Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

01/08/2015

Văn nghệ Thứ Bảy : "Phê bình kiểm dịch", và kiểm dịch lại "Phê bình kiểm dịch"

Xoay quanh hai nhà phê bình. Một là Trần Đình Sử. Một là Chu Giang.

Tư liệu được xếp ngược.

3. Chu Giang tiếp tục kiểm dịch Trần Đình Sử.
2. Chu Giang viết "Kiểm dịch Trần Đình Sử"
1. Trần Đình Sử viết "Phê bình kiểm dịch.


Từ đây trở xuống là tư liệu.

---



Bản bổ sung (19/8/2015):

Kiểm dịch Trần Đình Sử

Về mọi phương diện, Luận án của Trần Ngọc Hiếu tệ hại nguy hiểm hơn Luận văn của Đỗ Thị Thoan rất nhiều. Tác hại xã hội của nó là ở cấp độ cao hơn. Song chúng tôi sẽ không đề nghị huỷ bỏ Luận án thu hồi học vị, xem xét trách nhiệm của người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn.
Nếu làm thế, thì còn gì là khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội nữa. Vuốt má nể môi. Mía sâu có đốt nhà dột có nơi. Thôi thì chỉ mong “các ông tí” nhanh nhanh lên để còn lau chùi bát đĩa đậy điệm đồ ăn giống dựng. Nhà nghèo thực không dám phí phạm. Ày là một lẽ. Còn một lẽ cao sâu cảm động hơn là GS.TS Trần Đình Sử tuy thế, vẫn còn gắn bó với trung tâm, với cái chính thống, với thể chế này lắm. Bởi Giáo sư vẫn tham dự vào Giải thưởng hàng năm của Hội Nhà văn, năm 2014. Giáo sư lại kính tặng tác phẩm dự giải cho nhà văn Dương Trọng Dật, ủy viên Hội đồng Lý luận phê bình Hội Nhà văn Việt Nam để thêm phần hiểu biết tin cậy. Nhà văn Dương Trọng Dật người Bắc, tỉnh Đông (Hải Dương) sau chiến tranh định cư ở TP. Hồ Chí Minh. Đúng là hữu duyên thiên lý mới tương ngộ được như vậy. Tuy không được cái giải gì, nhưng tấm lòng của Giáo sư đối với Hội ta (Chu Giang cũng là hội viên), với chế độ ta, với nền văn học cách mạng – xã hội chủ nghĩa của chúng ta vẫn còn sâu nặng lắm. Nghĩ mà xem. Mâm cao cỗ đầy. Nhà hàng sang trọng. Trống ngược kèn xuôi thiệp mời trang trọng mà khách khứa không thèm đến thì có nhục không? Đằng này bữa cơm rau muối nhưng nặng tình nặng nghĩa. Được lời như cởi tấm lòng. Chủ khách một lòng thành thực, rượu với bia tuy ít vẫn thừa… Cho nên Hội ta tuy chưa được cái Noben nào nhưng đã hơn ngàn lại hơn ngàn đang chờ vào, là người ta trông vào Giáo sư đấy. Quí hóa lắm. Giải nào cho xứng. Trong các bài viết trước đây, có điều gì làm cho Giáo sư không được vui lòng, mong Giáo sư mở lượng khoan dung thì kẻ học trò này hân hạnh vô cùng. Từ nay, chỉ dám thưa với Giáo sư những chỗ chưa được thông khi tiếp cận với tư tưởng của Giáo sư qua một khối lượng trước tác thật là đồ sộ.
_MG_7768
Nhìn vào danh mục Những tác phẩm chính của Giáo sư quả thật là choáng ngợp. Trước một GS.TS. NGND hội viên Hội Nhà văn từ địa phương đến quốc gia, tổng chủ biên, chủ biên, biên soạn, viết
chung và dịch thuật biết bao nhiêu là công trình… thì dám nói gì nữa chứ. Đọc đi ngắm lại, định thần lại, mới thấy có một công trình biên soạn chung hay lắm, mà Giáo sư quên mất. Xem trong Kỷ yếu Nhà văn Việt Nam hiện đại bản in lần thứ tư, năm 2010 cũng không thấy. Đó là cuốn “Một thời đại văn học mới” (NXB Văn học. H. 1987), Giáo sư có bài hay lắm.

