Cảm giác chung của mình về Anh quốc, từ trải nghiệm du lãng nhiều năm trước: già nua, bảo thủ.
Ấn tượng lưu rõ nhất là những hàng rào nhọn hoăn hoắt và lạnh lẽo ở xung quanh mỗi nhà dân và các công sở. Chắc là lắm trộm cắp, người dân phải cảnh giác cao độ.
Nước Anh đã muốn rời EU. Nhưng bây giờ, họ lại đang vẻ như đang hối hận, và muốn có một cuộc trưng cầu dân ý nữa.
Dưới là tin từ các nơi.
26/06/2016
Nguồn: Akshat Rathi, “Four ways the UK can reverse Brexit if it really, really wants to”, Quartz.com, 25/06/2016
Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân
Hàng triệu người Anh hôm nay thức dậy và tự hỏi liệu Brexit có phải chỉ là một cơn ác mộng không. Không phải. Mặc dù 16,1 triệu người đã bỏ phiểu để giữ Anh ở lại trong Liên minh châu Âu (EU), hơn 17,4 triệu người đã phỏ phiếu ra đi.
Bạn có thể nghĩ rằng mệnh lệnh dân túy này có nghĩa là Anh không có lựa chọn nào khác ngoài việc bắt đầu tiến trình rời EU. Nhưng đó không phải là trường hợp bắt buộc. Có bốn cách dù khó khăn nhưng không phải không thể để đảo ngược quyết định của người dân về vấn đề Brexit.
- Làm ngơ kết quả bỏ phiếu
Mặc dù đa số người Anh đã nói rằng họ không muốn là một phần của EU nữa, kết quả trưng cầu dân ý không ràng buộc chính phủ về mặt pháp lý để buộc phải kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, trong đó quy định các bước chính thức cần được thực hiện để rời khỏi EU.
Tuy nhiên, chính phủ hiện tại sẽ khó mà đủ táo bạo để bỏ qua cuộc bỏ phiếu. Thủ tướng Anh David Cameron đã nói rằng ông sẽ tôn trọng mong muốn của cử tri.
Tuy nhiên, theo nhà bình luận pháp lý David Allen Green, “Thực tế là việc Anh thông báo cho EU theo Điều 50 càng bị trì hoãn lâu thì khả năng nó sẽ không bao giờ được thực hiện càng lớn. Điều này là do càng để lâu, càng nhiều khả năng các sự kiện sẽ chen vào hoặc sẽ xuất hiện các lời biện minh mới.”
- Ký một bản kiến nghị
Gần 1,6 triệu người, và con số này vẫn tăng lên, đã ký một bản kiến nghị yêu cầu chính phủ bổ sung một quy định đối với việc kiểm phiếu Brexit để kích hoạt một cuộc trưng cầu dân ý khác. Những người kiến nghị muốn chính phủ Anh chấp nhận kết quả rời EU chỉ khi có 60% số phiếu ủng hộ và tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu phải ít nhất 75%. Với hơn 100.000 chữ ký, Quốc hội hiện sẽ phải đưa kiến nghị này ra tranh luận.
Nhưng ngay cả khi có thêm nhiều người ký tên vào bản kiến nghị, chính phủ sẽ khó có khả năng tổ chức một cuộc trưng cầu lần hai. Đòi hòi trong đơn kiến nghị là chưa từng có tiền lệ khi so sánh với các quy định trưng cầu dân ý trên toàn thế giới. Chỉ có các nước nhỏ mới yêu cầu số phiếu lớn hơn 60% hoặc số cử tri tham gia phải ít nhất 75%.
- Một cuộc tổng tuyển cử
Đạo luật Quốc hội theo Nhiệm kỳ Cố định quy định có hai cách để tiến hành một cuộc tổng tuyển cử mới, thông qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, hoặc nếu hai phần ba số thành viên của Hạ viện ủng hộ một cuộc bầu cử sớm.
Nếu, trong một cuộc tổng tuyển cử như vậy, một đảng tranh cử với cương lĩnh rõ ràng ủng hộ việc ở lại EU và chiến thắng, thì theo luật sư Jo Maugham, điều đó sẽ đủ thay thế cho kết quả cuộc trưng cầu dân ý. Bằng cách này, cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tôn trọng như một mệnh lệnh dân chủ, nhưng sau đó nó được thay thế bởi một mệnh lệnh dân chủ mới.
