Entry đã đi trên blog Yahoo vào ngày 16 tháng 5 năm 2012 (05/16/2012 11:08 pm)
1. Gọi là mẩu, tức một đoạn ngắn, là vì: cùng trên một số báo ra ngày 14/11/2011 của tờ Dương Thành vãn báo, có liền 2 bài liên quan đến 2 người phụ nữ Trung Quốc. Bài về bà Tăng người Quảng Đông (quê gốc ở Mai Châu) thì chiếm gần hết cả trang báo, với rất nhiều tư liệu cũ. Còn bài về bà Lâm thì chỉ là một trích đoạn rất ngắn, không có bất cứ tư liệu nào được trình ra.
Đây, chính là đoạn khoanh màu đỏ ở dưới đây. Tức "mẩu về bà Lâm" nằm ở dưới "bài về bà Tăng":
2. Về bà Tăng, thì từ lâu, đã có bản dịch tiếng Việt (phổ biến trên mạng) từ một bài viết của ông Hoàng Tranh
(một nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam có tiếng ở vùng Lưỡng Quảng, cũng
là người gốc Mai Châu như bà Tăng). Bài của Hoàng Tranh nguyên bản tiếng
Trung đã đăng nhiều năm trước trên tạp chí khoa học. Còn bài của Lê Hiển Hoành trên báo phổ thông Dương Thành vãn báo, vào năm 2011. Bài này cho những dữ liệu có dư vị khác với Hoàng Tranh.
Bài của Lê Hiển Hoành hiện chưa có bản dịch tiếng Việt phổ biến.
Còn về bà Lâm, thì là mới lạ trong môi trường tiếng Việt. Nên hình như, khi nó vừa được Dương Thành vãn báo công bố vào năm ngoái, đã liền có bản dịch ở đâu đó trên mạng.
Quan điểm của Dương Thành vãn báo, tựa như, tạm xếp bà Tăng là bà đệ nhất (vì là người của thập niên 1920), và bà Lâm là bà đệ nhị (người của thập niên 1930).
Tuy
nhiên, người ta dùng "thê tử" (vợ, có cưới hỏi) cho bà Tăng. Còn với bà
Lâm, thì là "ái nhân" (người yêu, người tình, chưa cưới hỏi).
3. Tên đầy đủ của bà Lâm là Lâm Y Lan 林依兰. Y Lan (không có dấu ở Y), mà không phải là Ỷ Lan.
Bà
được xem là người do Tỉnh ủy Quảng Đông cử đến để đóng giả vai một
người vợ. Làm thế, để người chồng giả của bà không bị truy bắt.
Là
đóng giả, nhưng cả hai bên đều yêu mến nhau. Người chồng giả có ghi
nhật kí về cảm nhận của mình về người vợ giả. Cuốn nhật kí ấy một thời
đã ở bên cạnh người vợ giả. Nhưng sau này, nó đã được trả lại cho chủ
nhân (người chồng giả ngày trước).
Bà Lâm đã từ trần năm 1968.
Bà cũng ở vậy suốt đời.
4. Không biết là vào năm 2000, các chi tiết về bà Lâm có được phía Tỉnh ủy Quảng Đông trao đổi với nhóm của ông Trần Hậu và ông Nguyễn Huy Hoan (đoàn của Mặt trận tổ quốc Việt Nam đến thăm Quảng Châu khi đó) hay không.
Cũng không biết cuốn nhật kí mà bà Lâm đã từng giữ trên hiện đang được bảo quản ở đâu.
Tuy
nhiên, tư liệu của phía Trung Quốc về bà Lâm quá sơ sài. Nhắc nhở của
nhà văn Sơn Tùng là cần thiết đầu tiên để đọc các tư liệu này (chưa hề
được tôi xem là sử liệu có thể sử dụng).
Tuy không có tình tiết mới trong mấy entry về chuyện ông Hồ, nhưng lần nào đọc cũng thấy xót xa quá Giao ạ.
Trả lờiXóaGiao có thể phỏng vấn ông Hoành được ko?
Phía học thuật đã đi xa hơn rồi chị Beo à, không chỉ ông Hoành, mà những liên đới xa gần đều đã được phỏng vấn từ một số năm trước. Chỉ có điều, chưa đến lúc công bố thôi.
Xóacảm ơn Giao vì thông tin rất quý này. Có một nhân chứng sống liên quan đến chuyện này đang ở TP HCM, khi nào Giao vào alo nhé.
Trả lờiXóaKính nhờ bác Beo xác nhận giùm xem nhân chứng sức khỏe còn được tốt không ?
XóaMình nghĩ trí óc còn đủ để đáng tin
Trả lờiXóaThế hẹn bác Beo đợt tới khi em vào nhé.
Xóa