Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

02/08/2015

Lý Đợi nhận giải thưởng văn chương Gabo 2015 (kì mùa hè)

Thơ của Lý Đợi từng được Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh đọc diễn cảm, ở đây (hoặc ở đây từ 2013)

Dưới là giải thưởng văn chương dành cho dịch thuật và văn bản đa ngữ. Thuần túy lưu tư liệu.


---

1. Đầu tiên là thông báo chính thức trên trang của Gabo Prize:

"

The Gabo Prize for Literature in Translation & Multi-Lingual Texts

Summer/Fall 2015

Winner





Finalists









Special Guest Judge, Dan Bellm

“Boiled – Steamed – Raw,” poet Lý Đợi’s biting trio of diatribes against many forms of repression and violence in present-day Vietnam, plays brilliantly with the metaphorical structure of traditional recipes from the north, center, and south of his country. In his hands, these become the doctrinaire instruction manuals of hell, complete with helpful slogans for chanting along. But the tonal shifts, word play, and cultural and political references readily accessible to any native speaker of the language must have made this work especially daunting to translate. Kelly Morse skillfully interweaves a range of registers from high bureaucratic doublespeak and textbook blandness to Buddhist meditation, street slang and song to allow us entry into an underground, officially banned view of Vietnamese society we are unlikely to get anywhere else but in poems. “Boiled – Steamed – Raw” is very fine work.
- Dan Bellm, poet, translator, and author of Practice and Buried Treasure
"
http://lunchticket.org/gabo-prize-literature-translation-multi-lingual-texts/gabo-prize-winners-finalists-summerfall-2015/




Poetics of Resistance

by Lý Đợi, Translated by Kelly Morse and Nga L.H. Nguyen


The Nail that Sticks Out: On Vietnamese Poet Ly Doi’s Poetics of Resistance
Vietnamese Publishing Law lists the following subjects as taboo. If a writer chooses to publish a piece that crosses these vague restrictions, there’s a good chance he or she can expect a visit from the police, along with some combination of fines, job loss, surveillance, physical intimidation, or jail time. Since it is loaded language, I suggest substituting ‘writing’ for wherever ‘propaganda’ appears:
1. Propaganda against the Socialist Republic of Vietnam; destruction of the unity of all citizens.
2. Propaganda about or incitement towards war and aggression, causing rancor between the citizens and those of other countries; incitement towards violence; spread of reactionary ideology, depraved life styles, cruel acts, social evils and superstition, or destruction of good morals and customs.
3. Disclosure of secrets of the Party, State, military, defense, economics or external relations; disclosure of secrets from the private lives of individuals, and of other secrets as stipulated by law.
4. Distortion of historical facts; opposing the achievements of the revolution; offending citizens, great persons and heroes; slandering or harming the reputation of bodies and organizations or offending the honor and dignity of individuals.
Contemporary poet Lý Đợi regularly breaks all these rules, which is why his work is censored in Vietnam, and why for years he has been under surveillance and the victim of harassment by the Cultural Police. It is also why his poems are so interesting in contrast to most state-sanctioned work. Writing these poems has cost Lý Đợi jobs, a steady place to live, and freedom of movement. And yet, he still keeps writing.
These poems may surprise Western readers. They serve as a reminder that, as Louis MacNeice wrote, “World is suddener than we fancy it./ World is crazier and more of it than we think,/ Incorrigibly plural.” Lý Đợi challenges perceptions of Vietnamese poetry, both abroad and within his own country. Grouped together, the poems become a collage of contemporary urban life: communist doctrine rubs shoulders with Buddhist tracts, western commercial goods, corruption, scatological humor and an achingly deep connection to the land.
The series “Boiled – Steamed – Raw” serves as a perfect example of the sardonic leaps Đợi takes in his work. Each section begins with a symbolic dish, followed by appropriated structures that represent the three main regions of Vietnam. “Boiled” starts with that humble staple of the Hanoian dinner table, rau muông, a nutritious peasant dish, paired with a corruption of a communist chant. The central region, which is the heart of both Vietnamese Buddhism and the old Imperial Court with its fall via decadence, is evoked in “Steamed” with its sweet, sticky treat of cassava. Đợi takes a famous line from Vietnam’s literary hero, Thúy Kiều, a woman forced into prostitution in order to save her father from imprisonment by a corrupt ruler, and attributes it to a ‘contemporary performance artist.’ He then presents a Buddhist death meditationfrom the point of view of sperm. These small, steady (and taboo) jabs at revered texts and history remind his Vietnamese readers that, as Faulkner wrote, “The past is never dead. It’s not even past.” Finally, with “Raw” one visits the South, the rice bowl of the country, with its fecundity and western leanings portrayed in the form of a pseudo-scientific pamphlet. Thus in one poem the reader has traversed an entire country both physically and culturally, albeit satirically.
“The Beggar of Hanoi” and “Thinking without identity” show another side of Lý Đợi’s work, namely that he first found his voice through surrealism. The parallel conditions that produced this movement and its contemporary use in Vietnam are striking. Dadaism and surrealism responded to post-war anguish and the “rational thought” that took Europe down a dark path; for Spanish writers and artists, surrealism and extended metaphor provided a coded language that got around Franco’s censors during his long dictatorship. What worked in Europe almost 100 years ago is working in Vietnam today: artists there often resort to abstract painting, surrealism, and performance art as a response to the government-sanctioned socialist realism that cherry picks “good morals and customs” to glorify. As one friend of mine explained, “With abstract art I can tell the Cultural Committee ‘it’s just some feelings on paper,’ and they don’t know any better, so they let me show my work.” However, this practice has real risks, and many artists choose to self-censor instead.
The proverb “the nail that sticks out gets hammered down,” seems an apt description of creative life in Vietnam today; after all, Vietnam consistently ranks in the top 15 countries that imprison bloggers, journalists, and netizens. Lý Đợi’s body of work demands that his fellow citizens consider what lies on the other side of taboo: their daily lives. As my co-translator Nga notes, Vietnam’s urban centers are alive, frenetic with energy. Đợi’s poems are a splintered mirror doubling and throwing back reflections of this movement. The result is not pretty, but it is urgently real. Đợi is the nail that rips at the skin, reminding all who pass just what or who it is they are willing to walk over. He hasn’t been hammered down yet.
Kelly Morse
prose_section_divider


