Một số điểm mà Liam triển khai thì cùng loại với một công bố năm 2015 của mình.
Sắp tới, sẽ nói kĩ hơn với trường hợp Lã Văn Lô, ở tọa đàm tháng 6 tới (đã đưa tin tọa đàm ở đây, hồi kí Lã Văn Lô thì đọc ở đây). Trở lại thời kì "bộ tộc" với "dân tộc", nhiều thú vị.
Sắp tới, sẽ nói kĩ hơn với trường hợp Lã Văn Lô, ở tọa đàm tháng 6 tới (đã đưa tin tọa đàm ở đây, hồi kí Lã Văn Lô thì đọc ở đây). Trở lại thời kì "bộ tộc" với "dân tộc", nhiều thú vị.
Bản lược dịch ở trên.
Nguyên bản ở dưới.
---
1. Bản lược dịch
LIAM C.KELLEY -CÁC SỬ GIA VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VÀ VẤN ĐỀ “DÂN TỘC”
Author: Nguyễn Hồng Phúc
Nguồn: Modern Vietnamese Historians and the “Dân Tộc” Question by Liam C. Kelley Nguyễn Hồng Phúc lược dịch.
https://nguyenhongphucwriting.wordpress.com/2017/05/05/liam-c-kelley-cac-su-gia-viet-nam-hien-dai-va-van-de-dan-toc/
2. Nguyên bản
Vào thế kỷ XIX, khi các học giả canh tân Nhật Bản cố gắng tìm hiểu về phương Tây, họ đã phải tạo ra nhiều thuật ngữ mới để dịch những từ ngữ và khái niệm từ các ngôn ngữ Tây phương không tồn tại ở Nhật Bản lúc đó. Những thuật ngữ này sau đó lại được các nước nói ngôn ngữ khác mượn dùng, như Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.
Như vậy, những thuật ngữ mới được tạo ra để dịch các từ ngữ của phương Tây như “economy” (經濟 keizai/shehui/kinh tế) và “society” (社會 shakai/shehui/xã hội) cũng đã được những người ở Đông Á dùng một cách không mấy khó khăn.
Tuy nhiên, cũng có những thuật ngữ khác khó dịch hơn, và có lẽ khó nhất phải kể đến hai thuật ngữ “nation” và “nationality”. Trong ngôn ngữ phương Tây, các lớp nghĩa của hai thuật ngữ này đã biến đổi theo thời gian và cũng có sự chồng lấn lên nhau khiến cho việc chuyển ngữ không thực sự suôn sẻ.
Cuối cùng, một từ duy nhất đã được dùng để dịch cả hai thuật ngữ trên:民族 minzoku/minzu/dân tộc, và từ này đã được sử dụng một cách rộng rãi trong những ngôn ngữ Đông Á xuyên suốt nửa đầu thế kỷ XX.
Sau đó, vào những năm 1950, một số người bỗng nhận thấy vấn đề rằng, trong các ngôn ngữ Đông Á không hề có từ ngữ nào để phân biệt giữa “nation” và “nationality” như ở phương Tây. Cụ thể, đối với những sử gia Mác -xít tại các nhà nước cộng sản của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Bắc Việt Nam đang bắt đầu viết lại lịch sử mới dưới nhãn quan chủ nghĩa Mác, họ thấy rằng cần phải làm rõ sự khác biệt đó để có thể theo đúng những quan điểm Mác –xít nào đó. Và điều này bỗng nhiên tạo nên một vấn đề.
Lý thuyết Mác –xít chủ yếu về vấn đề thế nào là một dân tộc (nation) được nêu lên bởi Joseph Stalin trong tác phẩm năm 1913 của ông, Chủ nghĩa Mác và Vấn đề Dân tộc. Trong công trình đó, Stalin đã mở đầu như sau:
“[Нация есть исторически сложившаяся устойчивая общность людей, возникшая на базе общности языка, территории, экономической жизни и психического склада, проявляющегося в общности культуры.]