Xin trích một đoạn: “Con người của nền văn học đó (văn học cách mạng) không thể nào khác hơn là con người chính trị, con người được nhận thức thể hiện trong bản chất giai cấp, trong các quan hệ của đời sống muôn vẻ, gắn liền với chính trị và được đánh giá từ góc độ chính trị. Đó là điểm cách tân quan trọng nhất, căn bản nhất của văn học ta cũng là đặc điểm chung căn bản của văn học xã hội chủ nghĩa thế giới” (Một thời đại văn học mới. NXB Văn học, 1987, tr.46).
Tôi nói hay là nói đến cái giá trị khoa học của nó. Không có bài luận của GS thì ngay bây giờ cho đến các đời sau người ta không biết con người Việt Nam hồi ấy nó như thế nào. Làm sao mà cắt nghĩa được những công việc long trời lở đất kinh thiên động địa đến nỗi các ông Tây phải cuốn cờ xách túi ra về. Cái con người giai cấp con người chính trị mà làm được như thế chẳng đáng là con người hay sao? Nói thật lòng với GS chứ bây giờ tôi lại ước mong những con người chính trị đó sống lại đông thêm mạnh ra trăm triệu người cùng chung một ý chí một niềm tin cùng hành động thì cái đám quan liêu tham nhũng buôn gian bán lậu đạo chích đạo văn… còn đường nào đất nào mà hoành hành. Con người cá nhân phong phú đa dạng cũng hay, ai ai cũng là hoa hậu hoàn vũ, ước mơ cho lá rau má to bằng lá sen… thì cuộc đời đẹp làm sao! Nhưng mà cứ như hiện thời, con người cá nhân phong phú đa dạng con người tự do tự chọn… nó làm cho gia đình và xã hội nát như tương bần. Chẳng nói xa xôi cứ nói trong ngành giáo dục – đào tạo, trong nhà trường bây giờ từ mầm non mẫu giáo đến đại học cao học siêu học… thật biết bao nhiêu cái buồn lòng. Chưa đọc thông viết thạo đã phải chạy điểm chạy lớp chạy trường. Lên nữa thì chạy bằng chạy cấp mua luận án bán luận văn ngay nách tường Bộ học… Thầy chẳng theo được Di Tề. Học trò không biết chuyện Tăng Sâm, Phạm Sư Mạnh… Lạnh nhạt với lý tưởng – ước mơ – nghĩa vụ, thay các điển hình người tốt việc tốt bằng các thần tượng, các cảm giác mạnh… đã đưa lớp trẻ đến đâu? Vụ thảm sát ở Bắc Giang năm trước, lại Bình Dương vừa rồi… man rợ khủng khiếp quá. Nhà trường và các thầy nên xem lại sự giáo dục, sự truyền bá truyền thụ kiến thức tri thức cho học trò đi. Cổng trường khắc câu Tiên học lễ… Học trò nó bảo Tiên học phí… Bài Văn hóa và con người trong thời hội nhập… in trên Văn nghệ Nghệ An, nay GS chọn vào sách, là xác đáng, trúng cựa lắm. Tôi rất tán thành. Nhưng trong khung cảnh xã hội như trên mà lại đề cao ngoại biên, đề cao, khuyến khích giải trung tâm, giải chính thống, giải truyền thống, phá vỡ cái hiện hữu, cái tiền lập. Tất cả đều đem ra làm vè, giễu nhại từ lãnh tụ anh hùng dân tộc danh nhân văn hóa cho đến thuần phong mĩ tục… thì đưa xã hội đến đâu? Tự do sáng tạo mà giễu cợt chớt nhả cá đối bằng đầu có giống Quát (Cao Bá Quát)… có như Xương (Trần Tế Xương)… (LA. 109) rồi diệt cả Lục Vân Tiên, cả cụ Chiểu (Đồ Chiểu), thơ chỉ cốt vần vè mà không thành một chút nội dung nào lại có thể tôn vinh hay sao (LA. 180)? Ày là chỗ rất bất cập của Giáo sư. Nó chẳng xứng với một người làm lý luận chuyên nghiệp, một nhà khoa học về đường lý luận (văn học) như Giáo sư tự nhận.
Những bất cập của Giáo sư về đường tri thức cụ thể nó nhiều lắm, thôi ta chẳng nói. Mà đi tìm nguyên nhân của nó. Đó chính là phương pháp tư duy, phương pháp luận nghiên cứu khoa học của Giáo sư. Chỗ này cần làm rõ, không phải chỉ vì Giáo sư, mà vì muôn ngàn Giáo sư trong tương lai. Giáo sư chẳng qua chỉ là cái ví dụ cụ thể cái mẫu bệnh phẩm trong sự kiểm dịch mà thôi.
Nay xin kiểm dịch sơ qua quyển Trên đường biên của lý luận văn học. NXB Văn học. H. 2014. Tác phẩm tham dự Giải thưởng hàng năm của Hội Nhà văn đã nói trên.
Không rõ trong Tuyển tập Trần Đình Sử, NXB Giáo dục. H. 2004, sự trước tác của Giáo sư như thế nào, vì tôi chưa có hân hạnh được tiếp cận. Nhưng sau 10 năm Giáo sư mới đưa ra cuốn Trên đường biên… mà Giáo sư tự nhận Đây là cuốn sách của một người làm lí luận… trong hành trình tự vượt lên mình (Lời nói đầu. Viết ngày 10-6-2014 tại Hà Nội).
Cứ xem như thế thì sự trước tác ở đây còn phải nghiêm cẩn hơn cả Tuyển tập…
(năm 2004). Là cái dịp tự duyệt lại mình tự vượt lên mình thì một ý tưởng, một câu một chữ càng phải nên thận trọng, thực sự là mình tự vượt lên chứ không phải mình tự tụt xuống. Cho nên xin thưa với Giáo sư ba điểm trong cuốn sách mới này: một về thái độ học thuật. Một về phương pháp học thuật. Một về cụ thể học thuật.
Xin được tuần tự.
  • Về thái độ học thuật:
Giáo sư viết: Các ý kiến của tôi chắc chắn khó tránh khỏi khuyết điểm, mâu thuẫn hoặc chưa chín. Đó cũng là chuyện thường tình. Đây là câu cuối cùng trong Lời nói đầu.
Thế là giáo sư kiêu ngạo quá. Trịch thượng quá. Xem thường khoa học, xem thường bạn đọc quá. Có khuyết điểm ư, có chưa chín ư… đó là sự thường tình, là chuyện thường tình nhé. Ăn được thì ăn xài được thì xài không thì bỏ đó nhé. Sống mới chả chín. Đây chỉ có thế. Nó là chuyện thường tình xưa nay. Rách chuyện.
Thưa giáo sư, một cá nhân không tránh khỏi được thiếu sót. Nó là thực tế. Như một qui luật. Vì cá nhân là một người. Cái nhìn cái nghĩ của một người làm sao bao quát hết cả. Làm sao bằng được muôn người. Cho nên nó là sự thường gặp. Nhưng không vì nó là sự thường mà xem nó là thường tình, không tỏ ra cẩn trọng. Nên người xưa thường mở đầu bằng Phi lộ (lời dẫn trước), Lời thưa trước, Đôi lời này kia, và cuối bài, cuối sách luôn tỏ ra khiêm nhường, thường dùng chữ cẩn chí, cẩn tự, lời cầu mong được chỉ giáo, được bổ chính… Rằng “người viết tuy thế này thế kia, vẫn không tránh khỏi thế này thế kia… Mong được các bậc cao minh chỉ giáo cho… ”. Nói xa thì như thế, nói gần thì như nhà văn nhà giáo lão thành Phạm Toàn trong lời giới thiệu cho Tập tiểu luận viết bằng tiếng Pháp của cụ Phạm Thượng Chi quá cố, cũng dùng mấy chữ Phạm Toàn cẩn tự ở cuối bài. Có đâu như Giáo sư, quẳng ra một câu Đó cũng là chuyện thường tình rồi chấm hết. Trong học thuật mà thái độ như thế thì rất khó tự vượt mình, vì cái gót Asin nó còn nặng lắm. Người xưa xem thói kiêu ngạo là căn bệnh tệ hại nhất của kẻ sĩ cũng là có lý lắm (Xem Danh ngôn Hán học. Trần Lê Nhân. NXB Văn học. H. 2008). Bây giờ thì càng có lý.
  • Về phương pháp học thuật:
Giáo sư viết: Tôi là người đã được đào tạo nhiều năm trong môi trường lý thuyết cũ, bao nhiêu năm tuổi trẻ dành đọc các lý thuyết xơ cứng. May mà tự biết tìm đọc các tinh hoa lí luận Liên Xô cũ của Mikhail Bakhtin, Dimitri Likhachev, Jouri Lotman, tôi đã nhận thấy những hạn chế của lí thuyết Xô Viết và tìm cách diễn giải lại, trước hết cho bản thân mình, sau cung cấp cho bạn đọc tham khảo.
Tôi đã nhiều lần tham gia và chủ biên giáo trình lí luận cho các trường đại học, đã cố gắng đưa vào các tri thức mới (Lời nói đầu. Trên đường biên… Sđd., tr.8). Cái bất cập lớn nhất trong phương pháp học thuật của Giáo sư là ở chỗ diễn giải lại. Đọc thiên kinh vạn quyển mà chỉ làm được cái việc diễn giải lại thì có khác gì đào, kép cứ theo vở của thầy tuồng mà diễn giải lại. Và Giáo sư đã diễn giải lại, theo tôi, là rất sai, trường hợp lý thuyết ngoại biên của Bakhtin. Chỗ này, Giáo sư tỏ ra vào hàng kép nhất mà diễn giải lại cái vở của Bakhtin thôi. Hoàn toàn không có tri thức gì mới và càng không có sự sáng tạo nên khi vận dụng vào văn học Việt Nam hiện nay, khá là sai lầm nguy hiểm, như sự hướng dẫn khoa học cho Trần Ngọc Hiếu, với tư tưởng giải trung tâm, đề cao, cổ động cho cái ngoại biên, cho quá trình ngoại biên hóa đang diễn ra trong văn học Việt Nam.
Về lý thuyết ngoại biên của Bakhtin là vấn đề cũng dài dòng văn tự. Nhưng cần phải đặt ra những vấn đề khi tiếp cận với thuyết của Bakhtin.
Về tư cách học thuật của Bakhtin là không hoặc chưa đáng tin cậy. Xem Ngô Tự Lập trên Lý luận phê bình văn học nghệ thuật – Tạp chí của Hội đồng LLPBVHNT TW – số tháng 5-2015 thì Bakhtin có nhiều khả năng là một tay đại bịp. Tuy nhiên, phải chờ đợi thông tin ở các chuyên gia văn học Nga. Biết đâu là ngược lại. Nhưng các trích dẫn của Giáo sư về Bakhtin là chưa đáng tin cậy, thậm chí có chỗ theo chúng tôi, là giáo sư đã diễn giải lại một cách ngô nghê, như câu này: Theo Bakhtin, biên giới (đường biên, ranh giới, giới hạn, tiếp giáp, ngoại biên) không phải là vùng khép kín, bất biến mà là nơi mở ra, tạo thành tính chất chưa hoàn thành của đời song và văn hóa (TĐB… tr.315). Thật là thấy người ăn cũng thò tay vào bị… đời sống và văn hóa có bao giờ là hoàn thành nhỉ? Viết rồi dịch rồi diễn giải lại một sự vô nghĩa, nó phí phạm quá. Trong động từ tiếng nga chia ra thể hoàn thành và chưa hoàn thành, thời quá khứ, hiện tại và tương lai. Từ những ký ức của ngôn ngữ mẹ đẻ mà Bakhtin viết như thế, ấy là chuyện của ông ấy. Nhưng khi đọc và diễn giải lại cho người Việt, sang tiếng Việt, thì phải khác tiếng Nga chứ. Đời sống và văn hóa mà hoàn thành thì thành đại nghĩa địa rồi, còn gì phải bàn nữa chứ. Ảy, cái nô lệ học thuật chữ nghĩa tuy thế cũng vui. Chứ can tự như Phạm Toàn thì còn gì mà nói.
Nhưng vấn đề còn quan trọng hơn.
Cần phải xem Bakhtin đưa ra thuyết ngoại biên hóa trong hoàn cảnh như thế nào. Về chủ quan – tác giả, tức Bakhtin, về khách quan, ngoại quan, là xã hội Xô viết, cuộc sống Xô viết thời đó. Và mục đích của các trường phái phương Tây thời đó.
Theo Ngô Tự Lập thì Bakhtin là người chống Mác quyết liệt từ đầu đến cuối. Cái giải trung tâm, ngoại biên hóa, chống lại trung tâm, chính thống của thuyết ngoại biên là có nguồn cơn từ đó chăng? Và phương Tây bốc Bakhtin lên như nhà bác học lớn của thời đại, nhà tư tưởng lớn của thời đại, phải chăng, trước hết, và xuyên suốt, cuối cùng, vì Bakhtin là kẻ không đội trời chung với chủ nghĩa Mác? Mà việc bốc thơm, tung hô Bakhtin ở Việt Nam gần đây nó có cái hơi hướng đó không?
Nhưng mà qua sự diễn giải lại Bakhtin thì thấy thầy trò Giáo sư rất đáng buồn cười, nhất là câu này “Mikhail Bakhtin quan niệm bản chất văn hóa nằm ở ngoại biên” (Sđd., tr.314). “Lĩnh vực văn hóa không có nội địa, bởi vì toàn bộ nó nằm trên đường biên…” (Sđd., tr.314). Rồi theo thầy, Giáo sư Trần viết: Tôi hình dung lí thuyết văn học như một không gian, mà đường ranh giới của nó tiếp giáp với các không gian lí thuyết khác. Mọi đổi thay lí thuyết đều diễn ra trên đường ranh giới này. Mọi cố gắng của tôi cũng đều nằm trên đường ranh giới Cái gì đang ở biên có nghĩa là chưa vào tâm… (Sđd., tr.9).
Giáo sư quả là một học trò rất vụng về của Bakhtin. Trò mà như thế biết thầy làm sao! Văn hóa đâu phải ở các chợ đường biên.
Để khỏi mất thì giờ của bạn đọc, xin khái lược thế này: Thế giới vô cùng phong phú đa dạng nhưng có qui luật. Mỗi một phạm vi lĩnh vực, một thực thể… có qui luật của nó. Khi nghiên cứu khoa học phải tìm ra sự khác nhau giống nhau và quan trọng hơn là phạm trù này có thể vận dụng được gì ở phạm trù kia, mà không thể thuyền đua thì lái cũng đua con cóc cũng nhảy con cua cũng bò… ấy là về lí thuyết. Hiệu ứng ngoại biên mà Bakhtin vận dụng là của lí thuyết sinh học. Ở vùng giáp ranh giữa hai môi sinh môi trường thì sinh vật phát triển cực mạnh, cực phong phú. Cái đó cũng đúng mà cũng chưa hoàn toàn. Vùng nước lợ quả là lắm thứ tôm cá. Nhưng nó chỉ nhiều chỉ lắm ở đấy. Cái đa dạng phong phú của vùng giáp ranh (nước lợ) cũng có cái hay – như món cá song cá vược con nhệch con nhạc chẳng
hạn. Nhưng con cá ngừ đại dương con cá voi cá mập cũng có giá của nó chứ. Cấu trúc của các hệ thống xã hội, về chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa nghệ thuật… nó khác lắm. Không thể đem mô hình, lý thuyết đường biên sinh học mà vận dụng vào được, mà hô hào giải trung tâm, ngoại biên hóa. Bakhtin có động cơ mục đích của ông ta. Còn trong học thuật nói chung và ở Việt Nam nói riêng, không thể nhắm mắt tụng theo Bakhtin được. Thôi không dài dòng nữa. Mời Giáo sư vào chính khu rừng nhiệt đới – như Cúc Phương chẳng hạn, rồi lại lên vùng giáp ranh như Sapa chẳng hạn, xem nó giống nhau khác nhau thế nào. Xem sức sống ở đâu mạnh hơn, phong phú hơn. Rồi về Hà Nội, nhờ cái Hội trường Viện văn chẳng hạn, phương chi nhiên hậu, ta hẵng bàn đến cái ngoại biên và ngoại biên hóa.

