Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

16/03/2016

Đại học Việt - Nhật (bản ghi tháng 3 năm 2016)


Lấy nguyên từ trang của đại học.


1. Giới thiệu chung.

2. Nhân sự hiện tại.

3. Các ngành đào tạo.

4. Ví dụ về một chuyên ngành.


---

1. Giới thiệu chung.


Giới thiệu chung Trường ĐH Việt Nhật

 Với sự quyết tâm chính trị cao của lãnh đạo hai nước Việt Nam và Nhật Bản trong việc hợp tác xây dựng Trường Đại học Việt Nhật (ĐHVN) đạt đẳng cấp quốc tế như là một biểu tượng hợp tác kỷ niệm 40 năm hợp tác quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã tích cực phối hợp với các dối tác Nhật Bản gồm: Liên minh Nghị sỹ Hữu nghị Nhật - Việt, Diễn đàn Hợp tác Kinh kế Việt Nam – Nhật Bản (JVEF), Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và các Trường Đại học Nhật Bản triển khai xây dựng Dự án khả thi Thành lập Trường Đại học Việt Nhật.
 Mục tiêu xây dựng Trường Đại học Việt Nhật đạt được các chuẩn quốc tế tại Việt Nam về các khoa học liên ngành và công nghệ tiên tiến; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng quốc tế và các kết quả NCKH mới, liên ngành và có tính ứng dụng cao; góp phần quan trọng thực hiện sứ mạng và chiến lược phát triển của ĐHQGHN; gia tăng các yếu tố cạnh tranh cho kinh tế tri thức của Việt Nam và đóng góp quan trọng nâng tầm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.
 Đại học Việt Nhật là trường ĐH công lập đa ngành, thành viên của ĐHQGHN, hoạt động với cơ chế tự chủ cao, là tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động theo phương thức ưu tiên XHH các nguồn lực. Mô hình tiêu biểu của ĐHVN là một trường ĐH nghiên cứu, các ứng dụng có sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, được xây dựng, vận hành về cơ bản bằng các nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản, nguồn vốn huy động từ các tổ chức tư nhân. Trụ sở được đặt tại khu đô thị Hòa Lạc.
 Trường có quy mô đào tạo 6.000 sinh viên, bao gồm cả ba bậc đào tạo (Đại học, Thạc sỹ, Tiến sỹ). Trường Đại học Việt Nhật có những điểm nổi bật so với các Trường Đại học khác: sản phẩm đào tạo mới; chất lượng đào tạo đạt chuẩn quốc tế; sản phẩm KH&CN mới, có tính liên ngành cao; mô hình phát triển độc đáo, môi trường học thuật quốc tế.
 Trường ĐHVN đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1186/QĐ-TTg ngày 21/7/2014 về việc thành lập Trường Đại học Việt Nhật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Sứ mạng của Trường Đại học Việt Nhật
Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng quốc tế và các sản phẩm nghiên cứu ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, khoa học liên ngành; thúc đẩy các hoạt động hợp tác, giao lưu giữa Việt Nam và Nhật Bản.
  • Sự khác biệt của Trường Đại học Việt Nhật
So sánh với các mô hình trường ĐH mô hình quốc tế tại Việt Nam, ĐHVN có những đặc điểm nổi bật sau:
1. Sản phẩm đào tạo mới, chất lượng quốc tế;
2. Các sản phẩm khoa học công nghệ mới, có tính liên ngành cao;
3. Mô hình phát triển độc đáo;
4. Môi trường học thuật quốc tế.
BQL Trường ĐH Việt Nhật





