Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

05/09/2016

Học vị Tiến sĩ ở Đại Việt đầu thế kỉ 21 (thông tin từ Đại học Quốc gia Hà Nội, theo Ngô Nhâm)

Dưới là tư liệu chép nguyên về từ Fb Ngô Nhâm.

Có thể có một số tư liệu bổ sung thêm thì đặt sau đó.


---



"
Fb Ngô Nhâm


Nếu có hỏi tại sao bằng tiến sỹ trong nước bị rẻ rúng đến như vậy, thì câu trả lời là đây. Bởi hiện nay nhiều viện, trường đại học đã vô cùng dễ dãi với quá trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh. Đại học Quốc gia Hà Nội - vừa rồi không chỉ nổi lên là nơi đào tạo nhiều nhà sư thành tiến sỹ mà còn nổi hơn với quy trình chỉ cần 6- 10 tháng là cho ra lò được được tiến sỹ. 

So với một chương trình tiến sỹ đúng tiêu chuẩn ở các nước phát triển, bạn - kể cả khi đa có bằng thạc sỹ ở trường danh tiếng - phải hoàn thành một chương trình sau đại học 1-2 năm tuỳ nước với số môn học bắt buộc 14-15. Sau đó phải viết và bảo vệ một luận văn trong chuyên ngành nghiên cứu hoặc thi coursework tơi tả rồi mới được bước sang giai đoạn nghiên cứu sinh. Ai xuất sắc thì mất thêm 3 năm, không thì (giỏi) cũng mất thêm 4-5 năm mới hoàn thành.
Có phải tiến sỹ Việt giỏi đến thế không? Hãy nhìn vào tên đề tài họ chọn nghiên cứu hoặc kỹ hơn thì đọc bản tóm tắt luận văn của các vị này bạn sẽ có ngay câu trả lời.
---------//-----------
Xin chia sẻ thông tin của bạn Duong Tu về vụ việc này:

....Trong post trước, mình giả định ni sư Thích Đàm Lan hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ tại trường ĐHKHXHNV trong thời gian chỉ hơn 10 tháng như là một trường hợp được bảo vệ sớm nhờ thành tích nghiên cứu xuất sắc theo quy định tại Khoản 5, Điều 23, Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tuy nhiên, mình vẫn có cảm giác quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2416/2015/QĐ-XHNV ngày 13/10/2015 của Hiệu trưởng trường ĐHKHXHNV có gì đó không ổn nên thử tìm hiểu thêm. Hóa ra, trường hợp làm xong tiến sĩ nhanh khác thường như ni sư Thích Đàm Lan không phải là duy nhất.
Theo thông tin trên website của ĐHKHXHNV, có ít nhất 5 người được công nhận nghiên cứu sinh theo quyết định 2416/2015/QĐ-XHNV, bao gồm:
1. Phan Thị Lan, tức ni sư Thích Đàm Lan, như đã biết.
2. Phan Thị Kim: 
- Thông tin luận án: https://www.vnu.edu.vn/ttsk/…

3. Nguyễn Thúy Thơm: 
- Thông tin luận án: https://vnu.edu.vn/ttsk/…

4. Phan Nhật Trinh: 
- Thông tin luận án: https://www.vnu.edu.vn/ttsk/…

5. Vũ Đức Chính: 

Mình cứ ngỡ ni sư Thích Đàm Lan hoàn thành luận án trong hơn 10 tháng đã nhanh hiếm có, nhưng hóa ra vẫn còn người xuất sắc hơn.
Đó là trường hợp nghiên cứu sinh Vũ Đức Chính, được công nhận nghiên cứu sinh cùng ngày 13/10/2015 với ni sư Thích Đàm Lan nhưng đến ngày 20/6/2016 đã bảo vệ xong luận án tiến sĩ. Như vậy, trong khi ni sư Thích Đàm Lan cần đến hơn 10 tháng mới hoàn thành tiến sĩ thì nghiên cứu sinh Vũ Đức Chính chỉ cần đúng 8 tháng và 7 ngày đã xong:http://huongdanphattu.vn/…/Hoa-thuong-Thich-Thanh-Nhieu-ba…/
Đến đây thì mình cảm thấy hơi hoang mang vì tốc độ làm tiến sĩ của các vị này và tự đặt câu hỏi liệu có khả năng xảy ra lỗi đánh máy trong quyết định 2416/2015/QĐ-XHNV, chẳng hạn đánh máy nhầm một năm trước đó thành 2015, hay không?
Câu trả lời là không, bởi cả 5 người có tên trong quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2416/2015/QĐ-XHNV cũng đồng thời có tên trong Danh sách trúng tuyển tiến sĩ đợt 1 năm 2015 kèm theo quyết định số 1375/2015/QĐ-XHNV ngày 19/6/2015 của Hiệu trưởng Trường ĐHKHXHNV (mục X, ngành Triết học): http://www.ussh.vnu.edu.vn/…/DS%20trung%20tuyen%20tien%20sy…
Tìm hiểu thêm thông tin từ bản tóm tắt luận án và từ các bài báo đã công bố của các tác giả này thì thấy cả 5 người đều giữ các vị trí chức sắc trong Giáo hội phật giáo Việt Nam nhưng không vị nào làm công tác giảng dạy và nghiên cứu, cụ thể là:
1. Nghiên cứu sinh Phan Thị Lan là ni sư Thích Đàm Lan, Trụ trì chùa Bồ Đề (Hà Nội), Ủy viên Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban từ thiện Giáo hội Phật giáo Thành phố Hà Nội, Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Quận Long Biên, Hà Nội.
2. Nghiên cứu sinh Phan Thị Kim là ni sư Thích Đàm Kiên, Trụ trì chùa Phổ Minh (Hải Phòng), Ủy viên phân ban ni giới Trung ương, Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Quận Ngô Quyền, Hải Phòng.
3. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thúy Thơm là ni sư Thích Minh Thịnh, Trụ trì chùa Diên Phúc (Đông Anh, Hà Nội), Trưởng ban đại diện Phật giáo huyện Đông Anh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ 2014 – 2019.
4. Nghiên cứu sinh Phan Nhật Trinh là hòa thượng Thích Nguyên Hạnh, Trụ trì chùa Tảo Sách (Hà Nội), Phó trưởng ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Quận Tây Hồ.
5. Nghiên cứu sinh Vũ Đức Chính là hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó chủ tịch thường trực Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Ngoài ra, theo thông tin trong bài này, các vị Thích Đàm Lan, Thích Đàm Kiên và Thích Nguyên Hạnh là 3 anh chị em ruột:http://www.doisongphapluat.com/…/than-sinh-su-tru-tri-chua-…
Cần biết rằng theo quy chế đào tạo tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trước khi bảo vệ luận án tiến sĩ cấp trường hoặc viện, nghiên cứu sinh phải hoàn thành các học phần bổ sung, các học phần trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan, đăng bài báo, bảo vệ luận án cấp cơ sở (xem các điều 16-20: http://vanban.moet.edu.vn/…), nghĩa là phải thực hiện rất nhiều yêu cầu và mất nhiều thời gian.
Với việc các vị chức sắc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoàn thành luận án tiến sĩ nhanh khác thường như vậy, có 2 câu hỏi cần đặt ra:
1. Trường ĐHKHXHNV có thực hiện đúng quy chế đào tạo tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
2. Liệu có chủ trương phổ cập tiến sĩ cho các chức sắc Giáo hội Phật giáo Việt Nam không làm công tác giảng dạy và nghiên cứu?
Mong rằng có cao nhân nào đó tìm hiểu được hoặc cho biết thêm thông tin để hai câu hỏi này không thuộc diện hỏi tức là trả lời.