Giáo sư tự nhận có mâu thuẫn là đúng. Giáo sư dẫn giải Bakhtin rằng văn hóa không có nội địa, cũng không có trung tâm, tất cả là ở ngoại biên. Nhưng xướng xuất lí thuyết, Giáo sư lại hàm ý mong vào được Trung tâm vào được tâm: Cái gì đang ở biên có nghĩa là chưa vào tâm… (Sđd., tr.9). Giáo sư ơi, ở tâm, ở trung tâm, nó có cái gì đâu, nó có gì đâu mà mong vào! (Ày là theo tinh thần tư tưởng của Bakhtin). Vả lại, một lần mâu thuẫn thì thể tất được thịt da ai cũng là người, nhưng nhiều lần, và ở những chỗ rất quan trọng thì thành ra anh hàng bán mâu rao thuẫn, cái gì cũng đâm thủng, cũng giải được mà không có cái gì đâm thủng được giải hóa được…
- về cụ thể học thuật:
Có nhiều, xin nêu một vài làm ví dụ. Giáo sư viết:
“Tuy nhiên, truyền thong tư tưởng của chúng ta thiếu vắng các cuộc tranh luận khoa học thực sự, vì truyền thong ấy coi trọng chữ “đồng”, “tam giáo” rất khác biệt vẫn “đồng nguyên ”. Do coi trọng chữ đồng cho nên xã hội, văn hóa ít có biến động lớn, xã hội gần như dẫm chân tại chỗ, ít phát triển” (Sđd., tr.308).
Giáo sư không hiểu những đặc điểm rất quan trọng của lịch sử chính trị và văn hóa của Việt Nam. Tranh luận khoa học thực sự đúng là còn ít nhưng thiếu vắng thì không đâu. Hỏi các cụ Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Tô Ngọc Vân… xem. Hòa đồng tôn giáo là một tư tưởng tích cực trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam. Ở ta không có kỳ thị mâu thuẫn chiến tranh tôn giáo vì là như thế. Quí lắm! Sau này đến Tứ giáo (thêm Thiên chúa giáo) vẫn đồng ở chỗ nguyên nên các giáo hiện tồn vẫn chung câu tốt đời đẹp đạo. Như một làng Xuân Phả (Xuân Trường – Thọ Xuân – Thanh Hóa). Trong làng có chùa, có nhà thờ, có văn miếu, có Bái thờ (thờ Lê Thái Tổ). Đạo nhà ai nhà nấy thờ. Lại nói do coi trọng chữ đồng cho nên xã hội, văn hóa ít có biến động lớn, xã hội gần như dẫm chân tại chỗ, ít phát triển (!). Chỗ này mà dám biện luận với Giáo sư thì hóa ra dạy chân dài vén
áo. Nên xin mượn lời một người đồng bào, ông Nguyễn Văn Trọng, viết: Đạo lý cương thường của Khổng Mạnh rõ ràng trói buộc con người… (Bàn về Tự do. NXB Tri thức. H. 2014, tr.264) khi cuốn Bàn về Tự do của John Stuart Mill công bố lần đầu ở Anh năm 1859 thì đến năm 1871 người Nhật đã dịch và in hàng triệu bản (Sđd., tr.262). Trong khi đó Tự Đức trọn đời chỉ có hai lần ra khỏi cung cấm còn thì tự trói mình trong đó với mấy trăm bà vợ và việc nước thì giao cho bề tôi của Khổng Mạnh trước khi là bề tôi của mình như Phan Thanh Giản… Xã hội Việt Nam thời phong kiến ít biến động, ít phát triển, dẫm chân tại chỗ không phải do trọng chữ đồng đâu, Giáo sư hiểu rất sai về vấn đề rất lớn.

Định thôi, mà không đành không nỡ. Thôi thì cho nó trót. Giáo sư viết: “Chân lý nằm trong đối thoại và chỉ qua đối thoại mới được mọi người thừa nhận. Và ai có điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi thì sẽ có điều kiện tiếp cận chân lý nhiều hơn người chỉ biết áp đặt nhận định tuỳ tiện (Sđd., tr.309).
Chỗ này khó nói quá. Có điều kiện học tập tìm hiểu nghiên cứu thông thạo ngoại ngữ như Giáo sư thì điều kiện tiếp cận chân lý hẳn là hơn người nhiều lắm. Nhưng giáo sư nhầm. Tất cả các yếu tố, điều kiện Giáo sư nói chỉ là một nửa của vấn đề, mà là nửa phụ, nửa lý thuyết giấy tờ sách vở thôi. Thưa Giáo sư, chân lý được kiểm nghiệm được khẳng định thừa nhận là trong thực tiễn, qua thực tiễn. Qua đối thoại mà có được chân lý thì Giáo sư thua xa các chị em trên chợ Đồng Xuân.
Có bạn đọc hỏi: Kỳ này không cấp thời kiến nghị… nữa à? Như kỳ trước đã nói, vuốt má nể môi, chứ cạn tàu ráo máng… thì con em mình nó biết học hành thi cử vào đâu? Sát nhất miêu cứu vạn thử. Vả lại, Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội có truyền thống đáng kính đáng quí. Các thầy học của tôi từ đấy mà ra. Phải nhớ ơn tôn kính bảo vệ chứ. Với lại, Khoa Ngữ văn ĐHSPHN hiện tiền cũng còn nhiều thầy cô có lương tri lương năng, chứ đâu chỉ có cái cặp đôi kép Vị trí bên lề… và Lý thuyết trò chơi…
Đã cặp đôi lại còn kép! Đúng thế. Vì có những hai cặp đôi, chẳng kép là gì.
Có cái sự như thế thì thông tin đến bạn đọc như thế. Còn thì tuỳ ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo, tuỳ nhà trường ĐHSPHN, tuỳ Khoa Ngữ văn… Nhưng mà – nếu có lòng tự trọng – Giáo sư nên trả lại trách nhiệm khoa học, uy tín và danh vọng Giáo sư Trưởng khoa, Nhà giáo nhân dân… cho dư luận. Nếu không, công luận cũng có cách xử sự của công luận. Từ tấm gương của Giáo sư, tôi nghĩ, thà làm đầu cái ti cái tí nhà mình còn hơn làm cái đuôi chín ngà cho nhà BaKhờ BạcTin!
Kính sợ mong chờ đối thoại cho nó ra chân lý, thưa Giáo sư!
Hà Nội, 15-7-2015
Chu Giang
http://tuanbaovannghetphcm.vn/kiem-dich-tran-dinh-su/




3.



CHU GIANG tiếp tục kiểm dịch TRẦN ĐÌNH SỬ

Thứ Năm, ngày 30 tháng 7 năm 2015


Cái bất cập lớn nhất trong phương pháp học thuật của Giáo sư Trần Đình Sử là ở chỗ diễn giải lại. Đọc thiên kinh vạn quyển mà chỉ làm được cái việc diễn giải lại thì có khác gì đào, kép cứ theo vở của thầy tuồng mà diễn giải lại. Và Giáo sư Trần Đình Sử đã diễn giải lại, theo tôi, là rất sai, trường hợp lý thuyết ngoại biên của Bakhtin. Chỗ này, Giáo sư Trần Đình Sử tỏ ra vào hàngkép nhất mà diễn giải lại cái vở của Bakhtin thôi. Hoàn toàn không có tri thức gì mới và càng không có sự sáng tạo nên khi vận dụng vào văn học Việt Nam hiện nay, khá là sai lầm nguy hiểm, như sự hướng dẫn khoa học cho Trần Ngọc Hiếu, với tư tưởng giải trung tâm, đề cao, cổ động cho cái ngoại biên, cho quá trình ngoại biên hóa đang diễn ra trong văn học Việt Nam.





KIỂM DỊCH TRẦN ĐÌNH SỬ
(Tiếp theo kỳ trước)

