Chính quyền không nhận lỗi, mà sẵn sàng tha thứ.
Tin mới từ các nơi.
---
Mẩu mới lên bên nhà bác Cạo (28/11/2015):
Ông chủ tịch tỉnh (nguồn chính phủ)
http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/cactinhvathanhpho/tinhangiang/lanhdaotinhthanh?personProfileId=1320&govOrgId=1159
Tiếp nữa, lên chức đều đều đúng quy trình ... cho đến khi bị chê "có cái mặt kênh kiệu", kênh kiệu thì không rõ nhưng cách xử lý vướn đề hết sức à uôm, thành người nổi tiếng nhưng không phải vì làm lợi cho dân cho nước.
Phạm Anh Trung
Ông 5 triệu này giờ mới là chết dở đây!hành dân thì dân hành lại,có xá gì đâu!
Thợ Cạo diễn giải lăng xê thêm:
- Trong quân đội không có chức danh là "nhân viên" nên có thể đ/c Thạnh là chiến sĩ liên lạc hay chiến sĩ.... chi đó ở ban nào đó của huyện đội, chắc đ/c nói rõ hơi "quê" nên khai chung chung như vậy.
- Sau đó cơ quan cho đi học trường Quân chính hệ Bổ túc, về Tỉnh đội phong Trung sĩ, chức Trung đội phó, cho đi học tiếp.
- Học xong không rõ hệ gì của trường Đại học, làm "chuyên viên" Ban Khoa giáo Tỉnh ủy là không đúng, vì đ/c là nhân viên mới, đoàn viên chưa là đảng viên.
- Cái trình độ: Cử nhơn Kinh tế, có người đoán: Chắc là chữ Kĩ Thuật viết tắt KT nên lập lờ đánh lận dân đen thành Kinh tế, nghe cũng có lý như
Thứ năm, 26/11/2015 | 16:47 GMT+
Thứ Năm, 26/11/2015 - 07:35
http://dantri.com.vn/xa-hoi/hop-bao-vu-che-chu-tich-tinh-so-tt-tt-gui-loi-xin-loi-2-can-bo-bi-phat-5-trieu-20151126072914214.htm
26/11/2015 09:39 GMT+7
Lúc 9h15, cán bộ Văn phòng UBND tỉnh cung cấp cho các phóng viên một thông cáo báo chí "về vụ việc xử lý vi phạm các cá nhân sử dụng mạng xã hội để xúc phạm lãnh đạo tỉnh" gồm 5 trang.
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/275396/3-can-bo--co-loi--khi-dung-facebook-che-chu-tich-tinh.html
24/11/2015 15:31 GMT+7
06:22 ngày 24 tháng 11 năm 2015
VỤ "NÓI XẤU" CHÙ TỊCH TRÊN FACEBOOK
http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/vu-noi-xau-chu-tich-tinh-ubnd-thua-nhan-chua-thuyet-phuc-937274.tpo
Hồ sơ sai
Giải thích lý do vì sao ông Lê Giang lại có mặt trong đoàn thanh tra, trong khi ông rớt công chức và đáng lẽ phải bị loại khỏi cơ quan từ năm 2013, ông Trương Minh Thuần - Giám đốc Sở TTTT - nói: “Ông Giang thi rớt công chức nhưng do cơ quan mới thành lập nên thiếu người. Ông Giang chỉ làm việc hợp đồng chứ không phải thanh tra viên”.
Mẩu mới lên bên nhà bác Cạo (28/11/2015):
Ông chủ tịch tỉnh (nguồn chính phủ)
|
Tiếp nữa, lên chức đều đều đúng quy trình ... cho đến khi bị chê "có cái mặt kênh kiệu", kênh kiệu thì không rõ nhưng cách xử lý vướn đề hết sức à uôm, thành người nổi tiếng nhưng không phải vì làm lợi cho dân cho nước.
Phạm Anh Trung
Ông 5 triệu này giờ mới là chết dở đây!hành dân thì dân hành lại,có xá gì đâu!
Thợ Cạo diễn giải lăng xê thêm:
- Trong quân đội không có chức danh là "nhân viên" nên có thể đ/c Thạnh là chiến sĩ liên lạc hay chiến sĩ.... chi đó ở ban nào đó của huyện đội, chắc đ/c nói rõ hơi "quê" nên khai chung chung như vậy.
- Sau đó cơ quan cho đi học trường Quân chính hệ Bổ túc, về Tỉnh đội phong Trung sĩ, chức Trung đội phó, cho đi học tiếp.
- Học xong không rõ hệ gì của trường Đại học, làm "chuyên viên" Ban Khoa giáo Tỉnh ủy là không đúng, vì đ/c là nhân viên mới, đoàn viên chưa là đảng viên.
- Cái trình độ: Cử nhơn Kinh tế, có người đoán: Chắc là chữ Kĩ Thuật viết tắt KT nên lập lờ đánh lận dân đen thành Kinh tế, nghe cũng có lý như
Thứ năm, 26/11/2015 | 16:47 GMT+
An Giang xin lỗi cô giáo chê chủ tịch trên Facebook
Lãnh đạo An Giang nhìn nhận, việc xử phạt 3 cán bộ vì 'nói xấu trên Facebook' không chỉ gây áp lực với chủ tịch tỉnh mà còn ảnh hưởng đến uy tín của địa phương.
Ngày 26/11, UBND An Giang họp báo thông tin việc xử lý vụ 3 cán bộ, nhân viên bình luận Chủ tịch UBND tỉnh trên trang Facebook cá nhân.
"Diễn biến vụ việc thời gian qua gây áp lực lớn không chỉ cá nhân Chủ tịch UBND tỉnh, những người liên quan và gia đình họ, mà còn ảnh hưởng đến sự điều hành, lãnh đạo chung cũng như uy tín của tỉnh An Giang", ông Võ Nguyên Nam, Chánh văn phòng, kiêm người phát ngôn UBND tỉnh An Giang nói.
Còn ông Hồ Việt Hiệp, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang thừa nhận quá trình xử lý chưa đánh giá hết tính chất vụ việc. "Nếu không có báo chí lên tiếng, việc này chưa chắc được xem xét lại cụ thể để xử lý hợp tình hợp lý. Tuy nhiên, việc sửa chữa không phải vì áp lực và sức ép báo chí mà tỉnh dựa vào căn cứ pháp luật", ông Hiệp chia sẻ.
Theo ông Hiệp, nội dung xử phạt của các cơ quan chức năng chưa đảm bảo theo quy định pháp luật. Các cá nhân có liên quan đã thành khẩn nhìn nhận trách nhiệm, tự giác khắc phục sai phạm và có đề nghị xem xét giảm hình thức xử lý. Còn quan điểm cá nhân của người trực tiếp bị ảnh hưởng là Chủ tịch UBND tỉnh muốn giải quyết vụ việc mang tính giáo dục, với hình thức xử lý có tình, có lý để các đảng viên, công chức và viên chức liên quan nghiêm túc sửa chữa.
Ông Nguyễn Hạnh - Phó trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy An Giang cho rằng, qua xem xét đánh giá nhiều phương diện, xác định 3 cán bộ, nhân viên có lỗi. Tuy nhiên, lỗi không đến nỗi phải xử phạt hành chính như Sở Thông tin và Truyền thông áp dụng. Mặt khác, hồ sơ được lập chưa đảm bảo quy trình, có sai sót. Từ đó dẫn đến nhận định đánh giá lỗi của những người có thẩm quyền là không phù hợp quy định pháp luật nên phải hủy bỏ.
"Sở Thông tin và Truyền thông đã xin lỗi cô giáo Trang về việc có quyết định xử phạt hành chính không đúng. Còn đối với ông Phúc, cơ quan chức năng xác định có lỗi", ông Trần Thanh Tâm, Phó giám đốc Sở nói.
Theo hồ sơ vụ việc, giữa tháng 6 Thanh tra Chính phủ đề nghị kiểm điểm Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh vì yếu kém trong quản lý đất đai, xảy ra nhiều tiêu cực. Cô Lê Thị Thùy Trang (tổ trưởng môn Ngữ văn, trường THPT Long Xuyên, TP Long Xuyên) tải thông tin này lên trang Facebook cá nhân kèm nhận xét: "Hồi nào vậy tèn. Mà vậy đi cho đẹp lòng dân" và nhận được 8 bình luận.
Trong đó có bình luận của ông anh Huỳnh Nguyễn Huy Phúc (nhân viên Công ty Điện lực An Giang): "Ông chủ tịch này kênh kiệu, xa lánh dân nhất trong các thời chủ tịch An Giang". Tuy nhiên, ông Phúc bình luận bằng tài khoản Facebook của vợ là Phó Văn phòng Sở Công thương An Giang.
Làm việc với cơ quan chức năng, cô Trang nói bản thân không nắm rõ quy định pháp luật về lĩnh vực thông tin và truyền thông. Đây chỉ là sự vô tình chứ không cố ý đưa thông tin xúc phạm danh dự, uy tín cá nhân nào. Còn trường trình của ông Phúc thì nêu: "Lời bình luận diễn ra lúc nóng giận chỉ vì những mâu thuẫn trong sinh hoạt giữa hàng xóm láng giềng; hoàn toàn không có ý đồ bôi nhọ uy tín hay liên quan đến công việc hoặc yếu tố chính trị".
