Nhiều vụ việc của Hà Nội, thì không thấy Hà Nội Mới đâu. Cứ trốn biền biệt. Tiêu biểu nhất gần đây là sự kiện được gọi là "thảm sát cây xanh Hà Nội 2015". Dĩ nhiên, Hà Nội Mới trốn biệt, hoặc chỉ ra mặt ở bài dạng như sau.
Ấy thế, nhưng cũng chính Hà Nội Mới thì lại đang vươn tay ra sự kiện "dưa hấu ở tỉnh đoàn Quảng Ngãi 2015". Xem cụ thể tư liệu ở dưới.
Đây có thể xem là một bài đánh trống lảng. Việc của Hà Nội, sao không thấy Hà Nội Mới đặt câu hỏi có giá trị một chút, như chính họ đang đặt cho Quảng Ngãi, rằng: "Họ đã "ăn" trên lưng nông dân 2.000 đồng/kg dưa?", hay "Số tiền chênh lệch đang nằm ở đâu, thưa tỉnh đoàn Quảng Ngãi ?".
Dĩ nhiễn việc đánh bài lảng ở đây, không chỉ là riêng cho Hà Nội Mới. Mà có thể gọi là đánh trống lảng có "định hướng" chung cho nhiều tờ báo hiện nay ở Việt Nam đầu thế kỉ XXI.
Từ đây trở xuống là tư liệu.
---
Số tiền chênh lệch đang nằm ở đâu, thưa Tỉnh đoàn Quảng Ngãi?
Thứ Sáu 00:27 08/05/2015
(HNMO) - Nhẽ ra, chiến dịch "giải cứu" dưa hấu cho bà con nông dân của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi đã thành công một cách “ngọt ngào”, bởi hơn 750 tấn dưa - như Tỉnh đoàn thống kê - không phải là một con số nhỏ.
Tỉnh đoàn Quảng Ngãi huy động đoàn viên thanh niên về các xã Tịnh Hiệp, Tịnh Trà (huyện Sơn Tịnh) thu mua dưa hấu |
Nhẽ ra, hàng trăm thanh niên tình nguyện lưng ướt đẫm mồ hôi trong nhiều ngày nắng như đổ lửa khi đứng đường bán từng quả dưa, hẳn sẽ tự hào vì mình đã làm được một việc thiện nguyện và những người nông dân sẽ được hưởng lợi nhiều hơn, đúng với công sức lao động cực nhọc họ đã đổ ra..., nếu như việc thu gom, mua bán dưa của Tỉnh đoàn được làm công khai, minh bạch, có sự giám sát của người dân, cộng đồng và cả các cơ quan chức năng của tỉnh.
Tỉnh đoàn: Chúng tôi trả cả tiền chênh lệch cho nông dân!
Ngày 6/5/2015, Báo Hànộimới Điện tử có bài: "Họ đã “ăn” trên lưng nông dân 2000 đồng/kg dưa hấu?" phản ánh việc Tỉnh đoàn Quảng Ngãi bán cho các đầu mối ngoài Hà Nội 5000 đồng/kg, trong khi đó họ mua của bà con nông dân chỉ với 3000 đồng/kg. Ngay ngày hôm sau 7/5, Báo Hànộimới nhận được Công văn số 2002 –CV/TĐTN – TNNT do Bí thư Tỉnh đoàn Hà Thị Anh Thư ký, cho rằng Báo Hànộimới đã thông tin không chính xác.
Để rộng đường dư luận, cũng như làm rõ việc thu gom và bán dưa cho nông dân của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi “tròn hay méo”, Báo đã cử một nhóm PV trực tiếp vào Quảng Ngãi, xuống tận các thôn, gặp từng hộ dân đã bán dưa cho Tỉnh đoàn. Và những gì người dân cho chúng tôi biết, hoàn toàn trái ngược với nội dung công văn trả lời báo Hànộimới của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi.
Trong Công văn gửi Báo Hànộimới, Tỉnh đoàn khẳng định: Ngày 3-5-2015, sau khi nhận được thông tin từ Bí thư Đoàn xã Tịnh Hiệp đề nghị có 10 tấn dưa Hắc mỹ nhân cần bán, giá thương lái mua là 3.500 đồng/kg, Tỉnh đoàn thống nhất nâng giá dưa thành 5000 đồng/kg để người dân đảm bảo có lãi, tiếp tục ổn định cuộc sống; Sau đó liên hệ và thống nhất với đầu mối ở Hà Nội thu mua 10 tấn dưa với giá 5000 đồng/kg (chưa tính tiền chuyên chở); Đến ngày 6-5-2015, người bán dưa phản hồi dưa non, không ngọt; Tỉnh đoàn làm việc lại với Đoàn xã để trao đổi với bà con, thống nhất giảm 1 tấn hao hụt, dưa non, chỉ tính tiền 9 tấn (xe 10 tấn). Số tiền thu được sau khi đầu mối Hà Nội chuyển về sẽ được chuyển trả cho bà con nông dân ( hiện số tiền này vẫn chưa được chuyển trả cho bà con); Giá dưa bán tại Hà Nội do các đầu mối quyết định khi cộng tiền chuyên chở, bốc vác, Tỉnh đoàn không tham gia chỉ làm đầu mối bán giúp dưa cho bà con nông dân.
Trước đó, ngày 11-4-2015, sau khi được tin dưa hấu bị thương lái ép giá 600 đồng/kg, Tỉnh đoàn thống nhất nâng giá dưa thành 2000 đồng/kg (ngày 14-4-2015, sau khi thỏa thuận với các đầu mối tiêu thụ nâng giá dưa thành 3000 đồng để hỗ trợ bà con nông dân). Tỉnh đoàn Quảng Ngãi thu mua 40 tấn dưa hấu (An tiêm loại tròn) cho bà con nông dân tại ruộng với giá 2000 đồng/kg và tổ chức bán tại tỉnh với giá 4000 đồng/kg là đúng sự thật. Tuy nhiên, đây là chủ trương của Tỉnh đoàn sau khi trừ chi phí chuyên chở, rơm, hư hỏng, hao hụt còn lại 1000 đồng/kg trả thêm cho bà con. Thực tế, ngày 15-4-2015, Tỉnh đoàn đã trả tiền chênh lệch đợt 1 và đợt 2 cho bà con nông dân tại xã Tịnh Hiệp (huyện Sơn Tịnh), xã Bình An và Bình Minh (huyện Bình Sơn) là hơn 38 triệu đồng (đợt 1: 21,575 triệu đồng, đợt 2: 16,500 triệu đồng) và có tin phát trên sóng của Đài PTTH tỉnh Quảng Ngãi và có danh sách ký nhận của người dân, chứng kiến của đại diện lãnh đạo UBND xã ký xác nhận). Ngoài ra, khi dưa chở đi các tỉnh sẽ có tỷ lệ hao hụt khoảng hơn 500 kg (hao gió) hư hỏng… nhiều người tiêu thụ yêu cầu Tỉnh đoàn bù kinh phí hỗ trợ. Tỉnh đoàn đã bù 17 triệu đồng mua dưa hấu bù cho các chủ đầu mối vì không thể trừ kinh phí của người dân.