  CHU GIANG

Về mọi phương diện, Luận án của Trần Ngọc Hiếu tệ hại nguy hiểm hơn Luận văn của Đỗ Thị Thoan rất nhiều. Tác hại xã hội của nó là ở cấp độ cao hơn. Song chúng tôi sẽ không đề nghị huỷ bỏ Luận án thu hồi học vị, xem xét trách nhiệm của người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn.
Nếu làm thế, thì còn gì là khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội nữa. Vuốt má nể môi. Mía sâu có đốt nhà dột có nơi. Thôi thì chỉ mong “các ông tí” nhanh nhanh lên để còn lau chùi bát đĩa đậy điệm đồ ăn giống dựng. Nhà nghèo thực không dám phí phạm. Ấy là một lẽ. Còn một lẽ cao sâu cảm động hơn là GS.TS Trần Đình Sử tuy thế, vẫn còn gắn bó với trung tâm, với cái chính thống, với thể chế này lắm. Bởi Giáo sư vẫn tham dự vào Giải thưởng hàng năm của Hội Nhà văn, năm 2014. Giáo sư lại kính tặng tác phẩm dự giải cho nhà văn Dương Trọng Dật, ủy viên Hội đồng Lý luận phê bình Hội Nhà văn Việt Nam để thêm phần hiểu biết tin cậy. Nhà văn Dương Trọng Dật người Bắc, tỉnh Đông (Hải Dương) sau chiến tranh định cư ở TP. Hồ Chí Minh. Đúng là hữu duyên thiên lý mới tương ngộ được như vậy. Tuy không được cái giải gì, nhưng tấm lòng của Giáo sư đối với Hội ta (Chu Giang cũng là hội viên), với chế độ ta, với nền văn học cách mạng - xã hội chủ nghĩa của chúng ta vẫn còn sâu nặng lắm. Nghĩ mà xem. Mâm cao cỗ đầy. Nhà hàng sang trọng. Trống ngược kèn xuôi thiệp mời trang trọng mà khách khứa không thèm đến thì có nhục không? Đằng này bữa cơm rau muối nhưng nặng tình nặng nghĩa. Được lời như cởi tấm lòng. Chủ khách một lòng thành thực, rượu với bia tuy ít vẫn thừa... Cho nên Hội ta tuy chưa được cái Noben nào nhưng đã hơn ngàn lại hơn ngàn đang chờ vào, là người ta trông vào Giáo sư đấy. Quí hóa lắm. Giải nào cho xứng. Trong các bài viết trước đây, có điều gì làm cho Giáo sư không được vui lòng, mong Giáo sư mở lượng khoan dung thì kẻ học trò này hân hạnh vô cùng. Từ nay, chỉ dám thưa với Giáo sư những chỗ chưa được thông khi tiếp cận với tư tưởng của Giáo sư qua một khối lượng trước tác thật là đồ sộ.
Nhìn vào danh mục Những tác phẩm chính của Giáo sư quả thật là choáng ngợp. Trước một GS.TS. NGND hội viên Hội Nhà văn từ địa phương đến quốc gia, tổng chủ biên, chủ biên, biên soạn, viết chung và dịch thuật biết bao nhiêu là công trình... thì dám nói gì nữa chứ. Đọc đi ngắm lại, định thần lại, mới thấy có một công trình biên soạn chung hay lắm, mà Giáo sư quên mất. Xem trong Kỷ yếu Nhà văn Việt Nam hiện đại bản in lần thứ tư, năm 2010 cũng không thấy. Đó là cuốn “Một thời đại văn học mới” (NXB Văn học. H. 1987), Giáo sư có bài hay lắm. Xin trích một đoạn: “Con người của nền văn học đó (văn học cách mạng) không thể nào khác hơn là con người chính trị, con người được nhận thức thể hiện trong bản chất giai cấp, trong các quan hệ của đời sống muôn vẻ, gắn liền với chính trị và được đánh giá từ góc độ chính trị. Đó là điểm cách tân quan trọng nhất, căn bản nhất của văn học ta cũng là đặc điểm chung căn bản của văn học xã hội chủ nghĩa thế giới” (Một thời đại văn học mới. NXB Văn học, 1987, tr.46).
Tôi nói hay là nói đến cái giá trị khoa học của nó. Không có bài luận của GS thì ngay bây giờ cho đến các đời sau người ta không biết con người Việt Nam hồi ấy nó như thế nào. Làm sao mà cắt nghĩa được những công việc long trời lở đất kinh thiên động địa đến nỗi các ông Tây phải cuốn cờ xách túi ra về. Cái con người giai cấp con người chính trị mà làm được như thế chẳng đáng là con người hay sao? Nói thật lòng với GS chứ bây giờ tôi lại ước mong những con người chính trị đó sống lại đông  thêm mạnh ra trăm triệu người cùng chung một ý chí một niềm tin cùng hành động thì cái đám quan liêu tham nhũng buôn gian bán lậu đạo chích đạo văn... còn đường nào đất nào mà hoành hành. Con người cá nhân phong phú đa dạng cũng hay, ai ai cũng là hoa hậu hoàn vũ, ước mơ cho lá rau má to bằng lá sen... thì cuộc đời đẹp làm sao! Nhưng mà cứ như hiện thời, con người cá nhân phong phú đa dạng con người tự do tự chọn... nó làm cho gia đình và xã hội nát như tương bần. Chẳng nói xa xôi cứ nói trong ngành giáo dục - đào tạo, trong nhà trường bây giờ từ mầm non mẫu giáo đến đại học cao học siêu học... thật biết bao nhiêu cái buồn lòng. Chưa đọc thông viết thạo đã phải chạy điểm chạy lớp chạy trường. Lên nữa thì chạy bằng chạy cấp mua luận án bán luận văn ngay nách tường Bộ học... Thầy chẳng theo được Di Tề. Học trò không biết chuyện Tăng Sâm, Phạm Sư Mạnh... Lạnh nhạt với lý tưởng - ước mơ - nghĩa vụ, thay các điển hình người tốt việc tốt bằng các thần tượng, các cảm giác mạnh... đã đưa lớp trẻ đến đâu? Vụ thảm sát ở Bắc Giang năm trước, lại Bình Dương vừa rồi... man rợ khủng khiếp quá. Nhà trường và các thầy nên xem lại sự giáo dục, sự truyền bá truyền thụ kiến thức tri thức cho học trò đi. Cổng trường khắc câu Tiên học lễ... Học trò nó bảo Tiên học phí... Bài Văn hóa và con người trong thời hội nhập... in trên Văn nghệ Nghệ An, nay GS chọn vào sách, là xác đáng, trúng cựa lắm. Tôi rất tán thành. Nhưng trong khung cảnh xã hội như trên mà lại đề cao ngoại biên, đề cao, khuyến khích giải trung tâm, giải chính thống, giải truyền thống, phá vỡ cái hiện hữu, cái tiền lập. Tất cả đều đem ra làm vè, giễu nhại từ lãnh tụ anh hùng dân tộc danh nhân văn hóa cho đến thuần phong mĩ tục... thì đưa xã hội đến đâu? Tự do sáng tạo mà giễu cợt chớt nhả cá đối bằng đầu có giống Quát (Cao Bá Quát)... có như Xương (Trần Tế Xương)... (LA. 109) rồi diệt cả Lục Vân Tiên, cả cụ Chiểu (Đồ Chiểu), thơ chỉ cốt vần vè mà không thành một chút nội dung nào lại có thể tôn vinh hay sao (LA. 180)? Ấy là chỗ rất bất cập của Giáo sư. Nó chẳng xứng với một người làm lý luận chuyên nghiệp, một nhà khoa học về đường lý luận (văn học) như Giáo sư tự nhận.
Những bất cập của Giáo sư về đường tri thức cụ thể nó nhiều lắm, thôi ta chẳng nói. Mà đi tìm nguyên nhân của nó. Đó chính là phương pháp tư duy, phương pháp luận nghiên cứu khoa học của Giáo sư. Chỗ này cần làm rõ, không phải chỉ vì Giáo sư, mà vì muôn ngàn Giáo sư trong tương lai. Giáo sư chẳng qua chỉ là cái ví dụ cụ thể cái mẫu bệnh phẩm trong sự kiểm dịch mà thôi.
Nay xin kiểm dịch sơ qua quyển Trên đường biên của lý luận văn học. NXB Văn học. H. 2014. Tác phẩm tham dự Giải thưởng hàng năm của Hội Nhà văn đã nói trên.
Không rõ trong Tuyển tập Trần Đình Sử, NXB Giáo dục. H. 2004, sự trước tác của Giáo sư như thế nào, vì tôi chưa có hân hạnh được tiếp cận. Nhưng sau 10 năm Giáo sư mới đưa ra cuốn Trên đường biên... mà Giáo sư tự nhận Đây là cuốn sách của một người làm lí luận... trong hành trình tự vượt lên mình. (Lời nói đầu. Viết ngày 10-6-2014 tại Hà Nội).
Cứ xem như thế thì sự trước tác ở đây còn phải nghiêm cẩn hơn cả Tuyển tập... (năm 2004). Là cái dịp tự duyệt lại mình tự vượt lên mình thì một ý tưởng, một câu một chữ càng phải nên thận trọng, thực sự là mình tự vượt lên chứ không phải mình tự tụt xuống. Cho nên xin thưa với Giáo sư ba điểm trong cuốn sách mới này: một về thái độ học thuật. Một về phương pháp học thuật. Một về cụ thể học thuật.
Xin được tuần tự.
- Về thái độ học thuật:
Giáo sư viết: Các ý kiến của tôi chắc chắn khó tránh khỏi khuyết điểm, mâu thuẫn hoặc chưa chín. Đó cũng là chuyện thường tình. Đây là câu cuối cùng trong Lời nói đầu.
Thế là giáo sư kiêu ngạo quá. Trịch thượng quá. Xem thường khoa học, xem thường bạn đọc quá. Có khuyết điểm ư, có chưa chín ư... đó là sự thường tình, là chuyện thường tình nhé. Ăn được thì ăn xài được thì xài không thì bỏ đó nhé. Sống mới chả chín. Đây chỉ có thế. Nó là chuyện thường tình xưa nay. Rách chuyện.
Thưa giáo sư, một cá nhân không tránh khỏi được thiếu sót. Nó là thực tế. Như một qui luật. Vì cá nhân là một người. Cái nhìn cái nghĩ của một người làm sao bao quát hết cả. Làm sao bằng được muôn người. Cho nên nó là sự thường gặp. Nhưng không vì nó là sự thường mà xem nó là thường tình, không tỏ ra cẩn trọng. Nên người xưa thường mở đầu bằng Phi lộ (lời dẫn trước), Lời thưa trước, Đôi lời này kia, và cuối bài, cuối sách luôn tỏ ra khiêm nhường, thường dùng chữ cẩn chí, cẩn tự, lời cầu mong được chỉ giáo, được bổ chính... Rằng “người viết tuy thế này thế kia, vẫn không  tránh khỏi thế này thế kia... Mong được các bậc cao minh chỉ giáo cho...”. Nói xa thì như thế, nói gần thì như nhà văn nhà giáo lão thành Phạm Toàn trong lời giới thiệu cho Tập tiểu luận viết bằng tiếng Pháp của cụ Phạm Thượng Chi quá cố, cũng dùng mấy chữ Phạm Toàn cẩn tự ở cuối bài. Có đâu như Giáo sư, quẳng ra một câu Đó cũng là chuyện thường tình rồi chấm hết. Trong học thuật mà thái độ như thế thì rất khó tự vượt mình, vì cái gót Asin nó còn nặng lắm. Người xưa xem thói kiêu ngạo là căn bệnh tệ hại nhất của kẻ sĩ cũng là có lý lắm (Xem Danh ngôn Hán học. Trần Lê Nhân. NXB Văn học. H. 2008). Bây giờ thì càng có lý.
- Về phương pháp học thuật:
Giáo sư viết: Tôi là người đã được đào tạo nhiều năm trong môi trường lý thuyết cũ, bao nhiêu năm tuổi trẻ dành đọc các lý thuyết xơ cứng. May mà tự biết tìm đọc các tinh hoa lí luận Liên Xô cũ của Mikhail Bakhtin, Dimitri Likhachev, Jouri Lotman, tôi đã nhận thấy những hạn chế của lí thuyết Xô Viết và tìm cách diễn giải lại, trước hết cho bản thân mình, sau cung cấp cho bạn đọc tham khảo.
Tôi đã nhiều lần tham gia và chủ biên giáo trình lí luận cho các trường đại học, đã cố gắng đưa vào các tri thức mới (Lời nói đầu. Trên đường biên... Sđd., tr.8).
