Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

08/06/2016

Thịt chó và tiếng Việt (phương ngữ Ngọc Lâm với âm đọc Hán Việt)

Ngọc Lâm là địa danh nổi tiếng ở Trung Quốc. 

Ngọc Lâm là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Tây, gần với Việt Nam. Mỗi mùa hè, tại Ngọc Lâm, người ta tổ chức TẾT THỊT CHÓ.

Phương ngữ Hán ở Ngọc Lâm từng được xem là phát nguồn của âm đọc Hán - Việt (từ Hán - Việt là bộ phận chiếm tới 70% trong từ vựng tiếng Việt).

Tuy nhiên, cũng có người không đồng ý với thuyết Ngọc Lâm.

Đọc chơi một ít tư liệu.



---




2. Bác Lí Liên Tiến, cùng bác  Vi Thụ Quan và những người khác


广西玉林话的归属

Classification of the Yulin Dialect in Guangxi Autonomous Region

  • 推荐 CAJ下载
  • PDF下载
  • 不支持迅雷等下载工具,请取消加速工具后下载。
【作者】 李连进
【Author】 Li Lianjin
【摘要】 本文通过玉林话、桂南平话、粤语的音系特征和常用词汇的比较,以实例说明玉林话与桂南平话相似,与粤语相异,同时结合社会人文历史的材料,认为玉林话不应属于广西粤语勾漏片而应归入平话的桂南片。 
【Abstract】 Compariing phonological features and basic words among the Yulin dialect,Guinan Pinghua and Yue dialect,the thesis attempts to clarify with instantiation that the Yulin dialect is similar to Guinan Pinghua but different from Yue dialect. Supported by additional social and historical proofs,it proposes that the Yulin dialect belongs to Goulou cluster of Yue dialect rather than Pinghua Guinan cluster. 
【关键词】 比较; 音系特征; 常用词汇; 归属; 
【Key words】 Comparison; phonological feature; basic words; classification.; 
  • 【分类号】H17
  • 【被引频次】32
  • 【下载频次】560



http://210.45.134.251/KCMS/detail/detail.aspx?filename=FYZA200002008&dbcode=CJFD&dbname=cjfd2000



【作者】 李连进
【Author】 LI Lian_jin(Department of Chinese,Guangxi Teachers College,Nanning Guangxi 530001,China)
【摘要】 从壮语老借词、汉越语、平话和粤语的十三项语音特征的平行比较 ,显示了前三种语种在语音上有着高度的一致性并都与粤语 (指以广州话为代表的较晚历史层次的粤语 )有着一致的区别 ,这说明在早于《切韵》时代的古代南方地区存在着一种内部相当一致的汉语权威方言 ,前三个语种应是来源于这一权威方言而以广州话为代表的粤语则是来源于《切韵》系统 ,从而进一步证明 ,汉语各方言不都是谱系树式地形成的 
【Abstract】 Making parallel comparison of the 13 phonetic features in Zhuang language’s old loan words,Han_Viet Phonetics,Pinghua group and Yue group shows that the languages from the first to the third have no differences on their phonetic features but have differences between them and Yue group.It indicates that in south China in ancient time that was earlier than 《Qie yun》time,there was an authoritative dialect which the languages of the first to the third were from and Yue group was from 《Qie yun》,thus ... 更多


http://210.45.134.251/KCMS/detail/detail.aspx?filename=SYXI200204022&dbcode=CJFD&dbname=cjfd2002




【作者】 韦树关
【Author】 WEI Shu-guan (College of Chinese ,Guangxi University for Nationalities,Nanning 530006,China)
【摘要】 越南语中的汉越音并非借自长安音,而是借自平话方言。其原因有如下几点:1.汉越音与长安音相差甚远;2.平话曾是广西很有影响的汉语方言;3.在广西的汉语方言中,只有平话方言的历史比较久远。4.平话方言与越南语的分布区域十分接近。5.现代平话方言中,不难找到与汉越音相同或相似的语音特征。 
【Abstract】 The sino-vietnamese sound in Vietnamese is not borrowed from Chang’an dialect but from the Pinghua dialect.1,They are much different from each other.2,Pinghua dialect was once of much influence in Guangxi.3, Pinghua dialect has a long history.4,The distribution of Pinghua dialect is similar to that of Vietnamese.5,It is not difficult to find the similar features of sino-vietnamese sound in Pinghua dialect. 
【关键词】 越南语; 汉越音; 平话方言; 
【Key words】 Vietnamese; sino-vietnamese sound; Pinghua dialect; 

http://210.45.134.251/KCMS/detail/detail.aspx?filename=GXZS200102024&dbcode=CJFD&dbname=cjfd2001


考文献】 说明:反映本文研究工作的背景和依据

    中国图书全文数据库
    共找到 2 条
  • [1] 雷航主编. 现代越汉词典[M]. 外语教学与研究出版社, 1998
  • [2] 王均等 编著. 壮侗语族语言简志[M]. 民族出版社, 1984




