Có cuốn hồi kì của cựu hoàng đế Bảo Đại đã được tạm thời giới thiệu ở đây.
Bây giờ, đi một ít thông tin về Xứ Nùng tự trị ở Hải Ninh (nay là Quảng Ninh). Đây là một ý đồ của người Pháp: dùng người thiểu số để đối đầu với Việt Minh, chuẩn bị dọn đường mong chính quyền thực dân của Pháp trở lại Việt Nam sau năm 1945. Ý đồ của người Pháp đã thất bại cùng chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
Xứ Nùng tự trị có hiến pháp tự trị, được quốc trưởng Bảo Đại công nhận, tồn tại từ 1949 đến 1954 (theo tài liệu chính thức).
Xứ Nùng tự trị có hiến pháp tự trị, được quốc trưởng Bảo Đại công nhận, tồn tại từ 1949 đến 1954 (theo tài liệu chính thức).
Đầu tiên, chỉ là thông tin giản lược và hết sức tạm thời.
Hội Quân Cán Chính Hải Ninh Việt-Nam
20 lượt xem
Xuất bản 16-02-2014
Do Hội Quân Cán Chính Hải Nam Việt Nam ấn hành 2008. Ban biên tập: Trưởng ban: Trần Đức Lai, Thư Ký: Gip A Dziềng. Thành viên: Vòng Chăn Sềnh, Làu Vểnh Dzếnh, Làu Chi Phắn, Chương A Kiều, Vòng Lặp Quay, Gip Sắn Cảnh, Nồng Cún Sáng, Slển Cắm Hồng. Cố vấn: Linh Quang Viên, Phạm Văn Đỗng, Chiếng Dếnh Quay, Hoàng Gia Cầu, Trương Thắng Chức, Phàng Công Phú, Lý Ngọc Dưỡng, Liêu Nguyên, Mọc Mềnh và Tsú A Cầu, Phòng Tít Chắng và Châu Cẩm Sáng… Tác phẩm viết bằng hai ngôn ngữ Việt Nam và Hoa ngữ. Phần một: Nguồn gốc người Nùng tỉnh Hải Ninh. Phần hai: Địa lý Nhân văn… phần ba: Cuộc di cư vô Nam. Phần bốn: Sau ngày 30.4.1975 và phần phụ lục của Đại tá Vòng A Sáng… Một tác phẩm biên khảo giá trị về người Nùng và khu Tự Trị Hải Ninh Việt Nam.
1. Giới thiệu tóm tắt của từ điển mở (ở đây chỉ lưu giữ thông tin, lấy xuống vào tháng 2 năm 2015).
"
Khu tự trị Nùng
Khu tự trị Nùng Territoire Autonome Nung | |||||
| |||||
Thủ đô | Móng Cái | ||||
Ngôn ngữ | Tiếng Nùng Tiếng Pháp Tiếng Việt | ||||
Chính thể | Đặc khu | ||||
Lịch sử | |||||
- Thành lập | 1947 | ||||
- Giải thể | 1954 |
Xứ Nùng (tiếng Pháp: Pays Nung), hoặc Khu tự trị Nùng (tiếng Pháp: Territoire Autonome Nung) là một đơn vị hành chính ở Bắc Kỳ vào cuối thời Pháp thuộc. Văn bản quy định xứ Nùng ra mắt năm 1947.
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Khu tự trị Nùng Hải Ninh[sửa | sửa mã nguồn]
Khu này gồm Hà Cối, Tiên Yên, Đầm Hà, Ba Chẽ, Bình Liêu, Đình Lập, Hải Ninh, với Móng Cái là thủ phủ.[1] Đơn vị này được lập năm 1947 đến năm 1950 thì gom vào Hoàng triều Cương thổ thuộc quyền Quốc trưởng Bảo Đại theo đạo dụ số 6 ký ngày 15 Tháng Tư.[2]Lãnh tụ Nùng là Đại tá Voòng A Sáng.[3]
Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]
Khu tự trị Nùng có Hội đồng Lãnh thổ là cơ quan lập pháp. Cơ quan này gồm các đại biểu dân cử chiếu theo tỷ lệ 1000 dân cư thì được bầu lên một đại biểu. Hành pháp có Hội đồng cai trị thường trực. Tư pháp thì chiếu theo luật pháp chung của Việt Nam.[4] Điểm này khác hẳn khu tự trị Thái đương thời, nơi luật truyền thống của người Thái được dùng làm luật căn bản.