Cái bất cập lớn nhất trong phương pháp học thuật của Giáo sư là ở chỗ diễn giải lại. Đọc thiên kinh vạn quyển mà chỉ làm được cái việc diễn giải lại thì có khác gì đào, kép cứ theo vở của thầy tuồng mà diễn giải lại. Và Giáo sư đã diễn giải lại, theo tôi, là rất sai, trường hợp lý thuyết ngoại biên của Bakhtin. Chỗ này, Giáo sư tỏ ra vào hàng kép nhất mà diễn giải lại cái vở của Bakhtin thôi. Hoàn toàn không có tri thức gì mới và càng không có sự sáng tạo nên khi vận dụng vào văn học Việt Nam hiện nay, khá là sai lầm nguy hiểm, như sự hướng dẫn khoa học cho Trần Ngọc Hiếu, với tư tưởng giải trung tâm, đề cao, cổ động cho cái ngoại biên, cho quá trình ngoại biên hóa đang diễn ra trong văn học Việt Nam.
Về lý thuyết ngoại biên của Bakhtin là vấn đề cũng dài dòng văn tự. Nhưng cần phải đặt ra những vấn đề khi tiếp cận với thuyết của Bakhtin.
Về tư cách học thuật của Bakhtin là không hoặc chưa đáng tin cậy. Xem Ngô Tự Lập trên Lý luận phê bình văn học nghệ thuật - Tạp chí của Hội đồng LLPBVHNT TW - số tháng 5-2015 thì Bakhtin có nhiều khả năng là một tay đại bịp. Tuy nhiên, phải chờ đợi thông tin ở các chuyên gia văn học Nga. Biết đâu là ngược lại. Nhưng các trích dẫn của Giáo sư về Bakhtin là chưa đáng tin cậy, thậm chí có chỗ theo chúng tôi, là giáo sư đã diễn giải lại một cách ngô nghê, như câu này: Theo Bakhtin, biên giới (đường biên, ranh giới, giới hạn, tiếp giáp, ngoại biên) không phải là vùng khép kín, bất biến mà là nơi mở ra, tạo thành tính chất chưa hoàn thành của đời sống và văn hóa (TĐB... tr.315). Thật là thấy người ăn cũng thò tay vào bị... đời sống và văn hóa có bao giờ là hoàn thành nhỉ? Viết rồi dịch rồi diễn giải lại một sự vô nghĩa, nó phí phạm quá. Trongđộng từ tiếng Nga chia ra thể hoàn thành và chưa hoàn thành, thời quá khứ, hiện tại và tương lai. Từ những ký ức của ngôn ngữ mẹ đẻ mà Bakhtin viết như thế, ấy là chuyện của ông ấy. Nhưng khi đọc và diễn giải lại cho người Việt, sang tiếng Việt, thì phải khác tiếng Nga chứ. Đời sống và văn hóa mà hoàn thành thì thành đại nghĩa địa rồi, còn gì phải bàn nữa chứ. Ấy, cái nô lệ học thuật chữ nghĩa tuy thế cũng vui. Chứ cẩn tự như Phạm Toàn thì còn gì mà nói.
Nhưng vấn đề còn quan trọng hơn. Cần phải xem Bakhtin đưa ra thuyết ngoại biên hóa trong hoàn cảnh như thế nào. Về chủ quan - tác giả, tức Bakhtin, về khách quan, ngoại quan, là xã hội Xô viết, cuộc sống Xô viết thời đó. Và mục đích của các trường phái phương Tây thời đó.
Theo Ngô Tự Lập thì Bakhtin là người chống Mác quyết liệt từ đầu đến cuối. Cái giải trung tâm, ngoại biên hóa, chống lại trung tâm, chính thống của thuyết ngoại biên là có nguồn cơn từ đó chăng? Và phương Tây bốc Bakhtin lên như nhà bác học lớn của thời đại, nhà tư tưởng lớn của thời đại, phải chăng, trước hết, và xuyên suốt, cuối cùng, vì Bakhtin là kẻ không đội trời chung với chủ nghĩa Mác? Mà việc bốc thơm, tung hô Bakhtin ở Việt Nam gần đây nó có cái hơi hướng đó không?
Nhưng mà qua sự diễn giải lại Bakhtin thì thấy thầy trò Giáo sư rất đáng buồn cười, nhất là câu này “Mikhail Bakhtin quan niệm bản chất văn hóa nằm ở ngoại biên” (Sđd., tr.314). “Lĩnh vực văn hóa không có nội địa, bởi vì toàn bộ nó nằm trên đường biên...” (Sđd., tr.314). Rồi theo thầy, Giáo sư Trần viết: Tôi hình dung lí thuyết văn học như một không gian, mà đường ranh giới của nó tiếp giáp với các không gian lí thuyết khác. Mọi đổi thay lí thuyết đều diễn ra trên đường ranh giới này. Mọi cố gắng của tôi cũng đều nằm trên đường ranh giới Cái gì đang ở biên có nghĩa là chưa vào tâm... (Sđd., tr.9).
Giáo sư quả là một học trò rất vụng về của Bakhtin. Trò mà như thế biết thầy làm sao! Văn hóa đâu phải ở các chợ đường biên.
Để khỏi mất thì giờ của bạn đọc, xin khái lược thế này: Thế giới vô cùng phong phú đa dạng nhưng có qui luật. Mỗi một phạm vi lĩnh vực, một thực thể... có qui luật của nó. Khi nghiên cứu khoa học phải tìm ra sự khác nhau giống nhau và quan trọng hơn là phạm trù này có thể vận dụng được gì ở phạm trù kia, mà không thể thuyền đua thì lái cũng đua con cóc cũng nhảy con cua cũng bò... ấy là về lí thuyết. Hiệu ứng ngoại biên mà Bakhtin vận dụng là của lí thuyết sinh học. Ở vùng giáp ranh giữa hai môi sinh môi trường thì sinh vật phát triển cực mạnh, cực phong phú. Cái đó cũng đúng mà cũng chưa hoàn toàn. Vùng nước lợ quả là lắm thứ tôm cá. Nhưng nó chỉ nhiều chỉ lắm ở đấy. Cái đa dạng phong phú của vùng giáp ranh (nước lợ) cũng có cái hay - như món cá song cá vược con nhệch con nhạc chẳng hạn). Nhưng con cá ngừ đại dương con cá voi cá mập cũng có giá của nó chứ. Cấu trúc của các hệ thống xã hội, về chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa nghệ thuật... nó khác lắm. Không thể đem mô hình, lý thuyết đường biên sinh học mà vận dụng vào được, mà hô hào giải trung tâm, ngoại biên hóa. Bakhtin có động cơ mục đích của ông ta. Còn trong học thuật nói chung và ở Việt Nam nói riêng, không thể nhắm mắt tụng theo Bakhtin được. Thôi không dài dòng nữa. Mời Giáo sư vào chính khu rừng nhiệt đới - như Cúc Phương chẳng hạn, rồi lại lên vùng giáp ranh như Sapa chẳng hạn, xem nó giống nhau khác nhau thế nào. Xem sức sống ở đâu mạnh hơn, phong phú hơn. Rồi về Hà Nội, nhờ cái Hội trường Viện văn chẳng hạn, phương chi nhiên hậu, ta hẵng bàn đến cái ngoại biên và ngoại biên hóa.
Giáo sư tự nhận có mâu thuẫn là đúng. Giáo sư dẫn giải Bakhtin rằng văn hóa không có nội địa, cũng không có trung tâm, tất cả là ở ngoại biên. Nhưng xướng xuất lí thuyết, Giáo sư lại hàm ý mong vào được Trung tâm vào được tâm: Cái gì đang ở biên có nghĩa là chưa vào tâm... (Sđd., tr.9). Giáo sư ơi, ở tâm, ở trung tâm, nó có cái gì đâu, nó có gì đâu mà mong vào! (Ấy là theo tinh thần tư tưởng của Bakhtin). Vả lại, một lần mâu thuẫn thì thể tất được thịt da ai cũng là người, nhưng nhiều lần, và ở những chỗ rất quan trọng thì thành ra anh hàng bán mâu rao thuẫn, cái gì cũng đâm thủng, cũng giải được mà không có cái gì đâm thủng được giải hóa được...
- Về cụ thể học thuật:
Có nhiều, xin nêu một vài làm ví dụ. Giáo sư viết:
“Tuy nhiên, truyền thống tư tưởng của chúng ta thiếu vắng các cuộc tranh luận khoa học thực sự, vì truyền thống ấy coi trọng chữ “đồng”, “tam giáo” rất khác biệt vẫn “đồng nguyên”. Do coi trọng chữ đồng cho nên xã hội, văn hóa ít có biến động lớn, xã hội gần như dẫm chân tại chỗ, ít phát triển” (Sđd., tr.308).
Giáo sư không hiểu những đặc điểm rất quan trọng của lịch sử chính trị và văn hóa của Việt Nam. Tranh luận khoa học thực sự đúng là còn ít nhưng thiếu vắng thì không đâu. Hỏi các cụ Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Tô Ngọc Vân... xem. Hòa đồng tôn giáo là một tư tưởng tích cực trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam. Ở ta không có kỳ thị mâu thuẫn chiến tranh tôn giáo vì là như thế. Quí lắm! Sau này đến Tứ giáo (thêm Thiên chúa giáo) vẫn đồng ở chỗ nguyên nên các giáo hiện tồn vẫn chung câu tốt đời đẹp đạo. Như một làng Xuân Phả (Xuân Trường - Thọ Xuân - Thanh Hóa). Trong làng có chùa, có nhà thờ, có văn miếu, có Bái thờ (thờ Lê Thái Tổ). Đạo nhà ai nhà nấy thờ. Lại nói do coi trọng chữ đồng cho nên xã hội, văn hóa ít có biến động lớn, xã hội gần như dẫm chân tại chỗ, ít phát triển (!). Chỗ này mà dám biện luận với Giáo sư thì hóa ra dạy chân dài vén áo. Nên xin mượn lời một người đồng bào, ông Nguyễn Văn Trọng, viết: Đạo lý cương thường của Khổng Mạnh rõ ràng trói buộc con người... (Bàn về Tự do. NXB Tri thức. H. 2014, tr.264) khi cuốn Bàn về Tự do của John Stuart Mill công bố lần đầu ở Anh năm 1859 thì đến năm 1871 người Nhật đã dịch và in hàng triệu bản (Sđd., tr.262). Trong khi đó Tự Đức trọn đời chỉ có hai lần ra khỏi cung cấm còn thì tự trói mình trong đó với mấy trăm bà vợ và việc nước thì giao cho bề tôi của Khổng Mạnh trước khi là bề tôi của mình như Phan Thanh Giản... Xã hội Việt Nam thời phong kiến ít biến động, ít phát triển, dẫm chân tại chỗ không phải do trọng chữ đồngđâu, Giáo sư hiểu rất sai về vấn đề rất lớn.
Định thôi, mà không đành không nỡ. Thôi thì cho nó trót. Giáo sư viết: “Chân lý nằm trong đối thoại và chỉ qua đối thoại mới được mọi người thừa nhận. Và ai có điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi thì sẽ có điều kiện tiếp cận chân lý nhiều hơn người chỉ biết áp đặt nhận định tuỳ tiện (Sđd., tr.309).
Chỗ này khó nói quá. Có điều kiện học tập tìm hiểu nghiên cứu thông thạo ngoại ngữ như Giáo sư thì điều kiện tiếp cận chân lý hẳn là hơn người nhiều lắm. Nhưng giáo sư nhầm. Tất cả các yếu tố, điều kiện Giáo sư nói chỉ là một nửa của vấn đề, mà là nửa phụ, nửa lý thuyết giấy tờ sách vở thôi. Thưa Giáo sư, chân lý được kiểm nghiệm được khẳng định thừa nhận là trong thực tiễn, qua thực tiễn. Qua đối thoại mà có được chân lý thì Giáo sư thua xa các chị em trên chợ Đồng Xuân.
Có bạn đọc hỏi: Kỳ này không cấp thời kiến nghị... nữa à? Như kỳ trước đã nói, vuốt má nể môi, chứ cạn tàu ráo máng... thì con em mình nó biết học hành thi cử vào đâu? Sát nhất miêu cứu vạn thử. Vả lại, Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội có truyền thống đáng kính đáng quí. Các thầy học của tôi từ đấy mà ra. Phải nhớ ơn tôn kính bảo vệ chứ. Với lại, Khoa Ngữ văn ĐHSPHN hiện tiền cũng còn nhiều thầy cô có lương tri lương năng, chứ đâu chỉ có cái cặp đôi kép Vị trí bên lề... và Lý thuyết trò chơi...
Đã cặp đôi lại còn kép! Đúng thế. Vì có những hai cặp đôi, chẳng kép là gì.
Có cái sự như thế thì thông tin đến bạn đọc như thế. Còn thì tuỳ ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo, tuỳ nhà trường ĐHSPHN, tuỳ Khoa Ngữ văn... Nhưng mà - nếu có lòng tự trọng - Giáo sư nên trả lại trách nhiệm khoa học, uy tín và danh vọng Giáo sư Trưởng khoa, Nhà giáo nhân dân... cho dư luận. Nếu không, công luận cũng có cách xử sự của công luận. Từ tấm gương của Giáo sư, tôi nghĩ, thà làm đầu cái ti cai tí nhà mình còn hơn làm cái đuôi chín ngà cho nhà BaKhờ BạcTin!
Kính sợ mong chờ đối thoại cho nó ra chân lý, thưa Giáo sư!

