Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

15/04/2017

truyền thuyết hệ thần Liễu Hạnh : bài mới trên Nghiên cứu và Phát triển

Vừa nhận được tin là một bài mới của mình, về truyền thuyết hệ thần Liễu Hạnh, xuất hiện trên số 1 năm 2017 của tạp chí Nghiên cứu và Phát triển.

Có liên quan sâu sắc với Phủ Mỗ hay Phủ Tây Mỗ ở Nga Sơn ngày trước (đã đi một vài entry trên blog này, ở đây hay ở đây).

Chưa nhận được tạp chí thật. Mới chỉ thấy tóm tắt trên website của tạp chí.


"
* Chu Xuân Giao. Về kết cấu kép ở trung tâm của truyền thuyết hệ thần Liễu Hạnh qua khảo sát thần tích Đệ tam tiên chúa được phụng thờ ở Nga Sơn và Nghĩa Hưng.

TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, bằng việc phát hiện trở lại cuốn sách Cát thiên tam thế thực lục khắc in năm 1913 và những di văn liên quan ở Phủ Nấp (Vỉ Nhuế) huyện Ý Yên tỉnh Nam Định - một ngôi đền cách Phủ Giầy khoảng mười cây số - giới nghiên cứu đang chú ý đến hệ thống truyền thuyết tam thế luân hồi hay tam thế giáng sinh của Mẫu Liễu. Trong hệ thống này, lần giáng sinh thứ nhất của Mẫu Liễu được xem là ở Vỉ Nhuế (Phủ Nấp), lần thứ hai mới là Vân Cát (Phủ Giầy), và lần thứ ba là Tây Mỗ (Nga Sơn). Cần nhấn mạnh rằng, đây là hệ thống khác với hệ thống vốn quen biết lâu nay trong học giới gắn chặt với tác phẩm Vân Cát thần nữ truyện của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.

Tiếp nối những nghiên cứu về lần giáng sinh thứ nhất ở Vỉ Nhuế, bài viết này lần đầu tiên công bố kết quả khảo sát điền dã về lần giáng sinh thứ ba ở Nga Sơn. Sau khi tổng hợp, giám định, và phân tích tư liệu văn bản thu thập được từ thực địa ở Thanh Hóa và Nam Định, bài viết đưa tới hai điểm mang tính lý luận như sau. Một là, đề xuất thuật ngữ “tổ hợp thần Liễu Hạnh” hay “hệ thần Liễu Hạnh”. Hai là, luận giải về kết cấu kép ở trung tâm của truyền thuyết hệ thần Liễu Hạnh. Hiện tại, do tính kết cấu kép ở trung tâm, chúng tôi nhận thấy rằng, Đệ tam tiên chúa (tức Quế Hoa công chúa, sau thành Quế Anh phu nhân) có xuất thân ở vùng Nga Sơn (Thanh Hóa) đồng thời vừa là vị tiên chúa thứ ba (trong bộ ba vị tiên chúa), lại vừa là lần giáng sinh thứ ba của chính Liễu Hạnh.

"

2. Toàn số tạp chí

"

Ngày cập nhật 12/04/2017
* Trần Đại Vinh. Tín ngưỡng thờ mẫu và chư vị ở Thừa Thiên Huế.       
TÓM TẮT
Bài viết khảo cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu và chư vị ở Thừa Thiên Huế qua các nội dung chính: Nguồn gốc; Việc hành lễ và Những nét đặc sắc trong tín ngưỡng thờ Mẫu và chư vị ở TTH. So với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, tín ngưỡng thờ Mẫu ở TTH có những nét đặc thù sau:
Tiếp nối truyền thống thờ Mẫu của người Việt từ phía Bắc truyền vào (qua việc thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh).
Tiếp thu và dung hợp tín ngưỡng thờ Mẫu của cư dân bản địa (qua việc thờ nữ thần Thiên Y A Na của người Chăm).
Được triều đình nhà Nguyễn công nhận qua việc phong tặng danh hiệu cho chư vị thần linh và xây dựng các cơ sở thờ tự của đạo Mẫu (kèm theo đó là sự ủng hộ tích cực của tầng lớp quý tộc, quan lại…).
Những yếu tố ấy đã tạo nên những nét văn hóa đặc sắc trong tín ngưỡng thờ Mẫu và chư vị, thu hút sự tham gia đông đảo của nhiều giai tầng xã hội, không chỉ ở Thừa Thiên Huế mà còn cả khu vực miền Trung, mà rõ nhất là sự ra đời của Tổng hội Thiên Tiên Thánh giáo Trung Nguyên Trung Phần tại Huế vào năm 1965.