https://www.facebook.com/ngoquynham/posts/10208790407776010?pnref=story
"


---

BỔ SUNG














ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC                                Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DANH SÁCH TRÚNG TUYỂN TIẾN SĨ ĐỢT 1 NĂM 2015
(Kèm theo Quyết định số:       1375 / 2015 /QĐ-XHNV, ngày     19     tháng   06  năm 2015 của Hiệu trưởng                                   Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn )
STT Họ tên Giới Ngày sinh Nơi sinh Đối tượng Chuyên ngành đào tạo
I Ngành Chính trị học
1 Đinh Hữu Công Nam 26/01/1972 Hà Tĩnh Thi tuyển (TT) Chính trị học

X Ngành Triết học
1 Nguyễn Thị Giang Nữ 02/06/1976 Vĩnh Phúc Thi tuyển (CB) CNDVBC&CNDVLS
2 Đỗ Duy Tú Nam 30/12/1984 Thanh Hóa Thi tuyển (CB) CNDVBC&CNDVLS
3 Vũ Đức Chính Nam 24/09/1952 Nam Định Thi tuyển (TT) Tôn giáo học
4 Phan Thị Kim Nữ 27/07/1955 Hải Phòng Thi tuyển (TT) Tôn giáo học
5 Phan Thị Lan Nữ 30/07/1956 Hải Dương Thi tuyển (TT) Tôn giáo học
6 Đỗ Thị Minh Thảo Nữ 22/12/1970 Hà Nội Thi tuyển (CB) Tôn giáo học
7  Nguyễn Thúy Thơm Nữ 05/05/1968 Nam Định Thi tuyển (TT) Tôn giáo học
8 Phan Nhật Trinh Nam 04/08/1957 Hải Dương Thi tuyển (TT) Tôn giáo học
STT Họ tên Giới Ngày sinh Nơi sinh Đối tượng Chuyên ngành đào tạo
XI Ngành Văn học
1 Trần Thị Thu Hà Nữ 02/12/1974 Phú Thọ Thi tuyển (TT) Lý luận văn học
2 Cù Thị Ánh Ngọc Nữ 04/07/1986 Phú Thọ Thi tuyển (TT) Lý luận văn học
3 Hoàng Thị Cương Nữ 23/08/1981 Phú Thọ Thi tuyển (TT) Văn học Việt Nam
4 Vũ Thị Hương Nữ 04/03/1988 Thanh Hóa Thi tuyển (CB) Văn học Việt Nam
5 Nguyễn Hữu Tiệp Nam 13/08/1989 Hà Nội Thi tuyển (TT) Văn học Việt Nam
XII Ngành Xã hội học
1 Nguyễn Thị Thu Hường Nữ 21/01/1982  Hưng Yên Thi tuyển (CB) Xã hội học
2  Nguyễn Thị Như Thúy Nữ 22/06/1983 Quảng Bình Thi tuyển (CB) Xã hội học
3 Cù Thị Thanh Thúy Nữ 02/04/1982 Nam Định Thi tuyển (CB) Xã hội học
Danh sách gồm 45 học viên.    
Hà Nội, ngày    19    tháng    06   năm 2 015
KT.HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
           (Đã ký)




PGS.TS. Phạm Quang Minh



   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh:  Vũ Đức Chính
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 24/9/1952
4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2416/2015/QĐ-XHNV, ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội hiện nay
8. Chuyên ngành: Tôn giáo học,             Mã số: 62.22.90.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Kim Oanh
10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án phân tích một cách hệ thống về sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội - người dân sống trong vùng đất có vị trí và ý nghĩa quan trọng với đất nước.
- Luận án chỉ ra cơ sở của sự hội nhập giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội hiện nay.
- Luận án chỉ ra những biểu hiện cụ thể của sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội hiện nay qua việc khảo cứu những địa điểm thực tế: các gia đình người Hà Nội (ở các làng đô thị hóa thành phường: làng Trung Kính Thượng...), các chùa ở Hà Nội (chùa Trung Kính Thượng, chùa Quán Sứ...),... trong cả các dịp lễ, tết và cả những ngày thường nhật
- Luận án phân tích được những giá trị văn hóa của sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa đó.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa nói chung; Phật giáo, tín ngưỡng thờ cúng truyền thống và văn hóa Việt Nam nói riêng; cho việc hoạch định chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Vai trò Phật giáo với đời sống người Hà Nội.
- Sự hội nhập Phật giáo và văn hóa Việt Nam
- Xu hướng phát triển của Phật giáo Việt Nam
13. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
1. Vũ Đức Chính (Thích Thanh Nhiễu) (2003), “Đáp ứng của Phật giáo Việt Nam trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS, tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ những người bị nhiễm/ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại cộng đồng”, Phật giáo trong thời đại của nạn dịch AIDS, tr. 127-135.
2. Vũ Đức Chính (Thích Thanh Nhiễu) (2012), “Ảnh hưởng của Phật giáo Việt Nam với văn hóa đạo đức người thủ đô Hà Nội hiện nay”, Kỷ yếu tọa đàm Phật giáo thủ đô 30 năm một chặng đường, Nxb Hải Phòngtr. 22-25.
3. Vũ Đức Chính (Thích Thanh Nhiễu) (2012), "Tính ưu việt của công cuộc thống nhất Phật giáo Việt Nam", Kỷ yếu Hội thảo Kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Nxb Tôn giáo, tr. 79-82.
4. Vũ Đức Chính (Thích Thanh Nhiễu) (2013), "Bàn về sự nghiệp bảo tồn và phát huy Thiền phái Trúc Lâm đời Trần trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay", Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 - 1308) con người và sự nghiệp, Nxb Khoa học Xã hội, tr. 853-864.
5. Vũ Đức Chính (Thích Thanh Nhiễu) (2014), “Hoạt động từ thiện và chức năng hỗ trợ xã hội của Phật giáo”, Tạp chí Khuông Việt (28), tr. 70-73.
6. Vũ Đức Chính (2015), "Hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng truyền thống của người dân Hà Nội hiện nay", Tạp chí Cộng sản,http://www.tapchicongsan.org.vn.
7. Vũ Đức Chính (2015), "Sự hội nhập Phật giáo và tục thờ cúng truyền thống trong gia đình, dòng họ người dân Hà Nội từ 1986 đến nay", Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo (9), tr. 98-107.
8. Vũ Đức Chính (2016), "Văn hóa Phật giáo và Công giáo trong đời sống tinh thần của người Việt Nam", Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam (2), tr. 33-43.
9. Trần Thị Kim Oanh, Vũ Đức Chính (2016), "Sự hội nhập của Phật giáo và tín ngưỡng truyền thống tại các ngôi chùa (nghiên cứu trường hợp tại một số chùa ở Hà Nội)", Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn (3).
10. Vũ Đức Chính (2016), "Những giá trị văn hóa của sự hội nhập Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng truyền thống ở người dân Hà Nội hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (3).