Giải tán[sửa | sửa mã nguồn]
Sau Trận Điện Biên Phủ, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp thu toàn phần đất nước Việt Nam phía bắc vĩ tuyến 17 thì Khu tự trị Nùng cũng bị giải tán. Đơn vị hành chính này chỉ tồn tại tổng cộng bảy năm: 1947-1954.
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/Hoithao/VNHOC/TB6/lien.pdfCác cộng đồng người Hoa...
- ^ Luong, Hy. Postwar Vietnam: dynamics of a transforming society. Lanham, MD: Rowman and Littlefield, 2003. tr 134.
"
http://vi.wikipedia.org/wiki/Khu_t%E1%BB%B1_tr%E1%BB%8B_N%C3%B9ng
2. Một cuốn sách mới xuất bản.
Chép nguyên về từ đây.
"
Phát Biểu của GS Nguyễn Lý-Tưởng
trong dịp ra mắt sách
“Người Nùng và Khu Tự Trị Hải Ninh Việt Nam”
tại Rosemead, California ngày 5 tháng 1/2008
trong dịp ra mắt sách
“Người Nùng và Khu Tự Trị Hải Ninh Việt Nam”
tại Rosemead, California ngày 5 tháng 1/2008
Kính thưa qúy vị trong Ban Đại Diện, Ban Cố Vấn
và qúy vị đồng hương trong Hội Quân Cán Chính Hải Ninh,
Kính thưa qúy vị Quan khách,
Cách nay mấy hôm, tôi được nhị vị trong Ban Biên Tập sách “Người Nùng và Khu Tự Trị Hải Ninh Việt Nam” là Ông Trần Đức Lai, Thẩm Phán, (hiện ở Pháp) và Ông Gịp A Dziểng, Nghị Viên Hội Đồng Đô Thành Sài Gòn (hiện ở Hoa Kỳ)...trao cho công tác giới thiệu sách nầy trong Đại Hội Quân Cán Chính Hải Ninh hôm nay.
Thật là một điều bất ngờ khiến cho tôi vô cùng cảm kích. Tôi nhận thấy mình là một người xa lạ và không có đủ trình độ hiểu biết về “Người Nùng và Khu Tự Trị Hải Ninh Việt Nam” để trình bày với qúy vị, mà tôi thấy được thành phần cử tọa, là những nhân vật tên tuổi trong chính quyền VNCH trước 1975, cũng như trong giới trí thức hải ngoại hiện nay... Tôi chỉ là một giáo sư lịch sử, địa lý cấp Trung học, một người viết văn, viết báo tầm thường, một người thích nghiên cứu lịch sử nhưng chưa có học vị, bằng cấp gì, chưa có công trình nghiên cứu sử học giá trị...như vậy, chẳng khác nào một kẻ “đứng trước Thái Sơn mà không biết”... thiết nghĩ thật quá vô lễ đối với qúy vị quan khách...Nhưng xét lại, tôi cũng có chút tình quen biết với anh chị em người Nùng gần 50 năm nay nên “cung kính bất như phụng mệnh”...Những ý kiến phát biểu của tôi hôm nay, nếu có điều gì thiếu sót, không được hài lòng qúy vị, kính xin qúy vị niệm tình bỏ qua cho.
