Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

22/03/2017

Hãy lấy lại vỉa hè trả cho người dân - 4 (diễn tiến tiếp theo)


Tiếp tục cập nhật.

---

Những entry liên quan đã đi trên blog này:
Hãy lấy lại vỉa hè trả cho người dân - 4 (diễn tiến tiếp theo)

---

.

13.

TP Hồ Chí Minh: Vắng bóng lực lượng chức năng, vỉa hè quận 1 ‘đâu lại vào đấy’

Anh Đức | 
TP Hồ Chí Minh: Vắng bóng lực lượng chức năng, vỉa hè quận 1 ‘đâu lại vào đấy’

Dường như mọi nỗ lực, công sức chấn chỉnh vỉa hè đứng trước nguy cơ “đổ sông đổ biển” khi tình trạng đỗ xe bừa bãi, bày bán lấn chiếm vỉa hè… đã tái xuất lại trên các tuyến đường trung tâm quận 1 (thành phố Hồ Chí Minh) trong những ngày gần đây.

Trong những ngày ra quân quyết liệt của đoàn công tác chấn chỉnh tình hình trật tự vỉa hè dưới sự chỉ huy trực tiếp của Phó chủ tịch quận 1, nhiều vỉa hè các tuyến đường trung tâm Thành phố đã trở nên ngăn nắp, sạch sẽ.
Thế nhưng sau khi vắng bóng hình ảnh đông đảo lực lượng nhân viên trật tự đô thị, cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông trực tiếp đi kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trật tự lòng lề đường thì vỉa hè trên nhiều tuyến đường ở trung tâm quận 1 lại trở nên nhếch nhác, bề bộn.
Dưới đây là hình ảnh nhếch nhác trên các tuyến phố tại quận 1 mà phóng viên Báo Tin Tức ghi nhận trong sáng nay (9/5):
TP Hồ Chí Minh: Vắng bóng lực lượng chức năng, vỉa hè quận 1 ‘đâu lại vào đấy’ - Ảnh 1.
Trên tuyến đường Phó Đức Chính, tình trạng lấn chiếm vỉa hè buôn bán lại tiếp tục tái diễn.
TP Hồ Chí Minh: Vắng bóng lực lượng chức năng, vỉa hè quận 1 ‘đâu lại vào đấy’ - Ảnh 2.
Trên đường Nguyễn Thái Bình tình trạng buôn bán lấn chiểm vỉa hè cũng rất lộn xộn.
TP Hồ Chí Minh: Vắng bóng lực lượng chức năng, vỉa hè quận 1 ‘đâu lại vào đấy’ - Ảnh 3.
Trên đường Trần Đình Xu, xe máy đỗ dày đặc, chiếm toàn bộ lối đi dành cho người đi bộ.
TP Hồ Chí Minh: Vắng bóng lực lượng chức năng, vỉa hè quận 1 ‘đâu lại vào đấy’ - Ảnh 4.
Hàng quán vô tư lấn chiếm vỉa hè trên đường Đề Thám.
TP Hồ Chí Minh: Vắng bóng lực lượng chức năng, vỉa hè quận 1 ‘đâu lại vào đấy’ - Ảnh 5.
Không chỉ lấn chiếm vỉa hè, người buôn bán còn lấn chiếm cả lòng đường Đề Thám.
TP Hồ Chí Minh: Vắng bóng lực lượng chức năng, vỉa hè quận 1 ‘đâu lại vào đấy’ - Ảnh 6.
Mặc dù có vạch kẻ nhưng những người kinh doanh vẫn bày bán hàng hoá lấn chiếm toàn bộ lối đi trên vỉa hè đường Cô Giang.
TP Hồ Chí Minh: Vắng bóng lực lượng chức năng, vỉa hè quận 1 ‘đâu lại vào đấy’ - Ảnh 7.
Người buôn bán còn lấn chiếm vỉa hè dưới tấm băng rôn ghi rõ mức xử phạt hành vi lấn chiếm buôn bán lòng lề đường.
TP Hồ Chí Minh: Vắng bóng lực lượng chức năng, vỉa hè quận 1 ‘đâu lại vào đấy’ - Ảnh 8.
Buôn bán lấn chiếm toàn bộ lối đi trên đường Cống Quỳnh.
TP Hồ Chí Minh: Vắng bóng lực lượng chức năng, vỉa hè quận 1 ‘đâu lại vào đấy’ - Ảnh 9.
Xe ô tô đậu vô tư trên vỉa hè đường Công Xã Paris sáng nay.
TP Hồ Chí Minh: Vắng bóng lực lượng chức năng, vỉa hè quận 1 ‘đâu lại vào đấy’ - Ảnh 10.
Xe ô tô đậu trên vỉa hè đường Ký Con.
TP Hồ Chí Minh: Vắng bóng lực lượng chức năng, vỉa hè quận 1 ‘đâu lại vào đấy’ - Ảnh 11.
Nhiều ô tô bị xử lý vì đỗ sai quy định nhưng vì "tiện lợi" nhiều tài xế vẫn vô tư đỗ xe trên vỉa hè. Ảnh chụp xe ô tô đỗ trên vỉa hè đường Nguyễn Thái Học.
theo Báo Tin Tức
http://soha.vn/tp-ho-chi-minh-vang-bong-luc-luong-chuc-nang-via-he-quan-1-dau-lai-vao-day-20170509145756948.htm




12.

Máy xúc, cần cẩu ra quân, ngổn ngang đại công trường dẹp vỉa hè

 - Máy xúc, cần cẩu, khoan cắt bê tông... ra quân dẹp vỉa hè, đào tung các công trình lấn chiếm khiến hè phố Hà Nội ngổn ngang như một đại công trường.
XEM CLIP: 

2 ngày cuối tuần qua, hàng chục ngôi nhà lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường trên đường Nghiêm Xuân Yêm (Thanh Trì, Hà Nội) đã bị tháo dỡ.
Gạch vữa, đồ đạc từ các công trình vi phạm bị đập bỏ chưa được thu dọn khiến đoạn đường như một đại công trường ngổn ngang.
dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, công trình lấn chiếm

dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, công trình lấn chiếm
Máy cẩu, máy xúc được huy động để phá dỡ hàng chục nhà hàng, gara ô tô, quán bia... 
Khu vực này có gần 20 công trình xây trái phép, phần lớn các ngôi nhà xây bằng tường gạch, lợp mái tôn gồm 2 gara ô tô, 3 tiệm sửa xe máy, nhiều nhà hàng, quán cơm, cửa hàng sơn, nội thất...
dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, công trình lấn chiếm
Tất cả các công trình xây dựng trái phép đã bị lực lượng chức năng phá bỏ
dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, công trình lấn chiếm
Trong số hàng chục ngôi nhà, có nhiều nhà được xây kiên cố tới 2 tầng từ cách đây nhiều năm

dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, công trình lấn chiếm

dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, công trình lấn chiếm
Đến nay, các công trình đã được tháo dỡ hết, tuy nhiên gạch đá chưa được thu dọn tạo nên cảnh tượng ngổn ngang
dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, công trình lấn chiếm

Anh Vũ Hiệp (31 tuổi, chủ một nhà bị tháo dỡ) cho biết: Khu đất của gia đình thuộc đất nông nghiệp, được anh mua cách đây 2 năm rộng 60m2 với giá 10 triệu đồng/m2. Được chính quyền đồng ý nên gia đình anh mới xây dựng tạm ngôi nhà để bán hàng.
Ngày 25/3, các hộ dân ở đây nhận được thông báo của UBND xã Thanh Liệt phải tháo dỡ toàn bộ công trình. 
"Chúng tôi chưa kịp dỡ, di chuyển đồ đạc thì chính quyền đã cho máy móc xuống phá bỏ hết, các hộ dân đều trở tay không kịp”, anh Hiệp cho biết thêm.
dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, công trình lấn chiếm

dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, công trình lấn chiếm
Người thu mua phế liệu, khuân vác được thuê để dọn dẹp 

dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, công trình lấn chiếm

dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, công trình lấn chiếm
Hàng trăm tấm tôn lợp ở các ngôi nhà lấn chiếm tập kết thành đống lớn

dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, công trình lấn chiếm

dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, công trình lấn chiếm
Đồ đạc không kịp thu dọn
dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, công trình lấn chiếm
Các hộ tranh thủ thu dọn đồ đạc, tài sản còn lại
dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, công trình lấn chiếm
Một người đàn ông ngồi thẫn thờ trên đống đổ nát

dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, công trình lấn chiếm

dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, công trình lấn chiếm
Một cửa hàng gốm sứ chưa kịp di dời

dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, công trình lấn chiếm
Một gia đình phải dựng lều tạm qua đêm trong lúc thu dọn đồ đạc
dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, công trình lấn chiếm


dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, công trình lấn chiếm
dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, công trình lấn chiếm
Máy xúc dẹp vỉa hè Hà Nội, nhà nhà gọn ghẽ

Máy xúc dẹp vỉa hè Hà Nội, nhà nhà gọn ghẽ


Toàn TP Hà Nội sáng nay sạch bóng mặt tiền, các lực lượng điều cả máy xúc, xe nâng để dẹp vỉa hè.
Dẹp vỉa hè, người Hà Nội tự phá cửa nhà

Dẹp vỉa hè, người Hà Nội tự phá cửa nhà


Nhiều nhà trên phố Hào Nam đã phá bỏ cửa nhà lấn vỉa hè, xây lại bậc tam cấp thụt vào bên trong.
Hà Nội: Căng thẳng khoan, phá bậc tam cấp

Hà Nội: Căng thẳng khoan, phá bậc tam cấp


Nhiều hộ dân trên đường Xã Đàn cho rằng việc tháo dỡ bậc tam cấp là không hợp lý. Phường Nam Đồng tạm dừng để xác minh thêm...
Trần Thường
    http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/clip-nong/may-xuc-can-cau-ra-quan-ngon-ngang-dai-cong-truong-dep-via-he-363555.html




    11.