Hà Nội, 15-7-2015

Nguồn: Báo Văn Nghệ TPHCM
http://lethieunhoncom.blogspot.com/2015/07/chu-giang-tiep-tuc-kiem-dich-tran-inh-su.html







2.



Kiểm dịch TRẦN ĐÌNH SỬ



Thứ Tư, ngày 29 tháng 7 năm 2015



Phát biểu tại Hội nghị Tam Đảo chiều 4-6-2013 và trong ba bài báo liên tiếp các ngày 16 và 17-7-2013, GS TS Trần Đình Sử quyết liệt bảo vệ Luận văn của Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên) và những người liên quan - Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn. Cho rằng họ làm việc đúng qui chế, phải được qui chế bảo vệ, nếu không sẽ là phá hoại sự nghiệp đào tạo trên đại học của nước nhà (!). Xem Luận chiến văn chương. Quyển Ba. Chu Giang. NXB Văn học. H. 2015. Mục Kiểm dịch Trần Đình Sử. Sự quyết liệt với tinh thần khoa học trách nhiệm hay do đồng bệnh tương lân có tật giật mình. Nay xem xét Luận án Tiến sĩ: Lý thuyết trò chơi và một số hiện tượng thơ Việt Nam đương đại. Chuyên ngành Lý luận văn học. Mã số 62. 22. 32. 01 của Trần Ngọc Hiếu do GS. TS Trần Đình Sử hướng dẫn khoa học. Bảo vệ năm 2012 tại Đại học Sư phạm Hà Nội thì rõ ràng GS TS TĐS ở vào trường hợp sau, do đồng bệnh tương lân. Vì vậy phải tiếp tục kiểm dịch đối với cặp bài trùng này: Người hướng dẫn khoa học và người thực hiện luận án.




KIỂM DỊCH TRẦN ĐÌNH SỬ


CHU GIANG


Trước hết kiểm dịch Luận án.

Việc này không khó. Vì đã có hướng dẫn của Đỗ Thị Thoan: "Cảm ơn thạc sĩ Trần Ngọc Hiếu vì sự sâu sắc đa dạng trong các bài viết về thơ ca và lý thuyết chứa đựng nhiều tiềm năng kích thích và gợi mở quí báu..." (Lời cảm ơn. Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn Vị trí của kẻ bên lề và thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hoá. Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Bình. Bảo vệ tại Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2010)

Tiềm năng kích thích và gợi mở đó được Trần Ngọc Hiếu phát triển, thể hiện trong Luận án này. Luận án Lý thuyết trò chơi... (từ đây xin viết tắt là LTTC) có ba chương:
Chương I: Trò chơi - lý thuyết trò chơi trên tiến trình vận động
Chương II: Trò chơi như một khuynh hướng trong thơ Việt đương đại.
Chương III: Một số mô hình trò chơi trong thơ Việt đương đại.

Ở Chương I, thầy trò Trần Ngọc Hiếu (TNH) rất một công đôi việc. Vừa khoe được kiến thức về lý thuyết trò chơi từ cổ đến kim vừa khẳng định trò chơi là một tác nhân thay đổi xã hội. Từ Plato, Aristot... đến Roland Barthes, Bakhtin và hậu hiện đại như Derrida... cho rằng "mọi văn học đều là trò chơi" và như Bakhtin thì sự chơi "có khả năng phá vỡ những hình thức bền vững của ý thức và hành vi xã hội. Bằng cáchchơi với (C.G. nhấn mạnh) những tư tưởng được đặc quyền, tưởng tượng ra những tư tưởng đối lập với chúng và đứng về phía đối lập ấy, một nhà tư tưởng có thể biến một trò chơi của sự "giả định/ nếu như (a game of what if) thành một phương tiện trực tiếp tạo ra sự thay đổi xã hội (LA. Tr15-16). Và Sự chơi vượt ngưỡng (transgressive play) vừa là một tác nhân hiệu lực dẫn đến sự đổi thay xã hội vừa là bản thân sự đổi thay xã hội" (LA. Trg 16). Từ đó, tác giả luận án đưa ra "tuyên ngôn lý luận": "chúng tôi quan niệm trò chơi như một xung lực tinh thần nhiều hơn, tức là tương đương với từ "play" trong tiếng Anh. Từ xung lực của sự chơi này, những trò chơi (game) mới sẽ được hình thành. Như thế, cũng có thể suy ra sự chơi là một cội nguồn phát sinh của các hiện tượng văn học, vốn được xem như các trò chơi" (L:A. Trg 25).

Như thế, tư tưởng của Luận án không có gì mới mà chỉ nhại lại, diễn đạt lại tư tưởng của các học giả nước ngoài. Và không đúng với thực tiễn. Sự chơi, trò chơi là một thực tế, một phần hoạt động của con người. Nhưng xem mọi văn học đều là trò chơi. Mọi hoạt động đều là trò chơi, là cội nguồn của văn học, là điên rồ! Nhưng ở đây mục đích không đơn thuần nghiên cứu trò chơi, mà đáng quan ngại hơn: chơi (theo Derrida) chính là động thái phá vỡ sự hiện hữu (LA. Trg 17). Ở phần Phụ lục, càng rõ hơn: Sự chơi và trò chơi như là phương tiện để phá vỡ các tôn ti và các địa vị đặc quyền vốn áp đặt đặc quyền lên các cá nhân trong xã hội phương Tây (PL. 7). Và "bản chất của mọi hoạt động đều là chơi" (Kostas Axelos. PL.12). Sự chơi ở đây có mục đích xã hội rõ ràng: Sự chơi vượt ngưỡng vừa là một tác nhân hiệu lực dẫn đến sự đổi thay xã hội đồng thời vừa là chính bản thân sự đổi thay xã hội. (PL. 18) rằng trò chơi của sự phát tán (play of dissemination) mà trong trò chơi này, bất cứ cái gì cuối cùng cũng trở nên xói mòn bởi sự vượt ngưỡng (PL 20)

Thầy trò tác giả Luận án tỏ ra vọng ngoại có mục đích về lý thuyết trò chơi để làm cơ sở, bàn đạp, điểm tựa cho việc khẳng định giá trị, đề cao thơ Trần Dần, Lê Đạt và thơ của nhóm Mở Miệng ở các chương sau.

Khi dẫn lại tư tưởng của các tác giả nước ngoài cần phải phân tích cơ sở xã hội lịch sử - văn hoá của các luận điểm đó. Hoàn cảnh xã hội lịch sử - văn hoá ở Việt Nam hiện nay có tương đồng với các lý thuyết đó không? Chỗ nào có thể tiếp thu. Chỗ nào là không thể. Luận án hoàn toàn lẩn tránh vấn đề này. Điều này sẽ được nói rõ ở phần sau, về trường hợp thơ Trần Dần, cũng như Mở miệng và các thứ rác rưởi khác.

Biết nhiều về lý luận bên ngoài cũng tốt và cần thiết. Nhưng thực tiễn văn hoá dân tộc, thiển nghĩ, nếu không cao hơn thì cũng không kém gì các lý thuyết bên ngoài về sự chơi và trò chơi.

Hãy quan sát đời một con người, từ lúc lọt lòng cho đến khi nhắm mắt, sự chơi và trò chơi của nó và đối với nó như thế nào? Mỗi giai đoạn, mỗi hoàn ảnh... có những trò chơi gì. Từ cá nhân đến cộng đồng, dân tộc. Trò chơi của người Việt trong văn hoá trong văn học nghệ thuật như thế nào? Nếu biết tổng kết, khái quát sẽ có được một lý luận không kém gì của thiên hạ. Dân gian ta nói gì? Làm trai cho đáng nên trai/ Phú Xuân cũng trải Đồng Nai cũng từng. Cụ nghè Trần Bích San có câu Văn vô sơn thuỷ phi kỳ khí/ Nhân bất phong sương vị lão tài. Ông bà ta nói: Nghề chơi cùng lắm công phu. Ăn có nơi chơi có chốn... là một lý thuyết cực kỳ sâu sắc về trò chơi.. Truyện cười, truyện tiếu lâm, Trạng Quỳnh - Xiển Bột, Hồ Xuân Hương là những mô hình mẫu mực trong trò chơi văn chương. Không biết trên thế giới có cái truyện Thầy đồ ăn bánh ránkhông nhỉ? Hoặc na ná như thế. Xin các quí Thầy thông thạo ngoại ngữ chỉ dẫn cho.

Cái nguy hiểm của Lý thuyết trò chơi... mà thầy trò Trần Đình Sử - Trần Ngọc Hiếu vận dụng là ở chỗ dùng trò chơi văn chương (trò chơi thơ, chơi chữ nghĩa để giải trung tâm, giải thiêng, giải chính thống, giải trật tự hiện hữu, giải truyền thống văn hoá lịch sử - như là một tôn ti, trật tự siêu nghiệm.

Điều đó thể hiện ở các chương II và III. Trong hai trương này, không cần phân tích dài dòng vì nó rất tương đồng với Luận văn của Đỗ Thị Thoan. Chỉ phân tích một vài trường hợp để thấy được thâm ý rất lộ liễu của thầy trò Luận án.

Về Trần Dần: Khi xem Trần Dần chỉ trên văn bản thơ của ông là chưa đủ. Cần phải nghiên cứu toàn diện đời sống và sáng tác của Trần Dần.

Chúng tôi kính trọng tuổi tác của Trần Dần, trân trọng tài năng của ông. Nhưng có thể nói ông là con người vị kỷ cực đoan. Sáng tác của ông đúng là những cơn rồ chữ trong một trạng thái tinh thần u uất, phẫn uất, tự trói buộc giam hãm mình, triền miên trong tâm trạng đó. Suốt mấy chục năm trời (từ sau Nhân văn - Giai phẩm - 1958) ông chỉ ngồi một chỗ tựa vào bức tường đến thành hằn vết, chai rượu một bên, điếu cày một bên, nhìn vào khoảng không nhưng thực ra là chìm vào những cơn rồ chữ.. Những sự kiện của đời sống xã hội từ sau Nhân văn cho đến sau 1975, bom đạn đêm Giáng sinh 1972 rồi trận Điện Biên Phủ trên không dường như không lọt vào căn phòng của ông, ở phố Hội Vũ, cách ga Hàng Cỏ chỉ mấy trăm mét. Phải hiểu như thế để cảm thông, thể tất về những trò chơi thơ chơi chữ chơi âm của ông.