Đọc xong quyển sách nầy, chúng tôi có mấy nhận xét sau đây:
(1)Tỉnh Hải Ninh như cựu Trung Tướng Linh Quang Viên viết trong Lời Tựa (trang 1): “Trên bản đồ Việt Nam, Tỉnh Hải Ninh được ghi bằng một chấm đen ở phía cực đông biên giới Bắc Việt”...Ngày nay, Hải Ninh chỉ còn là một huyện thuộc Tỉnh Quảng Ninh (tức Quảng Yên và Hải Ninh nhập làm một). Đây là tỉnh biên giới Đông Bắc nước ta giáp ranh với Trung Quốc...Năm 1965, khi dạy học tại Nha Trang, tôi được biết một số em học sinh có nơi sinh quán là “Mang Nhai, Hải Ninh, Bắc Việt”...Thật tình, tôi không biết địa danh Mang Nhai ở đâu? Tôi cũng nghĩ rằng đa số người Việt Nam, sinh quán ở miền Trung, miền Nam, chắc chắn không biết nơi nầy. Đó là một tỉnh nhỏ, nhưng thực sự nó không nhỏ vì nơi đây có một dân tộc anh hùng: Người Nùng.
-Cách nay 50 năm, có một lần tôi đi theo một vị tu sĩ Công Giáo đến thăm một trại di cư của người Nùng tại Phú Lâm (vùng gần Chợ Lớn), rồi tháng 5/1965, tôi vào Quảng Tín kết hợp với anh Bùi Trọng Tiêu (lúc đó đang là Phó Tỉnh Trưởng) để tổ chức biểu tình ủng hộ Tuyên Ngôn 9 Điểm của Đại Việt Cách Mạng...tôi được biết Bác sĩ Lý Ngọc Dưỡng, lúc đó mang cấp bậc Trung Uý Quân Y phục vụ tại Quảng Tín...là một anh em đồâng chí, một trí thức người Nùng...dần dần tôi biết thêm nhiều người Nùng khác: Trung Tá Phàng Công Phú (Hội Thượng Du Bắc Việt Di Cư), Thiếu Tá Gịp A Sáng (Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung) và hân hạnh nhất là thời gian tôi làm Dân Biểu Hạ Nghị Viện (1967-1971) được biết Đại Tá Vòng A Sáng, cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 3 người Nùng và cũng là Nghị sĩ Thượng Nghị Viện (1967)...Tôi cũng được đến Sông Mao (Phan Thiết) nơi có quận Hải Ninh và ở lại đó một đêm, thăm gia đình BS Lý Ngọc Dưỡng, thăm các em học sinh ngày xưa học với tôi tại Nha Trang 1965...Sau 30/4/1975, ở trong nhà tù CS tôi nằm bên cạnh anh Hoàng A Sam, chơi thân với Trung Tá Pẩu (người cao lớn, đã chết trong trại tù) và nhiều lần được trò chuyện với Đại tá Hoàng Gia Cầu...đều là những sĩ quan cao cấp người Nùng, cũng là những anh hùng trong chiến đấu.
(2) Hai chữ Trung, Hiếu khắc trên Huy hiệu Khu Tự Trị Nùng Hải Ninh nói lên đặc tính của người Nùng là Trung Thành. Trung thành đây có nghĩa là “lập trường quốc gia” và “chống Cộng”. Từ Quốc Trưởng Bảo Đại đến Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Tổng Thốâng Nguyễn Văn Thiệu...kể cả người Pháp, người Mỹ...đều xác nhận lòng trung thành của người Nùng và đã trao cho người Nùng gánh vác nhiều trách nhiệm quan trọng của quốc gia. Con số người Nùng tại miền Nam không đông bằng các sắc dân khác, nhưng tỷ lệ người ưu tú trong ngừơi Nùng rất cao. Họ có người đại diện trong các cơ quan dân cử như Thượng Nghị Viện, Hạ Nghị Viện, Hội Đồng Đô Thành, Hội Đồâng Tỉnh...Họ có sĩ quan chỉ huy cấp Sư Đoàn, Trung Đoàn, Tiểu Đoàn...Họ cũng có người trong các cơ quan hành chánh, tư pháp...Họ cũng có những trí thức khoa bảng như bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ, kỹ sư, cử nhân, tiến sĩ...Từ 1947 đến 1954, Việt Minh không thể xâm phạm khu tự trị ngừơi Nùng ở Hải Ninh...xem như là vùng bất khả xâm phạm. Đó là nhờ ngừơi Nùng có các cấp chỉ huy tài ba, có tinh thần kỷ luật và nhất là trung thành. Cộng sản đã cố gắng móc nối, xâm nhập vào các bộ phận bảo vệ an ninh các cơ quan Mỹ nhưng đã thất bại vì những lính bảo vệ đó là người Nùng. Những anh hùng trong các toán Biệt kích xâm nhập miền Bắc là người Nùng...