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Vu Duc Chinh                           2. Sex: Male
3. Date of birth: September 24, 1952              4. Place of birth: Nam Dinh
5. Admission decision number : 2416/2015 / QD-XHNV, dated October 13, 2015 of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University Hanoi.
6. Changes in the academic process: None
7. Official thesis title: The integration of Buddhism with the traditional worship of Hanoi people today
8. Major: Religious Studies                             Code: 62.22.90.01
9. Supervisors: Assoc.Prof.Dr. Tran Thi Kim Oanh
10. Summary of the new findings of the thesis:
- The thesis systematically analyzed the integration of Buddhism with the traditional worship of Hanoi people - the people living in the area of the important position and significance to the country.
- The thesis pointed out the basis of the integration of Buddhism with the traditional worship of Hanoi people today.
- The thesis pointed out the concrete manifestation of the integration of Buddhism with the traditional worship of Hanoi people today by researching the real locations: families in Hanoi (in villages urbanized into wards: Trung Kinh Thuong village ...), pagodas in Hanoi (Trung Kinh Thuong pagoda, Quan Su pagoda ...), ... during holidays and even normal days.
- The thesis analyzed the cultural values ​​of the integration of Buddhism with traditional worship to offer solutions to preserve cultural values.
11. Practical applicability:
The thesis can be used as the reference materials for the research and teaching about faith, religion and culture in general; Buddhism, traditional worship and Vietnam culture in particular; for planing to make religious policies of the Communist Party and the Government.
12. Further research directions:
- The role of Buddhism in Hanoi people’s lives.
- The integration of Buddhism and Vietnam culture.
- The trend in development of Vietnam Buddhism.
13. Thesis – related publications:
1. Vu Duc Chinh (Thich Thanh Nhieu) (2003), "The response of Vietnam Buddhism to the fight against HIV/AIDS, counseling, caring and supporting people infected/affected by HIV / AIDS in the community, "Buddhism in the era of the AIDS epidemic, pp. 127-135.
2. Vu Duc Chinh (Thich Thanh Nhieu) (2012), "The influence of Vietnam Buddhism on the ethical culture of Hanoi people today", Yearbook of Capital Buddhism in a journey of 30 years seminar, Hai Phong Publishing House, pp. 22-25.
3. Vu Duc Chinh (Thich Thanh Nhieu) (2012), "The advantage of the reunification of Vietnam Buddhism”, Yearbook of Seminar of 30th Anniversary of establishing Vietnam Buddhist Association, Religion Publishing House, pp. 79-82.
4. Vu Duc Chinh (Thich Thanh Nhieu) (2013), "Discuss on the conservation and promotion of the Truc Lam Zen sect in Vietnam social life today", Buddhist Emperor Tran Nhan Tong (1258-1308 ) character and career, Social Sciences Publishing House, pp. 853-864.
5. Vu Duc Chinh (Thich Thanh Nhieu) (2014), "Charity works and social support functions of Buddhism", Khuong Viet Journal(28), pp. 70-73.
6. Vu Duc Chinh (2015), "The integration of Buddhism with the traditional beliefs of Hanoi people today," Communist Journal, http://www.tapchicongsan.org.vn.
7. Vu Duc Chinh (2015), "The integration of Buddhism and the traditional worship custom in the family, parentage Hanoi people from 1986 to the present", Journal of Religious Studies (9), pp. 98-107.
8. Vu Duc Chinh (2016), "The influence of Buddhism culture and Catholic culture on the spiritual life of Vietnam people ", Journal of Vietnam Social Sciences (2), pp. 33-43.
9. Tran Thi Kim Oanh, Vu Duc Chinh (2016), "The integration of Buddhism and traditional beliefs at the pagodas ( doing case studies of some pagodas in Hanoi)”, Journal of Social Sciences and Humanities (3).
10. Vu Duc Chinh (2016), "The cultural values of the integration of Buddhism and traditional worship of Hanoi people today",Journal of Southeast Asian Studies (3).
TAGS:
Tác giả: xuất bản: 29/04/2016 09:06

http://www.ussh.vnu.edu.vn/d4/news/TTLA-Su-hoi-nhap-Phat-giao-voi-tin-nguong-tho-cung-truyen-thong-cua-nguoi-dan-Ha-Noi-hien-nay-11-13769.aspx




Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu bảo vệ thành công xuất sắc luận án Tiến sỹ .


Thứ ba - 21/06/2016 06:31
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu bảo vệ thành công xuất sắc luận án Tiến sỹ .
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu bảo vệ thành công xuất sắc luận án Tiến sỹ .
(HDPT) - Chiều ngày 20-6-2016 tại trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn đã tổ chức buổi Bảo Vệ Luận án Tiến sỹ cấp Quốc gia của Nghiên cứu sinh Vũ Đức Chính tức Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó chủ tịch thường trực GHPGVN với đề tài “ Sự Hội Nhập Phật Giáo Với Tín Ngưỡng Thờ Cúng Truyền Thống Của Người Dân Hà Nội Hiện Nay “ Chuyên ngành Tôn giáo học . Buổi bảo vệ Luận án do Giáo sư- Tiến sỹ - Nhà giáo nhân dân Nguyễn Hữu Vui làm chủ tịch hội đồng.
Tới dự buổi bảo vệ có các Hòa thượng phó chủ tịch HĐTS GHPGVN : HT Thích Gia Quang ; HT Thích Bảo Nghiêm ; TT Thích Quảng Hà ; TT Thích Thanh Quyết ; cùng TT Thích Đức Thiện – Tổng thư ký HĐTS TƯ GHPGVN ; TT Thích Thanh Điện Phó tổng thư ký – Chánh văn phòng TƯ GHPGVN . Các Tăng ni , Phật tử chùa Quán Sứ , chùa Kim Cổ , chùa Hội Xá , chùa Bái Đính cùng tới dự .

