Do các con cháu trong gia tộc Trần Tán công bố lần đầu tiên trên website Tronglang.com năm 2012. Hiện tại, trang này bị hỏng hay đã bị xóa bỏ hoàn toàn.
Bản đăng lại năm 2017 của Giao Blog là lấy từ lưu trữ cá nhân (lấy xuống từ Tronglang.com).
Giao Blog
Tháng 7 năm 2017 (bắt đầu)
Trang Tronglang.com năm 2012 (hiện đã không còn hoạt động) |
---
MỘT CÁCH SƯU TẦM TÀI LIỆU
Tôi tập nhẩy đầm, thuê một cô gái nhảy Việt, có tên là cô Tầu, đã luống tuổi, hàng ngày đến nhà tôi, nhảy tập cho tôi, liền trong ba tháng. Ngoài ra, tôi học hỏi thêm lối nhảy gọi là nhảy kiểu Anh. Người Anh nhảy như lướt trên sàn gỗ trơn, không kéo lê giầy kêu xẹt xẹt như Pháp, như người Argentine. Họ có lối “đưa” rất quí phái, và lối nhảy Bostonbay bướm. Tôi lại cố tập Rumba làm sao cho khi ngoạy chân một chỗ, thì trông như chân không dính đất. Tôi còn học hỏi thêm ở anh Hoàng Thụy Năm, tức cố đại tá Năm, lối nhảy Charlestonđem ở Pháp về.
“Vũ trang” xong rồi, tôi ra thuê một căn nhà hai buồng, tháng 6 đồng, ở ngõ Nam Thái (Khâm Thiên, ngoại ô Hà Nội) làm chỗ … dạy nhảy đầm, theo lối Hồng Mao.
Hà Nội lúc đó có vũ sư J. Dod, có biệt tài nhảy Rumba. Mỗi tháng ông lấy học phí ba đồng một người. Tôi cũng lấy ba đồng, đối với người chưa biết nhảy, cam đoan dạy một giờ là biết nhảy Fox, theo phương pháp bước vuông (pas carré). Ðối với người muốn tập nhảy thêm cho khá, theo các lối, thì tôi lấy 6 đồng.
Học trò nhảy của tôi, tôi nhớ có nhóm cầu thủ State Hanoien và nhiều công chức. Có một cô tên là Hoa được tôi dạy không lấy tiền. Và sau này, năm 1956, tôi đã có lần thấy cô Hoa làm vũ nữ cho tiệm Văn Cảnh, Saigon.
Nhờ có lớp dạy nhảy mà các cô nhảy tìm đến tôi, nhảy một bài tráng miệng, trước khi đi làm rồi rủ tôi ra Bar, có khi về cả nhà riêng các cô. Các cô đều mê lối nhảy hồng Mao và ngón Charleston. Có cô Tình, nguyên hoa khôi Thanh Hóa, tình nguyện đến đóng cặp với tôi để đến bar của cô biểu diễn lối Charlestonnhảy đôi.
Dần dần tôi đi sâu vào đời của các cô nhảy. Có bao nhiêu chuyện đầu cua, tai nheo, tâm sự vụn, thành tích của tất cả các cô nhảy đầm năm ấy (1936- 37), tôi được các cô kể cho nghe. Tôi chỉ còn việc viết, mà lại phải viết như một người bạn, chứ không phải như một nhà báo.
Có những chuyện đáng thương mà tôi không nỡ viết lúc ấy. Vì các cô nhảy đã bảo nhau mua báo Ngày Nay, và có cô đã tố cáo tôi: “Anh ấy viết về tụi mình, các mày ạ, tao đã điều tra đúng anh ấy là Trọng Lang đấy!”
Viết ra lúc ấy, các cô cho là “nói xấu, phản bội và chôn vùi” họ.
Giờ đây, tôi có thể kể lại, để bổ khuyết cho thiên “Hà Nội Lầm Than” ỳ
(còn tiếp)
Các entry liên quan đã đi trên blog này:
- Hồi kí của Trọng Lang Trần Tán Cửu : "Trước ngã ba lịch sử" - 5
- Hồi kí của Trọng Lang Trần Tán Cửu : "Trước ngã ba lịch sử" - 4
- Bài mới : Mẫu Liễu và phong trào dân tộc đầu thế kỉ XX, trường hợp Trần Tán Bình ở thập niên 1920
- Hồi kí của Trọng Lang Trần Tán Cửu : "Trước ngã ba lịch sử" - 3
- Hồi kí của Trọng Lang Trần Tán Cửu : "Trước ngã ba lịch sử" - 2
- Hồi kí của Trọng Lang Trần Tán Cửu : "Trước ngã ba lịch sử" - 1
- Chuyến đi Pháp hồi đầu thế kỉ XX của nhà khoa bảng Trần Tán Bình
- Nhân vật Đông Kinh Nghĩa Thục còn ít được biết đến : Trần Tán Bình (1868-1937)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.