(Xin mời đọc trang 143 lời tự thuật của ông Mọc A Tài, một chiến sĩ biệt kích Nùng hoạt động trong vùng địch tại miền Bắc, bị bắùt ngày 16/7/63, bị án tử hình, sau cải án chung thân. Mấy lần vượt ngục bị bắt, đến năm 1983, hai chục năm sau m1ơi thoát được qua Lào, về miền Nam, cùng gia đình vượt biên qua Mỹ vào 7/1983...người đã tranh đấu cho anh em biệt kích bị bỏ rơi...được qua Mỹ...Đọc trang 149 về trận tao ngộ chiến Phú Hoà Đông, 1965 do Đại uý Slển Cắm Vồ lúc đó là Đại Đội Trưởng ĐD Thám báo...và nhiều đoạn tự thuật khác về cuộc đời binh nghiệp, chiến đấu vì lý tưởng chống Cộng..)
(3) Những nhà ái quốc Việt Nam đi làm cách mạng giải phóng dân tộc khỏi vòng nô lệ thực dân, cũng thường qua lại, nương tựa vào dân tộc Nùng ở Hải Ninh. Sử sách cho biết các cụ Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh...đã từng tá túc ở vùng nầy. Gần chúng ta nhất có BS Nguyễn Tôn Hoàn, ông Bùi Diễm, cụ Trần Trọng Kim..cũng đã từng qua lại ở vùng nầy. Người mà sử sách nhắc đến nhiều nhất là ông Vũ Kim Thành (Việt Cách) đã đem quân về chiếm Móng Cáy thiết lập cơ quan hành chánh trước ngày Việt Minh cướp chính quyền . Về sau Vũ Kim Thành đã bị cả Pháp lẫn Việt Minh tấn công, nên phải rút quân qua lãnh thổ Trung Quốc...
(4) Theo cổ sử, vùng đất phía Nam sông Dương tử là dất của tổ tiên Bách Việt. Bách Việt có nghĩa là nhiều giống dân Việt, đặc biệt vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam...cách nay hơn hai ngàn năm là nơi dân Bách Việt sinh sống. Triệu Đà thực diện chính sách thực dân của nhà Tần, cho binh sĩ và gia đình vượt Ngũ Lĩnh về phương Nam lập ra nước Nam Việt...hùng cứ một phương đối lập với nhà Hán...Dân đi theo Triệu Đà chính là dân Bách Việt. Thế kỷ thứ 10, khi nhà Đường suy yếu, người họ Lý từ phương Bắc đi về phía Nam, họ là tổ tiên của Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ, ngừơi khai sáng ra nhà Lý...Thế kỷ 13, người họ Trần từ tỉnh Phúc Kiến đến lập nghiệp ở Hải Dương là Trần Lý, ông tổ của Trần Hưng Đạo, anh hùng chốâng xâm lăng Mông Cổ của Đại Việt. Thế kỷ 17, khi ngừơi Mãn Châu chiếm giang sơn nhà Minh, các tứơng nhà Minh ở Quảng Tây là Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch, Trần An Bình, Hoàng Tiến, Mạc Cửu...đã chạy đến xứ Đàng Trong xin được làm dân chúa Nguyễn...Họ đã có công mở mang bờ cõi, tổ chức hành chánh, quân sự và đã hy sinh trên đất nứơc Việt Nam để chứng tỏ lòng trung thành với chúa Nguyễn...Năm 1954, tập thể người Nùng không chấp nhận chế độ CS miền Bắc, di cư vào Nam hay trừơng hợp Linh Mục Nguyễn Lạc Hoá với Biệt khu Hải Yến ở Cà Mâu ...nổi tiếng chống Cộng. Họ là những ngừơi đã giương cao hai chữ “Trung, Hiếu” trng lịch sử của dân tộc Việt Nam. Vì sự bành trướng của ngừơi Hán nên các gíông dân Bách Việt phải dần dần di cư xuống phía Nam. Từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ 15 trong sử sách của ngừơi Việt như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (sử nhà Trần, nhà Lê) và Khâm Định Việt Sử Thống Giám Cương Mục (sử nhà Nguyễn) có ghi lại một số địa danh của Việt Nam ngày xưa mà hiện nay chúng ta tìm thấy ở trên lãnh thổ Trung Quốc.