Ngày 16/10, bà Trang và ông Phúc bị Sở Thông tin ra quyết định phạt mỗi người 5 triệu đồng. Nữ giáo viên còn bị kỷ luật khiển trách. Riêng bà Nga (vợ ông Phúc) bị cảnh cáo về mặt Đảng và chính quyền, chuyển công tác.
Trong biên bản làm việc, Thanh tra Sở Thông tin xác định ông Phúc và bà Trang vi phạm Điều 5, khoản 1, điểm d Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, sử dụng Internet (đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân).
Nhưng khi lập biên bản vi phạm hành chính, Đoàn thanh tra lại xác định đương sự vi phạm điểm g, khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện (cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác).
Tiếp đó, trong quyết định xử phạt ông Phúc và bà Trang, Sở Thông tin nêu "căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 01/7/2013" trong khi hệ thống luật pháp của Việt Nam chỉ có Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 20/6/2012.
Cửu Long
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/an-giang-xin-loi-co-giao-che-chu-tich-tren-facebook-3318664.htmlThứ Năm, 26/11/2015 - 07:35
Họp báo vụ chê Chủ tịch tỉnh: Sở TT-TT gửi lời xin lỗi 2 cán bộ bị phạt 5 triệu
Dân trí Tại buổi họp báo, công bố thông tin vụ 3 cán bộ chê Chủ tịch tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh trên Facebook, ông Nguyễn Thanh Tâm - Phó Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông thừa nhận có sai sót và "xin báo chí chuyển lời xin lỗi của chúng tôi đến cô T., ông P."
>> Rút toàn bộ các quyết định xử phạt 3 cán bộ chê Chủ tịch tỉnh
>> Mới chê “cái mặt kênh kiệu” đã bị phạt 5 triệu thì ai dám đóng góp nữa?
>> Vụ chê chủ tịch tỉnh trên Facebook: Bình luận về gương mặt là xúc phạm danh dự?
11h30, ông Hồ Việt Hiệp phát biểu kết luận buổi họp báo, thừa nhận do vụ việc xảy ra trước kỳ Đại hội Đảng nên các cơ quan vào cuộc nhanh quá, có phần nóng vội, việc xem xét kỷ luật hoàn toàn không có sự chỉ đạo của UBND tỉnh.
Thường trực Tỉnh ủy đã xem xét lại các cá nhân, sở ngành, trong việc xử lý 3 cán bộ có sai sót. Nếu cá nhân hay tổ chức nào sai phạm đến mức phải kỷ luật thì sẽ được xử lý nghiêm và công khai.
Ông Hiệp nói thêm, quan hệ báo chí của một số sở ngành ở An Giang còn hạn chế. Báo chí là tai mắt của tỉnh, phát hiện ra những sai phạm để tỉnh có những điều chỉnh kịp thời; tất cả việc điều chỉnh, nhận sai… UBND tỉnh đều căn cứ trên cơ sở pháp luật.
Thời gian tới, ông Hiệp cho biết sẽ tham mưu với Thường trực Tỉnh ủy để tăng cường liên kết với báo chí qua những cuộc họp báo hàng quý để đấu tranh chống tiêu cực, phát huy những thế mạnh của An Giang.
Theo thông cáo báo chí, UBND tỉnh cho biết có 3 lý do để các sở, ngành rút lại các quyết định xử lý kỷ luật đối với 3 cán bộ chê Chủ tịch tỉnh:
- Quy trình xử lý, nội dung xử phạt của các cơ quan chức năng chưa đảm bảo theo quy định pháp luật.
- Các cá nhân có liên quan đã thành khẩn nhìn nhận trách nhiệm về những hành vi của mình, tự giác khắc phục sai phạm và có ý kiến đề nghị xem xét giảm hình thức xử lý.
- Người trực tiếp bị ảnh hưởng là ông Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn giải quyết vụ việc mang tính chất giáo dục là chính, xử lý có lý có tình để đảng viên, công chức, viên chức nghiêm túc khắc phục sửa chữa.
11h10, nhiều phóng viên đặt vấn đề việc xử lý kỷ luật về mặt Đảng đối với bà N. có lạm quyền không? Trách nhiệm của Đảng ủy khối dân chính Đảng trong vụ việc này?
Ông Nguyễn Văn Xe - Bí thư Đảng ủy Khối dân chính Đảng cho rằng, cơ quan nào phát hiện trước thì xử lý trước, sau đó đến chính quyền. Trong quá trình xử lý, Đảng ủy Khối dân chính Đảng đã phối hợp với Đảng ủy Sở GD-ĐT, Đảng ủy Sở Công Thương, Chi bộ Đảng ủy Điện lực… làm đúng quy trình.
Về phần trách nhiệm của mình, ông Xe cho biết, trong việc này Đảng ủy Sở Công thương áp dụng chưa phù hợp nên Đảng ủy khối xem xét lại và hủy bỏ quyết định kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng cho bà N.
Trả lời câu hỏi: Đảng ủy Khối Dân chính đảng có xin lỗi bà N.? Ông Xe cho biết những quyết định xử lý kỷ luật bà N. là từ Chi bộ Đảng ủy cơ sở như Sở Công Thương, vì vậy nếu có phải xin lỗi thì Đảng ủy Sở Công thương xin lỗi.
Ông Hồ Việt Hiệp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang chỉ đạo, trong việc xin lỗi các cá nhân, các cơ quan, ngành trực tiếp xử phạt phải công khai đăng lời xin lỗi trên cổng thông tin điện tử An Giang và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
10h40, ông Nguyễn Thanh Tâm - Phó Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông cho biết, sau khi xem xét quy trình, ngày 24/11, đoàn thanh tra đã nhận ra sai sót từ việc xác định hành vi ban đầu chưa đủ để xác định hành vi xử phạt hành chính đối với bà T. và ông P.
Nói về quy trình xử lý, ông Tâm cho biết, việc phát hiện vụ việc là từ công an; khi xử lý có phối hợp với cơ quan chức năng và xét thấy vụ việc phức tạp nên đã xin ý kiến thành lập đoàn thanh tra liên ngành để xác định lại hành vi của 2 cán bộ. Tuy nhiên khi thực hiện đoàn thanh tra có sai sót là nhận định hành vi sai phạm của bà T., ông P. chưa hợp lý. Khi xem xét lại thì thấy hai cá nhân này không cần xử lý vi phạm hành chính, chỉ cần nhắc nhở để rút kinh nghiệm.
Tại buổi họp báo, ông Tâm đại diện Sở Thông tin & Truyền thông nói: "Xin báo chí chuyển lời xin lỗi của chúng tôi đến cô T., ông P.".
Ông Nguyễn Thanh Tâm - Phó Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông "xin báo chí chuyển lời xin lỗi đến cô T., ông P."
10h35, PV các báo Dân Việt, Thông tấn xã Việt Nam đặt vấn đề Sở Thông tin & Truyền thông An Giang còn mơ hồ trong việc vận dụng cơ sở pháp luật xử lý vụ việc.
Ông Nguyễn Hạnh - Phó Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy An Giang - thừa nhận ý kiến của các PV là chính đáng. Vụ việc này là một câu chuyện buồn. Tuy nhiên khi xử lý các ban ngành đều dựa trên cơ sở luật pháp.
"Toàn bộ hồ sơ vụ việc mới được Ban Nội chính tổng hợp vào ngày 24/11 để xem xét. Và tôi khẳng định 3 cá nhân đều có lỗi nhưng tính chất lỗi khác nhau. Bản thân cô T. không có hành vi vi phạm tại điểm G, khoản 3, điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP. Ngoài ra, biên bản vi phạm hành chính cũng sai khi viện dẫn điều luật không chuẩn. Từ việc xử phạt hành chính sai, người dân ảnh hưởng rất nhiều về tinh thần. Do vậy, cơ quan ra quyết định xử phạt phải xin lỗi", ông Hạnh nói.
PV TTXVN đặt câu hỏi: Sở Thông tin & Truyền thông căn cứ vào đâu để xử phạt 2 cá nhân?
10h25, một số PV thắc mắc tại sao ông Chủ tịch tỉnh Vương Bình Thạnh không có mặt tại buổi họp báo? Ông Hồ Việt Hiệp cho biết, Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban đã tin tưởng đã giao cho ông và ông Võ Nguyên Nam chủ trì buổi họp báo nên ông Thạnh không đến dự.
Về lý do thu hồi các quyết đinh xử phạt, kỷ luật đối với 3 cán bộ, ông Hiệp nói không phải vì sức ép của dư luận, báo chí... mà qua xem xét lại hồ sơ, dựa trên cơ sở pháp lý và sự thành khẩn của 3 cán bộ khi cơ quan chức năng đến làm việc; dựa trên tinh thần giáo dục là chính, Thường trực Tỉnh ủy đã chỉ đạo các sở, ngành rút lại các quyết định (!).
