Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

22/12/2014

Thơ Lê Đạt, và người bạn là nhà thơ Trần Đĩnh (Tạp chí Tuyên giáo năm 2011)

Hồi cuối tháng 3 năm 2011. Có một tọa đàm về thơ Lê Đạt tổ chức tại Hà Nội. Nội dung tóm tắt của tọa đàm đã được giới thiệu trên trang Tạp chí Tuyên giáo (Ban Tuyên giáo). 

Nhà thơ Trần Đĩnh đến tham dự tọa đàm, và được giới thiệu tên trên trang Tạp chí Tuyên giáo với tư cách là người bạn vong niên của Lê Đạt. Trích nguyên văn:

"Tại buổi tọa đàm, các nhà văn, các nhà thơ và nhiều nhà phê bình văn học đã tạo sự kết nối, giao lưu với nhau. Dưới sự điều hành của  nhà thơ Dương Tường, nhà phê bình văn học Đỗ Lai Thúy, nghệ sỹ sấn khấu Ngọc Thụ (người em thân thiết của nhà thơ Lê Đạt), nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên và đặc biệt với sự góp mặt của nhà thơ Trần Đĩnh, bạn vong niên của cố nhà thơ; chị Đào Phương Liên, con gái út của nhà thơ cùng nhiều nhà văn, nhà thơ."

Cụ thể, đọc ở dưới.

---


Thứ Bảy, 2/4/2011 18:9'(GMT+7)

Cuộc đời, thơ Lê Đạt và những dư vị còn đọng lại

Như nhà thơ Phùng Tấn Đông đã nói: “Nhưng lắm lúc lại quý ông ở khả năng “tôn thờ chữ nghĩa”, khả năng luôn “tạm ứng” chữ cho ngày hôm nay một khi thơ có bước “quy hồi” với ngôn ngữ tự nhiên, đời thường, với tính truyện, với quảng cáo và nhiều những Pop Art… bởi ông là kẻ vốn “vui mồm lắp lẫn - nhiều kinh kệ không quen”…”Dải yếm đào đã gẫy cầu” nhưng câu chữ Lê Đạt mãi còn ám ảnh”.
Từ trái qua phải - nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, nhà phê bình văn học Đỗ Lai Thúy, nhà thơ Dương Tườngnghệ sỹ sân khấu Ngọc Thụ

