Kết quả sơ bộ hiện thời như dưới đây.
Từ đây trở xuống là lấy nguyên về từ Cao Bằng điện tử.
---
Thứ sáu 06/03/2015 08:00
Cao Bằng là vùng đất có bề dày lịch sử, giàu truyền thống văn hiến, còn lưu giữ nhiều dấu tích văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hóa. Những di tích, di chỉ khảo cổ, hiện vật khảo cổ đánh dấu quá trình phát triển lịch sử dân tộc, như: di chỉ Ngườm Vài, xã Cần Yên (Thông Nông); Ngườm Bốc, xã Nam Tuấn (Hoà An); Ngườm Càng, xã Đàm Thủy (Trùng Khánh)…, được nghiên cứu, sưu tầm trong kho cơ sở của Bảo tàng tỉnh đã khẳng định Cao Bằng là vùng đất có sự phát triển liên tục từ thời đại đá cũ đến thời đại văn minh.
Tiến sĩ Lê Đình Phụng - Viện Khảo cổ học Việt Nam thám sát quanh khu vực thành Na Lữ. |
Viện Khảo cổ học Việt Nam tiếp tục tiến hành đào thám sát mở rộng các hố khai quật của đợt khai quật tháng 5/2014, do Viện Khảo cổ học Việt Nam chủ trì khai quật. Sau 20 ngày đào khai quật, hố số 1 mở rộng kéo dài theo chân tường thành đã phát lộ thêm các viên đá phẳng làm rõ dải móng đá dưới chân thành, đây là lớp đá móng của tường gạch xây thành phía bên ngoài. Hố số 2 dọc theo hướng cổng thành, phát lộ nguyên nền lát cổng phía Đông Nam thành. Hố số 3 phát hiện lớp ngói âm dương đổ dày, có dấu hiệu của nền nhà, móng nhà đầm rất rõ. Ngoài ra, nhóm khai quật còn đào thám sát thêm di chỉ lò đun gạch, ở khu Trường Lò còn nguyên vỏ lò, ống khói và sản phẩm gạch trong lò đun.
Kết quả đào thám sát của cả 2 đợt cho thấy, thành Na Lữ đắp bằng đất vững chắc, bên ngoài xây dựng bằng gạch và đá trở thành toà thành kiên cố từ thời nhà Mạc. Những hiện vật được phát hiện tại thành Na Lữ khẳng định nghệ thuật kiến trúc quân sự của nhà Mạc phát huy ở đỉnh cao cùng với thành quách vững chắc nhằm mục đích củng cố thế lực, ổn định một vùng biên ải. Khẳng định thành Na Lữ là toà thành có quy mô lớn, diện tích rộng, xây dựng triệt để địa hình vùng đất. Những hiện vật là đạn đá, đạn sắt có thể khẳng định nhà Mạc xây các xưởng chế tác vũ khí với lực lượng pháo binh lớn, hoả khí mạnh. Đây là một căn cứ quân sự lớn, trung tâm chính trị của nhà Mạc cần đặt vấn đề nghiên cứu tổng thể toà thành này lâu dài. Trong đợt đào thám sát tại thành Na Lữ, Bảo tàng tỉnh đã lựa chọn, sưu tầm 40 hiện vật đạn kim loại có niên đại khoảng thế kỷ XVI - XVII bổ sung vào kho cơ sở.
Cổng phía Đông Nam thành Na Lữ. |
Cao Bằng là mảnh đất giàu tiềm năng về khảo cổ học với các di chỉ, như: thành Na Lữ; địa điểm Cốc Ngườm, xã Vân Trình (Thạch An)…, các hiện vật khảo cổ lưu giữ lẻ tẻ trong dân còn nhiều, như: bộ sưu tập hiện vật của anh Phạm Văn Lợi, thị trấn Nước Hai (Hoà An)…; nhưng do điều kiện kinh phí của đơn vị còn hạn hẹp nên việc khai quật các di chỉ hay vận động đưa hiện vật lưu giữ trong dân về Bảo tàng tỉnh để bảo quản và phát huy giá trị của các hiện vật và sưu tập hiện vật một cách hiệu quả nhất còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, rất mong tỉnh, các cơ quan chức năng có thẩm quyền quan tâm hơn và hỗ trợ kinh phí để công tác khảo cổ học ở Cao Bằng tiếp tục được thực hiện và nghiên cứu, khẳng định giá trị văn hoá trên vùng đất địa đầu Tổ quốc và tạo hướng đi tiếp theo của khảo cổ học nhằm phát huy giá trị của di chỉ, di tích trong đời sống văn hoá đương đại, góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.