    Đừng giải tỏa vỉa hè bằng thái độ ‘quá khích’

    Thứ Bảy, 25/03/2017 13:55 GMT+7

      (Thethaovanhoa.vn) - Hàng loạt cây xanh bị chặt không thương tiếc, những bức tượng nghệ thuật đẹp bị cẩu đi, những bậc thềm nhà trăm tuổi bị đào lên, đập bỏ nham nhở… hẳn không phải là hành động, là cách ứng xử văn minh. Và hẳn nhiên, người ta không thể dùng cách ứng xử thiếu văn minh để xây dựng một thành phố văn minh.
      Chưa bao giờ câu chuyện vỉa hè lại trở thành câu chuyện nóng như thời gian gần đây, mặc dù chủ trương dọn dẹp vỉa hè, tạo đường thông, hè thoáng là một chủ trương xuyên suốt và có lịch sử của nó. Chủ trương đúng hẳn nhiên người dân sẽ đồng tình và tạo được hiệu ứng tốt, nhưng cách làm sai sẽ phá đi tính tốt đẹp, đúng đắn của chủ trương ấy.
      Nhìn ánh mắt đằng đằng sát khí, những cái chỉ tay như chỉ thẳng vào kẻ thù của những người thực thi công vụ càng cho thấy một thái độ thiếu văn minh, thiếu tôn trọng người dân và những người xung quanh. Có lẽ những người đang thực thi công vụ dọn dẹp vỉa hè quên rằng, lấn chiếm vỉa hè chỉ là vi phạm hành chính và việc xử lý cần tuân thủ quy trình xử lý vi phạm hành chính chứ không cần thể hiện thái độ như đối với tội phạm, vì họ không phải là tội phạm.
      Việc mới đây quận 1 cho đập bậc tam cấp của rạp Công Nhân – một rạp hát có tuổi đời gần trăm năm đã làm dư luận băn khoăn, liệu việc dọn dẹp vỉa hè theo cách máy móc như vậy có còn là một chủ trương đúng đắn?

      Rạp Nguyễn Văn Hảo được xây dựng từ những năm 40 của thế kỷ trước. Ảnh tư liệu.
      Rạp Công Nhân, trước đây là rạp Nguyễn Văn Hảo, được xây dựng từ những năm 40 của thế kỉ trước, từng được xem là “thánh đường” cải lương với sự chứng kiến bao thăng trầm, đổi thay của lịch sử. Mỗi hàng ghế, mỗi bậc thềm đá đều là dấu ấn sâu đậm trong lòng người yêu nghệ thuật cải lương cũng như người dân thành phố.
      Nếu căn cứ vào hình ảnh trước đây và hiện trạng có thể nhận ra bậc tam cấp trước đây là 3 bậc, sau đó được cải tạo thành 5 bậc, tuy nhiên những bậc tam cấp này vẫn chưa nhô ra khỏi ban công cũ của nhà hát, nghĩa là vẫn nằm trong phần diện tích xây dựng của nhà hát này.
      Phần sửa chữa cải tạo này cũng đã thực hiện rất lâu, vì theo những người dân sống ở khu vực này, từ sau ngày giải phóng đến nay, gần như rạp không được tu sửa, cải tạo gì.
      Vỉa hè con đường này trước đây rộng thênh thang nên càng không có chuyện nhà hát lấn vỉa hè. Sau nhiều lần mở rộng đường, phần vỉa hè ngày càng thu hẹp, nghĩa là đường đang lấn vỉa vè chứ không phải rạp lấn vỉa hè.
      Chưa kể, theo Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị chung Thành phố Hồ Chí Minh, ban hành ngày 29 tháng 08 năm 2014, thì tại Chương I điều 4 của quy chế nêu rõ: "Những công trình hiện hữu đã được xây dựng phù hợp với quy định của pháp luật trước khi ban hành Quy chế này được phép tồn tại. Khi tiến hành xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa có thay đổi về kiến trúc mặt ngoài công trình, quy mô diện tích thì phải tuân thủ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy hoạch xây dựng và Quy chế này".
      Có nghĩa là, việc cải tạo các bậc tam cấp của nhà hát này đương nhiên được phép tồn tại. Dù vậy, với cách suy nghĩ máy móc, xử lý không tuân thủ quy trình xử lý vi phạm hành chính cũng như chủ trương chung của Thành phố, chính quyền quận 1 đã cho phá bỏ những bậc tam cấp của rạp hát này, tạo cảnh tượng vỉa hè nham nhở, lộn xộn. Hoạt động của rạp hát cũng bị ảnh hưởng, đình trệ bởi cách hành xử tùy tiện này.
      Trong khi nhiều địa phương phải đầu tư nhiều tiền của để trồng cây xanh trên vỉa hè đường, tạo cảnh quan, môi trường cho đường phố thì cũng với chủ trương “đường thông hè thoáng”, cán bộ xã Cẩm Yên, huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã triệt hạ những hàng cây mấy chục năm tuổi, mới đây xã Lại Thương, huyện Thạch Thất lại tiếp tục chặt hạ nhiều cây xanh trên vỉa hè.
      Những cách làm này nhìn ở góc độ nào cũng không thể xem là đúng được. Càng không thể sửa sai bằng cách bốt gác, bậc thềm lỡ đập sai thì cho tái lập, cây xanh lỡ chặt thì cho trồng lại… mà người thực hiện sai vẫn không phải chịu trách nhiệm gì. Vì rằng tất cả những thứ “lỡ” bị phá đi đều là tài sản của dân và thiệt hại do cách làm sai của chính quyền, người dân là đối tượng chịu thiệt thòi đầu tiên. Họ cần phải được đối xử công bằng, đúng pháp luật chứ không phải bằng cách làm tùy tiện của những người thực thi công vụ.
      Theo Lê Hiền - Tin Tức
      http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/dung-giai-toa-via-he-bang-thai-do-qua-khich-n20170325134837479.htm



      10.

      Quận 1: Tháo dỡ bậc thềm lấn chiếm vỉa hè của rạp hát gần trăm tuổi


      In bài viết
      Quang cảnh tháo dỡ các bậc thềm lấn chiếm vỉa hè trước rạp Công Nhân vào tối qua
         Đêm qua, 22.3, ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch quận 1 đã dừng chân trước rạp Công Nhân (Nhà hát kịch thành phố) nằm trên đường Trần Hưng Đạo (thuộc phường Nguyễn Cư Trinh), ra lệnh phá dỡ toàn bộ 5 bậc thềm có chiều ngang hơn 20 mét vì lấn chiếm vỉa hè. Ít ai biết rạp hát có tuổi đời gần 1 thế kỷ này từng là tài sản của một vị đại gia lẫy lừng Sài Gòn.
      Ông Lê Quan Ba, một nhân viên kỳ cựu của Nhà hát kịch thành phố nói trong tiếng ồn của máy khoan: "Tôi năm nay đã được 83 tuổi thì 5 bậc thềm lên xuống rạp này đã có khoảng 80 năm". Ông Ba cho biết khi nghe tin lực lượng chức năng tháo dỡ bậc thềm, ông chạy từ trên lầu nhà hát xuống để nhìn nó lần cuối, vì bậc thềm này gắn bó nhiều kỷ niệm với ông từ khi còn nhỏ. Trong khi bậc thềm lần lượt bị phá dỡ thành đống gạch vụn thì ông Ba ngồi trên ghế nhìn chăm chú.
      Ông Lê Quan Ba buồn bã nhìn đoàn kiểm tra quận 1 tháo dỡ các bậc thềm gắn bó nhiều kỷ niệm
      Ông Ba cũng giới thiệu mình chính là cháu ruột của thương gia giàu có số 1 Sài Gòn thời xưa Nguyễn Văn Hảo (xem tiểu sử ông Nguyễn Văn Hảo ở cuối bài). Ông Hảo là người đã mua đất, bỏ tiền xây rạp hát này chỉ để phục vụ nhu cầu đam mê cải lương của mình.
      Ông Ba rất buồn khi thấy các bậc thềm bị tháo dỡ. Theo lời ông Ba kể, thời thơ ấu ông từng nghịch ngợm tại bậc thềm này cùng bạn bè, từng nhìn thấy những nghệ sĩ tài danh như Phùng Há, Năm Phỉ... bước lên những bậc thềm này để vào trong nhà hát biểu diễn.
      Từ đầu tuần đến nay, ngày nào ông Hải cũng trực tiếp xuống đường, chấn chỉnh trật tự vỉa hè tại quận 1
      Tấm ảnh nghệ sĩ treo trước rạp để quảng cáo cho vở diễn mới cũng được nhân viên mang vào trong. Một người đàn ông khác cũng là nhân viên bán vé của nhà hát, nói: "Cũng may là hôm nay không có suất diễn. Rạp đang ế mà bị dọn dẹp như vầy là chết luôn".
      Đứng dưới tấm biển quảng cáo bán vé vở hài kịch vui nhộn nhưng nhân viên rạp hát không thể cười nổi
      Trước đây, rạp Công Nhân có tên là rạp Nguyễn Văn Hảo, được đại gia Nguyễn Văn Hảo xây dựng vào năm 1940. Thời đó đây là rạp hát hiện đại nhất Sài Gòn, được mệnh danh là "thiên đường cải lương" và được ví như "hàng không mẫu hạm" vì mức độ đồ sộ. 5 bậc thềm đi vào rạp cũng được xây dựng cùng lúc đó, có nghĩa là có tuổi đời đã 77 năm.
      Dù cho các bậc thềm có lịch sử gần 1 thế kỷ, chứng kiến bao nhiêu sự đổi thay, phát triển của thành phố nhưng vì nếp sống văn minh đô thị, ông Đoàn Ngọc Hải phải ra lệnh tháo dỡ, trả lại vỉa hè cho quận trung tâm thành phố.
      Một số hình ảnh chúng tôi ghi nhận được: 
      Ông Đoàn Ngọc Hải đứng trước rạp Công Nhân chỉ đạo tháo dỡ 5 bậc thềm có tuổi đời gần 1 thế kỷ
      Chiếc xe chở đồ lấn chiếm bị cưỡng chế tịch thu
      Pano quảng cáo có hình ảnh nghệ sĩ được dẹp vào trong
      Nhân viên rạp đang xem lực lượng chức năng tháo dỡ 5 bậc thềm dài
      Mồ hôi ướt lưng áo các công nhân
      Người cháu của vị đại gia một thời của Sài Gòn, chủ nhân rạp hát xưa kia, đang ngồi buồn rầu nhìn các bậc thềm bị tháo dỡ
      Công nhân phá dỡ bậc thềm trước tấm bia kỷ niệm trước rạp Công Nhân