[Dân tộc là một cộng đồng thể người ổn định, hình thành trong lịch sử, có ngôn ngữ chung, địa vực chung, sinh hoạt kinh tế chung, cùng là trạng thái tâm lý chung biểu hiện trong văn hóa chung. (bản dịch của Đào Duy Anh, 1955)] (nguyên văn Tiếng Việt của tác giả- NHP)
Stalin lập luận thêm rằng tất cả những đặc điểm định hình một dân tộc trên phải cùng hiện diện, nếu không nó sẽ không phải là một dân tộc. Và cuối cùng, ông đã gán sự xuất hiện của các dân tộc với một thời điểm cụ thể trong lịch sử- sự hình thành chủ nghĩa tư bản.
Stalin viết:
[Нация является не просто исторической категорией, а исторической категорией определенной эпохи, эпохи подымающегося капитализма. Процесс ликвидации феодализма и развития капитализма является в то же время процессом складывания людей в нации.]
[Dân tộc không phải là một phạm trù lịch sử giản dơn, mà là một phạm trù lịch sử của một thời đại nhất định, tức là thời đại đương lên của chủ nghĩa tư bản. (bản dịch của Đào Duy Anh, 1955)] (nguyên tác Tiếng Việt của tác giả- NHP)
Trong Chủ nghĩa Mác và Vấn đề Dân tộc, Stalin lý giải tất cả những vấn đề liên quan đến dân tộc này một cách chi tiết, và xuyên suốt chủ đề đó, ông đã sử dụng rất nhất quán thuật ngữ tiếng Nga để chỉ “dân tộc” [нация, nacija].
Sau đó vào năm 1950, Stalin đã gián tiếp lật lại câu hỏi điều gì cấu thành một dân tộc trong một bài báo có tên Chủ nghĩa Mác và những vấn đề ngôn ngữ học (Marxism and the Problems of Linguistics).
Công trình đó tuy bàn về ngôn ngữ, nhưng có một đoạn Stalin phát biểu như sau:
[В дальнейшем, с появлением капитализма, с ликвидацией феодальной раздробленности и образованием национального рынка народности развились в нации, а языки народностей – в национальные языки.]
[Theo với sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản, sự tiêu diệt của tình trạng phân cát phong kiến, sự hình thành của thị trường dân tộc, thì các bộ tộc (nationalité) cũng biến thành dân tộc. . . (bản dịch của Đào Duy Anh, 1955)] (nguyên văn Tiếng Việt của tác giả- NHP)
Trong đoạn văn này, Stalin đã nhắc tới các dân tộc [нация, nacija] và tới một thứ gì đó ông nói rằng có trước dân tộc- nationalities [народност, narodnost, theo nghĩa đen có thể hiểu như là “điều kiện để là một dân tộc” (the condition of being a people)].
Rõ ràng, Stalin đã nhìn ra sự khác biệt giữa hai hiện tượng này, và người dịch văn bản trên của Stalin sang tiếng Trung cùng năm đó (1950) rõ ràng cũng đã hiểu rằng có một sự khác biệt giữa hai từ tiếng Nga narodnost và nacija. Vì người dịch văn bản đó của Stalin là Lý Lập Tam 李立三, một lãnh đạo cộng sản Trung Quốc đã từng sống nhiều năm ở Nga và rất thạo Nga văn.
Lý Lập Tam dùng từ “buzu” (部族,Viet., bộ tộc) để dịch “nationality”. Từ này trước đó đôi khi đã từng được dùng chỉ khái niệm ‘tộc người’(tribe), nhưng cũng có một từ khác thường được dùng nhiều hơn để chỉ “tộc người”, đó là “boluo”( 部落,Viet., bộ lạc). ( trong đoạn này, chúng tôi dịch tribe là tộc người để tránh những rắc rối về từ ngữ, từ những đoạn sau xin dịch lại thành bộ tộc– NHP)
Tuy nhiên, từ buzu (bộ tộc) vẫn nghiêng về ý nghĩa “tribe” hơn là “nationality”. Có lẽ bởi vì vào năm 1979, khi văn bản này được in gộp trong tuyển tập các bài viết của Stalin xuất bản ở Trung Quốc, cả “nation” và “nationality” đều được dịch là “minzu” (Viet., dân tộc). Nói cách khác, những người biên soạn tuyển tập đó đã quyết định quay trở lại sử dụng cùng một từ tiếng Trung (minzu) để dịch cả hai thuật ngữ phương Tây này (nation và natinality) như hồi trước năm 1950.