Tới dự còn có ông Nguyễn Văn Thanh – Trưởng phòng Tôn giáo – Dân tộc UBTƯ MTTQVN ; ông Bùi Hữu Dược – Vụ trưởng vụ Phật giáo Ban Tôn Giáo Chính phủ ; Thiếu tướng Hoàng Cao Tánh cục trưởng cục A88 Tổng cục An ninh ; Thiếu tướng Bạch Thành Định – Phó giám đốc CA TP Hà nội ; Ông Lê Văn Cửu – Phó giám đốc sở Nội vụ - Trưởng ban Ban Tôn giáo TP Hà Nội .  Đại diện của Ban dân vận TƯ, các nhà nghiên cứu khoa học ...

Kết quả của buổi bảo vệ đề tài “ Sự Hội Nhập Phật Giáo Với Tín Ngưỡng Thờ Cúng Truyền Thống Của Người Dân Hà Nội  Hiện Nay “ Chuyên ngành Tôn giáo học được hội đồng chấm luận án cấp quốc gia đánh gia rất cao , 7/7 thành viên trong hội đồng đều đánh giá luận án  xuất sắc .  HT Thích Thanh Nhiễu đã bảo vệ thành công xuất sắc Luận án Tiến sỹ .

Dưới đây là một số hình ảnh của buổi bảo vệ luận án :



 

 
Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Hữu Vui - Chủ tịch Hội đồng




 
HT Thích Thanh Nhiễu trình bày luận án





















Ht Thích Thanh Nhiễu trả lời các câu hỏi của Hội đồng




 
Tiến sỹ Trần Thị Kim Oanh - Người hướng dẫn nghiên cứu sinh  phát biểu






 


Giáo sư - Tiến sỹ Phạm Quang Minh  Hiệu trưởng trường Đại Học Khoa Học  Xã Hội Và Nhân Văn Phát biểu





HT Thích Gia Quang thay mặt TƯ GHPGVN phát biểu





HT Thích Thanh Nhiểu phát biểu





Chụp ảnh lưu niệm


 





 


 











 



 

 
Phúc Thịnh

http://huongdanphattu.vn/news/Tin-tuc/Hoa-thuong-Thich-Thanh-Nhieu-bao-ve-thanh-cong-xuat-sac-luan-an-Tien-si-9437/































(ĐSPL) – Mấy ngày qua đi đâu người ta cũng bàn tới việc chùa Bồ đề “mua bán trẻ em”, bảo mẫu chùa Bồ Đề bị bắt, rồi mới đây người ta lại truyền tai nhau câu chuyện về thân sinh của trụ trì chùa Bồ Đề không bao giờ sát sinh, ăn chay trường khi còn sống.
Ni sư Thích Đàm Lan tên thật là Phạm Thị Lan, sinh năm 1956 tại thôn 3 xã Thanh Lang huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Được biết, xã Thanh Lang, nơi ni sư Thích Đàm Lan sinh ra, là xã có số người đi tu lớn nhất trong huyện và tỉnh, hầu hết các thôn trong xã đều có chùa. Ước tính xã có hơn 7.000 nhân khẩu thì có tới 60 – 70 người đi tu.
Sư thầy Lan là con thứ 3 trong gia đình có 7 anh chị em, trước sư Lan là 2 anh trai. Trong số 7 anh chị em thì có 6 người đã xuống tóc quy y nơi cửa Phật từ hồi nhỏ, chỉ có người anh cả không theo nghiệp tu hành.

Sư trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan. Ảnh: Kiến Thức

Hiện nay, anh em của thầy đều là trụ trì tại các chùa nổi tiếng như: thầy Thích Đàm Kiên – trụ trì chùa Phổ Minh (Hải Phòng); thầy Thích Nguyên Hạnh – trụ trì chùa Tảo Sách (Hà Nội); thầy Thích Thanh Huân – trụ trì chùa Pháp Vân (Hà Nội); thầy Thích Đàm Hồng, thầy Thích Đàm Liên đã định cư ở nước ngoài.
Người dân xã Thanh Lang cho hay, gia đình thầy Lan sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, nên cũng tương đối khó khăn. Thân sinh cha mẹ thầy Lan cũng là những người “chi tu tại gia”, thi thoảng người ta thấy gia đình thầy Lan cùng lên chùa tụng kinh niệm Phật. Bản thân thầy Lan cũng xuống tóc đi tu độ 16 tuổi, một cái tuổi còn nhiều ước mơ hoài bão.
Ông Phạm Văn Cảnh - Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Lang, cho biết: “Việc thầy Lan nuôi dưỡng các cháu nhỏ, bản thân tôi cảm thấy rất mừng. Giờ nuôi một đứa con nhỏ còn khó huống gì nuôi cả trăm cháu như thế. Phải những người nào thật sự có tâm thì mới có thể làm việc đó. Không riêng gì bản thân thầy Lan mà các cụ thân sinh ra thầy đều là những người hiền lành, phúc đức."
"Nhưng thời gian gần đây khi nghe tin chùa Bồ Đề, nơi thầy Lan làm trụ trì xảy ra việc mua bán trẻ em tôi rất bất ngờ. Hi vọng thầy Lan không liên quan đến vụ việc trên và cái tâm của thầy là thật”.
Nhiều người dân cũng cho hay, cụ thân sinh thầy Lan chưa hề giết bất kỳ một sinh linh nào. Đặc biệt ngày nào cũng đọc sách, tụng kinh niệm Phật, ăn chay trường nên các con cụ cũng sớm nhận thức và tâm hướng nhà Phật.
P.V (TỔNG HỢP)



http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/than-sinh-su-tru-tri-chua-bo-de-chua-mot-lan-sat-sinh-a45461.html



