Thực tế: Một nửa quả dưa, không phải là quả dưa !
Trong công văn của mình, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi đã thừa nhận, việc Báo Hànộimới phản ánh Tỉnh đoàn mua của nông dân 2000 đồng/kg, bán được 4000 đồng/kg là đúng sự thật, nhưng số tiền chênh 2000 đồng/kg, Tỉnh đoàn đã chuyển lại cho nông dân.
Vượt qua hơn 30 km đường tối hun hút, xóc lộn ruột, trên chiếc xe máy cà tàng thuê được ngoài thành phố Quảng Ngãi, chúng tôi tìm về xã Tịnh Hiệp. Ông Nguyễn Đức Phong (thôn Mỹ Danh, xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh) cho chúng tôi biết, vụ vừa rồi nhà ông thu hoạch được 4,3 tấn dưa, loại dưa tròn Hồng Lương. Dân Tịnh Hiệp thuần trồng dưa Hồng Lương, không trồng Hắc Mỹ Nhân. Vì sao? Là do đồng đất – ông Phong nói. Mỗi xã tùy theo thổ nhưỡng mà chọn giống dưa, loại nào cũng có ưu, nhược, ví như Hắc Mỹ Nhân thì được giá nhưng không được quả, còn Hồng Lương thì ngược lại. Vậy giá dưa Tỉnh đoàn thu mua của ông là bao nhiêu? Đợt đầu rẻ, chỉ 2000 đồng/kg, đợt sau được 2700 đồng/kg, đáng lý ra là 3000 đồng nhưng dân phải chịu bốc xếp, tiền rơm lót mất 300 đồng/kg. Tiền dưa đã được Tỉnh đoàn thanh toán hết. Coi như xong. Không thấy ai nói hỗ trợ thêm gì. Và đến nay cũng chưa thấy ai trong thôn nhận được tiền chênh do bán dưa. Việc mua bán giữa dân và Tỉnh đoàn không có hợp đồng, cứ nghe xã thông báo, dân chở dưa ra điểm tập kết, thanh niên tình nguyện cân cho bao nhiêu là mừng bấy nhiêu, những lúc dưa rớt giá mấy trăm đồng/kg, để thối ngoài đồng, có người mua cho bù tiền giống, đỡ tiền công là mừng lắm rồi.
Ông Lý Xuân Nghị (cũng ở thôn Mỹ Danh) có khoảng gần 9 tấn dưa, bán cho Tỉnh đoàn 3 đợt. Mỗi đợt các anh thanh niên tình nguyện chỉ mua mỗi hộ vài tấn. Đợt sau cùng chưa thấy các anh ấy chuyển tiền về, những ba tấn mấy – ông Nghị nói thêm. Đến nay không có việc hỗ trợ hoặc được trả thêm tiền chênh do Tỉnh đoàn bán dưa cho nông dân – ông Nghị quả quyết.
Chúng tôi còn gặp một số hộ dân khác của xã Tịnh Hiệp, tất cả đều khẳng định chưa gia đình nào nhận được tiền hỗ trợ, tiền chênh do bán dưa với giá cao hơn; và, giá dưa mua của người nông dân tùy theo các thời điểm đều do Tỉnh đoàn quyết định.
Căn cứ nội dung công văn của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi gửi Báo Hànộimới yêu cầu "trả lại uy tín cho Tỉnh đoàn, để động viên phong trào thanh niên tình nguyện”..., Báo Hànộimới đề nghị Tỉnh đoàn Quảng Ngãi trả lời công luận: Số tiền chênh lệch khi bán dưa đang nằm ở đâu? Đồng thời cũng đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ngãi sớm vào cuộc làm rõ sự thật, công khai minh bạch số tiền chênh do bán dưa cho nông dân do Tỉnh đoàn thu được. Số tiền chênh ấy là bao nhiêu? Chi vào việc gì? Vì thu mua của dân 2.000 đồng, tự ý bán ra nâng lên 4.000 đồng/kg, tức là gấp đôi số tiền đã bỏ ra mua của nông dân. Thế nhưng thực tế thì nhiều nông dân mới chỉ nhận được 2.000 đồng trong số 4.000 đồng ấy, tức là bán 1 quả nhưng nhận tiền mới chỉ nửa quả mà thôi.
Bởi lẽ, một nửa quả dưa không bao giờ là quả dưa. Lòng tốt nửa vời hoặc là ngụy lòng tốt không thể là lòng tốt đúng nghĩa!
Nhóm PV Hànộimới
Họ đã "ăn" trên lưng nông dân 2.000 đồng/kg dưa?
Thứ Tư 23:25 06/05/2015
(HNMO) - Gần đây, trên mạng xã hội Facebook, nhà báo Lê Ngọc liên tục có lời mời bạn bè mua dưa hấu ủng hộ bà con nông dân Quảng Ngãi.
Trước tấm lòng của Lê Ngọc, chiều Chủ nhật 3/5, nhóm "Sen hồng kết nối yêu thương" của Báo Hànộimới đã tiếp sức cùng đồng nghiệp, chia sẻ với bà con vùng Nam Trung bộ còn nhiều khó khăn. Chỉ trong thời gian ngắn, bạn bè đồng nghiệp và các thành viên của "Sen hồng kết nối yêu thương" đã đăng ký mua 240 quả dưa. Tất thảy người mua đều hồ hởi vì nghĩ đã làm được việc đầy ý nghĩa. Nhưng, cũng sau khi bán dưa và nghe phản ánh từ người mua, đã hé lộ sự giả dối, trục lợi trên mồ hôi, công sức của nông dân và lòng tốt của người dân Thủ đô từ đầu mối thu mua.