Điều đó cho thấy rằng không phải họ hoàn toàn phớt lờ những gì Stalin thực chất đã viết. Thay vào đó, họ đã thêm một ghi chú giải thích về việc họ dịch cả narodnost và nacija là minzu. Họ nói rằng Stalin đã dùng từ narodnost trong văn bản của ông để chỉ một loại cộng đồng dân tộc xuất hiện sau thời kỳ bộ tộc (tribe) và là một phần trong các giai đoạn phát triển của nhân loại gắn liền với các xã hội nô lệ và phong kiến. Họ cũng nói rằng Stalin đã dùng từ nacịja để chỉ những cộng đồng dân tộc hình thành trong suốt giai đoạn tư bản và sau đó nữa.
Các nhà biên soạn tuyển tập trong đó nói rằng bất cứ khi nào từ narodnost xuất hiện trong văn bản của Stalin, họ sẽ dịch là minzu, nhưng sẽ chua thuật ngữ tiếng Nga narodnost trong ngoặc đơn. Còn với naciya, họ cũng sẽ dịch thành minzu, nhưng sẽ chỉ chua thuật ngữ gốc tiếng Nha nếu từ đó xuất hiện trong cùng một câu với từ narodnost.
[注:俄文 “народность” 和 “нация” 一般都译为“民族”。斯大林在本文中把“народность”一词用来专指产生于部落之后的、奴隶社会和封建社会的人们共同体,把“нация”一词用来专指资本主义上升时期和这个时期以后的人们共同体。本文中 “народность” 译成“民族”,并附注原文; “нация” 译成“民族”,一般不附注原文,只是在同句中有 “народность” 时,才附注原文,以示区别。——编者注]
(Chú: Hai từ tiếng Nga “народность” và “нация” đều được dịch thành “dân tộc”. Stalin trong nguyên bản dùng từ “народность” chuyên để chỉ việc hình thành xã hội sau bộ lạc, các kiểu cộng đồng xã hội nô lệ và phong kiến; dùng “нация” chuyên để chỉ các kiểu cộng đồng thời kỳ xuất hiện chủ nghĩa tư bản và sau tư bản. Từ “народность” trong cuốn này dịch thành “dân tộc”, kèm phụ chú nguyên văn; “нация” cũng dịch thành “dân tộc”, thường không chú nguyên văn, chỉ khi xuất hiện trong cùng một câu có “народность” mới chú nguyên văn, dùng để phân biệt.- Người biên soạn chú.- NHP tạm dịch).
Đây là một cách giải quyết vấn đề ngôn ngữ rất lạ. Thay vì sử dụng hai từ Trung Quốc riêng biệt để chuyển ngữ hai từ tiếng Nga, những nhà biên soạn tuyển tập Stalin đã dùng một từ tiếng Trung duy nhất và thông báo cho người đọc biết ( bằng việc chua từ gốc Nga trong ngoặc đơn) chúng cần phải được hiểu theo cách khác những khi nào không có từ gốc Nga được chua bên cạnh.
Vì sao họ làm điều này? Tôi cho rằng đây là một trường hợp tình cảm dân tộc chủ nghĩa đã lấn át những nỗ lực tạo ra hoạt động học thuật ‘thuần túy khoa học’ở những học giả này.
Những học giả này có thể hiểu ở một mức độ nào đó rằng chủ nghĩa tư bản đã đem đến một độ thống nhất xã hội cao hơn so với những xã hội tiền tư bản trong quá khứ. Tuy vậy, những đòi hỏi mang tính dân tộc chủ nghĩa của họ đã khiến họ muốn thấy một vài dạng thống nhất quan trọng trước khi xuất hiện chủ nghĩa tư bản. Đây là một trường hợp đặc trưng đối với các quốc gia châu Á, nơi xuất hiện rất ít những dấu hiệu của sự phát triển tư bản trước khi tiếp xúc với phương Tây.
Nếu dân tộc (nation) chỉ xuất hiện dưới chủ nghĩa tư bản, liệu phải chăng điều đó nghĩa rằng ‘không có gì’ trước khi những người phương Tây đến Trung Quốc? Họ chỉ là những ‘bộ tộc’ (tribe) trước lúc đó thôi sao?