      Nguyễn Văn Hảo sinh năm 1890 tại ấp Long Thuận, xã Nhị Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Ông Hảo xuất thân trong một gia đình làm nông. Cha của ông có ba người vợ, ông Hảo là con thứ ba của người vợ thứ ba. Khi người anh cùng cha khác mẹ của ông Hảo, chủ một cửa tiệm buôn bán phụ tùng ô tô ở đường Nguyễn An Ninh, cần người phụ giúp công việc, ông đã xin phép cha đưa em trai, là ông Hảo, lên Sài Gòn phụ buôn bán phụ tùng xe hơi.
      Thời gian đầu lúc vừa lên Sài Gòn, ông Hảo phụ anh trai buôn bán phụ tùng. Do thông minh, ông Hảo đã học được nhiều điều từ người anh và trở thành thợ chính tại tiệm. Ông Hảo rành kỹ thuật như thợ chính và giỏi việc buôn bán.
      Năm 1929, ông Hảo đưa vợ lên làm chung và sinh người con trai đầu. Ông Hảo xin phép anh trai ra lập nghiệp riêng. Được anh trai đồng ý, ông Hảo mở tiệm buôn bán phụ tùng xe hơi ở số 21 - 23 đường Galliéni (nay là đường Trần Hưng Đạo, quận 1). Cùng với buôn bán phụ tùng xe hơi, ông Hảo mở một cây xăng bơm tay để kinh doanh thêm xăng, dầu nhớt.
      Theo nhà văn Hứa Hoành, trong bối cảnh Nam Kỳ khoảng thập niên đầu thế kỷ 20, ở lĩnh vực kinh tế có những thương nhân kinh doanh tài ba, gầy dựng nên được cơ nghiệp khổng lồ. Họ gồm nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như: Trương Văn Bền, Lê Phát An, Nguyễn Hữu Hào, Lê Thanh Liêm, Trần Trinh Trạch và trong đó có ông Nguyễn Văn Hảo. Ông Hảo lúc bấy giờ làm đại diện vỏ ruột xe hơi cho hãng Michelin của Pháp ở Sài Gòn.
      Bài, ảnh: Lê Ngọc Dương Cầm

      http://motthegioi.vn/thoi-su-c-66/xa-hoi-c-94/quan-1-thao-do-bac-them-gan-tram-nam-lan-chiem-via-he-tu-thoi-phap-thuoc-59265.html



      9. Ý kiến người dân (Cô gái Đồ long, Osin)

      "
      Lê Nguyễn Hương Tràさんが写真4件、動画2件を追加しました。
      1時間前
      Nhích nhường chỗ cho một chị bán café dạo nên để thò hai bánh trước khỏi vạch cho phép, chiều nay (24.3) tại tòa nhà Compass Parkview (149-151 Nguyễn Du Quận 1, Tp.HCM) bạn nhạc sĩ Võ Mạnh Hiền, đã bị đội quân anh Đoàn Ngọc Hải cẩu chiếc Mecerdes!
      Đối thoại của Hiền và Hải!
      - Hiền: Em ngưỡng mộ anh mà. Facebook em ủng hộ anh hoàn toàn, nghiêm túc!
      - Hải: Thế sau khi anh phạt em có ủng hộ nữa không? 
      - Hiền: Dạ… ủng hộ bình thường. Em nghĩ cái lề này là của khách sạn cho đậu, em hoàn toàn hợp tác với anh!
      - Hải: Sợ nhất là quan điểm thay đổi.
      - Hiền (móc điện thoại mở facebook): Đây, anh coi nè…mới hôm qua thôi. 
      - Hải: Anh sợ nhất là lập trường quan điểm thay đổi có một ngày thôi.
      - Hiền: Không có, em là kiên định!
      - Hải: Rồi, kiên định phải không? Cẩu!
      - Hiền: Anh cũng ủng hộ em một cái đi.
      - Hải: Thế mai quan điểm có thay đổi không!
      - Hiền: Hơi…hơi thôi (đưa facebook cho coi)… Đây, “Tinh thần ủng hộ anh Hải nhưng trong thâm tâm vẫn lấn cấn thế nào đó”. Nghiêm túc, hơi lấn cấn chút.
      - Hải: Cái gì cũng có luật, đã hiểu luật thì không lấn cấn!
      Như trường hợp của ca sĩ Quách Tuấn Du, bạn Hiền cũng lo xe bị trầy xước nên đề nghị được tự lái về CA phường Bến Thành, chỉ cách đó gần 300m, nhưng fan này không được anh Hải ủng hộ: "Phí cẩu xe 900 ngàn, tiền phạt 700 ngàn. Nhất định phải cẩu xe, anh không chờ được. Nãy giờ đã 15 phút rồi ". 

      Liên quan tới việc cẩu xe vi phạm khi có chủ phương tiện như tui từng đề cập, hôm kia khi anh Hải cẩu xe trên đường Hải Triều, một công an P. Bến Nghé đã lại gần và nói: "UBND TP có chỉ đạo xuống, khi chủ phương tiện có mặt, mình không được quyền cẩu xe vi phạm". Sau khi hội ý với một CSGT anh Hải đã lệnh cho quân tháo niêm phong, lập biên bản xử lý hành chính tại chỗ và thả xe. Lịch sử đã không lặp lại với bạn Hiền ;v
      ........

      V/v Rạp Công Nhân, một công trình kiến trúc (30 Trần Hưng Đạo, Quận 1, Tp.HCM) xây dựng đầu những năm 1940; từng được mệnh danh là thánh đường Cải lương. Đây cũng đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của Sài Gòn. Xưa tui ở đối diện rạp này 
      - Rạp vừa bị đội quân anh Hải đập bậc tam cấp tối 22.3. Bài viết của anh Osin Huy Đức!
      QUYỀN CỦA DÂN VỀ TÀI SẢN
      Không phải tự nhiên, quyền lực công (cho dù hành chính hay tư pháp) đều phải được tiến hành theo đúng tố tụng. Một bản án, một phán quyết hành chánh mà vi phạm thủ tục tố tụng là có thể bị hủy ngay cho dù nó có đúng về nội dung.
      Cái bậc thềm này là tài sản của dân (có thể bây giờ nó thuộc về một pháp nhân, Nhà hát Kịch TP). Vỉa hè giờ đây có thể đã được mở rộng ra nhiều so với cách đây 80 năm khi rạp được xây. Nhưng, không vì thế mà có thể coi những bậc tam cấp đó đã lấn chiếm vỉa hè thay vì phải thừa nhận là nó đã "bị vỉa hè lấn chiếm". Để phục vụ "lợi ích của 90 triệu người"(như ông Hải hay ngoa ngôn) Nhà nước chỉ có thể trưng mua phần bậc tam cấp đó để mở rộng vỉa hè chứ không thể mang búa tới đập như cách làm của ông Hải.
      Tôi chưa đọc hồ sơ của rạp Công Nhân để biết tình trạng sở hữu hiện nay ra sao. Nhưng, nếu đúng như những thông tin trong bài báo này thì tôi rất ngỡ ngàng. Không lẽ một người đã làm đến phó chủ tịch quận như ông Hải mà không biết những kiến thức sơ đẳng nhất về giới hạn của quyền lực công và quyền bất khả xâm phạm của dân về tài sản.
      Nếu nhà nước chưa trưng mua các bậc thềm này của rạp Công Nhân thì hành vi của ông Hải và "đồng bọn" đã vi phạm Điều 178 Bộ luật hình sự, "Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác". Nếu ông được UBND quận I cử đi làm điều đó thì UBND quận I phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nếu ông tự ý làm thì ông phải chịu trách nhiệm cá nhân. Ngoài ra ông có thể bị truy cứu thêm tội "Lạm quyền khi thi hành công vụ"(Điều 282, BLHS).
      ...

      (Clip/hình) bạn Lê Ngọc Cầm ©motthegioi, còn nhạc sĩ Vo Manh Hien là giám đốc âm nhạc của gameshow Trời sinh một cặp đang phát sóng tối thứ 7 trên VTV3 ;)

      いいね!他のリアクションを見る
      コメントする

      "
      https://www.facebook.com/cogaidolongvn/posts/10207218053564357



      8.