Thông tin LATS của NCS Phan Nhật Trinh
Tên đề tài luận án: Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
1.     Họ và tên nghiên cứu sinh:  Phan Nhật Trinh
2.     Giới tính: Nam
3.     Ngày sinh: 04/08/1957
4.     Nơi sinh: Hải Dương
5.     Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2416/2015/QĐ-XHNV, ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
6.     Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7.     Tên đề tài luận án: Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
8.     Chuyên ngành: Tôn giáo học
9.     Mã số: 62 22 90 01
10.  Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh
11.  Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án chỉ ra những biểu hiện của sự dung hợp Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (qua một số ngôi chùa tại Hà Nội) dưới góc độ Tôn giáo học.
- Luận án phân tích những mặt tích cực đồng thời chỉ ra những bất cập của sự dung hợp hai yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng là Phật giáo và thờ cúng tổ tiên.
-  Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Luận án đưa ra xu hướng phát triển của sự dung hợp giữa Phật giáo và thờ cúng tổ tiên của người Việt, những kiến nghị nhằm giữ gìn và phát huy những mặt tích cực, hạn chế những bất cập của sự dung hợp Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trong giai đoạn hiện nay..
12.      Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Luận án đóng góp thêm một cái nhìn mới trong nghiên cứu tôn giáo học: nhìn nhận trong sự dung hợp lẫn nhau, thấy được ý nghĩa của sự dung hợp đó với sự tồn tại, phát triển của tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay.
Luận án có thể sử dụng là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về văn hóa nói chung, tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng, đặc biệt là Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
 - Luận án là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các nhà hoạch chính sách tôn giáo và cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Tiếp tục nghiên cứu sâu về sự dung hợp Phật giáo và các tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người Việt, đặc biệt là với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
- Xu hướng phát triển của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay
- Vai trò của Phật giáo với văn hóa Việt Nam hiện nay.
14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
1. Phan Nhật Trinh, Phạm Thế Quốc Huy (2014), "Giá trị nhân văn trong quan niệm về con người của Phật giáo và Islam", Kỷ yếu Tọa đàm khoa học quốc tế: Tính hiện đại và đời sống tôn giáo hiện nay ở Việt Nam,Nxb Tôn giáo, Hà Nội, tr. 549-560.
2. Phan Nhật Trinh (2015), "Sự dung hợp Phật giáo đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên biểu hiện qua nghi lễ của người Việt hiện nay (Qua khảo sát một số chùa ở Hà Nội)", Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (11), tr. 59 - 66.
3. Phan Nhật Trinh (Thích Nguyên Hạnh) (2015), "Phát huy giá trị văn hóa của sự dung hợp Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt", Tạp chí Giáo dục lý luận (238), tr. 30-33.
4. Phan Nhật Trinh (Thích Nguyên Hạnh) (2015), "Thứ nhất tu nhà...", Kỷ yếu tọa đàm khoa học Vu Lan - Báo hiếu của đạo Phật với xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb Tôn giáo, tr. 167-171.
5. Phan Nhật Trinh (2015), "Xu hướng biến đổi của sự dung hợp giữa Phật giáo với tục thờ cúng tổ tiên của người dân Hà Nội hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (9), tr. 108-118.
6. Phan Nhật Trinh (Thích Nguyên Hạnh) (2016), "Sự dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên biểu hiện qua thực hành tín ngưỡng của người Việt hiện nay", Tạp chí Công tác tôn giáo (1+2), tr. 100-105.

>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
 Tân Lê - VNU - USSH







Thông tin LATS của NCS Phan Thị Kim
Tên đề tài luận án: Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu ở thành phố Hải Phòng hiện nay.
1.     Họ và tên nghiên cứu sinh:  Phan Thị Kim
2.     Giới tính: Nữ
3.     Ngày sinh: 27/07/ 1955
4.     Nơi sinh: Hải Phòng
5.     Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2416/2015/QĐ-XHNV, ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
6.     Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7.     Tên đề tài luận án: Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu ở thành phố Hải Phòng hiện nay.
8.     Chuyên ngành: Tôn giáo học
9.     Mã số: 62 22 90 01
10.   Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Hữu Vui
11.   Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Là luận án Tôn giáo học đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về sự hội nhập giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu hiện nay trên một địa bàn cụ thể: thành phố Hải Phòng.
- Luận án chỉ ra cở sở của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở thành phố Hải Phòng hiện nay.
- Qua khảo cứu, điền dã, phỏng vấn và điều tra xã hội học ở thực tế, luận án phân tích biểu hiện của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu ở thành phố Hải Phòng hiện nay thể hiện ở các mặt: niềm tin và thực hành tín ngưỡng tôn giáo, sự thờ cúng và lễ hội tôn giáo của Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hải Phòng. Chỉ ra đặc điểm cơ bản của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu ở thành phố Hải Phòng hiện nay.
- Luận án dự báo xu hướng vận động, phát triển của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hải Phòng hiện nay; phân tích giá trị của sự dung hợp, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát huy và bảo tồn các giá trị này trong bối cảnh hiện nay 
12.    Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc hoạch định chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đối với Phật giáo, và tín ngưỡng thờ Mẫu, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy về tôn giáo ở Việt Nam nói chung, Phật giáo, tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng.
13.  Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Tiếp tục nghiên cứu sâu về sự dung hợp Phật giáo và các tín ngưỡng bản địa của người Việt, đặc biệt là với tín ngưỡng thờ Mẫu
- Nghiên cứu về xu hướng phát triển của Phật giáo ở Việt Nam trong thời gian tới
- Bảo tồn và phát huy giá trị của Phật giáo
14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
1.   Phan Thị Kim (2015), "Sự dung hợp giữa tín ngưỡng thờ Mẫu và Phật giáo qua nghi lễ tôn giáo (Nghiên cứu tại thành phố Hải Phòng)", Tạp chí Giáo dục lý luận (238), tr. 33-36.
2. Phan Thị Kim (2015), "Sự dung hợp giữa Phật giáo với thờ Mẫu qua niềm tin tôn giáo: Nghiên cứu một số trường hợp tại Hải Phòng", Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (10), tr. 78-88.
3. Phan Thị Kim (2015), "Bảo tồn các giá trị của sự dung hợp Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu ở thành phố Hải Phòng hiện nay", Tạp chí Cộng sản,https://www.tapchicongsan.org.vn.
4. Phan Thị Kim (2016), "Các xu hướng của sự dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu ở thành phố Hải Phòng hiện nay", Tạp chí Công tác Tôn giáo (3), tr. 35-40.

>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
 Tân Lê - VNU - USSH





Lùm xùm nhà sư bảo vệ luận án tiến sĩ



TP - Ngay sau khi có thông tin về buổi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh (NCS) Phan Thị Lan (Ni sư Thích Đàm Lan, trụ trì chùa Bồ Đề, Hà Nội), dư luận đã xuất hiện một số bình luận nghi ngờ về qui trình ngắn hạn bất thường cũng như việc bốn anh chị em đều là nhà sư làm tiến sĩ trong cùng một thời gian.