Luận án không đi vào chỗ này mà tâng bốc Trần Dần và trích dẫn những chỗ chỉ làm cho hình ảnh Trần Dần thêm nhơ nhớp: "Nhoe nhoét. Toè toẹt thi sĩ thịt chộn thịt nhào quết quệt bùn thịt lòng lọc bóc trong nuốt suốt... Tôi dính nhem nhép mọi chỗ, vác hai chân thịt, quền quệt vệt phố, be bét ki lô mét. Nhoè nhoẹt hết" (Thằng thịt. LA. 150) và những thứ như thế này:
tôi thíc thoả
ngoạ cắn/ nắn mím/ thím nách/ jạch phím/ jịm núm/ jụm sách/ lạch joác/ xoạc bóc... thì kệ cái tát/ bát sẹo/ lẹo vú/ bú đít/ lít nách/ jạch tóc/ móc họng/ nọng thổ/ hổ jốn/ nọm nín/ mím ngực/ chực cắn/ nắn thẹn/ đẹn kén/ nén xác... (Jờ Joạc)
rồi lại thế này:
Truồng lẹm
Em ghem tôi bằng Ghẹm
Bằng Thẹm
Bằng Cửa Ngửa
Em Them tôi bằng Cửa Ngửa
Buồng cửa ngửa
Em Ghem tôi bằng Trắng Ngửa
Bằng LÔNG
Em Hông tôi bằng MÔNG
Bằng Âm Cụ Nụ
(Con Trắng LA. 150-151)

Trần Ngọc Hiếu cho đây là lối viết bật âm của Trần Dần là một hành động mang tính chủ ý... Lối viết ấy đem lại cho người đọc một khoái thú mà Phạm Thị Hoài gọi là, "sướng nôm hiện đại" (LA. 150)

Khoái thú thì tuỳ loại người đọc. Nhưng chủ ý của Trần Dần thì với những Thằng Thịt, Con Trắng, Con Ụt cọt Ịt... nó "Trắng Ngửa" ra như thế này : "Tức là con nữ kỹ sư truồng nằm jữa xé sử ký jao cấu trên tôi và thằng Truồng - ở các mông đít-ism lỗ ngực jây truyền nách mặt lẹm cổ họng" (Jờ Joạc)

Có thể nói toàn bộ tư tưởng và văn thơ của Trần Dần chơi thơ rồ chữ nằm trong một câu gồm 33 chữ ấy. Dường như là Trần Dần mượn câu chữ để trả thù đời giải toả nỗi uất hận và tự giam hãm trong bấy nhiêu năm trời. Chỗ này Phùng Quán, Thanh Châu... cao hơn Trần Dần về nhân cách. Có thể Phùng Quán không tài con âm con chữ bằng Trần Dần nhưng ông đã vượt qua những uất hận đau buồn cá nhân, sống hết mình với cuộc đời, sống như Tuổi thơ dữ dội, như Ba phút của sự thật. Cụ Thanh Châu tự gác bút từ đạo đó nhưng không thù hận. Những năm cuối đời Cụ còn bay từ thành phố Hồ Chí Minh ra dự Đại hội Nhà văn, tôi nhớ, ở Hội trường Ba Đình năm ấy. Và cái trò chơi thơ vượt ngưỡng như Chân dung nhà văn Cụ cũng rất phản đối, mặc dù Xuân Sách là lớp đàn em, là đồng hương bên ngoại, lại cùng họ Ngô (Xem Luận chiến văn chương.Sđd. Mục Tư liệu về xuất bản Chân dung nhà văn). Trần Dần tài năng lắm. Nhưng xé sử ký rồi jao cấu ở các mông đít- ism thì không còn gì có thể nói được nữa. Jao cấu ở mông đít... thì là sự thường trong đám đồng tính nhưng Jao cấu ở các mông đít-ism (các chủ nghĩa mông đít...) thì xung lực tinh thần qua trò chơi đã trở thành năng lượng khủng khiếp phá vỡ cái hiện hữu...

Thầy trò tác giả Luận án tỏ ra tinh tường khi vận dụng Lý thuyết trò chơi... vào trường hợp Trần Dần. Quả thật, như nói trên, những trò chơi thơ tự nhận là rác rưởi tha ma nghĩa địa của nhóm Mở miệng đặt bên cạnh Trần Dần thì đúng là đặt con báo gấmbên cạnh con mèo hen. Như Bùi Chát trong đoạn sau:
Hán Việt cao sang thanh khiết hơn
thuần Việt, tục truyền là rứa. Có người
nọ, vì không muốn thơ mình thấp cấp
khi đề cập đến chuyện hứng tình, sau
nhiều ngày đắn đo suy nghĩ, khứa ta
liền hạ bút: vào lúc 5 giờ sáng
mỗi ngày, tôi thường bị nứng cái dương
vật (thay vì cặc) của mình... túm lại,
những lúc như vậy: tôi phải làm cái
mẹ gì trước bình minh?
("Tính tình tinh: Bùi Chát. LA. Trg 184)

Mặc dù Luận án giành nhiều trang cho Lê Đạt và nhóm Mở Miệng v.v... Nhưng như nói trên, chỉ một Trần Dần, bạn đọc đủ hình dung được cái khuynh hướng trò chơi trong thơ Việt hiện đại nó như thế nào. Mặt khác, thực hành thơ của nhóm Mở Miệngmà Nhã Thuyên rất đề cao, chúng tôi đã nói đến trong bài Luận văn của Đỗ Thị Thoan (Luận chiến văn chương. Quyển Ba), nay không nhắc lại.
Về sự chơi và trò chơi, nói lý thuyết đến bao nhiêu cũng không thừa, dù có dẫn cổ kim đông tây đến thiên kinh vạn quyển cũng thế. Nhưng chỉ cần nhớ: Nghề chơi cũng lắm công phu. Ăn có nơi chơi có chốn cũng đủ.

Luận án Tiến sĩ phải theo đúng qui định số trang số chữ, để chứng tỏ khả năng tư duy, diễn đạt tư tưởng... Chúng tôi chú ý đến tư tưởng trung tâm của Luận án, tứcquan điểm của người nghiên cứu như thế này: Những trò chơi này (trò chơi thơ) mang đậm dấu ấn cá nhân của những tác giả tiên phong thể nghiệm với kỹ thuật hình thức tu từ độc đáo, dị biệt. Song giá trị lớn nhất của chúng không đơn thuần nằm ở những phát kiến hình thức, kỹ thuật; quan trọng hơn, chúng gợi ra những khả thể tồn tại khác của thơ, những cách thức thể nghiệm khác, bất chấp những qui tắc tiền lập. Khuynh hướng trò chơi muốn phá vỡ những khuôn hình bền vững của thể loại, mở đường cho sự đa dạng hoá các ý niệm, định nghĩa về thơ nhưng cũng chính vì thế khiến cho thơ đương đại trở nên bất định hơn bao giờ. Thường bất định dễ làm nảy sinh bất an. Nhưng trong ngữ cảnh của thời đại hôm nay, khi con người dường như khó có thể còn đủ ngây thơ để tin vào những tất định, sự bất định lại là cái duy nhất con người có thể trải nghiệm. Cái bất định ấy, phải chăng, cũng chính là biểu hiện đích thực của cái sống động? (L.A. Trg 191)

Từ trò chơi thơ đã tiềm nhập ngay vào cuộc sống xã hội. Không còn tin vào cái tất định phải trải nghiệm cái bất định. Cuộc sống bây giờ như thế đấy. Cho nên chức năng lật đổ, phá vỡ của chúng (trò chơi) thì lặp đi lặp lại đến bất tận. Trò chơi là chiến lược, là tiến trình và mục tiêu (PL.5)
Luận án này toát lên tình trạng bất an bất định muốn chống lại, giải cái trung tâm chính thống truyền thống, phá vỡ cái hiện hữu, đạp lên cái tiền lập... Nhưng để đi đến cái gì? Những người thực hiện Luận án đã không trả lời được, hoặc không muốn, mà ngầm hiểu: hẵng phá vỡ cái hiện hữu đi đã!
Đấy là tư tưởng nguy hại của Luận án này. Trong khi xã hội muốn hướng hoạt động văn hoá, văn học vào xây dựng con người, xây dựng các quan hệ xã hội theo hướng nhân văn Chân - Thiện - Mĩ thì Luận án này lại khẳng định, đề cao khuyến khích xu hướng ngược lại: Phá vỡ tất cả! Lật đổ và phá vỡ! Luận văn của Nhã Thuyên đã là quá đáng lắm rồi. Đến Luận án này thì không hiểu thực chất Khoa Ngữ văn ĐHSPHN là gì? Rất mong được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giải thích cho.


Hà Nội 14-7-2015


Nguồn: Báo Văn Nghệ TPHCM

http://lethieunhoncom.blogspot.com/2015/07/kiem-dich-tran-inh-su.html


1.