The Beggar of Hanoi
Written in the memory and spirit of Max Jacob (1876-1944) and Hoàng Ngọc Biên
When I lived in Hanoi, by the door of the territorial headquarters where I worked was a beggar I’d toss some coins to before getting into my car with its tinted windows and imperial guard. One day, feeling that it was strange never to hear some ‘thank you,’ I looked carefully at the beggar. It was in this way, as I looked, that I realized the thing I’d mistakenly believed all this time to be a beggar was only a wooden pedestal, painted with care, upon which sat a bust carved in my likenessthe look crafty, the complexion ruddy and natural, the brain with termites eating holes through the rot.

Boiled – Steamed – Raw

First Course: Boiled
+ Prepared in the style of rau muống luộc, boiled river spinach from the North
Life in Vietnam is best eaten boiled.
They haven’t found anything yet that the Vietnamese can’t boil…
Repeat after me:
Life in Vietnam is best eaten boiled.
From boiled Honda motorbikes, property deeds, degrees, courtier titles
From boiled food hygiene and safety, insurance
From boiled intelligence, esthetics, culture, humanity
From boiled human rights, liberty, ideology, spirituality
They’ve yet to find a word that Vietnam can’t boil
Repeat after me:
Life in Vietnam is best eaten boiled.
From boiling to being boiled
All anyone thinks about is boiling
All households compete for Best Boilers
All professions boil with emulation…
The only reason why I myself am boiled: so as not to be boiled.
Repeat after me:
Life in Vietnam is best eaten boiled.
Boiling is best
Boiling is best
Boiling is best…

Second Course: Steamed
+ Prepared in the style of khoai mì hấp, steamed manioc with coconut and sugar from the Central region
Wish I could change my fate and be a man insteadWouldn’t have to worry about this pillow-and-blanket career anymore– Eileen Over, contemporary performance artist
Read instructions carefully before use:
  • This literary work is adrift, caught in heaven’s net: vast, coarse and difficult to escape
  • I give and take, spending moments. This came during a bad season, the wind changing
  • That’s why it’s possible to wind up the center of a controversial lawsuit, etc.
  • All who re-use should be responsible and apply with care
1. Not allowed to go into battle for a long time: Bored to Death
2. Refrain all day long until at last given the okay to leave one’s post: Happy Ending
3. A hundred million poor brothers rushing up together: Death of a 1,000 Elbows
4. After charging ahead, find out the general only planned to liberate himself: Wrongful Death
5. Shot to the ground: Fallen Soldier
6. Shot against a wall: Rough and Ready Death
7. Wiped with toilet paper: Left Out to Dry Death
8. After a good polishing, to yet again be thrown away like garbage: Death Stinks
9. Last to officially to enter the fray, first to hit the target: Petit Mort Death
10. Show up each Monday knowing that you’re already one step behind: Death by Fury
11. Show up each Tuesday to find your favorite already in another’s grip: Green-Eyed Death
12. Absorbed in the view, one goes astray and starts running in circles: Death by Vertigo
13. When physical strength proves inferior to constantly battling to enter a busy street: Death by
Exhaustion
14.  Hit the bulls-eye, but can’t find an egg: Death by Disappointment
15. Hit the bulls-eye, and find one egg: Job Well Done Death
16. Hit the bulls-eye, and find two eggs: Die Happy
17. Given one egg: Proud Papa Death
18. Given two eggs: Majestic Swan Dive Death
19. Refused by an egg: Walk of Shame Death
20. Because the correct safety procedure is to use a new rubber each time, o brothers of one
house: Cabin Fever Death
21. The rubber is sealed too tightly: Death by Asphyxiation
22. If a hole appears in the rubber: Escape from Alcatraz Death
23. Scrambling in a rush for the exit, one suspects the rubber will be thrown away: A Watery
Grave
24. Inside the water there are tadpoles that are my spitting image, but then again better to be all
black than a broken piece of charcoal: Death before Dishonor
25. While laughing, the mouth opens too widely, swallowing innumerable brothers: Broken Belly
Death
26. Second time entering the battle, every one gets covered in saliva: Dry Heave Death
27. Not disgusted enough with life yet to take an Acid Bath Death.
28. Responsible brothers are to be put in the freezer: Freeze to Death
29. Able to withstand the cold, but such a long time out of use: Waiting Room Death
30. The general runs after wealth all day long, slipping through slits in the law: Death by
Depletion
31. The whole system is deceptive, it produces tricky dicks: Fake It Til You Make It Death
32. Decades of being intimidated results in being worried, worried and afraid: Scared to Death
Y32 …if calculated from 1975                                                                                                         
And longer, if calculated from 1945
And longer, if calculated from 1802
And longer, if calculated from 938
And longer, if calculated from around 43
And longer, if calculated from the murky times of the Mongols
Subtract from one elite clique their headman, they will still refuse to die:
And sour as vinegar
And refuse to mix like vinegar
And life as vinegar
All “living a life of contemplation” and all the while thirsting after immortality like vinegar,
all in our ancient country of Xích Quỷ and naturally, all of ancient HMC, old Tây Cống,
shouting, “I will death defy! I will death defy!”
(Absolutely don’t say: I will testify! I will testify!)

