nhận văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người VN và quy định rất rõ về việc công nhận các loại văn bằng do nước ngoài cấp, trong đó có hình thức học online.
Những văn bằng học online do nước ngoài cấp chỉ được Bộ GD-ĐT công nhận khi chương trình đó được Bộ GD-ĐT cấp phép hoạt động tại VN. Văn bằng của các trường ĐH nước ngoài chưa được kiểm định chất lượng tại nước sở tại cấp cho người VN sẽ không được công nhận tại VN, trong đó có ĐH Quốc tế Mỹ” - ông Vang nói.
Danh sách 21 trường ĐH không được công nhận tại Mỹ
1 - ĐH quốc tế Adam (Adam International University) thuộc bang Georgia. 
2 - ĐH Akamai (Akamai University) thuộc bang Hawaii.
3 - ĐH American City (American City University), bang California.
4 - ĐH Di sản Mỹ (American Heritage University), phía nam California. 
5 - ĐH American Pacific (American Pacific University). 
6 - ĐH quốc tế American Pacific (American Pacific University - International) thuộc bang New Mexico/California.
7- ĐH Apollo (Apollo University) bang California. 
8 - ĐH quốc tế Đại Tây Dương (Atlantic International University) thuộc bang Hawaii. 
9 - ĐH Capstone (Capstone University), bang California.
10 - ĐH Cosmopolitan (Cosmopolitan University). 
11 - ĐH Frederick Taylor (Frederick Taylor University) thuộc bang California. 
12 - ĐH Honolulu (Honolulu University) thuộc bang Hawaii,
13 - ĐH Irvine (Irvine University) thuộc bang California. 
14 - ĐH Quốc tế Mỹ (International American University), bang California. 
15 - ĐH Kỹ thuật Paramount (Paramount University of Technology) thuộc bang California. 
16 - ĐH Pebble Hills (Pebble Hills University) thuộc bang Pennsylvania. 
17 - ĐH Preston (Preston University) thuộc bang California. 
18 - ĐH Tây Nam Mỹ (Southwest American University) thuộc bang California. 
19 - ĐH Nam Thái Bình Dương (Southern Pacific University) thuộc bang Delaware.
20 - ĐH quốc tế Washington (Washington International University) thuộc bang Pennsylvania. 
21 - ĐH quốc tế Berkeley (Berkeley International University), bang Delaware.
(Theo TS Mark A.Ashwill - nguyên giám đốc Viện Giáo dục quốc tế Hoa Kỳ)
http://tuoitre.vn/giang-vien-dai-hoc-xai-bang-tien-si-ma-701889.htm