Ni sư Thích Đàm Kiên (bìa trái, ngồi) tham dự lễ bảo vệ của em gái - ni sư Thích Đàm Lan (người đứng). Ảnh: Nguồn InternetNi sư Thích Đàm Kiên (bìa trái, ngồi) tham dự lễ bảo vệ của em gái - ni sư Thích Đàm Lan (người đứng). Ảnh: Nguồn Internet
Trước nghi vấn “10 tháng nhận được bằng tiến sĩ (TS)”, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn, phó hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội &Nhân văn (ĐH KHXHNV), phụ trách đào tạo đã cung cấp một số thông tin về quá trình 5 năm, thi tuyển, học tập  và chuyển mã ngành (từ Triết học sang Tôn giáo học) trước khi viết luận án của NCS Phan Thị Lan. Thông tin của ông Tuấn đã phần nào giải đáp thắc mắc tuy nhiên kết quả “NCS bảo vệ xuất sắc với số phiếu 7/7 từ Hội đồng Khoa học (HĐKH)” vẫn khiến nhiều người thấy khó hiểu, cho rằng ni sư Thích Đàm Lan được thiên vị, ưu tiên.
Nhà có 4 sư làm tiến sỹ
Ni sư Thích Đàm Lan kể bà ham học từ bé nhưng do gia đình nghèo, không có điều kiện, anh chị em bà chọn con đường tu hành để trau dồi trí tuệ. Ở tuổi 40, nhà sư này mới học đại học tại chức tại khoa triết ĐH KHXH NV. Năm 2005 ni sư  cùng 8 nhà sư  trong giáo hội đi thi thạc sĩ, do không học ôn cẩn thận cả 9 người trượt. Thời điểm đó, cả nhóm nản chí và sợ ngượng định từ bỏ, ni sư Đàm Lan động viên mọi người ôn thi lại, đến năm sau hầu hết đều đỗ. Hỏi “ni sư có nghĩ việc làm luận án thuận lợi là do có sự ưu tiên?”. Bà trả lời “Hôm tôi bảo vệ có 200 người dự gồm nhiều trí thức trong và ngoài lĩnh vực Phật giáo, chứng kiến phần trình bày, nếu tôi không xứng đáng thì Hội đồng chắc không bỏ phiếu bừa”.
Trả lời nghi vấn đạo văn, copy, thuê viết luận án, ni sư cho hay: “Tôi biết dùng vi tính nhưng không đủ nhanh để đánh luận án nên phải nhờ đệ tử. Tuy nhiên tôi khẳng định luận văn của tôi không đạo của ai, đây là công sức học tập nghiên cứu của tôi trong 5 năm qua”. Có thể trong thời gian tới, ni sư sẽ chỉnh sửa luận án để in sách “phòng trường hợp nội dung trôi nổi bị lấy cắp”.
Trong khi dư luận thấy lạ về việc “cả ba sư trụ trì anh chị em nhà sư cùng làm tiến sĩ", sư Lan tiết lộ “gia đình tôi có 6/7 anh em làm sư, 4 trong 6 nhà sư chúng tôi làm tiến sĩ. Bốn tiến sĩ chứ không phải ba như dư luận biết đâu”.
Lùm xùm nhà sư bảo vệ luận án tiến sĩ - ảnh 1
PGS.TS Nguyễn Hồng Dương, phản biện (ngồi giữa) và PGS.TS Trần Thị Kim Oanh, thư ký HĐKH (bìa phải).
GS TS Nguyễn Hữu Vui, người hướng dẫn luận án NCS Phan Thị Lan cho biết ông từng biết ni sư từ hồi làm khoá luận tốt nghiệp đại học, ông đánh giá đề tài “Đạo đức Phật giáo đối với văn hóa đạo đức người dân quận Long Biên, Hà Nội” của học trò “đáp ứng nội dung cơ bản của một luận án tiến sĩ”. Từng hướng dẫn 20 tiến sĩ, ngồi 20 hội đồng, giáo sư Vui bày tỏ “NCS chỉ là bước đầu vào ngưỡng cửa khoa học. Không có luận án nào không có sạn”.
Giáo sư hướng dẫn đánh giá  NCS Phan Thị Lan đã rất cố gắng, có tính độc lập nghiên cứu, chủ động tiếp thu”. Được hỏi về độ xác đáng của kết quả bảo vệ xuất sắc, GS.TS Nguyễn Hữu Vui chia sẻ “Cá nhân tôi cũng có ưu ái vì đây là học trò cũ từ đầu những năm 2000 nhưng không có nghĩa tôi sẽ bỏ qua những hạn chế của NCS này”.
Lùm xùm nhà sư bảo vệ luận án tiến sĩ - ảnh 2
GS.TS Nguyễn Hữu Vui, người hướng dẫn, phát biểu tại buổi bảo vệ luận án NCS Phan Thị Lan.
Về việc ưu tiên thi cử , GS Vui cho biết khoảng 10 năm nay Ban Tôn giáo chính phủ có chính sách động viên, khuyến học để nâng cao trình độ học vấn cho giới tăng lữ. “Nhiều nhà sư chưa có bằng tốt nghiệp phổ thông xin đi học bổ túc, rồi tiến dần lên học đại học, thạc sĩ, một số ít thành tiến sĩ. Bên Giáo hội Phật giáo cũng như ngoài đời ở xã hội ta, bằng cấp ngày càng được coi trọng. Năm nay, khoa Tôn giáo học ĐH KHXHNV chính thức tuyển sinh, số lượng sư nhập học đã có tới vài chục người”.
Theo GS Vui, khi nhìn thấy nhà sư theo đuổi học hành mọi người thường có thiện cảm hơn một chút, “tôi không ngồi hội đồng lần này nhưng đặt mình vào tình huống được bỏ lá phiếu thứ 7 quyết định xuất sắc thì dù đang phân vân ở mức  3/4  tôi sẽ thêm 1/4 nữa vì NCS đó là nhà tu hành”. Trường hợp luận án xuất sắc gặp những nghi vấn, Hội đồng KH phải giải trình với trường.
Từng nhận phản biện cho luận án của ni sư Đàm Lan, PGS TS Nguyễn Hồng Dương cho rằng qui trình học TS và bảo vệ luận án của NCS Phan Thị Lan hoàn toàn chặt chẽ. Qua ba lần bảo vệ đề cương, chuyên đề, bảo vệ cấp cơ sở, NCS tiếp thu chỉnh sửa và hoàn thiện lên rất nhiều. Trong phần phản biện PGS TS Hồng Dương đã nêu ra một số ưu khuyết điểm của luận án và góp ý về phương pháp để tăng tính chính luận “nếu sau này in sách, NCS cần bổ sung thêm con số dữ liệu, giảm bớt số đoạn viết chay giống báo cáo thành tích”.
Trong vai trò thư ký HĐKH, PGS.TS Trần Thị Kim Oanh trưởng khoa Tôn giáo học ĐHKHXHNV đánh giá “xét về nội dung so với mặt bằng XH luận án cực kỳ tốt”. Trước phản ứng nghi ngờ kết quả luận án trên mạng xã hội, TS Kim Oanh bày tỏ “Tôi thấy không công bằng lắm khi mọi người đưa chuẩn quốc tế để đánh giá luận án trong nước. Tôi từng bảo vệ tiến sĩ tại Nga, HĐKH có tới 18 người, tóm tắt luận án phải in ra 100 bản gửi qua bưu điện cho các chuyên gia thẩm định. Qui trình ở ta không có những khâu như thế”. Về nghi vấn NCS Phan Thị Lan không tự lực làm luận án, thư ký HĐKH khẳng định “Không có chuyện đạo văn. Ngoài ra HĐKH đọc phải có trách nhiệm với hậu luận án của NCS chứ”. “Chúng tôi đặt chất lượng lên hàng đầu, không ưu tiên đối tượng nào cả”. 
+ GS.TS Nguyễn Hữu Vui cũng là thầy hướng dẫn cho NCS Phan Thị Kim (Ni sư Thích Đàm Kiên, Trụ trì chùa Phổ Minh (Hải Phòng), chị gái của ni sư Thích Đàm Lan). Cùng thời gian tới ông được mời làm Chủ tịch HĐKH lễ bảo vệ luận án của NCS Phan Nhật Trinh (Hòa thượng Thích Nguyên Hạnh, Trụ trì chùa Tảo Sách (Hà Nội) - anh trai của hai ni sư kể trên).
+PGS TS Nguyễn Hồng Dương cũng được mời phản biện  luận án TS của NCS Phan Thị Kim (Ni sư Thích Đàm Kiên).
+PGS TS Trần Thị Kim Oanh là người hướng dẫn luận án của NCS Phan Nhật Trinh (Hòa thượng Thích Nguyên Hạnh)
http://www.tienphong.vn/giao-duc/lum-xum-nha-su-bao-ve-luan-an-tien-si-1048717.tpo