Third Course: Raw
+ Prepared in the style of giá sống, raw bean sprouts from the South
 In order for a poetry fetus to develop to full term, bearers should not ingest the common foods below more than 2 times per day. They are not needed to provide a complete nutritional intake.
– Loss of libertyOver the last few years, science has proven that in our country bearers of poetry fetuses increasingly need to be nourished with freedom. Moreover, this facilitates a large capacity for blood production and a lively spirit to boil up from withinboth necessary characteristics for a good poetry child’s development. However, the majority of the population still consider themselves to have already eaten a sufficient amount of liberty. This results in a pandemic increase of anemic poetry, in peril of being born premature and without enough influence to have any real weight when received.Talking like this is exhausting.
Principal Cause: Self-protection and Lack of Feeling
– Lack of SpeechSpeech plays an essential role in a young student’s inner work to develop embryonic poetry. Lack of speech can lead to a danger of poetry being born weak, slowing its maturation. Multiple physical defects, especially to the spinal cord, can result, along with difficulties regarding sexual desire. This situation can be partially rectified with an immediate 30% rise in speech, several times a day, starting from the beginning of gestation. For this reason, one must take care to administer complete speech every day even before pregnancy. However, the majority of people still think that they already eat enough speech, and hang around with their mouths open. This isn’t really going anywhere.
Principal Cause: Self-Gagged and Censored
– BrainwashingAn important source of a poetry baby’s bone and muscle is large, frequent accumulations of independently examined sight and sound. During pregnancy, regular mind drills and a variety of information intake will help avoid a leeching out of morals. This will also grant relief from inner pressure applied by the savage and tyrannical judgment of the collective. We can provide complete minds in the form of fresh foodstuffs; that is to say, not yet ground up by censorship. However, the majority of people still like eating spoiled, blue-black stinking foodall while continuing to believe in a fresh new world.
Principal Cause: Cowardice and Lazy Thinking
-Blunted Esthetics
Esthetics form a large part in the growth of young poetry’s heart range and scope. Supplying a full esthetics during gestation and after is crucial. It enhances a brightness of ideology and the ability to be enlightened spiritually. Experts recommend eating fortifying books at least twice per week, along with partaking of oil paintings as much as possible. Nevertheless, most still think of Vietnam as a poetic, culturally rich country with several thousand years of civilization…this has resulted in clotting, along with severe aesthetic malnutrition. Damn, it leaves me speechless.
Principal Cause: Delusions of Grandeur and Pollyannaism

Thinking Without Identity

Along the hill running to the river
the flight path at arrival time
me: some end of the line station          café                  premixed gasoline
or an afternoon my thoughts crossed the line
may I pay gratitude to the pebbles        the flowers on the hill
feet slack in their step
bruised scent
and the rain and I remain to collect the rabbit’s moon cadences
alluvium on the mahogany field
those abundant cropsthose lost flights       have now arrivedlonely stations or any moment I feel lostI would leave…
me: some lost water buffaloes in an alley
and knives and cutting boards forgetting an old kitchen
me: a jatropha stake’s darkness and a returning bird tipped in lightmy own identity        no time no dateunanchored thoughts
I have a game        bows and guns on the wall
or in the hands of strangers
memories medal and animal skin
the host’s daughter says with a mouth full of rice:–three fish heads a thousand dead
prose_section_divider


Người ăn xin ở Hà Nội
Để nhớ gợi ý của Max Jacob (1876-1944) và Hoàng Ngọc Biên.
Hồi tôi sống ở Hà Nội, nơi cửa ra vào dinh lãnh đạo mà tôi làm việc lúc nào cũng có một tay ăn xin được tôi ném cho mấy đồng tiền trước khi lên xe có cửa kính đen và cận vệ. Một ngày nọ, lấy làm lạ là không bao giờ nghe được những lời cám ơn, tôi nhìn kỹ tay ăn xin. Thế mà, khi tôi nhìn, tôi nhận ra cái tôi cứ ngỡ là một tay ăn xin, chỉ là một bục gỗ sơn cẩn thận và trên ấy là một tượng bán thân tạc hình tôi – trông gian xảo, hồng hào và đương nhiên, não bị mối ăn đến mục thủng.
Món 1: Luộc
+ Theo kiểu rau muống luộc của Bắc kỳ
Sống ở Việt Nam ăn món luộc là tốt nhất

Chưa tìm thấy thứ gì mà người Việt không thể luộc…

Vậy nên:

Sống ở Việt Nam ăn món luộc là tốt nhất

Từ luộc xe honda, nhà đất, bằng cấp, chức tước…

Từ luộc vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo hiểm…

Từ luộc trí tuệ, thẩm mĩ, văn hoá, nhân tính…

Từ luộc nhân quyền, tự do, tư tưởng, tâm linh…
Chưa tìm thấy điều gì mà Việt Nam không thể luộc

Vậy nên:

Sống ở Việt Nam ăn món luộc là tốt nhất

Từ luộc cho đến luộc

Người người nghĩ chuyện luộc

Nhà nhà tham gia luộc

Ngành ngành thi đua luộc…
Duy chỉ có lý do tại sao mình bị luộc: là không bị luộc

Vậy nên:

Sống ở Việt Nam luộc là tốt nhất

luộc là tốt nhất

luộc là tốt nhất
luộc là tốt nhất…


Món 2: Hấp
+ Theo kiểu khoai mì hấp của Trung kỳ
Ví đây đổi phận làm trai được

Sự nghiệp chăn mùng đỡ phải lo…

Sướng Thì Bo, nữ sĩ đương đại

Đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng:

=> tác phẩm này trôi nổi trong lưới trời, lồng lộng, thưa và khó thoát,

=> tôi lấy về xài đỡ, lúc trái gió trở trời.

=> cho nên, rất có thể bị tranh chấp, kiện tụng…
=> vì thế những ai sử dụng lại, tự chịu trách nhiệm và cẩn trọng.

