Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

16/06/2013

Góc nhìn khác: Thiết kế đường cho Việt Nam của chính người Nhật Bản không hợp lí là nguyên nhân gây tai nạn chết người

Một bạn trên diễn đàn Oto Fun có cái nhìn khác về nguyên nhân gây tai nạn chết người trong vụ một nhà khảo cổ học Nhật Bản vừa qua đời do tai nạn giao thông. Theo bạn này, chính thiết kế "ngu hết chỗ nói" của một công ty xây dựng Nhật Bản (đơn vị thiết kế chỗ giao cắt đường 5 với Quốc lộ 1B mới) là nguyên nhân dẫn đến việc "một đồng hương của họ đã gặp hạn".

Như vậy, với cách nhìn này, tai nạn giao thông quái ác tại Việt Nam vừa rồi chính là do thiết kế đường bất hợp lí của phía Nhật Bản.

Ý kiến trên diễn đàn Oto Fun
1. Cụ thể như sau, vào ngày 11 tháng 6 (tức là một hoặc hai ngày sau khi thông tin anh Nishimura bị tử nạn xuất hiện trên mạng, và trước đám tang của anh ấy khoảng hai ngày), bạn h_mdc đã viết trên diễn đàn Oto Fun như sau:

"Em đọc ở BBC, giáo sư bị tai nạn ở chỗ giao cắt đường 5 với QL 1B mới, chính là chỗ từ vành đai 3 xuống đường 5. Giao cắt này do SIKA thiết kế ngu hết chỗ nói và hậu quả là một đồng hương của họ đã gặp hạn. Nhiều ofer đã nói về chỗ giao cắt này rồi, so sánh với giao cắt từ cầu Vĩnh Tuy ra thấy khác hẳn. Em hay đi HP từ đường cầu Thanh Trì ra, lần nào nhanh cũng 2-3 lượt đèn đỏ mới xuống được đường 5. Đây là mỏ vàng của xxx.

Báo Tinmoi.vn đưa tin do xe tải đâm cũng ở chỗ này: "Trước đó, như thường lệ, ông đi xe máy trên quốc lộ 1B (gần cầu Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội), ông bị một chiếc xe tải tông trúng. Ông lập tức được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Gia Lâm cấp cứu nhưng vết thương quá nặng, không qua khỏi". Nhiều báo khác lại nói ở đường 5, tóm lại đâu đó quanh cái giao cắt này."


2. Trước hết, bạn nào có kiến thức về thiết kế đường bộ, hoặc có nhiều kinh nghiệm đi qua chỗ giao cắt từ đường vành đai 3 xuống đường quốc lộ 5, xin cho ý kiến thêm.

3. Theo cảm nhận riêng của bản thân tôi, có nhiều công trình xây dựng cầu cống đường xá ở Việt Nam từ nguồn vốn ODA Nhật Bản được chính các công ti của phía Nhật trúng thầu và thực hiện nên được rà soát lại mang tính toàn hệ thống về chất lượng. Phía Việt Nam cần phải tự lực cánh sinh thực hiện việc này.

2 nhận xét:

  1. Em hay đi đường này em biết. Cái đường xuống đường 5 này bị tk xuống sai hướng lại hẹp, tức là đường vành đai cao tốc từ nam sông Hồng sang đó thì thường là lưu lượng xe sẽ xuống đường 5 đi phía HD, HP... sẽ nhiều hơn đi về phía khác, mà để thuận chiều thì phải thiết kế lối xuống khi VĐ3 tiếp đường 5 xuống thẳng hướng HD, HP với riêng 1 làn dẫn nhập thì sẽ không gây ách tắc trên đường cao tốc VĐ3, nhưng ở đây bên TVTK lại cho xuống khi phương tiện trên VĐ3 đã qua đường 5, đường xuống sẽ vòng phải gần 1 vòng tròn để nhập làn đường 5 về hướng HN nhưng xe xuống lại phải tiếp đường 5 với 1 góc vuông 90độ nên phương tiện cả 2 tuyến đối đầu nhau phải giảm tốc độ lưu thông vì không có đường dẫn nhập nên ngày nào cũng gây ùn tắc, chính là nguyên nhân sẽ gây nên nhiều tai nạn trên cao tốc VĐ3, bởi vì với tốc độ cao khi xe trước rẽ vào đường xuống nhưng đường ấy hay tắc, nên họ dừng phương tiện gấp chiếm phần đường cao tốc xe sau không để ý thì đâm phải xe trước.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.