Chúng ta cũng biết rằng trên thế giới hiện nay, có nhiều dân tộc cùng chung một quốc gia như Hoa Kỳ (gồm nhiều sắc dân), Việt Nam (trên 60 sắc tộc)...trong khi đó giống ngừơi Anglo Saxon đã lập ra nước Anh, Hoa kỳ, Úc, Canada, Ái Nhĩ Lan, Tân Tây Lan...giống ngừơi La Mã đã lập ra nhiều qúôc gia ở Âu Châu. Gíông người Tây Ban Nha (Spain) lập ra nhiều quốc gia ở Âu Châu và Nam Mỹ...Những người cùng chung một lãnh thổ, cùng chung một lịch sử thì kết hợp thành một quốc gia. Đặc biệt người thiểu số ở vùng biên giới Việt Nam và Trung Hoa, họ chạy về phía Việt Nam. Họ đã chọn nước Việt Nam làm qúôc gia của họ mà họ không theo Trung Quốc là nứơc lớn. Lý do tại sao? Có lẽ trong qúa khứ, người Hán đã chiếm nước của họ, chiếm đất của họ, cai trị họ, đô hộ họ, không tốt đối với họ. Tôi thấy người Nùng rất gần với người Quảng Đông, từ tiếng n1oi đến phong tục...nhưng họ hãnh diện là người Việt Nam chứ không phải là người Hoa.
Trên đây là mấy ý kiến của tôi về người Nùng.
Bây giờ tôi xin nói về quyển sách:
-Các sắc dân thiểu số ở Việt Nam, nhất là miền Bắc di cư, tôi chưa thấy sắc dân nào thông minh, đoàn kết và tài giỏi như ngừơi Nùng. Chưa có sắc dân nào làm được cuốân sách về lịch sử của mình. (Đã có cuốn sách nói về ngừơi Chàm nhưng chưa có sách viết về người Thái, ngừơi Thổ).
-Đây là một công trình nghiên cứu rất công phu và rất đầy đủ, là cuốn gia phả cho các gia đình người Nùng. Cuốn sách đã sưu tầm được nhiều sự kiện lịch sử, tài liệu địa lý, kinh tế, chính trị, tổ chức hành chánh...ghi lại được tên các sĩ quan, viên chức hành chánh, tên những người tù cải tạo, ngừơi còn sống, ngừơi đã chết, hiện ở đâu?...Bỏ công ra sưu tầm và ghi chép lại được như vậy không phải dễ...Cách nay mấy tháng, chúng tôi có tổ chức họp mặt để kỷ niệm 50 năm thành lập trường Đại học Sư Phạm Huế (1957-2007). Đây là tập thể của những ngừơi có trình độ Đại học, thế mà không lập được danh sách những ngừơi còn sống và những ngừơi đã chết. Lớp của tôi có tất cả 15 người vậy mà có ngừơi không thể kể ra được tên của 5 hay 10 ngừơi cùng lớp. Lý do là không ai quan tâm liên lạc bạn bè...