      Bậc tam cấp di động đối phó dẹp vỉa hè: Hà Nội chế 10 năm trước

       - Cách đây 10 năm, nhiều gia đình Hà Nội đã xây bậc tam cấp di động. Bây giờ, trong "cơn lốc" dẹp vỉa hè, chúng là giải pháp hoàn hảo.
      XEM CLIP:




      Nhiều nhà ở các tuyến đường Hoàng Văn Thái, Nguyễn Ngọc Nại, Xã Đàn (Hà Nội) đã bị cơ quan chức năng phá bỏ bậc tam cấp vì lấn chiếm vỉa hè. 
      Sau khi phá bỏ bậc tam cấp, nhiều gia đình đã xây thêm một tam cấp ngầm.
      Phố Hoàng Văn Thái
      Ông Nguyễn Văn Quế (chủ nhà số 180, Nguyễn Ngọc Nại) cho biết, do thiết kế theo kiểu hộp tủ nên việc kéo ra kéo vào không ảnh hưởng gì đến nền nhà. 
      dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, bậc tam cấp đi động
      Bậc tam cấp tại phố Hoàng Văn Thái bị đập vì lấn vỉa hè

      dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, bậc tam cấp đi động
      Nhiều nhà rất lo lắng vì chưa biết cách nào để cho trẻ em và người già lên xuống...
      dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, bậc tam cấp đi động
      Nhà số 180, Hoàng Văn Thái từ năm 2009 khi mới làm nhà đã cho xây ngầm thêm bậc tam cấp "sơ cua" này
      dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, bậc tam cấp đi động
      Ông Quế cho biết, giá làm chiếc bậc này năm 2009 khoảng 150.000 đồng

      dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, bậc tam cấp đi động
      Anh Trường (số nhà 173, Hoàng Văn Thái) cho biết, vì nhà buôn bán nên anh đã chủ động lắp thêm bậc ngầm từ khi xây nhà (năm 2012)
      dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, bậc tam cấp đi động
      Theo ông Quế, một trong những giải pháp hiệu quả nhất là thiết kế bậc tam cấp ngầm
      Phố Nguyễn Ngọc Nại
      dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, bậc tam cấp đi động
      Anh Hoàng Tuyễn (số nhà 145, Nguyễn Ngọc Nại) chia sẻ năm 2004, khi mới xây nhà, anh đã nghĩ ra phải làm cầu sắt ngầm, vừa thuận tiện và không bị mất trộm
      dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, bậc tam cấp đi động
      Bậc tam cấp ngầm mang lại cảm giác vỉa hè được gọn gàng hơn
      dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, bậc tam cấp đi động
      Khi nào muốn sử dụng chỉ việc kéo ra, không sử dụng bậc đẩy vào bên trong phần diện tích nhà, không ảnh hưởng đến người đi bộ.
      Đường Xã Đàn:
      dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, bậc tam cấp đi động
      Bậc tam cấp di động của chủ nhà số 271 đường Xã Đàn được thiết kế cách đây hơn 10 năm
      Trong khi các gia đình chọn xây ngầm trong nền nhà, thì người dân ở Xã Đàn lại thiết kế bậc tam cấp kiểu tháo lắp, có thể di chuyển.
      dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, bậc tam cấp đi động
      Anh Thành phụ trách quán ăn (số 448 Xã Đàn) cho biết, khi bị mất bậc lên xuống anh đã làm thêm một bậc di động
      dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, bậc tam cấp đi động
      Bậc tam cấp bằng sắt này có thể tháo ra, lắp vào theo đúng yêu cầu của quận Đống Đa. Chi phí để lắp đặt bậc tam cấp di động này khoảng 2 triệu đồng
      dẹp vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, bậc tam cấp đi động

      Người Sài Gòn tự chế bậc tam cấp di động trên vỉa hè

      Người Sài Gòn tự chế bậc tam cấp di động trên vỉa hè


      Kéo ra, đẩy vào hay gấp lại…đều là những bậc tam cấp di động do người dân Sài Gòn tự chế sau khi các chính quyền yêu cầu phá dỡ phần vỉa hè lấn chiếm, trả lại cho người đi bộ.  
      Váy ngắn khó nhọc xoạc chân khi 'xóa sổ' bậc tam cấp

      Váy ngắn khó nhọc xoạc chân khi 'xóa sổ' bậc tam cấp


      Bậc tam cấp lấn chiếm vỉa hè trên phố Xã Đàn (Hà Nội) bị phá, để lại nền nhà cao hơn vỉa hè đến gần mét khiến người dân chật vật vào nhà.
      Hà Nội: Căng thẳng khoan, phá bậc tam cấp

      Hà Nội: Căng thẳng khoan, phá bậc tam cấp


      Nhiều hộ dân trên đường Xã Đàn cho rằng việc tháo dỡ bậc tam cấp là không hợp lý. Phường Nam Đồng tạm dừng để xác minh thêm...
      Trần Thường
      http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tin-anh/bac-tam-cap-di-dong-doi-pho-dep-via-he-ha-noi-che-10-nam-truoc-362813.html






      7.