2. Nhân sự hiện tại:

Ban quản lý Trường ĐH Việt Nhật

Ban Quản lý Trường ĐH Việt Nhật trong buổi lễ ra mắt
 Ban Quản lý Trường ĐH Việt Nhật (VJU Management Board) được thành lập theo Quyết định số 2589/QĐ-ĐHQGHNngày 30/07/2014 của Giám đốc ĐHQGHN.
 Chức năng
 Đầu mối làm việc với các đối tác Nhật Bản, các Bộ, ban, ngành và đơn vị có liên quan ở trong và ngoài ĐHQGHN để chuẩn bị các điều kiện về tổ chức, nhân sự, đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, hợp tác và phát triển và các vấn đề khác để Trường ĐH Việt Nhật (sau đây gọi tắt là Trường) đi vào hoạt động, tổ chức tuyển sinh và đào tạo theo đúng kế hoạch, quy định của Nhà nước, của ĐHQGHN và thỏa thuận với các đối tác Nhật Bản.
 Nhiệm vụ
 a) Kiện toàn bộ máy tổ chức và nhân sự ban đầu cho Trường; tạo nguồn cán bộ khoa học, cán bộ quản lý và chuyên viên của Trường; ban hành các văn bản quản lý, điều hành nội bộ của Ban Quản lý; dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động, Quy định về cơ chế tài chính đặc thù của Trường, báo cáo Giám đốc ĐHQGHN trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành.
 b) Xây dựng danh mục ngành, chuyên ngành, chương trình đào tạo thạc sĩ ban đầu của Trường và đề xuất kế hoạch, phương án tuyển sinh vào năm 2016; chuẩn bị các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo; hình thành một số nhóm nghiên cứu mạnh có quan hệ hợp tác với đối tác Nhật Bản; xây dựng Quy định về hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của Trường.
 c) Làm việc với các đối tác Nhật Bản, các Bộ, ban, ngành liên quan trong việc vay vốn ODA, chuẩn bị nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất và các trang thiết bị để Trường triển khai hoạt động; xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường.
 d) Xúc tiến hợp tác với các Bộ, ban, ngành, các tổ chức của Nhật Bản, các tổ chức trong và ngoài nước nhằm tạo nguồn đối tác và tài chính cho Trường; triển khai các hoạt động truyền thông, quảng bá Trường trong và ngoài nước.
 e) Làm việc trực tiếp với Văn phòng, các ban chức năng, đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc của ĐHQGHN trong việc thực hiện công tác chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Trường đi vào hoạt động.
 f) Tổ chức các chương trình bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn cho đội ngũ nhân sự của Ban Quản lý, các cán bộ khoa học, quản lý dự kiến tham gia công tác tại Trường.
 g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc ĐHQGHN giao.
 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức Ban Quản lý Trường Đại học Việt Nhật
 Nhân sự lãnh đạo Ban Quản lý Trường Đại học Việt Nhật gồm:
* Trưởng Ban Quản lý Trường Đại học Việt Nhật
Ông Vũ Anh Dũng
* Phó Trưởng Ban, phụ trách Tiểu ban Đào tạo và Khoa học công nghệ
Ông Nguyễn Hoàng Oanh
* Phó Trưởng Ban, phụ trách Tiểu ban Hợp tác và Phát triển
Bà Phùng Kim Anh
* Phó Trưởng Ban, phụ trách Tiểu ban Quản lý tài chính và Đầu tư xây dựng
Ông Trần Thanh Khiết
* Phó Trưởng Ban, phụ trách Tiểu ban Tổ chức nhân sự và Hành chính
Ông Hồ Như Hải
Tiểu ban TCNS-HC
http://vju.vnu.edu.vn/to-chuc-nhan-su.html



3. Các ngành đào tạo.

Đào tạo Thạc sĩ

CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ NĂM 2016


Các chương trình đào tạo thạc sĩ khai giảng dự kiến vào tháng 9/2016 tại Trường Đại học Việt Nhật là các chương trình đào tạo chính quy được xây dựng, phát triển từ chương trình đào tạo của các đại học đối tác Nhật Bản và hướng tới đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam, Nhật Bản và quốc tế.








LÝ DO LỰA CHỌN CÁC CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NHẬT


  • Được hỗ trợ phần lớn học phí;
  • Được đào tạo bằng chương trình có chất lượng quốc tế, xuất phát từ chương trình đào tạo của các đại học hàng đầu Nhật Bản như Đại học Tokyo, Đại học Osaka, Đại học Tsukuba, Đại học Ritsumeikan và Đại học Yokohama. Các chương trình đào tạo này được cải tiến phù hợp với điều kiện và nhu cầu của Việt Nam, vẫn đảm bảo trên 70% số học phần cơ sở và chuyên ngành giống chương trình đào tạo của đại học đối tác;
  • Được học tập, làm việc trong môi trường quốc tế với ít nhất 50% giảng viên đến từ Nhật Bản và hệ thống phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện, không gian tự học và làm việc nhóm hiện đại;
  • Được phát triển các kĩ năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo với các chiến lược giảng dạy và học tập đặt người học ở vị trí trung tâm;
  • Được phát triển khả năng sử dụng ngoại ngữ (tiếng Anh thành thạo, tiếng Nhật cơ bản) và hiểu biết văn hóa, ý thức và phong cách làm việc kiểu Nhật Bản;
  • Đài thọ toàn phần cho tối thiểu 50% học viên đi thực tập 3 tháng tại các đại học đối tác và doanh nghiệp tại Nhật Bản;
  • Có cơ hội thực tập ngay trong quá trình học ở các doanh nghiệp Nhật Bản, qua đó có thể đáp ứng yêu cầu việc làm ngay khi tốt nghiệp;
  • Có cơ hội học tiếp bậc Tiến sĩ tại ĐHQGHN, các đại học hàng đầu Nhật Bản và trên thế giới;