01. Lâu ngày không được xuất [t]binh, BUỒN chết

02. Nhịn cả ngày, cuối cùng được phóng ra, MỪNG chết

03. Trăm triệu anh em cùng xông lên, CHEN NHAU chết

04. Sau khi ra, phát hiện chủ nhân tự giải quyết, UẤT ỨC chết
05. Bị bắn xuống đất,  chết
06. Bị bắn vô tường, đụng BỂ ĐẦU chết
07. Bị giấy vệ sinh chùi, KHÔ chết
08. Sau khi chùi xong, lại bị quăng vô thùng rác, THÚI chết
09. Cuối cùng cũng được chính thức lâm trận, đứa đầu tiên tới đích, ĐẮC Ý chết
10. Đứa thứ hai tới đích, biết đã trễ một bước, TỨC chết
11. Đứa thứ ba tới đích, thấy người ta cặp cặp đôi đôi, GHEN TỊ chết
12. Mải ngắm cảnh, lạc đường chạy lòng vòng, CHÓNG MẶT chết
13. Thể lực kém, trên đường xông pha, MỆT chết
14. Tới được đích, không tìm được trứng, THẤT VỌNG chết
15. Tới được đích, tìm được một trứng, MÃN NGUYỆN chết
16. Tới được đích, tìm được hai trứng, SUNG SƯỚNG chết
17. Được một trứng tiếp nhận, TỰ HÀO chết
18. Được hai trứng tiếp nhận, UY PHONG chết
19. Bị trứng từ chối, NHỤC NHàchết
20. Bởi vì sử dụng biện pháp an toàn, nguyên băng vô bao,
anh em một nhà ĐÈ NHAU chết
21. Bao bị cột lại, NGỘP chết
22. Phát hiện bao bị thủng lỗ, VUI MỪNG chết
23. Giành giật để xông ra, ai ngờ bao bị quăng vô nước, CHÌM chết
24. Ở trong nước thấy nòng nọc giống mình quá
nhưng lại đen thui như cục than, CƯỜI chết
25. Trong khi cười miệng há quá to, nuốt vô số anh em, BỂ BỤNG chết
26. Lần thứ hai xuất trận, thấy đứa nào đứa nấy toàn nước miếng, TỞM chết
27. Chưa kịp tởm, bị tắm dịch ACID chết
28. Những anh em có trách nhiệm, bị lạc quyên, bỏ vô tủ đông, LẠNH chết
29. Chống chọi được lạnh,
nhưng vì lâu không được sử dụng, CHỜ chết
30. Chủ nhân suốt ngày bôn ba lách luật, CẠN KIỆT chết
31. Bị toàn thể lừa dối nên bản thân cũng gian dối, DỐI chết
32. Mấy chục năm bị hù doạ nên phập phồng lo sợ, SỢ chết


N 32 … tính từ 1975,

và lâu hơn, nếu tính từ 1945

và lâu hơn, nếu tính từ 1802

và lâu hơn, nếu tính từ 938
và lâu hơn, nếu tính từ khoảng 43
và lâu hơn, nếu tính từ thuở chỉ có mông với muội…


Trừ một “đám” chóp bu độc quyền bị TỪ CHỐI chết,

và chua như giấm

và trộn trong giấm

và sống như giấm…
Tất cả, hiện “ giả vờ sống” và khát khao bất tử như giấm…

Tất cả hiện diện tại xứ Xích Quỷ và đương nhiên ở cả Tây Cống

“Ung hỉ! Ung hỉ!”

[Tuyệt đối không nói: Cung hỷ! Cung hỷ!]

Món 3: Ăn sống
+ Theo kiểu giá sống của Nam kỳ
Để giúp cho bào thai thơ phát triển, người mang thai thơ không phải ăn nhiều gấp 2 lần mà chỉ cần ăn đầy đủ dưỡng chất. Kiểu như:
– Mất tự do

Suốt nhiều năm qua ở nước ta, nhất là càng về sau này, khoa học chứng minh người mang thai thơ cần phải bổ sung nhiều sự tự do hơn nữa, để lượng máu hay ho của mình sôi lên và thai nhi thơ được phát triển tốt.Tuy nhiên, đa số vẫn nghĩ rằng mình đã ăn đủ tự do rồi nên kết quả là tình trạng thiếu máu thơ tăng, nguy cơ sinh non và ảnh hưởng tới cân nặng của thơ trẻ khi sinh ra là rất rõ rệt, thế mới mệt.

Lý do chính: thủ thân và vô cảm…
– Thiếu ngôn luận

Ngôn luận đóng vai trò chủ yếu trong việc phát triển phôi thai thơ. Thiếu ngôn luận cũng có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, thơ chậm phát triển và đặc biệt là có những dị tật cột sống, những trục trặc tình dục về sau… Nhu cầu về ngôn luận tăng 30% ngay từ những ngày đầu của thai kỳ. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải chú ý cung cấp đầy đủ ngôn luận ngay cả thời gian trước khi mang thai. Tuy nhiên đa số vẫn nghĩ rằng mình đã ăn đủ ngôn luận, thế mới luẩn quẩn.

Lý do chính: bị bịt miệng và tự kiểm duyệt…
– Tẩy não

Trong quá trình phát triển xương cốt và cơ bắp, thai nhi thơ cần tích lũy rất nhiều trí não và huệ năng. Việc cung cấp đầy đủ thông tin và thao tác xử lý thông tin trong thời kỳ mang thai còn giúp tránh việc mất chất, hủ hoá và sự dã man, tàn bạo trong ứng xử cộng đồng. Chúng ta có thể cung cấp đầy đủ trí não với các thực phẩm tươi, nghĩa là chưa qua kiểm duyệt. Tuy nhiên, đa số vẫn thích ăn đồ ươn hôi, bị bầm dập… nhưng vẫn nghĩ rằng nó tươi nguyên, thế mới điên.