* Chu Xuân Giao. Về kết cấu kép ở trung tâm của truyền thuyết hệ thần Liễu Hạnh qua khảo sát thần tích Đệ tam tiên chúa được phụng thờ ở Nga Sơn và Nghĩa Hưng.
TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, bằng việc phát hiện trở lại cuốn sách Cát thiên tam thế thực lục khắc in năm 1913 và những di văn liên quan ở Phủ Nấp (Vỉ Nhuế) huyện Ý Yên tỉnh Nam Định - một ngôi đền cách Phủ Giầy khoảng mười cây số - giới nghiên cứu đang chú ý đến hệ thống truyền thuyết tam thế luân hồi hay tam thế giáng sinh của Mẫu Liễu. Trong hệ thống này, lần giáng sinh thứ nhất của Mẫu Liễu được xem là ở Vỉ Nhuế (Phủ Nấp), lần thứ hai mới là Vân Cát (Phủ Giầy), và lần thứ ba là Tây Mỗ (Nga Sơn). Cần nhấn mạnh rằng, đây là hệ thống khác với hệ thống vốn quen biết lâu nay trong học giới gắn chặt với tác phẩm Vân Cát thần nữ truyện của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.
Tiếp nối những nghiên cứu về lần giáng sinh thứ nhất ở Vỉ Nhuế, bài viết này lần đầu tiên công bố kết quả khảo sát điền dã về lần giáng sinh thứ ba ở Nga Sơn. Sau khi tổng hợp, giám định, và phân tích tư liệu văn bản thu thập được từ thực địa ở Thanh Hóa và Nam Định, bài viết đưa tới hai điểm mang tính lý luận như sau. Một là, đề xuất thuật ngữ “tổ hợp thần Liễu Hạnh” hay “hệ thần Liễu Hạnh”. Hai là, luận giải về kết cấu kép ở trung tâm của truyền thuyết hệ thần Liễu Hạnh. Hiện tại, do tính kết cấu kép ở trung tâm, chúng tôi nhận thấy rằng, Đệ tam tiên chúa (tức Quế Hoa công chúa, sau thành Quế Anh phu nhân) có xuất thân ở vùng Nga Sơn (Thanh Hóa) đồng thời vừa là vị tiên chúa thứ ba (trong bộ ba vị tiên chúa), lại vừa là lần giáng sinh thứ ba của chính Liễu Hạnh.

* Trần Phỏng Diều. Miễu thờ ở Cần Thơ.
TÓM TẮT
Miễu thờ là loại hình thờ tự phổ biến của người dân Cần Thơ. Để hiểu rõ về loại hình thờ tự này, bài viết chủ yếu khảo sát các loại miễu thờ độc lập đã và đang tồn tại trên địa bàn thành phố Cần Thơ, ở các phương diện: Quá trình hình thành miễu thờ; Các đối tượng được thờ trong miễu; Lễ hội ở miễu và giao thoa văn hóa ở miễu. Cuối cùng, bài viết chỉ ra vai trò của miễu thờ trong đời sống người dân Cần Thơ.