Tất nhiên những học giả này đã cảm thấy phải tồn tại nhiều yếu tố khác hơn thế, nhưng họ đã không có một cái tên cho nó.
Các ngôn ngữ phương Tây có sự định danh cho điều này (narodnost, nationalité), và những cái tên này có vẻ đã được dùng một cách ‘thuần khoa học’, nhưng chúng thực ra cũng đã được gắn kết với những tình cảm dân tộc chủ nghĩa trong đó.
Hay nói cách khác, các học giả Tây phương có thể nhận ra rằng chủ nghĩ tư bản đã tạo nên các dạng thức cộng đồng mới cho nhân loại, nhưng những từ như narodnost và nationalité lại mang ý nghĩa thông báo rằng những cộng đồng nhân loại mới này được xây dựng trên nền những cộng đồng cổ hơn theo những cách thức riêng rất đáng chú ý. Chúng không phải các ‘bộ lạc’(tribe). Chúng là các ‘nationalities’(các điều kiện để hình thành dân tộc).
Điều này mang chúng ta quay trở lại Việt Nam. Tại Miền Bắc Việt Nam những năm 1950, các học giả đã tổ chức một cuộc thảo luận về thời điểm hình thành dân tộc Việt Nam, và để làm điều đó, họ dựa trên nền tảng những tác phẩm của Stalin một cách sâu sắc.
Năm 1955, trong một đóng góp vào cuộc thảo luận, sử gia Đào Duy Anh đã trích dẫn đoạn văn trên từ tác phẩm năm 1950 của Stalin, Chủ nghĩa Mác và những vấn đề ngôn ngữ học. Noi theo Lý Lập Tam, Đào Duy Anh đã dịch narodnost thành bộ tộc (Truq. Buzu, “tribe”) và sau đó ông chua thêm từ tiếng Pháp “nationalité” trong ngoặc đơn. Sau nữa ông cũng lại dịch từ nacija trong cùng câu đó thành “dân tộc” (Trq., mizu, “nation”).
Đào Duy Anh không đọc được tiếng Nga, và do vậy ông đã dịch đoạn văn này từ một bản dịch tiếng Pháp. Bản dịch tiếng Pháp đã sử dụng cả hai thuật ngữ “nationalité” và “nation”, do vậy, bản dịch của Đào Duy Anh là một bản dịch đúng.
Tuy nhiên, tương tự trường hợp bên Trung Quốc, từ “bộ tộc” cũng không được phổ biến ở Việt Nam. Thay vào đó, Đào Duy Anh đã sớm bắt đầu dùng các cụm từ khác nhau để chỉ các dạng cồng đồng có trước dân tộc ở Việt Nam, chẳng hạn dân tộc phong kiến, dân tộc tiền tư bản,…
Nói một cách khác, giống với các học giả Trung Hoa, Đào Duy Anh đã quyết định tiếp tục dùng một từ duy nhất, dân tộc (minkoku/minzu) được tạo ra (bởi Nhật Bản) vào thế kỷ XIX, để dịch hai thuật ngữ Tây phương (nation và nationality).
Và cũng giống với học giới Trung Hoa, Đào Duy Anh đã nhất trí quan điểm với Stalin về việc đã phải có một dạng cộng đồng dân tộc khác xuất hiện trước dân tộc, nhưng ông đã dùng cùng một thuật ngữ cho [hai hiện tượng khác nhau] đó và cả các dạng thức cộng đồng khác sớm hơn. Ông chỉ phân biệt chúng bằng những tính từ phụ thêm, như tiền tư bản (pre- capitalist) và phong kiến (feudal).
Vì sao ông chọn làm điều đó? Tôi cho rằng đó cũng là một phần thuộc về nhu cầu cảm xúc cần phải có được một sự tồn tại đáng ca ngợi và có thể nhận ra trước khi dân tộc hiện đại xuất hiện.
Vấn đề đi cùng với nó là gì? Theo tôi, đó là khi ai đó sử dụng cùng một danh từ (dân tộc) để dịch các khái niệm khác nhau, nó khiến người ta [người đọc/nghe] khó khái niệm hóa sự khác biệt giữa các hiện tượng đó hơn, nhưng lại [có xu hướng] khiến người ta dễ có nhiều tưởng tượng về sự tương đồng và tiếp nối giữa những khái niệm này hơn là những gì thực có.