      Chuyện ông Lý Quang Diệu xử lý bán hàng rong

      “Chúng tôi không được coi là một xã hội có học thức, có văn hóa nếu chúng tôi không xấu hổ để bắt đầu cố gắng trở thành một xã hội có học thức, có văn hóa trong thời gian ngắn nhất có thể”.
      LTSNgày nay, bất cứ ai đến Singapore chắc hẳn đều thích thú đến thán phục trước sự xanh sạch của đất nước này. Nhưng thành quả ấy không bỗng nhiên có được.
      Từ chuyện giải quyết người bán hàng rong, tình trạng ô nhiễm, cách ứng xử thô lỗ nơi công cộng cho đến quá trình phủ xanh đất nước, bảo tồn lịch sử… đều đã được ông Lý Quang Diệu ghi lại. Kỷ niệm hai năm ngày mất của ông (23/3/2015) và nhân chuyến thăm của Thủ tướng Lý Hiển Long đến Việt Nam, xin giới thiệu tới độc giả một vài lát cắt trong hồi ký của “người cha lập quốc” Singapore.
      Sau độc lập[1], tôi đã tìm kiếm một vài cách để chỉ ra sự khác biệt giữa chúng tôi với các nước thuộc Thế giới Thứ ba khác. Tôi đành chấp nhận chọn một Singapore xanh và sạch. Mục đích của chiến lược này là làm Singapore trở thành một ốc đảo trong Đông Nam Á, vì nếu chúng tôi có những tiêu chuẩn của Thế giới Thứ nhất thì các thương gia và các khách du lịch sẽ chọn chúng tôi làm cơ sở cho việc kinh doanh của họ cũng như là một vùng du lịch.
      Cơ sở hạ tầng cơ bản dễ cải tiến hơn cung cách cộc cằn của người dân. Nhiều người trong số họ đã rời khỏi những nhà hầm xí tạm bợ… để đến những căn hộ cao tầng với điều kiện vệ sinh hiện đại, nhưng cách cư xử của họ thì vẫn như cũ. Chúng tôi đã phải làm việc cật lực để xóa bỏ việc vứt rác bừa bãi, những âm thanh ồn ào và thái độ thô lỗ, và hướng dẫn người dân trở nên ý tứ và lịch sự hơn.
      Singapore, Đảo quốc Sư tử, Du lịch, Cấm hút thuốc, Bán hàng rong, Lý Quang Diệu, Lý Hiển Long
      Tập 2 Hồi ký Lý Quang Diệu sẽ phát hành trong thời gian tới
      Chúng tôi bắt đầu từ một nền tảng thấp. Trong những năm 60, hàng ngàn người xếp hàng dài tại các buổi tiếp dân của chúng tôi... Những người thất nghiệp, cùng với vợ và con của họ đi xin việc, như giấy phép lái xe tắc xi hoặc bán hàng rong, hoặc quyền bán thức ăn trong căn tin trường học.
      Đây là khía cạnh nhân quyền đằng sau các con số thống kê thất nghiệp. Hàng ngàn người bán thức ăn trên lề đường không đếm xỉa gì đến giao thông, sức khỏe, và các lý do khác. Rác rưởi, mùi hôi của các thức ăn đã bị thối rữa, và các âm thanh hỗn loạn đã khiến nhiều khu vực của thành phố biến thành những khu ổ chuột.
      Một vài thương nhân cho nhiều người mướn các xe hơi tư nhân cũ kỹ để trở thành “những tài xế cướp tắc xi”, không bằng lái và không bảo hiểm… Họ dừng lại mà không hề báo hiệu, đón và trả khách vô tội vạ và đã trở thành mối đe dọa cho nhiều người đi đường khác.
      Chúng tôi không thể làm sạch thành phố bằng cách di dời những người bán hàng rong và những tắc xi bất hợp pháp trong nhiều năm. Chỉ sau năm 1971, khi đã tạo ra nhiều việc làm, chúng tôi mới có thể thi hành luật pháp và làm sạch đường phố. Chúng tôi cấp giấy phép kinh doanh cho những người bán hàng rong và chuyển họ từ lề đường vào trung tâm dành cho những người bán hàng rong với hệ thống nước cống rãnh và chỗ đổ rác.
      Mãi đến đầu những năm 80, chúng tôi mới tái ổn định tất cả những người bán hàng rong… Những tài xế tắc xi bất hợp pháp đã bị trục xuất khỏi đường phố chỉ sau khi chúng tôi tái tổ chức lại hệ thống xe buýt phục vụ và tạo cho họ những việc làm khác…
      Để đạt được những tiêu chuẩn của Thế giới Thứ nhất trong một khu vực thuộc Thế giới Thứ ba, chúng tôi bắt đầu biến đổi Singapore thành một thành phố vườn nhiệt đới… Tôi kết luận rằng, chúng tôi cần một văn phòng có đầy đủ chuyên môn để chăm sóc các cây sau khi đã trồng chúng. Tôi thiết lập một văn phòng như thế trong Bộ Phát triển Quốc gia.
      Sau một vài xúc tiến, tôi gặp tất cả các quan chức cấp cao trong chính phủ và các ban lập pháp để kêu gọi họ tham gia vào phong trào “sạch và xanh”…
      Chúng tôi đã trồng hàng triệu cây cối: cọ, và các cây bụi. Màu xanh đã làm tăng thêm tinh thần của mọi người và họ tự hào với các khu vực lân cận. Chúng tôi cũng dạy họ cách chăm sóc mà không phá hoại cây cối…
      Singapore, Đảo quốc Sư tử, Du lịch, Cấm hút thuốc, Bán hàng rong, Lý Quang Diệu, Lý Hiển Long
      Những khoảng xanh mênh mông trên những tòa nhà của Singapore
      Tính kiên trì và sức chịu đựng là những đức tính cần thiết để đánh đổ các thói xấu cũ: Người ta bước lên cây, giẫm lên cỏ, hái hoa, ăn cắp cây non, hoặc dựng xe đạp hay xe gắn máy dựa lên những chiếc lớn hơn khiến chúng bị đổ… Để vượt qua thái độ dửng dưng ở nơi công cộng, chúng tôi giáo dục trẻ em trong trường bằng cách dạy chúng trồng cây, chăm sóc cây, và trồng vườn. Chúng cũng phải mang thông báo về nhà cho cha mẹ chúng…
      Để chuẩn bị cho cuộc họp của các Thủ tướng trong khối cộng đồng diễn ra vào giữa tháng 1/1971... chúng tôi chỉ dẫn tường tận cho các ngành dịch vụ, những người bán hàng, các tài xế tắc xi, và nhân viên làm việc trong các khách sạn cũng như nhà hàng cố gắng hết mình trở nên lịch thiệp và thân thiện hơn. Họ đáp lại và sự phản hồi từ các Thủ tướng, các chủ tịch, và đoàn tùy tùng đến thăm là rất tốt.
      Được khuyến khích bởi điều này, ủy ban phát triển du lịch đã khai mạc một chiến dịch phục vụ lịch thiệp và duyên dáng cho những người bán hàng và các nhân viên khác trong ngành thương mại dịch vụ. Tôi đã can thiệp vào. Thật lố bịch nếu các nhân viên phục vụ của chúng tôi chỉ lịch thiệp với các du khách chứ không lịch thiệp với người dân Singapore.
      Tôi triệu tập Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm về Quân đội Quốc gia, Bộ Giáo dục quản lý hơn nửa triệu học sinh, và đại hội Công đoàn Quốc gia với vài trăm ngàn công nhân để phổ biến thông báo rằng sự lịch sự phải trở thành cách sống của chúng ta, làm cho Singapore trở thành một nơi dạo chơi cho chính chúng ta...
      Bạn có thể kiểm tra mức độ ô nhiễm của một thành phố bằng các cây cỏ của thành phố đó. Những nơi khói thoát ra từ những xe hơi, xe buýt cũ kỹ, và các xe tải chạy động cơ diesel vượt quá mức cho phép thì các bụi cây phủ đầy các hạt bồ hóng đen, héo và chết…
      Tôi quyết định thành lập một đội chống ô nhiễm như một bộ phận trong văn phòng của tôi. Chúng tôi đặt các công cụ kiểm định chất lượng dọc theo các con đường đông đúc để đo độ bụi và tỷ trọng khói cũng như nồng độ khí Sulfur dioxid (S02) thải ra từ các phương tiện giao thông…
      Diện tích của Singapore bắt buộc chúng tôi phải làm việc, chơi, và sinh sống trong cùng một nơi chật hẹp, điều này bắt buộc chúng tôi nhất thiết phải bảo quản một môi trường sạch và dung hòa giữa những người giàu và người nghèo như nhau…
      Singapore, Đảo quốc Sư tử, Du lịch, Cấm hút thuốc, Bán hàng rong, Lý Quang Diệu, Lý Hiển Long
      Đất nước Singapore ngày nay
      Vào thập kỷ 60, tốc độ hồi phục đô thị tăng nhanh. Chúng tôi trải qua một thời kỳ táo bạo phá hủy trung tâm thành phố cũ nát để xây lại một cái mới. Vào cuối năm 1970, chúng tôi cảm thấy không yên lòng với tốc độ xóa bỏ quá khứ của mình, vì thế năm 1971, chúng tôi thiết lập một Ban Bảo tồn các kiến trúc bất hủ để xác nhận và bảo tồn các tòa nhà lịch sử, cổ truyền, khảo cổ học, kiến trúc, hoặc liên quan đến nghệ thuật, và các tòa nhà hành chính, văn hóa và thương mại có ý nghĩa trong lịch sử Singapore… Chúng tôi cố gắng gìn giữ nét đặc trưng của Singapore để tưởng nhớ lại quá khứ...
      Từ thập kỷ 70, để cứu lấy kẻ nghiện ngập và hư hỏng, chúng tôi ra lệnh cấm quảng cáo thuốc lá. Dần dần, chúng tôi ban hành lệnh cấm hút thuốc ở những nơi công cộng - trong thang máy, xe buýt, trong các trạm và trên xe lửa MRT (Mass Rapid Transit) và cả trong các văn phòng có gắn máy lạnh cũng như các nhà hàng…
      Lệnh cấm ăn kẹo cao su đã khiến chúng tôi bị nhạo báng rất nhiều ở Mỹ… Đầu tiên, tôi nghĩ rằng lệnh cấm này quá khắt khe. Nhưng sau khi những kẻ phá hoại các công trình văn hóa nhét kẹo cao su vào bộ cảm biến của các cửa ra vào của hệ thống xe lửa MRT khiến cho hệ thống bị trục trặc… Thủ tướng Goh và các đồng sự của ông đã quyết định ban hành luật cấm này vào tháng 1/1992…
      Các phóng viên nước ngoài ở Singapore đã không hề tìm thấy một vụ tai tiếng tham nhũng lớn hay các hành động phạm pháp nghiêm trọng nào để đưa lên mặt báo. Thay vào đó, họ đưa tin hăng hái và thường xuyên các chiến dịch “làm tốt”, nhạo báng Singapore như là một “nhà nước vú em”. Họ cười ngạo chúng tôi.
      Nhưng tôi vẫn tự tin. Nếu chúng tôi không nỗ lực thuyết phục dân chúng thay đổi cách sống thì hẳn là chúng tôi đã có một xã hội thô lỗ hơn, khiếm nhã hơn, tục tĩu hơn. Chúng tôi không được coi là một xã hội có học thức, có văn hóa nếu chúng tôi không xấu hổ để bắt đầu cố gắng trở thành một xã hội có học thức, có văn hóa trong thời gian ngắn nhất có thể.
      Đầu tiên, chúng tôi giáo dục và hô hào dân chúng. Sau đó, chúng tôi thuyết phục và lôi kéo số đông, chúng tôi lập pháp để trừng phạt những thiểu số ngoan cố. Điều này đã khiến Singapore trở thành một môi trường sống thú vị hơn. Nếu đây là một “nhà nước vú em” thì tôi tự hào vì đã được nuôi dưỡng nó.
      Mỹ Hoàtrích lược, giới thiệu, chú thích
      *Đoạn trích nằm trong chương “Singapore xanh” của cuốn sách Hồi ký Lý Quang Diệu - Từ thế giới thứ ba vươn lên thứ nhất do Công ty Sách Omega (Omega+) liên kết xuất bản với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Sách dự kiến phát hành toàn quốc vào tháng 4/2017.
      ------ 
      [1] Singapore trở thành nước độc lập ngày 9/8/1965.

      http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/suyngam/chuyen-ong-ly-quang-dieu-xu-ly-ban-hang-rong-362870.html



      6.



      5.









      Ông Lê Hồng Giang: Vỉa hè Việt Nam – "Kinh tế mặt tiền" và "kinh tế hàng rong"

      B.H (thực hiện) | 
      Ông Lê Hồng Giang: Vỉa hè Việt Nam – "Kinh tế mặt tiền" và "kinh tế hàng rong"
      Ảnh: Hoàng Hải.

      "Ở thời điểm hiện tại, chúng ta chưa thể "chơi sang" bằng cách: Chỉ khai thác vỉa hè cho người đi bộ" – ông Lê Hồng Giang, một chuyên gia tài chính đang làm việc tại Úc, nhận định.