* Lê  Hải Đăng. Tiếp biến văn hóa Công giáo nhìn từ góc độ âm nhạc nhà thờ.
TÓM TẮT
Nhà thờ là một trong những thiết chế văn hóa đóng vai trò trung tâm trong đời sống văn hóa Công giáo. Đây không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động nghi lễ, sinh hoạt tôn giáo, mà còn cung cấp cơ sở vật chất cho nhiều hoạt động liên quan đến âm nhạc. Bài viết đề cập quá trình tiếp biến văn hóa Công giáo nhìn từ góc độ âm nhạc nhà thờ trên 3 phương diện: Nhà thờ - Vùng văn hóa âm nhạc Công giáo; Đại phong cầm - Cây đàn biểu trưng của âm nhạc nhà thờ; và Ma sœur - Người truyền bá âm nhạc.
Bằng con đường đi vào nhà thờ, âm nhạc phương Tây đã du nhập vào Việt Nam, rồi hình thành nên nhiều hướng đi khác trên đường hướng thích nghi, hội nhập văn hóa. Xét từ góc độ tiếp biến văn hóa, âm nhạc nhà thờ từ lâu đã thoát khỏi không gian nghi lễ của nhà thờ, phổ biến ngoài dân gian, đồng thời, với sự phát triển tương ứng từ phía cộng đồng phi Công giáo lại tiếp tục sáng tạo nên những loại hình âm nhạc thế tục lấy đề tài tôn giáo. Nếu xét ở góc độ ngôn ngữ âm nhạc, sự ảnh hưởng của âm nhạc nhà thờ sâu rộng hơn phạm vi một cồng đồng luân lý. Nó len lỏi vào thị hiếu thẩm mỹ, cộng hưởng với bối cảnh văn hóa trở thành một thành tố quan trọng trong đời sống âm nhạc Việt Nam.

* Phạm Văn Tuấn. Ấn Sắc mệnh chi bảo ở Hoàng thành Thăng Long và trào lưu phát ấn đương đại.
TÓM TẮT
Qua khảo cứu về lịch sử ấn “Sắc mệnh chi bảo” (SMCB) trong tài liệu thư tịch ở Trung Quốc và Việt Nam và dấu đóng của ấn triện này trên các loại sắc phong còn lưu giữ đến ngày nay, tác giả bài viết kết luận:
- Lịch sử ấn SMCB ở Việt Nam khởi đầu từ năm 1434 thời vua Lê Thái Tông và kéo dài đến thời Nguyễn. Không có cứ liệu nào để khẳng định ấn SMCB có từ thời Trần.
- Hiện vật bằng gỗ mang dòng chữ SMCB tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long có kiểu chữ giống kiểu chữ trên ấn thời Lê. Có thể nói đây là kiểu ấn thời Lê và không có khả năng xác định niên đại cụ thể trừ phi có cách thí nghiệm về chất liệu gỗ mang tính chính xác cao.
Ấn tín của triều đình là báu vật của quốc gia, khi đúc, khi đóng ấn đều phải trang trọng, thanh khiết. Thứ nữa, ấn triện chỉ dùng để xác thực nội dung của một văn bản. Vì thế không thể đóng ấn vào một tờ giấy, một mảnh vải mà không có nội dung gì để ban phát cho người dân. Đó là một việc làm không có giá trị ảnh xạ về văn hóa, thậm chí làm phản giá trị của ấn tín, của lễ nghi triều đình xưa. Do đó, không nên có hình thức khai ấn, dù ấn loại gì trong không gian Hoàng thành Thăng Long.