Điều này thậm chí còn cho thấy lý do vì sao lý thuyết Mác –xít ngày nay không còn có được sự tham chiếu rộng rãi như hồi những năm 1950. Chẳng hạn, liệu có ai đó ngày nay tham chiếu đến một “dân tộc Việt Nam tiền tư bản” ở thế kỷ 18 hay không? Không, họ sẽ đơn giản nghĩ đến một “dân tộc” Việt Nam ở thế kỷ 18 mà thôi.
Nhưng cũng [hoàn toàn] có thể khi ai đó ngày nay nói đến “dân tộc” Việt Nam vào thời điểm đó, họ thực ra lại muốn nói đến “các điều kiện để hình thành dân tộc Việt Nam” (Vietnamese narodnost/ nationalité) chứ không phải dân tộc Việt Nam (Vietnamese cacija/nation).
Không có những thuật ngữ riêng biệt, không thể có cách nào biết được người ta thực sự nghĩ gì, nhưng tôi đoán rằng việc sử dụng rộng rãi thuật ngữ “dân tộc” với tất cả các giai đoạn cho thấy mọi người [có xu hướng] hình dung ra một “dân tộc” xuyên suốt tất cả các giai đoạn như vậy.
Chán thay các học giả cải cách Nhật Bản thế kỷ 19! Vào thế kỷ 19, lẽ ra họ đã nên tạo ra các thuật ngữ riêng biệt cho “nation” và “nationality” rồi mới phải. Bởi vì đến bây giờ, sau hơn 100 năm, thực thế rằng việc chỉ có một từ duy nhất ở châu Á để dịch hai thuật ngữ Tây phương trên gây ra rất nhiều khó khăn cho những người ở hai khu vực [Đông- Tây] giao tiếp với nhau về chủ đề hết sức căn bản mà Stalin đã nói đến từ lâu” “Thế nào là một dân tộc”?
https://nguyenhongphucwriting.wordpress.com/2017/05/05/liam-c-kelley-cac-su-gia-viet-nam-hien-dai-va-van-de-dan-toc/
2. Nguyên bản
In the nineteenth century when reformist Japanese scholars sought to learn about the West, they had to come up with many new terms in order to translate words and concepts from Western languages that did not exist in Japanese. Those terms were then adopted by speakers of other languages, such as Korean, Chinese and Vietnamese.
As such, new terms were created to translate Western words like “economy” (經濟 keizai/jingji/kinh tế) and “society” (社會 shakai/shehui/xã hội) and those new terms came to be employed by people in East Asia without much difficulty.
There were other terms, however, that were more difficult to translate, and none perhaps more so than the two terms “nation” and “nationality.” In Western languages, the meanings of these terms changed over time, and they also overlapped, and that made it difficult to translate these two terms.
In the end, a single term came to be used in order to translate both of these words (民族 minzoku/minzu/dân tộc) and this term was widely used in East Asian languages throughout the first half of the twentieth century.
Then in the 1950s it suddenly became a problem for some people that East Asian languages did not have terms to make the distinction between “nation” and “nationality” that could be found in Western languages. In particular, as Marxist historians in the newly-established communist states of the PRC and North Vietnam set about writing new histories in accordance with Marxist theory, they found that they needed to make that distinction in order to clearly follow certain Marxist ideas. And that ended up being a problem.
The main Marxist theory of what a nation is was penned by Joseph Stalin in his 1913 work, Marxism and the National Question. In that work, Stalin stated the following:
“A nation is a historically constituted, stable community of people, formed on the basis of a common language, territory, economic life, and psychological make-up manifested in a common culture.”
[Нация есть исторически сложившаяся устойчивая общность людей, возникшая на базе общности языка, территории, экономической жизни и психического склада, проявляющегося в общности культуры.]
[Dân tộc là một cộng đồng thể người ổn định, hình thành trong lịch sử, có ngôn ngữ chung, địa vực chung, sinh hoạt kinh tế chung, cùng là trạng thái tâm lý chung biểu hiện trong văn hóa chung. (bản dịch của Đào Duy Anh, 1955)]
Stalin argued further that all of these characteristics that define a nation must be present, otherwise it is not a nation. And finally, he attributed the emergence of nations to a particular moment in history – the rise of capitalism.