Trước tấm lòng của Lê Ngọc, chiều Chủ nhật 3/5, nhóm "Sen hồng kết nối yêu thương" của Báo Hànộimới đã tiếp sức cùng đồng nghiệp, chia sẻ với bà con vùng Nam Trung bộ còn nhiều khó khăn. Chỉ trong thời gian ngắn, bạn bè đồng nghiệp và các thành viên của "Sen hồng kết nối yêu thương" đã đăng ký mua 240 quả dưa. Tất thảy người mua đều hồ hởi vì nghĩ đã làm được việc đầy ý nghĩa. Nhưng, cũng sau khi bán dưa và nghe phản ánh từ người mua, đã hé lộ sự giả dối, trục lợi trên mồ hôi, công sức của nông dân và lòng tốt của người dân Thủ đô từ đầu mối thu mua.
Nhóm "Sen hồng kết nối yêu thương" đang bán dưa từ Quảng Ngãi chuyển ra |
Dưa Hắc Mỹ nhân hay Bạch nhạt dưa?
17 giờ 14 phút ngày chủ nhật 3-5, "Sen hồng kết nối yêu thương" quyết định mở bán dưa trên mạng xã hội - nối dài cánh tay cùng đồng nghiệp sẻ chia với nông dân Quảng Ngãi. Chúng tôi được tỉnh Đoàn Quảng Ngãi cho biết: thu mua dưa Hắc mỹ nhân của bà con con nông dân với giá 5.000đ/kg. Chúng tôi quyết định bán 8.000 đồng. 3.000 đồng tiền chênh nằm trong chi phí vận chuyển, bốc vác, hao hụt và đề phòng dưa bị vỡ trong quá trình chuyên chở. Ngay sau những dòng viết trên Facebook lần lượt các thành viên của Sen hồng đã vào đăng ký. Người ít thì 2 quả, người nhiều 5 quả. Bạn bè đồng nghiệp như chị Phạm Hà, Báo Nhân dân đăng ký 5 quả; Thanh Tâm Báo Lao động, Khánh Huyền Báo Tiền Phong; Lý Điệp Báo Kinh tế Đô thị 3 quả... Đặc biệt bạn Nguyễn Huyền, đại diện nhóm từ thiện "Thắp sáng yệu thương" đặt mua 50 quả dưa để gửi tặng các bệnh nhân ung thư đang điều trị tại Viện K, cơ sở 2 vào lúc 1giờ 54 phút sáng ngày 4-5. Thật là một ngày đáng nhớ và chúng tôi thực sự vui vì việc làm của chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ của bạn bè khắp nơi. Việc bán dưa còn tiếp tục đến sáng sớm ngày thứ ba 5-5 và được chốt lại với "lệnh" đặt mua 10 quả của nữ phóng viên Ánh Dương.
Sáng sớm ngày 5-5, chúng tôi có mặt tại báo từ sớm để rà soát lại danh sách và làm công tác chuẩn bị: túi, cân và cả việc điều đình với lái xe "mượn" tạm chỗ đậu xe ôtô để nhập dưa. 10h sáng xe tải chở dưa về trụ sở báo trong niềm vui của đại gia đình Sen hồng. Không ai bảo ai, từ Giám đốc Trung tâm phát hành Trần Ngọc Bình, chuyên viên quảng cáo Phạm Kiều Vinh đến chị Thảo tạp vụ và nhiều thành viên đã ra bốc dỡ. Phòng Tài chính cử chị Thanh Hương ra cân và tính tiền. Khỏi phải nói công việc bán và mua dưa thật vui.
Nhưng cũng trong quá trình bốc dỡ dưa mới phát hiện lẫn quá nhiều trái dưa bé, chỉ nặng khoảng 2kg hoặc chưa đến 2kg. Và đặc biệt hơn, trái dưa với tên gọi mỹ miều Hắc Mỹ nhân đã không đỏ và ngon như tên gọi. Nó hồng hồng nếu không nói là trắng ởn, cùi dày và chua. Chúng tôi quá ngỡ ngàng và thất vọng với loại trái cây đặc sản của Quảng Ngãi được Tỉnh đoàn thu mua của dân với giá 5.000 đồng này.
Với bức xúc này, cuối giờ chiều chúng tôi đã trở lại điểm tập kết dưa trên đường Hoàng Minh Giám. Thật xót xa, gần 2 tấn dưa đang còn nằm chỏng chơ trên hè đường đều thuần quả nhỏ. Nhiều trái bị vỡ, thấy rõ dưa có màu trắng phớt hồng, không còn là dưa hấu như đúng tên gọi. Chị Lê Ngọc cho biết: có người mua bổ ra thấy chất lượng dưa quá tệ đã ra trả lại, ngượng muối mặt. Rõ là mình làm việc tình nghĩa mà cứ như lừa đảo. Chị Ngọc cho biết thêm: xe dưa 10 tấn thì tới quá nửa là dưa bé. Hiện đã giao cho các điểm bán tình nguyện hầu hết đều bị kêu về chất lượng như: độ ngọt, màu và vỏ thì quá dày. Trong hơn 3 tiếng có mặt ở bãi dưa, tôi thấy lác đác chỉ vài người hỏi mua. Và chúng tôi cũng đã chứng kiến nhiều người bán hàng rong đi qua đã được Ngọc tặng không những trái dưa chỉ nhỉnh hơn... chú chuột cống!!!
Nông dân thu hoạch dưa hấu |
Tỉnh Đoàn "ăn" trên lưng của nông dân 2.000 đồng/kg dưa?
Không chỉ bất ngờ về chất lượng dưa, khi điều tra về tận nơi bán, chúng tôi thực sự sốc khi biết một số cán bộ Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi đứng ra làm đầu mối thu gom đã ăn trên lưng của bà con nông dân tới 2000 đông/kg dưa. Tại một cuộc họp diễn ra vào giữa tháng 4 vừa qua, ông Đào Minh Hường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi cho biết, ở tỉnh này hiện còn 81 ha dưa hấu chuẩn bị thu hoạch. Giá bán lẻ đầu vụ khoảng 6.000-7.000 đồng/kg, nay giảm chỉ còn 1.200-1.500 đồng/kg. Giá thu mua tại ruộng cho nông dân của siêu thị cao hơn từ 500-1.000 đồng/kg so với thương lái và giá bán ra ở mức từ 3.000-3.300 đồng/kg. Sau đó, UBND xã Tịnh Hiệp (huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) cũng cho biết, xã hiện có khoảng 80 hecta dưa hấu. Những ngày qua, tỉnh đoàn hỗ trợ bán giúp nông dân được hơn 140 tấn với giá 2.700 đồng/kg.
