Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

12/06/2013

Quan hệ Việt - Nhật thấy được qua cách đăng cáo phó của báo chí tiếng Nhật - 2

Một sự kiện vừa diễn ra tại Huế, ngày 7/6/2013, trong chuỗi sự kiện kỉ niệm 40 năm
quan hệ ngoại giao Việt - Nhật (1973-2013)

Có không ít người Nhật cho rằng, từ thông lệ, thì thấy cáo phó trong mấy ngày qua của báo chí Nhật Bản đối với tin anh Nishimura tử nạn tại Việt Nam có vẻ như không còn là thông lệ. Có điểm khác thường.

Một giáo sư đại học, là một người bạn thân thiết của Nishimura, có trao đổi về nội dung trên với tôi qua mail. Chẳng hạn, một trong số những mail đó, như sau (xem dưới đây; chỉ trích một đoạn ngắn mang tính quan phương nói về việc chung, tất cả những chỗ liên quan đến cá nhân đã được xóa bỏ bằng bút đen).

1. Thường thì, báo chí giấy của Nhật Bản rất kiệm lời trong cáo phó. Thủ tướng và các hàng nguyên cựu cấp đó có hai năm mươi, thì báo cũng chỉ đưa tin rất ngắn, chỉ trong vài dòng. Ít khi thấy có ảnh chân dung. Báo hình cũng kiệm lời không kém.

2. Bởi vậy, với sự ra đi của anh Nishimura lần này, người ta thấy báo chí Nhật Bản không theo thông lệ: nhiều báo lớn đưa tin, nhiều báo còn có ảnh chân dung.

Trước thực trạng đó, giáo sư đại học đã giới thiệu ở trên có lời bình luận đại ý như sau:

- Cách đưa tin cáo phó như thấy lần này, rất có thể, sẽ lại làm cho tang quyến giật mình (vì sao mà báo chí quan tâm đến thế, chẳng hạn),

- Sự kiện này, ngoài nguyên nhân là anh Nishimura là người được phía Việt Nam quan tâm, đặc biệt, còn là một phản ánh rõ ràng về mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam hiện tại. 

Cụ thể là, nó có liên quan đến chủ trương chọn Việt Nam là điểm đầu tư mang tính chiến lược của chính phủ Nhật Bản. Hiện nay, sau những biến cố mấy năm vừa rồi, các công ty của Nhật đang rút bớt qui mô ở Trung Quốc, và đổ quân vào Việt Nam. Tư tưởng "Tiếp theo đây sẽ là Việt Nam" đang ngầm chảy trong não bộ của giới chính trị và kinh tế Nhật Bản. Bởi vậy, báo giới cũng trở nên mẫn cảm hơn với tin tức đến từ Việt Nam.

3. Giáo sư đại học còn bày tỏ cái nhìn rất lạc quan về quan hệ Nhật - Việt như sau: "Cứ theo tình hình này mà tiến triển, thì sau 30 năm nữa, khéo Hà Nội sẽ giống như Tokyo bây giờ đấy nhỉ ! À, mà có thể chỉ cần 15 năm thôi cũng nên !".

4. Tôi thì muốn bổ sung thêm 2 ý:

- Có một bối cảnh chung là hai nước đang tổ chức kỉ niệm 40 năm quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản (1973-2013),

- Mấy năm nay, có dịp đi thực tế ở các nhà máy, xí nghiệp ở Việt Nam, tôi cảm thấy sốt ruột trước tình trạng của nền công nghiệp nước nhà. Cho nên, sự lạc quan có thể cần phải đặt sẵn một dấu trừ vào đó.

---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Quan hệ Việt - Nhật thấy được qua cách đăng cáo phó của báo chí tiếng Nhật - 2
Quan hệ Việt - Nhật thấy được qua cách đăng cáo phó của báo chí tiếng Nhật - 1
Triển lãm Đại Việt Nam ở Nhật Bản (16/4-9/6/2013, Bảo tàng Quốc lập Cửu Châu)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.