To quote, Stalin wrote that,
“A nation is not merely a historical category but a historical category belonging to a definite epoch, the epoch of rising capitalism. The process of elimination of feudalism and development of capitalism is at the same time a process of the constitution of people into nations.”
[Нация является не просто исторической категорией, а исторической категорией определенной эпохи, эпохи подымающегося капитализма. Процесс ликвидации феодализма и развития капитализма является в то же время процессом складывания людей в нации.]
[Dân tộc không phải là một phạm trù lịch sử giản dơn, mà là một phạm trù lịch sử của một thời đại nhất định, tức là thời đại đương lên của chủ nghĩa tư bản. (bản dịch của Đào Duy Anh, 1955)]
In Marxism and the National Question, Stalin explains all of these points concerning the nation in detail, and throughout that discussion he consistently employs the Russian term for “nation” [нация, nacija] to do so.
Then in 1950, Stalin indirectly revisited this question of what defines a nation in a piece called Marxism and the Problems of Linguistics.
That work is about language, but there is a passage where Stalin states the following:
“Later, with the appearance of capitalism, the elimination of feudal division and the formation of national markets, nationalities developed into nations, and the languages of nationalities into national languages.”
[В дальнейшем, с появлением капитализма, с ликвидацией феодальной раздробленности и образованием национального рынка народности развились в нации, а языки народностей – в национальные языки.]
[Theo với sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản, sự tiêu diệt của tình trạng phân cát phong kiến, sự hình thành của thị trường dân tộc, thì các bộ tộc (nationalité) cũng biến thành dân tộc. . . (bản dịch của Đào Duy Anh, 1955)]
In this passage, Stalin made a reference to nations [нация, nacija] and to something that he said preceded nations – nationalities [народност, narodnost, literally something like “the condition of being a people”].
Clearly Stalin saw a distinction between these two phenomena, and the person who translated Stalin’s text into Chinese that same year (1950) clearly understood that there was a difference between the Russian words, narodnost and nacija. This is because the person who translated Stalin’s text was Li Lisan 李立三, a Chinese communist leader who had spent many years in the Soviet Union and who knew Russian well.
Li Lisan employed the term “buzu” (部族, Viet., bộ tộc) to translate “nationality.” This term had at times been used for the concept of a “tribe,” but there was another term that was more commonly used for tribe, and that was “boluo” (部落, Viet., bộ lạc).
Nonetheless, the word buzu still has more of a sense of “tribe” than “nationality.” Perhaps it is because of this that in 1979 when this text was included in a new collection of Stalin’s writings that was published in China, both “nation” and “nationality” were translated as “minzu” (Viet., dân tộc). In other words, the compilers of that collection decided to return to the pre-1950 practice of using the same Chinese word (minzu) to translate both of those Western terms (nation and nationality).
That said, they didn’t completely disregard what Stalin had actually written. Instead, they added a note where they explained that they were translating both narodnost and nacija as minzu. They stated that Stalin had used narodnost in his text to refer to a type of community of people that emerged later than tribes and were part of the periods of human development associated with slave societies and feudalism. They also stated that Stalin had used the term nacija to refer to communities of people who formed during the capitalist period and later.
The compilers of this edition then stated that whenever the term narodnostappears in Stalin’s text, they would translate it as “minzu,” but would place the Russian word “narodnost” after it in parentheses. As for naciya, they said that they would also translate it as “minzu,” but would only provide the original Russian if that term appeared in the same sentence as the term narodnost.
[注:俄文 “народность” 和 “нация” 一般都译为“民族”。斯大林在本文中把“народность”一词用来专指产生于部落之后的、奴隶社会和封建社会的人们共同体,把“нация”一词用来专指资本主义上升时期和这个时期以后的人们共同体。本文中 “народность” 译成“民族”,并附注原文; “нация” 译成“民族”,一般不附注原文,只是在同句中有 “народность” 时,才附注原文,以示区别。——编者注]
This was an odd way to deal with this linguistic problem. Instead of using two separate Chinese words to translate two separate Russian words, the compilers of this edition of Stalin’s writings used a single Chinese word and then indicated to readers (by including the original Russian word in parentheses) when they were supposed to understand that term differently from the times when the word appeared without being followed by the original Russian term.