Tuy nhiên, có rất ít khả năng một cuộc tổng tuyển cử sẽ được tiến hành. Công Đảng thiên tả và Đảng Bảo thủ thiên hữu đều bị chia rẽ về việc nên ra đi hay ở lại EU, cũng như về nhiều vấn đề khác, vì vậy họ khó lòng sẽ đoàn kết trong việc kêu gọi một cuộc tổng tuyển cử mới.
- Có thay đổi đáng kể trong điều kiện hiện hành
Đây là phương thức khả dĩ nhất khiến kết quả Brexit có thể bị đảo ngược.
Hiện nay, Anh là một phần của thị trường chung EU. Theo đó, nếu tuân theo các quy định của EU, Anh sẽ được giao thương với EU với ít rào cản hơn nhiều. Trong hai năm tới, sau khi thông báo rời EU theo Điều 50 được đưa ra và Anh quyết định rời khỏi EU, thì sẽ có các cuộc đàm phán với EU để thiết lập các thỏa thuận thương mại và các quy định khác, để Vương quốc Anh, dù rời khỏi EU, vẫn có thể tiếp tục được buôn bán với các nước EU.
Trong các cuộc đàm phán như vậy, nếu EU đưa ra một đề nghị hấp dẫn – ví dụ như cho phép người Anh ở lại thị trường chung trong khi hạn chế quyền tự do đi lại của công dân EU tới Anh (vì vấn đề di cư là một vấn đề khiến cử tri Anh giận dữ và ủng hộ việc rời EU) – thì điều đó sẽ đồng nghĩa với một “sự thay đổi đáng kể” trong điều kiện hiện hành. Do người dân Anh bỏ phiếu rời EU trong khuôn khổ dàn xếp hiên hành, một thỏa thuận mới sẽ cung cấp cho chính phủ Anh một lý do để quay lại với người dân của mình và tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý lần hai. Giả dụ Chính phủ Anh sẽ làm như vậy thì lúc đó xác suất phe “ở lại” thắng sẽ cao hơn trong kịch bản đó.
Những vấn đề khó ở đây là liệu sau khi đã kích hoạt Điều 50 thì Anh có thể thực sự vẫn còn là một phần của EU hay không. Một cách giải thích cho rằng một khi quy trình theo Điều 50 đã bắt đầu thì Anh chỉ có thể ở lại trong khối nếu 27 thành viên khác đồng ý cho phép điều đó xảy ra. Tuy nhiên, Maugham lập luận rằng luật pháp EU có xu hướng nghiêng về phía chủ nghĩa thực dụng và rằng tổ chức này sẽ có thể tìm thấy một giải pháp để cho phép Anh sử dụng con đường này nhằm tiếp tục ở lại EU.
Nằm trong EU nhưng không phải một phần của EU
Nếu không có kịch bản nào nêu trên xảy ra, thì vẫn còn một khả năng là Anh có thể làm một Na Uy thứ hai. Khi đó, Anh sẽ vẫn là một phần của thị trường chung và do đó cho phép công dân Vương quốc Anh được tự do đi lại sang EU và ngược lại.
Bằng cách này, Anh sẽ có một địa vị đặc biệt trong EU, có nghĩa là nước này sẽ bị ràng buộc bởi ít luật lệ và các quy định của EU hơn rất nhiều. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là Anh sẽ không có nhiều tiếng nói trong cách EU thông qua các đạo luật vốn sẽ được áp dụng cho Vương quốc Anh.
http://nghiencuuquocte.org/2016/06/26/bon-cach-dao-nguoc-brexit/
3.
25.06.2016
25.06.2016
Người dân Anh hôm nay biểu quyết với tỷ lệ sít sao tách ra khỏi Liên hiệp Châu Â, một động thái mà một số lãnh đạo EU gọi là sai lầm nghiêm trọng.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói ‘Chúng tôi ghi nhận quyết định của người dân Anh bằng một sự tiếc nuối. Rõ ràng đây là đòn giáng mạnh cho Châu Âu và cho quá trình thống nhất EU.'
Bà Merkel cho biết thêm thứ hai tuần sau bà sẽ họp với lãnh đạo Pháp, Ý, và Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk tại Berlin.
Cũng trong tuần tới, Chủ tịch Tusk sẽ tổ chức thượng đỉnh EU đầu tiên mà không có sự tham dự của Anh để thảo luận về quyết định Anh rời bỏ Liên hiệp Châu Âu. Thủ tướng Anh, David Cameron, người sáng nay loan báo sẽ từ chức, sẽ tham dự ngày đầu tiên của thượng đỉnh kéo dài hai ngày khởi sự vào thứ ba.