Về việc xử lý những đơn vị, cá nhân ra quyết định xử phạt sai, sau cuộc họp này Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban sẽ xem xét.
10h, ông Hồ Việt Hiệp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - cho biết, 3 cán bộ đều có lỗi nhưng không đến mức bị kỷ luật, xử phạt như vậy. Ông P., bà N. do có hiềm khích từ trước với ông chủ tịch tỉnh nên có những lời bình luận không hay. Do quy định xúc phạm điều luật, nội hàm của nó không nêu rõ nên cơ quan chức năng khó trong việc xử lý.
Về câu hỏi "có xin lỗi hay không?" của PV Dân trí, ông Hồ Việt Hiệp trả lời: Cá nhân ông cho rằng Tỉnh ủy, ủy ban không phải xin lỗi đối với 3 cá nhân này vì qua phân tích thì các cá nhân này đúng là có lỗi. Tuy nhiên theo ông Hiệp, những cơ quan trực tiếp xử lý sau khi xem xét lại nếu thấy cần thiết thì phải xin lỗi người dân.
Ông Hiệp nhận định, hiện nay tình trạng lợi dụng Facebook để vi phạm pháp luật ngày càng nhiều nhưng quản lý pháp luật còn lỏng lẻo.
UBND tỉnh, thường trực cũng cho rằng mọi việc diễn biến phức tạp do tỉnh đánh giá chưa hết mức độ sự việc. Đáng ra phải họp bàn xem xét lại vụ việc, tổ chức họp báo sớm hơn. Bí thư Tỉnh ủy cũng tự nhận đã chỉ đạo chậm trong vụ việc này. Cá nhân ông Hiệp tự nhận khuyết điểm là tham mưu chậm.
Trả lời câu hỏi ông Chủ tịch tỉnh Vương Bình Thạnh có ý kiến chỉ đạo trong vụ việc này hay không, ông Hiệp khẳng định ông Thạnh không chỉ đạo. Công an tỉnh có báo cáo và Tỉnh ủy chỉ đạo xử lý.
Ông Hồ Việt Hiệp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - thừa nhận mình có khuyết điểm là tham mưu chậm khiến vụ việc được xử lý chậm, dẫn đến diễn biến phức tạp.
9h50, trả lời những câu hỏi về hành vi của 3 cán bộ chê lãnh đạo tỉnh, ông Nguyễn Hạnh - Phó Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy An Giang cho rằng, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đã nói rất rõ, lỗi nào sẽ bị xử lý, lỗi nào không. Tuy nhiên trong vụ việc này, hồ sơ vụ việc được lập không đầy đủ, vội vàng.
Ông Hạnh khẳng định, chính từ việc hồ sơ được lập vội vàng nên dẫn đến việc viện dẫn các điều khoản xử phạt bà Lê Thị Thùy T., ông Huỳnh Nguyễn Huy P. chưa đúng. Sở Thông tin và Truyền thông cần mạnh dạn nhận khuyết điểm.
Ông Nguyễn Hạnh thừa nhận hồ sơ vụ việc này được lập không đầy đủ, vội vàng.
9h30, các phóng viên lần lượt đặt câu hỏi. PV Dân trí nêu vấn đề, lãnh đạo tỉnh có gửi lời xin lỗi đến 3 cán bộ bị xử phạt hay không? Trách nhiệm của UBND tỉnh trong vụ việc này? Bài học rút ra từ vụ việc gây xôn xao dư luận này?
PV Tuổi trẻ: Việc UBND tỉnh nói không biết khi sự việc xảy ra là rất khó hiểu, vì trên cổng thông tin điện tử của tỉnh đã đăng, gửi văn bản cho Báo An Giang
PV Dân Việt nêu vấn đề về việc những người tham gia xử lý 3 cán bộ chê lãnh đạo tỉnh trên Facebook. Nhất là việc Sở Thông tin và Truyền thông để các cán bộ thi rớt công chức tham gia đoàn thanh tra?
Mở đầu buổi họp báo, ông Võ Nguyễn Nam - Chánh văn phòng UBND tỉnh An Giang - đọc thông cáo báo chí. Theo đó, qua công tác nắm tình hình để bảo vệ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, ngày 16/6/2015, Công an tỉnh An Giang phát hiện trên trang mạng xã hội (Facebook) của bà Lê Thị Thùy T. - tổ trưởng tổ ngữ văn trường THPT Long Xuyên có chia sẻ bài viết “Thanh tra Chính phủ đề nghị kiểm điểm chủ tịch tỉnh UBND tỉnh An Giang” kèm lời bình luận: "Hồi nào vậy tèn! Mà vậy đi cho đẹp lòng dân".
Bài viết có 48 lượt đồng tình (like), 08 lượt bình luận có nội dung bài tỏ thái độ hoài nghi, nói xấu châm biếm Chủ tịch tỉnh An Giang như:ông chủ tịch này kênh kiệu, xa lánh dân nhất trong các đời chủ tịch; ông vua thành bịnh...
Rất đông người có mặt tại buổi họp báo từ sớm.
Từ trước 9 giờ, theo ghi nhận của PV Dân trí, hàng chục phóng viên đã có mặt tại buổi họp báo. Tham dự có đại diện các Sở, ban ngành liên quan như Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công thương, Sở Giáo dục và đào tạo, Ban Tuyên giáo… Ông Hồ Việt Hiệp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang - chủ trì buổi họp báo.
Ông Hồ Việt Hiệp cho biết, ban đầu UBND tỉnh giao cho ông Võ Nguyễn Nam - Chánh văn phòng UBND tỉnh chủ trì buổi họp, nhưng do tính chất vụ việc quan trọng nên Thường trực ủy ban giao cho ông phụ trách.
Buổi họp báo được tổ chức sau khi Thường vụ Tỉnh ủy An Giang thống nhất và đề nghị các sở, ngành liên quan rút toàn bộ các quyết định xử phạt hành chính, kỷ luật đảng, chính quyền đối với bà Lê Thị Thu T. – giáo viên trường THPT Long Xuyên, bà Phan Thị Kim N. – Phó văn phòng Sở Công Thương, ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc – nhân viên điện lực An Giang, là 3 cán bộ đã có những bình luận chê ông chủ tịch tỉnh.
Hiện Sở Thông tin và truyền thông tỉnh An Giang đã thu hồi hai quyết định xử phạt hành chính 5 triệu đồng/người đối với bà Lê Thị Thùy T. và ông Huỳnh Nguyễn Huy P.
Chiều qua 26/11, ông Trương Mình Thuần - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh An Giang - thông tin đơn vị vừa thu hồi 2 quyết định xử phạt hành chính đối với bà Lê Thị Thu T. và ông Huỳnh Nguyễn Huy P. vì xét thấy 2 cán bộ này có vi phạm nhưng chưa đến mức phải áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện theo điểm g, khoản 3, điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP.
Riêng bà Lê Thị Thùy T., Hội đồng kỷ luật trường THPT Long Xuyên cũng đã xem xét xóa hình thức kỷ luật khiển trách, bà T. chỉ bị phê bình tại đơn vị công tác.
Nguyễn Hàn
26/11/2015 09:39 GMT+7
3 cán bộ 'có lỗi' khi dùng facebook chê Chủ tịch tỉnh
- Quan điểm của cá nhân Phó chủ tịch tỉnh An Giang Hồ Việt Hiệp là không xin lỗi 3 cán bộ vì họ là người có lỗi, có sai phạm khi dùng mạng xã hội.
9h sáng nay, UBND tỉnh An Giang họp báo công khai vụ 3 cán bộ bình luận ông Vương Bình Thạnh - Chủ tịch tỉnh trên facebook.
Chủ trì buổi họp báo là ông Hồ Việt Hiệp - Phó chủ tịch UBND tỉnh.
Người phát ngôn chính thức là ông Võ Nguyên Nam - Chánh văn phòng UBND tỉnh.
Họp báo không có sự hiện diện của ông Vương Bình Thạnh - Chủ tịch UBND tỉnh.
Mở đầu cuộc họp báo, ông Võ Nguyên Nam - Chánh văn phòng UBND tỉnh An Giang tóm tắt sơ lược về diễn biến vụ việc như thông cáo báo chí gửi đến đông đảo phóng viên.
Chánh văn phòng UBND tỉnh nhấn mạnh: Cần khẳng định 3 đảng viên, công chức, viên chức có lỗi trong việc dùng mạng xã hội.
Theo ông, việc thay đổi các hình thức xử lý là do: Thứ nhất, quy trình xử lý, nội dung xử phạt của các cơ quan chức năng "chưa đảm bảo theo quy định pháp luật".
"Các cá nhân có liên quan đã thành khẩn nhìn nhận trách nhiệm về những hành vi của mình, tự giác khắc phục sai phạm và có ý kiến đề nghị xem xét giảm hình thức xử lý", ông Nam nói.
Theo UBND tỉnh An Giang, "quan điểm cá nhân của người trực tiếp bị ảnh hưởng, Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn giải quyết vụ việc mang tính giáo dục là chủ yếu với hình thức xử lý có tình có lý để các đảng viên, công chức và viên chức nêu trên nghiêm túc khắc phục sửa chữa".