Tại các xã Tịnh Trà, Tịnh Hiệp (huyện Sơn Tịnh), có lúc giá dưa thương lái mua chỉ ở mức 1.500-2.200 đồng/kg. Tuy nhiên vẫn không thấy người đến mua hoặc mua rất nhỏ giọt. Các tổ chức từ thiện, đoàn thể vẫn đang cố sức tìm cách tiêu thụ dưa cho người dân. Chỉ tính riêng xã Tịnh Hiệp, số lượng đăng ký bán dưa lên đến hơn 800 tấn. Tại các cánh đồng dưa Xuân Hòa, Xuân Mỹ, Vĩnh Tường, Mỹ Danh (xã Tịnh Hiệp), một số hộ hớn hở khoe họ đã "may mắn" bán dưa với giá 3.000 đồng/kg cho Tỉnh đoàn Quảng Ngãi, hiện đang trồng mới lại ruộng dưa.
Còn anh Đặng Như Quỳnh, chủ một showroom ôtô tại phố Nguyễn Xiển (quận Thanh Xuân, Hà Nội) - người khởi xướng chiến dịch giải cứu dưa hấu cho đồng bào miền Trung cũng khẳng định với chúng tôi, tại đầu Quảng Nam, qua hệ thống phát thanh xã, các hộ dân có nhu cầu bán dưa sẽ mang dưa tới địa điểm tập kết. Đội tình nguyện thu mua cân và trả tiền trực tiếp theo đơn giá thỏa thuận công khai 3.000 đồng/kg, có xác nhận của chính quyền địa phương.
Trao đổi với chúng tôi, chiều ngày 5/5 qua điện thoại, ông Hồng – Chủ tịch UBND xã Tịnh Hiệp (huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi - số điện thoại 0985755004) cho biết: Dưa đoàn thanh niên xã mua tận ruộng cho nông dân giá 3.000 đồng/kg. Ông Hồng còn bảo dưa ở Tịnh Hiệp bây giờ đã vào cuối vụ, trái không được to. Mua giúp cho dân 3.000 đồng là quý lắm rồi. Thế nhưng khi giao cho chúng tôi dưa tại Hà Nội, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi nói thu mua dưa Hắc mỹ nhân của bà con con nông dân với giá 5.000đ/kg.
21 giờ ngày 6/5, chúng tôi gọi điện cho anh Hải - người có 3 ha dưa ở xã Bình Chương, huyện Bình Sơn và được biết, hiện giá bán dưa tại ruộng của các hộ dân trong xã chỉ hơn 3000 đồng/kg - đấy là gặp các đoàn khách mua ủng hộ, còn thương lái thì không bao giờ được giá đó. Thế dưa non bổ ra trắng nhởn thì sao? Loại đấy bán chẳng ai mua, cho bò nó cũng chẳng thèm ăn - anh Hải nói.
Như vậy đã rõ. Một số cán bộ Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi đứng ra làm đầu mối thu gom đã trắng trợn "ăn chênh" của nông dân những 2000 đồng/kg dưa. Trong khi các hiệp sỹ cứu dưa, các tổ chức đoàn thể, từ thiện không quản ngại đường xa, từ TP Hồ Chí Minh ra, từ Hà Nội vào mua dưa giúp bà con nông dân Quảng Ngãi, chia sẽ những khó khăn, thiệt hại của người dân sau trận lụt vừa qua, thì ngay tại địa phương, một số cán bộ Tỉnh Đoàn lợi dụng danh nghĩa thu mua trợ giúp đã ngang nhiên ăn chặn trên mồ hôi, nước mắt của nông dân.
Hẳn người dân cả nước chưa hết xúc động với hình ảnh người nông dân Quảng Ngãi đứng thất thất bên ruộng dưa hấu bị lũ cuốn. Thiệt hại về kinh tế phải còn lâu mới khắc phục được. Với chúng tôi, chỉ là vài tấn dưa non bị lừa. Còn tại Quảng Ngãi khi dưa vào giai đoạn thu hoạch rộ, xuất khẩu bì ùn tắc, giá dưa giảm sút thê thảm, tỉnh đoàn Quảng Ngãi cũng đã đứng ra thu mua, hỗ trợ nông dân tiêu thụ. Vào các ngày cuối tháng 4, Tỉnh đoàn đã bán giúp nông dân Quảng Ngãi hàng trăm tấn dưa hấu. Giá bán là 4.000 đồng/kg, trong khi giá dưa mua của nông dân tại ruộng lúc cao nhất cũng chỉ khoảng 2.000 đồng.
Số tiền chênh không phải là nhỏ, không biết đã rơi vào túi những ai?
Nhóm PV Hànộimới
---
Bổ sung 1 (10/5/2015): Bài tiếp của HNM.
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Xa-hoi/754667/nhieu-van-de-can-tiep-tuc-lam-ro
Cuộc gặp và tờ giấy xác nhận vội vã!
Ngày 7-5, một ngày sau khi bài báo đầu tiên về chiến dịch “giải cứu” dưa của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi được Báo Hànộimới đăng, Tỉnh đoàn đã tổ chức cuộc gặp mặt với chính quyền, bà con nông dân – những người đã bán dưa cho Tỉnh đoàn - tại xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh dưới sự chứng kiến của một số cơ quan báo chí.
Để "cung cấp thông tin" cho các báo, một tờ giấy xác nhận mua bán dưa được lập và đóng dấu tươi rói của UBND xã Tịnh Hiệp ghi rõ ngày 7-5-2015, với nội dung như sau: “Tôi tên là Trương Cao Tuyến, chức vụ Bí thư xã đoàn Tịnh Hiệp, nay tôi viết giấy này xác nhận với các cơ quan đơn vị, ngày 3-5-2015 tôi có mua 10 tấn dưa Hắc mỹ nhân của nông dân Bùi Tuấn, thôn Xuân Mỹ, xã Tịnh Hiệp, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi dể chuyển ra đầu mối Hà Nội tiêu thụ giúp hộ ông Bùi Tuấn với giá 5.000 đồng/kg”. Ngoài chữ ký của Bí thư đoàn xã, còn có chữ ký của Chủ tịch UBND xã Võ Tấn Hồng và chữ ký của ông Bùi Tuấn.
Sáng 8-5, phóng viên Báo Hànộimới tìm về nhà ông Bùi Tuấn để tìm hiểu rõ ngọn ngành: Vì sao đang từ 3.500 đồng/kg lại được tăng lên 5.000 đồng/kg? Vì sao khi mua dưa, Tỉnh đoàn và hộ nông dân không ký kết, xác nhận giá, chất lượng dưa... mà phải đợi đến khi Báo Hànộimới phản ánh, mới vội vàng triệu tập nông dân ký xác nhận?