.
Bằng “tiến sĩ Mỹ” giá 6.500 USD của ông hiệu phó


Gần đây, dư luận râm ran việc ông Nguyễn Tấn Bình, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Văn Hiến đã sử dụng bằng tiến sĩ Mỹ qua internet mà ở Việt Nam gọi là đào tạo… từ xa. Theo điều tra của PetroTimes, năm 2007, ông Bình lấy bằng tốt nghiệp Tiến sĩ tại đại học Southern California – SCUPS (Hoa Kỳ) chỉ với giá… 6.500 USD.
Bằng tiến sĩ Mỹ chỉ có giá 6.500 USD.
Để có được bằng “tiến sĩ” này, người học chỉ cần chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng đến trường Đại học Southern California (SCUPS). Tất cả các môn học, các chương trình của trường đều được thực hiện qua mạng Internet hoặc chuyển phát nhanh.
Muốn hoàn tất khóa học, “tiến sĩ” không cần phải làm đồ án, không làm luận án mà chỉ cần làm Dự án tiến sĩ ngành Kinh doanh và Quản trị (Doctoral Project in Business & Management). “Chuẩn đầu vào” của bằng tiến sĩ… giá rẻ chỉ yêu cầu nghiên cứu sinh có bằng Cao học của bất kỳ trường Đại học nào trong nước.
Và tất nhiên, chuyện được duyệt hồ sơ học “tiến sĩ” ở SCUPS chỉ một sớm một chiều. Không lâu sau khi… trúng tuyển, trường sẽ gửi giấy báo yêu cầu nghiên cứu sinh đóng khoảng tiền 6.500 USD cho toàn khóa học. Số tiền trên sẽ được “thương lượng” đóng thành từng đợt cho quý nhà trường.
Vì cách tuyển sinh quá đơn giản nên cách học lại càng thoải mái. “Tiến sĩ” tương lai có thể làm các bài tập bằng tiếng bản ngữ tại Việt Nam và nộp qua mạng Internet hoặc chuyển phát nhanh. Nếu có lắm tiền, nghiên cứu sinh trường SCUPS ở Việt Nam có thể thuê người làm giúp bằng tiếng Anh rồi sau đó gửi đến trường thông qua mạng Internet.
Thời gian diễn ra khóa học và lấy bằng tốt nghiệp chẵn tròn 3 năm. Theo nội dung của khóa học, người học phải thực hành 12 môn học và cũng có thể nhờ người làm hộ vì chẳng có cơ quan, đơn vị nào kiểm chứng người học trực tiếp làm hay không.
Hoàn tất khóa học và lấy bằng, “tiến sĩ”… giá rẻ chỉ việc kê khai vào hồ sơ xin việc với học vị cao chất ngất như một thứ “trang sức”. Kiểu học và lấy bằng “tiến sĩ” như ông Nguyễn Tấn Bình, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Văn Hiến không được công nhận tại Việt Nam. Danh sách các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đến ngày 2/3/2013, tổng số chương trình liên kết 233 và không có trường SCUPS.
Việc sử dụng bằng tiến sĩ… giá rẻ của ông Nguyễn Tấn Bình, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Văn Hiến đã bị người dân “tố giác” lên Đại biểu quốc hội Phan Văn Quý, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An. Ngay sau đó, đến ngày 25/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận được Phiếu chuyển đơn của Đại biểu Quốc hội về ý kiến của cử tri liên quan đến trường Đại học Văn Hiến.
Ông Nguyễn Tấn Bình được Bộ Giáo dục và Đào tại công nhận là Phó Hiệu trưởng trường Đại học Văn Hiến vào ngày 6/2/2013. Đến ngày 20/9/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn đề nghị trường Đại học Văn Hiến yêu cầu ông Nguyễn Tấn Bình làm hồ sơ công nhận văn bằng “tiến sĩ” theo quy định. Đến nay, ông Bình vẫn chưa được công nhận bằng tốt nghiệp tiến sĩ.
Cũng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đối với học viên học từ xa thì văn bằng chỉ được công nhận khi các chương trình giáo dục từ xa để cấp văn bằng đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục công nhận và được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại Việt Nam.
Hưng Long/Báo petrotimes.vn
http://sinhvienusa.org/2013/12/18/bang-tien-si-my-gia-6-500-usd-cua-ong-hieu-pho/

http://petrotimes.vn/bang-tien-si-my-gia-6500-usd-khong-duoc-cong-nhan-151457.html

http://petrotimes.vn/bang-tien-si-my-gia-6500-usd-cua-ong-hieu-pho-150493.html






.
Thứ Bảy, 19/06/2010 - 15:57
Vụ làm tiến sĩ tại Mỹ nhưng không biết tiếng Anh:

“Tôi làm tiến sĩ tốn 17.000 USD!”

"Tôi có học tại trường đại học Nam Thái Bình Dương (Southern Pacific University) tại Hoa Kỳ. Trường này tọa lạc tại thành phố New York!".

Ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc sở Văn hóa - thông tin và du lịch tỉnh Phú Thọ (nhân vật được đề cập trong bài “Làm tiến sĩ tại Mỹ nhưng không biết tiếng Anh”) khẳng định như vậy khi trao đổi với phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị online chiều 17/6.
Tuy nhiên, khi PV đề nghị muốn xem tấm bằng tiến sĩ của ông thì ông Ân nói “để dịp khác”.

Ông Nguyễn Ngọc Ân: "Tôi học trường này là theo kiểu đào tạo từ xa, nên tôi học qua mạng, nộp trả bài cũng qua mạng".