      Trước khi học tập và công tác ở nước ngoài, TS Lê Hồng Giang (bloger Giang Le) - chuyên gia tài chính, có một tuổi thơ gắn liền với vỉa hè như rất nhiều trẻ em thành thị khác.
      Khi đặt hàng ông viết về "kinh tế vỉa hè", ông từ chối vì tự nhận mình không chuyên về lĩnh vực này. Ông chỉ nhận lời trả lời phỏng vấn, khi tôi đặt vấn đề: Ông hãy nhìn vỉa hè Việt Nam với tư cách một người bình thường có nhiều trải nghiệm.
      Ông Lê Hồng Giang: Vỉa hè Việt Nam – Kinh tế mặt tiền và kinh tế hàng rong - Ảnh 1.
      Nhiều ý kiến cho rằng không nên dung túng cho một nền kinh tế vỉa hè khiến đô thị nhếch nhác, nông thôn hoá.
      Những người khác thì nói nếu nói không với kinh tế vỉa hè là đi ngược với quan điểm của ngay cả những nước văn minh nhất thế giới. Quan điểm của cá nhân ông thế nào?
      Ông Lê Hồng Giang: Tôi không thích thuật ngữ "kinh tế vỉa hè", đúng ra ở VN nó bao gồm "kinh tế mặt tiền" và "kinh tế hàng rong" là hai loại hình/hoạt động kinh tế rất khác nhau.
      Kinh tế mặt tiền xuất phát từ đặc thù văn hóa/lịch sử mà đặc biệt là "văn hoá xe máy" của người Việt và sự bất cập trong qui hoạch/quản lý đô thị của chính quyền.
      Kinh tế hàng rong là một phần tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế ở các nước nghèo. Những nước phát triển dù cố gắng nứu kéo một vài hoạt động kinh tế/văn hoá trên vỉa hè thực ra chỉ là một hình thức hoài niệm quá khứ, không nước nào thực sự muốn phát triển hoạt động bán hàng rong như là một cứu cánh cho người nghèo.
      Cá nhân tôi mong muốn đô thị VN trong tương lai sạch sẽ, thoáng đãng, người nghèo VN có công ăn việc làm ổn định để không phải bám vào vỉa hè kiếm sống.
      Nhưng tôi hiểu giấc mơ này cần phải có thời kỳ quá độ để kinh tế có thời gian phát triển, để nhà nước có thể xây dựng một hệ thống an sinh xã hội tốt mà trước hết đội ngũ công chức phải trong sạch và có năng lực quản lý xã hội.
      Do vậy ở thời điểm hiện tại vỉa hè nói riêng và các hạ tầng đô thị nói chung vẫn cần phải được sử dụng một cách hợp lý và công bằng chứ chúng ta chưa thể "chơi sang" chỉ dành vỉa hè cho người đi bộ.
      Ông Lê Hồng Giang: Vỉa hè Việt Nam – Kinh tế mặt tiền và kinh tế hàng rong - Ảnh 2.
      Lực lượng chức năng tiến hành nhắc nhở một số hộ buôn bán trên phố Hàng Ngang (phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ảnh chụp ngày 10/3/2017. Ảnh: Hoàng Hải.
      "Công bằng" không phải là "cào bằng"
      "Kinh tế vỉa hè là một ảo giác" - những người bảo vệ quan điểm này cho rằng; Lý do sinh ra vỉa hè là để đi bộ chứ không phải để bán hàng rong. Rất lâu sau người bán hàng mới tìm cách "ký sinh" trên vỉa hè. Không có vỉa hè, họ vẫn có nhiều chỗ khác để làm ăn. Thưa ông, vậy kinh tế vỉa hè ở Việt Nam là thật hay ảo?
      Tôi không hiểu khái niệm "ảo giác" bạn đề cập đến là gì. Kinh tế hàng rong có từ bao đời nay và rất thực, từ những người bán tò he, hàn xoong hàn nồi ở các làng quê đến những xe hủ tiếu, người bán vé số ở các đô thị.
      Đó là những hoạt động kinh tế có thật, tạo ra công ăn việc làm, không trực tiếp thì cũng gián tiếp đóng góp vào GDP, góp phần xoá đói giảm nghèo cho những tầng lớp dưới cùng trong xã hội.
      Quá trình phát triển kinh tế của một nước nghèo như Việt Nam luôn đi đôi với làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị, đồng nghĩa với hoạt động kinh tế hàng rong sẽ gia tăng.
      Ông Lê Hồng Giang: Vỉa hè Việt Nam – Kinh tế mặt tiền và kinh tế hàng rong - Ảnh 3.
      Vỉa hè thông thoáng trên các tuyến phố ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh chụp ngày 10/3/2017. Ảnh: Hoàng Hải.
      Vỉa hè và các hạ tầng đô thị khác sẽ phải gánh thêm các hoạt động này cho đến khi nào cơ hội việc làm trong khu vực kinh tế chính thức đủ lớn hút bớt nhân lực khỏi khu vực kinh tế hàng rong của di dân và dân nghèo thành thị. Chỉ có điều chúng cần quy hoạch hợp lý.
      Nếu không có quy hoạch hợp lý và công bằng cho các hoạt động kinh tế hàng rong thì việc quản lý vỉa hè sẽ không hiệu quả.
      Đặc biệt là không hiệu quả ở khía cạnh sử dụng tài nguyên một cách hợp lý cho nền kinh tế.
      Vỉa hè bị các bà buôn thúng bán mẹt, các bác xe ôm đợi khách, các em bé đánh giày chiếm dụng chắc chắn sẽ chật chội, nhếch nhác hơn.
      Nhưng nếu chúng ta bỏ qua việc sắp xếp lại, không tạo điều kiện hợp lý để cái "công cụ sản xuất" đó của họ hoạt động, thì phần "giá trị gia tăng" của vỉa hè mang lại cho xã hội chắc chắn sẽ giảm đi đáng kể.
      Giải pháp triệt để cho kinh tế hàng rong (cũng như để giúp tầng lớp lao động nghèo cải thiện cuộc sống) không phải là cấm họ không được sử dụng vỉa hè (trên cơ sở đã được quy hoạch hợp lý) mà là từng bước thay thế "công cụ sản xuất" đó bằng những nhà xưởng, máy móc, và các khoá đào tạo để người nghèo có một nghề nghiệp chuyên môn nào đó có thu nhập cao hơn buôn bán trên vỉa hè.
      Tất nhiên nhà nước không cần và không thể ôm đồm hết trách nhiệm này, nên để một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa và lành mạnh đảm nhận.
      Về mặt công bằng, những thị dân phàn nàn về vỉa hè bị người ngoại tỉnh chiếm dụng nên nhớ rằng vỉa hè không chỉ dành cho những người có hộ khẩu thành phố.
      Nếu có một cuộc trưng cầu cấm hay không hoạt động hàng rong, tôi tin phe "văn minh" bấm iPhone nhoay nhoáy lên Facebook hàng ngày không thể đông hơn giới cần lao đang bám vỉa hè kiếm sống, chưa kể những bà mẹ già, con nhỏ ở quê mong ngóng những đồng tiền còm cõi hàng tháng gửi về.
      Một xã hội công bằng không phải cào bằng mọi thứ nhưng ít nhất những tài sản chung như vỉa hè phải được quy hoạch, chia sẻ hợp lý cho mọi đối tượng, mà tầng lớp thiệt thòi nhất phải được ưu tiên trước nhất.
      Khi cấm hàng rong để trả lại "công năng" của vỉa hè mà người Pháp đã gán cho nó hơn trăm năm trước, chúng ta cần phải suy xét nguyên lý "mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc". Cái vỉa hè tốt là vỉa hè cân bằng hạnh phúc cho nhiều thành phần xoay quanh nó, chứ không chỉ cho riêng người đi bộ.
      Nói như vậy không có nghĩa tôi phản đối việc lập lại trật tự trên vỉa hè. Thật ra điều này cần thiết để chấn chỉnh và giảm dần nền "kinh tế mặt tiền", là khía cạnh mà tôi cho rằng không có lợi cho sự phát triển của đất nước.
      Khác với các hoạt động hàng rong, kinh tế mặt tiền thường đi đôi với chiếm dụng một phần vỉa hè một cách trái phép và không công bằng.
      Vỉa hè không còn chỗ cho người đi bộ chủ yếu vì bị các quán nhậu, cửa hàng thời trang, tiệm tạp hóa... lấn chiếm kinh doanh và giữ xe máy cho khách, tất nhiên với sự dung túng của chính quyền địa phương như ông Chủ tịch Hà Nội đã nói.
      Về khía cạnh kinh tế học, sự tiện lợi cho khách hàng (đi xe máy) và một phần lợi nhuận cho những chủ kinh doanh ở mặt tiền các tuyến phố tạo ra "negative externality" cho xã hội.
      Văn hóa xe máy và kinh tế mặt tiền tạo ra một "bad equilibrium": người dân chuộng xe máy một phần vì nó thuận tiện cho việc mua bán trên vỉa hè, ngược lại khách hàng đi xe máy khuyến khích hàng quán nằm dọc theo các tuyến phố chứ không tập trung vào các khu shopping.
      Chấn chỉnh vỉa hè sẽ giúp giảm nền kinh tế mặt tiền đồng thời khuyến khích người dân giảm lệ thuộc vào xe máy.
      Tất nhiên dỡ bỏ các công trình lấn chiếm vỉa hè trái phép phải theo đúng luật, đúng trình tự và nhất là phải nghiêm khắc lâu dài chứ không chỉ với vài "chiến dịch" bắt cóc bỏ đĩa.
      Đành rằng cần phải có những lãnh đạo dám làm dám chịu trách nhiệm nhưng một xã hội sẽ phát triển bền vững hơn khi có một hệ thống qui pháp nghiêm minh, hiệu quả, hợp lý, chứ không chỉ dựa vào một vài Bao Công hay Lý Quang Diệu nào đó.
      Nếu vì những lý do kinh tế xã hội trước mắt mà một phần vỉa hè phải tạm thời trưng dụng, chính quyền cần công khai minh bạch những ngoại lệ đó và nhất là nguồn thu từ các đối tượng được sử dụng.
      Vỉa hè Sài Gòn chắc chắn phải khác vỉa hè Hà Nội, Cần Thơ
      Singgapore, Hongkong thường được viện dẫn như một mô hình lý tưởng cho quản lý đô thị cho Việt Nam học hỏi. Người ta cũng nói đến việc, với rất nhiều nước Châu Á, ngay từ khi quy hoạch đô thị đã phải tính đến những không gian dành cho hàng rong, ngô nướng, bắp luộc ở vỉa hè và lòng đường vì đây là một phần của bản sắc và tập tính văn hoá.
      Là một người đã sống nhiều năm ở Việt Nam lại có điều kiện sinh sống, quan sát ở nước ngoài, ông thấy những hướng nhìn trên có điều gì nên lưu ý?
      Với tôi Singapore, Hong Kong hay nhiều quốc gia khác đáng ngưỡng mộ không phải vì họ qui hoạch vỉa hè nói riêng và đô thị nói chung rất tốt.
      Ông Lê Hồng Giang: Vỉa hè Việt Nam – Kinh tế mặt tiền và kinh tế hàng rong - Ảnh 4.
      Con phố ẩm thực tại Singapore. Ảnh: Alamy/Zing.vn
      Qui hoạch chỉ là một phần, nhất là mỗi thành phố có đặc điểm kinh tế, văn hoá, khí hậu khác nhau nên qui hoạch không thể giống nhau, điều quan trọng là sự kỷ cương của nền hành chính của họ khi thực thi các ý tưởng qui hoạch.
      Tôi nghĩ các kiến trúc sư VN thừa biết phải thiết kế vỉa hè thế nào để vừa tiện lợi vừa giữ gìn được bản sắc văn hoá của mỗi thành phố, vỉa hè Hà Nội chắc chắn phải khác Sài Gòn, Huế phải khác Cần Thơ.
      Tất nhiên học hỏi kinh nghiệm các thành phố trên thế giới là điều nên làm nhưng hãy tin vào năng lực của các chuyên gia Việt.
      "Sợ nhất là ngày nào đó trên vỉa hè ngày càng ít người lương thiện đi lại"
      Với tư cách một người dân bình thường, ông sợ nhất điều gì từ cái vỉa hè của Việt Nam và ông mong muốn bộ mặt mới của vỉa hè Việt Nam sẽ như thế nào?
      Tuổi thơ tôi gắn liền với vỉa hè, thời mà trẻ con còn nhảy dây, đánh khăng, đánh đáo trên đó.
      Trẻ con bây giờ đã thay đổi và vỉa hè cũng vậy. Với nhiều người những thay đổi đó theo chiều hướng xấu đi, với tôi đó là xu thế kinh tế xã hội không tránh khỏi.
      Hãy để trẻ em và vỉa hè lớn lên/phát triển trong thời đại của chúng, nhiệm vụ của "người lớn" chúng ta với cả trẻ con lẫn vỉa hè là hãy sống lương thiện, đúng pháp luật, đúng lương tâm.
      Hãy đừng xả rác ra vỉa hè nếu bạn là một người đi đường, đừng lấn chiếm vỉa hè nếu bạn là một chủ quán mặt tiền, đừng ăn chia với những người lấn chiếm nếu bạn là cán bộ.
      Nếu phải sợ, điều tôi sợ nhất là ngày nào đó trên vỉa hè ngày càng ít người lương thiện đi lại mà lý do không phải vì nó bị lấn chiếm, nhếch nhác, bẩn thỉu.
      theo Trí Thức Trẻ
      http://soha.vn/ong-le-hong-giang-via-he-viet-nam-kinh-te-mat-tien-va-kinh-te-hang-rong-20170320145056714.htm