* Trần Trọng Dương. Nghiên cứu lịch sử, chức năng ấn Sắc mệnh chi bảo (từ độ tụ của sử liệu).
TÓM TẮT
Hiện vật bằng gỗ mang dòng chữ “Sắc mệnh chi bảo” khai quật được ở Hoàng thành Thăng Long năm 2013 là một hiện vật khảo cổ được giới khoa học và xã hội quan tâm trong khoảng thời gian gần đây. Đã có nhiều ý kiến khác nhau trong việc nghiên cứu và giám định cổ vật này, trong đó có ý kiến cho rằng đây là chiếc ấn thời Trần.  Bài viết này đề xuất khái niệm “độ tụ của sử liệu” để nhận định về niên đại văn hóa của hiện vật đang xét, tức là nghiên cứu hiện vật này từ nhiều nguồn sử liệu khác nhau (bao gồm hiện vật khảo cổ và tư liệu chữ viết) ở góc độ liên ngành. Về mặt lý thuyết, khi “độ tụ của sử liệu” càng cao thì giả thuyết càng thuyết phục.
Kết quả khảo cứu của bài viết cho thấy độ tụ của các sử liệu đều tập trung cho giả thuyết: loại ấn triện SMCB và chế độ “Sắc mệnh” là một sản phẩm văn hóa vùng, là sản phẩm của chế độ chính trị ở khu vực Đông Á. Chế độ này nhằm thể hiện quyền lực của bậc đế vương qua hình thức thăng thưởng cho quan lại và thăng trật cho hệ thống bách thần (đặc biệt ở Việt Nam). Nó khởi đầu từ năm 1368 ở Trung Quốc, sau đó ảnh hưởng đến Đại Việt năm 1435 và đến Triều Tiên năm 1479. Do vậy mà ít có khả năng, hiện vật Sắc mệnh chi bảo phát hiện tại Hoàng thành Thăng Long là chiếc ấn thời Trần.

* Võ Công Trí. Làm gì để tăng cường thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa?
TÓM TẮT
Người Việt đã khai phá, chiếm hữu và xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa ít nhất là từ thế kỷ XVII. Trải qua các biến thiên lịch sử dưới thời thực dân Pháp đô hộ (1885 - 1954) hay thời kỳ Việt Nam Cộng hòa quản lý (1954 - 1975), chủ quyền đó vẫn tiếp tục được duy trì và thực thi một cách hòa bình, liên tục. Lợi dụng sơ hở trong lúc chuyển giao quyền lực giữa các chính quyền, Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía Đông (vào năm 1956) và toàn bộ quần đảo Hoàng Sa (vào năm 1974). Đây là hành động phi pháp, đi ngược lại công lý và luật pháp quốc tế. Bài viết đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường các thể chế pháp lý và đẩy mạnh các hoạt động quản lý nhà nước để tiếp tục khẳng định và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa trong bối cảnh hiện nay. Đó là cách thức công bằng đối với lịch sử và cũng nhằm tỏ lòng tri ân đối với các bậc tiền nhân.

* Võ Văn Phú. Nguyễn Duy Thuận. Cấu trúc thành phần loài động vật có xương sống ở Thừa Thiên Huế.
TÓM TẮT
Thừa Thiên Huế là tỉnh có giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH) cao của khu vực miền Trung. Qua thống kê từ nhiều công trình đã công bố, nghiên cứu của chúng tôi từ trước đến nay và kết quả của đề tài KHCN cấp tỉnh “Đánh giá hiện trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên sinh học ở tỉnh Thừa Thiên Huế”, cho thấy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ghi nhận được 1.223 loài động vật có xương sống (ĐVCXS) thuộc 213 họ, 51 bộ, 5 lớp khác nhau. Trong đó, lớp Cá xương (Osteichthyes) có 500 loài, 94 họ và 19 bộ; lớp Lưỡng cư (Amphibia) có 68 loài, 7 họ, 2 bộ; lớp Bò sát (Reptilia) có 104 loài, 17 họ, 2 bộ; lớp Chim (Aves) có 407 loài, 66 họ, 18 bộ và lớp Thú (Mammalia) có 144 loài, 29 họ, 10 bộ. Trong 1.223 loài ĐVCXS có 26 loài đặc hữu, trong đó lớp Cá xương (Osteichthyes) có 12 loài; lớp Chim (Aves) có 9 loài; lớp Lưỡng cư (Amphibia) và lớp Thú (Mammalia) có 2 loài; lớp Bò sát (Reptilia) có 1 loài. Đồng thời đã xác định được 96 loài ĐVCXS có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007); trong đó lớp Thú (Mammalia) có 40 loài, lớp Bò sát (Reptilia) có 20 loài, lớp Chim (Aves) có 17 loài, lớp Cá xương (Osteichthyes) có 15 loài, lớp Lưỡng cư (Amphibia) có 4 loài. Có 35 loài ĐVCXS nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (nhóm IB) và 43 loài thuộc đối tượng hạn chế khai thác, sử dụng (nhóm IIB) được ghi trong các phụ lục của Nghị định 32/2006/NĐ-CP.