Trước đó trong ngày hôm nay, ông Tusk nói Anh đã phạm sai lầm khi rời khỏi EU, thị trường lớn nhất thế giới. "Việc này sẽ có hậu quả," ông nói. "Tôi không tin rằng các nước khác sẽ được khuyến khích đi theo con đường nguy hiểm ấy."
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói ông biết nước Anh "sẽ vẫn là một đồng minh mạnh mẽ, khắng khít của NATO và sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong liên minh, một liên minh mà ông mô tả là "vẫn cam kết hợp tác chặt chẽ với Liên hiệp Châu Âu."
Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết ông vô cùng tiếc cho nước Anh và cho EU, nhưng tôn trọng sự lựa chọn của họ.
Tương tự, Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault cũng lên Twitter tỏ thái độ không hài lòng về kết quả cuộc trưng cầu dân ý ở Anh. Ông nói ông "buồn cho Vương quốc Anh."
"Châu Âu sẽ tiếp tục bước tới nhưng phải phản ứng và tìm lại lòng tin của dân chúng. Đây là điều cấp bách," ông Ayrault nói.
Một phát ngôn nhân của Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon cho biết ông kỳ vọng EU sẽ tiếp tục là "một đối tác vững chắc" với Liên hiệp quốc và Vương quốc Anh "sẽ tiếp tục thực hiện vai trò lãnh đạo của mình trong nhiều lĩnh vực."
Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde kêu gọi nhà chức trách Anh và Châu Âu "hợp tác" để đảm bảo sự "chuyển đổi suôn sẻ" sang một mối quan hệ kinh tế mới cũng như để xác định rõ ràng các thủ tục hướng dẫn quy trình.
Hơn 70 phần trăm cử tri đăng ký đã tham gia cuộc trưng cầu dân ý. Trong mắt nhiều người ủng hộ việc Anh tác ra khỏi EU, cuộc trưng cầu dân ý này phản ánh thái độ của người Anh về vấn đề di dân, chủ quyền, an ninh và tương lai kinh tế của Anh.
Một số lãnh đạo Châu Âu xem việc Anh rút khỏi EU thành công như một cơ hội để thúc đẩy các cuộc trưng cầu dân ý tương tự ở nước họ. Trong số này có lãnh đạo cực hữu của Pháp Marine Le Pen, người ca ngợi quyết định của Anh là một "chiến thắng cho sự tự do."
Lãnh đạo Mặt trận Quốc gia Pháp viết trên Twitter: "Như tôi đã yêu cầu trong nhiều năm nay, chúng ta giờ đây phải tổ chức trưng cầu dân ý như thế tại Pháp và các nước EU."
Sau tin tức về kết quả trưng cầu dân ý tại Anh, lãnh đạo Đảng Tự do Hà Lan Geert Wilders kêu gọi Hà Lan tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về quy chế thành viên EU của mình. Wilders, người hiện đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò ý kiến, nói nếu được bầu làm Thủ tướng trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 3, ông sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý.
Ông nói "Chúng tôi đảm trách đất nước, tiền tệ, biên giới, và chính sách di dân của riêng mình. Nếu tôi trở thành Thủ tướng, cũng sẽ có một cuộc trưng cầu dân ý ở Hà Lan về việc tách ra khỏi Châu Âu. Hãy để cho dân chúng Hà Lan tự quyết định."
Một cuộc khảo sát được tiến hành trong tuần này ở Hà Lan bởi kênh truyền hình EenVandaag cho thấy 54% dân chúng Hà Lan ủng hộ việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý.
Sau cuộc bỏ phiếu ở Anh, các nhà lãnh đạo trong và xung quanh Châu Âu đang tìm cách xoa dịu những nỗi e ngại của dân chúng sau những chỉ dấu đầu tiên cho thấy thị trường kinh tế thế giới đang chao đảo. Cổ phần Euro và chứng khoán ở Anh, Pháp Đức giảm từ 7% đến 10% ngay sau khi mở cửa, trong khi chứng khoán Mỹ giảm mạnh vào giữa trưa.
Quyền Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy đã gửi thông điệp trấn an dân chúng và khuyến khích họ chớ nên kích động sự bất ổn trước quyết định của Anh.