Đây cũng là kết quả xử lý cuối cùng của tỉnh, trên cơ sở rà soát lại toàn bộ quá trình xử lý và cơ sở pháp lý, có sự lắng nghe các ý kiến góp ý xây dựng của tất cả các thành phần hưu trí, trí thức, nhân dân... trên tinh thần cầu thị sửa sai.
"Qua sự việc này tỉnh sẽ chỉ đạo rút kinh nghiệm là một bài học sâu trong việc thực hiện công tác chuyên môn của các đơn vị hành chính", ông Nam cho biết.
Tiếp theo là phần trả lời các câu hỏi của báo chí:
Không xin lỗi
Tuổi Trẻ TP.HCM:Thông cáo báo chí có đề cập 3 cá nhân có lỗi, đề nghị UBDN tỉnh An Giang xác định là 3 cá nhân có lỗi hay là vi phạm? Nếu 3 cá nhân vi phạm thì xử lý theo pháp luật trên tinh thần thượng tôn pháp luật?
Ông Trần Hạnh - Phó trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy: Sau khi tìm hiểu, chúng tôi đã xem xét thấu đáo hồ sơ về nhiều phương diện về xã hội, đường lối của Đảng và Nhà nước... Để hỏi rằng 3 nhân vật có sai phạm? Pháp luật quy định rõ ràng thế nào là lỗi, là vi phạm? Một trong điều rất quan trọng trong luật xử lý vi phạm hành chính, là hành vi vi phạm xử lý hành chính là phải có lỗi, không có lỗi thì sao xử lý.
Hồ sơ được lập chưa đảm bảo các quy định của pháp luật, có sai sót. Từ chỗ sai sót hồ sơ vụ việc, dẫn đến việc dẫn đến đánh giá, nhận định của người ra quyết định xử phạt là chưa đúng. Vậy có lỗi không? Câu trả lời là có! Những lỗi này dẫn đến tác hại nghiêm trọng chưa? Phải nói là chưa.
Phó trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy An Giang Trần Hạnh |
Ông Hồ Việt Hiệp - Phó chủ tịch UBND tỉnh: Xác định là có lỗi chứ không phải là không. Nhưng xét thấy xử cũng được, không xử cũng được nhưng nhẹ nhàng.
Dân Trí: Qua vụ việc này, UBND tỉnh có xin lỗi 3 cá nhân hay không?
Ông Hồ Việt Hiệp: Quan điểm cá nhân của tôi chứ tôi không đại diện cho UBND tỉnh, là không xin lỗi. Xác định là các cá nhân có lỗi. Vụ việc này UBND tỉnh không chỉ đạo, không ai có chỉ đạo xử lý các cá nhân mà từ báo cáo của công an...
Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Việt Hiệp: Nói các cá nhân xúc phạm cũng được, không xúc phạm cũng được |
Đồng chí Chủ tịch tỉnh cũng không chỉ đạo. Bản thân chúng tôi cũng thấy vấn đề nhưng chúng tôi không dám chỉ đạo. Trong quá trình đó chúng tôi biết. Biết là khi công bố các quyết định, khi báo chí thông tin. Xin khẳng định là chúng tôi không xin lỗi với 3 cá nhân này bởi vì có sai phạm. Chúng tôi đề nghị xem xét lại toàn bộ vụ việc để về mặt quản lý nhà nước phải rút kinh nghiệm qua vụ việc này.
Sẽ ngồi lại để bàn xử lý người ra quyết định phạt
VietNamNet: Vì lý do gì mà tỉnh thu hồi các quyết định xử phạt 3 cán bộ? Tỉnh xử lý các cá nhân đã ra quyết định xử phạt như thế nào?
Ông Hồ Việt Hiệp: Vì khi kiểm tra lại hồ sơ, chúng tôi thấy chưa đảm bảo theo quy định pháp luật nên thu hồi các quyết định. Chứ không phải vì áp lực báo chí mà chúng tôi hủy.
Thường trực Tỉnh úy rút kinh nghiệm rồi, bản thân UBND tỉnh cũng rút kinh nghiệm. Việc xử lý người ra các quyết định thì phải ngồi lại với nhau. Xử lý ai, kỷ luật như thế nào thì chúng tôi sẽ xem xét lại.
Chủ tịch tỉnh không nhất thiết phải dự họp báo
Tiền Phong:Vì sao hôm nay Chủ tịch UBND tỉnh, ông Vương Bình Thạnh không tham dự họp báo? 3 cá nhân có liên quan cũng không có mặt?
Ông Hồ Việt Hiệp: Cơ quan quản lý nhà nước thường cơ chế phát ngôn là chánh văn phòng hay phó chánh văn phòng. Do tính chất nghiêm trọng của vụ việc nên tôi được cử đến đây, Chủ tịch tỉnh không nhất thiết phải có mặt.
Xin lỗi cô Trang
Nhiều báo hỏi:Chính quyền tỉnh An Giang xác định lại 3 cán bộ có vi phạm hay không? Việc xin lỗi 3 cá nhân trong vụ việc này?
Ông Trần Hạnh: Việc ra các quyết định sai làm ảnh hưởng đến tinh thần của những người bị phạt, cụ thể ở đây cô Trang không có lỗi. Vụ này, UBND tỉnh không xin lỗi nhưng các cá nhân làm sai sẽ phải xin lỗi.
Đối với bà Nga, tài khoản facebook bị chồng là ông Phúc sử dụng, ở góc độ nào đó, bà Nga là "nạn nhân" nên không thể xử lý bà Nga. Về cơ bản, chúng tôi xác định ông Phúc có hành vi vi phạm rõ ràng.
Ông Trần Thanh Tâm - Phó Giám đốc Sở TTT&TT tỉnh An Giang
|
Ông Trần Thanh Tâm - Phó Giám đốc Sở TTT&TT: Hôm qua (25/11) chúng tôi có mời cô Trang đến làm việc. Chúng tôi thông báo đã hủy quyết định và đã xin lỗi cô Trang. Hôm nay tại đây, thông qua báo chí, chúng tôi muốn gửi lời xin lỗi đến cô Trang thêm lần nữa.
VietNamNet:An Giang có còn giữ quan điểm rằng 3 cán bộ đã xúc phạm chủ tịch tỉnh hay không? Nhất là khi Thứ trưởng Bộ TT&TT đã nói rằng nhận xét của cô giáo trên facebook chỉ là nhận xét cảm tính, chưa phải là xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín?
Ông Hồ Việt Hiệp: Qua các phân tích thì tôi không trả lời lại nhiều nữa. Nói các cá nhân xúc phạm cũng được và không xúc phạm cũng được. Cái này cần phải phân tích, khó kết luận. Nhưng riêng ông Phúc có dấu hiệu rõ ràng. Chúng tôi khẳng định có vi phạm, có ý đồ cá nhân, trong biên bản có nhận lỗi.
3 câu hỏi đặt ngược lại cho báo chí
Ông Võ Nguyên Nam:Chúng tôi có 3 câu hỏi đặt ngược lại với phóng viên báo chí.
Câu 1: Các nhà báo đồng tình với quan điểm các cá nhân liên quan sai phạm hay chưa?
Câu 2: Nhà báo có cho rằng việc xử lý của các cơ quan chức năng với 3 cá nhân đã khách quan hay chưa? Còn vấn đề gì chưa rõ hay không?
Câu 3: Còn vấn đề gì nhà báo gửi gắm cho tỉnh, hỗ trợ, tư vấn về vấn đề truyền thông với tỉnh qua vụ việc này hay không?
Nông thôn ngày nay: Chúng tôi đeo đuổi vụ việc “nói xấu” Chủ tịch tỉnh An Giang trên facebook từ đầu đến nay: Các cá nhân không có sai phạm, lỗi về mặt Đảng thì tôi đồng ý với ý kiến lãnh đạo tỉnh.
Từ 9h sáng nay trở về trước thì báo chí chúng tôi cho rằng xử lý chưa đúng, chưa khách quan.. Nhưng trong cuộc họp này, thì các cơ quan chức năng nhận lỗi, cầu thị thì cá nhân tôi cho rằng là ổn.
Phóng viên báo chí chúng tôi khi về An Giang công tác thì khó khăn, do người phát ngôn hay né tránh, không hợp tác. Hi vọng sắp tới An Giang hợp tác với báo chí cởi mở hơn.
Pháp luật Việt Nam: Trong vụ việc này, xác định là có sai trong quá trình xử lý 3 cá nhân thì lãnh đạo An Giang có xin lỗi công khai họ trên các phương tiện truyền thông hay không? Nội dung xin lỗi sẽ như thế nào?
Ông Hồ Việt Hiệp: Sắp tới, các cơ quan liên quan sẽ xin lỗi công khai trên cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh và qua báo chí, vào thời gian sớm nhất. Trước đây xử lý các cá nhân nào sai thì phải nhận sai, xin lỗi công khai; còn người nào xác định có hành vi vi phạm nhưng đã hủy bỏ quyết định xử lý vi phạm hành chính thì không xin lỗi.
