Sự kiện đã lùi vào quá khứ khoảng một thập niên. Đại khái là, đến thơ của Hồ Chủ tịch mà người ta cũng in cẩu thả, và không nghĩ trong đầu về việc trả tác quyền.
Liên hệ thì thấy rõ, ngay nhãn tiền, là vụ lùm xum quanh đêm diễn của Khánh Ly hôm qua. Lỗi hoàn toàn thuộc Ban tổ chức, rất rõ, họ chưa từng nghĩ một cách nghiêm túc đến việc thanh toán tác quyền như những nhà chuyên nghiệp, thế mà, vào tay hệ thống báo chí kém cỏi thì lại tựa như cơ quan quản lí tác quyền có lỗi !
Đáng quí là ông Nguyễn Văn Lưu của Nxb Văn học đã chính thức xin lỗi kịp thời. Dầu vậy, ông cũng đưa ra những thắc mắc trở lại về chính tác quyền giữa cụ Nam Trân và bác Huệ Chi trong việc dịch Nhật kí trong tù. Liên quan đến thống kê, thì rõ là cũng đang cần bác Mai Quốc Liên cho chi tiết hơn (đọc lại ở đây).
Đáng quí là ông Nguyễn Văn Lưu của Nxb Văn học đã chính thức xin lỗi kịp thời. Dầu vậy, ông cũng đưa ra những thắc mắc trở lại về chính tác quyền giữa cụ Nam Trân và bác Huệ Chi trong việc dịch Nhật kí trong tù. Liên quan đến thống kê, thì rõ là cũng đang cần bác Mai Quốc Liên cho chi tiết hơn (đọc lại ở đây).
Ở dưới, chỉ là những mảnh tư liệu được đưa về lưu thuần túy (cỡ chỡ và trình bày cũng để nguyên, không điều chỉnh). Tuy nhiên, vì trong văn mạch đang quan sát khách quan, nên đánh dấu bằng bút mực xanh ở vài chỗ.
---
LƯU TƯ LIỆU
1. Nhà xuất bản Văn học tiếp thu phê bình về việc tái bản Nhật ký trong tù
04/01/2004 21:56
Sau bài viết của Báo Thanh Niên về việc tái bản tác phẩm Nhật ký trong tù: Nhà xuất bản Văn học tiếp thu phê bình Vào ngày 30/12/2003, Báo Thanh Niên nhận được thư của ông Nguyễn Văn Lưu - Giám đốc Nhà xuất bản Văn học, toàn văn như sau:
"Nhà xuất bản (NXB) Văn học xin chân thành cảm ơn Báo Thanh Niên và tác giả Nhựt Quang (Thanh Niên số 360 ngày 26/12/2003) đã nêu thiếu sót trong việc in ấn tác phẩm Nhật ký trong tù, bản in năm 2003. Chúng tôi thành thật xin lỗi bạn đọc, các dịch giả, xin lỗi cố nhà thơ Nam Trân và Giáo sư Nguyễn Huệ Chi về sai sót trên đây.
Sự việc bắt đầu từ bản in Tuyển tập văn học Hồ Chí Minh (NXB Văn học, năm 1999). Tuyển tập này do cố nhà thơ Giám đốc Lữ Huy Nguyên biên soạn, bản in lần đầu năm 1995 đúng và đầy đủ. Đến năm 1999 NXB Văn học cho tái bản. Do phải chế bản lại, nên ở bài Khai quyển phần dịch nghĩa và dịch thơ đều đúng nhưng phần chữ Hán có sai sót như quý báo đã nêu.
Ở bản in này, người sửa bài là ông Văn Thọ, tuy là chuyên viên sửa bài lâu năm (nay đã về hưu) nhưng chỉ sửa được phần chữ Việt. Phần chữ Hán, chúng tôi nhờ bà Nguyễn Kim Hưng - chuyên viên Hán Nôm xem lại. Bà Kim Hưng là phu nhân của Giáo sư Huệ Chi, công tác ở NXB Văn học từ năm 1983, vừa mới về hưu tháng 6 năm nay (2003).
Sai sót này có thể do sức khỏe của phu nhân, hoặc do lỗi rất hay gặp ở người biên tập khi xem lại bản in thử, thường đã nắm vững nội dung, đã quen thuộc ý tứ, khi xem lại bản in thử rất dễ bị lỗi. Về phía bạn đọc, xin cho chúng tôi được đổi lại sách đã mua (Tuyển tập văn học Hồ Chí Minh, 3 tập, bản in năm 1999 và Nhật ký trong tù, bản in năm 2003) để lấy bản đã sửa chữa. Xin bạn đọc gửi đến địa chỉ sau:
NXB Văn học - 18 Nguyễn Trường Tộ, Hà Nội, ĐT: (04)8294685; chi nhánh phía Nam - 290/20 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP Hồ Chí Minh, ĐT: (08)8483481. Mọi chi phí gửi đi, gửi về NXB xin chịu trách nhiệm. Chúng tôi cũng đang chuẩn bị để in lại Nhật ký trong tù thật chuẩn xác vào đầu xuân Giáp Thân...