Theo thông tin của một đồng nghiệp được đăng tải trên một tờ báo mạng, chúng tôi dễ dàng tìm được trường đại học Nam Thái Bình Dương (Southern Pacific University) mà ông Ân “tu nghiệp”. Theo đó, Trường đại học Southern Pacific University nằm trong danh sách 50 trường đại học bị chính quyền bang Hawaii khởi tố, thua kiện và bị đóng cửa. Trường Southern Pacific University đã bị giải thể từ ngày 28/10/2003 theo phán quyết của tòa án Hawaii. Bằng cấp của trường Southern Pacific University không được Mỹ công nhận.
Còn trường đại học Nam Thái Bình Dương với tên chính thức là “The University of South Pacific” của Fiji, một quốc đảo gần Úc, mới là trường thật. Chúng tôi trao đổi với ông Ân về điều này và hỏi ông học ở Fiji hay Mỹ, ông Ân nói: “Có thể chỗ tôi học ở New York chỉ là phân viện của trường Southern Pacific University!”.
Thưa ông, ông có thể cho biết chi phí học để lấy bằng tiến sĩ của trường Southern Pacific University hết bao nhiêu?
Chắc cũng tốn hơn chục ngàn USD gì đấy!
Ông có thể nói rõ hơn?
17.000 USD!
Thưa ông, đó là kinh phí của tỉnh Phú Thọ hỗ trợ ông đi đào tạo tiến sĩ?
Không, đó là tiền cá nhân, còn tiền kinh phí hỗ trợ của tỉnh thì tôi chưa lấy, mặc dù tỉnh đã có quyết định rồi!
Khóa học cùng ông có bao nhiêu người Việt Nam học cùng ông, ở Phú Thọ có ai học cùng ông không?
Khoảng chín, mười người gì đó, họ đều ở Hà Nội, Thái Nguyên; còn ở Phú Thọ không có ai.
Ông có thể cho chúng tôi xem giáo trình, đĩa CD của trường phát cho ông để ông tự học?
Như tôi đã nói, tôi học trường này là theo kiểu đào tạo từ xa, nên tôi học qua mạng, nộp trả bài cũng qua mạng.
Vậy ông có thể cung cấp cho chúng tôi trang web của trường đại học của ông không?
Không, tôi không nhớ.
Cảm ơn ông!
Theo Hữu Lực- Hà Tuấn
Sài Gòn Tiếp Thị


http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/toi-lam-tien-si-ton-17000-usd-1277199313.htm


.

Thứ Năm, 17/06/2010 - 06:49

Làm tiến sĩ ở Mỹ nhưng không biết tiếng Anh

Hơn một tuần nay, dư luận tỉnh Phú Thọ xôn xao khi được biết ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ đã có học vị tiến sĩ với đề tài “Vấn đề di sản văn hóa với việc phát triển kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ”.