Trong vụ này chúng tôi cam đoan là không có ý kiến chỉ đạo của ai trong việc xử lý đối với 3 cá nhân, kể cả Chủ tịch UBND tỉnh. Qua vụ này chúng tôi sẽ kiểm điểm trách nhiệm các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Nếu sai như thế nào, kỷ luật ai, chúng tôi sẽ thông tin đến báo chí.
Cuộc họp báo kết thúc lúc 11h30.
Diễn biến vụ việc:
* Giữa tháng 6/2015: Thanh tra Chính phủ đề nghị kiểm điểm Chủ tịch UBND tỉnh An Giang là ông Vương Bình Thạnh vì yếu kém trong quản lý đất đai và để xảy ra nhiều tiêu cực.
* Bà Lê Thị Thùy Trang (giáo viên Trường THPT Long Xuyên) dẫn lại thông tin này lên facebook cá nhân kèm theo chia sẻ: "Hồi nào vậy tèn. Mà vậy đi cho đẹp lòng dân". Sau đó chia sẻ này nhận được 8 bình luận.
* Ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc (nhân viên công ty Điện lực An Giang) dùng tài khoản facebook của vợ là bà Phan Thị Kim Nga - Phó văn phòng sở Công thương, vào bình luận: "Ông chủ tịch này kênh kiệu, xa lánh dân nhất trong các thời chủ tịch An Giang".
* Ngày 16/10: Sở TT&TT tỉnh ra quyết định phạt bà Trang và ông Phúc mỗi người 5 triệu đồng. Hai người còn bị khiển trách. Riêng bà Nga (vợ của ông Phúc) bị cảnh cáo về mặt Đảng. Thanh tra Sở cho rằng việc làm của cô Trang và ông Phúc là "xúc phạm uy tín Chủ tịch UBND tỉnh".
* Chiều 23/11, trước sức ép dư luận, sau cuộc họp giữa các sở ban ngành, UBND tỉnh An Giang đã rút lại quyết định xử phạt.
Thay vào đó là quyết định mới, ông Phúc và bà Trang chỉ bị cơ quan đang công tác phê bình, nhắc nhở. Còn bà Nga bị phê bình nhắc nhở trước tập thể cơ quan.
|
Đàm Đệ - Hoài Thanh
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/275396/3-can-bo--co-loi--khi-dung-facebook-che-chu-tich-tinh.html
24/11/2015 15:31 GMT+7
Rút quyết định phạt vì chê chủ tịch tỉnh là đúng đắn
- Sáng nay, tại cuộc giao ban nhà nước về báo chí hàng tuần, Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã chia sẻ vụ việc cô giáo like facebook bị phạt 5 triệu đồng như một bài học về việc quản lý.
Thứ trưởng dành cho VietNamNetcuộc trao đổi ngắn:
Vụ việc vợ chồng cô giáo tại An Giang bị cơ quan chức năng của địa phương này xử phạt hành chính, kỷ luật về mặt Đảng vì comment và like trên mạng xã hội nhận xét Chủ tịch tỉnh An Giang “không gần dân, có bộ mặt kênh kiệu” gây nhiều bức xúc. Các cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc và làm rõ tính đúng sai của quyết định nói trên. Xin Thứ trưởng cho biết quan điểm của Bộ TT&TT về vụ việc này?
- Căn cứ Nghị định 72 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, một trong các hành vi bị cấm được quy định tại khoản 1, điều 5 là cấm “Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân”. Và nếu vi phạm, sẽ bị xử lý nghiêm theo khoản 3, điều 64 của Nghị định 174 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
Tuy nhiên, theo quan điểm Bộ TT&TT, trường hợp cụ thể tại An Giang mà ra quyết định xử phạt hành chính và kỷ luật về Đảng là chưa thoả đáng.
Nói gương mặt “Chủ tịch kênh kiệu” hay “ông Chủ tịch không gần dân”, đó chỉ là một nhận xét đầy cảm tính. Với nhận xét đó, chúng tôi thấy chưa đủ yếu tố và đến mức độ để cơ quan chức năng xử lý người ta hành vi vi phạm hành chính theo quy định của Nhà nước.
Một nhận xét của công dân ở mức độ như vậy chưa phải là xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, mà đây chỉ là lời nhận xét. Mức độ này góp ý nhắc nhở thì tốt hơn, không cần thiết đến sự can thiệp của pháp luật.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn. Ảnh: Đinh Tuấn |
Việc nhiều cơ quan cùng vào cuộc xác minh, họp hành, ra quyết định xử phạt hành chính và kỷ luật Đảng như đã nêu là việc làm tuỳ tiện và có dấu hiệu lạm quyền. Áp dụng luật cần nhạy bén, xác đáng, tránh nôn nóng, dẫn đến áp dụng sai hoặc làm quá mức cần thiết.
Bộ TT&TT thấy việc phải thu hồi và hủy các quyết định xử phạt, kỷ luật này là hoàn toàn đúng đắn. Việc sử dụng quyền lực Nhà nước trong vụ việc này không hợp lý, thậm chí phản cảm. Sở TT&TT An Giang cần rút kinh nghiệm ngay vụ việc không đáng xảy ra này.
Thưa Thứ trưởng, cụ thể Sở TT&TT tỉnh An Giang phải rút kinh nghiệm như thế nào?
Thứ nhất, là cơ quan quản lý nhà nước về thông tin ở địa phương, gặp những vụ việc tương tự như vậy, nếu khó khăn trong vấn đề xử lý thì cơ quan này hoàn toàn có quyền đề nghị Bộ TT&TT hướng dẫn cụ thể hoặc có ý kiến về chuyên môn để tham khảo.
Thứ hai, việc sử dụng quyền lực nhà nước vượt giới hạn như vậy dẫn đến dư luận xã hội không tốt, người dân bất bình làm ảnh hưởng uy tín cần phải rút kinh nghiệm.
Nhưng dư luận có quyền nghi ngờ những quyết định trên vì nó liên quan đến lãnh đạo ở một địa phương. Người ta có thể thấy trên mạng xã hội rất nhiều thông tin xúc phạm danh dự, bôi nhọ uy tín cá nhân, tại sao cơ quan quản lý nhà nước không “hăng hái” xử lý như vụ này?
Việc quản lý mạng xã hội hiện nay là một bài toán khó đối với cơ quan quản lý nhà nước. Đó là chúng ta phải làm sao cân bằng cho được quyền lợi thông tin, phản biện của công dân với quyền lợi của Nhà nước trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật.
Trường hợp vừa xảy ra ở An Giang chúng tôi chỉ có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về thông tin báo chí ở cấp địa phương trên khía cạnh chuyên môn theo ngành dọc. Những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của địa phương chúng tôi không can thiệp.
Tuy nhiên, sau vụ việc này chúng tôi hy vọng những người tham gia mạng xã hội cần thiết phải trang bị kiến thức pháp luật khi sử dụng một tài khoản nào đó. Đáng chú ý nhất là những vấn đề thuộc cá nhân vì nhóm hành vi vi phạm chủ yếu hiện nay là nhóm xâm phạm bí mật đời tư, bôi nhọ uy tín danh dự. Tất cả chúng ta đều phải rút kinh nghiệm với một tinh thần cầu thị để cùng hướng tới một xã hội thông tin lành mạnh, nhân văn hơn.
Đại biểu QH Trương Trọng Nghĩa:
Việc rút lại quyết định xử phạt cán bộ "chê" Chủ tịch tỉnh An Giang trên facebook là sự việc để hai bên nhìn nhận lại. Cán bộ bị phạt cũng cần suy nghĩ xem việc họ làm có nên làm hay không, có đáng bị phạt hay không. Phía cơ quan nhà nước và cá nhân người lãnh đạo cũng cần xem xét lại.
Dư luận thì quan tâm không phải mức phạt mấy triệu mà việc ra quyết định xử phạt như vậy đúng hay sai, hành vi có xứng đáng nhận mức phạt đó không.
Ở phía lãnh đạo tỉnh, dù thế nào không nên đổ cho cấp dưới vì cấp dưới là cấp trực tiếp của anh, làm sao Sở dám ra quyết định mà không hỏi ý kiến Chủ tịch tỉnh. Dư luận phản ứng vì có thể hành động xử phạt này sẽ tạo thành tiền lệ.
Trong trường hợp này, Chủ tịch tỉnh và cán bộ nên ngồi với nhau để thảo luận. Đối với lãnh đạo trong một thời điểm nhất định, họ có những phản ứng nhạy cảm hơn vì có thể có vấn đề nội bộ, phe phái, phức tạp.
Qua vụ việc cũng cho thấy vấn đề của chúng ta hiện nay là ứng xử trên không gian mạng còn lúng túng. Có những người sử dụng mạng với động cơ, nội dung rất xấu như nói xấu lãnh đạo bằng lời lẽ không có văn hóa, không có căn cứ.