Tại buổi tọa đàm, các nhà văn, các nhà thơ và nhiều nhà phê bình văn học đã tạo sự kết nối, giao lưu với nhau. Dưới sự điều hành của  nhà thơ Dương Tường, nhà phê bình văn học Đỗ Lai Thúy, nghệ sỹ sấn khấu Ngọc Thụ (người em thân thiết của nhà thơ Lê Đạt), nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên và đặc biệt với sự góp mặt của nhà thơ Trần Đĩnh, bạn vong niên của cố nhà thơ; chị Đào Phương Liên, con gái út của nhà thơ cùng nhiều nhà văn, nhà thơ.
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên tâm sự: “Có một điều gì đó khiến Lê Đạt nhiều lúc “cực đoan”, “bảo thủ” với thơ - đó là lúc người đọc có cảm giác ông vui “thú điền viên” khá sớm trong “vườn chữ” khi những “kỳ hoa dị thảo” chữ một thời cứ được kết hợp kiểu “mô hình hóa” khiến sự đọc ông hóa quen, hóa đơn điệu kể cả “nhạc tính” trong thơ”.
Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy khẳng định đối với thơ của Lê Đạt: “Sáng tạo chữ Lê Đạt không phải ở chỗ đặc ra chữ mới mà theo kiểu truyện cổ - “chuyện cũ” viết lại làm cho những con chữ quen thuộc mòn vẹt phát ra những nghĩa mới, nghĩa tinh khôi, nguyên thủy. Ông mở chữ như người ta khai hoang một vùng đất mới, phát hiện ra một không gian khác, hoặc khám phá thêm được một tầng vô thức. Nhưng cũng chính ở kiểu sáng tạo độc đáo này của Lê Đạt khiến những ai đọc ông bằng hệ hình thơ cũ sẽ thấy thơ Lê Đạt không mới, nặng về kỹ thuật để từ đó hiểu nhầm danh hiệu tự phong “phu chữ” của nhà thơ, mà không hiểu rằng kỹ thuật đó không phải là thủ công hoặc cơ giới mà kỹ thuật của công nghệ cao, kỹ thuật gien, của thời đại tin học. Kỹ thuật ấy không ở bàn tay, khối óc mà ở sự thông minh của nhà thơ.”.
Nhà thơ Dương Tường chia sẻ “Đọc Lê Đạt ở bất cứ cái gì ông viết ra nói ra, dù đó là thơ, là truyện, là đoản ngôn hay bài trò chuyện, tôi luôn bị ấn tượng bởi cách nói, cũng tức là phản ánh cách tư duy của ông. Một cách tư duy và một cách nói ra thành lời những điều tư duy in đậm cái nét riêng không thể trộn lẫn của Lê Đạt. Ông không ngừng sục sạo các ngõ ngách của từ và tiếng, của chữ và lời, không ngại làm mới và không sợ bị coi là khác lạ. Như sự đúc rút của tôi, thơ của Lê Đạt như một miếng bánh, bóc từng lớp một sẽ khám phá những cuộc sống giản dị vốn có. Tôi rất ấn tượng câu thơ: “Em rất đây, mà em ở đâu” và còn nhiều câu thơ độc đáo khác”.
Nghệ sĩ sân khấu Ngọc Thụ cho rằng “Thơ Cũ (kể cả Thơ Mới) đặt trọng tâm vào ý, tứ. Có ý, tứ rồi thì người ta tìm ngôn ngữ để diễn đạt. Ngôn ngữ, vì thế chỉ là phương tiện và phần nhiều bị cầm tù bởi những ý tưởng. Để chống lại sức ỳ quán tính của ý, tứ của tư tưởng, Lê Đạt (cùng với Trần Dần) đã đảo ngược quan hệ này. Ông định chữ trước nghĩa. Như vậy, có chữ rồi sẽ có nghĩa, chứ không phải như thông lệ / lệ có nghĩa rồi mới đi tìm chữ. Việc đặt chữ là tính thứ nhất, một mặt đẩy lùi được nghĩa có trước, nghĩa tiên dùng lui vào hậu trường, mặt khác tạo điều kiện cho nghĩa mới, trong sự giao tiếp với những con chữ bên cạnh, nảy sinh. Hơn nữa, bằng nhiều thư pháp chữ ( như “nhè” một chữ ra khỏi câu rồi “cấy” vào đó một chữ khác đồng âm nghịch nghĩa, nghịch âm đồng nghĩa, hoặc tương tự cả âm lẫn nghĩa), Lê Đạt phá vỡ tính liên tục của câu, tạo ra sự gián đoạn, để một chữ cùng lúc phát ra nhiều nghĩa, một chữ có nhiều bóng như trong nhà kính vạn gương.”.
Chị Đào Phương Liên - con gái út của nhà thơ

Bên cạnh đó, nhà thơ Hữu Việt, chị Đào Phương Liên (con gái út của nhà thơ), nhà thơ Trần Đĩnh (bạn vong niên của nhà thơ) và đông đảo các nhà thơ, nhiều độc giả đã chia sẻ, đóng góp những câu chuyện nhỏ, những kỷ niệm gắn liền với nhà thơ Lê Đạt.
Buổi tọa đàm, đem đến cho độc giả một cái nhìn toàn diện hơn về “con người Lê Đạt” và “thơ Lê Đạt” cũng như về những đóng góp của ông trong thi ca Việt Nam cuối thế kỷ 20.

Thanh Hải


Những entry liên quan đã đi trên blog này:




-  Biết thêm về một ông Trần Đĩnh nữa (hiệu trưởng trường mẫu giáo Nam Định, 1975)





Về năm mất của cụ Cả Khiêm : tựa như có nhầm lẫn trong bản kể của Sơn Tùng











Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.