Nghi án đạo luận văn tiến sỹ của nhà sư



TP - Việc 5 nhà sư Thích Đàm Lan (Trụ trì chùa Bồ Đề, Hà Nội), Thích Đàm Kiên (Trụ trì chùa Phổ Minh, Hải Phòng), Thích Minh Thịnh (Trụ trì chùa Diên Phúc, Đông Anh, Hà Nội), Thích Nguyên Hạnh (Trụ trì chùa Tảo Sách, Hà Nội), Thích Thanh Nhiễu (Phó chủ tịch thường trực Giáo hội Phật giáo Việt Nam) vừa hoàn thành luận án tiến sỹ ngành tôn giáo học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đang gây xôn xao cộng đồng mạng với nghi án đạo văn.

NCS Vũ Đức Chính (hòa thượng Thích Thanh Nhiễu) đã bảo vệ xuất sắc luận án tiến sỹ ngày 20/6/2016. Ảnh: Giacngo.vnNCS Vũ Đức Chính (hòa thượng Thích Thanh Nhiễu) đã bảo vệ xuất sắc luận án tiến sỹ ngày 20/6/2016. Ảnh: Giacngo.vn
Những nghi vấn từ bản tóm tắt luận văn
Trong số 5 luận án tiến sỹ này, NCS Phan Thị Lan (ni cô Thích Đàm Lan) vừa bảo vệ “thành công xuất sắc”, NCS Vũ Đức Chính (hòa thượng Thích Thanh Nhiễu) cũng đã bảo vệ luận án tiến sỹ ngày 20/6/2016 với kết quả “xuất sắc”. Ba luận án còn lại đang chờ ngày bảo vệ. Hiện tại, có thể tìm được bản tóm tắt các luận án tiến sỹ này trên website của trường, còn toàn văn luận án thì khó mà tiếp cận được ở thời điểm này, dù ai cũng biết theo qui định là phải nộp ở đâu và thậm chí trong bản tóm tắt những luận án này cũng ghi rõ: “Có thể tìm kiếm tại: Thư viện quốc gia Việt Nam/Trung tâm thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội”(?).
Từ những bản tóm tắt luận án này (dài 24 trang, mức tối đa theo qui định), nghiên cứu sinh Dương Tú, người đang theo học tiến sỹ tại Đại học KU Leuven (Bỉ) đã thử kiểm tra bằng phần mềm kiểm tra đạo văn Turnitin và máy cho kết quả như sau:  
Bản tóm tắt luận án tiến sỹ (LATS) của NCS Nguyễn Thúy Thơm (Thích Minh Thịnh) với đề tài “Vai trò của Phật giáo trong tín ngưỡng của người Việt (qua thời Trần)” có chỉ số giống với các tài liệu khác là 34%, trong đó giống tài liệu lấy từ internet là  33%, tài liệu xuất bản 1%, khóa luận của sinh viên 3%. 
Bản tóm tắt LATS của NCS Phan Nhật Trinh (Thích Nguyên Hạnh) với đề tài “Sự dung hợp Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay” có chỉ số giống tài liệu khác là 47%, trong đó nguồn internet 47%, tài liệu xuất bản 1%, khóa luận sinh viên 6%. Bản tóm tắt LATS của NCS Phan Thị Kim (Thích Đàm Kiên) với đề tài  “Đạo đức Phật giáo đối với đạo đức người dân quận Long Biên, Hà Nội” có tỉ lệ 57%, trong đó nguồn internet 57%, tài liệu xuất bản 2%, khóa luận sinh viên 8%.
Bản tóm tắt LATS của NCS Phan Thị Lan ( Thích Đàm Lan) với đề tài “Đạo đức Phật giáo đối với văn hóa đạo đức người dân quận Long Biên, Hà Nội” có chỉ số giống nhau 52%, trong đó nguồn Internet 52%, tài liệu xuất bản 6%,  khóa luận sinh viên 6%.
Bản tóm tắt LATS của NCS Vũ Đức Chính (Thích Thanh Nhiễu) với đề tài “Sự hội nhập của Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội hiện nay” có chỉ số giống nhau 42%, trong đó nguồn Internet 42%, tài liệu xuất bản 2%, khóa luận sinh viên 7%.
Trong số những kết quả nêu trên, bản tóm tắt luận án tiến sỹ của NCS Phan Thị Kim  được cho là khá nhiều nội dung (57%) được Turnitin xác định là trùng lặp với tài liệu trong cơ sở dữ liệu của Turnitin. NCS Dương Tú đã tìm hiểu sự giống nhau đó  và chỉ ra 5 ví dụ được cho là có tỉ lệ giống nhau nhiều nhất, dài nhất. Chúng tôi xin trích ra 2 ví dụ trong số đó.
1. Gần như toàn bộ nội dung từ giữa trang 6 đến gần hết trang 7 (hơn 550 từ) sao chép gần nguyên văn từ luận văn “Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay” (trang 8 đến trang 10, không rõ tác giả) đăng trên website của Thư viện Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ. Đoạn này liệt kê các công trình nghiên cứu Phật Giáo Việt Nam.
2. Toàn bộ mục “2.1.2. Cơ sở văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo” (hơn 250 từ, trang 13) chép nguyên văn từ mục “2.1.4. Tài nguyên du lịch nhân văn“, khóa luận tốt nghiệp năm 2013 (trang 26) của sinh viên Ngô Thị Hằng, Trường Đại học Dân lập Hải Phòng đăng trên website  của trường tại địa chỉ http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/17042.
Các bản tóm tắt của 4 luận án tiến sỹ còn lại, phần mềm Turnitin cũng đều ghi nhận được những đoạn dài trên 100 từ  giống với các tài liệu khác. Chẳng hạn, đoạn cuối trang 8, đầu trang 9 (hơn 130 từ) trong bản tóm tắt luận án của NCS Phan Thị Lan sao chép từ sách “Xây dựng văn hóa đạo đức, lối sống của người Việt Nam”/GS.TS. Trần Văn Bính. - Hà Nội: Quân đội Nhân dân, 2011. - 439 tr; 21 cm:http://www.thuvienbinhduong.org.vn/?ArticleId=b8b6bea6-ed32-4fb5-8687-602ea8d50606.
