Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

19/07/2015

Đường sắt trên cao : tiếp tục lùi hạn xuống năm 2016, và tăng vốn vay

Tuyến đường sắt trên cao đã lùi hạn vài lần, lần gần đây nhất là xuống năm 2015 (xem lại ở đâyở đây). 

Bây giờ lùi tiếp xuống năm 2016, và tăng vốn vay.


Chi tiết xem ở dưới (bài trên VnEx).

---

Chủ nhật, 19/7/2015 | 09:28 GMT+7

Việt Nam vay thêm 250 triệu USD cho tuyến Cát Linh - Hà Đông


Thủ tướng đã có văn bản đồng ý việc vay bổ sung vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc trị giá 250,62 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Ngoài việc chấp thuận vay bổ sung vốn tín dụng, Thủ tướng đã giao Bộ Giao thông - Vận tải tổ chức điều chỉnh dự án, phối hợp các bộ ngành liên quan thẩm định việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư theo quy định. Trên cơ sở đó xác định số vốn đối ứng cụ thể cần bổ sung và bố trí theo tiến độ dự án.
Chính phủ cũng đồng ý điều chỉnh thời gian thực hiện để dự án đi vào khai thác trong năm 2016.
duong-sat-1-9766-1435911289-4748-1437271
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đề xuất điều chỉnh vốn đầu tư hơn 300 triệu USD. Ảnh: VOV
Bộ Giao thông đã chỉ đạo chủ đầu tư và nhà thầu đẩy nhanh tiến độ dự án và tiến độ giải ngân đối với các nguồn vốn vay theo hai Hiệp định tín dụng đã ký với phía Trung Quốc theo đúng cam kết.
Tàu điện đi trên cao hơn 13km từ Cát Linh đi Hà Đông, khổ đường 1,435m và 12 nhà ga trên cao; trang bị 13 đoàn tàu, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến, vận tốc bình quân khai thác 35km/giờ.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến trên cao Cát Linh - Hà Đông được đầu tư  bằng vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký năm 2008.
Dự án ban đầu có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD bao gồm vốn vay ODA của Trung Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam. Sau một thời gian thi công, đến đầu năm 2014 dự án được các bên liên quan đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 522,86 triệu USD lên 868,04 triệu (tăng 315,18 triệu USD so với ban đầu) do khâu khảo sát, thiết kế nhiều hạng mục chưa chính xác.
Đoàn Loan

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/giao-thong/vie-t-nam-vay-them-250-trieu-usd-cho-tuye-n-ca-t-linh-ha-dong-3250755.html


Bổ sung 1 (19/8/2015):