Sự việc bắt đầu từ khi ban tổ chức hát Xoan tỉnh Phú Thọ giới thiệu ông Ân là “tiến sĩ” làm nhiều người ngỡ ngàng, vì trước đó ông Ân chỉ là cử nhân tại chức kinh tế - quốc dân khóa 24 (lớp học được tổ chức tại thành phố Việt Trì).
Ông Nguyễn Ngọc Ân cho biết, ông có ý định làm tiến sĩ về đề tài này đã lâu. Tháng 6/2008, ông được bổ nhiệm làm giám đốc sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch thì mọi việc mới bắt đầu với sự giúp sức của các cán bộ chuyên môn trong sở. Ông cũng cho biết học vị của mình là tiến sĩ kinh tế quản trị kinh doanh chứ không phải là tiến sĩ khoa học. Viện kinh tế (Bộ Tài chính) là nơi giới thiệu ông đi làm tiến sĩ tại trường đại học Nam Thái Bình Dương của Mỹ.
Ông Nguyễn Ngọc Ân khẳng định trong thời gian làm tiến sĩ có sang trường đại học Nam Thái Bình Dương để học hai đợt, mỗi đợt một tuần, được nghe giảng tiếng Anh qua phiên dịch sang tiếng Việt và ngay cả khi ông bảo vệ luận án cũng có người dịch cho ông từ đầu đến cuối.
Ông Ân khẳng định trong thời gian làm tiến sĩ từ tháng 2/2007 đến 9/2009, ông có sang trường đại học này để học hai đợt, mỗi đợt một tuần, được nghe giảng tiếng Anh qua phiên dịch sang tiếng Việt và ngay cả khi ông bảo vệ luận án cũng có người dịch cho ông từ đầu đến cuối.
Và ông cũng khẳng định ông tự học là chính thông qua tài liệu của trường đại học Nam Thái Bình Dương soạn bằng tiếng Việt và đĩa CD. Trường đại học Nam Thái Bình Dương cũng không yêu cầu những nghiên cứu sinh như ông Ân phải biết tiếng Anh, không phải thi đầu vào mà chỉ cần gửi đề cương sang cho họ… chỉnh sửa là được.
Ông Ân cũng cho hay, luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh của ông không có người hướng dẫn nhưng lại có tới ba người phản biện!
Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo tỉnh Phú Thọ (xin được giấu tên) cho biết, khi ông Ân đi đào tạo tiến sĩ, tỉnh cũng hỗ trợ kinh phí. Sau khi hết thời gian “tu nghiệp” ở Nam Thái Bình Dương (thực chất là ông vẫn làm việc tại tỉnh nhà), ông Ân cũng trình văn bằng tiến sĩ với Ban tổ chức tỉnh ủy và bằng đó là bằng thật.
Tuy nhiên, vị lãnh đạo tỉnh này cũng cho biết, quy trình đào tạo tiến sĩ của ông Ân “có vấn đề” vì Bộ Giáo dục - đào tạo đã có quy chế đào tạo tiến sĩ. Theo đó, nghiên cứu sinh phải có bằng thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại khá trở lên, có thư giới thiệu của hai giáo sư hoặc phó giáo sư có uy tín giới thiệu. Và một điều kiện bắt buộc là phải có đủ trình độ ngoại ngữ để tham khảo tài liệu, tham gia hoạt động quốc tế về chuyên môn phục vụ nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài luận án.
Theo Hữu Lực - Hà Tuấn
Sài Gòn tiếp thị 
http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/lam-tien-si-o-my-nhung-khong-biet-tieng-anh-1276994857.htm

.



28/07/2010 18:40

Coi chừng bằng quốc tế "dỏm"


Tiến sĩ Mark A.Ashwill - Nguyên Giám đốc Viện Nghiên cứu giáo dục Quốc tế tại Việt Nam - đã cảnh báo như thế về tình trạng nhốn nháo các loại văn bằng quốc tế hiện nay.






















Coi chừng bằng quốc tế "dỏm"