Khi chúng tôi tới, ông Tuấn vắng nhà vì đang làm MC cho một đám cưới. Em gái ông Tuấn là bà Bùi Thị Thủy xởi lởi bổ một quả Hắc mỹ nhân mời chúng tôi và cho biết: Lúc bán dưa cho Tỉnh đoàn, gia đình và bên mua thỏa thuận là 3.500 đồng/kg. Còn vì sao bây giờ lại có giá 5.000 đồng/kg thì chỉ anh Tuấn biết, gia đình không biết (?). Chồng bà Thủy và bố, mẹ đẻ anh Tuấn cùng thừa nhận là lúc chất dưa ra xe, hai bên thỏa thuận giá là 3.500đồng/kg.
Trò chuyện được một lúc thì ông Tuấn về. Ông cho biết, đã thỏa thuận bán cho Tỉnh đoàn 5.000đ/kg, phần rơm lót dưa mình chịu, mất mấy triệu đồng. Ông nói hôm qua (7-5) vừa ra xã ký xác nhận bán dưa 5.000/kg đồng. Xác nhận vậy thôi, nhưng chưa nhận được tiền.
Trong công văn gửi Báo Hànộimới ngày 7-5-2015, Tỉnh đoàn đã khẳng định: “Ngày 6-5-2015, người bán dưa phản hồi dưa non, không ngọt. Tỉnh Đoàn làm việc lại với Đoàn xã để trao đổi với bà con, thống nhất giảm 1 tấn hao hụt, dưa non, chỉ tính tiền 9 tấn (xe 10 tấn)”.
Chúng tôi hỏi ông Tuấn: Mấy ngày qua, xã hay Tỉnh đoàn có nói gì về chuyện trừ hao hụt 1 tấn do chất lượng dưa kém không? Ông Tuấn khẳng định là chưa ai nói gì về chuyện trừ hao hụt. Với người nông dân lao động cực nhọc trên cánh đồng, để kiếm được 5 – 10 triệu đồng đâu đơn giản. Nếu bị trừ sẽ đau ruột lắm! – Ông Tuấn than thở. Vậy, phải chăng đang có sự “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” giữa công văn của Tỉnh đoàn và phản ánh của nông dân?
Cả gia đình nhà ông Tuấn đến trưa 8/5 vẫn khẳng định với PV Hànộimới (tất cả các thành viên đều tham gia trồng, chăm, thu hoạch và bán dưa) rằng lúc bán dưa thỏa thuận với Tỉnh đoàn là 3.500 đồng/kg. Rõ ràng tờ giấy “xác nhận” giữa xã đoàn và ông Tuấn được làm ra vội vã, nhằm đối phó với dư luận, để hợp thức hóa, khỏa lấp khoản chênh khi nói mua của dân một giá, nhưng lại bán cho các đầu mối một giá của Tỉnh đoàn. Và cái giá 5.000 đồng/kg chỉ có được từ ngày 7-5, chứ không phải có từ lúc Tỉnh đoàn mua dưa và thỏa thuận với người dân.
Không chỉ vậy, phóng viên Báo Hànộimới còn có trong tay một số văn bản giao nhận tiền được lập một cách vội vã, để xác nhận các hộ bán dưa đã nhận tiền của BCH Tỉnh đoàn Quảng Ngãi mà không có ngày tháng và rất nhiều chữ ký trùng lặp do… cùng một người ký.
Trách nhiệm với quả dưa, với cộng đồng...
Trong công văn gửi Báo Hànộimới, có nhiều vấn đề, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi chưa làm rõ để trả lời dư luận.
Thứ nhất, về dưa non, dưa kém chất lượng: Tỉnh đoàn Quảng Ngãi là đơn vị đầu mối, tự đặt giá và đứng ra thu mua dưa cho bà con nông dân. Do vậy, Tỉnh đoàn phải biết chất lượng dưa có bảo đảm không? Đành rằng, nhiều người dân sẵn sàng bỏ tiền mua dưa ủng hộ nông dân vượt qua khó khăn bằng tinh thần thiện nguyện, nhưng không có nghĩa họ phải mang về những quả dưa vừa non, vừa xanh, vừa nhạt. Thử hỏi, nếu không có các tổ chức, cá nhân thiện nguyện cùng chung tay giúp sức, liệu rằng Tỉnh đoàn Quảng Ngãi có bán được hơn 750 tấn dưa giúp bà con nông dân? Trong việc này, Tỉnh đoàn còn sơ suất, nóng vội, cán bộ xã đoàn thiếu kiểm tra, sâu sát. Dưa giao cho các đầu mối tiêu thụ không bảo đảm chất lượng, không thể đổ lỗi cho người nông dân vì họ chỉ là người trồng và bán. Nếu Tỉnh đoàn Quảng Ngãi giám sát chặt chẽ chất lượng dưa ngay từ đầu, thông báo rõ ràng cho đầu mối tiêu thụ thiện nguyện, thì có lẽ câu chuyện đã khác.
Thứ hai, trong Công văn số 2002-CV/TĐTN-TNNT của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi gửi Báo Hànộimới và trả lời một số cơ quan báo chí, Bà Hà Thị Anh Thư, Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ngãi khẳng định: “Có đơn vị khi thu mua vận chuyển bị dập vỡ, họ còn trừ cả cái đó và không trả tiền cho mình luôn. Tỉnh đoàn mấy hôm nay phải bù 17 triệu rồi. Chúng tôi không thể nói với người dân rằng ngoài Hà Nội mua 10 tấn nhưng chỉ trả có 8 tấn, 9 tấn, nên chúng tôi phải bù tiền vào”. Dư luận không thể không thắc mắc: Tỉnh đoàn Quảng Ngãi lấy đâu 17 triệu đồng để bồi thường cho các đầu mối, số kinh phí này được trích từ nguồn quỹ nào? Có đúng với quy định không? Hơn thế, Tỉnh đoàn lấy căn cứ và cơ sở nào tính bồi thường cho các chủ đầu mối? Giả thiết, đầu mối nào cũng báo lỗ, đòi giảm giá, trừ hao hụt thêm, thì Tỉnh đoàn sẽ lấy tiền ở đâu để bù đắp?