Ở nhiều quốc gia, người ta có thể chế giễu Tổng thống, thậm chí làm phim giả định, vẽ tranh biếm họa. Nhưng với văn hóa VN việc đó không chấp nhận được. Không gian mạng cũng cần có những ứng xử văn hóa.
|
Thu Hằng - Mỹ Vân - Hồng Nhì
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/275075/rut-quyet-dinh-phat-vi-che-chu-tich-tinh-la-dung-dan.html
06:22 ngày 24 tháng 11 năm 2015
VỤ "NÓI XẤU" CHÙ TỊCH TRÊN FACEBOOK
Vụ 'nói xấu' Chủ tịch tỉnh: UBND thừa nhận chưa thuyết phục
TP - Chiều qua (23/11) UBND tỉnh An Giang đã có cuộc họp với các cơ quan: Ban Tuyên giáo, UBKT Tỉnh ủy, Công an, Sở TT&TT, Sở GD&ĐT… bàn việc xử lý vụ “nói xấu” ông chủ tịch tỉnh này trên Facebook. Theo đó, các hình thức kỷ luật, phạt tiền đều đã được tỉnh chỉ đạo hạ xuống ở mức thấp nhất.
Nhà của ông Chủ tịch tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh sát nhà ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc - người được cho là nói xấu ông chủ tịch Thạnh.
“Chủ tịch tỉnh chịu nhiều sức ép từ dư luận”
Chánh văn phòng, kiêm người phát ngôn của UBND tỉnh An Giang – ông Võ Nguyên Nam cho biết: Quan điểm chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy An Giang là phải xem xét xử lý thấu đáo, trên cơ sở có lý, có tình. Phải dựa trên cơ sở phản ánh, góp ý của nhiều nguồn dư luận, báo chí và độc giả; việc xử lý phải tạo được sự đồng thuận; phải xem xét đến từng hoàn cảnh của các cá nhân để xem xét lại hình thức xử phạt. Hình thức xử phạt như vừa rồi chưa có tính thuyết phục cao.
Bên cạnh đó, các cá nhân liên quan cũng nên thành khẩn, nhìn rõ trách nhiệm của mình. Bản thân Chủ tịch UBND tỉnh là ông Vương Bình Thạnh những ngày qua cũng chịu nhiều sức ép từ phía dư luận…
Từ tinh thần chỉ đạo trên, chiều nay (23/11) sự chủ trì của ông Hồ Việt Hiệp – Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cuộc họp đã đi đến thống nhất: Đối với cô Lê Thị Thùy Trang – Giáo viên trường THPT Long Xuyên, rút hình thức kỷ luật từ khiển trách xuống phê bình; miễn hình thức phạt tiền (5 triệu đồng) đối với cô Trang. Việc này căn cứ vào đơn xin miễn giảm mức phạt của cô Trang ký ngày 20/10.
Đối với bà Phạm Thị Kim Nga - Phó chánh văn phòng Sở Công Thương An Giang, đề nghị giảm từ hình thức cảnh cáo xuống phê bình nghiêm túc về Đảng cũng như chính quyền. Đối với ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc - nhân viên Điện lực An Giang (chồng bà Nga), giữ nguyên hình thức phê bình. Ông Phúc sẽ được xem xét miễn hình thức phạt tiền (ông Phúc đã nộp phạt 5 triệu vào kho bạc), khi có đơn xin xem xét miễn giảm.
Theo Chánh văn phòng UBND tỉnh An Giang, thực tế trong những ngày qua nhiều tờ báo đã đưa tin không chính xác, đưa tin kiểu cắt khúc gây hiểu nhầm cho dư luận. Chẳng hạn trường hợp cô Phạm Thị Kim Nga, cô này vẫn là Phó chánh văn phòng của Sở Công Thương, không hề bị điều chuyển công tác đi đâu cả nhưng nhiều tờ báo lại đưa tin cô này bị chuyển công tác khác(!?).
Trong ngày mai, UBND tỉnh sẽ có văn bản chính thức thông báo ý kiến kết luận của UBND tỉnh đến các cơ quan liên quan. Các đơn vị liên quan đến các cá nhân bị xử phạt sẽ tổ chức thực hiện theo kết luận của UBND tỉnh. Việc họp báo cũng sẽ sớm được tổ chức với sự chủ trì của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang.
Kiểm điểm trách nhiệm vụ cấm Facebook
Chiều 23/11, ông Trần Quốc Tuấn - Phó chủ tịch UBND TP Châu Đốc (An Giang) cho phóng viên Tiền Phong biết: Sáng cùng ngày, UBND thành phố Châu Đốc vừa ký, ban hành công văn về việc yêu cầu hủy công văn của phòng giáo dục liên quan đến việc sử dụng Facebook.
Theo đó, yêu cầu Phòng GD&ĐT thành phố Châu Đốc khẩn trương ban hành văn bản thu hồi công văn số 1192/PGDĐT ngày 2/11/2015 của phòng đã gửi hiệu trưởng các trường trực thuộc; tổ chức họp rút kinh nghiệm, kiểm điểm trách nhiệm người có liên quan và báo cáo về UBND thành phố trước ngày 26/11.
Ông Tuấn nói về việc cần thiết thu hồi công văn của phòng giáo dục: “Lẽ ra khi nhận được văn bản của UBND thành phố và của Sở Thông tin truyền thông, Phòng Giáo dục chỉ cần chỉ đạo thực hiện theo tinh thần hướng dẫn là được rồi. Đằng này lại ra thêm một công văn có từ ngữ không chuẩn mực, viết sai ngữ pháp. Đã thế lại còn thêm mấy từ cấm này, cấm kia… trái pháp luật”.
Trước đó, ngày 2/11/2015, bà Nguyễn Thị Hồng Loan - Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Châu Đốc có công văn gởi đến hiệu trưởng các trường học trên địa bàn, quán triệt đối với cán bộ, giáo viên, học sinh “V/v sử dụng mạng xã hội và cung cấp thông tin trên mạng xã hội” với nội dung có đoạn “Nghiêm cấm các cá nhân bình luận, thích (like), chia sẻ (share) nội dung các vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách, chính trị, tôn giáo”… đã làm “dậy sóng” cư dân mạng.
Đối với cô Lê Thị Thùy Trang – Giáo viên trường THPT Long Xuyên, rút hình thức kỷ luật từ khiển trách xuống phê bình; miễn hình thức phạt tiền (5 triệu đồng) đối với cô Trang. Việc này căn cứ vào đơn xin miễn giảm mức phạt của cô Trang ký ngày 20/10. Đối với bà Phạm Thị Kim Nga – Phó chánh văn phòng Sở Công thương An Giang, đề nghị giảm từ hình thức cảnh cáo xuống phê bình nghiêm túc về Đảng cũng như chính quyền. Đối với ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc - nhân viên Điện lực An Giang (chồng bà Nga), giữ nguyên hình thức phê bình. Ông Phúc sẽ được xem xét miễn hình thức phạt tiền (ông Phúc đã nộp phạt 5 triệu vào kho bạc), nếu có đơn xin miễn giảm.
Vụ “Bị phạt vì nói xấu chủ tịch tỉnh“: Hồ sơ trái luật, thanh tra trái chuẩn
Cả tuần qua, dư luận “sôi sục” việc 3 cán bộ lên facebook nói chủ tịch tỉnh An Giang “kênh kiệu, xa dân” bị phạt nặng. Đã có hàng loạt vi phạm trong hồ sơ xử phạt, thậm chí, cán bộ tham gia xử lý vụ việc là cán bộ không đủ chuẩn.
Hồ sơ sai
Điều đáng nói là, quy trình xử phạt cũng như việc vận dụng luật của đoàn thanh tra do các cán bộ Lê Giang, Nguyễn Thanh Hiền thực hiện lại đầy sai phạm. Thậm chí, quyết định xử phạt lại căn cứ vào một luật không có trong hệ thống pháp luật Việt Nam!
Theo biên bản vi phạm hành chính do đoàn thanh tra lập, các cán bộ “chê” chủ tịch tỉnh kênh kiệu, xa dân là vi phạm điểm g, khoản 3, Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP “cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”. Thế nhưng, theo luật sư Nguyễn Văn Đạt - Đoàn Luật sư TPHCM, căn cứ xác lập hành vi vi phạm của đoàn thanh tra là sai. Bởi, Nghị định này quy định hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt chứ không dùng làm căn cứ xác lập hành vi vi phạm.
Ảnh 1: Văn bản chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang: Rớt công chức là phải loại. |
Thêm các điểm sai là, các biên bản đều không nêu ngày, giờ xảy ra vi phạm hành chính. Phần “người chứng kiến” trong các biên bản đều bỏ trống. Thậm chí, tên của bà Trang hồ sơ ghi cũng không đúng, chỉ còn “Thị Thùy Trang” (mất họ). “Không biết hành vi xảy ra lúc nào, ở đâu, thì không thể xác định là có vi phạm hay không” - luật sư Đạt nói.