Tiến sĩ Mark A.Ashwill - Nguyên giám đốc Viện Nghiên cứu giáo dục quốc tế tại VN (IIE), hiện là giám đốc điều hành của Công ty phát triển nguồn nhân lực Capstone Việt Nam - đã nhiều lần cảnh báo về tình trạng nhốn nháo các loại văn bằng không hề được quốc tế công nhận nhưng lại xuất hiện không kiểm soát được tại Việt Nam.
Ông Mark A.Ashwill nói:
- Việc các trường đại học (ĐH) của Hoa Kỳ không được chính quyền công nhận nhưng lại hoạt động mạnh ở Việt Nam đang làm ảnh hưởng đến uy tín của cả hai quốc gia. Thật ra, thủ tục thành lập các trường kiểu này ở Hoa Kỳ giống như lập công ty. Phần lớn các trường này đều là “trường ĐH trực tuyến” (online university) và một số trường được xem là “lò sản xuất văn bằng” (diploma mill).
Tín chỉ, bằng tốt nghiệp tại những trường này không có giá trị, không được các trường khác công nhận khi sinh viên muốn chuyển sang học trường khác hoặc học lên cao.
Vậy quy trình thẩm định bằng cấp tại Hoa Kỳ cụ thể như thế nào, thưa ông?
- Tại Hoa Kỳ, có hai loại kiểm định trường ĐH: một loại do cơ quan giáo dục tại địa phương chứng nhận. Còn các trường có uy tín, chất lượng cao thường do đơn vị thẩm quyền về giáo dục của quốc gia công nhận. Cơ quan thẩm định sẽ xem xét toàn bộ chương trình đào tạo, quản trị, các nội dung tự học, tự nghiên cứu tại nhà trường. Sau đó họ đến thăm và kiểm tra định kỳ các tiêu chuẩn này có đúng như kế hoạch mà trường đã xây dựng, báo cáo hay không. Các trường không được công nhận chủ yếu do không có gì bảo đảm chất lượng, người ta không biết ở đó dạy gì, sinh viên ra trường làm gì...
Khi xảy ra hiện tượng trường ĐH hoạt động mà không đủ tiêu chuẩn thẩm định, bang đó sẽ siết chặt luật, bổ sung điều này, điều khác. Vì lý do này, có thể các trường không được công nhận ở bang này lại chuyển sang hoạt động ở bang khác.
Vậy đặc điểm nào có thể giúp học viên nhận biết đó là trường không được cơ quan kiểm định Hoa Kỳ công nhận?
- Rất đơn giản. Trên website các trường có chất lượng sẽ ghi rõ trường đó được công nhận bởi cơ quan thẩm định giáo dục nào, còn các trường này thì không hề có thông tin đó.
Theo ông, người Việt Nam có được những tấm bằng này thông qua những “kênh” nào?
- Hoặc là sinh viên đã theo học ở trường đó về môi giới tiếp, hoặc do các công ty, các trường ĐH tìm cách liên kết với nhau.
Ông có quan tâm đến sự kiện gần đây nhiều quan chức Việt Nam cũng nhận những tấm bằng từ các “lò sản xuất” này?
- Không có gì lạ. Ngay ở Hoa Kỳ cũng từng có những xìcăngđan tương tự như Việt Nam. Đã có một số quan chức “vướng” phải bằng cấp từ những trường ĐH không được thừa nhận này.
Tôi biết có một quan chức trong bộ phận bảo đảm an ninh Hoa Kỳ - được thành lập sau vụ 11 - 9 - cũng nhận bằng sau đại học từ một trường không được chính quyền công nhận. Nhưng, ở nước chúng tôi, những quan chức đó khi bị phát hiện lập tức bị sa thải, hoặc bản thân họ cũng thấy xấu hổ để không ở lại cương vị cũ.
Ông có khuyến cáo gì cho ngành giáo dục Việt Nam trong việc ngăn chặn những bằng dỏm từ trường dỏm của nước ngoài?
- Cơ quan quản lý giáo dục nên lưu tâm quản lý chặt những mối hợp tác giữa các trường ĐH nước ngoài với trường ĐH tại Việt Nam. Trường hợp Khoa quản trị kinh doanh ĐH Quốc gia Hà Nội liên kết với ĐH Irvine mà báo nêu là một ví dụ điển hình. Tôi nghĩ nhà trường phải có trách nhiệm giải thích rõ với học viên, những người đã bỏ số tiền không nhỏ để có tấm bằng... không được công nhận. Mặc dù tôi biết rằng một trong những lý do hấp dẫn “sự liên kết” và hấp dẫn cả người học là học phí MBA theo chương trình của ĐH Irvine chỉ bằng một nửa so với trường chính thống khác.
Tôi có ý định sẽ nghiên cứu kỹ và công bố chi tiết thông tin các trường có uy tín và không có uy tín tại Hoa Kỳ để người học Việt Nam biết và cảnh giác. Thậm chí, tôi sẽ tìm cách dịch những thông tin này sang tiếng Việt cho mọi người cùng biết rộng rãi hơn.
Theo Ngọc Hà

Tuổi Trẻ

Liên kết với ĐH Irvine chấm dứt từ năm 2008
Chiều 27 - 7, GS.TS Vũ Minh Giang, phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết: “Chương trình liên kết đào tạo giữa Khoa quản trị kinh doanh ĐH Quốc gia Hà Nội và Trường ĐH Irvine đã được thực hiện theo nguyên tắc phía đối tác nước ngoài chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình đào tạo và cấp bằng. Nhưng chương trình đã chấm dứt hoạt động từ năm 2008”.
Theo ông Giang, từ năm 2008, ĐH Quốc gia Hà Nội có chủ trương chỉ thực hiện liên kết đào tạo đối với các đối tác là các cơ sở đào tạo của nước ngoài phải nằm trong top 200 (theo bảng xếp hạng của Webometrics).
ĐH Quốc gia Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị thành viên rà soát các chương trình và đối tác liên kết đào tạo. Những đối tác nào không đủ điều kiện, trong đó có Trường ĐH Irvine, đã được ĐH Quốc gia Hà Nội yêu cầu chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo.
Thông tin từ Khoa quản trị kinh doanh cho biết trong thời gian liên kết giữa khoa và Trường ĐH Irvine, hai bên đã thực hiện 10 khóa đào tạo thạc sĩ với khoảng 300 học viên. Tuy nhiên, đại diện Khoa quản trị kinh doanh cho hay, chưa thống kê được chính xác bao nhiêu học viên đã được nhận bằng thạc sĩ.
Theo T.HÀ
Tuổi Trẻ


