Đây là lần xuất phát đầu tiên của mình được sử dụng nhà ga số 2 (T2) của sân bay Nội Bài. Lần xuất phát trước (tháng 7 năm 2014) thì vẫn là nhà ga số 1 (T1). Như vậy, nhà ga T2 đã được hoàn thiện và đi vào sử dụng trong khoảng một năm qua.
Bây giờ, T1 thì dành riêng cho đường bay quốc nội. Còn T2 thì chuyên dụng cho đường bay quốc tế. Nhà ga mới, hiện đại. Diện tích thì nho nhỏ xinh xinh. Mạng không dây miễn phí rất tốt, nên có được entry ghi nhanh trước giờ cất cánh này.
Hàng không mình đi hôm nay là DragonAir (hàng không Rồng). Đây là lần sử dụng đầu tiên.
Dragonair được viết bằng chữ Hán là "cảng long hàng không", trực dịch là "Hàng không Con Rồng của đất Hương Cảng".
(viết tiếp khi đã đến nơi)
1. Dân mình tự xem là con rồng cháu tiên. Nên ngước nhìn hình rồng trên lô-gô và những thứ khác của hãng, cũng thấy có chút lăn tăn. Nhưng không hề gì, vẫn có cách lấy lại hình rồng và tên rồng cho những hãng máy bay của Việt Nam trong tương lai (hoàn toàn giả định).
2. Trong khi còn vẩn vơ nghĩ về Rồng với Rắn, thì mình đã kịp chứng kiến, rồi trò chuyện (tựa như làm một phỏng vấn nhanh) với những người sẽ lên cùng chuyến máy bay Cảng Long để quá cảnh qua Hương Cảng. Đó là nhóm các anh chị sẽ qua Ả-rập Xê-út. Mấy nam nhân thì sẽ sang lái xe, còn mấy chị em gái thì sang giúp việc nhà (tiếng mình lâu nay quen gọi là ô-sin).
Người nước mình bây giờ đi lao động ở khắp nơi trên thế giới. Cảm giác như Hàn Quốc thời những năm 1980.
Lần trước (ở đây) là nói chuyện với các thanh niên sẽ sang Anh quốc và châu Âu, cũng như thấy nhóm sang Nhật Bản. Lần này, với nhóm đi Trung Đông thì nói chuyện lai rai khi máy bay Long Cảng chưa cất cánh, còn khi đã đáp xuống phi trường Hương Cảng thì bất ngờ gặp rồi hướng dẫn cách chuyển máy bay cho nhóm các em trai đi làm ở Đài Loan (lần đầu tiên các em đi ra bên ngoài, mà lại là ở sân bay lớn và quá phức tạp như Hương Cảng thì quả là khó rồi). Gặp khi thấy các em cuống cả lên với nhau không biết làm sao. Nghe tiếng Việt mà nhận ra. Phải dẫn các em một hồi, mãi cho đến gần sát cửa để lên máy bay đi Đài Bắc, thì mới yên tâm, để mà về chỗ của mình.
3. Chuyện dông dài với người đi Ả-rập thì tính sau. Chỉ ghi một chi tiết quan trọng nhất.
Mà cũng là quan trọng nhất đối với người đi làm ở Trung Đông, trong những căn biệt thự của các ông chủ người Ả-rập.
Đó là: hướng dẫn của người thuộc công ty lao động đã cùng ra sân bay làm thủ tục với nhóm đi Ả-rập. Một em gái tầm trên dưới ba mươi tỏ ra rất mẫn cán và thân thiện. Em dặn đi dặn lại nhóm đi Ả-rập, đại ý: khi đã vào nhà ông chủ rồi, tuyệt đối không được sử dụng tay trái khi đưa hay nhận bất cứ vật gì. Tất cả, khi trao và nhận với người nhà ông chủ thì phải là tay phải.
Em gái người công ty nhắc đi nhắc lại. Mãi lúc sắp tiễn qua cửa an ninh vẫn còn nhắc lần cuối.