Biên bản đã sai, quyết định xử phạt ban hành ngày 16.10 cũng sai. Trong quyết định, ông Nguyễn Thanh Hiền ghi: “Căn Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 1.7.2013”. Chúng tôi đã tra cứu và thấy rằng, cái gọi là “luật” mà ông Hiền áp dụng không tồn tại. Nói chính xác, hệ thống luật pháp của Việt Nam chỉ có Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 20.6.2012, không hề có Luật nào tương tự ra đời ngày 1.7.2013. Thêm nữa, ghi cho đúng phải là “Căn cứ luật” thì, có thể do “lỗi đánh máy”, các quyết định đều là “Căn luật”.
Thi rớt công chức... trở thành thành viên đoàn thanh tra
Năm 2012, tỉnh An Giang tổ chức thi tuyển công chức, có 1.300 người đăng ký dự thi. Trong số này, hơn 1.000 bị rớt. Trong số rớt - ông Lê Giang, công tác tại Sở Thông tin & Truyền thông (TTTT) - một trong những người có điểm số rất thấp.
Kết quả điểm thi của ông Lê Giang (đầu trang). |
Ông Lê Giang là thành viên chủ chốt của đoàn thanh tra. |
Ông Lê Giang là thành viên chủ chốt của đoàn thanh tra. |
Sau kết quả thi công chức, ngày 21.2.2013, chủ tịch An Giang Vương Bình Thạnh ban hành văn bản 153/UBND-TH gửi các cơ quan, sở ngành trong tỉnh, yêu cầu cán bộ nào làm công tác chuyên môn mà thi rớt công chức thì phải chấm dứt hợp đồng (trừ hợp đồng lao động thời vụ, có thời hạn).
Thế nhưng, ông Lê Giang vẫn nghiễm nhiên được bố trí làm cán bộ thanh tra của Sở TTTT. Trong toàn bộ vụ việc xử lý các cán bộ “chê” chủ tịch tỉnh trên facebook, ông Lê Giang là cán bộ lập biên bản và là thành viên chủ chốt của đoàn (tổng cộng đoàn có 3 người). Trong hồ sơ xử lý, hàng loạt lỗi sai đã được ông Lê Giang và ông Nguyễn Thanh Hiền tạo ra.
Giải thích lý do vì sao ông Lê Giang lại có mặt trong đoàn thanh tra, trong khi ông rớt công chức và đáng lẽ phải bị loại khỏi cơ quan từ năm 2013, ông Trương Minh Thuần - Giám đốc Sở TTTT - nói: “Ông Giang thi rớt công chức nhưng do cơ quan mới thành lập nên thiếu người. Ông Giang chỉ làm việc hợp đồng chứ không phải thanh tra viên”.
TTO - Nói về vụ bị chê trên facebook, chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: "Quan điểm của tôi trong vụ việc này là sẵn sàng tha thứ cho các cá nhân vì họ đã thấy được lỗi của mình."
Ông Vương Bình Thạnh nói: "Quan điểm của tôi trong vụ việc này là sẵn sàng tha thứ cho các cá nhân vì họ đã thấy được lỗi của mình" - Ảnh: Chí Quốc |
Chiều 23-11, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Vương Bình Thạnh - chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết chiều cùng ngày ông đã chỉ đạo và giao cho một phó chủ tịch UBND tỉnh họp với các sở, ngành của tỉnh xem xét lại việc xử lý kỷ luật ba cán bộ trong vụ bình luận về chủ tịch trên Facebook.
“Quan điểm của tôi trong vụ việc này là sẵn sàng tha thứ cho các cá nhân vì họ đã thấy được lỗi của mình nên tôi đã yêu cầu đồng chí phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành tham mưu xem xét theo hướng rút lại các quyết định xử lý đối với ba cán bộ vừa qua và xem xét chỉ xử lý hình thức nhẹ nhất mang tính phê bình nhắc nhở là chính”, ông Thạnh nói.
Ông Thạnh cũng thông tin kết thúc cuộc họp chiều cùng ngày, UBND tỉnh đã thống nhất yêu cầu Sở Thông tin truyền thông, Đảng ủy khối dân chính Đảng tỉnh An Giang, Sở Công thương An Giang rút các quyết định xử lý phạt hành chính và chính quyền, kỷ luật Đảng đối với 3 cán bộ mà các cơ quan này đã ra quyết định xử lý trước đó.
Theo đó, Sở Thông tin truyền thông phải rút quyết định xử phạt hành chính mức 5 triệu đồng đối với bà Lê Thị Thùy Trang (giáo viên Trường THPT Long Xuyên, TP.Long Xuyên) và ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc (nhân viên Điện lực An Giang).
Hai cán bộ này chỉ bị cơ quan đang công tác phê bình nhắc nhở trong toàn cơ quan.
Đảng ủy khối dân chính Đảng tỉnh và Sở Công thương An Giang rút quyết định xử lý kỷ luật cảnh cáo Đảng và chính quyền đối với bà Phan Thị Kim Nga (phó văn phòng Sở Công thương).
Bà Nga chỉ bị cơ quan đang công tác phê bình nhắc nhở trước tập thể cơ quan mình.
Ông Thạnh cũng cho biết chỉ đạo này sẽ được các Sở, ngành thực hiện ngay trong ngày 24-11.
“Ngay sau khi thu hồi các quyết định trong tuần này Thường trực UBND tỉnh sẽ họp kiểm điểm rút kinh nghiệm nghiêm túc đối với các cơ quan tham mưu đã ra các quyết định chưa chuẩn, thiếu cân nhắc gây ảnh hưởng đến cá nhân tôi và UBND tỉnh như trên và sẽ công khai kết quả xử lý cho cơ quan báo chí”, ông Thạnh cho hay.
H.T.DŨNG
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20151123/rut-quyet-dinh-xu-phat-can-bo-che-chu-tich-tren-facebook/1008142.html
Vụ “Bị phạt vì nói xấu lãnh đạo tỉnh An Giang”: Chê một câu, 16 cơ quan cùng vào cuộc
Chỉ vì câu bình luận “Ông chủ tịch này kênh kiệu, xa dân nhất trong các đời chủ tịch tỉnh An Giang”, có đến 16 cơ quan ở An Giang cùng vào cuộc để xử lý. Kết quả là, dư luận sôi sục với cách giải quyết toàn “sạn” này của các cơ quan.
- “Bị phạt vì nói xấu chủ tịch tỉnh” và những góc khuất không ngờ tới
- “Chê” Chủ tịch tỉnh trên Facebook và câu chuyện thật như đùa
Ông Trần Quốc Tuấn - Phó chủ tịch UBND TP.Châu Đốc (tỉnh An Giang) cho biết, đã chỉ đạo Phòng GDĐT thành phố Châu Đốc vào ngày làm việc 23.11 phải thu hồi công văn mà cơ quan này ban hành, cấm giáo viên, học sinh bình luận, thích, chia sẻ…trên facebook gây tranh cãi trong những ngày qua. Công văn này được Trưởng phòng GDĐT thị xã Châu Đốc - Nguyễn Thị Hồng Loan, ký từ ngày 2.11.2015. Như vậy, công văn này chỉ “hưởng dương” 21 ngày tuổi và bị thu hồi vì trái quy định của pháp luật.
Cơ quan thứ chín là Sở GDĐT. Đối với cơ quan này, Thường trực Đảng ủy khối Dân chính đảng chỉ đạo Đảng ủy Sở GDĐT phối hợp cùng Ban Giám đốc Sở GDĐT cùng xử lý cô Lê Thị Thùy Trang.
Từ câu bình luận “Ông chủ tịch này kênh kiệu, xa dân nhất trong các đời chủ tịch tỉnh An Giang”, có 3 cán bộ bị xử phạt nặng nề, làm dư luận dậy sóng. Và, cũng chỉ từ câu nhận xét vô thưởng vô phạt này, có 16 cơ quan, tổ chức từ đảng đến chính quyền ở An Giang cùng vào cuộc xử lý.
Đầu tiên, phải kể đến Phòng Tham mưu Công an tỉnh An Giang (PV11). Chúng tôi chưa xác định được cơ quan này có được nguồn tin từ đâu, nhưng đã vào cuộc làm rõ. Đến ngày 20.7, PV11 ra báo cáo số 608/CAT-PV11 xác định nickname Kim Nga Phan là của bà Phan Thị Kim Nga - Phó Chánh Văn phòng Sở Công thương.
Cơ quan thứ 2 vào cuộc là Đảng ủy khối Dân chính đảng. Ngày 15.9, cơ quan này ban hành hẳn Công văn 25-CV/ĐUK về việc xử lý, chấn chỉnh cán bộ, đảng viên lợi dụng việc sử dụng facebook. Cơ quan này còn có những văn bản khác, liên quan đến việc chỉ đạo xử lý 3 cán bộ.
Cơ quan thứ 3 là Phòng An ninh Chính trị nội bộ (PA83) Công an tỉnh An Giang. Để phối hợp xử lý, PA83 đã cử sĩ một quan cấp tá, chức danh đội trưởng cùng tham gia đoàn thanh tra.
Cơ quan thứ 4 - cơ quan chủ lực xử lý vấn đề là Sở Thông tin truyền thông tỉnh An Giang. Dưới sở này là Thanh tra Sở TTTT.
