Đã có một cuốn sách chuyên đề của tác giả quen biết Triệu Thị Mai. Sách đồng dạng như vậy ở Quảng Tây và Vân Nam, mấy năm gần đây, được xuất bản nhiều.
Phát âm mỗi vùng có lệch nhau chút. Ở Vùng Cao Bằng thì là Hèo Phứn hay Hèo Phướn, ở Lạng Sơn là Phươn hay Phướn, còn ở Yên Bái là Phưn hay Phưng (hay lai lai tiếng Việt thành ra Hát Phưn hay Hát Phưng).
Bài ở dưới là lấy về từ báo Yên Bái.
Tháng 8 năm 2014,
Giao Blog
---
Cập nhật: Thứ ba, 13/4/2010 | 9:37:09 AM
Hát Phưn – nét đẹp dân ca Nùng
YBĐT - Trong tiềm thức của những người nghệ nhân hát Phưn dân tộc
Nùng An vẫn còn in đậm lắm hình ảnh của những ngày vui xuân xưa từng
tốp nam nữ, từng đôi trai gái say sưa, mải miết, đánh yến, ném còn suốt
cả buổi mà không biết mệt mỏi, và âm thanh của những đêm trên nhà sàn,
từng tốp nam nữ hát Phưn giao duyên đối đáp nhau.
Xưa
ai cũng có thể hát Phưn được, từ người già đến trẻ nhỏ khi gặp nhau đều
có thể hát Phưn ngay. Hát phưn để chào hỏi, để giao lưu tình cảm, hát
phưn còn để nam nữ thanh niên tỏ tình với nhau.
Hát
phưn của dân tộc Nùng An là Phưn lồ lề, mỗi cặp có 2 câu, mỗi câu có 10
chữ, hát đối trả lời về câu cuối cặp. Tiết tấu, giai điệu của hát Phưn
mềm mại, bền đều. Khi hát đôi, giọng trầm cùng với giọng thanh cao quện
đều dập dìu như sóng nước. Lời ca trong điệu Phưn được người xưa sáng
tác và truyền lại thật ví von, sâu lắng, trữ tình và mang đậm tính nhân
văn sâu sắc. Qua vẻ đẹp hình tượng của thiên nhiên gắn với vẻ đẹp của
con người sống động, phong phú để người hát nói lên những suy nghĩ, tình
cảm của mình, tôn lên vẻ đẹp của con người và niềm khát khao được yêu
thương.
Mùa đông sương lá rụng
Mùa xuân bung nẩy chồi
Nở cành thành lùm cây
Chim đậu đây ca hót
Hoa mận khoe sắc trong
Hoa đào hồng sắc thắm
Xuân về nắng ấm tới
Hoa đồi nào cũng rộ
Qua lời Phưn đối đáp các cô gái, chàng trai hiểu được tấm lòng của nhau. Chàng hát Phưn “Xin trầu” để tỏ tình quen biết:
Hát mãi cũng cổ khan
Nói nhiều cũng khát nước
Có nước và có trầu
Mời nhau xin một miếng
Lá xanh biếc rừng sâu
Dầu ăn ở sân nhà
Vỏ lấy ở rừng xanh
Mời anh dùng thương nhớ
Lời ca mộc mạc ý nhị giàu hình tượng khiến cho lòng người hát cũng như người nghe bỗng nhiên nhẹ bẫng.
Hôm nay anh lại nhà
Dấu chân anh để lại
Để lại ở bờ ao
Ra vào em thương nhớ
Anh vội đi cứ đi
Thấy cây mập đừng ngắt
Thấy bướm lượn đừng trêu
Bóng em theo đưa bạn
(Hát Giã bạn)
Hát
Phưn có nhiều điệu như Hát giao duyên, hát vui ngày cưới hỏi, hát mừng
vào nhà mới, hát mừng lúa mới, hát mời nàng hai, hát múa dậm thuông, hát
múa thiêng thăng, hát mừng xuân mới… Nhiều lắm những điệu Phưn gửi gắm
mong ước cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người Nùng An, Lục Yên. Qua lời
ca tiếng hát Phưn ấy giúp cho con người nhận thức về cuộc sống và yêu
thương, đoàn kết, gắn bó giúp đỡ lẫn nhau vươn lên.