-Sách nầy có 2 phần: phần tiếng Việt (242 trang) và phần tiếng Hoa (133 trang). Tôi xin thành thật ca ngợi ngừơi chấp bút phần tiếng Việt: chứng tỏ trình độ tiếng Việt rất cao, viết đúng chính tả, văn phong sáng sủa, gọn gàng, mạch lạc. Dù tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ đi nữa, nếu không chịu khó học hành tới nơi tới chốn thì người Việt cũng không viết đúng tiếng Việt; huống chi tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ của ngừơi Nùng (ngừơi Nùng nói tiếng Ngái, tiếng Quảng)...nhưng sách nầy viết văn tiếng Việt rất hay và rất đúng.
Phần tiếng Hoa lại càng khó hơn nữa, vì ai cũng biết học tiếng Hoa khó hơn học tiếng Việt. Tôi không đủ trình độ để đọc phần tiếng Hoa, nhưng nhờ tiếng Hoa mà tôi hiểu được ý nghĩa tên của ngừơi Nùng. Ví dụ tên ông Gịp A Dziểng (đọc qua phần tiếng Hoa theo âm Hán Việt là Diệp A Dưỡng)...ông Hoàng A Sam (đọc theo Hán Việt là Hoàng A Sầm: là sầm uất, rừng cây rậm rạp gồm 3 chữ Mộc ghép lại )...Tôi nghĩ rằng thực hiện được phần tiếng Hoa càng khó hơn phần tiếng Việt. Thế hệ trẻ người Nùng sinh ra và lớn lên tại miền Nam sau 1954 chắc chắn biết tiếng Việt giỏi vì được đi học ở trường tiểu học, trung học, đại học, được đọc sách báo nhiều...Nhưng ngừơi được học tiếng Hoa chắc chắn rất ít, qua Mỹ thì tiếng Anh là chính, làm sao đủ trình độ viết văn tiếng Hoa được? ngay cả ngừơi Hoa 100% ở trên đất Mỹ cũng vậy, và đến ngừơi Việt lớn lên ở hải ngoại cũng không còn biết tiếng Việt nữa. Vậy người viết được tiếng Việt và víêt được cả tiếng Hoa là ngừơi có trình độ học vấn rất cao. Rất đáng khâm phục.
-Trong sách nầy cũng có một vài sơ suất nhỏ, có lẽ do lỗi đánh máy: ví dụ: trang 125 viết “năm 1967, Đại Việt Cách Mạng có đưa ra 3 liên danh ứng cử Thượng Nghị Viện” (chính xác là 4 liên danh do các ông Nguyễn Ngọc Kỷ, Nguyễn Văn Ơn, Nghiêm Xuân Thiện và Hồ Văn Châm làm thụ uỷ), trang 140 viết nhầm “ông Tôn Thất Liên” (chính xác là Nghị sĩ Tôn Ái Liêng)
-Điểm nhận xét cúôi cùng: Lần đầu tiên tôi được hân hạnh đến với Hội Quân cán Chính Hải Ninh lúc dó ông Phòng- Tít-Chắng đang làm Hội Trưởng. Tôi thấy được sự đoàn kết của người, không phải bất cứ tập thể người Việt hải ngoại nào cũng có những sinh hoạt vừa đông đảo vừa tốn kém như vậy đâu? Múôn thực hiện được một cuộc họp mặt như hôm nay phải hội đủ nhiều điều kiện: tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau, lòng rộng rãi ủng hộ tài chánh, kỷ luật đoàn kết trên dứơi, sẵn sàng chấp hành mệnh của cấp chỉ huy...