Thứ năm là Trường THPT Long Xuyên. Theo chỉ đạo của cấp trên, trường đã thành lập hội đồng kỷ luật, sau đó tiến hành họp hội đồng kỷ luật vào ngày 25.9 để xử lý cô giáo Lê Thị Thùy Trang. “Lỗi” của cô Trang là dẫn lại một bài báo chính thống kèm câu “Hồi nào vậy tèn. Mà vậy đi cho đẹp lòng dân”. Những ai đọc và hiểu tiếng Việt một cách cơ bản cũng đều cho rằng, câu này không có gì là xúc phạm. Hiểu theo nghĩa tích cực, câu này có ý động viên. Là câu “khen” chứ không phải “chê”. Trước khi bị họp hội đồng kỷ luật, ngày 22.9, cô Trang phải ngồi viết tự kiểm. Đến ngày 26.9, Hiệu trường Trường THPT Long Xuyên phải làm báo cáo 124/BC/THPTLX về việc xử lý kỷ luật cô Trang”.
Cơ quan thứ sáu là UBND thành phố Châu Đốc - ra Công văn 3018/UBND-VX ngày 30.10 về việc sử dụng mạng xã hội.
Cơ quan thứ bảy là Phòng GDĐT thành phố Châu Đốc - Công văn 122/PGDĐT ngày 2.11 về việc nghiêm cấm “like”, “share” trên facebook. Công văn này đến tất cả các trường học trực thuộc phòng để thực hiện.
Cơ quan thứ bảy là Phòng GDĐT thành phố Châu Đốc - Công văn 122/PGDĐT ngày 2.11 về việc nghiêm cấm “like”, “share” trên facebook. Công văn này đến tất cả các trường học trực thuộc phòng để thực hiện.
Cơ quan thứ tám là Ủy ban kiểm tra Đảng ủy khối, làm việc với ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc và có biên bản ngày 11.9 “ông Phúc thừa nhận sai phạm”. Các cơ quan nhận được văn bản báo cáo việc xử phạt 3 cán bộ là Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Công an tỉnh.
Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang: Thông báo kết quả xử lý cán bộ trên phương tiện thông tin đại chúng. |
Cơ quan thứ mười là Sở Công thương, Thường trực Đảng ủy khối Dân chính đảng chỉ đạo Đảng ủy Sở Công thương phối hợp cùng Ban Giám đốc Sở Công thương cùng bà Phan Thị Kim Nga.
Cơ quan thứ 11 là Đảng ủy khối doanh nghiệp, cơ quan thứ 12 là Công ty Điện lực An Giang. Theo đó, Đảng ủy khối Dân chính đảng chỉ đạo 2 đơn vị này cùng phối hợp xử lý ông Phúc.
Cơ quan thứ 13 là Văn phòng UBND tỉnh. Chánh Văn phòng UBND tỉnh đã ra công văn giao Cổng thông tin điện tử tỉnh (cơ quan thứ 14) và Báo An Giang (cơ quan thứ 15) phải nhanh chóng đăng tải kết quả xử lý 3 cán bộ lên phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian sớm nhất.
Cơ quan thứ 16, là kho bạc. Hiện ông Phúc đã nộp phạt tại kho bạc. Còn cô giáo Lê Thị Thùy Trang do hoàn cảnh khó khăn nên chưa có tiền nộp.
Trên đây là con số thống kê “sơ sơ” của chúng tôi, qua những văn bản đang cầm trong tay. Thực tế thì, từ sự kiện xử phạt 3 cán bộ dám nhận xét chủ tịch tỉnh, Sở TTTT đã gửi công văn đi nhiều nơi. Ngoài thành phố Châu Đốc “triển khai” (và sẽ thu hồi vào ngày mai 23.11), nhiều địa phương khác có tham gia hay không, chúng tôi chưa kiểm chứng được.
Chê chủ tịch UBND tỉnh trên facebook, bị phạt tiền và kỷ luật
TTO - Tổ trưởng tổ chuyên môn Ngữ văn Trường THPT Long Xuyên (TP Long Xuyên) bị phạt 5 triệu đồng vì chê chủ tịch UBND tỉnh "nhìn cái mặt kênh kiệu" trên facebook.
Chiều 14-11, ông Trương Minh Thuần, giám đốc Sở Thông tin Truyền thông tỉnh An Giang cho biết sở này đã ra quyết định xử phạt bà Lê Thị Thùy Trang, tổ trưởng tổ chuyên môn Ngữ văn Trường THPT Long Xuyên (TP Long Xuyên) và ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc, nhân viên Điện lực An Giang mỗi người 5 triệu đồng, do cả 2 vi phạm truyền đưa lưu trữ sử dụng thông tin nhằm xúc phạm uy tín danh dự người khác.
Còn bà Phan Thị Kim Nga, phó văn phòng Sở Công thương được nhắc nhở, không bị xử phạt.
Trước đó, sau khi đọc báo nội dung Thanh tra Chính phủ đề nghị kiểm điểm chủ tịch tỉnh UBND tỉnh An Giang, bà Trang tải lại thông tin này lên facebook cá nhân rồi vào bình luận chê chủ tịch UBND tỉnh: nhìn cái mặt kênh kiệu… Từ đó nhiều người, trong đó có ông Phúc vào comment (bình luận), like trên facebook của bà Trang.
Ông Thuần cho biết bà Nga không trực tiếp sử dụng tài khoản của mình, “mà chồng bà là ông Phúc sử dụng mật khẩu của bà này vào tài khoản đó” để câu like theo nên không bị phạt tiền
Ông Phúc bị xử phạt hành chính và bị Điện lực An Giang phê bình trong toàn đơn vị. “Hành vi của bà Trang và ông Phúc vi phạm truyền đưa lưu trữ sử dụng thông tin nhằm xúc phạm uy tín danh dự người khác.
Căn cứ Điều 66 theo Nghị định 174 ngày 13-11-2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bưu chính tần số viễn thông công nghệ thông tin và tần số vô tuyến, mỗi người bị phạt hành chính 5 triệu đồng là đúng quy định. Đây là mức xử phạt đầu khung, có tính nhắc nhở”, ông Thuần nói.
Ngoài bị xử phạt hành chính, cả ba cá nhân trên còn bị xử lý kỷ luật về mặt Đảng và chính quyền. Ông Lý Thanh Tú, phó giám đốc Sở Giáo dục đào tạo tỉnh, cho biết ban giám hiệu Trường THPT Long Xuyên vừa kỷ luật bà Trang hình thức khiển trách về hành chính, căn cứ theo Luật Viên chức và Nghị định 27/2012 ngày 6.4.2015 của Chính phủ.
“Việc kỷ luật này sở có đề nghị trường xem xét, sau đó sở xét lại thấy mức kỷ luật này là đúng, bởi cô Trang có vi phạm”, ông Tú nói.
Bà Mai Thị Ánh Tuyết, giám đốc Sở Công thương An Giang cho hay bà Nga vừa bị Đảng ủy và ban giám đốc sở xử lý kỷ luật hình thức cảnh cáo về Đảng và chính quyền, cho điều chuyển làm công tác khác, căn cứ quy định 181-QĐTW của Bộ Chính trị và Luật Cán bộ công chức theo Nghị định số 34/2011 của Chính phủ.
Việc xử phạt, kỷ luật này dư luận ở An Giang hiện có nhiều ý kiến khác nhau. Phần lớn cho rằng việc xử lý căn cứ vào quy định pháp luật như Luật Viên chức, quy định về Đảng là có cơ sở. Tuy nhiên nếu xét về tình và cân nhắc xem xét kỹ thì mức độ vi phạm của ba cán bộ trên chưa đáng bị xử lý nặng như thế, vô tình tạo thêm dư luận không tốt.
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20151114/che-chu-tich-ubnd-tinh-tren-facebook-bi-phat-tien-va-ky-luat/1003024.html
Phải nói là các Bác nhà mềnh xử lý với truyền thông là quá kém , đáng lý ra sự việc đơn giản này không nên đẩy đi quá xa như vậy . Trong vụ việc này người mất nhiều nhất là ông Thạch nói riêng và tỉnh An Giang nói chung . Chuyện bé xé ra to , tự nhiên cái bản mặt mình phơi ra để cho dư luận chửi , bên BlogSpot thì còn ít chứ bên FB thì thôi rồi , không có từ nào diễn tả hết được
Trả lờiXóaĐây cũng là bài học kinh nghiệm cho tất cả các quan lớn bé trước khi đưa ra một quyét định phạt một ai đó , bây giờ không phải như hồi trước một mình một cõi, muốn tự tung tự tác gì cũng được . Bây giờ là thời đại của giới truyền thông , vì thế nên cẩn trọng
Nói " Tha thứ " ở đây cũng không ổn , chính quyền xử lý sai thì phải xin lỗi mới là phải đạo , nói như vạy thì chỉ ăn đá , gạch tiếp mà thôi
Làm mấy nay em chột hết cả dạ, chả dám chửi xéo bác nào trên fb nữa í.
Trả lờiXóa