Thứ ba, theo như khẩu hiệu chiến dịch “giải cứu” dưa của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi là “Mỗi quả dưa – Một tấm lòng”. Hơn 750 tấn dưa mà Tỉnh đoàn thống kê là đã tiêu thụ giúp bà con nông dân, phải có sự giúp sức của nhiều tổ chức, cá nhân trong tỉnh và cả nước mới đạt được như vậy. Nhiều người mua dưa không chỉ để ăn, mà còn để để biếu, tặng... Nhưng không biết có bao người đã phải “tím ruột” không biết chia sẻ với ai vì trót tặng dưa non cho người thân, bạn bè? Xin được hỏi, 601 triệu đồng các đầu mối, đơn vị, cá nhân chưa chuyển về cho bà con, bao giờ Tỉnh đoàn thu hết? Với nông dân, số tiền thực thu sau những ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho giời” bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu.
Chẳng mấy lại đến mùa dưa mới. Nghe nói Tỉnh đoàn Quảng Ngãi đang phát động chiến dịch mua muối tồn đọng giúp bà con nông dân. Và không chỉ ở Quảng Ngãi, sẽ có nhiều nơi cần tấm lòng tình nguyện cho những chiến dịch “giải cứu” nông sản. Việc thu mua, tiêu thụ dưa hấu giúp nông dân vẫn cần sự giúp sức của thanh niên tình nguyện. Hy vọng, sau vụ dưa này, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi sẽ rút ra được nhiều bài học đắt giá, nhất là khi triển khai một chủ trương đúng đắn, đầy ý nghĩa nhân văn. Bên cạnh nhiệt huyết, cũng cần cách làm cẩn thận, chu đáo hiệu quả cùng sự giám sát chặt chẽ để không xảy ra những chuyện đáng tiếc như Báo Hànộimới đã nêu.
---
Bổ sung 1 (10/5/2015): Bài tiếp của HNM.
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Xa-hoi/754667/nhieu-van-de-can-tiep-tuc-lam-ro
“Giải cứu” dưa hấu cho bà con nông dân ở Quảng Ngãi:
Nhiều vấn đề cần tiếp tục làm rõ
Thứ Bảy 03:40 09/05/2015
TIN LIÊN QUAN
(HNMO) - Đến thời điểm này, những ruộng dưa hấu ở Quảng Ngãi đã được bán hết, nông dân lại tất bật chuẩn bị cho một vụ mùa mới. Những ngày “giải cứu” dưa vất vả nhưng đầy ý nghĩa của các nhà hảo tâm, tổ chức từ thiện... cũng qua đi.
Vậy mà, nhóm PV Hànộimới vẫn tiếp tục ở lại Quảng Ngãi để điều tra, phản ánh về “chiến dịch” thu mua dưa của Tỉnh đoàn với tâm trạng trĩu nặng bởi lẽ một hành động cao đẹp, nhân văn đã không thực sự trọn vẹn. Trong những cuộc tiếp xúc, tất thảy bà con nông dân chúng tôi gặp đều ghi nhận công sức của thanh niên tình nguyện. Tiếc là có lúc, có nơi, có người trong cuộc “giải cứu” vội vã đã có việc làm chưa minh bạch, chưa hết trách nhiệm với cộng đồng.
Vậy mà, nhóm PV Hànộimới vẫn tiếp tục ở lại Quảng Ngãi để điều tra, phản ánh về “chiến dịch” thu mua dưa của Tỉnh đoàn với tâm trạng trĩu nặng bởi lẽ một hành động cao đẹp, nhân văn đã không thực sự trọn vẹn. Trong những cuộc tiếp xúc, tất thảy bà con nông dân chúng tôi gặp đều ghi nhận công sức của thanh niên tình nguyện. Tiếc là có lúc, có nơi, có người trong cuộc “giải cứu” vội vã đã có việc làm chưa minh bạch, chưa hết trách nhiệm với cộng đồng.
Tờ xác nhận được làm vội vã |
Cuộc gặp và tờ giấy xác nhận vội vã!
Ngày 7-5, một ngày sau khi bài báo đầu tiên về chiến dịch “giải cứu” dưa của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi được Báo Hànộimới đăng, Tỉnh đoàn đã tổ chức cuộc gặp mặt với chính quyền, bà con nông dân – những người đã bán dưa cho Tỉnh đoàn - tại xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh dưới sự chứng kiến của một số cơ quan báo chí.
Để "cung cấp thông tin" cho các báo, một tờ giấy xác nhận mua bán dưa được lập và đóng dấu tươi rói của UBND xã Tịnh Hiệp ghi rõ ngày 7-5-2015, với nội dung như sau: “Tôi tên là Trương Cao Tuyến, chức vụ Bí thư xã đoàn Tịnh Hiệp, nay tôi viết giấy này xác nhận với các cơ quan đơn vị, ngày 3-5-2015 tôi có mua 10 tấn dưa Hắc mỹ nhân của nông dân Bùi Tuấn, thôn Xuân Mỹ, xã Tịnh Hiệp, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi dể chuyển ra đầu mối Hà Nội tiêu thụ giúp hộ ông Bùi Tuấn với giá 5.000 đồng/kg”. Ngoài chữ ký của Bí thư đoàn xã, còn có chữ ký của Chủ tịch UBND xã Võ Tấn Hồng và chữ ký của ông Bùi Tuấn.
Sáng 8-5, phóng viên Báo Hànộimới tìm về nhà ông Bùi Tuấn để tìm hiểu rõ ngọn ngành: Vì sao đang từ 3.500 đồng/kg lại được tăng lên 5.000 đồng/kg? Vì sao khi mua dưa, Tỉnh đoàn và hộ nông dân không ký kết, xác nhận giá, chất lượng dưa... mà phải đợi đến khi Báo Hànộimới phản ánh, mới vội vàng triệu tập nông dân ký xác nhận?
Khi chúng tôi tới, ông Tuấn vắng nhà vì đang làm MC cho một đám cưới. Em gái ông Tuấn là bà Bùi Thị Thủy xởi lởi bổ một quả Hắc mỹ nhân mời chúng tôi và cho biết: Lúc bán dưa cho Tỉnh đoàn, gia đình và bên mua thỏa thuận là 3.500 đồng/kg. Còn vì sao bây giờ lại có giá 5.000 đồng/kg thì chỉ anh Tuấn biết, gia đình không biết (?). Chồng bà Thủy và bố, mẹ đẻ anh Tuấn cùng thừa nhận là lúc chất dưa ra xe, hai bên thỏa thuận giá là 3.500đồng/kg.
Trò chuyện được một lúc thì ông Tuấn về. Ông cho biết, đã thỏa thuận bán cho Tỉnh đoàn 5.000đ/kg, phần rơm lót dưa mình chịu, mất mấy triệu đồng. Ông nói hôm qua (7-5) vừa ra xã ký xác nhận bán dưa 5.000/kg đồng. Xác nhận vậy thôi, nhưng chưa nhận được tiền.