1. Shimizu của Đại học Osaka thì phản đổi thuyết Ngọc Lâm







GS. Shimizu Masaaki giảng về cách đọc Hán Việt và An Nam dịch ngữ

Trong thời gian 03 ngày (16/9/2009 – 18/9/2009, 9h-11h30 mỗi sáng), tại Khoa Văn học, GS. Shimizu Masaaki (Đại học Osaka, Nhật Bản) đã giảng dạy về Cách đọc Hán Việt và Vấn đề nghiên cứu An Nam dịch ngữ cho lớp Cao học Hán Nôm K53. Đây là chương trình hợp tác đào tạo thường niên bậc cao học Hán Nôm giữa Bộ môn Hán Nôm (Khoa Văn học) với các chuyên gia Nhật Bản. Bài giảng được GS. trình bày trực tiếp bằng tiếng Việt.

GS. Shimizu đã dành 1 buổi đầu tiên để thuyết trình về vấn đề cách đọc Hán Việt, trong đó qua điều tra điền dã và phân tích cứ liệu ngữ âm học thực nghiệm, ông cho rằng phương ngữ Ngọc Lâm (Bình Thoại, Trung Quốc) khó có thể là nguồn gốc của cách đọc Hán Việt như giả thiết mà GS. Lí Liên Tiến (Trung Quốc) đề xuất gần đây.

Trong hai buổi học còn lại, GS. Shimizu trình bày về các kết quả nghiên cứu Hoa Di dịch ngữ tại Nhật Bản gần đây, mà "tập đại thành" của nó là cuốn Hoa Di dịch ngữ luận văn tập do Sở nghiên cứu Giáo dục Ngữ học thuộc Đại học Đại Đông văn hóa in tháng 10/2007 tại Nhật Bản. Ông cũng trình bày về chức năng của Tứ Di Quán, Hội Đồng Quán, Tứ Dịch Quán, Hội Đồng Tứ Dịch Quán từ đời Minh đến đời Thanh. Bài giảng cũng điểm lại bốn nhóm văn bản Hoa Di dịch ngữ, trong đó nhấn mạnh các bản loại Bính (Bính chủng bản) có phần An Nam dịch ngữ.

Trên cơ sở giới thiệu văn bản học đó, GS. Shimizu đi vào phân tích sự khác nhau trong cách dùng chữ Hán để ghi âm Việt giữa văn bản An Nam dịch ngữ mà học giới vẫn sử dụng với văn bản An Nam quốc dịch ngữ (chép trong Tứ Di quảng kí). Qua việc phân tích ngữ âm học lịch sử giữa các văn bản Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh (chữ Nôm), An Nam quốc dịch ngữ, An Nam dịch ngữ, Từ điển Việt Bồ La, GS. Shimizu cho rằng: 1) Tác giả của An Nam dịch ngữ có xu hướng bị ảnh hưởng bởi cách dùng chữ Hán phiên âm từ Việt ở nội địa Việt Nam, tức là chữ Nôm giả tá, đồng thời cũng bị ảnh hưởng bởi hệ thống âm vận tiếng Hán Trung đại, tức hệ thống ngữ âm phản ánh trong Thiết vận, khi tiến hành việc phiên âm từ Việt bằng chữ Hán. 2) Tác giả của An Nam quốc dịch ngữ có tư tưởng tiến bộ và tự do hơn, ít chịu ảnh hưởng của truyền thống trong khi phiên âm từ Việt. Từ đó, GS. Shimizu dựa vào tình hình ngữ âm phản ánh trong An Nam quốc dịch ngữ để xem xét lại vị trí của nó trong quá trình biến đổi phụ âm đầu từ Proto Việt đến hiện đại trên cơ sở hai công trình của Ferlus (1982 và 1997). Đồng thời, ông cũng đề cập đến hệ thống ngữ âm được phản ánh trong cấu tạo chữ Nôm vào thế kỷ 15 để xem xét từng giai đoạn: Proto Việt → Tk.15 (Phật thuyết) → Tk.16 (An Nam quốc dịch ngữ) → Tk.17 (Từ điển Việt Bồ La) → hiện đại.

Trong các buổi giảng, ngoài các học viên chính thức của lớp học (lớp cao học Hán Nôm K53), bài giảng còn thu hút được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tham dự đến từ Bộ môn Hán Nôm (Khoa Văn học), Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), SV Trường Đại học Osaka Nhật Bản, SV ngành Hán Nôm... Rất nhiều ý kiến thảo luận đã được các học viên đưa ra trao đổi trong các buổi học: vấn đề phương pháp luận trong nghiên cứu âm vận học lịch sử, mà cụ thể là hệ thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường và ảnh hưởng của nó đến cách đọc Hán Việt; vấn đề sử dụng công cụ từ cổ để kiểm chứng niên đại của văn bản Phật thuyết; vấn đề bảnAn Nam quốc dịch ngữ đã tiếp thu bản An Nam dịch ngữ như thế nào, vấn đề nguồn gốc của từ "là đá" trong tiếng Việt cổ...

http://khoavanhoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=496:nguyn-tun-cng&catid=43:thong-tin-khoa-hc&Itemid=102

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.