NCS Dương Tú đưa ra hồ nghi, việc kiểm tra sơ bộ bản tóm tắt luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Phan Thị Kim đã thấy khá nhiều nội dung sao chép nguyên văn từ các nguồn khác. Liệu toàn bộ luận án kia còn nhiều nội dung được sao chép nhiều và dài đến vậy hay không và có dẫn nguồn không? Kể cả việc trích dẫn nguồn dài đến vậy thì có chấp nhận được không? Có phù hợp với thông lệ quốc tế không? Theo Dương Tú, cần phải xem bản đầy đủ của luận án thì mới có thể kết luận chuẩn xác được, nhưng ngay cả khi có trích dẫn thì việc giống cả đoạn hàng trăm từ như thế này cũng không ổn.
NCS Dương Tú trao đổi thêm: “Khi trình bày phần tổng quan, nghiên cứu sinh cần tóm tắt, phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án của các tác giả khác đã được công bố theo nhận thức của mình. Ví dụ 1 kể trên là chương tổng quan của NCS Phan Thị Kim chỉ đơn giản là liệt kê TÊN của các nghiên cứu và TÊN tác giả thì ít có giá trị khoa học”.
Đặc biệt, ở luận án của NCS Phan Thị Kim thì ví dụ số 2 (nêu trên) lại có dấu hiệu sao chép từ một khóa luận tốt nghiệp của sinh viên đại học.
Mỹ: 1% đạo văn thì cũng là đạo văn, còn Việt Nam?
Đem thắc mắc về nghi án đạo văn kể trên hỏi  PGS.TS Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi 5 NCS theo học và bảo vệ luận án tiến sỹ. Ông cho biết: “Tôi có biết phần mềm kiểm tra Turnitin, tuy nhiên nhà trường chưa áp dụng ứng dụng này hoặc bất cứ phần mềm kiểm tra đạo văn nào khác. Để kết luận những luận án tiến sỹ kia có đạo văn hay không, tôi cho rằng không thể có kết quả trong một tuần hay một tháng, mà chúng tôi phải thành lập hội đồng mới có thể đánh giá được”. Ông cũng cho biết thêm, hiện tại nhà trường đang bận rộn với việc tuyển sinh sau đại học, do đó chưa có thời gian xem xét vấn đề trên.
TS Trương Nguyện Thành, một trong những chuyên gia hàng đầu về hóa học tại Mỹ cho biết, qui định ở các ĐH Mỹ rất khắt khe về đạo văn. 1% đạo văn thì cũng là đạo văn, có thể bị kỷ luật và bị đuổi khỏi trường.
 Tiến sỹ K, hiện là Viện trưởng một viện nghiên cứu trong nước, đã từng bảo vệ luận án tiến sỹ tại Nhật Bản năm 2009 cho biết, ở Nhật, khi nộp luận án của mình cho Thư viện của trường, luận án đó bao giờ cũng được đưa vào máy kiểm tra. Nếu phát hiện ra là đạo văn, lập tức luận án đó bị hủy ngay.
Một tiến sỹ hiện đang công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho rằng, nói chung những gì liên quan đến viết lách đều nghiêm cấm đạo văn. Ở Việt Nam chưa có quy định tỷ lệ trích dẫn là bao nhiêu phần trăm. Năm ngoái, một tờ tạp chí của Viện cũng phải xin lỗi bạn đọc vì trót đăng bài “đạo” tới 80%.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2013 cũng từng có vụ lùm xùm lớn. Đó là vụ thu hồi bằng tiến sỹ của ông Hoàng Xuân Quế, Phó Viện trưởng Viện Tài chính - Ngân hàng, thuộc ĐH Kinh tế Quốc dân sau 10 năm bảo vệ thành công luận án tiến sỹ vì đã “đạo văn” hơn 30% luận án tiến sỹ của người khác. 
TS kinh tế học Trần Vinh Dự, đã từng bảo vệ luận án tiến sỹ tại Mỹ cho biết, trong lĩnh vực kinh tế thì việc viết bản tóm tắt khá ngắn gọn, chỉ vài trăm chữ là cùng để nói lên cái tinh thần của luận văn mình. Vì thế, trong phần tóm tắt luận văn, chẳng ai dẫn nguồn của người khác, mà NCS phải thể hiện bằng ngôn ngữ của mình. Hiện nay, trường cao đẳng nghề Việt - Mỹ tại TPHCM, nơi TS Trần Vinh Dự là Chủ tịch, đã mua phần mềm kiểm tra đạo văn. Tất cả các bài luận của sinh viên đều được kiểm tra bằng thiết bị này. Ông nói: “Thế giới đã có cơ sở dữ liệu data base khổng lồ từ khá lâu. Chỉ cần đưa luận văn vào là có thể kiểm tra được ngay là có đạo văn hay không và đạo từ đâu, của ai. Đến bậc cao đẳng như trường tôi còn có máy kiểm tra đạo văn, huống hồ các cơ sở đào tạo tiến sỹ lại không có phần mềm này thì thật lạc hậu và lỗi thời”. 
Turnitin là một dịch vụ kiểm tra đạo văn được sử dụng phổ biến tại các trường đại học ở nhiều nước. Phần mềm sẽ so sánh và đưa ra một con số về những đoạn trùng nhau cùng với nguồn. Đây chưa phải kết luận về đạo văn, mà chỉ là gợi ý giúp người đánh giá kiểm tra sâu hơn về đạo văn.
http://www.tienphong.vn/giao-duc/nghi-an-dao-luan-van-tien-sy-cua-nha-su-1048718.tpo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.