THÔNG TIN TUYỂN SINH


Đối tượng tuyển sinh
 Công dân Việt Nam và người nước ngoài đáp ứng được các yêu cầu đầu vào của chương trình đào tạo và có nguyện vọng theo học tại Trường Đại học Việt Nhật . 

Yêu cầu đầu vào về bằng cấp và trình độ ngoại ngữ
- Có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên (điểm trung bình tốt nghiệp GPA ≥ 2,5/4,0 hoặc ≥ 6,5/10).
- Tiếng Anh tối thiểu bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (hoặc tương đương 5,0 – 5,5 IELTS). Tại thời điểm tuyển sinh có thể nhận hồ sơ đối với các đối tượng có trình độ tiếng Anh đạt chuẩn 3/6 (4,0 – 4,5 IELTS) với yêu cầu phải đạt được chuẩn 4/6 trước khi chính thức trở thành học viên của chương trình.
- Để biết thông tin cụ thể về yêu cầu đầu vào với từng chương trình đào tạo đề nghị liên hệ với Bộ phận tuyển sinh.

Hình thức và phương thức tuyển sinh
- Hình thức tuyển sinh công khai, rộng rãi. Thông báo tuyển sinh được phát hành trên hệ thống thông tin của Trường Đại học Việt Nhật , ĐHQGHN và các kênh thông tin đại chúng khác.
- Phương thức tuyển sinh xét tuyển theo 2 bước (thẩm định hồ sơ và phỏng vấn) theo quy định của Trường Đại học Việt Nhật  và ĐHQGHN. 

Quy mô tuyển sinh
Quy mô tuyển sinh của mỗi chương trình đào tạo khai giảng năm 2016 là 20 học viên. Tổng quy mô của 6 chương trình đào tạo là 120 học viên/ khóa.

Kế hoạch tuyển sinh
Nội dung
Thời gian
1. Nhận hồ sơ
20/01/2016 – 18/03/2016
2. Thông báo danh sách phỏng vấn
21/03/2016
3. Phỏng vấn thí sinh
23/03/2016 – 31/03/2016
4. Tổ chức khóa học bổ trợ kiến thức và tiếng Anh
04/2016 – 08/2016
5. Nhập học chính thức
09/2016

Hồ sơ đăng ký dự tuyển



4. Ví dụ về một chuyên ngành.


CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ KHU VỰC HỌC


TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình thạc sĩ Khu vực học của Trường Đại học Việt Nhật có mục tiêu:
  • Cung cấp các kiến thức nâng cao về Khu vực học (Nhật Bản học/Việt Nam học) cho học viên dựa trên nền tảng hệ thống lý thuyết hiện đại, hệ thống phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận liên ngành đang được vận dụng trong giới khoa học quốc tế, đặc biệt là tại các Trường đại học, Viện nghiên cứu hàng đầu ở Nhật Bản và Việt Nam;
  • Cung cấp những kiến thức tổng hợp, cập nhật và toàn diện về các vấn đề liên quan đến Nhật Bản và Việt Nam (bao gồm các vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn và khoa học tự nhiên, trong đó chủ yếu là địa lý, tài nguyên môi trường, phát triển bền vững);
  • Học viên có khả năng khảo sát, nghiên cứu và lý giải những vấn đề hay hiện tượng đặt ra trong thực tiễn phát triển bền vững của Nhật Bản, Việt Nam và các khu vực khác theo cách tiếp cận liên ngành;

Thời gian đào tạo: 24 tháng
Hình thức đào tạo: Toàn thời gian
Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh và tiếng Việt
Địa điểm: Cơ sở Mỹ Đình của Trường Đại học Việt Nhật

ĐẠI HỌC ĐỐI TÁC

 Đại học Tokyo
ĐẠI HỌC TOKYO
Đại học Tokyo (xếp hạng số 1 trong danh sách các đại học Châu Á theo The Times Higher Education World University Ranking 2014 – 2015). Suốt chiều dài lịch sử của mình, đại học Tokyo đã đào tạo rất nhiều danh nhân cho nước Nhật, trong đó có 6 Thủ tướng cùng nhiều nhà khoa học được trao giải Nobel.