Trong nhóm đi Ả-rập, có một em gái thuận tay trái. Mãi lúc chia tay ở Hương Cảng, mình vẫn còn thấy em ấy lẩm nhẩm tự nhắc: tuyệt đối không sử dụng tay trái.
Dragonair được viết bằng chữ Hán là "cảng long hàng không", trực dịch là "Hàng không Con Rồng của đất Hương Cảng".
(viết tiếp khi đã đến nơi)
1. Dân mình tự xem là con rồng cháu tiên. Nên ngước nhìn hình rồng trên lô-gô và những thứ khác của hãng, cũng thấy có chút lăn tăn. Nhưng không hề gì, vẫn có cách lấy lại hình rồng và tên rồng cho những hãng máy bay của Việt Nam trong tương lai (hoàn toàn giả định).
2. Trong khi còn vẩn vơ nghĩ về Rồng với Rắn, thì mình đã kịp chứng kiến, rồi trò chuyện (tựa như làm một phỏng vấn nhanh) với những người sẽ lên cùng chuyến máy bay Cảng Long để quá cảnh qua Hương Cảng. Đó là nhóm các anh chị sẽ qua Ả-rập Xê-út. Mấy nam nhân thì sẽ sang lái xe, còn mấy chị em gái thì sang giúp việc nhà (tiếng mình lâu nay quen gọi là ô-sin).
Người nước mình bây giờ đi lao động ở khắp nơi trên thế giới. Cảm giác như Hàn Quốc thời những năm 1980.
Lần trước (ở đây) là nói chuyện với các thanh niên sẽ sang Anh quốc và châu Âu, cũng như thấy nhóm sang Nhật Bản. Lần này, với nhóm đi Trung Đông thì nói chuyện lai rai khi máy bay Long Cảng chưa cất cánh, còn khi đã đáp xuống phi trường Hương Cảng thì bất ngờ gặp rồi hướng dẫn cách chuyển máy bay cho nhóm các em trai đi làm ở Đài Loan (lần đầu tiên các em đi ra bên ngoài, mà lại là ở sân bay lớn và quá phức tạp như Hương Cảng thì quả là khó rồi). Gặp khi thấy các em cuống cả lên với nhau không biết làm sao. Nghe tiếng Việt mà nhận ra. Phải dẫn các em một hồi, mãi cho đến gần sát cửa để lên máy bay đi Đài Bắc, thì mới yên tâm, để mà về chỗ của mình.
3. Chuyện dông dài với người đi Ả-rập thì tính sau. Chỉ ghi một chi tiết quan trọng nhất.
Mà cũng là quan trọng nhất đối với người đi làm ở Trung Đông, trong những căn biệt thự của các ông chủ người Ả-rập.
Đó là: hướng dẫn của người thuộc công ty lao động đã cùng ra sân bay làm thủ tục với nhóm đi Ả-rập. Một em gái tầm trên dưới ba mươi tỏ ra rất mẫn cán và thân thiện. Em dặn đi dặn lại nhóm đi Ả-rập, đại ý: khi đã vào nhà ông chủ rồi, tuyệt đối không được sử dụng tay trái khi đưa hay nhận bất cứ vật gì. Tất cả, khi trao và nhận với người nhà ông chủ thì phải là tay phải.
Em gái người công ty nhắc đi nhắc lại. Mãi lúc sắp tiễn qua cửa an ninh vẫn còn nhắc lần cuối.
Trong nhóm đi Ả-rập, có một em gái thuận tay trái. Mãi lúc chia tay ở Hương Cảng, mình vẫn còn thấy em ấy lẩm nhẩm tự nhắc: tuyệt đối không sử dụng tay trái.
biểu tượng của Việt Nam là bông hoa sen. Chúng ta cũng biết điều đó mà. Các hãng hàng không cũng biết điều này. Đó là bông hoa sen
Trả lờiXóaHoa sen chỉ là một biểu tượng mà thôi.
XóaKhi ngành hàng không phát triển, nhiều hãng hàng không mới sẽ ra đời, họ cần có những biểu tượng cho riêng mình.