Why did they do this? I would argue that this is an instance of nationalist emotions overcoming the efforts of these scholars to produce “purely scientific” scholarship.
These scholars could understand on a rational level that capitalism led to a greater degree of social integration than had been the past in pre-capitalist societies. Nonetheless, their nationalist desires led them to wish to see some kind of significant integration prior to the advent of capitalism. This was especially the case for countries in Asia, where there was very little evidence of capitalist development before the arrival of Westerners.
If the nation (minzu, dân tộc) only emerged under capitalism, did that mean that there was “nothing” before Westerners had arrived in China? Had their only been “tribes” (buzu, bộ tộc) before that time?
Of course these scholars felt there had been something more, but they didn’t have a name for it.
Western languages did have names for this (narodnost, nationalité), and those names could be used “scientifically,” but they also had nationalistic sentiments attached to them as well. In other words, Western scholars could recognize that capitalism created new forms of human communities, but terms like narodnost and nationalité indicated to them that those new human communities were build out of older communities that were noteworthy in their own ways. They were not “tribes.” They were “nationalities.”
This then brings us to Vietnam. In North Vietnam in the 1950s scholars engaged in a debate about when the Vietnamese nation had formed, and in doing so they relied heavily on Stalin’s writings.
In 1955, in one of his contributions to this debate, historian Đào Duy Anh cited the above passage from Stalin’s 1950 work, Marxism and the Problems of Linguistics. Following Li Lisan, Đào Duy Anh translated narodnost as bộ tộc (Chn., buzu, “tribe”) and then he placed the French word “nationalité” after it in parentheses. He then translated the word nacija in that same sentence as “dân tộc” (Chn., minzu, “nation”).
Đào Duy Anh did not read Russian, and was therefore translating this passage from a French translation. The French translation used the two terms “nationalité” and “nation,” and therefore what Đào Duy Anh wrote was an accurate translation.
However, as was the case in China, the term “bộ tộc” did not take hold in Vietnam. Instead, Đào Duy Anh soon started to refer to types of communities that preceded the nation in Vietnam by different terms, such as “the feudal nation” (dân tộc phong kiến) and “the pre-capitalist nation” (dân tộc tiền tư bản).
In other words, like his Chinese counterparts, Đào Duy Anh decided to continue to use the single word, dân tộc (minzoku/minzu) that had been created (by Japanese) in the nineteenth century to translate two Western terms (nation and nationality).
And also like his Chinese counterparts, Đào Duy Anh agreed with Stalin’s point that there had been a different form of human community that had preceded the nation, but he used the same term in referring to that and other earlier forms of human communities. He only differentiated them by adding adjectives, like “pre-capitalist” and “feudal.”
Why did he choose to do that? I would argue that it was also part of an emotional need to have something admirable and recognizable exist before the modern nation emerged.
What is the problem with this? The problem, I would argue, is that when one uses the same noun (dân tộc) to refer to different concepts, it makes it harder for people to conceptualize the differences between those concepts, and makes it easier for people to imagine more similarities and continuities between those concepts than actually existed.
This is even more so the case now that Marxist theory is not as widely referenced as it was in the 1950s. Does anyone today, for instance, make reference to the “pre-capitalist Vietnamese nation” of the eighteenth century? No, they will simply refer to the Vietnamese “nation” (dân tộc) in the eighteenth century.
But is it possible that when people today refer to the Vietnamese “dân tộc” at that time, they actually mean the Vietnamese narodnost/nationalité and not the Vietnamese nacija/nation?
Without separate words, there is no way to know what people actually think, but my guess is that the widespread use of the term “dân tộc” for all periods indicates that people see the “nation” in all periods.
Those darn nineteenth-century Japanese reformist scholars! In the nineteenth century they should have come up with separate terms for “nation” and “nationality.” Because now, over 100 years later, the fact that there is only one term in Asia for these two Western terms makes it impossible for people from those two regions to communicate with each other about the very basic topic that Stalin addressed so many years ago: “What is a nation”?
https://leminhkhai.wordpress.com/2017/03/01/modern-vietnamese-historians-and-the-dan-toc-question/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.