Về tác quyền của Giáo sư Huệ Chi, vì là chỗ trong nhà, dâu rể của NXB nên chúng tôi chỉ có lời nhờ phu nhân thưa lại với giáo sư mà không làm văn bản gì, nay có sơ suất, xin giáo sư lượng thứ cho. Sau khi sửa chữa lại sai sót, chúng tôi sẽ xin thực hiện đầy đủ trách nhiệm đối với giáo sư.
Nhân đây chúng tôi cũng xin được bày tỏ đôi điều còn phân vân. Dịch Nhật ký trong tù là công trình tập thể. Những người chỉ đạo và tổ chức thực hiện trước hết phải kể đến nhà thơ Tố Hữu, Giáo sư Đặng Thai Mai, nhà văn Hoài Thanh và nhà thơ Nam Trân...
Nhật ký trong tù in lần đầu năm 1960, do cố nhà thơ Nam Trân chủ trì dịch. Đến các bản in sau này, khi nhà thơ Nam Trân qua đời, Giáo sư Huệ Chi - nguyên Trưởng ban Văn học cổ cận (Viện Văn học) tiếp tục công việc của cố nhà thơ Nam Trân là lẽ đương nhiên. Chúng tôi thấy trong tổng số 135 bài của Nhật ký trong tù, cố nhà thơ Nam Trân dịch trọn vẹn 85 bài, dịch chung ở vị trí thứ nhất 16 bài, cộng hơn 100 bài gồm hơn 3.000 chữ Hán.
Phần Giáo sư Huệ Chi, dịch trọn vẹn được 11 bài, dịch chung 10 bài, gồm hơn 20 bài khoảng hơn 600 chữ Hán. Như vậy khi nói đến trách nhiệm và vinh dự "chủ trì trọn vẹn", thiết nghĩ nên tưởng nhớ đến công đầu, công lao chủ lực của cố nhà thơ Nam Trân mới là phải lẽ, thấu lý đạt tình. Đương nhiên phải ghi nhận những đóng góp lâu dài của Giáo sư Huệ Chi như đã nói trên.
Cuối cùng chúng tôi hết lòng cảm ơn Giáo sư Trần Hữu Tá đã tỏ nỗi bức xúc cho đồng nghiệp và nghiêm khắc nhắc nhở chúng tôi. Chúng tôi kính mong Giáo sư Trần Hữu Tá, Giáo sư Huệ Chi và đông đảo bạn đọc rộng lòng lượng thứ để chúng tôi có cơ hội được sửa chữa sai sót.
Xin chân thành cảm tạ!".
T.N
2. Thơ “thất ngôn” trở thành... “lục ngôn”!?
Thứ Hai, 10:49 29/12/2003
Nhân dịp 60 năm ra đời tập thơ Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh - tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong các trường phổ thông (lớp 9 và 12) và đại học - nguyên tác và bản dịch tập thơ này đã được một số nhà xuất bản cho tái bản. Hình thức tập thơ khá đẹp mắt, nhưng vẫn còn tình trạng in ấn cẩu thả và đối xử không đúng mực đối với người có tác quyền
“Lục ngôn tứ tuyệt”?