http://www.tienphong.vn/khoa-giao/coi-chung-bang-quoc-te-dom-508143.tpo




.







Đại sứ Hoa Kỳ tư vấn nhận dạng "ĐH gà rừng"

Cập nhật lúc 17:32, 14/09/2010 (GMT+7)
Ngày 13/9, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam khai trương Trung tâm Tư vấn Giáo dục Hoa Kỳ (EducationUSA) tại Hà Nội. Các HS, SV hay phụ huynh muốn cho con mình du học tại Mỹ có thể tới Trung tâm để tham khảo về các trường ĐH, CĐ Hoa Kỳ miễn phí.
Hãy cẩn thận với môi giới du học
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak cho báo giới biết: Chuyên viên tại Trung tâm tư vấn giáo dục Hoa Kỳ sẽ tư vấn miễn phí cho các học sinh, các bậc cha mẹ mọi thông tin về du học Mỹ, như mức học phí cao đẳng, đại học, cách thức nộp đơn vào các trường...
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak cắt băng khánh thành Trung tâm tư vấn giáo dục Hoa Kỳ tại Hà Nội.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak cắt băng khánh thành Trung tâm tư vấn giáo dục Hoa Kỳ tại Hà Nội.
Nếu các vị phụ huynh muốn tìm trường học ở Mỹ thông một đơn vị trung gian thì phải tìm hiểu kỹ lệ phí phải trả cho các đơn vị đó.
"Các đơn vị trung gian không đảm bảo việc con bạn sẽ được nhận vào trường, cũng như được cấp visa du học. Bất cứ đại lý nào hứa hẹn rằng họ sẽ đảm bảo thực hiện một trong 2 điều đó, họ đang không trung thực hoàn toàn. Đại sứ quán và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không xác nhận bất cứ đại lý nào, cũng như không giám sát hoạt động của họ. Vì thế, cần phải tìm hiểu kỹ trước khi ký hợp đồng với các đại lý để đảm bảo bạn nhận được những gì đúng với số tiền bạn bỏ ra" - ông cho biết.
Mỗi năm, có hơn 600.000 sinh viên quốc tế, trong đó có hơn 13.000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại nhiều trường ĐH, CĐ tại Hoa Kỳ.
Con số này thể hiện mức tăng trưởng 960% về số lượng sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ so với năm 1997.
Chỉ nên học ở những trường được kiểm định ở Hoa Kỳ
Theo đại sứ Michael Michalak, một trong những lý do chính của hiện tượng du học sinh muốn sang Mỹ học là bởi giáo dục tại Hoa Kỳ có chất lượng cao.
Để duy trì những tiêu chuẩn đó, Hoa Kỳ dựa vào một hệ thống phi tập trung hóa, đó là hệ thống kiểm định chất lượng.
Việc kiểm định chương trình mang tính chất tự nguyện, không qua một cơ quan quản lý cấp nhà nước. Điều đó có nghĩa là các sinh viên phải tự tìm hiểu xem các trường có được kiểm định chất lượng hay không.
"Do không có hệ thống kiểm định cấp trung ương nên các trường ĐH, CĐ được kiểm định theo vùng. Có 6 Hiệp hội kiểm định độc lập cấp vùng, công nhận gần 4.000 cơ sở đào tạo có cấp bằng trên toàn nước Mỹ. Các chuyên gia tư vấn của EducationUSA là đại diện cho tất cả các trường được kiểm định tại Hoa Kỳ", ông nói.
Trả lời VietNamNet về trường ĐH Nam Thái Bình Dương cũng như những cơ sở đào tạo không được kiểm định nhưng vẫn tồn tại ở Hoa Kỳ, đại sứ Michael Michalak cho biết: "Ở Hoa Kỳ, ai cũng có thể thành lập một cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, việc kiểm định lại là tự nguyện. Các cơ sở giáo dục không được kiểm định vẫn tồn tại hợp pháp, tuy nhiên, người học phải có nhiệm vụ tìm ra cơ sở có chất lượng, và kiểm định chất lượng của cơ sở giáo dục là một cách để nhận ra điều đó".