      4.



      22/03/2017 20:40 GMT+7
      TTO - Tối 22-3, đoàn kiểm tra, xử phạt UBND quận 1 cùng lực lượng Quản lý trật tự đô thị, Cảnh sát giao thông… tiếp tục ra quân chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm vỉa hè trên địa bàn quận.
      Quận 1 phá tam cấp New World, đập bồn cây Starbucks 
      Lực lượng chức năng đập bồn cây trước quán cà phê Starbucks - Ảnh: Lê Phan
      Đoàn quay trở lại khu vực 11 bậc tam cấp của khách sạn New World mà đoàn kiểm tra đã yêu cầu tháo dỡ vào chiều 21-3. Một số bậc tam cấp vẫn chưa được tháo dỡ xong, ông Đoàn Ngọc Hải- phó chủ tịch UBND Quận 1 đã cho xử lý ngay lập tức, mọi chi phí tháo dỡ khách sạn phải chịu hoàn toàn.
      Đại diện New World đã ra giải thích, xin tự tháo dỡ. Nhưng theo ông Đoàn Ngọc Hải lý do đó không hợp lý mà phải tháo dỡ ngay. Còn những phần liên quan đến kết cấu nguy hiểm sẽ bàn giao lại cho khách sạn tự xử lý trong vòng một số ngày nhất định.
      Tại khu vực vòng xoay Phù Đổng, sau khi đo đạc và làm việc với quản lý quán cà phê Starbucks về phạm vi đất mà quán cà phê này được xây dựng, ông Hải đã cho tháo dỡ chuỗi bồn cây phía trước quán.
      Khi đại diện quán trên trình bày phía dưới ngầm bồn cây là hệ thống dầu chạy máy phát điện của toàn bộ tòa nhà, nếu tháo dỡ dễ gây cháy nổ, ông Hải đã điều động một xe chữa cháy chuyên dụng cùng một số cán bộ chiến sĩ đến để túc trực.
      Sau khi cho dọn các cây xanh trong bồn, ông Hải cho đơn vị này thời gian 3 ngày để tự tháo dỡ phần công trình còn lại.
        Quận 1 tiếp tục dỡ công trình lấn chiếm của khách sạn New World và quán cà phê Starbucks - Thực hiện: Thuận Thắng
      Tại đường Trần Hưng Đạo, ông Hải đã cho tháo dỡ bậc tam cấp nằm lấn ra vỉa hè của Nhà hát kịch thành phố.
      Trong đợt xử lý này, nhiều ôtô đậu trên đường Hải Triều cũng bị lập biên bản xử phạt, có hai xe bị niêm phong cẩu về do không có tài xế.
      Có một ôtô sau khi bị niêm phong chủ xe đã có mặt, ông Hải đã linh động cho lập biên bản xử phạt và cho người này được đi.
      Quận 1 phá tam cấp New World, đập bồn cây Starbucks 
      Một ôtô đậu dưới lòng đường Hải Triều, lực lượng chức năng định cẩu xe về phường - Ành: Tâm Đức
      Quận 1 phá tam cấp New World, đập bồn cây Starbucks 
      Sau đó chủ xe xuất hiện xuất trình giấy tờ, lực lượng chức năng đã lập biên bản xử phạt và tháo niêm phong cho đi - Ảnh: Tâm Đức
      Quận 1 phá tam cấp New World, đập bồn cây Starbucks 
      Thấy 3 cột cờ của Ngân hàng Sacombank trên đường Nguyễn Thị Nghĩa còn nằm trên vỉa hè, ông Hải cho lực lượng chức năng lập tức tháo dỡ - Ảnh: Tâm Đức
      Quận 1 phá tam cấp New World, đập bồn cây Starbucks 
      Ông Đoàn Ngọc Hải chỉ đạo lực lượng phá tam cấp lấn chiếm vỉa hè của Nhà hát kịch thành phố - Ảnh: Lê Phan
      Quận 1 phá tam cấp New World, đập bồn cây Starbucks 
      Lực lượng chức năng tháo dỡ phần tam cấp lấn chiếm của Nhà hát kịch thành phố - Ảnh: Lê Phan
      http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170322/quan-1-tiep-tuc-do-cong-trinh-lan-chiem-cua-khach-san-new-world/1284848.html










      Nghe trình bày lý do chưa phá dỡ phần vi phạm, ông Hải điều luôn xe chữa cháy đến hỗ trợ
      Đức Nguyên | 
      Nghe trình bày lý do chưa phá dỡ phần vi phạm, ông Hải điều luôn xe chữa cháy đến hỗ trợ
      Ông Đoàn Ngọc Hải. Ảnh: Viết Dũng.

      Khi đại diện quán trình bày lý do nếu dỡ bỏ bồn cây dễ gây cháy nổ, ông Hải đã điều động một xe chữa cháy chuyên dụng cùng các cán bộ chiến sĩ đến để túc trực.

      Tối 22/3, đoàn kiểm tra, xử phạt UBND quận 1, lực lượng Quản lý trật tự đô thị, Cảnh sát giao thông… do Phó Chủ tịch Đoàn Ngọc Hải tiếp tục ra quân chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm vỉa hètrên địa bàn.
      Đoàn quay trở lại khu vực khách sạn New World mà đoàn kiểm tra đã yêu cầu tháo dỡ vào chiều 21/3. Tại quán cà phê Starbucks góc Phạm Hồng Thái - Nguyễn Thị Nghĩa do khách sạn này quản lý có phần lấn chiếm vỉa hè 1,5m với diện tích hình vòng cung dài hơn 20m.
      Đây là phần diện tích bị đoàn lập biên bản vi phạm lấn chiếm vỉa hè từ ngày hôm trước và chủ sở hữu kinh doanh khách sạn New World cũng cam kết tự tháo bỏ nhưng chưa làm.
      Nghe trình bày lý do chưa phá dỡ phần vi phạm, ông Hải điều luôn xe chữa cháy đến hỗ trợ - Ảnh 1.
      Đại diện khách sạn New World làm việc với Phó chủ tịch UBND quận 1. Ảnh: Viết Dũng.
      Làm việc với đoàn kiểm tra, người phụ nữ đại diện khách sạn New World cho biết, những bồn hoa cây cảnh này nằm trong phần đất thuộc quyền sở hữu của khách sạn.
      Tuy nhiên đoàn kiểm tra cùng cán bộ địa chính thực hiện việc đo đạc và xác định những công trình bồn hoa của quán cà phê là vi phạm, chiếm vỉa hè.
      Khi đại diện quán trình bày phía dưới ngầm bồn cây là hệ thống dầu chạy máy phát điện của toàn bộ tòa nhà, nếu tháo dỡ dễ gây cháy nổ, ông Hải đã điều động một xe chữa cháy chuyên dụng cùng một số cán bộ chiến sĩ đến để túc trực.
      Sau khi cho dọn các cây xanh trong bồn, ông Hải cho đơn vị này thời gian 3 ngày để tự tháo dỡ phần công trình còn lại.
      Nghe trình bày lý do chưa phá dỡ phần vi phạm, ông Hải điều luôn xe chữa cháy đến hỗ trợ - Ảnh 2.
      Ảnh: Viết Dũng.
      Nghe trình bày lý do chưa phá dỡ phần vi phạm, ông Hải điều luôn xe chữa cháy đến hỗ trợ - Ảnh 3.
      Ảnh: Viết Dũng.
      theo Trí Thức Trẻ

      http://soha.vn/nghe-trinh-bay-ly-do-chua-pha-do-phan-vi-pham-ong-hai-dieu-luon-xe-chua-chay-den-ho-tro-20170322230237872.htm


      3.