Với 44 năm làm công tác nghiên cứu ở Viện Văn học, chủ trì nhiều công trình văn học cổ điển Việt Nam mà nổi bật nhất là bộ Thơ văn Lý - Trần 4 tập hết sức đồ sộ và công phu được giới nghiên cứu văn học trong nước và ngoài nước đánh giá rất cao, nhưng rồi chính GS Nguyễn Huệ Chi cũng phải lên tiếng về vấn đề bản quyền. Theo GS Huệ Chi, trong chuyến công tác ở TPHCM mới đây, lần đầu tiên ông mới thấy được tập thơ Nhật ký trong tù (do Nhà Xuất bản (NXB) Đà Nẵng in và nộp lưu chiểu vào tháng 5-2002) từ trong một hiệu sách, dù ngay trang 1 đã ghi tên ông là người chủ trì bản dịch bổ sung và chỉnh lý trọn vẹn. “Chủ trì trọn vẹn” mà hơn 1 năm nay GS Chi không hề được ai hỏi ý kiến khi họ cho tái bản tập thơ này. Đáng chú ý là ở lần tái bản này tập sách đã có một số sai sót rất nghiêm trọng, chẳng hạn như ở bài Khai quyển (trang 9 sách đã dẫn) trong phần nguyên tác chữ Hán đã thiếu 4 chữ thứ 7 của mỗi câu: thi (câu 1), vi (câu 2), nhật (câu 3) và thì (câu 4). GS Huệ Chi nói: “Một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt thành ra lục ngôn, chẳng ra sao cả! Ngoài quyển sách trên, tập thơ Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh (nộp lưu chiểu vào quý I/2003) do NXB Văn học ấn hành, tôi cũng không hề được thông báo gì cả về việc tái bản này cũng có những lỗi sai hoàn toàn giống lỗi sai trong bài Khai quyển (trang 7) của sách do NXB Đà Nẵng ấn hành. Theo tôi, 2 NXB trên đã tổ chức in ấn rất cẩu thả!”.
Nhà xuất bản phải chịu trách nhiệm
Trước việc làm tắc trách trên, PGS - TS Trần Hữu Tá bức xúc: “In ấn cẩu thả, không hề xin phép người có tác quyền khi tái bản sách là một việc làm sai trái trong hệ thống những việc làm sai trái của chuyện xuất bản hiện nay. Dư luận đã kêu ca rất nhiều lần, thậm chí rất phẫn nộ về việc này... Chỉ riêng thiếu 4 chữ trong bài thơ Khai quyển mà GS Nguyễn Huệ Chi đã nêu ở trên bản in cũng đáng bị hủy bỏ rồi. Ngoài ra, việc làm của 2 NXB Đà Nẵng và Văn học nêu trên là sai pháp luật. Quyển sách ghi rất rõ “Nguyễn Huệ Chi chủ trì bản dịch bổ sung và chỉnh lý trọn vẹn”, vậy mà người chịu trách nhiệm như GS Chi không được biết. Tác giả là nhà thơ Hồ Chí Minh, nhưng người chủ trì dịch là GS Chi thì phải hỏi GS Chi mới đúng luật chứ! GS Chi đòi hỏi có sự nghiêm túc trong xuất bản, sự công bằng thỏa đáng về phương diện luật pháp; cho nên đây cũng là thêm một dẫn chứng nữa để chúng ta phải nhanh chóng có một bộ luật bảo hộ tác quyền để chấn chỉnh tình hình lộn xộn về xuất bản hiện nay. Tôi đề nghị Báo Thanh niên giúp GS Chi và cũng là cả giới chúng tôi lên tiếng sự việc cụ thể này trong việc tái bản tập thơ Nhật ký trong tù, 2 NXB Đà Nẵng và Văn học phải có tiếng nói trả lời chính thức, có lời xin lỗi. Việc này không được để im lặng!.
Nhựt Quang (TN)
http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/tho-that-ngon-tro-thanh-luc-ngon-53925.htm---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Những đóng góp trong nghiên cứu và quảng bá NHẬT KÝ TRONG TÙ của học giả Nguyễn Huệ Chi
- Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) cũng bị bắt giam ở hang đá Liễu Châu cùng thời gian, nhưng không ra "Nhật kí trong tù"
- Thắc mắc chưa được giải đáp của Phong Lê : Vì sao bài thơ về Dương Đào lại bị bỏ ra ngoài cho tới tận năm 1990 ?
- 70 năm "Ngục trung nhật kí" (1943-2013, bài Phong Lê)
- Khánh thành bia tưởng niệm bạn tù Dương Đào (người Choang) của tác giả "Nhật kí trong tù"
- Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) cũng bị bắt giam ở hang đá Liễu Châu cùng thời gian, nhưng không ra "Nhật kí trong tù"
- Thắc mắc chưa được giải đáp của Phong Lê : Vì sao bài thơ về Dương Đào lại bị bỏ ra ngoài cho tới tận năm 1990 ?
- 70 năm "Ngục trung nhật kí" (1943-2013, bài Phong Lê)
- Khánh thành bia tưởng niệm bạn tù Dương Đào (người Choang) của tác giả "Nhật kí trong tù"
Gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng vừa lên tiếng (theo Đỗ Trung Quân):
Trả lờiXóahttp://huynhngocchenh.blogspot.jp/2014/08/vu-oi-tac-quyen-em-nhac-khanh-ly-tieng.html
http://phuocbeo.blogspot.jp/2014/08/vu-oi-tac-quyen-em-nhac-khanh-ly-tieng.html