Lúc đảo chính vào tháng 3 năm 1945 để hất cẳng Pháp, tựa như ngoài con bài Trần Trọng Kim, quân đội Nhật đã nhắm đến một nhân vật nữa. Muốn đưa lên làm thủ tưởng ngay. Là nhà văn, có tham gia hoạt động báo chí với nhóm anh em Nhất Linh (nhưng không phải một người trong các anh em này).
Mà cũng lại là họ Trần. Nhưng vị này, theo lời nguyền của ông thân (trót ra làm quan cho Pháp), mà không nhận. Không muốn làm đầu sai cho bất cứ thế lực nào.
Sau đọc lại hồi kí của nhà văn họ Trần vang danh một thời này, mới vỡ lẽ: hóa ra, lúc đó, uy thế của hai cụ Nguyễn là ngang ngửa nhau. Bên nọ phải giành ảnh hưởng của bên kia.
Điều này, được xác nhận thêm bằng tư liệu của cụ Hoàng Xuân Hãn.
Cụ Hãn đã viết và cho xuất bản trước năm 1975 tài liệu sau (trong những đoạn tư liệu ấy, cụ có thuật lại cuộc trao đổi trong Phủ Chủ tịch năm 1945, sau này cụ Hãn có tới Đà Lạt để đàm phán với người Pháp trong đoàn do Nhất Linh làm trưởng).
Từ tháng 1/1941, người Nhật đã đưa cụ Trần Văn Ân, Đặng Văn Ký sau thêm các ông Trần Trọng Kim, Dương Bá Trạc, Đặng Văn Ký ... sang đào tạo ở Chiêu Nam Đảo (Singapore), để chuẩn bị sẵn các con bài chính trị, vậy nhân vật đó là cụ Trần Văn Ân?
Trả lờiXóaKhông phải đâu Khoằm à. Cũng là Trần, nhưng nhân vật khác.
XóaNhân vật họ Trần này, tớ đã viết thành bài viết học thuật (trong liên quan đến ông thân, và với vấn đề chuyên môn của tớ). Bao giờ, bài viết ấy công bố trên tạp chí chuyên ngành rồi, tớ sẽ cho một đoạn lên blog này.
Lịch sử nó nhiều chỗ còn bị mờ thế đấy Khoằm à.
Vâng.
Xóa