Lý do chính: hèn nhát và lười tư duy…
– Cùn thẩm mỹ

Thẩm mỹ đóng vai trò trọng yếu trong việc phát triển tim, tầm nhìn và tầm văn hoá của thơ nhi. Việc cung cấp đầy đủ thẩm mỹ trong thời kỳ mang thai là rất cần thiết và cả thời gian sau cũng vậy, nó thúc đẩy sự sáng sủa của tư tưởng và khả năng giác ngộ về tâm linh. Vì thế, mỗi tuần, chúng ta nên ăn sách vở an toàn vệ sinh ít nhất hai lần và sử dụng dầu nghệ thuật nhiều lần. Tuy nhiên, đa số vẫn nghĩ rằng Việt Nam là một nước thơ, giàu bản sắc văn hoá, văn hiến nhiều nghìn năm… nên kết quả bị suy dinh dưỡng về thẩm mỹ trầm trọng, thế mới hả họng.

Lý do chính: ảo tưởng và hoang đường…

Nếp nghĩ không căn cước
Dọc miền đồi dẫn ra triền sông

đường bay trong giờ đáp

tôi: những trạm lẻ                   café                  xăng pha sẵn
hoặc buổi chiều suy tư lấn tuyến
xin tri ân viên sỏi        bông hoa miền đồi

những bàn chân chùng bước

mùi hương tím bầm

và mưa và tôi tồn đọng nhịp thở
phù sa bãi xà cừ
những lương thực bội mùa
những đường bay lạc              giờ đáp trên sân
trạm lẻ hoặc bất cứ lúc nào kẹt lối
tôi sẽ ra đi . . .

tôi: vài con trâu lạc ngõ

và dao thớt lãng quên nhà bếp cũ

tôi: bóng tối cây cọc và cánh chim ánh sáng tìm về

căn cước riêng tôi                   không ngày tháng

nếp nghĩ không neo

tôi có trò chơi              những cung súng trên tường

hoặc trên tay những người chưa quen

hồi ức huy chương và da thú

con gái chủ nhà nói trong miệng bự cơm:
_ ba đầu cá một ngàn đã chết

Translator’s Notes
Kelly Morse: Toni Morrison said, “I wrote my first novel because I wanted to read it.” I started translating Lý Đợi’s poetry because I wanted to read something that reflected my experience in the face of so much that did not. I lived in Hanoi for two years in the late 2000s, yet when I returned to the USA I found that the majority of translations circled around the Vietnam-American War, or spoke of a romanticized rural life of subsistence farming that, while real, is not the Vietnam I engaged with on my daily motorbike commute with Hanoi’s other 3.5 million citizens. Thousands of people circle the lakes each night, where yes, there are lotus flowers in bloom if it is the right season, which also means parades of girls in traditional áo dài draped across wooden docks while men with expensive cameras take their pictures. However, once these sessions are done, the girls again don blue jeans and t-shirts, text their friends where to meet for coffee, and put on a helmet (often with a hole cut out for their ponytail) before zipping off on mopeds.
This was the Vietnam I wanted to see in translations, the one that pays homage to the past while never forgetting that most daily life involves haggling, cell phones, traffic jams, and trying to get a leg up in the midst of an industrial revolution and Market Leninism (aka capitalism). Instead, I found reconciliation projects. While these have great value, they are the vision of a generation that is not mine, nor that of most Vietnamese. Two-thirds of Vietnam’s current population was born after the war, which ended 40 years ago. It is a young and hopeful population that looks to the future, not the past.
Perhaps this is my failing, that poems filled with lotus and harmony do not match my preoccupations, whereas those populated with construction workers, motorbikes, and censorship do. After all, that is the Vietnam I mostly experienced. But one must be preoccupied, passionate even, if one is to go through all the trouble of translating a text. I’m so glad I found Lý Đợi’s poems, so happy to have a co-translator like Nga; with them I am able to have a hand in writing what I want to read.

Hiền Nga: Early morning and the sun has just slowly started to dip its pristine rays into a body of water (a lake, if it’s Hà Nội, or a river, if it’s Sài Gòn) when you’re woken up by the neighbor’s rooster or the honking of a banana seller on a motorbike. You throw open your window, letting in the mellow smell of phở broth from the stall across the street. You trot to the sidewalk and order a cà phê sữa đá. The condensed dose of caffeine and sugar kicks off your morning, and you know you’re gonna make a loud noise today. You know you’re gonna move walls and earth. You’re gonna make some trouble today. You must.
So it’s like what the cliché says, life in today’s Việt Nam is a living, breathing thing. It’s not stagnant, and it’s not sleepy. It’s anything but stuck in the past. It hurriedly churns like the inside of a hummingbird. The frame the society is built upon, the façade they put up, all the conventions, the norms, the established, all the things stifling the people, are gradually being transformed by the people from inside the country. By those like Lý Đợi, whose brave and powerful texts are the peaceful weapon fighting for freedom and progress in Việt Nam.
I moved back to Việt Nam after years of mindful wandering abroad not only because I want to witness history happening, but also because I want to be part of it. Furthermore, I want to take part in making it happen. Lý Đợi’s poetry shows one of the many ways the people of Việt Nam today are not quiet and timid but resilient and fierce, that they are creating changes on their own behalf. I would like the privilege of standing side-by-side with those like him in this fight. I’m here to see, live, and create a narrative where Vietnamese are not the victims of both history and contemporary development, but the actor of our present and the owner of our future.
Hiền Nga

Sài Gòn, 2015

Kelly MorseKelly Morse returned to Vietnam on a Robert Pinsky Global Fellowship, where she had the opportunity to meet Lý Đợi and write about her former life there as university faculty. Her translations with Nga L.H. Nguyen appear in Asymptote andM-DASH, along with her essays and reviews of Vietnamese poetry. Kelly’s creative work has appeared or is forthcoming in Gulf CoastBrevityFlyway,Linebreak, and elsewhere. She holds an MFA in poetry from Boston University, and is a Vermont Studio Center grant recipient. www.kelly-morse.com.