Trong công văn gửi Báo Hànộimới ngày 7-5-2015, Tỉnh đoàn đã khẳng định: “Ngày 6-5-2015, người bán dưa phản hồi dưa non, không ngọt. Tỉnh Đoàn làm việc lại với Đoàn xã để trao đổi với bà con, thống nhất giảm 1 tấn hao hụt, dưa non, chỉ tính tiền 9 tấn (xe 10 tấn)”.
Chúng tôi hỏi ông Tuấn: Mấy ngày qua, xã hay Tỉnh đoàn có nói gì về chuyện trừ hao hụt 1 tấn do chất lượng dưa kém không? Ông Tuấn khẳng định là chưa ai nói gì về chuyện trừ hao hụt. Với người nông dân lao động cực nhọc trên cánh đồng, để kiếm được 5 – 10 triệu đồng đâu đơn giản. Nếu bị trừ sẽ đau ruột lắm! – Ông Tuấn than thở. Vậy, phải chăng đang có sự “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” giữa công văn của Tỉnh đoàn và phản ánh của nông dân?
Cả gia đình nhà ông Tuấn đến trưa 8/5 vẫn khẳng định với PV Hànộimới (tất cả các thành viên đều tham gia trồng, chăm, thu hoạch và bán dưa) rằng lúc bán dưa thỏa thuận với Tỉnh đoàn là 3.500 đồng/kg. Rõ ràng tờ giấy “xác nhận” giữa xã đoàn và ông Tuấn được làm ra vội vã, nhằm đối phó với dư luận, để hợp thức hóa, khỏa lấp khoản chênh khi nói mua của dân một giá, nhưng lại bán cho các đầu mối một giá của Tỉnh đoàn. Và cái giá 5.000 đồng/kg chỉ có được từ ngày 7-5, chứ không phải có từ lúc Tỉnh đoàn mua dưa và thỏa thuận với người dân.
Không chỉ vậy, phóng viên Báo Hànộimới còn có trong tay một số văn bản giao nhận tiền được lập một cách vội vã, để xác nhận các hộ bán dưa đã nhận tiền của BCH Tỉnh đoàn Quảng Ngãi mà không có ngày tháng và rất nhiều chữ ký trùng lặp do… cùng một người ký.
Đoàn viên thanh niên bán dưa hấu giúp bà con nông dân |
Trách nhiệm với quả dưa, với cộng đồng...
Trong công văn gửi Báo Hànộimới, có nhiều vấn đề, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi chưa làm rõ để trả lời dư luận.
Thứ nhất, về dưa non, dưa kém chất lượng: Tỉnh đoàn Quảng Ngãi là đơn vị đầu mối, tự đặt giá và đứng ra thu mua dưa cho bà con nông dân. Do vậy, Tỉnh đoàn phải biết chất lượng dưa có bảo đảm không? Đành rằng, nhiều người dân sẵn sàng bỏ tiền mua dưa ủng hộ nông dân vượt qua khó khăn bằng tinh thần thiện nguyện, nhưng không có nghĩa họ phải mang về những quả dưa vừa non, vừa xanh, vừa nhạt. Thử hỏi, nếu không có các tổ chức, cá nhân thiện nguyện cùng chung tay giúp sức, liệu rằng Tỉnh đoàn Quảng Ngãi có bán được hơn 750 tấn dưa giúp bà con nông dân? Trong việc này, Tỉnh đoàn còn sơ suất, nóng vội, cán bộ xã đoàn thiếu kiểm tra, sâu sát. Dưa giao cho các đầu mối tiêu thụ không bảo đảm chất lượng, không thể đổ lỗi cho người nông dân vì họ chỉ là người trồng và bán. Nếu Tỉnh đoàn Quảng Ngãi giám sát chặt chẽ chất lượng dưa ngay từ đầu, thông báo rõ ràng cho đầu mối tiêu thụ thiện nguyện, thì có lẽ câu chuyện đã khác.
Thứ hai, trong Công văn số 2002-CV/TĐTN-TNNT của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi gửi Báo Hànộimới và trả lời một số cơ quan báo chí, Bà Hà Thị Anh Thư, Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ngãi khẳng định: “Có đơn vị khi thu mua vận chuyển bị dập vỡ, họ còn trừ cả cái đó và không trả tiền cho mình luôn. Tỉnh đoàn mấy hôm nay phải bù 17 triệu rồi. Chúng tôi không thể nói với người dân rằng ngoài Hà Nội mua 10 tấn nhưng chỉ trả có 8 tấn, 9 tấn, nên chúng tôi phải bù tiền vào”. Dư luận không thể không thắc mắc: Tỉnh đoàn Quảng Ngãi lấy đâu 17 triệu đồng để bồi thường cho các đầu mối, số kinh phí này được trích từ nguồn quỹ nào? Có đúng với quy định không? Hơn thế, Tỉnh đoàn lấy căn cứ và cơ sở nào tính bồi thường cho các chủ đầu mối? Giả thiết, đầu mối nào cũng báo lỗ, đòi giảm giá, trừ hao hụt thêm, thì Tỉnh đoàn sẽ lấy tiền ở đâu để bù đắp?
Thứ ba, theo như khẩu hiệu chiến dịch “giải cứu” dưa của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi là “Mỗi quả dưa – Một tấm lòng”. Hơn 750 tấn dưa mà Tỉnh đoàn thống kê là đã tiêu thụ giúp bà con nông dân, phải có sự giúp sức của nhiều tổ chức, cá nhân trong tỉnh và cả nước mới đạt được như vậy. Nhiều người mua dưa không chỉ để ăn, mà còn để để biếu, tặng... Nhưng không biết có bao người đã phải “tím ruột” không biết chia sẻ với ai vì trót tặng dưa non cho người thân, bạn bè? Xin được hỏi, 601 triệu đồng các đầu mối, đơn vị, cá nhân chưa chuyển về cho bà con, bao giờ Tỉnh đoàn thu hết? Với nông dân, số tiền thực thu sau những ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho giời” bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu.