Sau cuộc họp hôm nay của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tại Tashkent, Uzbekistan, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với các phóng viên rằng ông nghĩ cử tri Anh đã quyết định rời khỏi EU vì "không ai muốn chu cấp và trợ cấp cho các nền kinh tế yếu hơn hoặc hỗ trợ cho các nước khác, cho toàn bộ dân chúng các nước." Ông nói thêm rằng cử tri Anh không hài lòng về sự xuống cấp an ninh trong bối cảnh của "tiến trình di dân ào ạt."
Tổng thống Nga cũng phản hồi ý kiến Thủ tướng Anh David Cameron đưa ra tuần rồi khi ông Cameron nói rằng lãnh đạo Nga sẽ hoan nghênh một cuộc bỏ phiếu ủng hộ Anh rời bỏ EU và nghi rằng thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo Abu Bakr al-Baghdadi cũng sẽ hoan nghênh việc này.
"Tuyên bố của Thủ tướng Anh David Cameron trước khi trưng cầu dân ý qua đó ông lên tiếng về quan điểm của Nga không có cơ sở thực tế", ông Putin nói với các phóng viên tại Tashkent. "Tôi cho rằng đó chẳng qua là một nỗ lực không đúng cách nhằm gây ảnh hưởng dư luận trong nước."
Ông Putin nói: "Không ai có quyền khẳng định điều gì về quan điểm của Nga," và rằng "điều đó không có gì khác hơn là một biểu hiện trình độ văn hóa chính trị thấp."
http://www.voatiengviet.com/a/lanh-dao-chau-au-phan-hoi-ve-viec-anh-roi-khoi-eu/3391243.html
2.
英、EU離脱へ 首相後継はジョンソン前ロンドン市長か
2016.06.25 Sat posted at 10:30 JST
ロンドン(CNN) 欧州連合(EU)離脱派の勝利に終わった英国民投票から1夜明けた24日、英国では一部から祝福の声が上がる一方、信じられないといった表情を涙ながらに浮かべる人々の姿も見られた。
英国のキャメロン首相は結果判明から数時間以内に辞意を表明。離脱の日程については明かしていないが、保守党党大会のある10月までに新首相が就任することを望むと述べた。EU離脱を主導するうえで離脱派の指導者が必要だとしている。
各種ブックメーカー(賭け屋)によれば、後継には離脱派の運動を展開したボリス・ジョンソン前ロンドン市長が就任するとの予想が多い。
ジョンソン氏は24日朝、自宅を出たところで大勢のブーイングを浴びたが、有権者の決断について「あまりに遠い存在となったEUから権限を取り戻すために票を投じる決断を下した」と述べ、これに感謝の意を表した。
投票結果を受けて欧州は不透明な状況に陥っている。各地の極右団体は、今回の結果が自らの反EU、反移民政策の促進につながるとみて勢いづいており、さらなる国民投票の実施を呼びかけている。
金融市場にも混乱が波及している。投資家がEU圏への影響を見極めようとするなか、アジアや欧州、米国で大幅な株安となった。
オバマ米大統領は、英国と欧州の関係が変わっても英国と米国を結ぶ絆は残ると指摘。英米間の「特別な関係」は変わらずに続いていくとの見方を示した。
http://www.cnn.co.jp/world/35084871.html
1.
TTO - Ân hận vì đã “bồng bột” lựa chọn nước Anh ra đi khỏi EU dẫn đến những hỗn loạn trong hiện tại và tương lai, nhiều người dân Anh đề nghị Hạ viện tổ chức thêm một cuộc trưng cầu ý dân.
Báo Anh đưa tin nhiều người dân nước này muốn bỏ phiếu lại về việc ở lại hay rời EU - Ảnh: Reuters |
Hơn một triệu người Anh ký tên đòi trưng cầu ý dân lại
Báo Guardian của Anh ngày 25-6 đưa tin có tới hơn nửa triệu người đã ký tên vào trang web của Hạ viện đòi tổ chức cuộc trưng cầu ý dân thứ hai về việc Anh ở lại hay rút khỏi EU. “Trang web của Hạ viện đã sập vì hàng trăm nghìn người cùng lúc truy cập và ký tên” - Guardian viết.
Theo báo này, ngay sáng sớm thứ bảy (giờ Anh), đã có hơn 520.000 người ký tên, gấp năm lần con số cần thiết để một vấn đề được trình ra quốc hội. Những người tham gia ký tên chủ yếu sinh sống ở các thành phố lớn ở Anh, trong đó thủ đô London chiếm số lượng nhiều nhất.