* Trần Viết Điền. Phủ Dương Xuân: Vài chi tiết cần trao đổi với tác giả Nguyễn Đình Đính.
TÓM TẮT
   Trên tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 4 (130) . 2016, tác giả Nguyễn Đình Đính có bài viết trao đổi với hai tác giả Trần Đại Vinh và Nguyễn Anh Huy về vị trí phủ Dương Xuân thời chúa Nguyễn. Mục đích của bài viết nhằm khẳng định phủ Dương Xuân ở khu vực gò Bình An (còn gọi gò Phú Xuân), gần chùa Thiền Lâm ngày nay. Toàn bài viết, những tư liệu, lập luận phản biện, phê phán, tác giả Nguyễn Đình Đính đều dựa vào công trình của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân là chủ yếu.
   Bài viết này nêu ra những sai lầm của tác giả Nguyễn Đình Đính, đồng thời trình bày những phát hiện của người viết về phủ Dương Xuân và những công trình liên quan ở vùng Bàu Vá, làng Dương Xuân Hạ. Theo đó, phủ Dương Xuân đầu tiên chỉ là một hành cung nhỏ thời chúa Nguyễn Phúc Tần, đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu, tôn tạo thành vương phủ với nhiều cụm công trình như cung điện, lầu các đài tạ, khu huấn luyện quân sự (tàu voi, tàu ngựa, trường bắn, doanh trại quân đội…). Đến thời nhà Nguyễn, khu vực phủ Dương Xuân cũ trở thành miếu Vũ Sư. Sang đầu thế kỷ 20, miếu này trở thành đình làng Dương Xuân Hạ cho đến ngày nay. Nhiều dấu vết của các công trình trên hiện vẫn còn khá rõ trên thực địa, tuy nhiên, cần có những cuộc khai quật khảo cổ học mới có thể xác quyết được vấn đề.

* Lê Nguyễn Lưu. Đi tìm tác giả bài văn bia tẩm mộ bà Chiêu Nghi Trần Thị Xạ.
TÓM TẮT
Trong số lăng tẩm của các ông chúa bà chúa thời Tiền Nguyễn, chỉ duy nhất lăng tẩm bà Chiêu Nghi Trần Thị Xạ là còn lại khá nguyên vẹn (không bị quân đội nhà Tây Sơn quật phá). Bà người quê ở Quảng Bình, là vợ lẻ của Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát. Bài văn bia tẩm mộ này đáng gọi là một tác phẩm văn học cần được bảo lưu để truyền lại về sau. Tác giả bài văn không ghi tên vào bia, nhưng nội dung bài văn cho biết là một văn thần của Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát soạn. Các chứng cứ có thể giúp ta khẳng định đó là Nguyễn Quang Tiền, người xã Phò Ninh, huyện Quảng Điền (nay thuộc xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế), làm việc ở Viện Hàn Lâm, tước Thạc Đức hầu, phụ trách việc văn thư giao thiệp với nước ngoài.

"
https://skhcn.thuathienhue.gov.vn/?gd=10&cn=211&tc=10487



---

Bổ sung


.