Nga Author Photo_optA development worker with an incurable crush on the arts, Nga L.H. Nguyen was seeded from Hanoi, Vietnam and lives across three continents. A graduate of Bryn Mawr College, she works for Save the Children with a focus on LGBTQ+ and women’s rights; she will pursue a GEMMA Erasmus Mundus Master’s Degree in Women’s and Gender Studies starting Fall 2015. Nga has contributed to several investigative articles for The Washington Post, and her translations with Kelly Morse have been featured on Asymptote and M-DASH. She believes in hummingbirds. http://hiennga.wordpress.com


Ly_Doi_headshotLý Đợi is a founding member of the underground Mở Miệng (Open [Your] Mouth) group, and has been published on webzines and in group samizdat. His own samizdat are Bảy biến tấu con nhện (2004; Seven Spider Improvisations), Trường chay thịt chó (2005; Dogmeat Vegetarianism) and Khi Kẻ Thù Ta Buồn Ngủ (2010; When Our Enemy Falls Asleep). A chapbook of his work has been translated into English by Vietnamese American poet Linh Dinh, and translations of his work have been published in Asymptote and Soft Targets.



http://lunchticket.org/poetics-of-resistance/


2. Bản tiếng Việt trên Văn Việt (cũng là lấy về từ RFA):

"
26 THÁNG BẢY, 2015

NHÀ THƠ LÝ ĐỢI GIẬT GIẢI GABO

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

clip_image001
Nhà thơ Lý Đợi
Luộc
“Món 1: Luộc
Theo kiểu rau muống luộc của Bắc kỳ
Sống ở Việt Nam ăn món luộc là tốt nhất
Chưa tìm thấy thứ gì mà người Việt không thể luộc…
Vậy nên:
Sống ở Việt Nam ăn món luộc là tốt nhất
Từ luộc xe honda, nhà đất, bằng cấp, chức tước…
Từ luộc vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo hiểm…
Từ luộc trí tuệ, thẩm mĩ, văn hoá, nhân tính…
Từ luộc nhân quyền, tự do, tư tưởng, tâm linh…
Chưa tìm thấy điều gì mà Việt Nam không thể luộc
Vậy nên:
Sống ở Việt Nam ăn món luộc là tốt nhất
Từ luộc cho đến luộc
Người người nghĩ chuyện luộc
Nhà nhà tham gia luộc
Ngành ngành thi đua luộc…
Duy chỉ có lý do tại sao mình bị luộc: là không bị luộc
Vậy nên:
Sống ở Việt Nam luộc là tốt nhất
Luộc là tốt nhất
Luộc là tốt nhất
Luộc là tốt nhất…”


Giải thưởng GABO này là một giải thưởng nhỏ và nó là một giải thưởng mới nữa. Nó chỉ mới thành lập trong năm nay thôi và lần phát giải thưởng này là lần thứ nhì. Lần thứ nhất giải thưởng được phát cho mùa Đông và mùa Xuân còn lần này thì giải thưởng cho mùa Hè và mùa Thu. Giải thưởng này được phát một năm hai lần do một nhóm thầy giáo và sinh viên của bằng thạc sĩ tác văn MSA ở đại học Antioch tại Los Angeles lập ra. 
-GS Hoàng Ngọc Tuấn 
Quý vị vừa theo dõi bài thơ có tựa “Luộc” của nhà thơ Lý Đợi. Bài thơ ngắn, mang tính diễu nhại nhưng càng nghe càng thấm đẫm nỗi đau cho ngôn ngữ thi ca, nếu cứ khăng khăng đòi thơ phải… nên thơ, trau dũa và đánh bóng từng con chữ.
“Luộc” bản thân nó được sử dụng với một ý niệm khác, một tác động khác và nhất là hàm ý khác: ngôn ngữ đường phố đi vào chốn lừa đảo và những trạng thái xã hội hôm nay được chiếc nồi ngôn ngữ luộc chín trơ ra những xương xẩu của tận cùng ý thức. Luộc lập đi lập lại tính ẩn dụ nhiều khía cạnh áp dụng vào đời sống để cuối cùng nó trình ra trước những người đọc nó một thông điệp lý thú: Luộc đa nghĩa, đa nguyên và đa tầng. Những tầng nấc mà nó luộc qua lại còn một tầng nấc khác, bí ẩn hôm nay và sẽ lộ diện vào ngày mai, khi có một món hàng mới để luộc.
Chân lý của sự luộc: Chính thể này là mảnh đất màu mở sinh sản những mầm mống cho việc luộc. Luộc vừa là động từ vừa là trạng từ và cũng là tính từ. Nó chỉ ra tất cả mọi hoạt động của cách hành xử, mà con người xã hội chủ nghĩa theo nó, tôn sùng nó cũng như sợ hãi nó.