CHIA SẺ TỪ CÁC CHUYÊN GIA

GS. VŨ Minh Giang
GS. TSKH. Vũ Minh Giang
Đại học Quốc gia Hà Nội
"Chương trình đào tạo Khu vực học của Trường Đại học Việt – Nhật với hai hợp phần Nhật Bản học và Việt Nam học cung cấp kiến thức tổng quát, cập nhật và chuyên sâu để học viên sau khi tốt nghiệp đủ năng lực làm việc trong môi trường nghiên cứu hoặc hoạt động thực tiễn gắn với Nhật Bản và Việt Nam. Chương trình cung cấp nguồn nhân lực có trình độ thực tiễn cao, có đủ năng lực để đảm nhiệm các công việc ở các cơ quan lãnh đạo, quản lý, hoạch định và tổ chức triển khai chính sách. Học viên tốt nghiệp chương trình có thể làm việc tại các trường đại học, các viện nghiên cứu, các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực văn hóa, hợp tác và phát triển ở Việt Nam, Nhật Bản và trên thế giới.”

                      
PGS. Junichi Iwatsuki, Đại học Tokyo
PGS. Junichi Iwatsuki
Đại học Tokyo
“Với bề dày kinh nghiệm hơn 100 năm trong đào tạo và nghiên cứu Việt Nam học và Nhật Bản học, các giảng viên của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Tokyo sẽ giới thiệu tới các học viên các thành tựu khoa học mới nhất trong lĩnh vực Khu vực học. Những kiến thức này sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng công việc và góp phần phổ biến kiến thức cho xã hội cho dù bạn ở Việt Nam hay Nhật Bản. Chúng tôi cam kết với bạn rằng những kiến thức mà chúng tôi đã tích lũy được sẽ đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam và Nhật Bản. Chúng tôi chào đón các ứng viên tiềm năng từ khắp nơi trên thế giới.”

LÝ DO LỰA CHỌN CHƯƠNG TRÌNH

  • Chương trình chất lượng cao, theo chương trình của Đại học Tokyo, có sự điều chỉnh phù hợp với thực tiễn Việt Nam;
  • Môi trường quốc tế; tối đa 50% giảng viên Nhật Bản, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại; được tham gia đề tài, dự án với các giáo sư uy tín;
  • Hỗ trợ phần lớn học phí; học bổng toàn phần dành cho các học viên ưu tú;
  • Đài thọ toàn phần cho 50% học viên đi thực tập đến 3 tháng tại Nhật Bản;
  • Được trang bị kiến thức kỹ năng hiện đại trong bối cảnh đa văn hoá, đặc biệt là văn hoá Nhật Bản;
  • Lợi thế tuyển dụng tại các doanh nghiệp, tổ chức hàng đầu của Nhật Bản, Việt Nam và quốc tế khi tốt nghiệp.

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

Sau khi tốt nghiệp, học viên có khả năng đảm nhiệm các công việc đòi hỏi khả năng nghiên cứu tổng hợp, liên ngành tại các tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao, tổ chức chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, các trường đại học và các viện nghiên cứu, công ty thương mại dịch vụ, trong đó có các công ty của Nhật Bản. Học viên tốt nghiệp có thể tiếp tục theo học bậc tiến sĩ tại các trường đại học hàng đầu của Nhật Bản và thế giới.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chương trình được thiết kế với 64 tín chỉ, bao gồm các học phần cốt lõi của chuyên ngành và các học phần tự chọn định hướng theo các lĩnh vực chuyên sâu.