Posted on 


                                                         Trần Đình Sử    
Theo quan điểm của nhà phê bình văn học Pháp Albert Thibaudet (1874-1936) trong sáchSinh lí học phê bình (1922) thì phê bình chuyên nghiệp đối lập với phê bình tự phát. Phê bình tự phát là loại phê bình tự nhiên của người đọc. Đọc xong một cuốn sách hay thì vỗ đùi khen, nếu đọc cuốn sách dở, buột miệng chửi một tiếng, hay khi trà dư tửu hậu, hoặc lúc dạo chơi với bạn bè, bàn bạc mấy câu về cuốn sách nào đó… Đó là phê bình tự phát. Loại phê bình này chủ yếu là phê bằng miệng, bằng động tác, như phẩy tay, dẫu miệng…đều là tự phát cả. Sau này trong các xa lông sang trọng của các bà quý tộc, các bà mệnh phụ sau cuộc chơi bài, đàm đạo mấy cuốn sách vừa xem, đó vẫn là phê bình tự phát. Anh Hoàng trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao, khi nghe vợ đọc Tam quốc diễn nghĩa, đến chỗ hay, vỗ đùi đánh đét khen : “Tài thật, Tài thật. Tài đến thế là cùng. Tiên sư anh Tào Tháo!”, “Tiểu thuyết thì nhất anh Tàu”. Đó cũng là phê bình tự phát. Phê bình tự phát có mọi nơi, mọi lúc, đồng hành cùng sinh hoạt văn học của con người. Dù cho phê bình chuyên nghiệp có chết hết đi thì phê bình tự phát vẫn sống. Phê bình tự phát khi thành dư luận mạnh mẽ buộc phê bình chuyên nghiệp phải nhào vô giải thích. Phê bình tự phát thường có ba nhược điểm. Một là thường nói theo, nói leo. Người đã đọc sách nhận xét đã đành, người không đọc cũng nghe rồi nói theo, bàn tán, thực ra là nói mò. Hai là phê bình tự phát dễ biến thành ý kiến nhóm, có thói quen riêng, thiếu cái nhìn toàn bộ, dễ thiên lệch. Ba là dễ chạy theo thời thượng, đồng thời cũng nhanh chóng bị thay thế, thiếu bền vững, hôm nay vừa khen, ngày mai thấy nói khác, lại nói theo, số phận ngắn ngủi. Có một thời, sách xuất bản xong liền có cán bộ đi thu thập ý kiến bạn đọc các giới, kết quả thu được chỉ là các dư luận như thế, rất ít tính khoa học. Tất nhiên phê bình chuyên nghiệp cũng góp phần định hướng cho phê bình tự phát, giúp nó sâu sắc hơn.
Phê bình văn học phát triển đến một lúc nào đó thì nảy sinh ra sự phân công, và thế là xuất hiện các loại phê bình, trong đó có loại phê bình kiểm dịch. Nhà tư tưởng Khai sáng Pháp là Voltaire (1694 – 1778) có lần nói: “Chúng ta nhìn thấy, trong các nước hiện đại, khi người ta ra sức phát triển văn học thì có một số người trở thành nhà phê bình chuyên nghiệp, cũng giống như người ta muốn kiểm tra các loại lợn đem ra thị trường có bệnh hay không, người ta đã thiết lập những người chuyên môn kiểm tra lưỡi lợn. Những người kiểm tra lưỡi lợn trong văn học không phát hiện được một nhà văn nào là lành mạnh cả” (Sách đã dẫn của Thibaudet, Nxb Tam Liên, Thượng Hải, năm 2002, tiếng Trung, tr. 74). Xin chú ý mấy chữ này của Voltaire: phê bình kiểm dịch trong văn học không phát hiện được ai là lành mạnh cả. Nó là nghệ phát hiện bệnh của văn học. Như thế, có thể coi nhà phê bình chuyên nghiệp đầu tiên là người có chức năng giống như nhân viên thú y kiểm dịch ngoài chợ, thấy có bệnh thì kêu lên, để mọi người tránh xa, không mua hàng đó. Cứ theo chức năng ấy thì nhà phê bình chuyên nghiệp kiểm dịch đầu tiên của nhân loại phải kể đến Đức Khổng Tử bên Tàu. Khổng Tử đã lựa hàng vạn bài ca dao, dân ca của các nước trong lãnh thổ Trung Hoa cổ đại, chọn lấy 305 bài, theo tiêu chí “tư vô tà”, tức là tư tưởng không có gì sai trái, lệch lạc, đồi trụy, có thể lưu hành. Còn các bài khác “có tà” đã bị ông vứt bỏ, thất truyền hết. Nhưng Khổng Tử là nhà kiểm dịch lỗi lạc, bởi trong tư tưởng của ông, lấy ngôn chí, tải đạo làm gốc, có sự thống nhất giữa mĩ và thiện, chấp nhận thi ca có thể hứng, quan, quần, oán, văn chất thống nhất với nhau, cho nên 305 bài vẫn bao hàm đủ các tác phẩm xuất sắc, đa dạng. Platon, người Hi Lạp (427 – 327), sống sau Khổng Tử 100 năm (552- 479) cũng là nhà phê bình kiểm dịch. Nhưng khác với Khổng Tử, Platon quá cực đoan, ông coi thi ca (văn học ) đều là ôn dịch, nên ông đuổi tất ra khỏi nước Cộng hòa lí tưởng của ông.
Nhìn theo lịch sử như vậy ta sẽ thấy từ khởi thủy phê bình chuyên nghiệp, phân biệt với phê bình tự phát, trước hết là loại phê bình kiểm dịch mà Voltaire đã nói.  Nhưng phê bình kiểm dịch đời sau ngày một kém. Nó chỉ quan tâm tới sự lành mạnh của văn học theo tiêu chí hình thức, hay tiêu chí đạo đức hay chính trị quốc gia, mà không hề quan tâm đến giá trị nghệ thuật đích thực. Các nhà quản lí quốc gia bao giờ cũng ưu tiên phát triển loại phê bình kiểm dịch này.
Theo Thibaudet, thế kỉ XVII Tể tướng của vua Louis XIII là Richelieu đã đem phê bình kiểm dịch áp đặt cho Viện Hàn lâm Pháp. Bất đắc dĩ Viện Hàn lâm Pháp phải chấp nhận, nhưng cũng chỉ sử dụng có một lần duy nhất rồi thôi. Phê bình kiểm dịch Pháp chỉ đơn giản là đem tác phẩm văn học ra đối chiếu với các quy phạm thể loại, tuy nó thấy tác phẩm nào cũng không hợp chuẩn, nhưng văn học “lệch chuẩn” không bị nó đem ra đốt, văn sĩ không mấy người bị đem đi chôn. Sau thế kỉ XVII phê bình chuyên nghiệp châu Âu chuyển sang phê bình học thuật và hàn lâm, phê bình kiểm dịch tất nhiên vẫn còn, nhưng nói chung không còn trở ngại cho các công trình nghiên cứu học thuật.
Ở Trung Quốc xưa kia phê bình kiểm dịch thực hiện chức năng phát hiện các vụ án văn tự ngục khiến bao nhiêu văn sĩ rơi đầu. Đó là lối đọc văn cắt xén, suy diễn để quy tội phản lại triều định, phản loạn, nhằm khép đối tượng vào tội chết. Vụ án văn tự ngục đầu tiên của Trung Quốc xảy ra vào thời Chiến Quốc, quyền thần nước Tề gian ác, giết vua, sử quan ghi đúng sự thật, bị khép vào tội chết, đem chém đầu. Suốt lịch sử Trung Quốc, đã có hàng chục vạn người chết vì văn tự ngục. Riêng đời Thanh văn tự ngục giết chết 200 người, liên lụy trên ba nghìn người.  Thời phong kiến nước ta cũng thế. Trong các cuộc đấu tranh tư tưởng ở Trung Quốc suốt thời kì Mao Trạch Đông thống trị, đến cách mạng văn hóa, phê bình kiểm dịch thực hiện chức năng chỉ ra đâu là dấu hiệu của tư tưởng phong kiến, đế quốc, tư sản, xét lại, đồi trụy, chống đảng, chỉ ra ai là kẻ thù, đẩy hàng chục vạn người đi lao động cải tạo, bức hại, nhiều người tự tử. Diêu Văn nguyên, một trong lũ bốn tên là nhà phê bình kiểm dịch khét tiếng nhất, gian ác nhất. Chu Dương suốt đời trung thành với Mao, thế mà cuối cùng bị Diêu Văn Nguyên tố cáo chống lại tư tưởng của Mao, phải đi lao động trong chuồng lợn. Ở nước ta, trong thời kì bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, phê bình chuyên nghiệp cũng thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch, chỉ ra các biểu hiện tư sản, phản động, đồi trụy, xét lại, bôi đen chế độ… Ở nhiều giai đoạn, loại phê bình kiểm dịch này cũng thịnh hành ở nước ta. Thế cho nên, hàng loạt tác phẩm, ví như Vào đời, Sắp cưới, Mùa hoa dẻ, Sương tan, Phá vây, Chuyện kể năm 2000 ,Miền hoang tưởng, Cây táo ông Lành, Sẹo đất, Vòng trắng, từng bị phê bình chuyên nghiệp phanh phui, lên án, xem đó là những tác phẩm “có vấn đề”, dù sau này nhìn lại hầu như chẳng có vấn đề tư tưởng quan trọng nào cả. Lấy tác phẩm Vào đời (1963) của Hà Minh Tuân làm ví dụ. Người đầu tiên “có công” phát hiện Vào đời “có vấn đề” là Nguyễn Phan Ngọc, người kết luận nặng nề nhất là Hồng Chương, giữa thời gian đó, theo thông tin trên tạp chí “Nghiên cứu văn học”, số 3 – 1963, trong hơn một tháng đã có 43 bài phê bình lớn nhỏ đăng trên hầu hết các báo “Nhân Dân”, “Quân Đội nhân dân”, “Tiền phong”, “Cứu quốc”, “Thống nhất”, “Độc Lập”, “Thủ đô Hà Nội”.., hầu hết đều ghi tên biệt hiệu, không ghi tên thật. Kết quả là Hà Minh Tuân bị cách chức Giám độc nhà xuất bản Văn học, điều chuyển sang Bộ thủy sản, làm chuyên viên cá nước lợ, mãi đến năm 90 ông mới đuợc phục hồi.
Các dẫn chứng nói trên cho thấy, phê bình kiểm dịch có lịch sử lâu đời và có chức năng đảm bảo cho văn học được lành mạnh theo quan điểm nhà nước. Ngày nay ở Trung Quốc phê bình kiểm dịch cũng thịnh hành. Các tác phẩm như Phế đô, Báu vật của đời, Búp bê Thượng Hải,…đều bị cấm, nhưng Báu vật của đời lại được giải Nobel. Điều này cho thấy phê bình kiểm dịch tuy có tính chuyên nghiệp, đúng hơn là tính nghiệp vụ, song chất lượng thực tế có nhiều vấn đề đáng bàn, có những sai sót và nhiều khi gây hậu quả không thể sửa chữa được. Phê bình kiểm dịch thường có mấy đặc điểm chung như sau:
Thứ nhất: Vì văn học là hiện tượng phức tạp, nên phê bình kiểm dịch không thể làm thí nghiệm, khó tìm được những tiêu chí khách quan để kiểm dịch văn học giống như bác sĩ thú y kiểm dịch lưỡi lợn ngoài chợ. Nguyên tắc “phương pháp luận” mà phê bình kiểm dịch thường dựa vào để phát hiện “dịch bệnh” là cắt xén, suy diễn, quy chụp, cốt rút ra cho được cái mục tiêu tư tưởng của mình.
Thứ hai: Phê bình kiểm dịch thường tố lên tác hại nghiêm trọng của ổ dịch, kích động xã hội cảnh giác, gieo rắc niềm lo lắng sợ hãi, gây không khí bất an trong đời sống xã hội.
Thứ ba: Sau khi phát hiện ổ bệnh trong văn học, các nhà phê bình kiểm dịch rất hồ hởi, tự hào về công lao phát hiện luận điệu sai trái, chỉ tên kẻ thù địch trong nội bộ để xử lí. Đặc biệt không mảy may quan tâm số phận nhuwngxnguwowif hữu quan. Hình như, đã là kẻ thù của chế độ thì còn tiếc thương gì nữa?! Đối với họ văn học chỉ có một nghĩa là nghĩa xấu, các nghĩa khác đều bị giản lược.
Nhưng nhìn lại sản phẩm phát hiện của các vụ kiểm dịch om sòm trên văn đàn, ví như những bài báo của các tác giả thuộc nhóm Nhân Văn Giai phẩm, hoặc các bài báo của Trương Tửu, hay tác phẩm Sương tan của nhà văn Hoàng Tiến, tôi cứ băn khuăn tự hỏi, không hiểu họ chống Đảng, đồi trụy ở chỗ nào?
Phê bình kiểm dịch là một tồn tại khách quan. Nó cũng là phê bình chuyên nghiệp, tinh thông nghiệp vụ. Nhà nước rất hậu đãi loại phê bình kiểm dịch này. Các nhà phê bình kiểm dịch đầu đàn thường được trao nhiều giải thưởng cao quý. Nhưng rõ ràng, phê bình kiểm dịch không quan tâm tới tính nghệ thuật của văn học. Cho nên, tôi rất hoài nghi giá trị và ý nghĩa tồn tại của nó với tư cách là phê bình văn học đích thực.
Có thể nó cũng là một loại loại phê bình, nhưng không phải phê bình văn học.
17 – 7 – 2013
https://trandinhsu.wordpress.com/2013/07/17/phe-binh-kiem-dich/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.