      Dẹp vỉa hè, người Hà Nội tự phá cửa nhà

       - Sáng nay, nhiều nhà trên phố Hào Nam (quận Đống Đa, Hà Nội) đã phá bỏ cửa nhà lấn vỉa hè, xây lại bậc tam cấp thụt vào bên trong.
      XEM CLIP:




      Ông Đặng Trần Thường (75 tuổi, chủ nhà số 35, Hào Nam) cho biết: Quận đã phá bỏ 2 bậc tam cấp lấn ra vỉa hè, nền nhà ông cao hơn vỉa hè 0,7m. 
      "2 ngày nay tôi đã thuê thợ phá bỏ luôn cửa nhà cũ để xây lùi bậc tam cấp vào bên trong, hạ cửa nhà xuống cách mặt nền vỉa hè 0,4m, làm lại cửa mới phù hợp với bậc đã xây" - ông Thường nói. 











      vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, Hà Nội, giành lại vỉa hè, bậc tam cấp
      vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, Hà Nội, giành lại vỉa hè, bậc tam cấp

      Một nhà trên phố Hào Nam trước và sau khi tháo dỡ cửa nhà.
      vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, Hà Nội, giành lại vỉa hè, bậc tam cấp
      Số nhà 37 đã quyết định tháo dỡ, đập bỏ luôn cửa nhà để xây lùi bậc tam cấp vào trong

      vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, Hà Nội, giành lại vỉa hè, bậc tam cấp


      vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, Hà Nội, giành lại vỉa hè, bậc tam cấp
      Các hộ dân nghiêm chỉnh chấp hành quyết định lập lại trật tự vỉa hè của thành phố

      vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, Hà Nội, giành lại vỉa hè, bậc tam cấp
      Các hộ sát nhau chủ động thuê chung thợ để sửa lại bậc tam cấp

      vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, Hà Nội, giành lại vỉa hè, bậc tam cấp
      Dù UBND phường Ô Chợ Dừa khẳng định sẽ hỗ trợ nhưng họ chủ động xây dựng luôn để không ảnh hưởng đến kinh doanh

      vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, Hà Nội, giành lại vỉa hè, bậc tam cấp
      Ông Đặng Trần Thường (chủ nhà số 35, Hào Nam) cho biết: Nhà ông đã quyết định phá bỏ luôn cửa nhà, xây lùi bậc tam cấp vào bên trong

      vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, Hà Nội, giành lại vỉa hè, bậc tam cấp
      Ông ước chừng chi phí tháo dỡ cửa, xây mới bậc tam cấp và cửa nhà khoảng 10 triệu đồng

      vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, Hà Nội, giành lại vỉa hè, bậc tam cấp
      Nhà số 33, Hào Nam cũng tháo dỡ luôn cửa nhà để xây mới

      vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, Hà Nội, giành lại vỉa hè, bậc tam cấp
      Các hộ chủ động xây bậc tam cấp thụt lùi vào nhà để tiện cho việc đi lại, sinh hoạt và kinh doanh

      vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, Hà Nội, giành lại vỉa hè, bậc tam cấp
      Bà Nhung (chủ số nhà 3, Hào Nam) tự tay trát vữa bậc tam cấp mới

      vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, Hà Nội, giành lại vỉa hè, bậc tam cấp
      Một chủ nhà trên đường Đê La Thành tranh thủ cả tối để xây lại bậc tam cấp

      vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, Hà Nội, giành lại vỉa hè, bậc tam cấp
      Bậc tam cấp trên phố Hào Nam bị tháo dỡ

      vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, Hà Nội, giành lại vỉa hè, bậc tam cấp
      Bậc tam cấp sau khi được xây mới lại

      vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, Hà Nội, giành lại vỉa hè, bậc tam cấp
      Một cửa hàng kinh doanh đàn số 39 trên phố Hào Nam đã xây lại bậc tam cấp

      vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, Hà Nội, giành lại vỉa hè, bậc tam cấp
      =
      Hà Nội: Căng thẳng khoan, phá bậc tam cấp

      Hà Nội: Căng thẳng khoan, phá bậc tam cấp


      Nhiều hộ dân trên đường Xã Đàn cho rằng việc tháo dỡ bậc tam cấp là không hợp lý. Phường Nam Đồng tạm dừng để xác minh thêm...
      Váy ngắn khó nhọc xoạc chân khi 'xóa sổ' bậc tam cấp

      Váy ngắn khó nhọc xoạc chân khi 'xóa sổ' bậc tam cấp


      Bậc tam cấp lấn chiếm vỉa hè trên phố Xã Đàn (Hà Nội) bị phá, để lại nền nhà cao hơn vỉa hè đến gần mét khiến người dân chật vật vào nhà.
      Hà Nội: Bắc ghế, kê bao tải trèo vào nhà

      Hà Nội: Bắc ghế, kê bao tải trèo vào nhà


      Bị phá bậc tam cấp, nhiều nhà trên phố Xã Đàn (Hà Nội) cao hơn vỉa hè gần mét. Người dân phải kê ghế, xếp gạch, bao tải cát để leo vào nhà.
      Trần Thường
      http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/clip-nong/dep-via-he-nguoi-ha-noi-tu-pha-cua-nha-362512.html



      2.



      1.














      Ông Đoàn Ngọc Hải bị xô đẩy trong lúc chỉ đạo đập bỏ trụ sở khu phố

      Viết Dũng | 
      Ông Đoàn Ngọc Hải bị xô đẩy trong lúc chỉ đạo đập bỏ trụ sở khu phố

      Khi đang chỉ đạo phá dỡ trụ sở sinh hoạt khu phố 3, phường Tân Định lấn chiếm vỉa hè, ông Hải bị bảo vệ khu phố này phản ứng, xô đẩy vào người.















      Bảo vệ dân phố phản ứng khi trụ sở khu phố bị đập
      Chiều 21/3, ông Đoàn Ngọc Hải - Phó chủ tịch UBND quận 1, TP HCM tiếp tục cùng lực lượng chức năng gồm Đội Quản lý trật tự đô thị, Cảnh sát trật tự, CSGT quận 1 xuống đường kiểm tra, xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè trên địa bàn.
      Trên đường Nguyễn Đình Chiểu, ông Hải phát hiện 2 ô tô đậu trên vỉa hè, không có chủ nhân tại thời điểm kiểm tra. Ngay lập tức ông Hải chỉ đạo lập biên bản, niêm phong cẩu về quận xử lý.
      Cũng trên tuyến đường này, ông Hải nhận được một số cuộc gọi, tin nhắn của người dân phản ánh trụ sở sinh hoạt khu phố 3 đường Trần Khắc Chân, phường Tân Định lấn chiếm vỉa hè.
      Khi đến nơi, ông Hải quan sát thấy điều người dân phản ánh là có thực nên đã đã chỉ đạo lực lượng chức năng tiến hành phá dỡ. Lúc này có một phụ nữ tự nhận là tổ trưởng khu phố đến giải thích.
      "Trụ sổ khu phố này tồn tại trước giải phóng, nó là nơi duy nhất để 100 hộ dân quanh đây đến họp hành. Mới đây có một số mạnh thường quân đến quyên góp để sữa chữa lại.
      Tôi làm tổ trưởng, gắn bó với nó cũng lâu rồi. Hôm nay phá dỡ tôi cũng thấy rất tiếc nuối. Tuy nhiên vì chủ trương của toàn thành phố nên tôi rất ủng hộ".
      Tiếp đó, ông Hải chỉ đạo lực lượng chức năng tiến hành phá dỡ để lấy lại vỉa hè, tạo lối đi thông thoáng cho người dân.
      Trong lúc chỉ đạo phá dỡ, có một bảo vệ khiêng đồ dùng trong trụ sở khu phố ra ngoài phản ứng.
      Ông Hải nói: "Tại sao anh xô vào người tôi mà anh là cán bộ của khu phố này. Tôi sẽ xử lý anh ngay lập tức.
      Đường rất trống anh đụng, xô vào người tôi luôn, tức là anh thể hiện sự chống đối cấp dưới dưới với cấp trên. Tôi đề nghị phường kiếm điểm, cắt chức cán bộ này ngay lập tức...".
      Ông Hải đã chỉ đạo lực lượng chức năng xử lý cán bộ trên và đập bỏ toàn bộ trụ sở khu phố lấn chiếm vỉa hè.
      Ông Đoàn Ngọc Hải bị xô đẩy trong lúc chỉ đạo đập bỏ trụ sở khu phố - Ảnh 2.
      Một ô tô lấn chiếm vỉa hè bị đoàn kiểm tra lập biên bản, niêm phong.
      Ông Đoàn Ngọc Hải bị xô đẩy trong lúc chỉ đạo đập bỏ trụ sở khu phố - Ảnh 3.
      Nhiều người dân gọi, nhắn tin phản ánh trụ sở khu phố 3 đường Trần Khắc Chân, phường Tân Định lấn chiếm vỉa hè.
      Ông Đoàn Ngọc Hải bị xô đẩy trong lúc chỉ đạo đập bỏ trụ sở khu phố - Ảnh 4.
      Một người phụ nữ tự nhận là tổ trưởng khu phố trên đến giải thích với ông Hải.
      Ông Đoàn Ngọc Hải bị xô đẩy trong lúc chỉ đạo đập bỏ trụ sở khu phố - Ảnh 5.
      Ông Đoàn Ngọc Hải bị xô đẩy trong lúc chỉ đạo đập bỏ trụ sở khu phố - Ảnh 6.
      Sau khi kiểm tra nhận thấy trụ sở khu phố trên lấn chiếm vỉa hè hơn 1 mét, ông Hải đã chỉ đạo phá dỡ toàn bộ.
      Ông Đoàn Ngọc Hải bị xô đẩy trong lúc chỉ đạo đập bỏ trụ sở khu phố - Ảnh 7.
      Bảo vệ dân phố phản ứng khi sở khu phố bị đập.
      Ông Đoàn Ngọc Hải bị xô đẩy trong lúc chỉ đạo đập bỏ trụ sở khu phố - Ảnh 8.
      Ông Hải kiên quyết phá dỡ toàn bộ khu phố lấn chiếm vỉa hè, trả lại sự lối đi thông thoáng cho người dân.
      theo Trí Thức Trẻ

      http://soha.vn/ong-doan-ngoc-hai-bi-xo-day-trong-luc-chi-dao-dap-bo-tru-so-khu-pho-20170321172915622.htm

      1 nhận xét:

      1. 13.

        TP Hồ Chí Minh: Vắng bóng lực lượng chức năng, vỉa hè quận 1 ‘đâu lại vào đấy’
        Anh Đức | 09/05/2017 06:36 PM

        Trả lờiXóa

      Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

      LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

      Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.