Cái nó không luộc được chính là tự bản thân nó: không thể tự luộc mình.
Bài thơ Luộc của Lý Đợi đối với người Việt có thể lắm người ngạc nhiên, luộc ư? Chuyện thường ngày ở huyện. Nó bao vây mọi người, cùng cộng sinh với mọi người trong xã hội này có gì lạ?
Cái lạ là người ta chưa bao giờ mân mê chữ luộc như Lý Đợi. Cũng không tự hỏi luộc theo kiểu người Bắc như Lý Đợi. Tại sao lại là người Bắc? Tại sao? Tại sao?
Theo kiểu rau muống của Bắc Kỳ đã là một ẩn dụ. Bài thơ vừa trần trụi vừa khó tiên đoán cái kết. Để cuối cùng tác giả cho mọi người vào cái rọ “ở Việt Nam luộc là tốt nhất”!
Câu cuối không kết vì nó mở ra một loạt những mệnh đề cần phải bắt đầu.
Cái bắt đầu của câu kết trong bài thơ Luộc lại từ Mỹ, từ Đại học Antioch tại Los Angeles bởi giải thưởng mang tên thân mật của văn hào Gabriel Garcia Marquez: GABO.
Giáo sư Hoàng Ngọc Tuấn, cũng là người điều hành trang văn học Tiền Vệ cho biết về giải thưởng này khi được trao cho nhà thơ Lý Đợi:
clip_image002
Nhóm “Mở Miệng”: Từ trái sang Bùi Chát, Khúc Duy, Lý Đợi, Nguyễn Quán, ảnh chụp năm 2006.
“Giải thưởng GABO này là một giải thưởng nhỏ và nó là một giải thưởng mới nữa. Nó chỉ mới thành lập trong năm nay thôi và lần phát giải thưởng này là lần thứ nhì. Lần thứ nhất giải thưởng được phát cho mùa Đông và mùa Xuân còn lần này thì giải thưởng cho mùa Hè và mùa Thu. Giải thưởng này được phát một năm hai lần do một nhóm thầy giáo và sinh viên của bằng thạc sĩ tác văn MSA ở đại học Antioch tại Los Angeles lập ra.
Số tiền giải thưởng chỉ tượng trưng thôi nó không nói được giá trị của giải thưởng vì có rất nhiều giải thưởng khác họ chỉ tặng bằng khen chứ không có tiền. Vấn đề ở chỗ là nội dung của giải thưởng này thì tôi thấy nó rất thú vị. Cái lần thứ nhất họ trao giải thưởng cho chum thơ ba bài của một nhà thơ Thái Lan mà cũng là thơ chính trị nói đến chuyện chống áp bức.
Chùm thơ này có tên Record of Rights, thơ phản kháng chính trị đó là kỳ thứ nhất còn kỳ thứ nhì cho chùm thơ thi pháp của sự phản kháng, Poetics of Resistance. Mình thấy rõ ràng khuynh hướng của giải thưởng này có lẽ họ nhắm tới những tiếng nói của các nhà thơ ở những nơi ngoài nước Mỹ và cần phải có sự dịch thuật thì mới có thể đến với độc giả của thế giới đặc biệt là qua tiếng Anh. Cho nên giải thưởng này họ đã dùng cái tên của ông Marquez là Gabo. Ông Marquez đã có nói rằng nếu ngày xưa mà không ai dịch tác phẩm Don Quixote của Cervantes qua tiếng Anh thì làm sao mà sau này William Faulkner, một đại văn hào của Mỹ có thể đọc được? Cái chuyện dịch nó đem thế giới lại gần với nhau và khiến con người nơi này hiểu được con người nơi kia. Những nhà văn ở nơi này hiểu được cái sự thể văn chương ở những nơi khác cho nên phương tiện dịch là một phương tiện rất quan trọng trong đời sống hôm nay, đặc biệt là trong văn chương.
Giải thưởng GABO này họ trao cho những tác phẩm được dịch ra tiếng Anh và tác phẩm ấy phải hay và bản dịch cũng phải là bản dịch hay.
Tôi có đọc qua nội dung của giải thưởng lần thứ nhất và lần thứ nhì thì tôi rất tâm đắc. Người ta cho rằng sự chọn lựa của họ rất thông minh và họ rõ ràng có ý hướng muốn soi rọi một cái nhìn vào những chỗ bị khuất lấp trong cuộc sống văn chương đương đại, có nghĩa là họ muốn lưu tâm đến những tiếng nói mà nếu không có phương tiện dịch thuật thì không được truyền đạt rộng rãi đến thế giới hơn, đặc biệt là tiếng nói những nơi bị đàn áp.
Tôi cho đây là giải thưởng có ý nghĩa.”
Luộc, Hấp và Ăn sống
Chùm thơ thắng giải của Lý Đợi có ba bài gồm: Luộc, Hấp và Ăn sống được Kelly Morse dịch lại với phụ biên Nga Nguyễn. Nói về sự phát hiện bài thơ và đi đến quyết định dịch nó Lý Đợi kể:


Tôi nghĩ một trong những lý do mà những bài thơ của tôi được nhận giải đầu tiên là nó đến từ một đất nước, dân tộc ngôn ngữ xa xôi và chắc là những bài thơ này nó cũng nói lên được những suy nghĩ của người chấm giải là chia sẻ được, có sự đồng cảm nhất định thì người ta trao giải. 
-Lý Đợi
“Khi mà cổ nói cổ muốn gửi bản dịch đến một giải thưởng thơ và hỏi tôi nghĩ thế nào thì tôi bảo công việc của tôi đã xong và cái bản dịch này hoàn toàn do cô ấy quyết định. Tuy là dịch thơ của tôi những thực chất nó đã là cái sáng tạo khác, đồng sáng tạo, và vì vậy người dịch giả phải chịu trách nhiệm cũng như người sẽ đứng danh dự trong việc dịch đó. Cổ cũng nói rằng gải GABO là một trong những cái giải mà cổ muốn tham gia. Giải GABO là giải có những cấp tiến, quan tâm sâu sát đến những nhà thơ không phải trong cộng đồng tiếng Anh. Những nhà thơ ở những đất nước xa xôi thì tôi nghĩ một trong những lý do mà những bài thơ của tôi được nhận giải đầu tiên là nó đến từ một đất nước, dân tộc ngôn ngữ xa xôi và chắc là những bài thơ này nó cũng nói lên được những suy nghĩ của người chấm giải là chia sẻ được, có sự đồng cảm nhất định thì người ta trao giải.
Chính cô Kelly trong bài viết của cổ in trên diễn đàn nhận giải thì cổ cũng nói là cổ đã đến Việt Nam và đã tiếp xúc một số nhà thơ và cổ tìm thấy ở thơ tôi những niềm vui, những cái gì đó mà cổ không quá thất vọng làm cho cổ tiếc về chuyến đi. Thơ tôi đã cho cô ta suy nghĩ khác về Việt Nam, khác với những gì cô ta hình dung với những loại thơ mà cô ta thường đọc… đó là động lực để cô ta quyết định dịch dù là tiếng Việt của cô ta rất yếu.”
May cho ba bài thơ khi được Kelly Morse để ý tới và cũng may cho nó hơn nữa khi Nga Nguyễn góp sức tạo thêm sinh khí cho đứa con tiếng Anh ra đời giới thiệu với những người xa lạ. Nga Nguyễn kể cách mà hai người ngồi lại với nhau bàn bạc làm sao cho đứa con tinh thần được sinh ra sáng sủa và dễ thương như người anh của nó:
clip_image003
Lý Đợi. Linh hồn của nhóm “Mở miệng”. Photo courtesy of Dieucaycopy’s blog.
“Bọn em dịch cùng với nhau, đầu tiên thì bọn em dịch word by word, em với Kelly dịch từng từ một trong bài thơ của Lý Đợi. Sau khi bạn Kelly dịch sang tiếng Việt bạn ấy nhờ em xem có chính xác hay không sau đấy thì em nói với bạn ấy những điều khác nhau trong cái nghĩa của bài thơ đấy nó liên quan đến những nét văn hóa liên quan tới Việt Nam và những điểm khác biệt ấy như thế nào. Sau đó em giải thích lại những cái ý những cái nguồn trong tiếng Việt mà bạn Kelly không biết được hết.
Đúng là dịch từng chữ thì không bao giờ ra được cái ý của anh ấy cả cho nên khi bạn Kelly dịch một bài thì thường là có ít nhất là 3 tới 5 cái cách dịch khác nhau của cái từ đấy, thí dụ như trong bài Luộc, em giải thích cho bạn Kelly ngoài cái nghĩa luộc là nấu ăn thông thường thì “luộc đồ” có nghĩa như thế nào mình giải thích tất cả những khác nhau của từ ấy ra sau đấy mình tìm cách để diễn tả trong tiếng Anh ra được cái nghĩa đấy. Tất nhiên những ước lệ trong tiếng Việt mình nhiều khi hàm ý 5 -7 hàm ý một lúc nên không thể nào làm hết được, nhưng bọn em cố gắng làm thế nào để thể hiện một cách rõ ràng nhất, trung thực nhất ý đồ của tác giả.
Tất nhiên điều này hạn chế ở điểm phụ thuộc vào cách em hiểu bài thơ như thế nào. Kelly thì tiếng Việt của bạn ấy chỉ biết một số đoạn nào đấy thôi rất là phụ thuộc vào cái phông văn hóa của người dịch ở đây. Em cũng không thể nào dám nói là hiểu 100% anh Lý Đợi đã nghĩ gì nhưng mà mình luôn nỗ lực hết sức để phần dịch của mình nó bao hàm được những gì mà nhà thơ đã chuyển tải vào trong đấy.”
Giáo sư Hoàng Ngọc Tuấn cho biết cảm nhận của ông về bài thơ Luộc cũng như tính cách khác thường, một cõi của thơ Lý Đợi:
“Lý Đợi là một cây bút rất đặc biệt, anh ta viết không theo cách cũ và hầu như không giống ai kể từ lúc bắt đầu xuất hiện đã có những nét đặc biệt rồi. Anh đem những ngôn ngữ của đường phố, tiếng lóng, bụi đời vào trong thơ và cách sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ đã tạo nên không khí rất đặc biệt, đặc biệt cho đời sống của Việt Nam dưới chế độ cộng sản.
Loại thơ như vậy nó có thể diễn tả được một cách tinh tế và khôi hài, chua chát về thực trạng đời sống của người Việt trong nước. Thí dụ như chùm thơ đoạt giải GABO này đã có những bài thơ gồm ba bài là Luộc, Hấp, Ăn sống thì anh đã sử dụng hình thức cách nấu ăn ở miền Nam, Trung, Bắc thành một cái sườn rồi mang cái tính ẩn dụ chính trị vào trong đó. Đây là một cách viết rất sáng tạo. Ví dụ như anh nhập đề cái bài thơ “Luộc” chẳng hạn: “Sống ở Việt Nam ăn món luộc là tốt nhất. Chưa tìm thấy thứ gì mà người Việt không thể luộc…” rồi từ đó anh bắt đầu đi vào nội dung của cái sự luộc đó. Ví dụ như luộc xe Honda, nhà đất, bằng cấp, chức tước. Từ luộc vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo hiểm rồi luộc thẩm mỹ, văn hóa, nhân tính. Từ luộc nhân quyền tự do tư tưởng, tâm linh chưa tìm thấy điều gì mà Việt Nam không thể luộc…
Những món khác cũng vậy… cho nên người giám khảo của giải GABO này đã nhận xét về thơ Lý Đợi là Lý Đợi đã làm thơ chống lại nhiều hình thức đàn áp và bạo hành ở Việt Nam hiện nay. Thơ của Lý Đợi đã chơi một cách thông minh cấu trúc mang tính ẩn dụ của cách nấu ăn truyền thống ba miền Bắc, Trung, Nam… dưới ngòi bút của Lý Đợi những cách nấu ăn này thành cẩm nang giáo huấn chính trị của địa ngục cùng những khẩu hiệu thích nghi để mà ca xướng trong cái chùm thơ này. Ông Dan Bellm đã cho đây là cách viết rất đặc biệt mà bên Mỹ họ không thấy. Tất nhiên đời sống đương đại bên Mỹ làm gì nảy ra được kiểu viết như thế này. người Việt mình đọc sơ qua thì thấy rất gần gũi mặc dù trong đó có những chỗ bất ngờ và khi người ngoại quốc đọc vào thì họ thấy điều này rất lạ.”
Lý Đợi là một thành viên trong nhóm “Mở miệng” cùng với Bùi Chát tập hợp nhau lại làm nhà xuất bản Giấy Vụn, chuyên in những quyển sách không xin được giấy phép. Những việc làm tiên phong đầy thử thách này đã khiến ít nhất một người vì yêu mến nhóm mà chịu tai họa từ chữ nghĩa: Nhã Thuyên.
Chính nền văn học xã hội chủ nghĩa đã thổi bùng lên ngọn lửa “luộc” cô giáo Nhã Thuyên sau khi luộc không chín nổi Lý Đợi và Bùi Chát.
"
http://vanviet.info/tu-lieu/nh-tho-l-doi-giat-giai-gabo/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.