Bộ GD Hoa Kỳ và Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục ĐH (CHEA), một tổ chức phi chính phủ, có trách nhiệm công nhận các tổ chức kiểm định trường đại học và cung cấp các thông tin hướng dẫn cũng như các tài liệu và số liệu liên quan đến các tổ chức kiểm định vùng này. 
Bộ GD Hoa Kỳ và Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục ĐH không kiểm định trường đại học.
Các tổ chức kiểm định được phân chia theo 2 cấp: Kiểm định cấp khu vực và kiểm định cấp quốc gia.
Các trường ĐH kiểm định cấp khu vực được xây dựng theo hướng học thuật và phi lợi nhuận.
Các trường kiểm định cấp quốc gia đưa ra các chương trình đào tạo kỹ thuật, chương trình dạy nghề và hướng nghiệp và là những trường hoạt động theo lợi nhuận.
Đại sứ Michalak cho rằng các trường đại học Việt Nam có mong muốn hợp tác với các trường ĐH Hoa Kỳ cần nghiên cứu kỹ lưỡng và quyết định xem trường ĐH đối tác có những tiêu chuẩn học thuật bền vững hay không.
"Nếu một trường ĐH Hoa Kỳ không được kiểm định chất lượng, chúng tôi sẽ không ủng hộ nỗ lực của trường đó khi thiết lập quan hệ đối tác với các trường ở VN bởi vì các trường ĐH đó đã không chứng tỏ rằng trường ĐH của họ đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cần thiết. Chúng tôi khuyến khích các trường ĐH Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với các trường được kiểm định vì sẽ đem lại cho SV chương trình học có chất lượng." - Đại sứ Michalak nói.
Sinh viên ở Mỹ cũng bị lừa
"Cách thức lừa những SV đó cũng giống như lừa các SV VN đến học ở các trường này. Vì thế, nếu biết cách hỏi thì cũng có thể biết được trường thật và giả, vì trường thật thì không né tránh những câu hỏi liên quan đến chất lượng" - vị đại sứ đã ở Việt Nam được 2 năm cho hay.
Trả lời phóng viên VietNamNet về trường ĐH Nam Thái Bình Dương cũng như những cơ sở đào tạo không được kiểm định nhưng vẫn tồn tại ở Hoa Kỳ, ông Michael Michalak cho biết: "Ở Hoa Kỳ, ai cũng có thể thành lập một cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, việc kiểm định lại là tự nguyện. Các cơ sở giáo dục không được kiểm định vẫn tồn tại hợp pháp, tuy nhiên, người học phải có nhiệm vụ tìm ra cơ sở có chất lượng, và kiểm định chất lượng của cơ sở giáo dục là một cách để nhận ra điều đó".
Để tìm hiểu về thông tin giáo dục Hoa Kỳ tại Education USA, phụ huynh và học sinh có thể gửi mail tới: HanoiEducationUSA@gmail.com hoặc truy cập trang web: www.educationusa.state.gov, hay truy cập vào trang web ĐSQ Mỹ tại Hà Nội.
http://vietnamnet.vn/giaoduc/201009/Dai-su-Hoa-Ky-tu-van-nhan-dang-DH-ga-rung-935512/index.htm
.

2 nhận xét:

  1. 13. Sự thật về văn bằng của ông Nguyễn Xuân Anh
    20/09/2017 08:25 GMT+7
    TTO - So với thời gian đào tạo tiến sĩ ở Mỹ (từ 4-7 năm nghiên cứu, viết luận án), thời gian chưa đầy 2 năm để lấy bằng tiến sĩ của ông Nguyễn Xuân Anh quả là "siêu tốc"!

    Trả lờiXóa
  2. 31. Ngồi cạnh ông Nguyễn Xuân Anh, ông Trương Quang Nghĩa chăm chú nghe quyết định phân công giữ chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.