HỌC PHẦN
TÍN CHỈ
Khối kiến thức chung
 
Triết học
4
Tiếng Nhật
6
Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành
 
Các học phần bắt buộc
19
Cơ sở khoa học bền vững
3
Phương pháp luận và hệ thống thông tin cho khoa học bền vững
3
Tiếng Anh học thuật
4
Lý thuyết và Phương pháp nghiên cứu khu vực học
3
Các học phần tự chọn
20/40
Các học phần cơ sở chung (tự chọn)
4/8
Việt Nam và Nhật Bản trên thế giới I
2
Việt Nam và Nhật Bản trên thế giới II
2
Việt Nam trong Châu Á
2
Nhật Bản trong Châu Á
2
Các học phần định hướng Việt Nam học (tự chọn)
16/32
Nhóm các học phần theo cách tiếp cận lịch đại
6/8
Ngôn ngữ và văn học Việt Nam
2
Văn hóa và tôn giáo Việt Nam
2
Lịch sử và Địa lý Việt Nam
2
Việt Nam truyền thống và hiện đại
2
Nhóm các học phần theo cách tiếp cận đương đại
6/8
Chính trị và ngoại giao Việt Nam hiện đại
2
Kinh tế và quản trị thương mại Việt Nam hiện đại
2
Pháp luật và hành chính Việt Nam hiện đại
2
Xã hội và văn hóa Việt Nam hiện đại
2
Nhóm Chuyên đề
2/10
Chuyên đề về Việt Nam học I
2
Chuyên đề về Việt Nam học II
2
Chuyên đề về Việt Nam học III
2
Chuyên đề về Việt Nam học IV
2
Chuyên đề về Việt Nam học V
2
Nhóm các học phần hình thức Seminar tổng hợp
2/6
Seminar về Việt Nam truyền thống
2
Seminar về Việt Nam cận đại
2
Seminar về Việt Nam hiện đại
2
Các học phần định hướng Nhật Bản học (tự chọn)
16/32
Nhóm các học phần theo cách tiếp cận lịch đại
6/8
Ngôn ngữ và văn học Nhật Bản
2
Tư tưởng và tôn giáo Nhật Bản
2
Lịch sử và Địa lý Nhật Bản
2
Nhật Bản truyền thống và hiện đại
2
Nhóm các học phần theo cách tiếp cận đương đại
6/8
Chính trị và ngoại giao Nhật Bản hiện đại
2
Kinh tế và quản trị thương mại Nhật Bản hiện đại
2
Pháp luật và hành chính Nhật Bản hiện đại
2
Xã hội và văn hóa Nhật Bản hiện đại
2
Nhóm Chuyên đề
2/10
Chuyên đề về Nhật Bản học I
2
Chuyên đề về Nhật Bản học II
2
Chuyên đề về Nhật Bản học III
2
Chuyên đề về Nhật Bản học IV
2
Chuyên đề về Nhật Bản học V
2
Nhóm học phần hình thức Seminar tổng hợp
2/6
Seminar về Nhật Bản truyền thống
2
Seminar về Nhật Bản cận đại
2
Seminar về Nhật Bản hiện đại
2
Thực tập Khu vực học
6
Luận văn
15

THÔNG TIN TUYỂN SINH

Chỉ tiêu tuyển sinh: 20 học viên/khóa
Yêu cầu đầu vào
  • Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy từ loại khá trở lên (điểm trung bình chung tích lũy GPA ≥2,5/4,0) các ngành đề nghị cho phép đào tạo liệt kê cụ thể trong chương trình đào tạo;
  • Năng lực tiếng Anh:
    • Tại thời điểm nộp hồ sơ: Tối thiểu bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc áp dụng cho Việt Nam hoặc tương đương;
    • Tại thời điểm chính thức nhập học: Tối thiểu bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc áp dụng cho Việt Nam hoặc tương đương;
    • Đối với học viên định hướng Nhật Bản học: Cần có chứng chỉ năng lực tiếng Nhật đầu vào tối thiểu là JLPT N2;
  • Người nước ngoài hoặc người Việt định cư ở nước ngoài đăng ký học định hướng Việt Nam học cần đạt yêu cầu tại kì kiểm tra trình độ tiếng Việt.
Hình thức và phương thức tuyển sinh
  • Hình thức: công khai, rộng rãi
  • Phương thức: xét tuyển (thẩm định hồ sơ và vấn đáp)

Kế hoạch tuyển sinh 

  Nội dung
 Thời gian
 1. Nhận hồ sơ
 20/01/2016 – 18/03/2016
 2. Thông báo danh sách phỏng vấn
 21/03/2016
 3. Phỏng vấn thí sinh
 23/03/2016 – 31/03/2016
 4. Tổ chức khóa học bổ trợ kiến thức và tiếng Anh
 04/2016 – 08/2016
 5. Nhập học chính thức 
 09/2016

Hồ sơ dự tuyển

TẢI THÔNG TIN



http://vju.vnu.edu.vn/dao-tao-nckh/khoa-hoc-thac-si/thac-si-khu-vuc-hoc.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.