Các nghệ nhân truyền dạy cho thế hệ trẻ tiếng hát Phưng Nùng
Có
lẽ một thời gian dài trải qua cuộc chiến tranh chống Mỹ và vì cuộc sống
của người Nùng An có nhiều lo toan suy nghĩ mà từ thập niên 60 của thế
kỷ trước trở lại đây, tiếng hát Phưn của đồng bào đã thưa dần, rồi có
giai đoạn người Nùng An không còn hát Phưn nữa. Vì vậy mà cả một thế hệ
sinh ra sau những năm 1960 đã không biết đến hát Phưn, nhiều người đến
giờ nghe hát Phưn không hiểu được bởi những lời cổ ví von giàu hình
tượng.
Day
dứt lắm khi câu hát của dân tộc mình ngày càng mai một và đứng trước
nguy cơ mất dần, ở cái tuổi ngoài 70 ông Hoàng Xuân Khánh cùng ông Vi
Xuân Ngoan đã đi đến nhiều nơi ở các xã trong huyện để tìm hiểu, sưu
tầm lại những bài hát Phưn và tập hợp các nghệ nhân được chừng gần chục
người ở khắp các xã trong huyện.
Đến
giờ, vốn liếng sưu tầm được của ông Ngoan, cùng ông Khánh và các ông bà
nghệ nhân người Nùng ở Lục Yên cũng được khá đầy đủ. Bằng sự nỗ lực của
mình, các nghệ nhân đã mở được 1 lớp truyền dạy hát Phưn cho các bạn
trẻ. Công sức của các nghệ nhân tham gia truyền dạy cũng được đáp lại
khi phần đa những bạn thanh niên tham gia lớp truyền dạy đã bước đầu hát
được một số điệu Phưn như bạn Vi Thị Ngoan xã Liễu Đô, bạn Mông Thị
Hiền thị trấn Yên Thế....
Bằng
tình yêu dân tộc, bằng sự day dứt cho một làn điệu dân ca đang bị mai
một, các nghệ nhân đang làm thức dậy làn điệu Phưn của dân tộc Nùng đã
bị bỏ quên hơn 50 năm nay để cộng đồng cùng chung tay bảo vệ gìn giữ.
---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Người Tày - Nùng nói về LÍ và LẼ
- Hậu duệ của khối Lạc Việt không có người Kinh (quan điểm của Trung Quốc)
- Quảng Tây khẳng định phát hiện chữ cổ Lạc Việt, có sớm hơn chữ Giáp Cốt (tháng 1 năm 2012)
- Người Nùng ở Yên Bái
- Ma túy ở vùng Bản Thang và Bản Giốc (Cao Bằng)
- nhà thơ Triệu Lam Châu cảm động khi được Mẻ Va ban những từ khoa học bằng tiếng Tày
- Văn bia lăng mộ ở Cao Bằng (2014)
- "Đầu rau" có nghĩa là gì ?
- Năm 1958, hai khu tự trị và hai ông tướng Việt - Trung (Chu Văn Tấn, Vi Quốc Thanh)
- Quảng Tây khẳng định phát hiện chữ cổ Lạc Việt, có sớm hơn chữ Giáp Cốt (tháng 1 năm 2012)
- Người Nùng ở Yên Bái
- Ma túy ở vùng Bản Thang và Bản Giốc (Cao Bằng)
- nhà thơ Triệu Lam Châu cảm động khi được Mẻ Va ban những từ khoa học bằng tiếng Tày
- Văn bia lăng mộ ở Cao Bằng (2014)
- "Đầu rau" có nghĩa là gì ?
- Năm 1958, hai khu tự trị và hai ông tướng Việt - Trung (Chu Văn Tấn, Vi Quốc Thanh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.