Chu Xuân Giao

Tóm tắt


Trong những năm gần đây, bằng việc phát hiện trở lại cuốn sách Cát thiên tam thế thực lục khắc in năm 1913 và những di văn liên quan ở Phủ Nấp (Vỉ Nhuế) huyện Ý Yên tỉnh Nam Định - một ngôi đền cách Phủ Giầy khoảng mười cây số - giới nghiên cứu đang chú ý đến hệ thống truyền thuyết tam thế luân hồi hay tam thế giáng sinh của Mẫu Liễu. Trong hệ thống này, lần giáng sinh thứ nhất của Mẫu Liễu được xem là ở Vỉ Nhuế (Phủ Nấp), lần thứ hai mới là Vân Cát (Phủ Giầy), và lần thứ ba là Tây Mỗ (Nga Sơn). Cần nhấn mạnh rằng, đây là hệ thống khác với hệ thống vốn quen biết lâu nay trong học giới gắn chặt với tác phẩm Vân Cát thần nữ truyện của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.  Tiếp nối những nghiên cứu về lần giáng sinh thứ nhất ở Vỉ Nhuế, bài viết này lần đầu tiên công bố kết quả khảo sát điền dã về lần giáng sinh thứ ba ở Nga Sơn. Sau khi tổng hợp, giám định, và phân tích tư liệu văn bản thu thập được từ thực địa ở Thanh Hóa và Nam Định, bài viết đưa tới hai điểm mang tính lý luận như sau. Một là, đề xuất thuật ngữ “tổ hợp thần Liễu Hạnh” hay “hệ thần Liễu Hạnh”. Hai là, luận giải về kết cấu kép ở trung tâm của truyền thuyết hệ thần Liễu Hạnh. Hiện tại, do tính kết cấu kép ở trung tâm, chúng tôi nhận thấy rằng, Đệ tam tiên chúa (tức Quế Hoa công chúa, sau thành Quế Anh phu nhân) có xuất thân ở vùng Nga Sơn (Thanh Hóa) đồng thời vừa là vị tiên chúa thứ ba (trong bộ ba vị tiên chúa), lại vừa là lần giáng sinh thứ ba của chính Liễu Hạnh.

ABSTRACT
ON DUAL STRUCTURE IN THE CENTERS OF THE LEGEND OF THE “SYSTEM OF GODDESS LIỄU HẠNH”: ABOUT THE SURVEY OF LEGENDS ON THE THIRD GODDESS WORSHIPPED IN NGA SƠN AND NGHĨA HƯNG
In recent years, on rediscovering the book Cát thiên tam thế thực lục engraved in 1913 and related writings at Phủ Nấp temple (Vỉ Nhuế), Ý Yên district, Nam Định Province, about ten kilometers from Phủ Giầy temple, researchers are paying attention to the system of tam thế luân hồi (three cycles of samsara) or tam thế giáng sinh (three times of birth). In this system, the first birth of Mother Goddess Liễu Hạnh is said to be in Vỉ Nhuế (Phủ Nấp temple), the second is in Vân Cát (Phủ Giầy temple), and the third is in Tây Mỗ (Nga Sơn). It should be emphasized that this system is different from that of the story Vân Cát thần nữ truyện by Đoàn Thị Điểm.Following closely studies on the first birth of Liễu Hạnh in Vỉ Nhuế, this article first publicize the results of the field survey on her third birth in Nga Sơn. After synthesizing, surveying, and analyzing documents collected from field trips in Thanh Hóa and Nam Định, the article presents two theoretical arguments; firstly, the term “group of Goddess Liễu Hạnh” or “system of Goddess Liễu Hạnh”; secondly, the interpretation of dual structure in the core of the legend of the “system of Goddess Liễu Hạnh”. At present, due to the dual structure, we find that The Third goddess (Princess Quế Hoa, then Lady Quế Anh) who came from Nga Sơn (Thanh Hóa Province) was the third goddess (in the triad of Goddesses) and also the third birth of Goddess Liễu Hạnh herself.


http://www.vjol.info/index.php/ncpt-hue/article/view/28099

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.