Đến gần 17g chiều 25-6 (giờ Việt Nam), theo thông tin từ trang RT, 1 triệu người đã ký tên vào trang web của Hạ viện đòi tổ chức cuộc trưng cầu ý dân thứ hai về việc Anh ở lại hay rút khỏi EU.
London cũng là thành phố mà đa số người đi bỏ phiếu ngày 23-6 vừa rồi mong muốn Anh ở lại EU.
“Số lượng người truy cập cùng một lúc lớn chưa từng có để cùng ký tên vào một đề nghị đã khiến trang web bị sập. Cho đến nay, đây là sự kiện thu hút người ký tên nhiều nhất trên trang web của chúng tôi” - một phát ngôn viên của Hạ viện Anh cho biết.
“Chúng tôi đã nhận thức được vấn đề và đang làm tất cả để giải quyết sớm nhất có thể” - bà này nói thêm.
Hệ thống ký tên đề xuất đưa các vấn đề ra Quốc hội Anh do một cơ quan có tên là Ủy ban đơn thỉnh nguyện phụ trách. Với những vấn đề có hơn 100.000 chữ ký, ủy ban này sẽ cân nhắc để đưa ra bàn ở quốc hội.
Thứ ba tới (28-6), ủy ban này sẽ họp để xem xét về đề nghị tổ chức thêm một cuộc trưng cầu ý dân về “mối tình” Anh - EU.
Trong một diễn biến khác, đến nay cũng đã có gần 100.000 người Anh ký tên vào một đề xuất, kêu gọi thị trưởng London, ông Sadiq Khan, tuyên bố độc lập và nộp đơn xin gia nhập EU.
Hơn 1 triệu chữ ký yêu cầu tổ chức bỏ phiếu lại việc Anh rời EU tính đến 17g30, giờ Việt Nam - Nguồn: petition.parliament.uk |
Nhiều người hối hận
Gần 24 giờ sau khi nước Anh bỏ phiếu ủng hộ rời EU, nhiều người bỏ phiếu thuận đã bày tỏ sự tiếc nuối vì đã lựa chọn như vậy.
Theo Telegraph, nhiều người dùng Twitter lên mạng xã hội chia sẻ về sự nuối tiếc của họ về quyết định đã đưa ra trong lá phiếu khi ủng hộ ra đi.
Ngay sau quyết định, một cơn rung chấn đã làm chao đảo toàn bộ nền kinh tế Anh. Chỉ trong buổi sáng thứ sáu (24-6), đồng bảng Anh đã mất giá nhiều nhất so với đồng USD trong 31 năm.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn đài BBC, một người đàn ông tên Adam đã ủng hộ ra đi, nói: “Tôi đã không nghĩ lá phiếu của mình sẽ gây ra nhiều rắc rối như vậy vì tôi vẫn nghĩ rốt cuộc rồi chúng tôi cũng sẽ ở lại”.
Adam cho biết giờ đây anh đang rất lo lắng.
“Nếu đồng bảng Anh không thể phục hồi vào cuối tháng 7 này, chắc chắn tôi sẽ hối hận về quyết định bỏ phiếu của mình”, một người khác nói.
Một số người thậm chí còn nói họ cảm thấy mình như bị lừa dối như tài khoản Twitter có tên Khembe: “Cá nhân tôi đã bỏ phiếu "ra đi" vì tin vào những lời nói dối của phe vận động ra đi và tôi hối tiếc về điều đó hơn bất cứ thứ gì khác. Tôi cảm thấy thực sự giống như mình bị cướp mất lá phiếu vậy”.
Cùng với những dòng này là các biểu tượng nước mắt giàn giụa của người viết.
Chia sẻ của tài khoản Twitter có tên Khembe đưa ra sau khi chính trị gia Nigel Farage thừa nhận trên chương trình Good Morning Britain rằng ông không đảm bảo việc 350 triệu bảng Anh đáng lý phải nộp cho EU mỗi tuần sẽ được chi tiêu cho hệ thống y tế quốc gia như phe ủng hộ ra đi đã tuyên bố trước đó.
Nhắc tới điều này, một người khác viết: “Đó chính là lý do tôi bỏ phiếu để ra đi, và bây giờ thì tôi ước là mình đã không làm vậy”.
http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20160625/nhieu-nguoi-anh-hoi-han-doi-trung-cau-y-dan-lai/1124773.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.