Điều khiến cho tôi cảm động nhất các thiếu nữ, các mệnh phụ đã mặc những chiếc áo dài Việt Nam rất đẹp, tranh trí hình trống đồng (là biểu tượng của nền văn minh mấy ngàn năm của dân tộc Việt Nam: đúng chủ nhân trống đồng chính là ngừơi dân tộc thiểu số vùng cận sơn của Việt Nam hiện nay). Điều đó nói lên lòng yêu mến quê hương, thiết tha với nguồn gốc dân tộc của mình. Hội Quân Cán Chính Hải Ninh có bài “Sư Đoàn 3 Hành Khúc” nêu cao chí khí hào hùng của ngừơi chiến sĩ Khu Tự Trị Ngừơi Nùng tỉnh Hải Ninh...Các cô các bà còn nhớ những bài hát tiếng Việt thời Việt Nam Cộng Hoà xa xưa kia nữa! Bác sĩ Lý Ngọc Dưỡng con nhắc MC nói tiếng Việt (vì chúng ta là ngừơi Việt). Tôi nghĩ rằng đã mấy chục năm rồi, ngừơi ta đã quên tiếng Việt nhiều rồi...Thế mà các bạn trẻ ngừơi Nùng vẫn còn nói được tiếng Việt! Tôi đã viết lại những nhận xét nầy và gởi đăng lên báo tiếng Việt ở Nam Cali...Tôi nghĩ rằng trong các Cộng Đồng Ngừơi Việt Tỵ nạn hiện nay ở hải ngoại, chưa chắc đã có được những ưu điểm như Hội Quân cán Chính Hải Ninh hôm nay.
"
http://chinhnghia.com/khututringuoinung.asp
Chào admin,
Trả lờiXóaMình năm nay 30t, được sinh ra ở Hải Ninh (Sông Mao), đến bây giờ tôi đã tìm hiểu nhiều tài liệu về sắc tộc của mình, có nhiều tài liệu nói những người nói tiếng như tôi là người Hoa Hải Phòng, có tài liệu thì nói là Hoa Nùng (những người Hoa làm nông- 农人),xem qua bài viết của GS Nguyễn Lý-Tưởng thì lại nói là người Nùng- một dân tộc thiểu số ở miền bắc VN. Thật sự có quá nhiều thông tin khác nhau làm tôi lúng túng.
Thật may trong quá trình tìm hiểu đã biết blog này, đặc biệt biết về cuốn sách "Người Nùng và Khu Tự Trị Hải Ninh Việt Nam", nhưng trên diễn đàn tôi không tìm được cuốn sách này, Admin có thể đăng lên hay gửi mail cho tôi được, vì tôi rất khao khát tìm lại cội nguồn của mình. Xin chân thành cảm ơn!
Bạn Đường Quốc Hưng thân mến,
Xóa"Hoa Nùng" là một vấn đề mang tính lịch sử, bắt đầu từ chính sách cai trị thuộc địa của người Pháp. Chính người Pháp đã tạo ra một nhóm tộc người sau này được gọi là "Hoa Nùng" ở tỉnh Hải Ninh cũ. Hiện có một số tài liệu ngắn bằng tiếng Việt nói vấn đề này (đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành như "Dân tộc học" hay "Nghiên cứu Lịch sử"). Tuy vậy, chưa có những công trình dài hơi bằng tiếng Việt về vấn đề này.
Bản thân người Pháp thì đã viết những cuốn sách dày về vấn đề này. Nếu tìm tài liệu tiếng Pháp thì sẽ hiểu rõ vấn đề.
Thực chất đó là người Hoa/Hán, nhưng được chính quyền thực dân Pháp xếp vào "Nùng". Họ không phải người Nùng, không nói tiếng Nùng, và phong tục tập quán hoàn toàn khác Nùng. Ngành dân tộc học Việt Nam không xem người "Hoa Nùng" ở Hải Ninh là người Nùng, không tính họ là một ngành Nùng.
Cuốn sách bạn hỏi thì cần phải có thời gian chuẩn bị. Hoặc bạn có thể liên hệ với phía xuất bản sách nhé.