19/08/2015 03:00 GMT+7

Dự án 'chệch hướng', Bộ GTVT không thể thay tổng thầu TQ


 - “Nguyên nhân dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ được cho là do năng lực của Tổng thầu EPC và Tư vấn giám sát không đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, Bộ GTVT không thể thay thế được vì bị ràng buộc bởi điều kiện của bên tài trợ vốn” - ông Triệu Khắc Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) thẳng thắn cho biết.
Chệch hướng hợp đồng EPC
Ông Triệu Khắc Dũng cho biết, sở dĩ, dự án thi công chậm tiến độ trong suốt một thời gian dài là do vướng mắc trong quá trình thực hiện Hợp đồng EPC (hình thức chìa khóa trao tay) bị “chệch hướng” đã dẫn đến hàng loạt các hạng mục thiết kế kỹ thuật, thi công… được làm theo kiểu chắp vá.
Theo ông Dũng, đến thời điểm này, so với hợp đồng vẫn chậm tiến độ 19 tháng. Cụ thể, tính đến đầu tháng 8, tiến độ dự án mới đạt 58%, khả năng dự án phải kéo dài đến hết năm 2016.
đường sắt trên cao, Cát Linh - Hà Đông, hoàn thành, tiến độ, chậm tiến độ, siêu dự án,
Dự kiến đến tháng 6/2016 dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông mới hoàn thành.
Nguyên nhân chậm tiến độ được ông Dũng phản ánh là do năng lực của Tổng thầu EPC và Tư vấn giám sát không đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, Bộ GTVT không thể thay thế được vì bị ràng buộc bởi điều kiện của bên tài trợ vốn.
Việc lập hợp đồng EPC trước đây thiếu chặt chẽ, không xác định được khối lượng và giá trị.
“Khi ký kết Hợp đồng EPC thì Tổng thầu EPC sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn thành toàn bộ dự án, nhưng suốt những năm qua, việc thực hiện hợp đồng EPC đã đi “chệch hướng” và mới chỉ dựa trên hợp đồng tạm tính, chưa có thiết kế kỹ thuật của dự án”, ông Dũng nói.
Cũng theo ông Dũng, từ năm 2008 đến nay, thiết kế chi tiết của nhiều hạng mục dự án vẫn chưa thể phê duyệt do hệ thống quy trình, quy phạm thiết kế xây dựng, quản lý khai thác.
Hệ thống định mức, đơn giá xây dụng và mua sắm các thiết bị của Trung Quốc và Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ và không thống nhất.
“Thiết kế kỹ thuật chắp vá, cái gì Việt Nam có thì đưa theo Việt Nam, cái gì nước ta chưa có thì lại lấy của Trung Quốc dẫn đến hai bên không thể duyệt được thiết kế chi tiết. Từ năm 2014 đến nay dù đã tháo gỡ hàng loạt khó khăn, vướng mắc nhưng vẫn chưa thể duyệt được hết thiết kế chi tiết của dự án”, ông Dũng nói.
Tổng thầu Trung Quốc phải chịu trách nhiệm
Được biết, Bộ GTVT vừa báo cáo Chính phủ xin tháo gỡ, đưa dự án về đúng bản chất của hợp đồng EPC.
Theo đó, Tổng thầu EPC tự thực hiện và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ giá thành, chất lượng, tiến độ, an toàn khi đưa vào khai thác. Phía Việt Nam sẽ không can thiệp vào thiết kế kỹ thuật, dự toán chi tiết mà chỉ quản lý, giám sát chung toàn bộ tiến độ, chất lượng của dự án.  
Khi dự án hoàn thành, sẽ thuê một đơn vị độc lập của nước ngoài vào kiểm định. Chỉ khi công trình đảm bảo chất lượng mới cho nghiệm thu.
Một vấn đề quan trọng cũng được đề xuất, đó là các hạng mục thi công yêu cầu kỹ thuật cao, nhà thầu nội (thầu Việt Nam) chưa đủ khả năng thi công (như lao lắp dầm siêu trường siêu trọng, hàn mối nối đường ray, vận hành hạng mục an toàn giao thông…) phía Việt Nam cũng đồng ý sẽ không lấy thầu phụ trong nước mà sẽ có nhân lực từ Trung Quốc sang.
Về đoàn tàu của tuyến đường sắt cũng được ông Dũng cho biết hiện đang được Tổng thầu và nhà sản xuất chế tạo, dự kiến tháng 10 tới sẽ có mẫu về nước.
Tháng 9/2015, Bộ GTVT sẽ cử 1 đoàn sang kiểm tra thiết kế cũng như tiến độ sản xuất đoàn tàu mẫu này.
Về việc học viên được đưa đi đào tạo để lái tàu và vận hành tuyến đướng sắt trên cao, ông Dũng cho biết đã cử 37 người đi đào tạo khóa học đầu tiên. Dự kiến, trong tháng 9/2015, sẽ cử thêm một khóa tiếp theo đi. 
Ông Triệu Khắc Dũng cho biết, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đến ngày 30/6/2016 phải hoàn thành dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Tuy nhiên, chưa thể chốt được thời điểm đưa vào khai thác thương mại do phải đưa đoàn tàu vào vận hành thử, kiểm tra an toàn, lái tàu, thẩm định an toàn…
Sau khi dự án hoàn thành sẽ vận hành chạy thử 1-2 tháng, nếu có trục trặc hệ thống vận hành chạy tàu thì cũng không được quá 3 tháng phải được khắc phục đưa vào khai thác thương mại.
Vũ Điệp
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/257112/du-an--chech-huong---bo-gtvt-khong-the-thay-tong-thau-tq.html

1 nhận xét:

  1. Bổ sung 1 (19/8/2015):

    19/08/2015 03:00 GMT+7

    Dự án 'chệch hướng', Bộ GTVT không thể thay tổng thầu TQ


    - “Nguyên nhân dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ được cho là do năng lực của Tổng thầu EPC và Tư vấn giám sát không đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, Bộ GTVT không thể thay thế được vì bị ràng buộc bởi điều kiện của bên tài trợ vốn” - ông Triệu Khắc Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) thẳng thắn cho biết.
    Chệch hướng hợp đồng EPC
    Ông Triệu Khắc Dũng cho biết, sở dĩ, dự án thi công chậm tiến độ trong suốt một thời gian dài là do vướng mắc trong quá trình thực hiện Hợp đồng EPC (hình thức chìa khóa trao tay) bị “chệch hướng” đã dẫn đến hàng loạt các hạng mục thiết kế kỹ thuật, thi công… được làm theo kiểu chắp vá.
    Theo ông Dũng, đến thời điểm này, so với hợp đồng vẫn chậm tiến độ 19 tháng. Cụ thể, tính đến đầu tháng 8, tiến độ dự án mới đạt 58%, khả năng dự án phải kéo dài đến hết năm 2016.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.