Chẳng mấy lại đến mùa dưa mới. Nghe nói Tỉnh đoàn Quảng Ngãi đang phát động chiến dịch mua muối tồn đọng giúp bà con nông dân. Và không chỉ ở Quảng Ngãi, sẽ có nhiều nơi cần tấm lòng tình nguyện cho những chiến dịch “giải cứu” nông sản. Việc thu mua, tiêu thụ dưa hấu giúp nông dân vẫn cần sự giúp sức của thanh niên tình nguyện. Hy vọng, sau vụ dưa này, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi sẽ rút ra được nhiều bài học đắt giá, nhất là khi triển khai một chủ trương đúng đắn, đầy ý nghĩa nhân văn. Bên cạnh nhiệt huyết, cũng cần cách làm cẩn thận, chu đáo hiệu quả cùng sự giám sát chặt chẽ để không xảy ra những chuyện đáng tiếc như Báo Hànộimới đã nêu.
Nhóm PV Hànộimới
Ảnh chụp màn hình cho bác https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=914601638603727&id=776907189039840&_rdr
Trả lờiXóaĐúng là mấy tay phóng viên này không làm kinh doanh nên nói lấy được . Lòng tốt của tỉnh đoàn Quảng Ngãi là có thật . Tôi làm kinh doanh nên cũng biết một phần nào . Thứ nhất Siêu thị mua giá 3000 đến 3,300 đó là dưa chọn loại 1 , loại ngon nhất mới vào được siêu thị . Thứ hai thương lái mua từ 1.500 đến 2000 họ cũng lựa hàng rất kỹ . Còn tỉnh đoàn Quảng Ngãi mua 140 tấn dưa giá 2,700 là quá tốt rồi . Còn hỏi tiền chênh lệch đi đâu xin thưa : Thanh niên tình nguyện đi giúp thu mua và bốc vác , họ ăn bằng không khí chắc ? Xe máy chạy chắc bằng nước lã ? Con tôi cũng hay đi tình nguyên , một ngày ăn uống , xăng xe không dưới một trăm ngàn . Hỏi có bao nhiêu thanh niên tình nguyện trong lần này . Tiền sân bãi, tiền trông coi , nhất là từ QN ra đến tận Hà Nội bao nhiêu trạm kiểm soát ? Bao nhiêu trạm thu phí ? Tấ nhiên cũng có hao hụt , nhưng không đáng kể . Nếu không có việc làm tình nghĩa như tỉnh đoàn Quảng Ngãi thì 140 tấn dưa chỉ bỏ cho bò ăn mà thôi . Lòng tốt của họ không ghi nhận thì thôi , cũng không vì thế mà xúc phạm họ ( Lòng tốt bây giờ rất hiếm )
Trả lờiXóaThế đấy bác Salam à.
XóaTừ kinh nghiệm kinh thương, bác đúc một câu rất xót là "lòng tốt bây giờ rất hiếm".
Nói thật với bác Giao , tôi rất ghét mấy tay làm báo kiểu này . Chỉ nói những lời rỗng tếch thương nông dân . Thay vì lặn lội vào Quảng Ngãi soi mói chuyện tiền chênh lệch , thì xuống miền tây giúp dân trồng hành . Còn cả núi hành tím chưa tiêu thụ được kia kìa dân cũng đang khóc ròng , vừa rồi cà chua Đà Lạt cũng bị đổ đỏ đường . Người nông dân Việt cực khổ , một nắng hai sương , mà sản phẩm làm ra tiêu thụ rất phập phù . Anh là người cầm bút , thay vì xăm soi những cái vớ vẩn , hăy đề đạt một chính sách phát triển bền vững cho người nông dân, đó là cái cần nhất lúc này
Trả lờiXóaNhắc đến dưa , kể bác Giao nghe . Hôm 30 tết trước ngõ nhà còn cả xe dưa của hai vợ chồng dưới miền táy đưa lên bán . Thấy tội nghiệp mỗi người dừng xe mua ủng hộ họ mỗi người một cặp , bà xã tôi cũng mua một cặp dù nhà chẳng ai ăn . Điều đó nói lên vẫn còn lòng tốt trong cuộc sống ,.Nó như một mạch ngầm âm ỉ chẩy . Không phải như những người đi làm từ thiện mà lên truyền thông , trống giong cờ mở PR bản thân , trông rất hài hước và lố bịch
Tôi vẫn biết còn rất nhiều bạn trẻ xung quanh tôi , vẫn âm thầm , không khoa trương lập thành từng nhóm nhỏ quyên góp rồi đi làm từ thiện khắp nơi , đó là điều đáng mừng cho xã hội chúng ta
Báo Hà Nội mới, cơ quan ngôn luận của thành phố Hà Nội không viết bài về Hà Nội, vươn tay vào Quảng Ngãi để cướp việc làm của trình hình, báo chí QUảng Ngãi sao. Và khi thông tin chưa rõ ràng Báo Hà Nội mới đã đưa ra một loạt tin vit chụp mũ chính quyền như vậy là không được
Trả lờiXóa"giải cứu dưa hấu"
Trả lờiXóa" tang lễ thiếu tá phi công"
và các vụ việc chính luận cũng như nhảm nhí trước đây...
quá kinh hãi với các em/ cháu phóng viên và nền tảng báo chí Việt
Bổ sung 1 (10/5/2015): Bài tiếp của HNM.
Trả lờiXóahttp://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Xa-hoi/754667/nhieu-van-de-can-tiep-tuc-lam-ro
“Giải cứu” dưa hấu cho bà con nông dân ở Quảng Ngãi:
Nhiều vấn đề cần tiếp tục làm rõ
Thứ Bảy 03:40 09/05/2015
TIN LIÊN QUAN
Số tiền chênh lệch đang nằm ở đâu, thưa Tỉnh đoàn Quảng Ngãi?
Lại núp “mũ” bán dưa hấu ủng hộ
(HNMO) - Đến thời điểm này, những ruộng dưa hấu ở Quảng Ngãi đã được bán hết, nông dân lại tất bật chuẩn bị cho một vụ mùa mới. Những ngày “giải cứu” dưa vất vả nhưng đầy ý nghĩa của các nhà hảo tâm, tổ chức từ thiện... cũng qua đi.
Vậy mà, nhóm PV Hànộimới vẫn tiếp tục ở lại Quảng Ngãi để điều tra, phản ánh về “chiến dịch” thu mua dưa của Tỉnh đoàn với tâm trạng trĩu nặng bởi lẽ một hành động cao đẹp, nhân văn đã không thực sự trọn vẹn. Trong những cuộc tiếp xúc, tất thảy bà con nông dân chúng tôi gặp đều ghi nhận công sức của thanh niên tình nguyện. Tiếc là có lúc, có nơi, có người trong cuộc “giải cứu” vội vã đã có việc làm chưa minh bạch, chưa hết trách nhiệm với cộng đồng.